Bạn đang xem bài viết Đã Có Lần Em Cùng Bố Mẹ (Hoặc Anh, Chị) Đi Thăm Mộ Người Thân Trong Ngày Lễ, Tết. Hãy Viết Bài Văn Kể Về Buổi Đi Thăm Mộ Đáng Nhớ Đó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 1Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Hôm ấy là ngày đầu xuân, trời thật đẹp, trăm hoa đua nở như đón sự an khang, thịnh vượng đến với mọi nhà. Gia đình tôi đón xuân trong niềm vui đầm ấm và tưởng nhớ về tổ tiên – cội nguồn của mình. Lòng biết ơn sâu sắc đó đã thôi thúc gia đình tôi đi thăm mộ ông bà vào ngày Tết – ngày mở đầu của một năm mới mà tôi cho là quan trọng nhất.
Trước đó mấy ngày, tôi thật phấn khởi trong không khí đón Tết, sắp được về quê chúc Tết bà con và thăm mộ ông bà. Tôi háo hức nhất là trong đêm 30 tháng chạp, cả nhà quay quần bên chiếc bàn xinh xắn để bàn chuyện đi thăm mộ ông bà vào ngày hôm sau. Nồi bánh chưng bốc nghi ngút, sôi sùng sục. Tôi thầm nghĩ:
– Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa thôi là bước sang năm mới. Xuân sẽ đến với đất trời, đến với mọi nhà, đến với gia đình mình.
Tôi mong trời mau sáng để cùng bố mẹ về quê đi thăm mộ ông bà và đi chúc Tết bà con ở quê.
Sáng hôm sau, tôi được bố mẹ đưa đi thăm mộ ông bà. Khí trời se lạnh, mây trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, cảnh vật dường như đẹp hơn mọi ngày. Những ngôi nhà hai bên đường đã mở cửa, nhà nào cũng có hoa, có những câu đối đỏ treo trên những cành mai đang trổ lộc. Đâu đó, nghe tiếng chim hót lảnh lót như đón chào xuân đang tới. Ra đến nghĩa trang, khói hương xung quanh nghi ngút. Bà con ở gần đi viếng mộ rất sớm, trẻ em chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ với những bộ quần áo mới. Bố tôi kính cẩn đặt hoa tươi, bánh mứt để cúng ông bà. Tôi bồi hồi tưởng nhớ cội nguồn của mình và dấy lên một lòng biết ơn sâu nặng. Khói hương bốc lên lan tỏa khắp các mộ ở nghĩa trang. Người nào cũng tưởng nhớ đến người quá cố. Duy chỉ có những em bé là hồn nhiên, vô tư, chúng đang tinh nghịch trên lề đường đằng xa. Gặp lại những đứa bạn ở quê cùng đi viếng mộ, tâm trạng tôi cũng vui lên sau những phút giây bùi ngùi thương nhớ về ông bà của mình đã yên nghỉ nơi phần mộ. Làn khói hương vẫn bay bay, hòa quyện với đám sương mờ đang bao phủ. Tôi, bố mẹ tôi và mọi người vẫn đứng trước những ngôi mộ tổ tiên của mình. Bố tôi nói:
– Ngày trước, bố cũng thường đi viếng mộ tổ tiên cùng ông bà trong dịp Tết.
Nghe bố nhắc đến ông, bà nội thì tôi lại bâng khuâng nhớ về ngày ông, bà nội tôi chưa mất. Lúc ấy, tôi được sống trong tình thương bao la của ông, bà. Nhớ những đêm trăng sáng, tôi cùng bà ngồi trò chuyện trên chiếc võng đầu hè, nghe bà kể chuyện thời xưa. Tôi lại ứa nước mắt khi nghĩ đến điều này. Bố tôi cũng thế! Dường như bố mẹ tôi cũng xúc động khi nhắc đến ông, bà nội.
Cúng viếng xong, hương trầm cũng dần tàn theo bánh xe thời gian đang di chuyển. Bố và tôi cúi lạy ông bà, lấy bánh mứt phân phát cho các em nhỏ rồi bố tôi đưa tôi về nhà dì chúc Tết.
Dịp đi thăm viếng mộ ông bà lần này đã cho tôi một tình, yêu sâu sắc; Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước bền chặt trong tôi. Tôi thầm nhắc mình phải cố gắng học giỏi, thành tài để xứng đáng với cội nguồn tổ tiên, cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 2Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Trong những ngày cuối năm với tiết trời se lạnh này ai ai cũng tự mình nhìn lại những gì trong suốt một năm qua mình đã và chưa làm được. Tôi cũng không ngoại lệ, trước mặt tôi lúc này là sổ liên lạc với dòng chữ to tướng “Xếp loại học lực: KHÁ”. Đây là lần đầu tiên tôi bị học lực khá, lần đầu tiên người ta không thấy tôi tung tăng cầm sổ liên lạc khoe khắp xóm hay nói cách khác lần đầu tiên một năm của tôi là thất bại. Nói như vậy không quá bởi tôi đã thất hứa với vong linh của ông, một người mà tôi rất đỗi tự hào.
