Bạn đang xem bài viết Đà Nẵng, Tình Người, Lạ Và Thơ! được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đẹp, ai đó đã từng nói, “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong mắt của kẻ si tình”, không biết liệu tôi có đang nhìn vạn vật dưới ánh mắt của kẻ tình si dại khờ, của kẻ vốn nhạy cảm trước từng sự cựa mình nhẹ nên với tôi mà nói, Đà Nẵng sao lại đẹp đến thế, lạ đến thế.
Tôi không miêu tả Đà Nẵng với những tính từ mỹ miều, kiêu sa, Đà Nẵng với tôi đẹp theo kiểu khác, một kiểu cách độc duy chỉ tìm được ở mảnh đất miền Trung này mà thôi. Đà Nẵng với mỗi người sẽ mỗi khác, mẹ tôi bảo Đà Nẵng là vương quốc diệu kỳ của lòng người, những ngày vô tình gặp sự cố trên đường, chẳng cần tới vài ba phút, vài giây thôi bạn sẽ được vô số lời ngỏ ý giúp đỡ, hay giữa cuộc sống thường nhật, người ta sẽ í ới nhắc nhau về việc gạt chân chống, giúp người bán hàng đẩy xe lên cầu, hay cả câu chuyện động lòng người khi những chiếc xe ô tô đi chậm lại để chắn gió cho những chiếc xe máy, cả tỉ tê những câu chuyện đáng yêu khác nữa.
Còn với chị tôi, một người đã đi du học lâu năm, Đà Nẵng với chị ấy là một thế giới ẩm thực thần tiên, chị nhớ cái mặn mặn bùi bùi của bánh xèo bà Dưỡng, nhớ những buổi sáng bụng đói cồn cào, ghé ngang Huỳnh Thúc Kháng là có ngay thứ gì đó ngon ngon thỏa lấp cái đói ngay lập tức.
Còn với tôi, tôi sẽ yêu Đà Nẵng dưới ánh nhìn của một cô nhóc học sinh cấp ba, chút lãng mạn, chút trẻ con thêm chút ngây ngô thuần túy. Sáng sớm ngủ dậy, thong thả đi trên con đường Trưng Nữ Vương tới trường, mùi bánh mỳ thơm nức mũi, rẽ sang Hoàng Diệu thì đổ dồn ánh mắt vào những gánh hàng rong. Tan trường chưa vội về ngay, cùng lũ bạn ghé ngang Đào Duy Từ thưởng thức món bánh kẹp Dì Hoa nổi tiếng.
Cũng có những ngày buồn, stress vì áp lực học hành, một mình chạy ra cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi, đứng ngắm nhìn thành phố về đêm, nhìn thành phố vẫn đang vươn mình tiến tới, người người đi đi lại lại, cảm thấy lòng thật bình yên mà con người mình cũng thật nhỏ bé, thúc đẩy tôi trở thành một con người mới, cầu toàn hơn, năng động hơn, vội quên đi những muộn phiền. Đấy, Đà Nẵng sao lại lạ đến thế, thành phố hiện đại nhưng không xô bồ, không phải làng quê nhưng rất đỗi yên bình, bởi thế, tìm đâu ra lý do để thôi yêu cái chốn này nhỉ?
Giữa lòng phố thị, nơi người ta luôn nghĩ đến sự tấp nập và ồ ạt bởi con người luôn phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh của chính mình, quay trong guồng quay của công việc mà tưởng chừng như sẽ bỏ qua khó khăn của những người khác. Có một câu nói từ nhà văn Nam Cao vẫn khiến tôi nghĩ ngẫm mãi “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến những điều gì khác đâu ?” .
Tôi đến giờ vẫn còn cảm giác xúc động về việc đã có những chủ trọ đã miễn tiền điện nước, tiền thuê nhà cho người lao động, sinh viên thất nghiệp. Và họ đã cho bằng cả cái tâm của họ. Bởi ngoài miễn phải đóng phí nhà, họ còn được trao tặng tay những bịch khẩu trang, những thùng mì, chai dầu, những loại gia vị khác. Có lẽ mọi người sẽ cho rằng đấy là việc hiển nhiên khi những người có hoàn cảnh tốt hơn phải biết nhìn xuống, giúp đỡ người khó khăn hơn. Nhưng với tôi, đấy là nguồn cội của tấm lòng thương người của dân miền Trung với nhau. Đà Nẵng của tôi hay lắm các bạn ạ!
Thế nhưng cái hay của Đà Nẵng là, tôi vẫn hay thắc mắc tại sao một thành phố hiện đại lại có bầu không khí trong lành đến thế, dù là ngay trung tâm thành phố hay vùng ngoại ô, một màu xanh rất xanh vẫn luôn bao trùm Đà Nẵng. À! Phải có lý gì đó Đà Nẵng mới trở thành thành phố đáng sống nhất Việt Nam đúng không nào?
Một Đà Nẵng với biển Mỹ Khê – một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, một Đà Nẵng với bán đảo Sơn Trà – lá phổi xanh của thành phố, một Đà Nẵng với Bà Nà Hill – thành phố Paris thu nhỏ, và vô số điều thú vị khác nữa, có vậy Đà Nẵng mới ngày càng thu hút khách du lịch bốn phương, là cái nôi để con người Đà Nẵng xa quê hương nhớ đến và tự hào.
Còn bạn thì sao, nếu bạn cũng đang bâng khuâng một cảm xúc khó tả khi đọc xong bài viết về Đà Nẵng này, sao không thử tìm cho mình một góc nhỏ thanh bình, viết lên đôi dòng về Đà Nẵng mến thương, còn nếu bạn là kiểu người thích du ngoạn khám phá, chần chừ gì mà không đứng dậy và trải nghiệm Đà Nẵng tuyệt vời ấy!
Trường Thpt Quang Trung Đà Nẵng
****JavaScript based drop down DHTML menu generated by NavStudio. (OpenCube Inc. – http://www.opencube.com)****
Thiên hùng ca về vùng đất Thăng Long lịch sử
Thiên hùng ca về vùng đất Thăng Long lịch sử – QUANG TRUNG
E mail Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên.
Quang Trung YouTube
Tư vấn tuyển sinh
Ngoai giao Viet Nam duoi thoi Tay Son
Cơ cấu tổ chức
Vua Quang Trung – Vị Anh Hùng Dân Tộc
Lịch sử thành lập trường THPT điện tử
Cơ sở vật chất và Trường Điện tử
Giáo dục điện tử
LỊCH SỬ NHANH MỞ RỘNG LÃNH THỔ VIỆT NAM BẰNG YOUTUBE
VIDEO LÍNH MỸ ĐỔ BỘ VÀO VIỆT NAM TẠI BÃI BIỂN XUÂN THIỀU
BÁC HỒ: HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC 2023-2023
DIỄN VĂN CỦA HIỆU TRƯỞNG Trong Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập trường THPT Quang Trung (1998 – 2023)
Thời khoá biểu
Văn bản mới
Danh bạ nội bộ
Thư viện ảnh
Thư viện Video
Học sinh
Cựu học sinh
Giáo viên
Cựu giáo chức
Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
Lượt truy cập :
5597829
Số người online:
25
MƯỜI BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO LỚP 12
GV sưu tầm: LÊ THỊ THANH HIỆP
NHỮNG BÀI VĂN MẪU THAM KHẢO
LỚP 12
GV sưu tầm: LÊ THỊ THANH HIỆP
1-ĐỀ RA: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “VIỆT BẮC” CỦA TỐ HỮU Xuất xứSau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Geneve được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Hồ Chủ tịch và Chính phủ kháng chiến trở về thủ đô Hà Nội tháng 10/1954. Nhân dịp này Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”. Một vài điều cần biết qua1. Việt Bắc là vùng địa lý – chiến khu bao gồm 6 tỉnh, được gọi tắt là: Cao-Bắc-Lạng-Thái-Tuyên-Hà. Trong 9 năm kháng chiến, Việt Bắc là chiến khu, là thủ đô của Chính phủ kháng chiến và Hồ Chủ tịch.2. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát gồm 150 dòng thơ (câu thơ). Cấu trúc theo hình thức đối đáp của lối hát giao duyên trong dân ca giữa “mình” với “ta”. (Sách Văn 12 chỉ trích học 88 dòng thơ) Những ý lớn của bài thơ– Những kỷ niệm ân tình sâu nặng một thời gian khổ– Nhớ con người Việt Bắc– Nhớ cảnh Việt Bắc trong 4 mùa– Nhớ chiến khu Việt Bắc oai hùng– Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.Những tình cảm đẹp, những vần thơ hay 1. Hai mươi câu đầu là lời nhắn gửi, những câu hỏi của “ta” (người ở lại nhắn gửi hỏi “mình” (người về). Cảnh tiễn đưa, cảnh phân ly ngập ngừng, lưu luyến bâng khuâng: “Tiếng ai tha thiết bên cồn… áo chàm đưa buổi phân li…” Có 8 câu hỏi liên tiếp (đặt ở câu 6): “Có nhớ ta… có nhớ không… có nhớ những ngày… có nhớ những nhà… có nhớ núi non… mình có nhớ mình…” Sự láy đi láy lại diễn tả nỗi niềm day dứt khôn nguôi của người ở lại. Bao kỷ niệm sâu nặng một thời gian khổ như vương vấn hồn người:(…) Mình đi có nhớ, những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mùMình về có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối, mối thù nặng vaiMình đi có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng son…Các câu 8 hầu như ngắt thành 2 vế tiểu đối 4/4, ngôn ngữ thơ cân xứng, hài hòa, âm điệu thơ êm ái, nhịp nhàng, nhạc điệu ngân nga thấm sâu vào tâm hồn người, gợi ra một trường thương nhớ, lưu luyến mênh mông.“Mình” và “ta” trong ca dao, dân ca là lứa đôi giao duyên tình tự. “Mình”, “ta” đi vào thơ Tố Hữu đã tạo nên âm điệu trữ tình đậm đà màu sắc dân ca, nhưng đã mang một ý nghĩa mới trong quan hệ: người cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc; tình quân dân, tình kẻ ở người về. 2. Sáu mươi tám câu tiếp theo là người về trả lời kẻ ở lại. Có thể nói đó là khúc tâm tình của người cán bộ kháng chiến, của người về. Bao trùm nỗi nhớ ấy là “như nhớ người yêu” trong mọi thời gian và tràn ngập cả không gian:– Nhớ cảnh Việt Bắc, cảnh nào cũng đầy ắp kỷ niệm:“Nhớ từng bản khói cùng sương,Sớm khuya bếp lửa người thương đi vềNhớ từng rừng nứa bờ tre,Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”– Nhớ con người Việt Bắc giàu tình nghĩa cần cù gian khổ:“… Nhớ bà mẹ nắng cháy lưng… Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang…Nhớ cô em gái hái măng một mình… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”Điều đáng nhớ nhất là nhớ người ở lại rất giàu tình nghĩa, “đậm đà lòng son”:“Thương nhau chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”Nhớ cảnh 4 mùa chiến khu. Nỗi nhớ gắn liền với tình yêu thiên nhiên, tình yêu sông núi, đầy lạc quan và tự hào. Nhớ cảnh nhớ người, “ta nhớ những hoa cùng người”. Nhớ mùa đông “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”. Nhớ “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Nhớ mùa hè “Ve kêu rừng phách đổ vàng”. Nhớ cảnh “Rừng thu trăng rọi hòa bình”. Nỗi nhớ triền miên, kéo dài theo năm tháng.– Nhớ chiến khu oai hùng:“Núi giăng thành luỹ sắt dày,Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”– Nhớ con đường chiến dịch:“Những đường Việt Bắc của ta,Đêm đêm rầm rập như là đất rung.Quân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cũng mũ nan.Dân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá muôn tàn lửa bay…”Âm điệu thơ hùng tráng thể hiện sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta. Từ núi rừng chiến khu đến bộ đội, dân công, tất cả đều mang theo một sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam thần kỳ quyết thắng.– Nỗi nhớ gắn liền với niềm tin“… (Nhớ) ngọn cờ đỏ thắm gió ***g cửa hang… Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi… Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”– Nhớ Việt Bắc là nhớ về cội nguồn, nhớ một chặng đường lịch sử và cách mạng:“Mười lăm năm ấy ai quênQuê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa”.
2-ĐỀ RA: BỨC TRANH TỨ BÌNH TRONG BÀI THƠ “VIỆT BẮC”
BÀI VIẾT 1: Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng nghĩa nặng tình – nơi đã in sâu bao kỉ niệm của một thời kì cách mạng gian khổ nhưng hào hùng sôi nổi khiến khi chia xa, lòng ta sao khỏi xuyến xao bồi hồi. Và cứ thế sợi nhớ, sợi thương cứ thế mà đan cài xoắn xuýt như tiếng gọi “Ta – mình” của đôi lứa yêu nhau. Đúng như lời thơ Chế Lan Viên từng viết ” Khi ta ở đất chỉ là nơi ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Vâng! Việt Bắc đã hóa tâm hồn dào dạt nghĩa yêu thương trong thơ Tố Hữu với những lời thơ như tiếng nhạc ngân nga, với cảnh với người ăm ắp những kỉ niệm ân tình có bao giờ quên được.“Ta về mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe keo rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật đậm sâu. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã “Thủ đô gió ngàn” về với “Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình”. Cả bài thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:“Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người” Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta”, câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ “ta” lặp lại bốn lần cùng với âm “a” là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”, mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người. Ở đây, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc. Còn con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này.Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ.Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người.Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn. Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng ấm áp lạ thường:Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa,vừa cổ điển vừa hiện đại.Cái màu “đỏ tươi” – gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng. Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịn mùi hương Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng. Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” .Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn.Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất. Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng. Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất – ” đèo cao”. Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do ” Núi rừng đây là của chúng ta/ Trời xanh đây là của chúng ta”. Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.Đông qua, xuân lại tới. Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài. Mùa xuân Việt bắc cũng vậy: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. “trắng rừng” được viết theo phép đảo ngữ và từ “trắng” được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá, và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu ***t của hoa mơ . Động từ “nở” làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Đây không phải là lần đầu tiên Tố Hữu viết về màu trắng ấy, năm 1941 Việt Bắc cũng đón bác Hồ trong màu sắc hoa mơ:Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốtTrắng rừng biên giới nở hoa mơBác về im lặng con **** hótThánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ
Mùa xuân càng trở nên tươi tắn hơn nữa bởi sự xuất hiện của hình ảnh con người với hoạt động ” chuốt từng sợi giang”. Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày. Từ “chuốt” và hình ảnh thơ đã nói lên được bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc.Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, bức tranh Việt Bắc lại sống động hơn bao giờ hết:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ vàng. Động từ “đổ” là động từ mạnh, diễn tả sự vàng lên đồng loạt của hoa phách đầu hè. Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra. Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh.Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng của từng mùa, mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật. Chỉ trong một câu thơ trên mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động: tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đến và cây Phách ngả sang màu vàng rực rỡ. Đây chính là một biểu hiện đặc sắc của tính dân tộc.
Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng và rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến: “Nhớ cô em gái hái măng một mình”. Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự cô đơn, hiu hắt như bóng dáng của người sơn nữ trong thơ xưa; trái lại rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết. Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu thương của cô gái. Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng xanh huyền ảo lung linh : “Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình dọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Ta cũng từng biết đến mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi còn ở chiến khu:
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về
Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.
Vâng! Bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát “ân tình thủy chung” gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.
Với những nét chấm phá đơn sơ giản dị, vừa cổ điển vừa hiện đại, đoạn thơ trên của Tố Hữu đã làm nổi bật được bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc. Cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi.
BÀI VIẾT 2: “Việt Bắc” của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người con rời “thủ đô kháng chiến”, thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương.Trong tâm trạng kẻ ở – người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay, những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của tình người lan toả : “ Ta về , mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
…………………………………… Rừng thu trăng dọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Bài thơ được Tố Hữu viết về buổi chia tay của cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.Bằng tiếng nói ngọt ngào tha thiết của khúc hát giao duyên trong ca dao, nhà thơ đã ca ngợi tình cảm gắn bó thủy chung với cách mạng, với đất nước , với nhân dân.Khổ thơ được phân tích thuộc đoạn 2 của bài thơ.Đây được coi là 10 câu thơ hay nhất diễn tả nỗi nhớ thiên nhiên và con người VB của người ra đi.Qua nỗi nhớ ấy người đọc liên tưởng tới thiên nhiên VB giống như 1 bức tranh tứ bình.Hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ đã thể hiện rõ tâm trạng của người ra đi: “ Ta về , mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”. Hai câu thơ sử dụng từ “mình” và “ta” quen thuộc trong ca dao, “ta” chỉ người ra đi và “mình “ chỉ người ở lại.Cụm từ “ta về”, “nhớ” được nhắc đi nhắc lại tới 2 lần ,trong câu thơ đầu tiên là người ra đi hỏi người ở lại,còn trong câu thơ thứ 2 là để bày tỏ tâm trạng của người ra đi: nỗi nhớ “hoa cùng người”. “Hoa” tượng trưng cho thiên nhiên VB, “người” là để chỉ nhân dân VB.Nỗi nhớ hoa và người đan xen hòa trộn trong tâm trạng của người ra đi.Trong 8 câu thơ tiếp theo nỗi nhớ ấy lần lượt hiện lên với tất cả những gì đẹp nhất,thơ mộng nhất. Mở đầu cho bức tranh tứ bình là khung cảnh muà đông,một mùa đông mang vẻ đẹp lạ lùng: “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Câu thơ tả những cánh rừng VB tràn ngập 1 màu xanh của cây lá,màu xanh của sự sống.Giữa màu xanh bạt ngàn bừng lên màu đỏ tươi của hoa chuối,màu đỏ tươi sáng ấm áp như xua đi không khí lạnh lẽo.hoang sơ của núi rừng .Hai màu xanh đỏ tương phản nhưng cùng tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm đẹp rực rỡ.Và giữa khung cảnh rừng núi thơ mộng ấy bỗng hiện lên bóng người trên đèo cao.Nhà thơ ko tả dáng người , ko tả gương mặt mà tả tư thế con người trong công việc, một tư thế khỏe khoắn của người làm chủ thiên nhiên.Trên trời cao ánh nắng hắt xuống lưng người , chiếu vào con dao làm ánh lên 1 màu sáng kì diệu.Cái nắng hiếm hoi của mùa đông đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm tươi tắn, mang 1 vẻ đẹp riêng độc đáo. Màu xanh vô tận của những cánh rừng bỗng thay đổi thành 1 màu trắng của hoa mơ:
“Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợ giang”. Hai câu thơ trên miêu tả mùa xuân của VB. “Ngày xuân” là từ báo hiệu thời gian thay đổi,1 mùa đông qua đi 1 mùa xuân mới đến.Rừng VB vào xuân trên khắp núi rừng những bông hoa mơ thi nhau nở rộ khoa 1 màu trắng tinh khiết.Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ “trắng rừng” có tác dụng nhấn mạnh rừng VB bạt ngàn 1 màu trắng.Màu trắng tinh khiết của hoa mơ như lấn át tất cả màu xanh của cây lá làm bừng sáng cả khu rừng .Câu thơ đem lại cho người đọc 1 cảm nhận không khí xuân lan tràn, không gian núi rừng mênh mông, thiên nhiên VB giàu sức sống.Trong sắc x ân của thiên nhiên nhiên đất trời hiện lên hình ảnh con người lao động làm việc chăm chỉ cần cù, miệt mài “chuốt từng sợi giang”. “Chuốt” là 1 từ chỉ động tác làm đi làm lại, người dân Việt Bắc tỉ mỉ cẩn thận trong công vịêc bằng đôi bàn tay khéo léo tạo nên những sản phẩm đẹp. Thế rồi, khoảnh khắc nhàn hạ của mùa xuân cũng qua mau, qua mau, con người tiếp tục sống cuộc sống của họ. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” Bức tranh gợi sự chú ý cho người đọc bằng thị giác, lẫn thính giác. Đầu tiên, cái độc đáo ở đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu”. Câu thơ tạo ra hình ảnh nhân hóa. Con ve là loài vật, vậy mà nó biết kêu, biết gọi, nó xui khiến rừng phách đổ vàng ở đây, chúng ta nên dành một ít thời gian để tìm hiểu cái rừng phách kì lạ này. Rừng phách là những cây lạ ở miền Bắc. Nó không mọc riêng rẽ mà mọc thành rừng, rất nhạy cảm với thời tiết. Tiếng ve kêu râm ran đây đó đã báo hiệu mùa hạ, nhưng lúc này đã là cuối hạ. Cái lạnh đang tràn ngập núi rừng, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, cả rừng phách thay áo mới, chiếc áo vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thế lại càng lãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của một sơn nữ ”hái măng một mình”. Đọc tới đây khiến ta liên tưởng đên một hình ảnh tương tự trong thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ của đồng quê: “ Thơ thẩn đường chiều một khách thơ Say nhìn ra rặng núi xanh lơ Khí trời lặng lẽ và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ” Đây là khổ thơ thứ nhất trong bài thơ”Cô hái mơ”. Ta thấy có sự giống nhau rất ngẫu nhiên: cũng là rừng núi và cô gái đang làm việc. Chỉ có điều ở đây là “hái mơ” chớ không phải “hái măng”.Từ “hái” ở đây dường như không thể thay thế bằng một động từ nào khác: bẻ, đốn… vì chỉ có nó mới phù hợp nét dịu dàng, uyển chuyển, mềm mại của cô gái mà thôi. Ta hãy thử tưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp biết bao. Cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ như thế lại khảm chạm thêm vào hình ảnh một người thiếu nữ nhẹ nhàng làm việc. Quả thật bức tranh vừa đẹp vừa có thần nữ. Rõ ràng thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau. Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹp đẽ. ”Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánh trăng. Việc sử dụng hình ảnh trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mới mẻ. Tuy nhiên đặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ ta thấy được niềm mơ ước hòa bình của người cán bộ cũng như toàn dân Việt Bắc. Tất cả đều nói lên niềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến với cách mạng với đất nước. Câu thơ thiếu cụ thể nên con người ở đây cũng thiếu cụ thể. Từ “ai” nhòa đi để tạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Mình về có nhớ ta chăng?”. Tuy hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người ấy vẫn thủy chung, son sắt. Đây là lời đồng vọng trong tâm hồn của cả hai người yêu nhau cùng nhớ, cùng thương” “nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi ý kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại. Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta”. Ở đây điệp từ nhớ dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. Từ ”rừng” lặp lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại. Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh, đỏ lặng lẽ, nhưng có sức sống. Màu con dao thể hiện sự hoạt động. Màu trắng làm thanh thoát con người và màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn. Rõ ràng bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc. Bên cạnh đó,nhạc đệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru – khúc hát ru kỉ niệm. Có lẽ khúc hát ru này không của ai khác là của ”ta” và cho người nhận là “mình”. Cả ”ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung ”Tiếng hát ân tình “ và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy. Chúng ta có thể thấy, ở đoạn thơ trên thiên nhiên VB hiện lên với bao vẻ đẹp đa dạng trong hững thời gian và ko gian khác nhau, thay đổi theo từng thời tiết,từng mùa . Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình dị, bằng những việc làm tưởng chừng như nhỏ bé của mình, họ đã góp phần ko nhỏ vào sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ,bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ cùng chung mọi gian khổ và niềm vui,cùng gánh vác những trách nhiệm nặng nề khó khăn ….càng làm cho “VB” ngời sáng lung linh trong ánh hào quang của kỉ niệm. Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài “Việt Bắc”. Cảnh thiên nhiên và con người trong đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc.
3-ĐỀ RA: HAI BÀI THƠ “ĐẤT NƯỚC” CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI và NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im…(Tạ Hữu Yên). Cứ mỗi lần nghe lại bài hát này lòng ta xốn xanh da diết ! Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ “Việt Nam” và gọi đó là Đất Nước. Tôi mơ hồ chả hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm ! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng “Đất Nước”. Nhưng rất buồn là tôi không thể viết thành thơ. Trong những vần thơ “ Đất nước” mến yêu dạt dào cảm hứng ấy, có tác phẩm của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm.
Hai nhà thơ đã truyền cho tôi cảm xúc mạnh mẽ. Những vần thơ giúp tôi nhìn ra chân dung của đất nước. Bình dị và trong sách, hồn hậu và nhân ái, nghèo khổ nhưng oai hùng. Có lẽ chính những điều ấy đã khơi gợi cảm hứng cho các bài thơ, đã gieo vào lòng từng nhà thơ bao suy tư và trăn trở. Từ cảm xúc của những ngày sống hết mình với chiến đấu, từ vốn tri thức khá phong phú của mình, qua chương “Đất nước” Nguyễn Khoa Điềm đã cắt nghĩa sâu xa cho tuổi trẻ thành thị miền Nam lúc này. Những hiểu biết về lịch sử dân tộc như sống dậy, lay động tâm hồn tác giả. Mỗi câu chuyện cổ tích, những thời khắc lịch sử của những cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước ngày càng thiêng liêng, tha thiết hơn bao giờ ….
