Xu Hướng 10/2023 # Dẫu Biết Rằng Cố Quên Là Sẽ Nhớ Nên Dặn Lòng Cố Nhớ Để Mà Quên ….. # Top 19 Xem Nhiều | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Dẫu Biết Rằng Cố Quên Là Sẽ Nhớ Nên Dặn Lòng Cố Nhớ Để Mà Quên ….. # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dẫu Biết Rằng Cố Quên Là Sẽ Nhớ Nên Dặn Lòng Cố Nhớ Để Mà Quên ….. được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dẫu biết rằng cố quên là sẽ nhớ Nên dặn lòng cố nhớ để mà quên …..

Nhưng cố nhớ lại càng không thể quên …….

Có ai đó nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa. Có phải đó là ngọn lửa của tình yêu thương, của tình người ấm áp? Ngọn lửa ấm áp cho tình yêu đi đến phút sống cuối cùng….

Có một người đã từng nói với tôi rằng :” Người ta khóc vì muốn nhớ nhưng người ta cũng khóc vì muốn quên … Nhưng hy vọng bạn sẽ khóc vì muốn nhớ nhiều hơn là khóc vì muốn quên…..”

Để xoá bỏ kí ức về một người thật khó …Một có thể quên đi 1 cái tên rất dễ dàng và nhanh… Chỉ cần 1 tháng… 1 tuần … 1 ngày … hay thậm chí là chỉ trong 1 giờ… Nhưng để quên … để xoá đi những ký ức về một người nào đó có một vị trí quan trọng với bạn thì bạn cần rất rất nhiều thời gian hơn thế … và cũng có thể trong suốt cuộc đời này – bạn cũng không thể nào xoá đi được những hình ảnh – những ký ức về người đó trong tâm trí – trong trái tim vốn đã đập sai nhịp của bạn … có lẽ bởi nó đã là 1 phần trong bạn.. mà thiếu mất nó dường như bạn sẽ không thể sống tiếp được – Rất có thể bạn sẽ không bao giờ có đủ can đảm – có đủ sự tự tin cần thiết để xoá bỏ nó bởi khi làm vậy bạn sẽ đau – sẽ cảm thấy như mình vừa đánh mất một thứ gì đó rất thiêng liêng mà có lẽ trong suốt quãng đời còn lại… bạn sẽ không…không bao giờ tìm lại được ký ức đó… “Bạn có thể có những ký ức mới… ký ức là do con người tạo ra” – Một ai đó đã nói với tôi như thế….

Tôi muốn quên… nhưng tôi càng muốn quên thì trái tim tôi lại bắt tôi càng phải nhớ… nhớ ……………..

Dẫu Biết Rằng Cố Quên Là Sẽ Nhớ…

1 nụ cười…bỗng tan thành nước mắt

Lặng lẽ khóc vì ai+ Nhớ một người mà không dám nói+ Nghĩ đến người mà đau nhóitrong tim+ Cố lạnh lùng để quên đi ký ức+ Gắng gượng cười che dấu sự cô đơn

Biết rằng bản thân .. – Vẫn nhớ ai đó .. – Vẫn quan tâm ai đó .. – Vẫn dõi theo ai đó .. Và .. – Vẫn yêu ai đó .. Nhưng ..- Không dám hi vọng nữa !- Thiếu vắng ai lòng tôi rất nhớ- Mắt mơ màng nhìn tận đâu đâu- Bạn bè hỏi: sao mày buồn thế ?- Đành mỉm cười khẽ nói “có gì đâu”

Yêu là khổ, không yêu là lỗ. Thực chất yêu không khổ, yêu nhầm người mới khổ..Yêu càng lâu thì càng dễ đau. Nhưng càng đau thì lại càng mau trưởng thành..Yêu thật chưa chắc đã được lâu.Cũng như yêu lâu nhưng chưa chắc là thật …Mọi thứ đều chỉ mang tính tương đối thôi…Chả có gì là tuyệt đối!!Càng ko có gì là mãi mãi!!Bởi vậy..Ko cần quá ngạc nhiên vs sự thay đổi của 1 con người…

– Tôi không có khả năng mang lại hạnh phúc cho ai. . . . Bởi vì . . . – Bản tính vô tâm, trẻ con. . . . Và . . . – Luôn tự giấu nỗi buồn sau những nụ cười . . . Nhưng . . . – Tôi biết cách im lặng và tha thứ cho mọi người.. . . Vì . . .- Ở trên đời này tôi biết không có ai là hoàn hảo cả..

Đừng nhặt những gì đã vỡ.. để rồi đứt tay- Đừng nắm những gì đang bay.. để rồi vụt mất- Đừng tìm những gì đã mất.. để rồi lại đau- Đừng nhìn lại phía sau.. để rồi thấy mình cô quạnh- Đừng ngước lên trời xanh..để rồi nghĩ mình nhỏ bé- Đừng có để bị ngã……….mà không biết đứng lên….Phía Trước luôn có một con đường dành cho bạn, chỉ là bạn quyết định bước tiếp hay dừng lại

Thơ Tình Mùa Thu Nhớ Anh – Anh Còn Nhớ Hay Anh Đã Quên ?

[Tập] thơ tình mùa thu nhớ anh – anh còn nhớ hay anh đã quên ?

Mùa thu đã “gõ cửa” mọi người, mọi nhà. Thu về mang theo chút hoài niệm, bâng khuâng. Thu của yêu thương, thu của mong nhớ đã về khiến lòng em lại nhớ đến anh nhiều hơn. Và em đã gửi gắm nỗi lòng mình trong những bài thơ tình mùa thu nhớ anh hay nhất. Hi vọng, nó sẽ nói hộ lời yêu nồng nàn em muốn trao đến anh.

Chọn lọc những bài thơ tình mùa thu nhớ anh hay nhất

THU ĐỢI

Thơ: Phú Sĩ

Thu bỡ ngỡ nhớ người nơi phương ấyKhúc giao mùa lặng lẽ thổi tình sayBiết giờ này khi man mác heo mayNgười có mộng trong đêm dài tỉnh giấc

Mong cánh nhạn mang theo lời thổn thứcGửi nỗi lòng da diết những tình thơRằng thu sang ai đó vẫn đợi chờSao người vẫn ngẩn ngơ trong tĩnh lặng

Thu lơ đãng gieo đời ta sầu lắngCánh chim chiều tia nắng chẳng còn theoNgười ra đi bỏ lại bến quê nghèoBao trăn trở ánh trăng treo đầu ngõ

Thu gọi mãi người ơi nơi xa đóHãy chạnh lòng khi chiếc lá vàng rơiDầu bước chân biền biệt chốn mù khơiCâu ân ái đò ơi đừng quên bậu!

Hai phương đó dãi dầu trong ấm lạnhBuổi giao mùa hiu quạnh cũng như nhauCùng xuyến xao khi tiếng sáo dạt dàoGọi tình yêu theo châu về hợp phố.