Mùa hè vừa rồi là mùa hè thành công của tôi khi tôi đậu vào một trường chuyên có tiếng của thành phố. Ba tôi quyết định thưởng cho tôi một chuyến đi thăm mộ ông nội tại Côn Đảo. Từ nhỏ, tôi lớn lên cùng với những câu chuyện lịch sử của ba. Trong đó hiện ra ông nội; một chiến sĩ quả cảm, luôn tiến lên phía trước và đã không khuất phục trước đòn tra tấn nào kẻ thù xâm lược nên trong tôi ông nội là một bức tượng đài về tất cả mọi thứ tốt đẹp. Và hiển nhiên, thăm thần tượng của mình là điều mà ai cũng ước mơ, đặc biệt khi người ấy đã nằm xuống.
Cuộc hành trình của chúng tôi gồm hai giai đoạn: đường bộ và đường thuỷ nên tôi có dịp thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình mà tôi chỉ được biết qua một màn hình 21 inch, những hàng dừa xanh đua nhau khoe trái bên dòng sông mênh mông hay hòn cù lao một mình giữa dòng, đến cảnh biển bao la, xanh ngắt một màu. Gió biển thổi vào người lồng lộng xua tan đi cái nóng trên đất liền. Côn Đảo hiện ra trước mắt tôi kì vĩ lắm (hay trước đó tôi đã nghe về nó nên tưởng tượng vậy cũng nên). Nó khác xa với những gì tôi nghĩ, ở bãi biển có rất nhiều thuyền bè tấp nập ra vào, cuộc sống không một chút ảm đạm như cái quá khứ một thời của nó. Có lẽ đau thương đã qua và mọi người đang bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
Đi bộ lên một đoạn dốc gồ ghề với rất nhiều đá, chúng tôi mới đến được mộ của ông nội. Mộ của ông không đắp bằng xi măng mà là những hòn đá rất to chồng lên trên, chắc là có một ý nghĩa nào đó, đó là sự ngưỡng mộ dành cho ông và các đồng đội? Tôi thấy vai ba tôi khè rung lên, hình như ông đang nén tiếng khóc trước mặt con người mà ông chỉ có mười năm được gọi một tiếng “cha”. Ba tôi đến đây hai ba năm một lần nên khóc là điều dễ hiểu, nhưng tại sao tôi lại sụt sịt ở mũi thế này. Dù là thần tượng của tôi, nhưng người nằm dưới những lớp đất đá kia chưa từng ôm tôi một lần, tôi cũng chưa biết khuôn mặt ông nói gì đến chuyện đòi quà. Chắc tại bởi trong người tôi đang chảy dòng máu của ông và trong lòng tôi là sự tự hào về ông và trong tim tôi là nỗi đau khi thấy ngôi mộ trơ trọi của ông. Ba và tôi đứng lặng giờ lâu không ai nói một tiếng nào cả, chúng tôi cùng tiến lại mộ, ngồi xuống nhổ từng ngọn cỏ không biết tự khi nào đã mọc trên những khe hở của các tảng đá. Gió biển cứ ùa vào buốt cả người.
Sau khi thăm mộ ông, chúng tôi đi thăm lại nhà tù Côn Đảo. Từ xa là một trường bắn gần bờ biển, ở đây có những cột gồ vững chắc dựng lên giữa bãi cát trắng, đúng là hai trường phái nghệ thuật đối lập. Thiên nhiên hữu tình và con người vô tình. Bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh, gục đầu trên những cột gỗ ấy nhưng giây phút cuối cùng vẫn hô vang hai tiếng Việt Nam. Cái chết không làm cho họ sợ. Trước hình ảnh đầu súng kẻ thù chĩa vào người lúc không thể kháng cự, trước âm thanh rợn người, của tiếng đạn bay và cả tiếng máu phun ra từ chính mình. Tất cả những thứ đó đã không bằng tiếng gọi của nhân dân, của lòng người.