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”…mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre và đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
Trong hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm man mác âm hưởng sử thi. Yếu tố cổ điển và hiện đại hoà quỵên vào nhau tạo thành một cấu trúc hai cực. Đất nước mình chân thật như cuộc sống. Những câu thơ dài tuôn chảy êm dịu như dòng sông. Một dòng cảm xúc dào dạt âm thầm nhưng mãnh liệt. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt nguồn từ những huyền thoại : “Ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Dường như nhà thơ đã huy động vào đây nhiều vốn liếng, trí tuệ, sự từng trải, gửi gắm vào đây bao kỉ niệm suy tư. Nguyễn Khoa Điềm đã cùng ta hành hương về với cội nguồn dân tộc và rồi tham gia vào cuộc chiến đấu chung là con đường đúng đắn duy nhất đối với người thanh niên yêu nước. Nhà thơ mạnh dạn để cái “tôi” của mình xuất hiện. Có thể nói rằng , muốn viết những vần thơ tuyệt vời về Đất nước không chỉ đơn thuần là nhà thơ biết rung động trước một vầng trăng, một tia nắng, một điệu dân ca hay một tiếng thơ cổ điển. Đây là cả một quá trình suy ngẫm, và “nhìn lại” đất nước. Từng lời thơ đầm ấm giàu ý thức của tuổi trẻ đã nhận ra vai trò của mình trước thời đại và nhận thức được đất nước này là của nhân dân. Chúng ta phải chiến đấu để bảo vệ đất nước tươi đẹp. Nhà thơ cảm nhận phát hiện ra đất nước từ csai nhìn tổng hợp , nhiều mặt và dường như đã toàn vẹn.
Với Nguyễn Đình Thi cảm hứng về đất nước bắt nguồn từ những chất liệu hình ảnh cụ thể, sinh động của cuộc kháng chiến chín năm cứu nước thần thánh của chúng ta. Bài thơ mang tính khái quát về cảm hứng lịch sử và truyền thống của dân tộc. Có phải chăng, cái cảm hứng ấy của hai nhà thơ này đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc? Do hoàn cảnh và thời điểm lịch sử mà mỗi nhà thơ lại có cảm nhận khác nhau. Cảm hứng về đất nước đến với Nguyễn Đình Thi trong lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra dữ dội và tàn khốc. Người thanh niên Hà Nội ấy, cũng đã bước vào cuộc kháng chiến nhưng tâm hồn anh thanh niên vẫ đủ sức cảm nhận: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa. Chính “mùa thu Hà Nội” ngày hôm nay đã gợi cảm hứng cho tác giả. Nhìn mùa thu này nhà thơ lại nhớ đến mùa thu xưa. Dường như lời hát “Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến. Rên khắp trời, lời hoan hô quân, dân ta tiến ra trận tiền” còn vang vọng bên tai. Hôm nay đứng giữa đất trời chiến khu trong buổi sáng mùa thu mát lành nhà thơ suy tư về đất nước. Cái cảm giác đầu tiên mà Nguyễn Đình Thi bắt gặp là cái rất riêng, rất đặc trưng về, rất Hà Nội : mùi hương cốm mát. Phải là một chàng trai Hà Nội chính gốc mới có được cái cảm nhận ấy. Phải gắn bó máu thịt với thủ đô mới chan hoà tình thương nơi này đến thế ! Niềm cảm xúc dâng trào. Những hồi tưởng về mùa thu trước tuy êm ái nhưng thật ra lòng nhà thơ dạt dào biết bao Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Người ra đi mang dáng dấp của cậu học trò, tỏng sáng lưu luyến bao nhiêu kỉ niệm đẹp với từng con phố dài xao xác hơi may. Có một chút lưu luyến bâng khuâng trong lòng người, nhưng không hề bi luỵ. Câu thơ mang màu sắc lãng mạn tươi mát trong lành: Sau lăng thềm nắng lá rơi đầy Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi cũng bắt đầu vui phơi phới của người tự do. Đứng giữa một vùng chiến khu tự do nhà văn đón nhận đất nước với những điều mới mẻ: Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Phải có con mắt tinh tế, giao cảm với thiên nhiên nhà thơ mới nhận được sự”thay áo mới” của mùa thu. Tất cả như nô nức, muôn âm thanh trong trẻo xanh biếc của trời thu như hoà quyện vào nhau; đất nước như “đang cười, đang nói”. Tâm hồn nhà thơ dạt dào mênh mông thấy đất nước mình như “rừng tre phấp phới”. Hình ảnh cây tre cũng được các nhà thơ nhắc đến khi viết về đất nước: Ta yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ bát ngát câu Kiều bờ tre, mái rạ Mái đình cong cong như em gái giữa đêm chèo Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xấm xoen cò lả Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo (Chế Lan Viên) Từ xúc cảm mãnh liệt dạt dào nhà thơ cảm nhận được đất nước mình không giống Chế Lan Viên với lối trầm ngâm, lắng đọng mà ở đây, đất nước hiện lên nô nức, tươi mát nhưng cũng hết sức hào hùng: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nhà thơ không thiên tả cảnh mà nghiêng về yếu tố tượng trưng. Chỉ một vài hình ảnh cụ thể như : “ núi rừng, những cánh đồng, ngả đường, dòng sông” nhà thơ đã vẽ nên đất nước. Một đất nước được khẳng định chủ quyền “ Trời xanh đây là của chúng ta”, giống Lý Thường Kiệt ngày xưa đã khẳng định : “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Mượn một vài hình ảnh cụ thể nhưng có tính khái quát cao nhà thơ đã gửi găm stình cảm, gửi gắm tâm trạng của mình trong đó. Niềm tự hào nhà thơ thể hiện qua điệp nhữ “của chúng ta”. Rất đẹp, rất thơ với “những cánh đồng, những dòng sông, rừng núi”…Cảm hứng lịch sử với truyền thống dân tộc đã nhắc nhở nhà thơ đừng quên: Nước chúng ta Nước của những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. Có nhìn về quá khứ xa xôi mới quý hơn những ngày mình đang sống . ở đây càng thấy quý hơn bởi chữ “tâm” của nhà thơ. Không chỉ có cảm nhận đất nước trong hiện tại với biết bao niềm vui chào đón mà còn nhìn lại lịch sử dân tộc. Có phải chăng những tiếng “rì rầm” trong đất ấy, những buổi ngày xưa vọng về thôi thúc bước chân và trái tim nhà thơ? Cảm hưúng thời đại đã kết hợp nhuần nhuyễn với cảm hứng lịch sử truyền thống đã tạo ra những câu thơ tuyệt vời. Thi sĩ Gớt( Đức) có nói rằng : “Nhà thơ phải biết nắm lấy cái riêng biệt và từ đó, nếu cái riêng biệt là chân chính nhà thơ biểu hiện cái khái quát”. Nguyễn Đình Thi đã đi theo cái hướng này và đã thành công. Bằng những liên kết sóng đôi nhà thơ thường đi từ cái cụ thể đến cái khái quát. Do đó mạch thơ tuôn trào theo cảm xúc không bị dàn trải. Nhà thơ cảm nhận đất nước bằng chính cái tâm hồn của mình, đáy lòng mình, không triết lý, không ồn ào nhưng đầy khích lệ. Chính vì vậy mà đất nước Việt Nam hiện lên rất hiện thực. Đó là một đất nước tạo hình trong đau khổ. Chíên tranh kéo dài không biết bao năm từ Đinh, Lý, Trần, Lê và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa hết. Đất nước vẫn còn:Những cánh đồng quê chảy máuDây thép gai đâm nát trời chiều.
4-Đề ra: Phân tích bài thơ “Tây Tiến”. của Quang Dũng
Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Đình Thi , Hoàng Trung Thông , Trần Hữu Thung , Hồng Nguyên , Trần Mai Ninh , Chính Hữu …Quang Dũng nổi tiếng với hai bài thơ : “ Tây Tiến “ và “ Đôi mắt người Sơn Tây “ . Bài thơ “Tây Tiến “ được sáng tác vào năm 1948 khi ông rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với Tây Tiến . Đoàn quân Tây Tiến bao gồm hầu hết những thanh niên Hà Nội hoạt động ở một địa bàn rộng lớn ở vùng núi biên giới Việt – Lào, hào hoa mà anh dũng . Đoạn đầu của bài thơ hồi tưởng lại những kỉ niệm của một thời chinh chiến , những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên vừa khắc nghiệt lại vừa hùng vĩ , thơ mộng : Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Quang Dũng chịu ảnh hưởng sâu đậm nhạc điệu của thơ cổ điển . Có thể nói nhà thơ Quang Dũng , hiện thực là hiện thực kháng chiến ( chống Pháp ) được phô diễn bằng một tâm hồn lãng mạn và âm điệu cổ điển . Qua hai câu thơ mở đầu của bài “ Tây Tiến “ ta nắm bắt được hồn thơ Quang Dũng : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Âm điệu của câu thơ thất ngôn bát cú như từ thời Lí Bạch . Tình cảm thì dào dạt như các nhà thơ lãng mạn thời Thơ mới . Có điều là trong dòng thơ hoài niệm ấy đã xuất hiện một cái tên lịch sử . Tây Tiến ! Mà đã nói đến Tây Tiến là phải nói đến sông Mã , con sông hùng vĩ đã chứng kiến những vui buồn của cuộc đời người chiến binh , là phải nói đến rừng núi với những chặng đường hành quân cheo leo bên núi cao , bên vực thẳm , đi trong sương mù , trong hương hoa . Nỗi nhớ dâng trào như nỗi nhớ của các nhà thơ lãng mạn. Đây là câu thơ của Xuân Diệu : “Tương tư nâng lòng lên chơi vơi “ Còn đây là câu thơ của Quang Dũng : “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi “ Có điều là một đằng thì nhớ người yêu , một đằng thì nhớ những kỉ niệm kháng chiến . Những kỉ niệm về Tây Tiến , về kháng chiến cứ đậm dần lên trong sự hài hoà giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực của thơ Quang Dũng . Những địa danh miền sơn cước như Sài Khao , Mường Lát gợi bao cảm xúc mới lạ. Những “ sương “ , “ hoa “ từng hiện diện với thi nhân , với tình yêu thì nay hiện diện với đoàn quân , gian khổ mệt mỏi đấy nhưng không thiếu những giây phút lãng mạn . Thủ pháp đối lập được Quang Dũng triệt để sử dụng . “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi “ gian khổ biết bao! “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi “ thi vị biết bao ! Tưởng chừng như thiên nhiên ban thưởng cho người lính một chút hương hoa để có sức mạnh mà vượt qua đèo dốc : “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Những thanh trắc ( dốc , khúc , khuỷu , thẳm ) tức ngược miêu tả được thế núi hiểm trở . Và hay nhất là miêu tả chiều sâu thăm thẳm để tả chiều cao của “ dốc lên khúc khuỷu “ .Cao đến nỗi người lính có cảm giác mình ngự trên mây “ heo hút cồn mây “ và “ súng ngửi trời “ . Cách nhân hoá thú vị cũng là để nói cách đo chiều cao riêng của những người lính . Ta lại thấy một ông Lí Bạch trong thơ Quang Dũng . Cảm hứng lãng mạn tô đậm cái phi thường . Câu thơ “ Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống “ có khác gì câu thơ của Lí Bạch “ Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước “ trong bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư “ . Ta cũng lại nghe âm điệu của Tản Đà trong giai điệu buông thả mê li của Quang Dũng : “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”với “Giang hồ mê chơi trên quê hương” của Tản Đà Mơ mộng đó mà gian khổ cũng đó . Qua những chặng đường hành quân, vượt qua đèo cao lũng sâu , người lính sao tránh khỏi những giây phút mệt mỏi . Quang Dũng không tránh né thực tế khắc nghiệt của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp : “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. Thật là bi tráng ! Hình ảnh người lính “ Gục lên súng mũ bỏ quên đời “ cho ta thấm thía thêm những nỗi gian lao , vất vả , hi sinh của người lính Tây Tiến . Hình ảnh núi rừng hoang vu , huyền bí tăng thêm chất bi tráng . Thiên nhiên đổi thay theo sắc màu của thời gian . Những nét lạ , những chi tiết rùng rợn càng tăng sức hấp dẫn của bút pháp lãng mạn . Âm thanh dữ dội của tiếng thác buổi chiều hoà điệu với âm thanh rùng rợn của tiếng “ cọp trêu người “ đêm đêm thành một bản hoà tấu vang động cả núi rừng . Rồi tất cả lại trở về dịu êm với những kỉ niệm của con người và bản làng thân thương : “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Sợi khói ấm áp giữa núi rừng hoang vu , đó là chất thơ của đời sống chiến sĩ làm sao mà không nhớ ? Kỉ niệm cứ như trôi trong mộng : “ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi “ . Chữ của thơ thật lạ , có những chữ đã cũ mèm mà được đặt vào đúng văn cảnh thì lại dậy lên ý lạ . Chữ “ em “ thì có gì là mới , vậy mà thay vào đó bất cứ chữ nào khác thì câu thơ cũng mất hết linh hồn . Nói kiểu Pautôpxki là Quang Dũng đã trả lại cho chữ “ em “ cái trinh bạch ban đầu . Hương nếp hay là hương em đã làm bâng khuâng cả núi rừng , bâng khuâng cả lòng người ? Nhà thơ nhớ lại một đêm liên hoan lạ lùng giữa rừng biên cương : ”Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ “ Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng lại được dịp miêu tả những nét lạ : y phục lạ ( xiêm áo ) , nhạc cụ lạ ( khèn ) , âm điệu lạ ( man điệu ) , dáng vẻ lạ ( nàng e ấp ) . Tình quân dân nơi rừng núi xa xôi càng thêm sức mạnh cho người lính Tây Tiến . Cùng với dòng hồi tưởng đó , tác giả nhớ lại hình ảnh người lính Tây Tiến , những hình ảnh độc đáo không thể nào phai nhoà : “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “ “ Đoàn binh không mọc tóc “ quả là kì dị ! Thời đó , đoàn quân Tây Tiến hoạt động trong rừng núi phía Tây , bệnh sốt rét hoành hành . Tóc rụng đến nỗi không mọc lên được . Da xanh bủng như màu lá rừng . Tác giả miêu tả bằng cách đối lập giữa cái bên ngoài và cái bên trong . Bên ngoài người lính thì da xanh bủng ốm yếu , nhưng tinh thần thì vững vàng . Khí phách của người lính Tây Tiến chẳng những lấn át cả bệnh tật ốm yếu mà còn “ dữ oai hùm “ làm khiếp sợ kẻ thù . Tinh thần của người lính Tây Tiến thật là mãnh liệt . Mãnh liệt cả trong “ mộng “ , mãnh liệt cả trong “ mơ “ .
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Hình ảnh “ mắt trừng “ thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương , nghĩa vụ quốc tế của mình . Trên kia ta đã từng gặp hình ảnh “ mộng “ ấy: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ“ . Nhưng tình cảm , tâm tưởng người lính lại hướng về Hà Nội , quê hương thân yêu của hầu hết binh đoàn Tây Tiến : Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “ Hà Nội đẹp nhất là Hồ Tây và thiếu nữ . Những chàng trai Hà Nội chưa trắng nợ anh hùng ra đi chinh chiến làm sao không mang theo trong hành trang của mình hình bóng của một “ dáng kiều thơm “ nào đó , hoặc hình bóng của người thân yêu? Một chút lãng mạn như vậy đủ nuôi dưỡng tinh thần của người lính Tây Tiến trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ , hi sinh . Tứ thơ mộng mơ này cũng nằm trong cấu trúc chung của bài thơ “Tây Tiến“ là ngược – xuôi : con người , ý chí , hành động thì ngược về hướng tây , nhưng tình cảm thì lưu luyến xuôi về với quê hương thân yêu : “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa “ Liền với tứ thơ mộng mơ ấy là hình ảnh hi sinh cao quý của những người lính Tây Tiến . Từ tinh thần lãng mạn chuyển sang không khí bi tráng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành “ Lần nữa ta lại thấy Quang Dũng không tránh né những chết chóc bi thương . Người lính Tây Tiến chiến đấu ở một miền núi rừng biên cương chống kẻ thù xâm lược làm sao tránh khỏi sự tổn thất về sinh mạng :
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ “
Câu thơ chỉ có từ “ rải rác “ là thuần Việt , còn lại là từ Hán Việt cổ kính , gợi không khí thiêng liêng , đượm chút ngậm ngùi . Đến câu thơ tiếp theo , tác giả hoá giải được tình cảm ngậm ngùi đó : “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh “ . “ Đời xanh “ đẹp biết bao! Còn gì quý bằng tuổi trẻ , vậy mà người lính Tây Tiến “ chẳng tiếc “ , cho nên họ chấp nhận tất cả . Tự vệ thành Hà Nội đã nêu cao lời thề “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh “ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô . Những người con của Thủ đô ở biên cương cũng có tinh thần “ hiệp sĩ “ đó . Có lẽ gọi những chàng trai “ chẳng tiếc đời xanh “ này là “ hiệp sĩ “ cách mạng , như những người lính trong “ Đồng chí “ của Chính Hữu , trong “ Nhớ “ của Hồng Nguyên . Sự hi sinh của họ thật là cảm động :
“Áo bào thay chiếu anh về đất “ Người lính Tây Tiến thời đó hết sức thiếu thốn . Theo Trần Lê Văn thì đồng bào thấy các chiến sĩ Tây Tiến rét đã cho chiếc áo khoác thay cho “ áo bào “ . Khi chết , đồng đội dùng chiếu bó lại để chôn vì không có quan tài . Câu thơ đó có một từ rất xứng với sự hi sinh của người lính là từ “ đất “. “Anh về đất “ là về với non sông đất nước , về với sự trường tồn , vĩnh hằng. Âm nhạc của thiên nhiên , non nước tấu lên đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng : “Sông Mã gầm lên khúc độc hành “ Cái chết của những người lính Tây Tiến nơi biên cương chẳng những làm xúc động sâu xa những chiến sĩ đồng đội mà còn động cả lòng trời đất . “ Sông Mã gầm lên “ đau đớn , tiếc thương . Khúc nhạc bi tráng hợp với sự hi sinh cao quý của những “ hiệp sĩ “ Tây Tiến . Quang Dũng đi kháng chiến , đến đoàn quân Tây Tiến với tư cách là một trí thức có tâm hồn nghệ sĩ . Khi đặt bút làm thơ thì đã có ông Lí ông Đỗ ngự trong lòng . Âm nhạc đầy cám dỗ của nhà thơ Việt Nam hiện đâi như Tản Đà ( nhà thơ cùng quê hương với ông ) , Thế Lữ , Xuân Diệu cũng đã dội vang trong lòng ông . Các nhà thơ cổ kim đã bồi đắp trong hồn thơ kháng chiến mới mẻ của ông . Bằng nghệ thuật điêu luyện , Quang Dũng đã khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến , hình hài thì kì dị , độc đáo , chân dung tinh thần thì cao quý . Xuc cảm của nhà thơ được nuôi dưỡng bằng âm nhạc vừa cổ kính vừa hiện đại . Những trái tim “ hiệp sĩ “ Tây Tiến nằm lại rải rác ở biên cương chắc sẽ cảm thấy êm ái khi nghe thơ Quang Dũng . Bằng hội hoạ và âm nhạc , tượng đài của lòng dũng cảm đã được dựng lên trong thơ “ Tây Tiến “ – vĩnh hằng.
5-Đề ra: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ
“Tây Tiến” của Quang Dũng
Nhà thơ Trần Lê Vân, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in thơ chung với Quang Dũng viết về hoàn cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ như sau:” Đoàn quân Tây Tiến, sau 1 thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác . Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh ( 1 làng thuộc tỉnh Hà đông cũ _ T.Đ.X) anh viết bài thơ “Tây Tiến”. Muốn hiểu được bài thơ “Tây Tiến”, trước hết cần phải có những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến cùng với điạ bàn hoạt động cuả nó.Khoảng cuối muà xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là 1 đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào_Việt, đánh tiêu hao địch ở Thượng lào để hỗ trợ cho cuộng kháng chiến ở những vùng khác trên đất lào. Điạ bàn hoạt động cuả đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc sang tận Sầm Nứa rồi vòng về wa miền tây Thanh Hoá. những nơi này lúc đó còn rất hoang vu và hiểm trở, nuí cao, sông sâu, rừng dầy, nhiều thú dữ. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả những hs, sv ( Quang Dũng thuộc số này). Sinh hoạt cuả những người lính Tây Tiến hết sức gian khổ, ốm đau ko có thuốc men, tử vong vì sốt rét nhiều hơn là vì đánh trận. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc wan và chiến đấu dũng cảm. Vượt lên trên mọi thử thách khắc nghiệt cuả chiến tranh và hoàn cảnh sống cực kì gian khổ, họ vẫn giữ được cái cốt cách hào hoa, thanh lịch, rất yêu đời và cũng rất lãng mạn.Bài thơ “Tây Tiến” có 2 đặc điểm nổi bậy: cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở “cái tôi” đầy tình cảm, cảm xúc cuả nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng rộng rãi những yêú tố cường điệu và phóng đại, những thủ pháp đối lập để tô đậm cái fi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ và cái tuyệt mĩ. Thiên nhiên Tây Bắc qua ngòi bút lãng mạn cuả Quang Dũng, được cảm nhận với vẻ đẹp vưà đa dạng vưà độc đáo, vưà hùng vĩ vưà thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp. Hình ảnh những cô gái, những con người Tây Bắc càng tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng cuả núi rừng. Chất lãng mạn được thể hiện chủ yếu ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng xả thân, hi sinh tất cả cho lí tưởng chung cuả cộng đồng, cuả toàn dân tộc. “Tây Tiến” không hề che giấu cái bi. Nhưng bi mà không bi lụy. Cái bi được thể hiện bằng 1 giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng. Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cuả bài thơ. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ là 1 nỗi nhớ da diết, bao trùm lên cả không gian và thời gian: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng nuí nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn wân mỏi Mường lát hoa về trong đêm hơi” Nỗi nhớ đơn vĩ cũ trào dâng, ko kìm nén nỗi , nhà thơ đã thốt lên thành tiếng gọi. 2 chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể cuả nỗi nhớ, hình tượng hoá nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dộc sâu, vực thẳm, rừng dầy v.v… liên tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau: “Dốc lên khúc khủyu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Khổ thơ này là 1 bằng chứng “thi trung hữ hoạ” ( trong thơ có hoạ). Chỉ bằng 4 câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra 1 bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút cuả núi rừng Tây Bắc, điạ bàn hoạt động cuả đoàn wân Tây Tiến. 2 câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình “khúc khủyu”, ” thăm thẳm”, ” cồn mây”, “súng ngửi trời” đã diễn tả thật đắc điạ sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời cuả núi đèo tây Bắc. 2 chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vưà ngộ nghĩnh, vưà có chất tinh nghịch cuả người lính. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn nuí cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. Câu thứ 3 như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. nếu như câu thứ 3 nhìn lên và nhìn xuống thì câu thứ 4 là nhìn ngang. Có thể hình dung cảnh những người lính tạm dừng chân bên 1 dốc núi, phóng tầm mắt ngang ra xa wa 1 ko gian mịt mùng sương rừng mưa núi thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giưã biển khơi. 4 câu thơ này phối hợp với nhau, tạo nên 1 âm hưởng đặc biệt. Sau 3 câu thơ được vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ 4 được vẽ bằng 1 nét vẽ rất mềm mại ( câu thứ 4 toàn thanh bằng). quy luật này cũng giống như cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giưã những gam màu nóng, tác giả sử dụng 1 gam màu lạnh làm dịu lại, như xoa mát cả khổ thơ. Cái vẻ hoang dại dữ dội, chưá đầy bí mật ghê gớm cuả nuí rừng tây Bắc được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó ko chỉ được mở ra theo chiều ko gian mà còn được khám fá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối d0e doạ khủng khiếp đối với con người “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” Vậy là cảnh núi rừng tây bắc hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút Quang Dũng hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ v.v… những tên đất lạ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, những hình ảnh đầy giá trị tạo hình, những câu thơ nhiều vần trắc đọc lên nghe vất vả và nhọc nhằn được xoa dịu bằng những câu thơ có nhiều vần bằng ở cuối mỗi khổ thơ, đã phối hợp với nhau thật ăn ý, làm hiện hình lên thế giới khác thường vưà đa dạng, vưà độc đáo cuả núi rừng Tây Bắc. Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng 2 câu thơ: ”Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu muà em thơm nếp xôi” Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt suối, lội đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở 1 bản làng nào đó , wây wần bên những nồi cơm đang bốc khói. Khói cơm nghi ngút và hương thơm luá nếp ngày muà xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt những người lính, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên.2 câu thơnày tạo nên 1 cảm giác 6m dịu, ấm áo, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ 2. Đoạn thơ thứ 2 mở ra 1 thế giới khác cuả Tây Bắc. Cảnh núi rừng hoang vu, hiểm trở, dữ dội lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng cuả Tây bắc. Những nét vẽ táo bạo, khoẻ, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến đoạn thơ này được thay bằng những nét mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. Và ngòi bút tài hoa cuả QuangDũng cũng được bộc lộ rõ nhất trong đoạn thơ này. Hồn thơ lãng mạn cuả Quang Dũng bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang maù sắc bí ẩn cuả con người và cảnh vật nơi xứ lạ, phương xa. Cảnh ấy, người ấy được thể hiện lên trong 1 thời gian làm nổi rõ nhất vẻ lung linh, huyền ảo cuả nó: cảnh 1 đêm liên hoan lưả đuốc bập bùng và cảnh 1 buổi chiều sương phủ trên sông nước mênh mang. Cảnh 1 đêm liên hoan văn nghệ cuả những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo
”
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kià em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu buồn e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Cả doanh trại “bừng sáng”, tưng bừng, sôi nổi hẳn lên khi đêm văn nghệ bắt đầu. Trong ánh sáng lung linh cuả ngọn lưả đuốc trong âm thanh réo rắt cuả tiếng khèn, cả cảnh vật, cả con người đều như ngả nghiêng, bốc men say, ngấy ngây, rạo rực. 2 chữ “kià em” thể hiện 1 cái nhìn vưà ngỡ ngàng, ngạc nhiên, vưà mê say, vui sướng. Nhân vật trung tâm, linh hồn cuả đêm văn nghệ là những cô gái nơi núi rừng tây bắc bất ngờ hiện ra trong những bộ xiêm áo lộng lẫy vừa e thẹn, vưà tình tứ trong 1 vũ điệu đậm màu sắc xứ lạ đã thu hút cả hồn viá những chàng trai Tây Tiến. Nếu cảnh 1 đêm liên hoan đem đến cho người đọc ko khí mê say, ngây ngất thì cảnh sông nước Tây Bắc lại gợi lên được cái cảm giác mêng mang, mờ ảo:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Không gian dòng sông trong 1 buổi chiều giăng mắc 1 màu sương. Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử. trên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, nổi bật lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển cuả 1 cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. và như hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ. Ngoài bút tài hoa cuả Quang Dũng ko tả mà chỉ gợi. vậy mà cảnh vật thiên nhiên xứ sở wa ngoài bút cuả ông như có hồn phảng phất trong gió, trong cây. Ông ko chỉ làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp cuả thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng cuả cảnh vật. Đọc đến đoạn thơ này ta như lạc vào thế giới cuả cái đẹp, thế giới cuả cõi mơ, cuả âm nhạc. 4câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, như nhạc điệu cất lên tự tâm hồn ngây ngất, say mê cuả những người lính Tây Tiến. Hơn ở đâu hết, trong đoạn thơ này, chất thơ và chất nhạc hoà quyện với nhau đến mức khó mà tách biệt. Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở cuả núi rừng và duyên dáng, thơ mộng, mĩ lệ cuả Tây Bắc, đến đoạn thơ thứ 3, hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến xuât hiện với 1 vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:
“Tây Tiến đoàn binh ko mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gởi mộng wa biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Quang Dũng đã chọn lọc, đã tinh lọc những nét tiêu biểu nhất cuả những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái wát được cái gương mặt chung cuả cả đoàn quân. Cái bi và cái hùng là 2 chất liệu chủ yêú cuả bức tượng đài, chúng hoà quyện, xâm nhập vào nhau, nương tựa, nâng đỡ nhau, tạo nên vẻ đẹp bi tráng- cái thần thái chung cuả cả bức tượng đài. thơ ca thời kháng chiến chỉ viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài “Đồng chí” đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
Còn Tố Hữu , khi vẽ chân dung anh vệ quốc quân trong bài “Cá nước” với những hình ảnh thật cụ thể:
“Giọt giot mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ”
cũng ko quên ảnh hưởng cuả thứ bệnh quái ác đó. Quang Dũng trong “Tây Tiến” ko hề che giấu gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm nghèo và sự hi sinh lớn lao cuả người lính. Chỉ có điều, tất cả những cái đó, wa ngoài bút của ông, ko được miêu tả 1 cách trần trụi mà wa 1 cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn. Những cái đầu không mọc tóc cuả người lính Tây Tiến đâu phải là hình ảnh li kì, giật dân, sảnh phẩm cuả trí tưởng tượng biạ đặt cuả nhà thơ mà chưá đựng 1 sự thực nghiệt ngã. Những người lính Tây Tiến người thì cạo trọc đầu để thuận lợi tiến khi đánh nhau giáp lá cà với địch, người thì bị sốt rét đến rụng tóc trọc đầu. Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét cuả những người lính, wa cái nhìn cuả Quang Dũng vẫn toát lên cái oai phong dữ dằn cuả những con hổ nơi rừng thiêng. Cái vẻ oai phong, lẫm liệt ấy còn được thể hiện wa ánh mắt giận dữ “mắt trừng gởi mộng” cuả họ. Những người lính Tây Tiến, qua ngòi bút cuả Quang Dũng, ko phải là những người khổng lồ ko tim. Cái nhìn nhiều chiều cuả Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên wa cái vẻ oai hùng dữ dằn bề ngoài cuả họ, là những tâm hồn, những trái timrạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ HN dáng kiều thơm).