Nếu một ngày em kể chuyện anh ngheDòng sông buồn có nỗi niềm tê táiAnh muốn đi hay anh còn ở lạiCùng đắng lòng khi em dại chờ ai

Mùa thu sang đã bạc đến tóc maiChẳng vén đâu cứ xoã dài trong gióEm đã yêu yêu tận cùng hơi thởLạc lối về nên dang dở đò em

Có khi nào mảnh trăng vỡ rơi thềmEm bật khóc trong màn đêm sương giáEm muốn kể một chuyện tình vay trảSao nợ hoài nào trả hết anh ơi

Mùa sang mùa nghe cơn gió chơi vơiĐã yêu ai là nguyện đời chung thuỷDấu yêu xưa gửi muôn vàn tinh tuýSao gió hờn ghen tị trách hờn đêm

Nếu một ngày anh khẽ đến ngồi bênEm sẽ kể chuyện tình mây với núiVà từng đêm đếm bước chân trần trụiLạc nhau rồi thác lệ tủi tràn mi.

 EM VỀ TRONG TIẾNG THUThơ: Phú Sĩ

Em ru mình trong thầm lặng hương thuRừng lá mộng ánh vàng rơi cuối vụMùa lang thang nổi trôi đời vần vũĐiệu muộn màng lữ thứ ngủ tình say

Em ru mình trong giọt nắng sớm maiTiếng yêu mãi đong đầy trong sóng mắtTa muốn gửi lời nồng nàn chân thậtĐể trong em chẳng chất chứa u buồn

Em ru mình trong bóng sắc chiều buôngNơi cõi mộng thiên đường luôn đón đợiQuyện hồn kẻ tha phương còn dịu vợiNhớ quay về nhắn gửi chút yêu thương

Em ru mình đưa tiễn hạ vấn vươngPhút lưu luyến nẻo đường bao thương nhớĐón thu về chạnh lòng câu than thởBóng chiều tà nặng nợ buổi mai hồng

Em ru mình dòng tĩnh lặng bên sôngMiền ký ức một thời ta vang bóngƯơm khát vọng một ngày trời gió lộngTa bên nhau nối lại thuở hương nồng…

GỌI THUThơ: Phú Sĩ

Dịu dàng cơn gió gọi thuMiên man nỗi nhớ lời ru đêm hèNgọt ngào mẹ kể con ngheMùa về man mác tiếng ve xa rồi

Lặng nghe đâu tiếng buồn trôiTàn rồi sắc hạ một trời nhớ thươngNỗi niềm thu đến vấn vươngLá rơi chẳng nỡ nhạt hương bên đời

Giao mùa tình khúc chơi vơiGọi người trở lại trọn lời ước mơThu còn trong gió đợi chờYêu thương nồng thắm tình thơ dạt dào.

KHÚC TÌNH THUThơ: Cao Hằng

Thu trở mình rồi anh yêu dấu nơi đâuCó biết chăng hương sữa về thơm ngátBản nhạc xưa chiều nay nghe ai hátNgập phố phường hoa ngào ngạt đưa hương

Phía cuối đường nơi góc phố thân thươngChân dạo bước trên lối thường qua lạiCó dấu chân anh xưa còn in mãiEm một mình tim khắc khoải ngóng trông

Thu đến rồi mà đâu đó phượng hồngVẫn nở muộn như chờ trông ai đóAnh có về bên phượng thu thắm đỏTừng hẹn thề nơi phố nhỏ thương yêu.

Dấu yêu ơi anh có nhớ những chiềuTa say đắm bên cánh diều mê mảiBài hát xưa em nay còn hát mãiKhúc ca buồn thu chậm rãi chờ anh.

Thu lặng lẽ ươm tình trong nỗi nhớCánh chim trời bỏ lỡ quãng đường xaSóng vỗ ôm bờ cát trắng hiền hòaGió vờn nhẹ nụ hoa bên thềm vắng

Hoàng hôn tím nép mình trong khoảng lặngMây lững lờ… vạt nắng cũng nghiêng chaoBến cô liêu dâng nỗi nhớ thét gàoNúi xa thẳm… trời cao vờ không thấy

Hương tình ái vẫn nồng nàn như vậyDõi mắt tìm mong thấy mối tình siNhư rừng sâu vẳng tiếng suối thầm thìĐể dòng lệ nhòe đi trong vội vã

Thuyền hoa mộng êm trôi về muôn ngảKý ức buồn như đã chuốc thương đauLá xanh tươi… Thu đến cũng úa màuChờ Đông tới tìm nhau hơi thở ấm.

THU VỀThơ: Hiền Thu

Em trở về mang hương sắc mùa thuChiều thảng thốt tiếng chim gù gọi bạnChớm se lạnh khiến cây buồn ca thánLá mơ màng tâm bình thản ra đi

Anh có hay Thu nhẹ rót thầm thìNgàn tiếng thở đẫm bờ mi hờn dỗiYêu và nhớ phải đâu là có tộiGió trở mùa thương ngập lối vu vơ

Thu khát khao vời vợi những mong chờNắng gieo rắc để mộng mơ ở lạiSay ngây ngất vị hương nồng đượm mãiKhúc tự tình êm ái bước Thu sang.

TÌNH KHÔNG PHAIThơ: Nguyễn Hưng

Vẫn biết rằng tình mình là hư ảoSao nặng lòng giông bão kéo qua đâyGiọt sầu vương nặng trĩu trên mi gầyThu lại về đem mây sầu giăng lối.

Có phải yêu cũng bị là có tộiKhi kiệt cùng trên lối đến tàn trăngGiữa hoang mang vò xé mối tơ giằngLòng tự hỏi phải chăng đời vẽ mộng ?

Sóng mặt hồ đã cồn lên xáo độngSao thể dừng khi lộng gió chiều thuDẫu phải đi trong đêm vắng sương mùVẫn nghe vẳng tình ru từ môi ấm.

Men ái tình tự khi nào đã thấmGió thét gào bầm dập có là chiNắm chặt tay kề vai tiếng thầm thìĐã yêu rồi sá gì chân rớm máu.

Chùm thơ tình mùa thu buồn nhớ anh đong đầy cảm xúc

Thu về mang theo chút bảng lảng của tình thu, mang theo chút đượm buồn nhuốm vào cảnh vật để lòng người không khỏi xốn xang, hoài niệm về những kí ức đã xa, về mối tình đã trôi vào dĩ vãng. Và rồi, những tâm hồn thi sĩ đã sáng tác nên những bài thơ tình mùa thu buồn nhức nhối, nức lòng triệu độc giả.