Như vậy, trong khổ thơ này, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến ko chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ cuả họ. Ngòi bút cuả Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến ko hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy.Cảm hứng cuả ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâm đỡ bằng đôi cánh cuả lí tưởng, cuả tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà cái bi thương được gọi lên qua hình ảnh cuả những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi, 1 mặt đã được giảm nhẹ đi nhiều nhờ những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: “rải rác biên cương mồ viễn xứ” mặt khác, chính cái bi thương ấy cũng lại bị mờ đi trước lí tưởng wên mình, xả thân vì tổ quốc cuả những người lính Tây Tiến ( Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh). Những người lính tây Tiến tiều tụy, tàn tạ trong hình hài nhưng vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp cuả những người tráng sĩ thuở xưa, coi nhẹ cái chết tựa long hồng. Cái sự thật bi thương : những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường ko có cả đến manh chiếu để che thân, wa cái nhìn cuả Quang Dũng, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng . Cái bi thương ấy vợi đi nhờ cách nói giảm “anh về đất” và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội cuả dòng sông Mã: ”Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Trong cái âm hưởng vưà dữ dội, vừa hào hùng cuả thiên nhiên ấy, cái chết, sự hi sinh cuả những người lính Tây Tiến ko bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Giọng điệu chủ đạo cuả đoạn thơ thứ 3 này sang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng , kính cẩn cuả nhà thơ trước sự hi sinh cuả đồng đội.Bài thơ khép lại bằng 4 câu thơ, một lần nưã , tô đậm thêm ko khí chung cuả cái thời Tây Tiến, tinh thần chung cuả những người lính Tây Tiến. Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn, nhưng cái linh hồn cuả đoạn thơ thì vẫn toát lên vẻ hào hùng: “Tây Tiến người đi ko hẹn ược Đường lên thăm thẳm 1 chia phôi Ai lên Tây Tiến muà xuân ấy Hồn về Sầm Nưá chẳng về xuôi” Cái tinh thần “ nhất khứ bất phục hoàn” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm cuả cả đoàn wân Tây Tiến. Tâm hồn, tình cảm cuả những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày Tây Tiến, những nơi mà Tây Tiến đã qua. “Tây Tiến muà xuân ấy” đã thành 1 thời điểm 1 đi ko trở lại. Lịch sử dân tộc ko bao giờ lặp lại cái thời thơ mộng, lãng mạn, hào hùng đến nhường ấy trong 1 hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, khốc liệt đến như vậy.
6-Đề ra: Cảm nhận về bài thơ “Tây Tiến” của QD
Có một bài ca không bao giờ quên…” Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chốngn Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị… tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại. Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trong hoàn cảnh chung đó. Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh vào năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị. Nhưng những ngày tháng Quang Dũng chiến đấu, sống ở đoàn quân Tây Tiến chưa lâu, với những kỷ niệm khó quên nên nỗi nhớ Tây Tiến da diết, cồn cào trong lòng tác giả. Toàn bài thơ là một nỗi nhớ. Tác giả nhớ về cuộc sống gian khổ, nhớ về kỷ niệm những đêm liên hoan, về cái âm u, hoang dã của rừng núi và in đậm nhất là nỗi nhớ của người lính Tây Tiến. Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên, học sinh Hà Nội, Quang Dũng trở thành người lính. Kỷ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại rất gần, để ghi nhớ lại, tác giả phải bật lên: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”
Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than cùng âm hưởng của vần ơi, tạo nên sức mạnh lớn. Hình ảnh đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng đến đoàn quân Tây Tíên? Không ! Đó là tiếng lòng của tác giả “xa rồi Tây Tiến ơi!” nhưng tấm lòng thì vẫn tha thiết lắm ! Âm hưởng câu thơ có sức vọng làm cho tiếng lòng của Quang Dũng như xoáy vào tâm hồn người đọc rung theo những xúc cảm do câu đầu mang lại để đến với nỗi nhớ Tây Tiến: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? “Nhớ chơi vơi” ! Hình như trong ca dao ta cũng từng bắt gặp: ”Ra về nhớ bạn chơi vơi”Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy vừa bao la, bát ngát lại vừa có chiều sâu. Nó muốn tràn ra không gian để xoáy vào lòng người. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Chỉ có Quang Dũng với nỗi lòng của mình mới có nỗi nhớ ấy mà thôi. Với tấm lòng tha thiết thì hẳn nổi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn toàn có lí. Cùng vẫn sử dụng vần “ơi”, câu thơ có sức lan toả rộng. Vần “ơi” lan ra theo nỗi nhớ “chơi vơi” của tác giả. Thông thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến những kỉ niệm để lại dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi “Nhớ về rừng núi…”
Rừng núi là nơi xưa kia tác giả cùng đồng đội đã cùng sống, cùng chiến đấu Rừng núi in đậm bao nỗi khổ, bao nhiềm vui nỗi buồn của những người chiến sĩ. Hơn ai hết, tác giả là người trong cuộc, tác giả nhớ về rừng núi, những khó khăn gian khổ mà mình đã từng nếm trải: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” Mặc dù cuộc sống gian khổ không phải là điều nhà thơ chú trọng phác hoạ nhưng trước mắt ta vẫn hiện ra cái khắc nghiệt của rừng núi. Nhà thơ Tố Hữu đã từng có những câu thơ: “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn !”
Tố Hữu mô tả thẳng cảnh sống người lính. Quang Dũng không làm thế, Quang Dũng chỉ mô tả cái hoang vu, hoang dã của một vùng rừng núi nhưng qua cảnh đó ai cũng hiểu rằng đời lính là như thế đó. Họ sống giữa thiên nhiên như vậy đó. Với những địa danh xa lạ “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, rừng núi như càng trở nên xa ngái, hoang vu hơn. Hơn thế, cần phải nhớ rằng đoàn quân Tây Tiến hầu như toàn là những chàng trai trẻ Hà Nội theo tiếng gọi kháng chiến ra đi, nhiều người còn là học sinh nên cảnh núi rừng càng xa lạ, đáng sợ hơn. Quang Dũng là người trong cuộc sống hiểu tâm lý ấy rất rõ. Nỗi nhớ rừng núi bắt đầu bằng những cuộc hành quân. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.”
Những cuộc hành quân đi qua và những cuộc hành quân mới lại tiếp nối trong cuộc đời người lính của Quang Dũng. Nhưng có lẽ cái mỏi mệt của những cuộc hành quân lần đầu sẽ không bao giờ đi qua cùng năm tháng cũng như rừng sương “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” sẽ in mãi dấu ấn, câu thơ chùng xuống, đều đều gợi lên sự mỏi mệt, bải hoải làm ta tưởng chừng như đoàn quân Tây Tiến sắp ngã, sắp chìm đi trong sương. Nhưng không, âm điệu bài thơ lại vút lên bởi một câu vần bằng: “Mường lát hoa về trong đêm hơi” Câu thơ ấy đã xoá đi cái mỏi mệt của đoàn quân Tây Tiến, để đoàn quân tiếp bước. Những khó khăn lại cứ rải trên đường người lính đi qua:“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao ngàn thước xuống” Hình ảnh “khúc khuỷu” làm nên cảm giác hình như con đường đi khó khăn quá ! “Dốc thăm thẳm” lại làm cho những khó khăn như nhiều hơn, dài ra theo tính chất “thăm thẳm” của con dốc và trên những đường dốc ấy, “súng ngửi trời”. Chỉ riêng “heo hút cồn mây” đã gợi một không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng, súng ngửi trời cộng vào cái vẻ đơn độc của những người lính khi đứng giữa đèo cao. Những khó khăn gian khổ nhiều là thế nhưng lại nhẹ đi bởi vần bằng tiếp sau:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” Cứ như thế, với những câu vần bằng xen vào giữa những câu vần trắc, âm hưởng đoạn thơ trở nên trùng điệp hơn, âm điệu ấy cứ theo suốt bài thơ, cùng với cách dùng từ cổ kính của Quang Dũng góp phần tạo nên nét lãng mạn mà hào hùng cho bài thơ. Cả khổ thơ đầu là những khó khăn của vùng rừng núi thiên nhiên hoang sơ. Đứng trước bức tranh dữ dội ấy, ai cũng thầm nghĩ: vậy người lính sống thế nào nhỉ? ”Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.” Quang Dũng tả rất thực những khó khăn của cuộc kháng chiến mà đoàn quân Tây Tiến đã gặp nhưng không làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng người bi quan mà chỉ để ca ngợi người lính. Tác giả lại tiếp tục đưa ta đến với người lính cũng bằng ngòi bút rất thực ấy. Trước gian khổ, trên đường hành quân, nhiều người đã nằm lại mảnh đất xa lạ để không bao giờ tỉnh dậy: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa” Nhưng anh hùng làm sao, những con người đã ngã xuống ấy! Người lính không chịu nỗi gian khổ đã hi sinh nhưng cũng tìm được cho mình một tư thế chết của người chiến sĩ: “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” “Bỏ quên đời” chỉ là cách nói nhằm giảm nhẹ sự mất mát, tang thương khi người lính từ trần. Nhưng hình ảnh sử dụng, rất đắt là hình ảnh “gục lên súng mũ”. Ta chợt nhớ đến dáng đứng của anh giải phóng quân về sau: “Anh ngã xuống trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng” Dáng đứng của anh giải phóng quân đi mãi vào lòng những người dân trong kháng chiến chống Mĩ thì dáng ngã gục xuống của anh lính cụ Hồ hẳn sẽ không phai mờ trong tâm hồn của Quang Dũng, của đoàn quân Tây Tiến và của những người tham gia kháng chiến. “Gục lên súng mũ” cũng là cách nói nhẹ và cũng là cách nói của những người thanh niên trí thức lúc bấy giờ. Người lính ra đi nhưng đồng đội anh lại tiếp bước. Những khó khăn lại đến: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
Hình như có ai đó đã nói về cách sử dụng từ “Mường Hịch” của Quang Dũng. Địa danh đọc lên có cảm giác như tiếng chân cọp đi trong đêm. Rừng núi trở nên rờn rợn, nguyên vẻ hoang sơ của nó. Ở nơi xa xôi con người lần đầu đặt chân, thiên nhiên là chủ thì khó khăn như tăng thêm bội phần. Nhưng nét lạc quan, vui vẻ của người lính vẫn chẳng thể mất dọc cuộc hành trình.“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi.” Quang Dũng lại nhớ về những kỉ niệm của những đêm liên hoan. Nhịp điệu câu thơ hình như có cái gì nao nức, rộn rã: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ …………………………………. Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.” Cái dữ dội, hoang dã của thiên nhiên trong hai khổ thơ đầu như biến mất đi sau những kỉ niệm vui của đoàn quân Tây Tiến. Nét nghịch ngợm, vui tươi của những chàng thanh niên Hà Nội xúng xính trong xiêm áo giả làm con gái, cùng tiếng nhạc và vẻ e ấp giả vờ. Câu thơ với hai chữ “kìa em” vừa mang vẻ ngạc nhiên vừa mang nụ cười thoải mái của người chiến sĩ. Những kỉ niệm vui đó hẳn sẽ không quên trong lòng người cũng như vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Quang Dũng vậy. Cùng với sự vui tươi, người lính Tây Tiến còn sống với bản lĩnh lãng mạn, với tâm hồn giàu chất thơ, giàu cảm xúc của mình. Một dáng người trên độc mộc vào buổi chiều sương, một khóm hoa đong đưa trên dòng nước lũ… tất cả đi vào nhẹ nhàng cho cả đoạn thơ. Quang Dũng xa Tây Tiến nhưng khoảng thời gian ấy chưa lâu nên kỉ niệm Tây Tiến vẫn như nguyên vẹn. Nỗi nhớ “chơi vơi” trải khắp bài thơ nhưng cô đọng vẫn là ở nỗi nhớ về người lính Tây Tiến. Có lẽ người lính Tây Tiến, hình ảnh của họ đã ăn sâu tận trong máu thịt tác giả: “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Câu thơ đầu hoàn toàn tả thực về người lính kháng chiến, nổi tiếng bởi tên gọi “Vệ trọc”. Giữa rừng núi hoang sơ, nạn sốt rét là nạn mà người lính thường mắc phải. Sốt rét đến nỗi trọc cả đầu chỉ còn một vài sợi tóc lưa thưa đến nỗi da xanh xao “màu lá”. Bệnh sốt rét ác nghiệt như Chính Hữu đã từng mô tả: “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” Sốt rét là bệnh tiêu biểu thường gặp ở người lính khi Quang Dũng nói về điều này, tác giả còn muốn cho ta biết, người lính Tây Tiến sống như thế đấy! Họ s61ng đ46 chiến đấu với quân thù nhưng lại phải chiến đấu với cả gian khổ, bệnh tật nữa. Giữa bao nhiêu khó khăn người lính vẫn “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” Nét dữ tợn của người chiến sĩ Tây Tiến ở đây không làm nhạt đi tí nào hình ảnh người lính Tây Tiến trong ta. Bệnh tật, yếu đau tưởng chừng làm người chiến sĩ yếu đuối nhưng ta bất ngờ vì dáng vẻ “dữ oai hùm” của anh lính. “Dữ oai hùm” làm mất đi sự yếu đuối của “đoàn quân không mọc tóc” và của “quân xanh màu lá”, câu thơ trên giúp cho câu thơ sau tiếp tục: “Mắt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Đây chính là hai câu thơ tập trung nhất vẽ nên bức tranh người lính Tây Tiến và cũng là hai câu thơ hay nhất trong cả bài thơ. Người lính Tây Tiến sống với hình ảnh của quê hương Hà Nội, chiến đấu với tương lai trước mặt. Hai câu thơ vừa mang nét lãng mạn của người chiến sĩ vừa có nét hào hùng. Mắt người lính “trừng” nhưng không hề mang nét dữ tợn, đấy chỉ là quyết tâm của họ. Họ quyết tâm chiến đấu cho Tổ Quốc, đất nước, điều này là điều tâm niệm của mỗi người. Hai câu thơ trên đã có thời bị đưa ra chỉ trích cùng với bài thơ là buồn rớt, là bi quan, là tiểu tư sản. Đành rằng buồn; nhưng cái buồn ở đây không làm mất đi quyết tâm củangười lính Tây Tiến. Quyết tâm đánh giặc và lãng mãn phãi kết hợp hài hoà mới có thể taạ nên vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ một cách sâu sắc. Đây là điểm mà đã có một thời vì hoàn cảnh lịch sử, vì một lý do nào đó người ta đã quên đi hay cố tình quên đi. Người lính Tây Tiến chiến đấu cho ai? Mục đích của họ hướng tới là gì nếu không phải quê hương mà cụ thể là Hà Nội. Người lính mơ về Hà Nội, về người thiếu nữ Hà Nội thì chính những mộng mơ ấy đã tiếp sức mạnh cho người chiến sĩ sống và chiến đấu. Hai câu thơ chính vì thế lãng mạn mà rất hào hùng ! Người lính Tây Tiến gặp bao nhiêu gian khổ. Dọc con đường hành quân bao người đã ngã xuống vì gian khổ, vì khắc nghiệt của rừng núi, vì đau ốm bệnh tật và họ ngã xuống vì chiến đấu. “Rải rác biên cương mồ viễn xứ.” Câu thơ đọc lên nghe sao mà bi thảm quá. Bao người nằm lại nơi xa lạ không người qua lại, chẳng bao giờ về. Từ “rải rác” làm ta cảm giác người lính Tây Tiến ngã xuống, ngã xuống nhiều trong cuộc chiến đấu, làm ta cảm giác thấm thía cái lạnh khi những con người phải từ giã cuộc đời. Từ “viễn xứ” tạo nên sự xa xôi, lạnh lẽo của rừngnúi, gợi sự cô đơn của những người nằm lại. Câu thơ trầm xuống xoáy vào lòng ta nỗi buồn không thể thốt nên lời, ta tưởng chừng câu thơ sau sẽ không cất nổi mình, nhưng ngược lại: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Câu thơ lại nhẹ nhàng như không hề mang chút bi thảm của những nấm mồ viễn xứ. Câu thơ trước tạo nên cái “bi”, câu thơ sau tạo nên nét “tráng”. Cái không khí bi quan bíên mất, chỉ còn lại nét ngang tàng, chút thanh thản của người lính Tây Tiến. Bảo “chẳng tíêc đời xanh” là cách nói của người thanh niên tri thức Hà Nội nhưng cũng mang cả quan niệm về lí tưởng chiến đấu. Đâu phải họ không tiếc cho tuổi trẻ. Không phải “tuổi trẻ là mùa xuân” đó sao! Nhưng cao hơn cả tuổi trẻ họ còn có tự do, quê hương. Còn người hậu phương gởi gấm cả nỗi lòng cho họ. Đó là lí do tại sao người lính Tây Tiến chẳng tiếc đời xanh. Họ nằm xuống nhẹ nhàng: “Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Cách dùng từ “áo bào” làm câu thơ trở nên cổ kính hơn. Anh ra đi mãi mãi nhưng anh ra đi là cho lẽ sống của mình sống mãi nên cái chết của anh nhẹ nhàng như “về đất”. Hơn thế, có chăng Quang Dũng có lí khi dùng từ “về đất” ngoài ý giảm nhẹ sự đau thương ? Quang Dũng không muốn có bất cứ giọt nước mắt nào rơi trên thi hài người lính Tây Tiến. Người lính Tây Tiến sống lãng mạn, hào hùng thì chết cũng phải như vậy. Đấy chính là lí do tác giả có ý sử dụng từ cổ kính và nói theo lối nói của người lính Tây Tiến. Quang Dũng muốn rằng người lính Tây Tiến chiến đấu là cho quê hương thì sữ ra đi của họ là nhẹ nhàng, thanh thản: họ về với đất. Đất như người mẹ giang tay ôm đứa con yêu vào lòng và người chiến sĩ ngụ trong vòng tay mẹ. Như vậy anh hi sinh ở nơi xa nhưng linh hồn anh vẫn về bên đất mẹ. Câu thơ vì thế mất đi nét bi thảm vốn có. Anh chiến sĩ chết đi, quê hương ôm anh vào lòng, sông núi hát lên tiễn đưa anh: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Không hề có tiếng khóc giọt nước mắt tang thương. Chỉ có núi sông, đất mẹ chứng kiến cái chết của anh. Bóng dáng của anh hoà vào núi sông, hoà vào đất mẹ. Người lính Tây Tiến ra đi nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí congười. Hình ảnh người lính và những kỷ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và mỗi chúng ta. “Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi.” Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều mà ta lại quên đi nhưng có những tác phẩm chỉ bắt gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến! Hình ảnh người lính Tây Tiến lung linh ngời sáng với cả hào khí dân tộc!
7-ĐỀ RA: BÀI THƠ “SÓNG” CỦA XUÂN QUỲNH
“Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ…” Ố! Hoá ra không! Sóng ở đây đươc dùng như một hình ảnh ẩn dụ hay một về so sánh liên tưởng để diễn tả sự “dữ dội và dịu êm” của lòng người, của khát vọng tình yêu tuổi trẻ. Biển vẫn ngàn năm cồn cào, xáo động, dào dạt, không ngưng nghỉ, không đổi thay, vẫn trẻ trung và bất diệt thế. Ngực biển vẫn luôn rung nhịp đập phập phồng thuỷ triều. Điều này khiến nhà thơ không khỏi suy tư đến khát vọng tình yêu, tuổi trẻ của con người. Đời người là hữu hạn, nhưng tình yêu của con người thì mãi mãi trường tồn, bất diệt, trẻ trung, là mạch nguồn duy trì sự sống hết thế hệ này sang thế hệ khác, muôn đời như muôn nghìn lớp sóng kế tiếp nhau. Khát vọng tình yêu vượt qua thời gian, vượt qua khôn gian, là nhịp sóng dào dạt, bồi hồi của vô hồi vô hạn ngực trẻ. Lời thơ như một lời tâm sự giản dị mà thâm trầm, và nỗi niềm tác giả được bộc lộ. Đứng trước biển, nghĩ về mình, chị sẽ thể hiện điều chính yếu là khát vọng tình yêu của con người, chị phải mở lòng mình giữa biển trời bao la. Đến đây, có lẽ hình tượng sóng không đủ để nhá thơ giãi bày khát vọng của mình, chị muốn bộc bạch trực tiếp với nguời con gái – em – nhân vật trữ tình thứ hai xuất hiện: “Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?” Những lời thơ bình dị, chân thật như một lời tâm sự. Bao điều “em nghĩ”, “em nghĩ” ấy cứ dăng hàng kéo về như những đợt sóng nối tiếp nhau và thể thơ năm chữ dường như không ngắt nhịp đã chuyển tải thật đắc địa nỗi lòng ngày càng trào dâng ấy: “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”. Vẫn câu hỏi muôn đời của đôi lứa yêu nhau. Những câu hỏi dường như không có lời đáp. Điều bí ẩn khiến con người ta luôn khao khát lí giải, kiếm tìm. Nhưng đó cũng là điều giản dị của tự nhiên – chỉ tự nhiên trả lời được. Nó khiến tự nhiên linh thiêng, tình yêu linh thiêng. Có bao giờ người ta hết ngạc nhiên trước sự thẳm sâu của vụ trụ, của lòng mình ? Có bao giờ hết những bâng khuâng, trăn trở, khao khát kiếm tìm ở những trái tim yêu! Cũng bắt đầu từ hai khổ thơ 3 – 4 này, hình tượng sóng và em luôn luôn sóng đôi nhau, tuy hai mà một, lúc tan trong nhau, lúc nâng nhau lên như những con sóng gối nhau vỗ bờ không ngưng nghỉ, thể hiện khát vọng tình yêu cháy bỏng. Và bởi vậy, lời thơ ngày càng sôi nổi, âm điệu dập dồn. Những con sóng ngày càng trào dâng như tình yêu của em, thiết tha, mãnh liệt: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được… Nhịp sóng vang động cả bề sâu, về xa, bao trùm cả không gian, thời gian. Sóng không ngủ dù trong lòng sâu hay trên mặt nước, những con sóng dữ dội hay dịu êm, bộc lộ hay đằm sâu, nhưng đều là biển tràn dâng nỗi nhớ. Đọc những vần thơ ấy, không thể không nhớ đến Biển của Xuân Diệu, với làn sóng tình yêu biếc xanh – những nụ hôn nồng nàn của đất trời muôn đời dành cho bờ bãi – như tình yêu đắm say, mãnh liệt khôn cùng của tuổi trẻ. Và biết bao vần thơ khác nữa về nỗi biển nhớ dào dạt, cuồng si… Chỉ bốn câu thơ mà Xuân Quỳnh đã để lại cho điệp từ “con sóng” trở đi trở lại, vang ngân như một điệp khúc, kết hợp cùng thủ pháp đối khiến lời thơ ngập tràn tiếng sóng, lắng sâu vào lòng người đọc. Ngẫm về sóng để nghĩ, hiểu thêm mình, mượn sóng để nói lời tình yêu. Bởi vật nỗi nhớ của sóng cũng chính là nỗi nhớ của em, nỗi nhớ được nhân đôi càng cồn cào vời vợi: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”.