(Trúc Hàn)

ANH về nẻo ấy trùng khơi

ĐI xa để lại hồn chơi vơi sầu

ĐẮNG lòng cuộn giữa mùa ngâu

CẢ bao ngày tháng lệ nhàu riêng mang

TIẾNG yêu rụng chiếc lá vàng

ĐÀN khua buốt lạnh hờn vang dấu trần

ĐƯỜNG về lạc bóng giai nhân

XƯA miền yêu ái hòa ngân sắc nồng

XAO chiều nhớ trỗi vờn đong

XÁC xơ cuối nẻo mây bồng lạc trôi

THU khua sợi nắng nghiêng rời

TAN miền duyên nợ bến đời xót đau

GIỮA bao khát vọng phai màu

TRỜI gieo cách trở dòng châu nghẹn tràn

ANH ĐI ĐẮNG CẢ TIẾNG ĐÀN

ĐƯỜNG XƯA XAO XÁC THU TAN GIỮA TRỜI.

Mùa Thu Buồn

Mưa mùa Thu nơi ấy có buồn không

Hoặc đơn lạnh vì trong lòng nhung nhớ

Trời xui khiến chi đôi mình gặp gỡ

Mang nỗi sầu mộng tưởng chớ hề phai.

Nghĩ về em, anh có đổ lệ dài

Hồn thơ thẩn nhìn sương mai nhỏ giọt

Chốn hò hẹn nghe tiếng chim lảnh lót

Tách cà phê ngồi khuấy bọt tràn mi.

Trời vào Thu em cũng chẳng khác gì

Ngồi ôn lại ngày chia ly thưở ấy

Thế là hết buổi hẹn hò thứ bảy

Mấy thu về ta chẳng thấy mặt nhau.

Nhớ về em chắc anh lại tủi sầu

Anh nào biết anh còn đau hơn nữa

Chúng mình đã từng trao nhau lời hứa

Biết khi nào mới thắp lửa tình trao….

Thu Bâng Khuâng

(Hiền Trần)

Bâng khuâng giữa chốn hoang vu

Ngước nhìn trời đất mùa Thu đong đầy

Thương thầm cơn gió heo may

Lặng thinh nỗi nhớ nơi này hồn hoang

Rêu phong phố cũ mênh mang

Giọt sương ngơ ngác hai hàng gió lay

Còn đâu giây phút chung tay

Người đi để lại những ngày buồn vương

Dứt tình một cõi vô thường

Nếm đau để thấy con đường sáng hơn

Tình ơi bạc bẽo cô đơn

Không mưa, sao lạnh, sao hờn, trách nhau..!!!..

Thu xa rồi và anh cũng đã xa

Những nỗi nhớ chẳng nhòa theo năm tháng

Chiều hôm nay mình em qua lối vắng

Cơn mưa buồn chợt khóc chuyện tình đau

Dấu yêu ơi! người ở phương nào

Trong tim anh có còn vương kỷ niệm

Nơi ngực trái còn chút gì quyến luyến

Hay chỉ mình anh ngốc nghếch đợi mong

Phải đi bao xa mới là chốn tận cùng

Phải mất bao lâu để tim ngừng rỉ máu

Phải mất bao đêm để lòng thôi đau đáu

Phải khóc bao lần mới bôi xóa tình xưa

Người đi trong buổi nắng thưa

Ta về buốt lạnh cơn mưa giã từ

Nữa đời như thực như hư

Niềm vui góp nhặt đã dư kiếp người…

CHIỀU THU

CHIỀU quạnh quẻ buồn vương khoé mắt

BUÔNG thả lòng khép chặt niềm riêng

NGẬP bao nỗi nhớ ưu phiền

LÁ lay phận số bởi duyên chẳng lành

THU nhàn nhạt mong manh chút nắng

VÀNG lối xưa gió lặng mây ngừng

CHẠNH lòng nhớ thuở về chung

THƯƠNG hoài kỷ niệm lúc còn sánh vai

NGƯỜI đâu biết năm dài tháng rộng

VẪN đợi chờ hình bóng càng xa

MƠ trong ngấn lệ chan hòa

HOANG tàn vụn vỡ chỉ ta đứng nhìn

MỘT lời hứa niềm tin sụp đổ

ĐỜI ôm nhiều đau khổ trái ngang…

Thu Mưa

(Văn Minh)

Thu về

níu giọt mưa rơi

Giọt thương giọt nhớ

đầy vơi nỗi niềm

Mưa chiều

suốt cả thâu đêm

Trăng rằm lẽ bóng

còn thêm nhạt nhòa

Mây sầu

vỡ mộng xót xa

Cũng theo tuôn giọt

mưa sa cuối chiều

Bằng lăng

tím rụng tiêu điều

Tả tơi gió cuốn

phiêu diêu cuối đường.

Hiên thềm đám lá nhẹ rơi rơi

Tiếng sáo diều ai vọng ngút vời

Bến vắng câu hò ngan ngát gợi

Trời xanh cánh nhạn dịu dàng lơi

Đàn ong luyến nhụy còn ham với

Lũ bướm yêu hoa chẳng muốn rời

Đã hẹn tình ơi sao biệt lối

Cho người nuốt lệ giữa chơi vơi.

Chiếc Lá Mùa Thu

Chiếc lá mùa thu đã xa cành

Cơn gió vô tình cuốn qua nhanh

Lả lơi một thoáng đành buông bỏ

Lấp ló chồi non vẫn tươi xanh

Chiếc lá mùa thu bỗng chơi vơi

Thời gian lắng đọng giữa cuộc đời

Mây tím bồng bềnh nơi phương ấy

Giấc mộng sum vầy xa ngàn khơi

Chiếc lá mùa thu mãi loay hoay

Chìm đắm cơn mê mộng bao ngày

Tìm đến cơn say lòng thầm ước

Thời gian sau trước những đắng cay

Chiếc lá mùa thu vội chia ly

Thời gian hờ hững tiếc làm gì

Tình yêu những khi không tìm tới

Người thôi chờ đợi nữa mà chi

Chiếc lá mùa thu đã héo sầu

Ngày xanh xin trả lại tình đau

Xót xa lặng buồn màu áo tím

Con tim thổn thức lúc xa nhau

Chiếc lá mùa thu chở nhớ thương

Gọi tên nhau mãi cuối con đường

Còn ai tiếc nuối hương mùi tóc

Lặng nhìn thầm khóc mãi vấn vương.

Top 55 bài thơ tình mùa thu hay nhất viết cho riêng anh

Mùa thu về khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Em lại nhớ anh nhiều hơn. Em đã gửi nỗi lòng mình vào trong những câu thơ tình mùa thu rất hay. Hi vọng, khi chia sẻ anh cảm nhận được lời nói trái tim yêu nồng nàn em muốn gửi trao anh.

Tác giả: Diệp LyThể thơ: Bát ngôn

Chiều thu buồn em lại nhớ về anhKhi mây trắng bồng bềnh theo làn gióChút ráng tà vương khóe sầu loang đỏĐôi chân trần trên cỏ lạnh mờ sương.

Cuối mùa rồi chắc nhòa nhạt dư hươngNgười lỡ quên con đường tình năm cũLá vàng rơi cho cội đau cành khổLời thơ buồn héo rũ giữa tàn phai.

Chiều xốn xang trong từng tiếng thở dàiĐời ngăn cách hỏi ai người còn nhớThu thở than thương cuộc tình dang dởPhía cuối trời nức nở một vì sao.

Lạc lối chờ… lòng mãi nhớ về nhau…

THU XƯATác giả: Vũ ThắmThể thơ: Lục bát

Ngậm ngùi vắng bóng người thươngHeo may góc phố vấn vương lối vềTrái tim vẫn mải ngủ mêTừ nơi sâu thẳm lời thề chưa phai

Đêm khuya thao thức canh dàiMột hình bóng cũ chẳng nguôi ngoai hồnTháng năm những tưởng vùi chônBỗng chợt gợi nhớ nụ hôn thuở nào

Nhớ từng ánh mắt anh traoNụ cười say đắm ru vào tim nhauNhớ giọng nói ấm trầm sâuVòng tay xiết chặt mái đầu chụm đôi

Thu nay xa cách tình rồiNgười ơi có nhớ những lời hẹn xưaNgoài trời vẫn đổ cơn mưaChợt nghe nhói buốt như vừa hôm qua!!!

THU PHAITác giả: Huyền MếnThể thơ: Bát ngôn

Anh gửi gì trên chiếc lá thu phaiMà chông chênh cứ dài thêm nỗi nhớMùa Thu sang trút từng cơn lá đổNhớ một người nên nức nở tim hoang.

Anh gửi gì trên chiếc lá lang thangMà rơi rụng những sắc vàng héo úaXào xạc rơi…bức tranh thu muôn thủaPhai nhạt dần theo nỗi nhớ đi hoang.

Thu nhớ ai mà đổi sắc úa vàngGió nhớ ai đan cài cơn hiu hắtEm nhớ anh trong niềm vui lịm tắtSông nhớ người không gợn sóng lăn tăn.

Sắc Thu tàn theo nỗi nhớ thương anhCánh diều chao vút nhanh rồi vụt mấtSáo ai ngân bao nỗi niềm day dứtCả tiếng đàn cũng mang khúc bi ai.

Chiều thu phai cho nỗi nhớ thêm dàiBóng chim xưa vẫn sải dài đôi cánhBình minh lên trời xanh trong và nắngĐể nơi này nhuộm đắng cả trời thu.

THU NHỚ

Tác giả: Hồng GiangThể thơ: Bát ngôn

Anh mệt rồi ngủ một giấc đây emTừng sợi ngâu đan xen vào nỗi nhớBởi chúng mình vẫn còn nhiều duyên nợNên trọn đời dang dở với tình xa

Chút nắng thu vì đâu bỗng nhạt nhòaLàm chiếc lá chia xa chiều trống vắngLy rượu nhạt cuối tuần sao chợt đắngEm đâu rồi bờ cát trắng cô đơn

Cánh Hải Âu tìm ngọn sóng dỗi hờnCon thuyền nhỏ chập chờn trong giông tốBiển quằn mình trút về cơn thịnh nộThương cánh buồm trong bão tố cô đơn

Tìm về đâu khi giọt nắng nhạt hơnChiều đang xuống đường trơn mưa nặng hạtCon Dã Tràng bờ cát dài khao khátLời ca buồn ai hát lúc hoàng hôn

Anh một mình trong trống vắng cô đơnBuổi chiều thu …Sóng giận hờn …Bờ cát !

Thu tới rồi anh vẫn ở nơi đâuCó biết chăng sóng bạc đầu thương nhớNgày lẫn đêm nỗi lòng như trăn trởĐón gió về mà nức nở con tim

Anh biết không những ngày tháng kiếm tìmEm lặng lẽ và im lìm không nóiNỗi nhớ ai xen ngập tràn đau nhóiCho thu về nắng len lỏi tìm anh

Tiết trời thu mang cảnh sắc trong lànhMây theo gió lượn bay quanh đỉnh núiEm vẫn gắng mặc con tim lầm lũiĐể giật mình khi bụi cuốn mắt cay!

Ở nơi nào anh yêu dấu có hayCó mong ngóng cho tới ngày gặp lạiBước chân buồn em đi trong hoang hoảiThu trở mình…Thu mải miết như quên.

TRÁI TIM THUTác giả: Cao HằngThể thơ: Bát ngôn

Thu vừa chớm gió đêm về se lạnhSâu đáy lòng nỗi cô quạnh phương xaNhớ thương anh! Em lệ ngấn nhạt nhoàTình đôi ngả thấm phong sa lạnh buốt

Em vẫn nhớ phút giây xưa hoà mộtDưới trăng tà anh thiêu đốt tim emKhông biết anh giờ còn chút say mèmHay nơi đó anh lãng quên người cũ

Anh có biết đã ba mùa sương phủEm rất thèm những giấc ngủ bên anhTiết thu sang những cơn gió lay cànhEm thấy sợ tình mong manh chẳng ấm

Trông mòn mỏi bàn tay xưa ủ ẫmChở che em sâu đậm những men tìnhĐể mỗi ngày khi giây phút bình minhEm thức dậy thấy người mình yêu dấu.

Những nỗi niềm…riêng mình em đau đáu!Con đò gầy…còn đậu bến trăng xưa?

Thu Buồn

Tác giả: Tocngan.HYTV

Trời vào thu gió se se lạnhBỗng thấy lòng hiu quạnh người ơiNắng chiều lẻ bóng đơn côiCó ai hay biết rằng tôi đang buồn!

Anh xa mất lòng luôn nhung nhớBởi vì đâu tình lỡ cách xaChờ anh mắt ướt nhạt nhòaNgười sao chẳng lại để ta ngậm ngùi.

Kể từ đó chôn vùi quá khứKỷ niệm buồn cất giữ làm chiTình ta mãi mãi biệt lyTừ nay chẳng nghĩ, dạ ghi thêm sầu!

Thời gian trôi buồn đau sẽ hếtBao năm dài mải miết tìm nhauĐể rồi tình vỡ tim đauGiấc mơ mòn mỏi chìm vào hư không.

Gió cuối thu lạnh lòng đã nátVẳng đâu đây tiếng nhạc tỉ têNgày xưa ta vẫn mải mêHát câu quan họ đừng về người ơi.

Vậy là chúng tôi đã giới tiệu cùng quý độc giả tuyển tập những bài thơ tình mùa thu nhớ anh hay nhất. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết, các cô gái đã chọn được bài thơ mình yêu thích, phù hợp với tâm trạng để gửi tặng người ấy nói hộ lời nói của trái tim.

Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên

EM CÒN NHỚ HAY EM ĐÃ QUÊN Phạm Văn Phúc (viết trên nền bài hát cùng tên của Cố Nhạc Sĩ TRỊNH CÔNG SƠN )

NÓI LỐI: Em đã xa rồi .. Còn nhớ hay quên ? Nắng Sài Gòn hàng me nghiêng bóng đổ , Nhớ lối xưa quen giữa lòng thành phố, Nhớ ngọn đèn đường cứ thao thức chơ… PHỤNG HOÀNG: …. vơ. Nhớ chiều Sài Gòn chợt mưa, chợt nắng, Phố xá thênh thang, hàng me xanh thẳm… Có nhớ tiếng ve buồn,  Rộn rã sân trường, ngàn cánh phượng tung bay… ….Còn nhớ những chiều say,  Nắng mơn nhẹ tóc mây,  Để lòng ai thương nhớ vô bờ, Bóng nhỏ ngây thơ, thẹn thùng duyên dáng, Có nhớ bạn , nhớ trường, Nhớ đến phố phường trong những buổi chiều mưa ?…. …..Em còn nhớ ngày xưa… Ai đón ai đưa , ai chung lối đi – về.. Mình tay trong tay vai sát vai kề, Hay em đã quên đi,  Ghế đá công viên, con đường xưa kỷ niệm… Có lá hát ru mềm, Hạt nắng êm đềm, mơn trớn trên vai, Góc phố hôm nay, Vẫn lá me bay, hàng cây gió lộng. Bướm vẫn lang thang trong nắng ban chiều. Em còn nhớ hay quên,  Khi tôi, vẫn nhớ em nhiều … VỌNG CỔ: 1./ Nhớ không em những năm tháng xa xưa bên khung trời kỷ niệm, trường lớp thân quen có gợi về bao lưu luyến, và mỗi lúc hè sang còn nhớ tiếng ve …sầu . Em còn nhớ hay quên những kỷ niệm ban đầu. Thưở đôi mình đi về chung một lối, trên con đường chiều vời vợi lá me bay. Gió dịu dàng khe khẽ vuốt tóc mây, đôi má đỏ hây hây tà áo trắng thiên thần. Tuổi học trò bao xao xuyến bâng khuâng, em còn nhớ hay chăng những ngày xa xưa ấy… (nói lối)  …Buổi chiều trên phố em qua, Sài Gòn vẫn đẹp những tà áo bay … 2./ Sài Gòn hôm nay vẫn chợt mưa chợt nắng, vẫn lá me bay trên phố vắng đêm buồn. Vẫn ngọn đèn khuya thao thức với con đường. Ghế đá công viên nơi chúng mình thường hò hẹn, vòm lá vẫn xanh màu ghi kỷ niệm đôi ta. Em đã quên rồi những tháng ngày qua, một góc trời thương quê nhà tôi vẫn nhớ . Nhớ tiếng gà trưa vùng ngoại ô thành phố, nơi có một người đang vò võ đợi chờ em … NÓI LỐI: Em ra đi nơi này vẫn thế… Vẫn có nắng vàng buông nhẹ xuống vai tôi Vẫn guốc ngựa thồ đêm gõ nhịp xa xôi Vẫn tiếng gà trưa vọng về nơi xóm vắng… Rồi chiều nay một mình tôi thơ thẩn, lạc bước trong chiều nghe trống vắng buồn …. NGỰA Ô NAM : ….tênh. Ở nơi nào em còn nhớ hay quên.. Đường thêu hoa gấm,  Lối em về phố nhỏ quen tên, Hai mùa mưa nắng triền miên.. Con phố Duy Tân chiều nghiêng nắng nhẹ. Một mình tôi lặng lẽ đi về,  Nồng cay khóe mắt não nề … Mùa Xuân về, con én đưa tin Mai vàng khoe sắc lung linh,  Nhưng lòng tôi chẳng thấy Xuân tràn, Tìm trên lối cũ mơ màng… Tà áo dịu dàng bay trong gió lộng Hỏi rằng em còn nhớ hay quên ? VỌNG CỔ : 5./ Sài Gòn chiều nay có cánh én đưa tin có mai vàng khoe sắc, phố nhỏ lang thang nghe buồn thương cao ngất, chợt nhớ đến ngày xưa tôi đánh mất em …rồi. Dĩ vãng chìm theo bao sóng gió cuộc đời . Nhìn cánh hoa tươi mà lòng như chợt tím, mùa Xuân đã không về cho lưu luyến dài thêm. Mùa Xuân này lại biền biệt bóng em, vẫn còn nhớ hay quên hỡi người em gái nhỏ. Nắng chiều Xuân đang ngập tràn nơi thành phố, mà sao tôi nghe như mưa đổ trong lòng . ĐOẢN KHÚC LAM GIANG : …Phố vắng không em , nắng chiều buồn… Nồng cay đôi mắt ưu tư, Gót chân mềm năm tháng, Lá me rơi đều, trên lối mòn nhạt nhòa đìu hiu, Con phố xưa… 6./ …Sương xuống chiều đưa nhạt nhoà nơi phố vắng, Xuân đến ơ thờ thầm lặng bước đơn côi. Ngọn đèn đường vàng vọt đứng chơi vơi, gợi nhớ trong tôi những ngày xưa thân ái. Kỷ niệm chưa phai mà sao người đi mãi, còn nhớ hay quên xin em hãy quay về.. Ngàn lá me bay não nề rơi rụng, như rớt xuống đời niềm tuyệt vọng , em ơi ! Chờ em héo hắt cuộc đời, Nơi góc biển chân trời em còn nhớ hay quên ? ….  

Tác phẩm này được bảo vệ bản quyền nội dung trên internet bởi DMCA, chúng tôi nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức. Vui lòng tôn trọng bản quyền tác phẩm, công sức và sự sáng tạo của chúng tôi.

Cảm Nhận Về Bài Thơ “Giữa Hai Chiều Quên Nhớ”

Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi nhân từ xưa đến nay. Ai cũng có một lần lạc chân đến vườn yêu và hiếm người không bị quyến rũ bởi vườn yêu của thi ca. Ở mảnh đất địa đàng đó có tình yêu đầu trong sáng tựa trăng rằm, có nỗi buồn nhớ tương tư, có sầu muộn của chia xa, có ngọt ngào mê đắm ngày hội ngộ,… Chính vì vậy mà mỗi bài thơ tình lại là một lần gọi tên xúc cảm  khác nhau của tình yêu, mỗi bài thơ lại mở ra từng khoảnh khắc yêu thương rất đỗi riêng tư.

Bài thơ “Giữa hai chiều quên nhớ” của Bùi Sim Sim cũng mang trong mình âm hưởng tình yêu ấy nhưng với những cảm xúc tình yêu rất lạ.