Không chỉ nói “em nhớ anh” mà sâu hơn là “lòng em nhớ đến anh”. Tiếng sóng biển dạt dào, khắc khoải khôn nguôi ấy cũng chính là tiếng sóng của lòng em đó! Sóng không ngủ ư ? Lòng em cũng luôn luôn thao thức, trở trăn nỗi nhớ. Nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, “xáo trộn cả thực và mơ”. Xưa nay, có tình yêu nào không được đo bằng nỗi nhớ?“Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa như ngồi đống than” Cha ông ta xưa đã diễn tả thật hay về nỗi nhớ tương tư của những trái tim yêu. Từ nỗi nhớ bồn chồn khó lí giải đến nỗi nhớ có hình có khối: “Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh, Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!” Thơ ca đã làm ngân rung những sợi tơ lòng đang đắm say yêu. Xuân Quỳnh đã góp thêm vào bản nhạc tương tư những sóng đàn thăm thẳm, dịu em mà nồng nàn, dữ dội.
Những suy tưởng trước con sóng nhớ bờ ấy khiến người co gái (em) đằm sâu hơn trong nỗi nhớ thuỷ chung của chính mình: “Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương”. Không còn em và sóng, chỉ còn em và anh với dấu nối tình yêu. Chỉ có con sóng lòng ngầm ẩn, không có con sóng thực. “Chỉ còn anh và em. Cùng tình yêu ở lại” (Xuân Quỳnh). Ta lại gặp thủ pháp đối ở đây và những lời bộc bạch chân thành, giản dị mà đinh ninh như một lời thề chung thuỷ. Lời thề ấy càng được khắc sâu bằng cách nói trái với lệ thường (xuôi Nam, ngược Bắc): “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam”
Dẫu có đi đâu về đâu giữa cuộc đời đầy biến động, dù đất trời có đảo lộn dữ dội đến đâu, em vẫn hướng về phương anh, chẳng đổi thay. Em luôn hướng về anh dù ở đâu, đi đâu, về đâu; như trăm ngàn con sóng kia luôn hướng về bờ cát dù ở muôn trùng khơi xa vời, cách trở. Cũng như hành trình đến bến bờ hạnh phúc, dù khó khăn gian khổ đến đâu thì với tình yêu thuỷ chung, nhất định con thuyền tình yêu sẽ vượt qua mọi thác ghềnh, cập bến bờ hạnh phúc! Lời thơ ở đây vẫn luôn chảy dạt dào theo mạch suy tưởng, vẫn trào dâng theo nhịp sóng: “Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng nhỏ Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”. Dường như những con sóng ấy, chở cả niềm tin, niềm hy vọng lớn lao vào tình yêu, hạnh phúc tràn đầy của trái tim ngươờ phụ nữ. Trái tim ấy đang đắm say yêu, đang chất chứa một khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt. Sang khổ thơ thứ 8, nhịp thơ chợt chùng lại, thấm đẫm suy tư: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa…” Nỗi ám ảnh thời gian thường bảng lảng trong thơ Xuân Quỳnh ngay cả khi chị nói về tình yêu, hạnh phúc lại in bóng xuống những dòng thơ này. Có biết bao nỗi niềm ngẫm ngợi sâu xa về đời người, thời gian, không gian, khát vọng tình yêu, khát vọng sống ở bốn câu thơ thấm đậm nỗi buồn ấy. Đời người là hạn hẹp, thời gian là vĩnh hằng, không gian vũ trụ thì vô tận… Còn con người, để đạt được sự vĩnh cửu hoàn thiện ấy chỉ có tình yêu, bởi chỉ có tình yêu là muôn đời trẻ trung, bất tử. Như sóng biển cồn cào không bao giờ ngưng nghỉ, nỗi khát vọng tình yêu mãi mãi bồi hồi trong lòng ngực thanh xuân. Xuân Quỳnh đã hơn một lần nói về điều này trong thơ mình.
8-Đề bài: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong “VỢ CHỒNG A PHỦ”
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỉ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta ko thể quên đc tp “Dế mèn phiêu lưu kí”- tp tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại nổi lên với tập truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ. Những năm gần đây người ta lại xôn xao nhớ đến Tô Hoài với tp “Cát bụi chân ai”… Cho đến nay, “Vợ chồng A Phủ” vẫn là cái mốc thách thức với chính Tô Hoài, truyện đc giải thưởng văn nghệ năm 1954-1955, một tp xuất sắc viết về đề tài miền núi. Truyện xoay quanh cuộc đời của Mị- 1 cô gái Mèo nghèo khổ, xinh đẹp, nết na được Tô Hoài xây dựng chân thực và sống động với sức sống tiềm tàng bất diệt. Thông qua sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, ngòi bút của Tô Hoài đã bộc lộ là 1 ngòi bút nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. Văn hào Nga Sêkhốp đã từng nói: “ 1 người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Tô Hoài là 1 nhà văn như vậy. a. Trước hết là phản ứng của Mị khi biết tin mình là con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra Như đã nói, Mị là 1 cô gái mèo xinh đẹp, nết na. Một người như Mị lẽ ra phải được sống cuộc đời hp, nhưng trái lại, cô đã khổ từ trong trứng nước. Ngày xưa khi cưới nhau đã ko có tiền, bố mẹ Mị đã phải vay của bố thống lí Pá Tra- tức ông của A Sử 10 đồng bạc trắng, mỗi năm fải trả lãi 1 nương ngô. Cho đến nay bố Mị đã già, mẹ Mị đã chết vậy mà món nợ ấy vẫn chưa trả được. Thống lí Pá Tra đến gạ bố Mị gả Mị cho A Sử con trai hắn làm con dâu gạt nợ. Biết vậy, Mị đã phản ứng lại ngay: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải ở nhà làm nương ngô trả nợ cho người ta. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đây chỉ là 1 câu nói bình thường nhưng đã toát ra cả 1 con người. Đó là con người có sức sống tiềm tàng bất diệt. Câu nói của Mị là 1 sự đánh tráo, đánh đổi: Mị thà ở nhà lao động cực nhọc trên nương rẫy để được sống 1 cuộc đời hp trong tự do còn hơn fải làm con dâu cửa nhà giàu, sống kiếp đời trâu ngựa, nô lệ. Sự đánh tráo, đánh đổi ấy chỉ có thể có được ở những con người mạnh mẽ, tự tin, biết quí trọng danh dự, nhân fẩm của chính bản thân mình. Có câu: “Thân gái như hạt mưa sa”, việc người con gai được sa vào cửa nhà giàu, đó là ước mơ, thậm chí còn là sự toan tính của nhiều người phụ nữ. Thế nhưng với Mị, 1 con người có sức sống tiềm tàng bất diệt thì Mị ko chấp nhận điều ấy bởi Mị hiểu rõ gia đình nhà Thống lí Pá Tra. Đó là nơi hang hùm nọc rắn, Mị hiểu rõ bản chất của cuộc hôn nhân gả bán này: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Rõ ràng chỉ là 1 câu nói giản đơn nhưng fần nào đã gợi mở cho người đọc thấy được ở Mị có sức sống tiềm tàng bất diệt. b. Mị toan tự tử: Mặc dù Mị phản ứng quyết liệt, Mị ko chấp nhận vào nhà thống lí Pá Tra thế nhưng Mị đang sống trong xã hội tiền quyền và thần quyền. Đó là xã hội phong kiến ở miền xuôi thế nên những người hiền lành nết na như Mị ko thoát đc. Mị bị bắt cóc, bị lường gạt về cúng trình ma nhà thống lí Pá Tra chỉ đợi ngày chết rũ xương ở đó. Biết được điều này “có đến mất tháng trời đêm nào Mị cũng khóc”. Mị ko chấp nhận cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra, ý định tự tử đã đến với Mị. Mị cầm nắm lá ngón trên tay về lạy chào cha để định quyên sinh. Nhưng khi về đến gia đình, Mị mới nhìn thấy rõ bi kịch gia đình mình, bố Mị nói như van xin trong làn nước mắt: “Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày mà chết rồi ko lấy ai làm nương ngô giả đc nợ người ta. Tao thì ốm yếu quá rồi. Ko đc, con ơi!” Sau khi Mị nghe những lời nói như van xin của cha, cô đứng trước 1 hoàn cảnh éo le, oái oăm, cay cực. Mị sống ko muốn, Mị chết ko xong. Tuy nhiên việc Mị đã đến ý định tự tử lại thể hiện sức sống tiềm tàng, điều đó phải chăng là nghịch lý? Mới nghe qua tưởng là nghịch lí nhưng ngẫm nghĩ lại trong hoàn cảnh của Mị đó lại là 1 điều hợp lí sâu sắc bởi vì Mị muốn chết như 1 con người còn hơn fải sống như 1 con vật. Mị muốn chết ngay 1 lần để đc làm người còn hơn fải sống cs chết dần, chết mòn, chết khô, chết héo, chết cả thể xác lẫn tâm hồn. Thế nhưng nếu làm theo sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng thì Mị fải trà đạp lên chữ “hiếu”, Mị ko thể giày xéo lên tình phụ tử. Vì chữ “hiếu” Mị đành vứt nắm lá ngón, gạt nước mắt quay trở lại nhà thống lí. Nhà thống lí Pá Tra ở Hồng Ngài chả khác nào thiên la địa võng, dấn thân vào đó là dấn thân vào chỗ chết, vào địa ngục trần gian. Biết đc điều này nhưng Mị vẫn chấp nhận vì thương cha. Đọc đến đây ta nhớ đến bi kịch của Thuý Kiều hơn 200 năm trước “bán mình chuộc cha”. Hôm nay bi kịch ấy lại đổ dồn lên đôi vai gầy của người con gái Mèo nghèo khổ. Giữa những năm đó, miền Bắc nước ta đang tiến lên CNXH nhưng ánh sáng của Đảng chưa rọi tới cs của những người vùng cao. Là 1 chiến sĩ trên diễn đàn văn chương, nói như HCM: “VH nghệ thuật là 1 mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Tô Hoài thông qua “vợ chồng A Phủ” đem ánh sáng của Đảng rọi lên kiếp đời thổ ti lang tảo ở bản Mèo để “cứu đất cứu Mường”. Bđầu từ đây Mị sống khác hẳn, Mị ko khóc như trước nữa. “Mị sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, như cái bóng, cái xác vô hồn trong địa ngục trần gian. Mị sống chẳng qua là kéo dài những ngày chưa chết đc, điều này đã được Tô Hoài thể hiện ngay ở mươi dòng đầu câu chuyện với những câu văn đầy tính tạo hình. Nhà văn đã dựng lên trước mắt chúng ta với sức sống tàn fai, mai một: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra…cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. c.Tất cả những gì tưởng đã chết trong lòng Mị thì bây giờ lại được hồi sinh, hồi sinh 1 cách chóng vánh khi mùa xuân đến. Phải nói rằng những trang viết về mùa xuân là những trang tuyệt bút của nhà văn Tô Hoài. Ta bắt gặp ở 1 nhà văn hiện thực lại có những trang văn lãn mạn. “Vợ chồng A Phủ” xứng đáng là 1 minh chứng cho lời nhận định: “Văn học VN gđoạn 45-75 có sự kết hợp hài hoà giữa 2 nhân tố hiện thực và lãn mạn”. Nhưng điều cta quan tâm hơn cả là ngòi bút tâm lí của nhà văn Tô Hoài khi mô tả sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng của Mị. Ông tỏ ra am hiểu những tâm lí phức tạp, âm thầm trong tâm hồn người fụ nữ:
Đầu tiên là sự thay đổi bên ngoài. Năm ấy mùa xuân về sớm hơn mọi năm. Tô Hoài mô tả những làn gió đem mùa xuân về trên khắp các bản làng. Những nương thuốc fiện đã nở hoa sặc sỡ, cả bản Mèo đều cuốn vào không khí của ngày hội. Trên những bản của người Mèo đó, trai gái đã mang váy áo ra fơi trên những mỏm đá trông sặc sỡ như những cánh bướm. Ban ngày trai gái mặc quần áo mới đến đánh quay, ném pao, tung còn,… Tất cả những hình ảnh này đã dội vào tâm hồn Mị- 1 tâm hồn khô cằn, nó làm cho sức sống của Mị bđầu có sự vận động, nó chẳng khác nào những nốt nhạc đầu tiên của bản nhạc tình ca thay đổi lớn sắp diễn ra trong lòng người đàn bà đã và đang fải chịu quá nhiều đau khổ. Kế đó là tiếng sáo đêm tình mùa xuân. Trong không gian tiếng hát, tiếng sáo, tiếng khèn lá, khèn môi của trai bản gọi bạn tình cứ réo rắt nhau đi hết quả đồi này sang quả đồi khác. Nó đánh thức dậy những bài hát lâu nay tiềm ẩn sâu trong tâm hồn Mị. Mị ngồi nhẩm lại những bài hát ngày xưa. Ngày xưa, Mị thổi sáo thật tài, chỉ cần uốn lá trên môi, cô thổi lá hay như thổi sáo: “Anh ném pao, Em ko bắt Em ko yêu, Quả pao rơi rồi”Hay: “Mày có con trai, con gái rồi, Mày đi làm nương
Tao chưa có con trai, con gái, Tao đi tìm người yêu” Nhưng điều đáng nói hơn cả là chính tiếng sáo ấy đã đánh thức dậy 2 tiếng “ngày xưa” từ trong lòng Mị. Kể từ ngày bước chân vào nhà thống lí Pá Tra, Mị sống cđời phi ko gian, phi thời gian. Thế giới của Mị là 1 căn buồng tăm tối, nhìn ra bên ngoài qua ô cửa mờ mờ, trăng trắng, ko biết ngày hay đêm, sương hay nắng. Khi 1 người ko nhận thức đc ngày, đêm, sương, nắng nghĩa là ko nhận thức đc ko gian và thời gian, cũng đồng nghĩa với sức sống của họ đang tàn fai, mai một. Hnay thì khác, thời gian đã trở về với Mị, thời gian ấy cho Mị thấy hiện tại quá khổ đau, quá khứ ngày xưa mới là hp. Thế là Mị luôn hướng về ngày xưa, hướng về quá khứ, muốn kéo dài quá khứ, muốn vớt vát quá khứ để bù đắp những cay đắng trong hiện tại. Mùa xuân năm ấy, khi sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy, nhà văn Tô Hoài rất khéo léo khi đưa bất cứ 1 hình ảnh nào đến với Mị thì hình ảnh ấy đều là chỗ dựa cho sức sống của Mị trỗi dậy. Nhất là bữa cơm tất niên trong gđ nhà thồng lí Pá Tra với hình ảnh của những người ốp đồng nhảy múa vui vẻ trong tiếng nhạc sinh tiền càng làm cho lòng Mị trở nên rộn ràng, náo nức. Niềm rộn ràng, náo nức ấy thực sự là nỗi thúc bách khi những người trong nhà thống lí mặc váy áo mới đi chơi. Như vậy, sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy, nó trở thành đòi hỏi bên trong muốn cất cánh ra bên ngoài. Rồi Mị lén lấy hũ rượu, Mị uống ừng ực từng bát, Mị uống như nuốt những tủi hờn, cay đắng vào trong ***g ngực. Mị uống như nuốt hiện tại khổ đau để trước mắt Mị giờ đây chỉ còn là quá khứ hp. Thế là Mị đang sống lại ngày trước với quãng đời thiếu nữ tự do, với hp trong mối tình đầu. Việc làm tiếp theo của Mị khi cô bước vào căn buồng tăm tối ấy là Mị xắn 1 miếng mỡ để vào trong đèn cho đèn sáng hơn. Đây ko còn là chi tiết sinh hoạt nữa mà nó trở thành 1 chi tiết có chiều sâu nghệ thuật bởi trước đây ko thiết sống nên căn buồng của Mị tăm tối, hôi hám, luộm thuộm, ẩm thấp, bẩn thỉu… Mị cũng chẳng bận lòng. Hnay thì khác, lòng yêu đời vừa mới trở về với Mị. Mị muốn đời mình fải sáng sủa hơn. Thế nên hành động Mị xắn miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho đèn sáng hơn cũng đồng nghĩa với việc Mị thắp lên ngọn lửa trong lòng mình. Mị thấy mình trẻ đẹp, Mị muốn đi chơi hội như bao người đàn bà có chồng khác ở Hồng Ngài. Mị chuẩn bị, sửa soạn đi chơi. Mị tìm cái váy hoa đẹp nhất của mình vắt tít trên vách. Khi 1 người đàn bà khổ đau sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, như cái bóng, cái xác vô hồn giữa địa ngục trần gian bỗng 1 hôm thấy mình trẻ ra, đẹp hơn, muốn ăn mặc đẹp, đó là dấu hiệu đầu tiên của sự tái xuân. Đó là lúc sức sống tiềm tàng trỗi dậy mạnh mẽ nhất trong lòng Mị. Thế nhưng sức sống ấy đã bị dập tắt ngay lập tức, A Sử đã vùi dập nó 1 cách fũ fàng, hắn trói Mị = 1 thúng dây đay từ chân lên đầu. Chưa bao giờ Mị lại cảm thấy nhục nhã như thế, sự so sánh đã bắt đầu xuất hiện trong Mị, Mị thấy mình ko bằng con trâu, con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra, khi mỏi còn đc đổi tàu, còn đc gãi chân, nhai cỏ, còn Mị khóc ko tự lau đc nước mắt. Cơ chừng sau lúc ấy sức sống tiềm tàng của Mị tắt hẳn. d. Sức sống tiềm tàng thêm 1 lần nữa trỗi dậy khi gặp A Phủ Cuộc đời của Mị sẽ cứ như thế cho đến chết nếu như Tô Hoài ko để cho Mị gặp đc 1 người. Người ấy đã tiếp cho Mị 1 sức mạnh vô cùng để 1 lần nữa sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy để giải thoát đời mình, giải thoát người cùng cảnh ngộ, đó là A Phủ. A Phủ bị trói, bị bỏ đói hàng tuần lễ giữa những ngày mùa đông đầy sương muối ở vùng cao. Đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa để hơ tay. Mị vẫn nhìn thấy A Phủ nhưng có lẽ sống lâu trong địa ngục trần gian, trong gia đình nhà thống lí mà việc đánh trói con người còn nhiều hơn cơm bữa nên lòng thương người của cô Mị nết na đã bị chai sạn, chai lì. Vẫn nhìn thấy A Phủ. Mị ko động lòng thương nhưng hnay thì khác. Chợt nghe thấy tiếng thở phì phì của A Phủ, Mị bất chợt nhìn sang và giật mình nhận thấy 1 chàng trai to khoẻ nhất bản giờ đây đã bị đánh đến tiều tuỵ, mặt sám lại, má hõm sâu, 2 con mắt trũng sâu đầy bóng tối. Và đúng lúc đó, 2 hàng nước mắt từ hai hố mắt lặng lẽ bò xuống hõm má. Mị cảm thấy ko thể đành lòng, niềm thương cảm chợt dâng lên trong lòng Mị, Mị nhớ đến mình ngày trước cũng bị trói, bị đánh như thế. Thương mình Mị lại thương người, Mị ném ra câu nói như thế này trong bóng tối: “Ta là thân đàn bà nó đã trình ma nhà nó chỉ đợi ngày chết rũ xương ở đây, người kia việc gì fải chết…A Phủ”. Khi 1 người đàn bà khổ đau, sống lầm lũi trong bóng tối bỗng 1 hôm ném ra câu hỏi như thế, đó là khởi đầu của sự nổi loạn. Sức sống tiềm tàng đã trỗi dậy thành sức mạnh, sức mạnh ấy đã biến 1 người đàn bà yếu đuối thành 1 người can đảm, biến 1 người nhẫn nhục trở thành 1 người fản kháng. Chưa bao giờ người đọc lại thấy Mị liều lĩnh như thế. Nghĩ đến cái chết Mị cũng ko sợ nữa, ý định cứu A Phủ đã đến với Mị trong khoảnh khắc Mị rút dao cắt dây trói cho A Phủ. Cho đến vòng dây cuối cùng được cắt đứt, A Phủ quỵ người xuống rồi lại quật người đứng dậy chạy băng băng vào trong bóng tối. Đến lúc này đây, Mị vẫn chỉ nghĩ đến việc cứu A Phủ. Đến khi A Phủ chạy xuống cái dốc, Mị nhìn lại thấy nguy cơ mình có thể bị chết thay vào đó, ý định tự cứu mình đã đến với Mị, Mị nói: “A Phủ! Cho tôi đi!”. Đây là 1 câu nói của lòng ham sống trong giờ fút nguy cấp để giải thoát đời mình. Thế là 2 người nô lệ giải thoát cho nhau, nương tựa vào nhau, trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Việc Mị giải thoát cho A Phủ có thể coi như 1 chiếc bản lề khép mở 2 thế giới. Nó khép lại TG tăm tối với kiếp sống trâu ngựa, nô lệ ở Hồng Ngài, đồng thời nó mở ra TG mới- TG tươi sáng ở phía Phiềng Sa. Với hành động này của Mị, nó đã đưa “vợ chồng A Phủ” trở thành tp bản lề trên diễn đàn văn chương VN. Nó khép lại những hạn chế của 1 dòng văn học hiện thực fê fán 1 thời. Nó mở ra 1 hướng đi mới cho VH kháng chiến và đây nó trở thành mốc thách thức của chính nhà văn Tô Hoài. Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ đã gặp được ánh sáng của Đảng, gặp được cán bộ CM A Châu. Và 2 người đã tham gia CM, chỉ có CM mới soi sáng được kiếp người trâu ngựa, nô lệ. Và cũng chỉ có Mị và A Phủ mới là những người cách mạng trung kiên. Nói như nhà thơ Tố Hữu:“Đời CM từ khi tôi đã hiểuDấn thân vô là fải chịu khổ nhiềuLà gươm kề cổ, là súng kề taiLà thân sống chỉ coi còn 1 nửa” “Vợ chồng A Phủ” mô tả quá trình bừng thức, vùng lên của kiếp sống nô lệ này. Ngòi bút của Tô Hoài đã thể hiện là ngòi bút nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. Và “vợ chồng A Phủ” mãi là bài ca ca ngợi tự do, lòng yêu đời.
9-ĐỀ RA: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRÀNG TRONG “VỢ NHẶT” CỦA KIM LÂN
Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim – một nhà văn hiện thực có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thuỷ” ấy.Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay ngay vào viết tác phẩm Xóm ngụ cư khi hoà bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn Vợ Nhặt ra đời. Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ Nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã có công khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ. Trong một lần phát biểu, Kim Lân đã từng nói “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm.Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới cuộc sống, vẫn hi vọng, vẫn tin tưởng vào tương lại.Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết.
Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống “nhặt vợ” tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt chúng ta một không gian đói thật thảm hải ,thê lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống người chết, những bón ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng khóc hờ và tiếng gào thét gửi gắm trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phấp phới cùng đám người đói phá kho thóc của Nhật ở cuối thiên truyện. Có thể nói rằng Kim Lân đã thực sự xuất sắc khi dựng lên tình huống “nhặt vợ” của anh Tràng. Tình huống ấy là cánh của khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bồng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỉ hơn là vị tha và người ra rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ. Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại ở các nhân vật anh ** Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước “xác người chết đói ngập đầy đường”, “người lớn xanh xám như những bóng ma”, trước “không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi gây của xác người”, từng ớn lạnh trước “tiếng quạ kêu gào thảm thiết” ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và của người vợ Tràng nữa.
Một thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng, một con người – thân xác vạm vỡ, lực lưỡng ấy dường như ngờ nghệch thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp. “Cái đói đã tràn vào xóm tự lúc nào”, vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuọc đời phía trước mình ra sao. Tràng đã thật liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng. Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa một ao ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phơ tầm phào cho vui nhưng điều ấy khong hề mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ. Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã “sờ sợ”, “ngờ ngợ”, “ngỡ ngàng” như không phải nhưng chính tình cảm vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tình. Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cọc cằn, Tràng đã sớm thay đổi trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc ấy dường như một cái gì đó “ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có một bàn tay vuốt nhẹ sống lưng”.Tình yêu , hạnh phúc ấy khiến “trong một lúc Tràng dường như quên hết tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày qua”. Và Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ nhưng rất hợp logíc. Những thay đổi ấy không có gì khác ngoài tâm hồn đôn hâu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao? Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng không là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một người con có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm múôn một cảnh gia đình hạnh phúc. “Hắn thấy yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng”, “hắn thấymình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này”. Hắn cũng xăm xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa. Hành động cử chỉ ấy của Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự chuyển biến lớn. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hoà thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng về hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ thay đổi khi hắn nghĩ đến đám người đsoi và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời hắn, của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế. Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người . Đêm tố íây rồi sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng cuộc sống tự dong đang ở phía trước sức mạn của thời đại. Một lần nữa, Kim Lân không ngần ngại hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình. Người vợ nhặt làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nèn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác, u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên. Từ con người chao chát chỏng lọn đến cô vợ hiền thục, đảm đang là một quá trình biến đổi. Điều gì làm thị biến đổi như thế? Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo khôgn Tràng về chỉ qua bốn bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm phào cảu Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kếin đã bóp nghẹt quyền sống của con người. Thị xuất hiện không tên tủoi, không quê quán, trong tư thế “vân vê tà áo rách bợt bạt”, điệu bộ trông thật thảm ahị nhưng chính con người ấy lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, sinh khí ấy chỉ có được trong con người thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng cao cả vào sự sống vào tương lai. Thị được miêu tả khá ít song đó lại là nhân vật không thể thiếu cho tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh ** Tràng ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ, cùng cực. Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân vật này để góp thêm tiếng lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin vào cuộc đời phía trước trong những ngày con người đói khổ ấy. Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng ở tương lại, niềm tin vào hạnh phúc , vào cuộc đời người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét đẹp độc đáo vô cùng : tình cảm, ước vọng ở cuộc đời lại được tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ bút pháp m iêu tả tâm lý nhân vật. BÀ cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này, tác phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt nhân vật bà cụ Tức vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng ta tấhy rõ hơn ánh sáng cảu tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng thế, các nhà văn múôn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường đặt nhân vật ấy vào tình thế căng thẳng. Ở đso dĩ nhiên phải có sự đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay trong chính nội tâm của mỗi nhân vật ấy. BÀ cụ Tứ là một điển hình. Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức ngươờ mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà lâu nay và có lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã “cúi đầu nín lặng”. Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hoà lâẫ vào nhau khiến bà thật căng thẳng. Sau khi thấu hiểu mọi điều bà nhìn cô con dâu đang “vân vê tà áo rách bợt bạt” mà lòng đầy xót thương. Bà thiết nghĩ “người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ”. Và thật xúc động, bà cụ đã nói , chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng “Thôi , chúng máy đã phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng”. Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi mình đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết. Nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là một vật cản lớn. Đói rét thật nhưng trong lòng bà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho chính bản thân mình. Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đang giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt.
10-ĐỀ RA: PHÂN TÍCH TP “RỪNG XÀ NU” CỦA NGUYỄN TRRUNG THÀNH
Làng văn xuôi Việt Nam hiện đại có lẽ không ai gắn bó với Tây Nguyên bằng Nguyễn Trung Thành – bút danh khác là Nguyên Ngọc. Ông có mặt ở Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Có lẽ chính sự gắn bó này đã khiến Nguyễn Trung Thành trở thành nhà văn tiên phong đưa Tây Nguyên đến với văn chương hiện đại và đưa văn chương đến Tây Nguyên. Trong các tác phẩm của ông, nổi trội hơn cả là truyện ngắn “Rừng xà nu” kể về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Nổi bật lên là hình ảnh Tnú. Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của cụ Mết – già làng – bên bếp lửa nhà ưng trong một đêm anh được phép về thăm làng sau ba năm đi bộ đội.
“Rừng xà nu” là truyện ngắn viết năm 1965, xuất bản lần đầu tiên trong Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng trung Trung bộ số 2 năm 1965. Sau in lại trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Đây là tác phẩm xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng cho sức sống dẻo dai, tinh thần bất khuất của nhân dân Tây Nguyên thông qua nhân vật Tnú.
Tnú là một người dân làng Xô Man với hoàn cảnh đặc biệt: mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được người làng Xô Man nuôi nấng, đùm bọc, tuy nghèo khổ nhưng tâm hồn Tnú rất trong sáng. Cụ Mết từng nói: “Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Số phận Tnú cũng rất đáng thương khi vợ con anh bị giặc giết hại ngay trước mắt, bản thân Tnú cũng hai lần bị giặc bắt, tra tấn, hành hạ. Đó cũng là số phận chung của người làng Xô Man và của cả Tây Nguyên sống dưới thời Mĩ-Diệm. Cụ Mết kể: “Từ ngày thằng Mĩ-Diệm đến rừng núi này, không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng”. Chúng đàn áp, khủng bố, gây ra biết bao cảnh đau thương cho dân làng. “Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”. Chúng tra tấn mẹ con Mai đến chết. Tất cả cũng chỉ là vì mục đích dập tắt ngọn lửa cách mạng đang bùng cháy trong mỗi con người làng Xô Man, nhất là Tnú.
Tnú không dễ dàng bị khuất phục. Ngay từ lúc còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra bản lĩnh, gan góc. Khi học chữ với Mai, Tnú học chậm, thua Mai. Tnú tức giận “đập bể cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết. Cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng”. Mặc dừ chứng kiến cảnh dân làng bị giết hại dã man nhưng Tnú không hề sợ hãi mà còn tiếp bước những người đi trước phục vụ cách mạng. Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm. Tnú thật sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ ít khi phục kích ở chỗ nước chảy xiết nên “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang”. Khi bị phục kích, Tnú nhanh trí nuốt lá thư bảo vệ bí mật cho cách mạng. Trở về sau ba năm bị giặc bắt, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, được tôi luyện qua nhiều thử thách. Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng. Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí đứng lên chống giặc.
Hình ảnh Tnú hiện lên thật đẹp, thật kiên cường qua những lần chiến đấu với kẻ thù. Khi bị bắt, Tnú chẳng hề tỏ ra lo sợ mà chỉ băn khoăn khĩ đến việc chung, nếu anh chết thì “Ai sẽ lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc?”. Anh tiếc rằng “không sống được đến ngày cầm vũ khí đứng dậy với dân làng”… Bọn giặc tra tấn Tnú rất tàn độc, chúng đốt mười ngón tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu. Nhưng Tnú không hề kêu lên, Tnú nhớ lời anh Quyết: “Người Cộng sản không thèm van xin…” Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng – ngọn lửa chiến đấu mãnh liệt thiêu cháy kẻ thù. Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng hét ấy như khơi dậy cao độ lòng căm thù giặc của cả buôn làng. Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất.
Tnú còn một lòng trung thành với Cách mạng, luôn hướng về Đảng, vể tự do dân tộc. Bọn giặc tra tấn mẹ con Mai dã man nhưng Tnú không xông ra ngay vì không muốn mắc mưu thằng Dục, không muốn phong trào cách mạng ở buôn làng không có người lãnh đạo để rồi tan rã. Tnú cắn răng chịu đựng, cố vượt qua nỗi bi kịch cá nhân mình, đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết dù anh rất yêu thương vợ con. “Ở chỗ hai con mắt anh bây gời là hai cục lửa lớn”.
Một con người gan góc ấy tưởng chừng đã chai lì cảm xúc, nhưng Tnú lại là một người giàu tình thương. Khi bản năng yêu thương đã đạt mức tột cùng, nó cho Tnú cam đảm “nhảy xổ vào giữa bọn lính” mặc cho “tiếng lên đạn lách cách quanh anh”. Hai cánh tay như hai cánh lim rộng của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai, Tnú ấy thân mình bảo vệ cho vợ con. Nhưng rồi Tnú cũng không cứu sống được vợ con mình. Đó chính là nỗi bi kịch của bạn thân Tnú. Đó là một phần động lực để Tnú cầm súng lên đường với mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt trả thù cho vợ con, cho quê hương, bản làng mà anh yêu quý.
Ba năm đi giải phóng quân, Tnú lúc nào cũng nhớ về bản làng. Tnú nhớ thằng bé Heng, “ngày anh ra đi, nó chỉ mới đứng đến ngang bụng anh” mà nay nó đã “vác một khẩu súng trường Mát. Ra vẻ một người lính thực sự”. Tnú nhớ về một cụ Mết “ngực căng như cây xà nu lớn” qua bao năm vẫn “quắc thước như xưa”. Tnú nhớ về cô bé Dít ngày nào nay đã làm Bí thư Chi bộ… Hình ảnh mỗi người làng Xô Man đều in đậm trong Tnú, đó là tình yêu quê hương, tình yêu buôn làng tha thiết. Tnú chấp nhận mọi khổ đau, bất chấp mạng sống của mình bảo vệ làng, để dân làng thấy được lẽ phải, để buôn làng sống trong ấm no, tự do. Ngày về làng gặp Dít, Tnú “không ngờ Dít lớn lên lại giống Mai đến thế”. Hình ảnh người vợ đã ngã xuống mãi trong lòng Tnú và chắc hẳn rằng Tnú sẽ còn mang theo nó đến hết cuộc đời mình.
Tnú còn là một người chấp hành kỉ luật rất nghiêm. Dù xa làng bao năm, nhưng Tnú không bao giờ tự ý bỏ về thăm làng. Cấp trên chỉ cho về phép một đêm nhưng trong sự lưu luyến của dân làng, sáng hôm sau Tnú lại lên đường trở về đơn vị.
Là hình ảnh đại diện cho dân làng Xô Man, cho người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ta có thể thấy ở Tnú hội tụ đủ những tố chất của một anh hùng dân tộc: gan góc, táo bạo, dũng cảm và giàu lòng yêu thương. Nguyễn Trung Thành đã rất thành công trong việc xây dựng hình tượng hình ảnh người anh hùng lí tưởng. Tnú như một cây xà nu chắc khoẻ, dẻo dai. Vừa là nguyên mẫu mang những vẻ đẹp ngoài đời, nhưng Tnú cũng vừa mang những vẻ đẹp của một anh hùng sử thi Tây Nguyên như Đăm Săn, Chi Bri – Chi Brít. Cũng qua tác phẩm và hình ảnh Tnú, tác giả đã nêu lên một chân lí tất yếu thông qua lời phát ngôn của cụ Mết “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó chính là tư tưởng chủ đạo trong đường lối cách mạng của Đảng, của dân tộc ta.
Bằng hình tượng nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của dòng máu, tính cách núi rừng Tây Nguyên. Qua đó, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc, một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng thêm hiểu và thêm trân trọng Tây Nguyên vốn được koi là vùng đất “rừng thiêng nước độc” với biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý. Họ cũng chính là hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho con người Việt Nam thời chống Mĩ.
CHÚC CÁC EM THI ĐẠT KẾT QUẢ TỐT!
:: Các tin khác
THỜI KHÓA BIỂU HỌC KỲ I Năm học 2023-2023 Áp dụng từ 4/10/2023 (01-10-2023 09:15:36)
Mã QR code là gì? (28-09-2023 15:50:36)
TÓM TẮT NHANH LỊCH SỬ VIỆT NAM (28-09-2023 09:16:56)
TÓM TẮT LỊCH SỬ HOA KỲ (28-09-2023 08:46:35)
CHUYỂN ĐỔI SỐ với Ngành Nông nghiệp. Còn CHUYỂN ĐỔI SỐ với Ngành Giáo dục thì sao đây? (20-09-2023 10:09:22)
Bộ GD-ĐT giảm tải chương trình cấp THCS và THPT (17-09-2023 17:15:39)
CHÚC MỪNG SINH NHẬT (17-09-2023 10:40:41)
VÌ SAO TRÁI ĐẤT LÀ HÀNH TINH DUY NHẤT CÓ SỰ SỐNG? (17-09-2023 10:36:56)
Hướng dẫn day học trực tuyến (16-09-2023 11:22:46)
THỜI KHÓA BIỂU HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2023 (07-09-2023 15:19:59)
BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM TRONG LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC MỚI (05-09-2023 02:19:11)
THẾ GIỚI LOÀI CHIM THÔNG MINH (03-09-2023 17:08:37)
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. (28-08-2023 13:56:39)
TIN MỪNG VỀ VIỆC UBND TP ĐÀ NẴNG TẶNG BẰNG KHEN CHO TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG. (27-08-2023 17:49:13)
DANH SÁCH 7 LỚP 12 NĂM HỌC 2023-20232 (27-08-2023 16:49:43)
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 11 NĂM HỌC 2023-2011. (26-08-2023 10:47:24)
DANH SÁCH HS LỚP 10 Năm học 2023-2023 (26-08-2023 10:32:05)
Kết quả sau khi Thi lại Khối 10 và 11 năm học 2023-2023. (25-08-2023 11:30:08)
Hướng dẫn GV soạn giáo án điện tử và học sinh học bằng CNTT trên lớp của trường THPT Quang Trung năm học 2023-2023. (25-08-2023 10:35:50)
DANH SÁCH LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2023 CHÍNH THỨC (19-08-2023 10:06:39)
Giới Thiệu Biển Mỹ Khê Đà Nẵng
GIỚI THIỆU BIỂN MỸ KHÊ ĐÀ NẴNG
Vị trí địa lý biển Mỹ Khê Đà Nẵng ? Biển Mỹ Khê Đà Nẵng nằm ở đường nào? Bãi biển Mỹ Khê cách Đà Nẵng bao xa?
Bãi biển Mỹ Khê nằm ở ngay gần với khu vực trung tâm của thành phố Đà Nẵng, đi qua cầu quay Sông Hàn, rồi đi thẳng đường lớn Phạm Văn Đồng khoảng 1,5 km, ngay phía trước là dải bờ biển Mỹ Khê xinh đẹp và quyến rũ.
Bãi biển Mỹ Khê dài bao nhiều?
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài 900. Bãi Biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh.
Thời điểm phù hợp nhất khi đi du lịch biển Mỹ Khê –
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Biển Mỹ Khê vẫn nằm trong khối không khí Bắc Trung Bộ nên để đi du lịch hợp nhất là vào mùa hè. Tức là vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch, đây là thời điểm đẹp nhất để bạn có thể đi du lịch biển Mỹ Khê.
Nếu có dịp tới đây thì bạn nên tránh thời điểm có quá đông khách du lịch, như dịp lễ. Bạn nên chọn thời điểm du lịch vào những tháng 6, 7 cũng rất phù hợp mà không có quá đông khách.
Phương tiện và cách di chuyển tới Biển Mỹ Khê –
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Có 2 cách di chuyển chính để bạn đến bãi biển Mỹ Khê nhanh nhất
Tuyến thứ nhất dài 6,9km: từ sân bay quốc tế Đà Nẵng bạn đi về hướng Nam phía đường Duy Tân. Di chuyển thẳng trên đường Duy Tân, qua các nút giao thông đến cầu Trần Thị Lý, qua cầu Trần Thị Lý đến vòng xuyến đi theo lối thứ hai vào đường Nguyễn Văn Thoại, sau đó rẽ trái vào đường Võ Nguyên Giáp tại nhà hàng Cua Đỏ, đi thẳng 1,1km nữa là đến bãi biển Mỹ Khê.
Tuyến thứ hai dài 4,8km: từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi theo đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Rồng, đi qua cầu Rồng đến đường Võ Văn Kiệt. Tiếp đó, đến đường Võ Nguyên Giáp rồi rẽ trái vào Trường Sa/Võ Nguyên Giáp đi tiếp 70m là đến biển Mỹ Khê Đà Nẵng.
Đà Nẵng cung cấp đầy đủ phương tiện cho bạn có thể di chuyển đến bãi biển Mỹ Khê một cách thuận tiện nhất có thể.
Taxi
Đây là phương tiện thông dụng ở Đà Nẵng. Các bài tài xế ở đây khá thân thiện và đặc biệt không có tình trạng “chặt chém” du khách. Chi phí cho phương tiện này tùy vào từng hãng taxi, chi phí dao động taxi 4 chỗ 9.000 – 10.000đ/km, 10.000 – 12.000đ giá mở cửa cho taxi 7 chỗ.
Taxi Mai Linh: 0236.3.56.56.56
VinaSun Green Taxi: 0236.3.68.68.68
Taxi Hàng Không: 0236.3.27.27.27
Taxi Sông Hàn: 0236.3.72.72.72
Taxi Tiên Sa: 0236.3.79.79.79
Xích lô
Nếu muốn ngắm cảnh đường phố và thong dong thư thái thì bạn đừng quên còn lựa chọn xích lô hoặc xe ôm.
Giá: khoảng 30.000đ/giờ.
Bus
Đây là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi tiết kiệm chi phí tối đa. Bạn sẽ đón tuyến số 1 đi từ bến xe Đà Nẵng đến Hội An thì bạn có thể xuống tại điểm biển Mỹ Khê.
Ngoài ra, nếu sử dụng dịch vụ đặt phòng của chúng tôi bạn sẽ được xe đón miễn phí từ sân bay tới khách sạn.
Những khu vực tắm an toàn, phù hợp ở biển Mỹ Khê –
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Bãi tắm công viên trung tâm Phạm Văn Đồng: Bãi tắm này nằm ngay ngã ba đường Phạm Văn Đồng, cắt tuyến đường ven biển từ Sơn Trà đến Điện Ngọc đi Hội An. Bãi tắm khá nhỏ gọn vì chỉ phục vụ cho hoạt động công viên.
Bãi Tắm T20-T18: Đây là bãi tắm được hình thành sớm nhất, do vậy du khách đến đây thường biết đến là bãi tắm Mỹ Khê đầu tiên. Bãi tắm gần với khu du lịch Non Nước, nơi đây đã từng tổ chức giải lướt sóng quốc tế. Bờ cát ngắn, biển sâu và thường có sóng lớn rất thích hợp cho các bạn trẻ thích cảm giác mạnh.
Bãi tắm 1-2-3: Đây là bãi tắm quy hoạch của thành phố và là bãi tắm chính của Mỹ Khê, ở đây được đầu tư hoàn chỉnh các địa điểm gửi xe, gửi đồ, tắm nước ngọt, ăn uống giải khát, cứu hộ bãi biển, vệ sinh môi trường. Bãi tắm có bờ cát rộng và dài, bờ biển thoai thoải, ít sóng. Nếu bạn có trẻ em hay người già thì nên tắm ở bãi này, vừa thoải mái chơi đùa lại không lo sóng lớn.
Ăn gì ở bãi biển Mỹ Khê ?
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Đến bãi biển Mỹ Khê bạn không thể bỏ qua các món đặc sản bên dưới:
Bánh Nậm Mỹ Khê: Đây là món ăn đặc trưng xứ Huế, nhưng khi vào với Mỹ Khê – Đà Nẵng lại mang một phong vị khác rất độc đáo. Bánh được làm từ bột gạo nên rất an toàn cho người già và trẻ nhỏ, cũng là món ăn yêu thích khi du lịch Mỹ Khê.
Mì Quảng Túy Loan: Du lịch biển Mỹ Khê, bạn sẽ thấy có rất nhiều cửa hàng treo bảng mì Quảng, đây là món ăn được công nhận là đặc trưng nhất của hai vùng Quảng Nam – Đà Nẵng. Nổi tiếng nhất là mì Quảng Túy Loan, đây cũng được công nhận là đặc sản Đà Nẵng.
Rong biển Mỹ Khê: đây là đặc sản Đà Nẵng làm quà rất phù hợp. Rong biển Mỹ Khê có dạng sợi đen và dài, ngâm nước sẽ nở ra to, có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, làm các món canh hoặc chè.
Đặc biệt đối với thành phố biển thì việc thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon do chính tay thực khách chọn quả là điều đáng trải nghiệm. Phố hải sản ven biển có rất nhiều nhà hàng khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu thưởng thức của các thực khách và đặc biệt không có tình trạng “chặt chém”.
Nhà hàng Syrena Đà Nẵng
Nhà Hàng Syrena Đà Nẵng (Ảnh: ST)
Địa chỉ: 1C-1D Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Giờ phục vụ: 8h – 22h mỗi ngày
Giá: từ 200.000 – 1.650.000đ
Đặc điểm: Syrena là nhà hàng hải sản cao cấp, có khuôn viên rộng khoảng 1.000m2 nằm trên bãi biển Mỹ Khê
Nhà hàng Cá Voi Xanh
Địa chỉ: 5-6 Hoàng Sa, phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Giờ phục vụ: 10h – 22h mỗi ngày
Giá: 15.000 – 360.000 VND
Đặc điểm: Với lợi thế nằm lọt thỏm giữa thảm cây xanh, không gian lộng gió biển, thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển, nhà hàng Cá Voi Xanh luôn được các thực khách yêu thích chọn làm điểm hẹn hò, thư giãn cùng gia đình.
Nhà hàng hải sản San Hô
Địa chỉ: Lô 12-13 Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng
Đặc điểm: Nhà hàng hải sản San Hô tọa lạc trên bãi biển Mỹ Khê, view hướng biển, không gian thoáng, rộng, thiết kế đẹp, độc đáo.
Quán hải sản Bé Anh
Địa chỉ: đường Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Vị trí: đi hết đường Phạm Văn Đồng về hướng biển, gặp đường Võ Nguyên Giáp ven biển, quẹo phải, đi thêm một đoạn sẽ đến quán, kế bên khách sạn À La Carte Danang Beach.
Giờ phục vụ: 16h – 23h mỗi ngày
Giá: 100.000 – 500.000đ
Đặc điểm: Không gian quán rộng, thoáng mát, thực đơn chủ yếu là hải sản chế biến các kiểu hấp, nướng, chiên, hoặc theo yêu cầu khách. Hải sản ở quán nổi tiếng tươi, và chất lượng. Món ngon nhất của quán là vẹm nướng mỡ hành, rất thơm và rất ngon.
Quán hải sản Bé Mặn
Địa chỉ: Lô 14, Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Giờ phục vụ: 9h – 23h mỗi ngày
Giá: 50.000 – 1.500.000đ
Đặc điểm: Quán Bé Mặn nổi tiếng khắp Đà Nẵng bởi có không gian rộng, thoáng, cực kỳ đông khách mỗi đêm, và hải sản tươi, ngon, chất lượng, được chế biến phong phú. Mặc dù quán đông, nhưng nhân viên phục vụ nhanh và nhiệt tình. Giá các món ở đây khá bình dân
Khách sạn, resort Đà Nẵng gần bãi biển Mỹ Khê –
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Một kinh nghiệm du lịch biển Mỹ Khê khi đặt phòng khách sạn, là nên đặt phòng trực tuyến trước chuyến du lịch, để bạn có thể dễ dàng lựa chọn được phòng đẹp, view nhìn ra biển và được nhận rất nhiều ưu đãi lớn như dịch vụ của FunaGo, bạn không cần đặt tiền trước mà khi đến nơi bạn mới phải trả. Tham khảo trang web đặt phòng khách sạn Biển Mỹ Khê uy tín
Thơ hãy về biển Mỹ Khê –
Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Biển Mỹ Khê còn là niềm cảm hứng bất tận cho các nhà văn nhà thơ với những bài thơ đi vào lòng người, giới thiệu được vẻ đẹp của biển Mỹ Khê
Đến thăm Đà Nẵng chiều nay
Mỹ Khê quyến rũ đắm say lòng người
Xa khơi vài cánh buồm trôi
Một màu xanh ngắt biển trời hoà nhau.
15-04-16 – Nguyệt Quỳnh
Giá vé biển Mỹ Khê – Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Biển mỹ khê không thu vé tham quan. Bạn chỉ tốn vé gửi xe và các khu vực nhà tắm
Biển Mỹ Khê về đêm – Giới thiệu biển Mỹ Khê Đà Nẵng
NẾU BẠN MUỐN ĐẶT TOUR VUI LÒNG LIÊN HỆ 0905 79 31 38 HOẶC 01659 152 000
FunaGo – Find Your Smile ! Hotline: 0905 79 31 38 – 01659 152 000 Fanpage: https://www.facebook.com/funago/
FunaGo Chúc quý khách có một kỳ nghĩ thật vui vẻ !!!
Rate this post
ĐẶT TOUR ONLINE TẠI ĐÂY
Những Bài Thơ Về Thơ Về Đà Nẵng Hay Nhất
Có những bài thơ nào hay về Đà Nẵng nhỉ?
Những bài thơ về thơ về Đà Nẵng hay nhất
1. Đà Nẵng
Đà Nẵng gió cứ mặn vào tôi thêm nắng lửa táp trên cát trắng bóng núi xưa lặng yên vịnh biển mây ba chiều vào phố sông xanh
Đà Nẵng cho tôi tìm thấy tên mình trong hạt bụi khớp xương mùa hạ cọng rêu chết khô trên ghềnh đá cỏ lông chông lăn ngược hướng con tàu
Hồn tôi có sóng biển bọt ngàu bến cảng lạnh dưới đường chim thả cánh hẻm phố giấu hoa bìm dại tím thao thức thần linh cổ viện Chàm
Bông lau trắng mây mù Hải Vân chiều khuyết vào mảnh trăng khói sóng nụ cười mùa thu cánh chim chớp sáng dấu chân hoàng hôn đỏ bãi Tiên Sa
Đà Nẵng buồn vui cất trong mấy ngôi nhà như một thứ gia tài truyền kiếp cuộc đời tôi ở riêng một góc biển xanh mở rộng mơ màng
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi viết về Đà Nẵng, với những địa danh nổi tiếng như: đèo Hải Vân, bãi Tiên Sa,… tác giả đã phát họa được một Đà Nẵng với biết bao nhiêu màu sắc cùng với đó là “biển xanh mở rộng mơ màng”.