“Chưa đủ nhớ để gọi là yêu

Chưa đủ quên để thành xa lạ”

Với hai câu thơ mở đầu đầy mâu thuẫn, nhà thơ đã mở ra tâm trạng của nhân vật em. Sự bối rối được thể hiện với kết cấu lặp lại “chưa đủ…” và những từ chỉ mức độ tình cảm trái ngược: nhớ/quên, yêu/ xa lạ. Đó là sự diễn tả lưng chừng của tình cảm. Từ đó, nhà thơ gọi tên cái cảm xúc kỳ lạ ấy bằng hai từ “ám ảnh”. “Ám ảnh” là từ vừa có thể biểu cảm tâm trạng của cô gái, vừa diễn tả nối tiếp “chưa đủ nhớ”, “chưa đủ quên” của hai câu thơ trên. Và tâm trạng của nhân vật em không còn dừng lại ở sự băn khoăn mà hình như “nhớ” và “quên” đang giằng xé cả tâm hồn khiến nhà thơ phải thốt lên “nghiệt ngã” để trải nỗi lòng sâu kín của cô gái.

“Anh ám ảnh em hai chiều nghiệt ngã       

Nghiêng bên này lại chống chếnh bên kia”

Bài thơ có ba khổ thơ. Và nếu tách mỗi khổ thơ ra đứng riêng thì các khổ ấy cũng có thể trở thành một bài thơ ngắn bốn câu. Bởi lẽ, mỗi khổ thơ có một cái tứ riêng, hoàn chỉnh từ hình thức đến nội dung. Tuy nhiên, khi đặt trong một thể thống nhất, chúng ta sẽ thấy được một hành trình cảm xúc của tình yêu.

Nếu như khổ thơ đầu tiên là sự băn khoăn, giằng xé trong nhân vật em bởi ám ảnh đối tượng trữ tình anh giữa hai chiều quên – nhớ thì khổ thơ cuối là sự khắc khoải của nhân vật em khi nỗi nhớ ấy bật thành tiếng gọi da diết, nhưng vẫn không thể lý giải được“anh là gì”. Tuy nhiên sự không thể lý giải ấy chính lại là đáp số cho xúc cảm, tâm trạng của nhân vật em. Cô gái đã “nghẹn lòng khi thốt gọi thành tên”.

Đọc bài thơ, chúng ta có cảm giác nhà thơ không chỉ tả tâm trạng của nhân vật em mà dường như kéo chúng ta vào cái không gian hư ảo giữa hai chiều quên – nhớ. Dọc theo bài thơ, nhà thơ đã mở  ra không gian ấy bằng một trường từ láy (chống chếnh, chòng chành, lắc lư) và những từ ngữ được chọn lọc tinh tế. Với hiệu ứng thẩm mỹ do ngôn từ tạo ra, người đọc như bước vào tâm hồn nhân vật em thật khẽ, thật nhẹ nhàng. Nhà thơ đã dùng ngôn ngữ để vẽ nên không gian rộng như biển khơi mênh mông cùng trăm ngàn con sóng vỗ về. Và tất cả những từ ngữ: “nghiêng, nhịp sóng, lắc lư…” và đặc biệt là từ “chở” đã hóa tình cảm, tâm trạng của nhân vật em trở thành một hình tượng hoán dụ trong tác phẩm. Đó là một chiếc thuyền tình yêu bé nhỏ, đơn chiếc chòng chành giữa không gian mênh mông của hai chiều quên – nhớ. Có thể khẳng định rằng: không gian hư ảo đầy sóng, đầy gió và chiếc thuyền bé nhỏ, lẻ loi là hai hình tượng thành công mà nhà thơ đã tạo dựng được trong bài thơ. Và đồng thời nhà thơ đã có một khám phá mới, một trải nghiệm mới khi gọi tên cái cảm xúc “chưa đủ nhớ,chưa đủ quên” là “tình yêu chòng chành”.

“Giữa hai chiều quên nhớ” chính là sự thăng hoa tình yêu của nhà thơ Bùi Sim Sim.

Cảm Thức Về Nỗi Nhớ Cố Hương Trong Thơ Xuân Nguyễn Bính

1. Trong những gương mặt tiêu biểu của Thi ca tiền chiến Việt Nam những năm 1932 -1945, Nguyễn Bính được định danh là thi sĩ của đồng quê  như chính ông đã tự nhận:“Hoa chanh nở giữa vườn chanh / Thầy u mình với chúng mình chân quê” (Chân quê). Cái chất “đồng quê” ấy đã chuyển hóa thành những thi giới chứa đầy hồn quê, tình quê và đã trở thành một sự ám ảnh trong thơ ông. Vì vậy, đọc thơ Nguyễn Bính ít ai nghĩ rằng ở con người nhà quê “chính hiệu” ấy lại ẩn chứa một cảm thức về nỗi nhớ cố hương, vì những tháng năm phải sống biền biệt trong cảnh ly hương. Nỗi nhớ ấy, dường như là sự an bài của định mệnh, nó không chỉ hiển lộ trong thơ mà còn là một thực thể trong tâm thức của ông qua những cuộc thiên di trên mọi miền đất nước, từ Hà Nội nghìn năm văn vật đến Cố đô Huế cổ kính, rồi dạt vào Sài Gòn hoa lệ, tới những vùng đất phía Nam tổ quốc mà bài thơ Hành phương Nam như một hiện hữu xác tín cho những tháng ngày lưu lạc “giang hồ” của cuộc thiên di này như thi nhân đã tâm sự:

                                        Đôi ta lưu lạc phương Nam này                                           Trải mấy mùa qua én nhạn bay                                           Xuân đến khắp trời hoa rượu nở                                            Mà ta với người buồn vậy thay

                                                                   (Hành phương Nam)     

Và trong những tháng ngày “lưu lạc” ấy, Nguyễn Bính luôn khắc khoải một cảm thức về nỗi nhớ cố hương. Nỗi nhớ ấy là tâm thức hiện sinh hiện hữu trong thơ ông, là tiên đề tạo nên dự phóng để thi nhân sáng tạo. Thế nên, khi đọc những câu thơ này, ta không thể không thấy nao nao một nỗi nhớ cố hương khởi lên từ hồn thơ của tác giả dội vào lòng ta như những con sóng vỗ bờ. Nỗi nhớ ấy như được chưng cất từ tâm cảm thi nhân, tan chảy vào thơ như một thứ mật đắng nhớ mong và xa cách…

                                    Quê nhà xa lắc, xa lơ đó                                      Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

                                                                           (Hành phương Nam)

                                             Chao ơi, Tết đến em không được                                        Trông thấy quê hương thật não nùng

                                                                      (Xuân tha hương)   

2. Cảm thức về nỗi nhớ cố hương, không chỉ là cái riêng có của Nguyễn Bính, mà là căn tính ở mỗi người trong kiếp nhân sinh đã được thi nhân nâng lên thành một qui luật mang tính phổ quát. Đó là cái tình hoài hương trong những ngày xuân phải sống “lênh đênh” xa cách, khi mà nhu cầu đoàn tụ, sum họp bên ngôi nhà ấm êm ở quê hương mỗi khi Tết đến, đang là khao khát thiêng liêng đối với con người hơn bao giờ hết!?