2. Đà Nẵng – gương mặt người, gương mặt biển
Anh nói về một thành phố biển khơi Mưa tháng giêng rập rờn chim én Vịnh biển lặng như tấm gương xanh biếc Ngũ Hành Sơn cẩm thạch đá hoa vân Cánh phượng bay trên cát trắng Cửa Hàn Núi Sơn Trà sóng vỗ vào bán đảo Những bà má, muối mồ hôi đọng áo Bóng đổ dài trên bãi nghiêng nghiêng Vị cá nồng, lấp lánh tảng đường thơm Thành phố nắng, nụ cười trong gió mặn
Mấy mươi năm rừng sâu xa cách biển Đà Nẵng ơi, thành phố đã ra sao Ngày lũ lính “cổ da” bước xuống cầu tàu Chân rầm rập trong điệu kèn ma quỷ Chưa bao giờ đất dị hình đến thế Ngàn mắt mìn điện tử dưới rào gai Trong mù trời cánh quạt trực thăng quay Thành phố ra sao, gương mặt người và biển? Những con tàu ố hoen khói súng Những vành đai trơ trụi thuốc khai quang Những bin-đinh ánh điện tím bầm Moóc phin trắng nuôi cơn mê dã thú Rượu sủi bọt rót vào nỗi sợ Bên lề đường bao trẻ con lai Tờ Playboy trâng tráo những nụ cười Sẽ ra sao em, em gái nhỏ Mi-ni-giuýp và mái đầu rối xoã Nét son nhoè như máu đỏ trên môi Chúng tàn phá cỏ cây, bôi xoá mặt người Còn nguyên không, vườn mẹ, cây mai Bầy chim én có về bên giếng Bộng Hoa trìu mến mảnh mai như chấm nắng Như thơ ca như kỷ niệm của người Như tình yêu dưới bom đạn ngút trời Có sống nổi những mùa hè tàn khốc? Nhưng tình yêu chẳng bao giờ khuất phục
Chúng biến đây thành một cư xá lớn Cho lính viễn chinh, biệt kích, quân dù Quân cảng và sân bay cho tội ác trở về Một kho hậu cần, một chợ áp phe Và ngục tối cho những người chống lại Nhưng đêm đêm, giặc rùng mình run rẩy Sau mỗi lùm cây, cánh cửa, góc đường Gương mặt người vẫn sáng bừng lên Gương mặt em – dịu dàng nhỏ nhắn Tà áo dài trong đêm như lửa trắng Giấu hộp mìn dưới gánh cam tươi Giấu hờn căm sau những nụ cười Thành sét nổ ở khách, sân bay, ở dinh tỉnh trưởng Kho xăng cháy, những thân tàu vỡ toác Biển nhấn chìm dưới mặt sóng dầu loang
Tôi nhớ về thành phố quê anh Mùa xuân này chắc anh đang có mặt Bao vùng đất mênh mông vừa giải phóng Và hôm nay, Đà Nẵng đã về ta! Anh ở mũi quân nào tiến vào phía Nam Ô Từ Hội An hay từ Hiếu Đức Chiếm sân bay hay đánh vào quân cảng Gặp lại các ba, các má, các em Đã vùng lên, sau mấy mươi năm Đà Nẵng lại trở về gương mặt thực Hai ngàn lính nguỵ ở Hoà Cầm quay súng Mỗi cành cây mỗi góc phố hồi sinh Gương mặt người gương mặt biển long lanh Trong ánh sáng cờ sao lồng lộng Bầy chim én từ những cù lao biếc Lại dập dìu trên hải cảng thân yêu
Đà Nẵng là một thành phố nổi tiếng ở miền Trung với nhiều cảnh đẹp và di sản văn hóa lịch sử, từ lâu đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đọc hết bài thơ trên các bạn sẽ thấy được tất cả những địa danh du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng được hiện ra.
3. Đà Nẵng
Khỏa nước sông Hàn lên mặt chiều nay thành phố chờ ai em người dưng không đón tôi giữa lối thế mà rơi cánh phượng vào Thu tôi lặng lẽ như con tàu ngủ mơ hải âu đậu lại trên mình
sẽ yên tĩnh nỗi niềm bão tố sẽ non cỏ trên vỉa hè gạch vỡ ánh đèn mờ sẽ đủ soi thơ một tiếng “dạ” dội lòng cát trắng cằn khô không mãi mãi điều gì ư Đà Nẵng?
Sông Hàn là dòng sông nằm trong lòng thành phố Đà Nẵng. Bài thơ viết về cảnh vào thu của Đà Nẵng, tác giả mượn hình ảnh “cánh phương” rơi và sông Hàn để tạo nên vẻ đẹp nên thơ, vẻ đẹp kiêu kỳ của Đà Nẵng.
4. Đà Nẵng
Giữa khúc căng của đất Giữa khúc xanh của trời Đà Nẵng – miền da thịt Phập phồng tuổi đôi mươi
Miền đất giàu sinh sôi Hồn nhiên bao bí mật Tóc chải về cao nguyên Biển căng cho lồng ngực
Máu thấm từng thớ đất Cho mùa màng xanh cây Hồn thiêng người đánh giặc Biển mặn thêm từng ngày
Mà đêm trong vườn cây Tiếng đàn anh mê mải Em ngồi như nai vàng Xôn xao thời con gái
Rồi từng ngày hoang dại Rồi từng đêm thơ ngây Em vỡ hoang quá khứ Để biển anh đong đầy
Ngày chưa vô Đà Nẵng Hồn em yên ruộng vườn Ngày em xa Đà Nẵng Hồn em treo cột buồm!
Nếu các bạn đi Đà Nẵng ngắm cảnh, vui chơi mà không tắm biển thì bạn có thể tới đây vào bất kỳ mùa nào trong năm cũng đều được. Đà Nẵng rất chiều lòng khách với những địa điểm du lịch nổi tiếng và con người nơi đây rất thân thiện và sống tình cảm.
Giữa khúc căng của đấtGiữa khúc xanh của trờiĐà Nẵng – miền da thịtPhập phồng tuổi đôi mươiMiền đất giàu sinh sôiHồn nhiên bao bí mậtTóc chải về cao nguyênBiển căng cho lồng ngựcMáu thấm từng thớ đấtCho mùa màng xanh câyHồn thiêng người đánh giặcBiển mặn thêm từng ngàyMà đêm trong vườn câyTiếng đàn anh mê mảiEm ngồi như nai vàngXôn xao thời con gáiRồi từng ngày hoang dạiRồi từng đêm thơ ngâyEm vỡ hoang quá khứĐể biển anh đong đầyNgày chưa vô Đà NẵngHồn em yên ruộng vườnNgày em xa Đà NẵngHồn em treo cột buồm!Nếu các bạn đi Đà Nẵng ngắm cảnh, vui chơi mà không tắm biển thì bạn có thể tới đây vào bất kỳ mùa nào trong năm cũng đều được. Đà Nẵng rất chiều lòng khách với những địa điểm du lịch nổi tiếng và con người nơi đây rất thân thiện và sống tình cảm.
Sáng Đà Nẵng bất chợt mưa rả rích, Những quán cà phê chật ních nói cười, Tôi trốn ướt, ngồi một mình phố lạ, Vô cớ thầm buột tiếng: Em ơi!
Đã xa quá cái hôn bên gốc đại Đêm Vu lan hoa huệ ngát hương hồ. Em ban phát một lần như rũ nợ, Ta một lần níu bám lấy ngu ngơ.
Hương tan khói, nhận ra mình phi lý Không có gì vẫn rắc những mầm thơ, Giờ ta chắc cũng như là khách trọ Chỉ một lần lưu trú trái tim si…
Muốn đi khuất để không nhớ nữa, Cách mặt rồi chắc đứt những tơ duyên. Nhưng bất chợt bên sông Hàn gió hạ Thổi mưa về, đẫm những nguôi quên…
Ôi Đà Nẵng, thành – phố – không – ruột – thịt, Lại tình cờ đánh thức nỗi đau tôi. Tê lịm quá ở dưới hàng phượng đỏ Hoá đá ngồi nghe thánh thót mưa rơi…
Bài thơ là một hình ảnh về Đà Nẵng vào ban sáng có mưa. “Những quán cà phê chật ních nói cười” một câu thơ rất hay của tác giả khi vừa thể hiện được sự đông đảo người trong quán cà phê, mà vừa thể hiện sự tươi vui trong ngày mưa.
6. Đà Nẵng cảm hoài
Thử địa hà do khởi chiến phong, Kỳ kim đáo xứthỉ xàtung. Thuyền lâm nội phụtam tàitriển, Xa sử trùng quan nhất lộ thông. Cố quốc sơn hà lân địch lý, Thuỳ gia lâu các tịch dương trung. An năng tái khởiTrần Hưng Đạo, Cộng vãnĐằng giangvĩ đại công.
Đây là bài thơ đã có từ rất lâu đời, chính xác là từ thời Pháp thuộc. Đà Nẵng là thương cảng lớn nhất miền Trung trên cửa sông Hàn ở Quảng Nam, tàu bè ngoại quốc lui tới nhiều, buôn bán phát đạt, xưa là nhượng địa của Pháp.
7. Đà Nẵng không đề
Đà Nẵng cùng tôi cạn chén thôi sông Hàn lảo đảo núi lẫn trời bạn bè quen lạ lang thang phố tôi đến hay là em đến tôi?
Đà Nẵng cùng tôi mưa nắng nhiều mây hờn gió giỗi hay tình yêu ở đâu em trốn trong trời đất tôi lạc em về ngõ phong rêu…
Đà Nẵng cùng tôi giã từ chăng Hải Phòng, Trần Phú… gió Bạch Đằng những con đường ấy chân ta bước rồi một khuya nào chỉ còn trăng!
Rồi một khuya nào rượu ngà say bạn bè mỗi đứa mỗi ban ngày nhớ nhau cười nói vang đêm vắng trái đất như là giọt rượu bay…
Một thành phố được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều cảnh quan thật đẹp, sông nước hữu tình … Mà bất kỳ du khách nào khi được đến Đà Nẵng cũng không thể nào bỏ qua được những địa danh du lịch nổi tiếng như khám phá bán đảo Sơn Trà với những dãy rừng nguyên sinh bạt ngàn, được đắm chìm không khí trong lành.
8. Đà Nẵng vào xuân
Đèn cao áp ai khêu sáng tỏ Đèn thuyền câu lưới bủa dăng dăng Đêm cuối năm như người vội vã Còi tàu âm vang chào bến cảng Bạch Đằng
Đà Nẵng về đêm nằm nghe sóng vỗ Tạm lắng đi náo nhiệt phố phường Sớm xuân nay trên những công trường Xe đưa đón đi về tấp nập…
Mười bay tuổi, áo cũ rồi hoá chật Không khỏi suy tư khi ngắm lại chính mình Như ngắm màu xanh sông Hàn quê ta vậy Bao luồng lạch cần khơi thông dòng chảy Cho nước sông xanh liền biển với trời
Đỉnh Sơn Trà đón gió mặn biển khơi Chất ngất Hỉa Vân bạc đầu mây trắng đợi…
Tôi đi trên cầu mang tên anh Trỗi Đà Nẵng vào xuân hồ hởi những dòng người Thược dược và hoa hồng Cà chua và bắp cải Đất quê tôi hồi xuân trẻ lại Biển cũng tiềm tàng dâng hiến trọn màu xanh Những làng cá vòng cung Ấp yêu thành phố biển Mùa con thu trắng xanh Long lanh con hố bạc Mập mạp chú tôm hùm Lộng lẫy sắc mai vàng phố biển vào xuân! Ơi những Hoà Mỹ – Phước Tường – Mỹ Khê – Cẩm Lệ… Xuân duyên dáng bồi hồi con sóng bể Cảng Tiên Sa đang rộng hướng con tàu Đêm giao thừa cần trục vẫn thay nhau Nhà máy giao ca mở đầu năm mới Và người thương gọi người thương đi tới! Đà Nẵng quê ta tấp nập vào xuân…
Bài thơ tả về cảnh ngày xuân của Đà Nẵng. Hoa Tết ở Đà Nẵng phổ biến và truyền thống nhất vẫn là hoa mai, hoa cúc, mãn đình hồng hay hoa thược dược. Nhiều chủ vườn các tỉnh ngoài Bắc, trong Nam cũng vào mang theo về Đà Nẵng những cây hoa đẹp như hồng mai, hoa ly, hoa tulip…
9. Gặp lại Đà Nẵng
Trên đường vàng, đỏ, tím, xanh Mắt đen, tóc trắng, long lanh, bụi hồng Bàn tay còn giữ gì không? Đi trên phố tưởng bềnh bồng trên mây
Tôi đi tôi tưởng tôi bay Ngồi trong nắng ngỡ nằm dài dưới mưa Em từ trong cõi ngày xưa Bước ra hiện tại lại chưa luân hồi
Tôi quỳ tôi tưởng tôi ngồi Muốn lên tiếng nói nhưng lời trốn đâu? Tâm linh nào ở phía sau Đẩy tôi lên trước ngoái đầu chào lui?
Tôi buồn tôi tưởng tôi vui Vừa tỉnh giấc nhắc ngủ vùi nữa đi Tôi gặp tôi giữa chia ly Bàn chân hội ngộ thầm thì tiễn đưa
Em từ trong cõi ngày xưa Dẫm vào hiện tại lại mưa bất ngờ Trên đường người ngợm như mơ Bàn chân lững thững hững hờ âm dương
Với tựa đề “gặp lại Đà Nẵng” thì ta cũng cảm nhận được ý nghĩa bài thơ ở đây là cuộc chia ly của tác giả đối với thành phố xinh đẹp Đà Nẵng. Với những cảm xúc chân thật cùng với lời thơ cảm động, dù là vô tình hay hữu ý thì tác giả cũng đã mang lại cho ta một bài thơ rất hay về Đà Nẵng.
10. Gửi Đà Nẵng
tôi không phải Lorka khi chết được chôn với cây đàn tôi chỉ ao ước sau này khi nhắm mắt thân thể đốt cháy thành tro than đem vung vãi khắp con đường Đà Nẵng ngày mai cây cối sẽ mọc lên che rợp mát những tà áo trắng tôi thèm uống hết tiếng chim ngân thèm rướn người lên ôm lấy trời xanh thèm hoá thành giọt nước lẫn chìm vào cội nguồn Thu Bồn ngày rong chơi Sài Gòn đêm nằm ngủ thả hồn về Đà Nẵng tôi mơ thấy Ngũ Hành Sơn trên đỉnh trời muôn đời nhà sư ngồi gõ mõ lâu lắm mơ về thành phố cũ lạ lẫm đất trời sao trở về quê như người lạ quê mẹ lại là khách của tôi? tôi mơ tri kỷ dăm ly rượu chật chội áo cơm một chỗ nằm bạn bè đơn độc con mắt trắng ai cười nhọn hoắt vết dao đâm? Hoàng ơi! Nhắm mắt là tôi mơ thấy em những hẹn hò sóng biển lênh đênh những cuộc tình của một thời ngây dại có còn quay trở lại? xin đừng quên tôi hỡi thành phố lạ lùng như huyền thoại: bất cứ ai hẹn hò trước cổng trường sẽ đều biết làm thơ để tặng người thương hỡi Hiền, Chiến, Lâm, Hùng, Vũ, Bảo… hỡi quán cà phê xin dành chỗ tôi ngồi em có những những đêm mưa ướt áo lời tự tình còn nóng bỏng trên môi? xin đừng quên tôi hỡi biển bờ giữ dùm trên cát trắng những dấu chân tôi đừng cuốn ra khơi còn mẹ già đêm nay khóc cười thầm lặng mội giọt lệ cay đắng mỗi nụ cười yên vui đang đau nhói tim tôi hỡi ngôi trường, hỡi kỉ niệm… mà thôi có Đà Nẵng là tôi bất tử sống từng ngày yêu từng đêm là tôi đang hít thở với vòm trời Đà Nẵng tận chiêm bao
Một bài thơ thể hiện quan điểm rất rõ của người con Đà Nẵng. So sánh mình với Lorka và mong muốn được như ông ấy “chôn với cây đàn” còn tác giả thì chôn tại mảnh đất quê hương Đà Nẵng. Bài thơ thể hiện được tình yêu quê hương sâu đậm của tác giả.
11. Gửi Đà Nẵng
gió xoáy bụi mịt mờ đứa con xa quê từng đêm nằm nhớ thèm trong mơ được thấy quê nhà những con đường chật hẹp vang vọng còi tàu ở sân ga tôi uống cà phê với người em môi đỏ uống cạn từng hơi thở mỗi lúc chia tay những mái ngói phơi trong nắng mai chim chóc bay về làm tổ hót ríu ran vườn cây nhà ông ngoại ngày giỗ chạp mẹ tôi về lại thắp nén nhang thơm ngát tuổi thơ tôi Đà Nẵng như một lằn roi quất vào trí nhớ những vết hằn đau điếng mười tám tuổi ngậm nỗi buồn trong miệng làm hành trang xuôi ngược vào đời đứa vào Phú Ninh, đứa xuống An Điềm đứa đạp xe thồ, đứa nửa tỉnh nửa điên đứa lên rừng cầm súng người tình dại dột đã vượt biên Đà Nẵng ơi đừng xốc tung dĩ vãng thời gian là tiếng thở dài ngao ngán những vòm cây rợp bóng mát tôi qua không còn ai bình thản đứng đọc thơ xe chạy ầm ầm rú ga như nhả đạn bắn vào ngực tôi người tình cũ đã có chồng tay bồng tay bế xin nâng niu vệt son đỏ trên môi bãi bờ Mỹ Khê từng đêm gió lộng tâm hồn tôi ngu ngơ căng ra làm mặt trống nghìn năm sóng vỗ âm vang bến thơ tôi chính là bến sông Hàn một đời mẹ chỉ đi từ nhà đến chợ bà ngoại bán thuốc rê Cẩm Lệ ở chợ Cồn thời gian ơi đừng xốc tung dĩ vãng tôi yêu Đà Nẵng như mẹ yêu con, như vợ yêu chồng như tôi yêu em tử thuở mới lọt lòng
Khách du lịch khi đến với Đà Nẵng vẫn bâng khâng không biết chọn địa điểm nào để tham quan bởi ở thành phố đáng sống này có rất nhiều nơi lý tưởng, bên cạnh đó Đà Nẵng còn là nơi giao kết giữa những di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An yên bình và thành phổ Huế mộng mơ.
12. Gửi Quảng Nam – Đà Nẵng
Quảng Nam – Đà Nẵng quê ta đó Tháng tám mùa thu năm bốn lăm Cách mạng bùng lên như ngọn gió Tan mây để lộ ánh trăng rằm
Không phải nơi chôn rau cắt rốn Nhưng khi lịch sử ngoặt con đường Lứa tuổi hai mươi chào độc lập Nơi đời đổi mới đó quê hương
Kháng chiến những ngày đầu bốn bảy Ta đi cùng bạn chống quân thù Trái tim dào dạt như sông chảy Tiếng hát lên đường khúc nhạc ru
Mây Sơn Chà thắm màu cờ đỏ Giòng Thu Bồn rộn bước hành quân Muỗi đốt, đêm rừng, thêm bạn mới Tình yêu quên cả nỗi gian truân
Chín năm chống Pháp bao đau khổ Nhưng đất với người đều lớn lên Dâu Điện Bàn xanh, tằm lứa rộ Cùng khoai Tiên Đoả, lúa Duy Xuyên
Núi rừng Đại Lộc ngọt lòn bon Khơi lộng Tam Kỳ tôm cá ngon Quả bom Bùi Chát kinh hồn giặc Trận Hải Vân quan, sấm vẫn còn
Giặc Pháp rút đi giặc Mỹ đến Tội ác chất chồng mười một năm Núi thù cao ngất ơi Đà Nẵng Biển giận không bờ ơi Quảng Nam
Chợ Được bãi cồn chưa ráo máu Vĩnh Trinh nước đập rã thân người Bốn lăm em bé Mân Quang học Bom Mỹ ném bừa máu thịt rơi
Chúng ập vào Cẩm Lệ, Châu Sơn Triệt hạ từng nhà giết sạch trơn Một thằng Mỹ giày trên xác chết Vừa la: Giết đi! Giết đi hết!
Nhưng Quảng Nam – Đà Nẵng anh hùng Quyết đập tan tành lũ ác ôn Bây đến càng nhiều càng bỏ mạng Đất này không chỗ xác bây chôn
Bóng anh Trỗi trên từng cột điện Mỗi chiếc thuyền đi, anh Độ chào Chị Lý chị Vân truyền sức mạnh Cho từng bụi lúa lá xôn xao
Đánh lui cả một tiểu đoàn giặc Chiến sĩ bảy người giếng Điện Ngọc Thắng lớn năm lần trận Việt An Lưỡi lê núi Thành, Mỹ nát tan
Lửa cháy căm thù! Lửa khắp nơi Sân bay Đà Nẵng xác tơi bời Hai mươi triệu lít xăng Liên Chiểu Trừng phạt loài gian lửa ngút trời
Quảng Nam – Đà Nẵng quê ta đó Hai mươi năm trời máu vẫn đỏ Trước mặt sóng gầm Thái Bình dương Sau lưng Trường sơn trời nổi gió
Tiến lên! Dải đất quê ta ơi Miền Bắc miền Nam súng sẵn rồi Hãy làm quả bộc phá lao vào dinh luỹ Mỹ Nghìn triệu đứng bên ta như tuyến thép ngời ngời
Bài thơ vừa nói về Quảng Nam và vừa nói về Đà Nẵng. Khi xưa thì Đà Nẵng là thành phố của tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên thì hiện tại Đà Nẵng đã tách ra và trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Trong bài thơ nhắc đến rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa danh nổi tiếng ở Quảng Nam và Đà Nẵng.
13. Hẹn về Đà Nẵng
Hẹn về Đà Nẵng cùng em Phố xưa chừ đã vui thêm mấy phần Phượng hồng nở đỏ tháng Năm Chiều vương hoa nắng em cầm trên tay
Mười lăm năm trở về đây Ly cà phê, nhắc lại ngày xa nhau Từng con đường cũ lao xao Nỗi niềm riêng, biết khi nào mới thôi
Mười lăm năm, cuộc tình trôi Hàn giang còn giữ những lời cho nhau Con sông đã nối nhịp cầu Cuộc tình còn đợi kiếp sau về nguồn…
Cầm tay cho kịp hoàng hôn Em thương xứ Huế, anh buồn Quảng Nam Mười lăm năm, mười lăm năm Giấc mơ yêu, chỉ có cầm, rồi buông…
Người dân Đà Nẵng hiền hòa, mến khách và rất chân thực. Đà Nẵng không chỉ có công trình đẹp, nhà cao tầng nhiều như các thành phố khác nhưng ở nơi đây hội tụ rất nhiều yếu tố tạo nên thương hiệu riêng của một thành phố. Đà Nẵng còn là nơi tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế.