                                       Lênh đênh tóc rối cỏ bồng                                          Chiều ba mươi tết ai không nhớ nhà                                                                          (Xuân về nhớ cố hương)     

Hình như trong cõi nhân gian này, những thi sĩ đích thực đều mang trong mình cảm thức của kẻ tha hương!? Và chính điều này đã kết tinh trong thơ họ một nỗi nhớ cố hương như dấu ấn của nỗi đau xa cách. Bởi thế, Tản Đà đã từng “ngạo nghễ” trong đắng chát khi tự thú:“Giang hồ mê chơi quên quê hương”. Còn Huy Cận từng xa xót thở than “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” nên suốt đời, luôn mang trong cõi lòng một mối “sầu vạn cổ” của kẻ ly hương. Thế nên, không phải ngẫu nhiên trong thơ Nguyễn Bính lại xuất hiện nhiều bài thơ xuân thể hiện cảm thức tha hương như: Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương và ngay cả ở những bài thơ không có từ “tha hương” thì cảm thức về nỗi nhớ cố hương vẫn đong đầy trong thi đề, thi ảnh, thi tứ của các bài thơ như: Xuân nhớ, Xuân thương nhớ, Xuân về nhớ cố hương, Hành phương Nam, Tết biên thùy, Đêm mưa đất khách…

Vì vậy, trong thơ Nguyễn Bính nói chung và thơ xuân của ông nói riêng, cảm thức về nỗi nhớ cố hương luôn thường trực và là thi hứng chủ đạo làm nên hệ mỹ học trong vũ trụ thơ của ông. Thế nên, trong bài thơ Xuân tha hương được Nguyễn Bính viết ở Huế, tháng chạp năm Nhâm Ngọ 1942, câu thơ “Tết này chưa chắc em về được”, thi nhân đã nhắc lại đến bảy lần và mỗi lần thể hiện một trạng thái khác nhau của cảm thức này. Nhưng tựu trung vẫn là sự xa cách và nhớ thương trong cô độc phận người của những ngày “xuân tha hương” mà khi chạm đến những câu thơ này lòng ta không thể không thấy xa xót và cảm thương đối với thi nhân. Điệp ngữ  “Tết này chưa chắc em về được” như lưỡi dao cứa vào tim thi sĩ và người tiếp nhận vì sự ám ảnh khôn nguôi của xa cách và nhớ mong. Thi sĩ – kẻ tha hương dường như đang tha thiết kiếm tìm sự đồng cảm, tri âm trong nỗi đau xa xứ đang đè nặng tâm hồn ông đến “não nùng”…

                                Tết này chưa chắc em về được                                           Em gửi về đây một tấm lòng                                            Ôi, chị một em, em một chị                                             Trời làm xa cách mấy con sông

                                  …

                                 Tết này chưa chắc em về được                                              Em gửi về đây một tấm lòng                                              Chao ơi, Tết đến em không được                                               Trông thấy quê hương thật não nùng

                                                             (Xuân tha hương)          

Song, cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính  không chỉ đơn thuần là sự cách xa, là nỗi buồn và niềm thương nhớ đến quặn lòng đối với cố hương mà đó còn là nỗi cô đơn của thân phận vốn là một yếu tính của kiếp người. Và khi nỗi cô đơn đẩy đến tận cùng thì cảm thức về nỗi nhớ cố hương kết lại thành nỗi đau nhân thế. Bài thơXuân lại tha hương của Nguyễn Bính là hiện thân của nỗi đau này, khi mỗi độ xuân về nhưng thi nhân vẫn là kẻ bơ vơ, lạc loài, vẫn “ăn cái Tết ngoài thiên hạ”, vẫn sống lặng thầm trong cảnh tha hương:

                                    Bốn bể vẫn chưa yên sóng gió;                                       Xuân này em chị vẫn tha hương,                                        Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,

                                       Son sắt say hoài rượu bốn phương.                                                                          (Xuân tha hương)        

Phải chăng, những bài thơ thấm đẫm nỗi buồn nhân thế này cũng là một giá trị trong thơ Nguyễn Bính. Nỗi buồn ấy là kết tinh từ thân phận của thi nhân trong những mùa xuân tha hương, trong những ngày tháng “giang hồ” trên khắp mọi miền đất nước, mà có những lúc ông phải sống như kẻ không nhà, sống trong đói cơm, thiếu áo và chỉ còn có thơ để ông “vịn” (từ của Phùng Quán) vào đó mà tồn sinh, mà hiện hữu… Cho nên, có thể nói, những bài thơ xuân với cảm thức “tha hương” của Nguyễn Bính đã tạo nên một cảm thức mỹ học về nỗi buồn trong thân phận con người. Vì vậy, Đào Trường Phúc trong bài viết: “Nguyễn Bính những mùa xuân tha hương”, khi nhận định về tính chất tha hương của Nguyễn Bính, rất có lý khi cho rằng: “Có hay chăng một thứ định mệnh ràng buộc Nguyễn Bính với những chuyến đi? Đó là những chuyến đi vừa thơ mộng vừa cay đắng, những chuyến đi thất bại. Đó là những chuyến đi cô quạnh, nếu có một kẻ đồng hành nào thì cũng chỉ là kẻ đồng hành tình cờ, gặp nhau trong nỗi cô đơn của mỗi người để chia sẻ một chút gió bụi buồn của giang hồ, rồi lại chia lìa nhau suốt đời. Đó là những chuyến đi chất chứa đầy nhớ thương, đầy chua chát, đầy tan nát. Đó là những chuyến đi tượng trưng đầy đủ nhất cho định mệnh của một thi sĩ giang hồ, của thi sĩ và giang hồ” (1) Và Nguyễn Bính gọi đó là nỗi buồn của “tên lính ở biên cương” như chính ông đã thú nhận ở bài thơ Xuân tha hương:

                                         Em đi non nước xa khơi quá!                                          Mỗi độ xuân về bao nhớ thương;                                           Mỗi độ xuân về em lại thấy,                                          Buồn như tên lính ở biên cương.