14. Lời từ biệt Đà Nẵng
buổi sáng có mưa bay ngang ngôi nhà cũ người tình phụ đôi mắt đen gió lạnh làn da cong cóng lên đang mỉm cười trong gió váy mỏng phất phơ đôi hài màu đỏ ném xuống dòng sông nước cuốn trôi đi tôi lại nhặt về đời sống qua mau như một chuyến xe đang lùi về dĩ vãng nàng khoe hàm răng ánh sáng cắn vào miệng mắt môi tình mặn mà như ma mộng mị rủ tôi bước vào nhà hát karaoke ru con nàng thiên thần trong nôi nằm ngủ tôi tưởng tượng như hoa đang nở thơm ngát tâm linh tôi lạy trời thời gian ngừng trôi và mưa cứ rơi để tôi yên tâm trong nhà nàng nhớ lại vâng, ngày xưa thuở mười lăm, mười bảy trên môi tôi nguyên vẹn nụ hôn nàng
Để được gọi là một thành phố đáng sống, không phải chúng ta tự phong mà có được. Do vậy khi mà chia tay với Đà Nẵng tác giả đã bùi ngùi, thể hiện cảm xúc buồn bã không muốn rời xa nơi đẹp đẽ như thế, từng lời thơ đã thể hiện rõ điều này.
buổi sáng có mưa bay ngang ngôi nhà cũngười tình phụ đôi mắt đengió lạnh làn da cong cóng lênđang mỉm cười trong gióváy mỏng phất phơ đôi hài màu đỏném xuống dòng sôngnước cuốn trôi đitôi lại nhặt vềđời sống qua mau như một chuyến xeđang lùi về dĩ vãngnàng khoe hàm răng ánh sángcắn vào miệng mắt môitình mặn mà như ma mộng mịrủ tôi bước vào nhàhát karaokeru con nàng thiên thần trong nôi nằm ngủtôi tưởng tượng như hoa đang nởthơm ngát tâm linh tôilạy trời thời gian ngừng trôivà mưa cứ rơiđể tôi yên tâm trong nhà nàng nhớ lạivâng, ngày xưa thuở mười lăm, mười bảytrên môi tôi nguyên vẹn nụ hôn nàngĐể được gọi là một thành phố đáng sống, không phải chúng ta tự phong mà có được. Do vậy khi mà chia tay với Đà Nẵng tác giả đã bùi ngùi, thể hiện cảm xúc buồn bã không muốn rời xa nơi đẹp đẽ như thế, từng lời thơ đã thể hiện rõ điều này.
chỉ còn lại đêm nay nghe gà gáy vọng qua sông sao thấy buồn như nghe thơ cổ điển? xin em cứ nhìn tôi cười lúng liếng rướn tay chèo theo ngọn gió đầu năm sông Hàn muôn đời lấp lánh tiếng chim ngân tôi chưa dám nhảy xuống sông giặt áo có phải không gian mênh mang màu huyền ảo nên tôi tần ngần như tỉnh như say? tiếng em cười rúc rích núp sau vai sông lao xao nhịp chèo mạnh khoẻ tôi nhảy tắm giữa vầng trăng vàng choé uống ngụm nước sông mát rượi trong lòng chợt nghe tiếng gà vọng lại thong dong tôi xao xuyến ngày mai xa Đà Nẵng xin giữ lại vầng trăng tĩnh lặng soi bóng đò về trên sông nước tuổi thơ xin được lỡ lời buột miệng nói bâng quơ: chỉ một điều riêng tôi biết trước xa Đà Nẵng thì tôi còn sống được nhưng một đời chỉ sống nửa trái tim
Bài thơ là nỗi niềm của tác giả khi sắp phải xa Đà Nẵng. Đọc hết bài thơ ta có thể cảm như được sự xót xa, nuối tiếc của tác giả. Đặc biệt là hai câu thơ cuối đã thể hiện lên tình yêu của tác giả đối với Đà Nẵng như thế nào “xa Đà Nẵng thì tôi còn sống được, nhưng một đời chỉ sống nửa trái tim”
16. Mùa xuân về Đà Nẵng
người bao giờ trở lại? tình ngày xưa đi mãi trời vào xuân mưa bay lòng mình xanh mấy bãi
trán nào phơi dĩ vãng mắt nào hong tủi hờn cúi đầu đi quên lãng đốt thuốc ngồi cô đơn
vẫn đau từng tiếng nói xót xa cả nụ cười con chim chiều cánh mỏi mùa xuân vàng đôi nơi
về thăm em lần này con đường xưa đã lạ bờ sông nước đã đầy với tay, lòng nổi gió
đêm giao thừa mưa bụi một mình trong quán xưa nhớ thuở còn hai đứa chung nhau từng nụ cười
tôi về đây đêm nay kỷ niệm đầy mắt cay mùa xuân còn im tiếng cho hồn mình mưa bay
17. Trước khi về Đà Nẵng
Đã nát buổi chiều nay, phố cũ Mây đen nằng nặng xoá bôi ngày Ta nghe gió rách tươm trong não Máu chẳng tuần hoàn, thôi trả vay
Tóc chẳng còn xanh, mắt đã sâu Dành cho em hết cả vòm râu Bốn mươi, ừ há, đời vô hại Còn đấy, tranh cùn, thơ mấy câu
Cái hôm ta ghé về Châu Đốc Chợt nhớ Sài Gòn như ghét em Một khắc hồn ta thơm bánh pía Để chiều lơ đãng chập chùng quên
May, ở quanh ta có nụ cười Cho ta hoài niệm nét son môi Chiều nay một buổi chiều đen quá! Giã biệt, lòng buông một tiếng: Trời!…
18. Về Đà Nẵng
đi trên đường phố mỗi viên gạch xanh rêu như gọi tên tôi dưới gót giày sao linh hồn tôi không nhập vào cây kiên nhẫn đứng chào hai mùa mưa nắng? sao tôi còn tồn tại nơi đây không tan ra giữa muôn trùng im lặng? sao tôi không hoá thành mây bay phiêu lãng dưới vòm trời Đà Nẵng? sao tôi không hoá thân làm cơn sóng tan trong hư vô réo gọi bến sông Hàn? tôi thầm mong từng đêm rét cóng được hoá thành cây bạch đàn run lên tiếng hát những con phố ngày xưa đã khác chẳng ai nhận ra tôi sao em không còn đặt trên môi những âm thanh Quốc ơi tôi già nua mà phố xá bình minh như trẻ nhỏ mơ hồ nghe trong gió ai đó gọi tên tôi dưới gót giày
19. Viết từ Đà Nẵng
Cần phải cười đi, đùa đi, nếu không muốn rưng nước mắt Ngoài kia Sơn Trà đã phủ sương…
Biết bao tin cậy giữa lòng mình Khi mình giữa lòng Đà Nẵng Ở đây anh không dễ trôi ra biển Cũng không chịu dạt lên ngàn Cùng một lúc anh có thể sinh tụ với muối Khoác cẩm thạch lên mình và vẫy bàn tay hải âu Trước cửa biển, đôi mắt mở lớn…
Đà Nẵng Đà Nẵng của những con tàu nặng hàng ra đi Lân tinh nhập nhoè hơi đèn thuỷ ngân Tiếng động nghề nghiệp trong mỗi căn nhà Sức lực em tràn ra như một trái dưa hấu Những bông lúa lại rực vàng trên cánh đồng kỷ lục Tiếng sóng đằm nền, tiếng xe ben đổ đất Điện lực, điện lực Nồng cháy hơi thở biển Đà Nẵng tự đẻ ra mình từ khơi xa…
Dẫu sau những bức tường kia còn nhộn nhạo mưu mô những tên kẻ cắp Tôi tin giấc mơ lành trong đêm có thể lấy lại được Miễn là dám bước qua giới hạn của mình Theo cách Đà Nẵng Trước thềm biển
Ấy thế, mà em Ơi cây rong xanh của biển chiều nay Tôi làm sao bắt gặp em bên kia ngưỡng cửa đời mình Khi ngoài kia, Sơn Trà phủ sương…
Cần phải cười đi, đùa đi, nếu không muốn rưng nước mắtNgoài kia Sơn Trà đã phủ sương…Biết bao tin cậy giữa lòng mìnhKhi mình giữa lòng Đà NẵngỞ đây anh không dễ trôi ra biểnCũng không chịu dạt lên ngànCùng một lúc anh có thể sinh tụ với muốiKhoác cẩm thạch lên mình và vẫy bàn tay hải âuTrước cửa biển, đôi mắt mở lớn…Đà NẵngĐà Nẵng của những con tàu nặng hàng ra điLân tinh nhập nhoè hơi đèn thuỷ ngânTiếng động nghề nghiệp trong mỗi căn nhàSức lực em tràn ra như một trái dưa hấuNhững bông lúa lại rực vàng trên cánh đồng kỷ lụcTiếng sóng đằm nền, tiếng xe ben đổ đấtĐiện lực, điện lựcNồng cháy hơi thở biểnĐà Nẵng tự đẻ ra mình từ khơi xa…Dẫu sau những bức tường kia còn nhộn nhạo mưu mô những tên kẻ cắpTôi tin giấc mơ lành trong đêm có thể lấy lại đượcMiễn là dám bước qua giới hạn của mìnhTheo cách Đà NẵngTrước thềm biểnẤy thế, mà emƠi cây rong xanh của biển chiều nayTôi làm sao bắt gặp em bên kia ngưỡng cửa đời mìnhKhi ngoài kia, Sơn Trà phủ sương…
dìu sóng biển thanh khê đi chơi trên cát chốc chốc giẫm phải mấy chú còng nằm vùng nắng khô cong cong con mực lép cong cong con mắt khói cong cong dáng tàu bão đớp nắng u u trên trời nắng u mê trong đời nắng nổi từng cục u trên lưng trắng muối của mẹ già nhà ai lom khom nhặt sự sống
chờ hanh hao trên cầu phú lộc chờ đen thui dòng trôi thúi nực chờ net 19 chờ vu gia café chờ mì quảng ngã ba trần cao vân chờ huỳnh lâu lắc lắc chờ thằng cu huy vọc nắng vỉa hè chờ buổi trưa nồng giòn bánh tráng nướng larue larue larue rue ue e!
lời giang hồ tung bọt sóng tiếng chuông chùa linh ứng ngân rung tin nhắn em qua mơ hồ dáng cầu thuận phước môi hồng hố hợi hò khoan hò khoan hố hợi hồng đào gợi nhớ đêm trăng mỹ khê tròn tròn vú cát mềm mềm mùa lên tê tái rẽ gió sông hàn xốc ngược metro cẩm lệ tròng trành đò xu
lời giang hồ tung bọt vén cái nửa ngày lên cho bõ ghét phố đi vòng không nón bảo hiểm người đi vòng tam toà nhẩm câu thơ phụng lam lấm mùi còi xe lửa nắng rụng sau lưng tóc rụng xuống đời
lời giang hồ vẽ tranh không bán vẽ cái mặt đời méo méo ngu ngu phố trưa thiếu ngủ lù đù em trưa thiếu ngủ tù mù trưa em.
21. Pháp đánh Đà Nẵng (1858)
Nã Phá Luân mở đầu cuộc chiến Cử đi ngay pháo hạm chiến thuyền Genouilly trung tướng toàn quyền Ba ngàn lính thuỷ được đem theo cùng
Espagnol hợp chung với Pháp Hội ý nhau bèn lập liên quân Quảng Nam trực chỉ dong buồm Ra sức bắn phá hạ đồn An-Ton (1858)
Lê Đình Lý cùng quan Đào Trí Dàn binh vùng Cẩm Lệ giao tranh Chẳng may trúng đạn trên thành Rút về hậu cứ chia quân chặn đường
Nguyễn Tri Phương tăng cường giữ ải Đồn Liên Trì, An Hải, Trấn Quan Dằng dai lựa thế cầm chân Lính Tây bệnh dịch thất thần rút ngay
22. ĐÀ NẴNG NHỚ
Đà Nẵng chiều nay biển tuyệt vời Sóng xô bãi cát lúc đầy vơi Thuyền neo cánh võng luôn đưa đẩy Khách đến kỳ quan mãi chẳng ngơi Non Nước thông reo nhìn góc biển Ngũ Hành gió thổi ngắm chân trời Bà Nà mây phủ vườn hoa mộng Thiền Tự Linh Phong vẫn đón mời ./.
23. SƠN TRÀ THƯƠNG
Linh Ứng bên nhau dạ chẳng vời Thuyền Môn màu nhiệm khó lòng vơi Bà Nà chung bóng khi tâm sự Non Nước kề đôi lúc nghỉ ngơi Tháp Nhạn thẩn thờ nghe gió núi Sông Đà lững thửng ngắm mây trời Sơn Trà dạo biển chiều Xuân đó Nhớ đến vườn hoa hương sắc mời .
24. ĐÀ NẴNG CITY
Đến ĐÀ NẴNG – phố biển kiên cường Với Bà Xã đó quê hương Đong đầy kỷ niệm thân thương của đời.
Mỹ Khê đó bãi tắm tuyệt vời Đảo Sơn Trà non nước trong xanh Người dân thân thiện hiền lành Du lịch hấp dẫn , Đô thành phồn hoa
Đỉnh Bà Nà non cao lộng gió Sông Hàn cầu chín kỳ tích hay Cầu Rồng phun lửa , mưa bay Thuận Phước huyền ảo , cầu Quay xoay mình .
Chùa Linh Ứng Phật Bà độ thế Ngũ Hành Sơn tay Phật hứng đời Lăng Cô cát trắng tuyệt vời Cù Lao Chàm đó , biển trời mênh mang .
Đến Tía Loan cái nôi mỳ Quảng Chốn đô thành bánh tráng cuộn rau Người dân sát cánh cùng nhau Dựng xây ĐÀ NẴNG đẹp giàu , phồn vinh!
Sông Hàn đẹp chuyến đò con Mười năm về trước sông còn đò đưa Ngang sông qua đảo Sơn Trà Đò ngang mỗi chuyến ghé nhà em thương
Bờ thương, bờ nhớ vấn vương Giao đêm gió thổi con đường như tơ Mười năm nỗi nhớ trong mơ Tình cờ gặp lại đôi bờ phố xưa !
Chiều buông ướt đẫm cơn mưa Heo may se lạnh đội mưa em về Mười năm mong đợi tái tê Nhớ em cố quận đường về mưa rơi
Tình yêu năm tháng theo tôi Mười năm đổi mới phố thời ấu thơ Anh về nỗi nhớ ngẩn ngơ Nhớ thương còn đọng bên bờ sông xưa.
26. ĐÀ NẴNG TÔI YÊU
Trưa nắng hè anh đã đến quê em Chân dạo bước trời êm đềm Đà Nẵng Biển thoai thoải sóng rì rào trong nắng Lá rơi đầy trên lối vắng anh qua
Lâu lắm rồi lòng cứ mãi thiết tha Chốn tiên cảnh nơi Bà Nà tuyệt đẹp Lòng bỡ ngỡ ngồi theo đường cáp thép Thành phố giờ khuôn phép tuyệt làm sao
Đà Nẵng ơi ta biết mấy tự hào Người với đất đẹp biết bao tên tuổi Mình tay nắm ta cứ hoài rong ruổi Ngắm cầu Rồng mình đắm đuối bên nhau
Thành phố đêm em rực rỡ sắc màu Như thân lắm! dành cho nhau tất cả Yêu biết mấy con đường về trăm ngã Mai xa rồi chắc là dạ xuyến xao
Sẽ có ngày mình thấy lạ biết bao Khi chân bước chẳng thể nào xa được Bên nhau mãi dẫu mình không hẹn trước Mà tim mình như hẹn ước từ lâu.
27. ĐÀ NẴNG TÌNH NGƯỜI
Nếu anh về qua cửa ngõ miền Trung Hãy ghé lại đất anh hùng Đà Nẵng Một thành phố thật thà luôn ngay thẳng Đượm tình người và sâu nặng tình quê
Nếu đến thăm anh chẳng muốn quay về Nơi phố biển say mê nhiều kỳ lạ Những cầu mới vươn mình như hối hả Đón đoàn người từ mọi ngả về thăm
Bà Nà Hiu soi bóng ánh trăng rằm Nơi tỏa mát quanh năm như Đà Lạt Sơn Trà đảo luôn cuộn trào suối nhạc Cảng Tiên Sa ru khúc hát gọi mời
Nơi tuyệt vời để du lịch nghỉ ngơi Bờ biển đẹp câu ru hời sóng vỗ Chùa Non Nước nơi trang nghiêm đồ sộ Cảnh quan này không thể có nơi đâu
Người Đà Nẵng luôn dạt dào tình cảm Luôn hiếu khách và thắm tình bè bạn Mời anh dùng những đặc sản nơi đây
Món ăn ngon dân dã tại nơi này Kèm những cái bắc tay hiền và ấm Anh hãy đến mùa hạ này đẹp lắm Bờ biển dài những bãi tắm xanh trong
Tay dang rộng và chờ mong khách đến Đang mời gọi bạn bốn phương quý mến Về Sông Hàn cùng đếm nhịp cầu quay….
28. VỀ THĂM ĐÀ NẴNG
Nhớ buổi ấy… em về Đà Nẵng Ánh nắng cười mây trắng quyện thơ Làng xưa phố cũ đâu ngờ Bao năm xa vắng bây giờ đổi thay
Bãi biển cũ còn đây lưu dấu Đất bao dung chim đậu người hiền Trăng ngà soi bóng bên hiên Cầu quay tỏa nét bình yên sông Hàn
Thuở đất trời non ngàn say ngủ Nay trở về bến cũ bình yên Mỹ Khê bờ biển thần tiên Dạt dào sóng vỗ như miền lãng du
Cầu Rồng lượn sương mù mỗi sáng Biển hiền hòa quang đãng dòng trôi Như vòng tay mẹ ru hời Vỗ về ôm ấp dòng đời dịu êm
Chùa Linh Ứng bên thềm biển rộng Đón đất trời rộng lượng bao dung Đẹp như ngàn đóa phù dung Quê bình yên lắm…ta cùng về nha !
29. MỜI ANH VỀ HÀN PHỐ
Mời anh về thăm Hàn phố cùng em Đi dọc bờ sông ngắm những cây cầu mới Đường Bạch Đằng đêm về vui như hội Khách xa gần ai cũng muốn ghé qua
Em sẽ đưa anh đi trên những chiếc cầu Chân rộn bước trong lòng thành phố trẻ Mỗi chiếc cầu đẹp lung linh một vẽ Say đắm bao người khi có dịp đi qua
Em lại đưa anh lên ngắm núi Sơn Trà Tắm biển Mỹ khê, thăm chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn năm ngọn cao sừng sững Biểu tượng muôn đời cho thành phố chúng ta
Lên cáp treo chinh phục đỉnh Bà Nà Ở trên ấy bốn mùa sương phủ trắng Như Đà Lạt giữa miền trung đầy nắng Là thiên đường, là tiên cảnh đó anh
Ta lại về tắm nước biển trong xanh Tối thứ bảy đi xem rồng phun lửa Cầu Sông Hàn giờ không còn quay nữa Cảng cập tàu nay đã được dời ra
Càng yêu thêm thành phố của chúng ta Đang vững bước vươn lên tầm cao mới Anh hãy về vào tháng tư năm tới Ngắm sông Hàn lung linh đêm pháo hoa.
30. Chùa Linh ứng (Sơn Trà)
Sơn Trà tráng lệ cảnh chùa đây Núi, biển, trời, mây…tuyệt trải bày Tượng phật Quan Âm cao lướt gió Khuôn chùa Linh Ưng rộng xòe cây Thiện nam tín nữ say lòng ngắm Dị thảo kỳ hoa đẹp mắt đầy Cứ ngỡ Bồng Lai đang lạc bước Đắm lòng du khách ngỡ ngàng say !
31. Ngũ Hành Sơn
Nơi đây thắng tích Ngũ Hành Sơn Vẻ đẹp như tranh, ngắm mắt sờn Vào động Huyền Không lòng ngưỡng mộ Lên chùa Chiêu Ưng dạ vinh tôn Thăm đài Vọng Hải vờn mây bạc Viếng đỉnh Nghinh Phong ngợp tháp son Nghe tiếng chuông chiều ngân cửa Phật Tưởng đời thanh thoát … khách mê hồn !
Nơi đây thắng tích Ngũ Hành SơnVẻ đẹp như tranh, ngắm mắt sờnVào động Huyền Không lòng ngưỡng mộLên chùa Chiêu Ưng dạ vinh tônThăm đài Vọng Hải vờn mây bạcViếng đỉnh Nghinh Phong ngợp tháp sonNghe tiếng chuông chiều ngân cửa PhậtTưởng đời thanh thoát … khách mê hồn !
Đệ nhất hùng quan cửa ải này Đắm nhìn thắng cảnh Hải Vân đây Đường quanh uốn khúc men sườn lượn Đỉnh dốc trườn lên đón gió bay Nắng sớm biển xanh xa ngút mắt Sương chiều khói bạc sát tầm tay Bức tranh thủy mặc thiên nhiên tạc Non- nước- trời- mây…khéo trải bày !
33. Bà Nà thơ mộng
Bà Nà thắng cảnh thật nên thơ Du khách đến thăm, mắt thẫn thờ Tượng Phật, nhà hàng tô nắng thắm Rừng cây, đỉnh núi phủ sương mờ Lung linh Vọng nguyệt, trăng soi mộng Lướt thướt Nghinh Phong, gió vẫy mơ Bay lượn cáp treo vui thích ngắm Đây vùng nghỉ mát…tuyệt vô bờ !
34. Cầu quay sông Hàn
Hãy về Đà Nẵng ngắm cầu quay Tác phẩm nên thơ thuộc đất này Dáng đứng hiên ngang thân đón gió Trục vươn hoành tráng đỉnh vờn mây Người qua chín khắc dây văng chắc Tàu tới hai canh nhịp chuyển xoay Biểu tượng quang vinh thành phố cảng Sớm chiều nhộn nhịp, khách nhìn say !
35. Đêm trăng Vịnh Hàn
Vịnh Hàn lấp lánh vạn sao sa Rực rỡ đèn viềng những dãy hoa Sừng sững Hải Vân canh vịnh rộng Vững vàng Hòn Chỗ trấn khơi xa Triều dâng sóng vỗ mừng tàu tới Biển lộng thuyền băng đón gió qua Thuận Phước tươi màu vui điện nháy Tưởng như cảnh trí diễu Hằng Nga !
36. Cầu Rồng Đà Nẵng
Năm nhịp cây cầu hớng biển đông Vàng tơi lộng lẫy uốn thân Rồng Dựng xây sáng tạo vui thành phố Thiết kế tân kỳ đẹp núi sông Bên bắc Cầu Quay in nớc biếc Phía nam Chị Lýchạm mây hồng Điểm tô bích họa xinh màu sắc Đà Nẵng huy hoàng, thỏa mắt trông !
37. Biển Mỹ Khê
Chiều hạ đi bơi biển Mỹ Khê Ngắm bao du khách thích đê mê Nước trong gió mát luôn ham tắm Nắng nhẹ người vui chẳng muốn về Dăm chị lượn dù trông phải phục Mấy anh lướt sóng thấy không chê Sắc màu sinh động tươi thành phố Cuộc sống thanh bình dạ thỏa thuê !
38. Núi Sơn Trà
Cảnh quan hùng vĩ núi Sơn Trà Tựa bức trường thành án ngữ xa Chinh chiến góp phần ngăn bước giặc Hòa bình gắng sức chặn phong ba Điện giăng sườn núi như cườm ngọc Đèn sáng đầu non tựa dãy hoa Cứ tưởng sao trời rơi rụng xuống Điểm tô màu sắc đẹp thành Đà !
39. Bảo tàng Chàm
Trưng bày điêu khắc Bảo tàng Chăm Nghệ thuật tạc hình nổi tiếng tăm Người Pháp sưu tầm non thế kỷ Dân ta bảo quản ngót trăm năm Kinh đô Trà Kiệu nơi khai quật Dãi đất Miền Trung chốn ẩn nằm Dấu cũ Chiêm Thành nay mắt thấy Chạnh lòng du khách nhớ Huyền Trân !
40. Thành Điện Hải
Di tích ngày xưa rạng chốn này Tường thành Điện Hải hãy còn đây Tri Phương thống chế lo đôn đốc Đà Nẵng dân tình quyết dựng xây Phòng tuyến vững vàng ngăn lũ giặc Lũy đồn kiên cố chống quân Tây Hải Châu chiến địa gìn sông núi Lịch sử oai hùng vọng đến nay !
41. Cảnh Suối Hoa
Thơ mộng Suối Hoa đẹp tuyệt vời Thảnh thơi khách đến dạo xem chơi Sờn non thắm mượt cây xòe bóng Triền núi reo vui suối tỏ lời Ríu rít chim ca vang khắp chốn Chập chờn bướm lượn nhộn nhiều nơi Hoa vàng, đỏ, tím…khoe hương sắc Say ánh bình minh tắm nắng trời !
Thơ mộng Suối Hoa đẹp tuyệt vờiThảnh thơi khách đến dạo xem chơiSờn non thắm mượt cây xòe bóngTriền núi reo vui suối tỏ lờiRíu rít chim ca vang khắp chốnChập chờn bướm lượn nhộn nhiều nơiHoa vàng, đỏ, tím…khoe hương sắcSay ánh bình minh tắm nắng trời !
Bãi Biển Mỹ Khê Đà Nẵng Với Nét Đẹp Hoang Sơ Thơ Mộng
Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng đã trở thành một trong những “dấu ấn riêng” cho thành phố biển Đà Nẵng. Với vẻ hoang sơ và quyến rũ, Mỹ Khê đã trở thành một điểm đến gây “sốt” cho khách du lịch Đà Nẵng trong suốt thời gian qua. Và cho đến nay, “cơn sốt” đó vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đôi nét về biển Mỹ Khê Đà Nẵng.
Biển Mỹ Khê ở đâu ?
Vị trí của bãi biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê có vị trí cực kì thuận lợi chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông. Vì vậy du khách có thể di chuyển dễ dàng đến Mỹ Khê bằng nhiều phương tiện khác nhau. Bãi biển Mỹ Khê có chiều dài chừng 900m là bãi biển luôn luôn nhộn nhịp và rất quen thuộc với mọi người dân thành phố cũng như du khách quốc tế. Bãi biển Mỹ Khê thuận tiện về giao thông và bãi biển mở miễn phí cho tất cả du khách.
Bãi biển Mỹ Khê là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. Với các bãi tắm đẹp, cát trắng, dài và rộng, những hàng dừa xanh, thảm cỏ, cùng không gian thoáng đãng trông ra núi non, mây trời, biển xanh chan hòa nắng gió… rất lý tưởng cho kỳ nghỉ. Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa hòa lẫn với nước ấm quanh năm tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời.
Nên đến đây vào mùa nào
Khách du lịch có thể đến đây quanh năm, nhưng thích hợp nhất là vào mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Ngoài ra vị trí bờ biển không sâu, khách sẽ có cảm giác an toàn khi vừa bơi lội vừa thư thái ngắm ngọn Ngũ Hành Sơn hùng vĩ và đảo Cù Lao Chàm ở phía xa.
Với độ mặn ở mức 60% và không bị ô nhiễm, nước được đánh giá có độ an toàn cao. Nơi đây có nhiều san hô, và nguồn động thực vật ven bờ và dưới bờ biển phong phú. Đặc biệt, còn có các loại rong tảo quí như: rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt có giá trị xuất khẩu cao.
Nét đặc trưng của biển Mỹ Khê Đà Nẵng
Hoàng hôn trên biển Mỹ Khê
Khi hoàng hôn buông xuống. Mỹ Khê khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng và tĩnh mịch. Không gian của thời khắc giao hòa giữa ngày và đêm dường như cô đặc lại. Và vô tình khiến cho lòng người lữ khách có cảm giác bị chùng xuống bất chợt. Trên bãi biển còn có lực lượng cứu hộ túc trực ngày đêm. Sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có người bị nạn.
Vị trí của bãi tắm
Nút giao giữa đường Phạm Văn Đồng và đường Võ Nguyên Giáp. Là bãi tắm công viên Biển Đông, vừa phục vụ tắm biển ban ngày. Vừa có thể phục vụ tắm biển ban đêm. Đây cũng là một trong những bãi tắm đêm đầu tiên ở Việt Nam. Có hệ thống chiếu sáng hiện đại và được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn cho du khách.
Rẽ trái khoảng 300m là các bãi tắm được nối liền với công viên Biển Đông. Nó còn là bãi tắm chính của bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Nơi đây có bờ cát rộng thoáng, biển thoải và ít sóng cuốn. Tất hợp với các gia đình, trẻ nhỏ, người già.
Rẽ phải khoảng 500m là Bãi tắm T20-T18. Gắn với lịch sử hình thành của khu điều dưỡng quân đội T20-T18. Khu này có bờ cát ngắn, biển sâu và thường có sóng lớn. Thích hợp với các môn thể thao biển cảm giác mạnh.
Cơ sở hạ tầng
Lợi thế của bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng còn thể hiện ở sự chỉnh chu về cơ sở hạ tầng. Có đội cứu hộ, và các hoạt động kinh doanh. Hay các dịch vụ cho thuê phao, ghế ngồi, tắm nước ngọt, nhà vệ sinh… Thì đều có giá niêm yết công khai. Cộng với thái độ lịch sự, con người thân thiện. Đã tạo niềm tin cho du khách gần xa.
Chúng ta đã quen với hình ảnh rác ở bãi biển. Nhưng đối với bãi tắm Mỹ Khê Đà Nẵng lại là chuyện khác. Dù là cuối tuần hay vào dịp lễ có đông du khách đến tắm biển. Thì vẫn luôn sạch sẽ. Bởi quy định ở đây là không được phép bán đồ ăn, xả rác trên bãi biển. Có nhân viên dọn vệ sinh mỗi ngày và bố trí nhiều thùng đựng rác.
Sân chơi của các môn thể thao
Bên cạnh đó, các sân chơi thiếu nhi. Sân chơi thể thao ở bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Cũng được đầu tư đồng bộ. Như có lưới cầu môn cho bóng đá, lưới cho sân bóng chuyền, các dụng cụ tập thể dục… Đều phục vụ miễn phí. Cùng các hoạt động vui chơi trên biển như môtô nước, canô kéo dù bay, phao chuối… hấp dẫn du khách.
Đặc biệt, vào mùa hè du khách đến bãi biển Mỹ Khê còn được chứng kiến những cuộc thi ngang tài ngang sức. Màn trình diễn sôi nổi của các vận động viên như bơi lội, bóng nước, rowing ven biển, lướt ván diều… Hay tham gia thử sức với chèo thuyền kayak “vượt sóng Mỹ Khê”. Cổ vũ cho ngư dân thi ngoáy thúng, gánh cá, đan lưới, kéo co… Thưởng thức chương trình “đêm Mỹ Khê” diễn ra vào tối ngày rằm hàng tháng. Với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc…
1001 Bài Thơ Ca Ngợi Đà Nẵng & Những Khu Du Lịch Nổi Tiếng Đà Thành
(iini.net) Tổng hợp những bài thơ viết về quê hương Đà Nẵng, thơ ca ngợi vẻ đẹp của Đà thành và những khu du lịch nổi tiếng ở nơi này. Bên cạnh đó là những vần thơ tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu quê hương Đà Nẵng.
Đà Nẵng – một thành phố nằm dọc miền duyên hải Nam Trung Bộ. Nơi có những danh lam thắng cảnh làm nức lòng du khách khi đặt chân đến và quyến luyến, vấn vương không nỡ quay lưng khi nói tiếng giã từ.
Hội An, một di sản thế giới được Unesco công nhận, là thành phố cổ được du khách nghĩ đến trước tiên khi đặt chân đến thăm Đà Nẵng.
Những bãi biển thơ mộng, những ngọn núi lãng đãng mây bay đã từng hiện diện trong thơ, trong nhạc càng gợi thêm sự khát khao mong mỏi của du khách được một lần ghé lại.
Bãi biển Mỹ Khê, bãi tắm Non Nước, bãi Rạng, bán đảo Sơn Trà, Ngọn Trà Mi, đỉnh Bàn Cờ, Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, ghềnh Ráng , Bà Nà Hills…Còn rất nhiều rất nhiều những danh lam thắng cảnh đã, đang và sẽ còn níu chân du khách.
Đến với Đà Nẵng để ban ngày được ngồi trên xích lô để dạo quanh thành phố, ban đêm được thả hồn trôi theo dòng nước bằng những chiếc du thuyền xuôi ngược trên sông Hàn, ngắm nhìn ánh đèn rực rỡ chiếu sáng trên cầu Rồng mà liên tưởng tới đêm hội pháo hoa tưng bừng chào năm mới. Buổi sáng, nhấm nháp ly trà trong không gian diu dặt trữ tình của dòng nhạc Trịnh. Buổi trưa, thưởng thức món mỳ đặc trưng của người dân xứ Quảng.
Tất cả những điều tuyệt vời đó đã làm rung động con tim của biết bao nhiêu người và chùm thơ ca ngợi quê hương Đà Nẵng đã ra đời.
Chúc quý độc giả có một chuyến du thơ Miền Trung thật vui vẻ và đong đầy ý nghĩa
Thơ Viết Về Đà Nẵng 01
BÀI THƠ: VỀ THĂM ĐÀ NẴNGThơ: Nguyễn Đình Huân
Đã lâu rồi mới trở lại đây Đà thành xanh mướt những hàng cây Sông Hàn uốn khúc lơ thơ chảy Cầu Rồng lượn sóng cất cánh bay
Đà Nẵng ân tình với gió mây Những kỷ niệm xưa vẫn tràn đầy Cung thể thao Tiên Sơn ngày đó Đang vươn mình, như dáng đĩa bay
Sông Hàn ngày đó nước vơi đầy Cung thể thao ta đã dựng xây Khi về thăm lại công trình cũ Chỉ ngắm thôi cũng thấy ngất ngây
Đà Nẵng ơi! ta đã về đây Gặp lại em tóc xoã vai gầy Đôi mắt em dường như muốn trách Sao anh bỏ đi như gió mây
Em đã chờ anh biết bao ngày Cảnh cũ người xưa chẳng đổi thay Anh có nhớ chăng ngày xưa ấy Khi hai đứa mình tay trong tay.
Thơ Viết Về Đà Nẵng 02MỜI BẠN ĐẾN QUÊ TÔI Thơ: Giang Hoa
Về Đà nẵng thông reo biển hát Ngập dừa xanh xào xạc vi vu Sơn Trà núi phủ sương mù Dưới chân bãi Rạng là khu nghỉ hè
Dọc theo biển bờ kè đá cổ Nhìn ngoài khơi sóng vỗ sương lam Cầu Rồng ngược cổ Viện Chàm Đứng hiên ngang cạnh sông Hàn chon von
Núi Ngũ Hành như hòn ngọc thạch Bạn Phương Tây lữ khách đến thăm Quê tôi Đà nẵng danh lam Thân mời bạn đến ghé hầm Hải Vân
Núi kỳ vĩ sương ngần phủ trắng Đến Bà Nà khách lặng lẽ xem Sững sờ núi Chúa mây chèn Sương giăng phủ lối êm đềm gió ru
Là đặc điểm từng khu Resort Bao quanh bờ dãy mái nhà Rông Những cây dù ẩn hiện lồng Từ trong Resort bềnh bồng ngắm xuyên
Xa xa những con thuyền vượt bến Bóng nhỏ dần thuyền hẹn ngày về Mang tôm cá ghẹ đuề huề Làm quà lữ khách mùa hè nơi đây ..
ĐÀ NẴNG XANHThơ: Trần Phong
Ngắm nhìn Đà Nẵng chiều nay Sơn Trà nắng chiếu, Chân Mây sóng gào Mỹ Khê êm ả xuyến xao Tiếng chuông Linh Ứng làm nao lòng người..
Bà Nà rảo bước dạo chơi Hội An phố cổ thấy đời bình yên Cù lao Chàm gọi tên em Ngũ Hành sơn đó đi tìm vần thơ..
Tấm hình cất trong ba lô Màu xanh ngự trị, ước mơ chưa tàn Nắng ru những bước chân hoang Thoáng buồn vì chốn Địa Đàng vắng em..
Một mình đi dưới trời đêm Sông Hàn thức giấc, người quên ta rồi Thả thơ cho nước cuốn trôi Làm sao tìm lại nụ cười tan băng?
BÀI THƠ: ĐÀ NẴNG CITYThơ: Lãng Du Khách
Mỹ Khê đó bãi tắm tuyệt vời Đảo Sơn Trà non nước trong xanh Người dân thân thiện hiền lành Du lịch hấp dẫn , Đô thành phồn hoa
Đỉnh Bà Nà non cao lộng gió Sông Hàn cầu chín kỳ tích hay Cầu Rồng phun lửa , mưa bay Thuận Phước huyền ảo , cầu Quay xoay mình .
Chùa Linh Ứng Phật Bà độ thế Ngũ Hành Sơn tay Phật hứng đời Lăng Cô cát trắng tuyệt vời Cù Lao Chàm đó , biển trời mênh mang .
Đến Tía Loan cái nôi mỳ Quảng Chốn đô thành bánh tráng cuộn rau Người dân sát cánh cùng nhau Dựng xây ĐÀ NẴNG đẹp giàu , phồn vinh!
BÀI THƠ: NỖI NHỚ SÔNG HÀNThơ: Nguyễn Văn Ngữ
Sông Hàn đẹp chuyến đò con Mười năm về trước sông còn đò đưa Ngang sông qua đảo Sơn Trà Đò ngang mỗi chuyến ghé nhà em thương
Bờ thương, bờ nhớ vấn vương Giao đêm gió thổi con đường như tơ Mười năm nỗi nhớ trong mơ Tình cờ gặp lại đôi bờ phố xưa !
Chiều buông ướt đẫm cơn mưa Heo may se lạnh đội mưa em về Mười năm mong đợi tái tê Nhớ em cố quận đường về mưa rơi
Tình yêu năm tháng theo tôi Mười năm đổi mới phố thời ấu thơ Anh về nỗi nhớ ngẩn ngơ Nhớ thương còn đọng bên bờ sông xưa.
Thơ Viết Về Đà Nẵng 06ĐÀ NẴNG TÔI YÊU Thơ: Trần Long
Trưa nắng hè anh đã đến quê em Chân dạo bước trời êm đềm Đà Nẵng Biển thoai thoải sóng rì rào trong nắng Lá rơi đầy trên lối vắng anh qua
Lâu lắm rồi lòng cứ mãi thiết tha Chốn tiên cảnh nơi Bà Nà tuyệt đẹp Lòng bỡ ngỡ ngồi theo đường cáp thép Thành phố giờ khuôn phép tuyệt làm sao
Đà Nẵng ơi ta biết mấy tự hào Người với đất đẹp biết bao tên tuổi Mình tay nắm ta cứ hoài rong ruổi Ngắm cầu Rồng mình đắm đuối bên nhau
Thành phố đêm em rực rỡ sắc màu Như thân lắm! dành cho nhau tất cả Yêu biết mấy con đường về trăm ngã Mai xa rồi chắc là dạ xuyến xao
Sẽ có ngày mình thấy lạ biết bao Khi chân bước chẳng thể nào xa được Bên nhau mãi dẫu mình không hẹn trước Mà tim mình như hẹn ước từ lâu.
Thơ Viết Về Đà Nẵng 07ĐÀ NẴNG TÌNH NGƯỜI Thơ: Hà Thu
Nếu anh về qua cửa ngõ miền Trung Hãy ghé lại đất anh hùng Đà Nẵng Một thành phố thật thà luôn ngay thẳng Đượm tình người và sâu nặng tình quê
Nếu đến thăm anh chẳng muốn quay về Nơi phố biển say mê nhiều kỳ lạ Những cầu mới vươn mình như hối hả Đón đoàn người từ mọi ngả về thăm
Bà Nà Hiu soi bóng ánh trăng rằm Nơi tỏa mát quanh năm như Đà Lạt Sơn Trà đảo luôn cuộn trào suối nhạc Cảng Tiên Sa ru khúc hát gọi mời
Nơi tuyệt vời để du lịch nghỉ ngơi Bờ biển đẹp câu ru hời sóng vỗ Chùa Non Nước nơi trang nghiêm đồ sộ Cảnh quan này không thể có nơi đâu
Món ăn ngon dân dã tại nơi này Kèm những cái bắc tay hiền và ấm Anh hãy đến mùa hạ này đẹp lắm Bờ biển dài những bãi tắm xanh trong
Thơ Viết Về Đà Nẵng 08VỀ THĂM ĐÀ NẴNG Thơ: Thanh Thống
Nhớ buổi ấy… em về Đà Nẵng Ánh nắng cười mây trắng quyện thơ Làng xưa phố cũ đâu ngờ Bao năm xa vắng bây giờ đổi thay
Bãi biển cũ còn đây lưu dấu Đất bao dung chim đậu người hiền Trăng ngà soi bóng bên hiên Cầu quay tỏa nét bình yên sông Hàn
Thuở đất trời non ngàn say ngủ Nay trở về bến cũ bình yên Mỹ Khê bờ biển thần tiên Dạt dào sóng vỗ như miền lãng du
Cầu Rồng lượn sương mù mỗi sáng Biển hiền hòa quang đãng dòng trôi Như vòng tay mẹ ru hời Vỗ về ôm ấp dòng đời dịu êm
Chùa Linh Ứng bên thềm biển rộng Đón đất trời rộng lượng bao dung Đẹp như ngàn đóa phù dung Quê bình yên lắm…ta cùng về nha !
Thơ Viết Về Đà Nẵng 09MỜI ANH VỀ HÀN PHỐ Thơ: Hà Trần
Mời anh về thăm Hàn phố cùng em Đi dọc bờ sông ngắm những cây cầu mới Đường Bạch Đằng đêm về vui như hội Khách xa gần ai cũng muốn ghé qua
Em sẽ đưa anh đi trên những chiếc cầu Chân rộn bước trong lòng thành phố trẻ Mỗi chiếc cầu đẹp lung linh một vẽ Say đắm bao người khi có dịp đi qua
Em lại đưa anh lên ngắm núi Sơn Trà Tắm biển Mỹ khê, thăm chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn năm ngọn cao sừng sững Biểu tượng muôn đời cho thành phố chúng ta
Lên cáp treo chinh phục đỉnh Bà Nà Ở trên ấy bốn mùa sương phủ trắng Như Đà Lạt giữa miền trung đầy nắng Là thiên đường, là tiên cảnh đó anh
Ta lại về tắm nước biển trong xanh Tối thứ bảy đi xem rồng phun lửa Cầu Sông Hàn giờ không còn quay nữa Cảng cập tàu nay đã được dời ra
Càng yêu thêm thành phố của chúng ta Đang vững bước vươn lên tầm cao mới Anh hãy về vào tháng tư năm tới Ngắm sông Hàn lung linh đêm pháo hoa.
KÝ ỨC ĐÀ THÀNHThơ: Nguyễn Đình Huân
Anh ra thăm Đà Nẵng cuối chiều đông Trời se lạnh bên cầu Rồng háo hức Dòng sông Hàn cứ quanh co uốn khúc Đà Nẵng một thời ký ức không quên
Bà Nà Hill nơi xứ sở thần tiên Cảng Tiên Sa những con thuyền dưới bến Bán đảo Sơn Trà có ai từng đến Cảnh tuyệt vời người dễ mến dễ thương
Đà Nẵng ngày nay lộng lẫy phố phường Đang vươn mình những con đường mới mở Biển Mỹ Khê đến một lần sẽ nhớ Gió thì thầm nghe sóng vỗ lao xao
Cung Tiên Sơn nhà thi đấu thể thao Anh đã dựng xây ngày nào hoành tráng Kỷ niệm xưa với biết bao ngày tháng Nơi Đà Thành cùng bè bạn chung tay
Có khi nào em trở lại nơi đây Thăm Sông Hàn nhìn mây bay trong gió Tay trong tay nhắc về ngày xưa đó Ký ức ngọt ngào nỗi nhớ không tên.
ĐÀ NẴNG QUÊ TÔI !Thơ: Giang Hoa
Đến Đà Nẵng rừng thông bát ngát Có núi non biển bạt ngàn xanh Rồng phun lửa thác vỗ gành Sương lồng đỉnh núi Ngũ Hành Quan Âm
Đứng trên biển ì ầm sóng vỗ Từng con thuyền hớn hở ra khơi Xa xa cánh én tung trời Xuyên qua cánh đảo là nơi Sơn Trà
Trên ngọn núi chiều tà rơi bóng Dưới chân đồi khoảng rộng nhà cao Nhìn ra bốn phía cây cầu Hàn Giang gợn sóng một màu bạc trong
Núi đứng trọn trong lòng thành phố Chín cây cầu cửa ngõ đôi bờ Bên nầy con phố mộng mơ Bên kia cảnh vật nên thơ hữu tình
Đi dọc phố lung linh đèn đỏ Qua trung tâm là chỗ bán buôn Người người nô nức trên đường Cảnh quan sầm uất đang vươn từng ngày
Mời bạn đến nơi nầy tỏa sáng Dân phố thành quý bạn đón chào Nụ cười mến khách nghĩa trao Dệt câu đối ẩm khơi trào ngữ ân ..
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 12MỜI ANH ĐẾN ĐÀ NẴNG Thơ: Sen Nguyễn
Mời anh đến quê em Đà Nẵng Có sông Hàn nước lặng lờ trôi Phù sa luôn mãi đắp bồi Mang về mạch sống trào sôi tự hào
Mời anh đến tình trao phố biển Bao đổi thay chuyển biến rộn ràng Phố Đà nay đã sang trang Tựa như hòn ngọc ngỡ ngàng bước chân
Thành Điện Hải tinh thần bất diệt Của tướng tài lẫm liệt Tri Phương*(Nguyễn Tri Phương) Nhìn xa đỉnh núi tỏa hường Đó chùa Linh Ứng trầm hương nguyện cầu
Đây Bán Đảo từ lâu đã gọi Lá phổi xanh lọc lỏi điều hoà Nơi này có bãi Tiên Sa Tạo nên vẻ đẹp ngôi nhà cõi tiên
Năm ngọn núi ảo huyền thắng cảnh Đúng Ngũ Hành rực ánh kỳ quan Thiên nhiên kiệt tác rỡ ràng Bước vào hang động ngỡ sang cõi bồng
Màu xanh thẳm mênh mông bát ngát Biển Mỹ Khê sóng nhạc vỗ về Bổng trầm điệu khúc tình quê Sóng ôm bờ cát nguyện thề thủy chung
Người du khách vượt trùng ghé lại Để buồng tim ở mãi đất này Ngắm nhìn phong cảnh đắm say Hữu duyên đã đến tỏ bày tiếng yêu.
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 13NGÀY TRỞ VỀ Thơ: Chiều Tím
Em lại về Đà Nẵng với anh đây Đêm Sông Hàn lung linh đầy kỉ niệm Kia Cầu Rồng đắm say và xao xuyến Sóng rì rào lưu luyến bước chân em!
Lá rơi đầy bên lối vắng thân quen Hàng mi cong ướt nhèm trang kí ức Biển xôn xao nắng dịu dàng, trung thực Rất bình yên sao vẫn thức chờ em!
Thành phố đêm rực rỡ những ánh đèn Vẫn thân thuộc gọi tên em nức nở Đà Nẵng không anh hay giữa mùa gió trở Chợt xuyến xao bỡ ngỡ đến nao lòng !
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 14
ĐÀ NẴNG XUÂN VỀThơ: Trần Thị Hằng
Đà Nẵng vui đón xuân về Cờ hoa rực phố say mê lòng người Mai khoe sắc thắm vàng tươi Biết bao ánh mắt nụ cười hân hoan
Nắng xuân rực rỡ ngập tràn Sóng xô nhè nhẹ mơn man con tàu Sông Hàn in bóng cây cầu Pháo hoa bừng sáng sắc màu lung linh .
Đà Nẵng phong cảnh hữu tình Mời bạn hãy đến phố xinh xuân này ! Sẽ thấy thành phố đổi thay Chuyển mình kì diệu từng ngày vươn xa .
Núi xanh , biển biếc Sơn Trà Bãi Đen , Bãi Rạng , Tiên Sa uốn mình Buồm căng lướt sóng bình minh Chở đầy tôm cá nặng tình quê hương
Hương xuân toả khắp nẻo đường Toàn dân đoàn kết yêu thương chan hoà Xuân vui náo nức nhà nhà Đón chào năm mới khúc ca rộn ràng !
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 15VỀ ĐÀ NẴNG NGHE ANH Thơ: Kim Ánh
Anh có về Đà Nẵng với em không ? Thăm cô gái có má hồng đôi tám Chiều sóng biển Mỹ Khê đầy thương cảm Trên trời xanh ôm cả đám mây hồng
Ngồi Du Thuyền ta đi suốt dòng sông Rồi dạo bước lên cầu Rồng tâm sự Leo đỉnh núi Bà Nà cùng ghép chữ Tình yêu nồng em vẫn giữ như xưa
Ngũ Hành Sơn ngây ngất cảnh đền chùa Đến cầu nguyện chuyện tình chưa duyên kết Về bán đảo Sơn Trà cùng nghĩ mệt Xem pháo hoa vui như tết cổ truyền
Muôn sắc màu đẹp tựa cảnh thần tiên Xin gởi tặng làn môi hiền thơm ngát Người lữ khách anh có nghe biển hát Về cùng em nhảy điệu nhạc chân tình.
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 16TÔI YÊU ĐÀ NẴNG Thơ: Nguyễn Quang Đính
Đêm Đà nẵng đèn hoa rực rỡ Ngắm sông Hàn mà ngỡ đang mơ Nhớ về năm tháng tuổi thơ Dòng sông lặng vắng đôi bờ hắt hiu.
Đêm Đà nẵng gió dìu dịu mát Phơi phới lòng câu hát yêu thương Dạo chơi khắp chốn phố phường Mừng sao thành phố trên đường tiến xa.
Về Đà Nẵng du dương nghe sóng hát Biển Mỹ Khê trong mát bốn mùa xanh Lên Hải Vân hít không khí trong lành Ngắm hùng vĩ trường sơn xanh xa tít
Thành phố trẻ với bao niềm mơ ước Ta hãy về sánh bước dưới trời đêm Đường phố dọc ngang rực rỡ ánh đèn Sông Hàn đó thân quen mà sâu lắng
Cũng đã mấy năm nay rồi xa vắng Giờ muốn về thức trắng với trời đêm Đến bãi bụt cảm nhận cái bình yên Thành phố biển đẹp dịu hiền nghiêng ngả..
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 18ĐÀ NẴNG MÙA GIÓ MỚI Thơ: Xuyên Đàm
Anh có về Đà Nẵng với em không Ở nơi ấy đêm sông Hàn dậy sóng Mắt vào thu sáng bờ môi chín mọng Sớm mai rồi sương đọng mãi chẳng phai
Cầu quay ơi! bao năm tháng miệt mài Vẫn sừng sững nối hai đầu thương nhớ Sông có biết nỗi lòng người bên lở Trăn trở hoài nên dang dở mùa ngâu
Thu đến sớm khua bán đảo Sơn Trà Nghiêng giấc mộng trăng ngà soi biển biếc Mùa hạ đi nắng vàng còn luyến tiếc Bãi cát dài biền biêt níu bàn chân
Mình lại về dưới những tiếng chuông ngân Chùa Linh Ứng đã bao lần chờ đợi Câu tình duyên chẳng còn xa vời vợi Đón thu về….. ……….mùa mới….. ……………Đà Nẵng ơi.
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 19ĐÀ NẴNG MẾN THƯƠNG Thơ: Phạm Văn Phú
Sông Hàn đó..soi ánh trăng vàng tỏ Bên cầu Rồng.. vò võ đợi chờ em Đã bao lâu.. ai gởi lại bên thềm Niềm nhung nhớ..và thêm nhiều hy vọng !
Nhớ những lúc..Mỹ Khê chiều gió lộng Tà áo em..quyện với mộng màu hường Để giờ này..anh dệt mãi yêu thương Rồi ấp ủ..trong đêm trường vàng võ !
Khi em lại..ta dìu nhau đi đến Thăm Bà Nà..nơi bến đỗ tình yêu Ngũ Hành Sơn..chứng kiến biết bao điều Ta tìm lại..lời yêu ghi trên vách !
Mây với núi..không bao giờ ngăn cách Anh và em..chẳng cách biệt xa lòng Như Tiên Sa..quyện sóng biển xanh trong Bên nhau mãi..để lửa lòng luôn ấm !
Em sẽ thấy.. nghĩa tình luôn thấm đẫm Từ con người.. góc phố giẫm chân qua Bao yêu thương..với nét đẹp hiền hoà Luôn gìn giữ..không phai nhoà tình cảm !
Thơ Hay Viết Về Đà Nẵng 20(đang cập nhật…)
Cập nhật thông tin chi tiết về Đà Nẵng, Tình Người, Lạ Và Thơ! trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!