                                                              (Xuân tha hương)        

Và theo Đào Trường Phúc chính nỗi buồn, niềm cô đơn của những ngày tháng giang hồ đó đã đốt cháy trong tâm thức Nguyễn Bính một khao khát trở về, một khát vọng hoài hương, một cái “ngoảnh lại” trong cuộc phiêu lưu của việc chạy đua với định mệnh. Chính “Nỗi cô đơn, tình hoài hương, tâm trạng lưu đày cùng một lúc phả vào thơ Nguyễn Bính trong giai đoạn sau này của đời ông, một hơi thở chua chát thê lương và đốt nóng lên trong dòng thơ ấy ngọn lửa khao khát của một ngày về.” (2) Nhưng cay đắng hơn, cảm thức về nỗi nhớ cố hương ấy không chỉ là hệ quả của sự xa cách quê hương bởi những cuộc thiên di, để từ đó thi nhân khao khát một ngày trở về như Đào Trường Phúc đã viết mà có khi ông đã trở thành “kẻ xa lạ” trên chính quê hương mình. Vì vậy, có thể nói, cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính là một phẩm tính hiện sinh của thân phận, của thế giới nội cảm kết tinh và lan tỏa trong vũ trụ thơ ông. Nó không phải là những “tinh tú rực rỡ” vô hồn mà là những “vì sao trơ trọi” của nỗi cô độc phận người trong kiếp tha hương. Vì vậy, nó gần gũi với tâm cảm của con người như một sẻ chia, bởi trong kiếp sống lênh đênh phận người, ai lại không có những ngày tháng xa quê. Thơ Nguyễn Bính chân thật mà say đắm hồn người là vì thế…

                             Quê nhà gối chiếc, thôi rồi kẻ                                      Chia nửa vầng trăng với dặm trường                                                           (xuân vẫn tha hương)     

Để rồi, “Trong nỗi cô quạnh ấy, ngọn lửa khát vọng của ngày về quê hương vẫn không tắt trong lòng Nguyễn Bính, ngọn lửa thắp sáng giữa cõi phi  – ý – thức đó đôi lúc đã khiến cho chính ông có những ảo giác về một ngày về. Lời ước hẹn và giấc mơ của những bài thơ chất chứa lòng sầu xa xứ.” (3)

                      Đất Bắc phải đâu là đất khách                                   Sao lòng mãi nặng mối tình quê ?                                                                       (Xuân nhớ)        

Nhưng dù có đi đến đến tận cùng của nỗi khao khát “qui cố hương” thì Nguyễn Bính cũng không thể nào vượt qua sự đặt để của số phận trong kiếp sống của một “thi sĩ giang hồ”. Vì theo Đào Trường Phúc thì “tình hoài hương của Nguyễn Bính, như thế, vẫn không biến đổi gì từ cái bản chất đặc biệt phảng phất trong mỗi câu thơ, từ Lỡ bước sang ngang đến những bài thơ cuối cuộc đời ông. Nguyễn Bính trước sau vẫn chỉ là một thi sĩ giang hồ, một thi sĩ tha hương.” (4) Và lý giải điều này từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Đào Trường Phúc đã rất có lý khi cho rằng: “Nỗi cô đơn của Nguyễn Bính, của một kẻ tự lưu đày trong những chuyến lang thang tìm kiếm quê hương bằng những bước rời xa quê hương, như thế, trở thành gần như một nỗi cô đơn thu kín và tuyệt vọng.” (5) Và đây chính là nhân duyên làm nên kiếp sống giang hồ của Nguyễn Bính trong những ngày hiện hữu ở cõi đời mà cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân của ông là một phần trong cuộc sống của thi sĩ.

                                     Trót đà mang số sinh ly                               Bao giờ tôi mới được về cố hương                                   Xuân về những nhớ cùng thương                                 Trời ơi! Muôn vạn dặm đường xa xôi!                                     Chiều ba mươi hết năm rồi                                   Nhà tôi, riêng một mình tôi vắng nhà                                           Tôi còn lận đận phương xa                                       Để ăn cái tết thật là vô duyên.

                                                               (Hành phương Nam)      

Bài thơ Hành phương Nam như một dự báo cho cuộc đời ông khi ông dự cảm: “Chiều ba mươi hết năm rồi / Nhà tôi, riêng một mình tôi vắng nhà”. Bởi, cách đây năm mươi năm, ngày 29 Tết, Bính Ngọ 1966 (năm ấy, tháng Chạp không có ngày 30) ông đã “đi ra ngoài cõi sống” không phải trong ngôi nhà của mình mà ở nhà một người bạn yêu thơ ông. Thì ra, ngay cả đến khi chết, Nguyễn Bính vẫn chọn cái chết của một kẻ tha hương, một kẻ không nhà. Sinh thời, có thể nói, Nguyễn Bính là một trong không nhiều thi sĩ viết nhiều, viết hay và đắm đuối về mùa xuân… vậy mà đời ông hình như chưa có một ngày xuân viên mãn!? Số phận luôn đẩy ông vào những bi kịch của cuộc sống. Phải chăng, vì thế, ông đã trở thành thi sĩ thiên tài, dù chỉ là một thiên tài lỡ dở như Tạ Tỵ đã xác quyết: “Bính là một thiên tài, nhưng là một thiên tài lỡ dở, vì tổng kết từ cuộc sống bản thân tới nghệ thuật, ở bên trong mỗi dữ kiện người ta cảm thấy như Định Mệnh đã an bài cho Bính sự trừng phạt hơn ân thưởng. (…) Sự lỡ dở do Tình Yêu, do cuộc đời, do bạn hữu, do bản thân tạo nên, tất cả như a vào nhau để làm cho tiếng thơ buồn của Bính vút lên rồi tỏa ra những làn ánh sáng kỳ diệu giữa trời thơ nước Việt hôm qua, hôm nay và mãi mãi.” (6)

3. Có thể nói, số phận đời ông đã vận vào những câu thơ của ông như một định mệnh, để rồi ông mãi mãi là một kẻ suốt đời rong ruổi trên dặm đường thiên lý mà ngày trở về chỉ là một ước vọng mù khơi. Vì vậy, cảm thức về nỗi nhớ cố hương trong thơ xuân Nguyễn Bính cũng là một phần cuộc đời ông, là một hệ giá trị trong thiên tài thơ Nguyễn Bính mãi mãi còn lại với thời gian… Đọc thơ xuân Nguyễn Bính trong cái se lạnh của những ngày chuyển mùa, không thể không day dứt bởi những vần thơ chân mộc nhưng hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc: Khát vọng gắn bó con người với quê hương luôn là một hằng số văn hóa, là cội nguồn của sự sống. Với Nguyễn Bính, ngày Tết không trông thấy quê hương là nỗi buồn đau tột cùng… Và kiếp tha hương chỉ khiến nỗi nhớ cố hương đầy thêm trong tâm cảm của nhà thơ. Đây cũng là chìa khóa giải mã cảm thức về nỗi nhớ cố hương, một giá trị nhân văn trong thơ xuân Nguyễn Bính còn neo đậu mãi ở bến bờ tâm thức của người tiếp nhận và là căn tố tạo nên sự bất tử của đời thơ Nguyễn Bính…

Chú thích:

(1) (2) (3) (4) (5)  Đào Trường Phúc: “Nguyễn Bính, những mùa xuân tha hương” Văn 189/1971, tr.45, tr. 50, 51, tr.52, tr.53, tr.51

(6) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ , SG, 1970, tr.134

Xóm Đình An Nhơn – Gò Vấp, 20/12/2023

Cập nhật thông tin chi tiết về Dẫu Biết Rằng Cố Quên Là Sẽ Nhớ Nên Dặn Lòng Cố Nhớ Để Mà Quên ….. trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!