Nhà tù Côn Đảo hiện ra với một sự ảm đạm khác xa cuộc sống chung quanh nó, và cũng khác xa ngôi mộ tuy trơ trọi nhưng ấm cúng của ông tôi. Từng cánh cửa được mở ra, với thứ âm thanh xé tan sự yên tĩnh, ánh sáng mới được truyền vào căn phòng chật hẹp, u tối, lạnh lẽo, phía trên là những ô sắt. Các chiến sĩ ta đã trải qua một nhà tù có lẽ là dã man nhất. Mùa nóng bọn Mĩ nhốt cả mười mấy người vào căn phòng vài mét vuông để cho “tự sinh, tự diệt”. Tôi cảm thấy thật nóng khi các hướng dẫn viên kể về điều đó, mà các anh lúc đó còn nóng nực hơn cả tôi. Thế còn may, vào mùa lạnh mỗi phòng chỉ có lẻ loi một người dối mặt với cái lạnh thấu tận xương tủy. ở đây bọn chúng đã thực hiện không biết bao là trò tra tấn dã man, những hình phạt ghê gớm đối với những người tù ở đây. Bởi vậy mà đến giờ, những người trở về từ nhà tù Côn Đáo đều mang trong mình một căn bệnh do hậu quả của sự đàn áp đó.
Tôi đã hứa rằng sẽ cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa để xứng đáng với ông, với cả một lớp cha anh. Tôi quay lưng ra về mà lòng nhẹ lại, dường như gió mát hơn và sóng biển êm hơn…
Thế mà giờ đây, tôi đã thất hứa, có lẽ ông đang thất vọng về tôi lắm, về đứa cháu đã không như ông, giữ trọn lời thề với Tổ quốc. Nhưng ông ơi! cháu sẽ lại cố gắng, cháu sẽ làm được. Lòng miên man tôi nhìn ra cửa sổ, một nụ mai bắt đầu điểm vàng, lạ thật ba định đốn nó vì năm rồi nó không nở hoa.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 3Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày Tết thanh minh – một phong tục đẹp của dân tộc. Mỗi khi Tết đến, tôi luôn mong chờ tới ngày ấy để đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc.
Tiết thanh minh, vạn vật trong trời đất như choàng tỉnh sau giấc ngủ đông và khoác lên mình tấm áo mùa xuân tươi tắn. Những giọt nắng xuân vàng ươm trải trên nẻo đường làng thật ấm áp. Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió, gợn sóng mềm mại. Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây …
Tôi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất. Nơi này nằm xa khu dân ở, nhưng vào ngày Thanh Minh, rất đông người đi tảo mộ. Nhưng ai cũng thành kính nên không khí vẫn khá tĩnh lặng. Những nấm mộ nằm lặng yên. Không gian nơi đây tưởng chừng như ngưng lại trong sự vĩnh hằng. Để phần mộ của bà bà otoi, mẹ và chịn cung kính bày đồ lễ, cắm nhang lên mộ bà. Sau đó, mẹ bảo chị tôi đi thắp nhanh ở các mộ xung quanh. Tôi đứng lặng trước mộ bà. Trong hương trầm nghi ngút, những kỉ niệm về bà chợt tràn về như vừa mới hôm qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi đi chơi khắp làng. Tôi nhớ hơi ấm của bà, nhớ dáng bà mỗi sớm tinh sương thổi bếp rạ, nướng củ khoai thơm phức. Hồi bé, tôi thường theo bà dậy sớm, thích ngồi cuộn lại trong lòng bà như một con mèo nhỏ, với tay đun bếp cùng bà. Hơi lửa làm đỏ bừng hai má, tôi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi … Thuở bé thơ, hai chị em tôi thường giành nhau chải tóc cho bà. Tóc bà dài, lốm đốm sợi bạc, thoảng mùi bồ kết … Tôi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng ấy. Lúc nhỏ, tôi là đứa trẻ hậu đậu, vụng về nhưng bà chẳng bao giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ, cẩn trọng, rõ ràng như truyền cho tôi kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời. Vậy mà giờ đây, bà nằm một mình trong lòng đất lạnh, trống trải và cô đơn … Tôi gắn bó bên bà cả một thời thơ bé. Nhờ sự nhân ái. Bây giờ tôi đã khôn lớn. Tôi đã biết tự chăm lo cho bản thân, làm việc nhà không còn hậu đậu vụng về nữa nhưng bà lại chẳng còn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa.
Bỗng tiếng mẹ gọi hóa vàng như kéo tôi ra khỏi thế giới tuổi thơ tràn ngập hình bóng của bà. Tôi nghĩ chắc bà rất vui vì con cháu đã ra thăm bà đông đủ. Nhưng chắc bà vui hơn khi biết bà luôn ở trong tâm trí của cả gia đình với những kỉ niệm thật êm đềm.
Mẹ tôi thường dạy: “Việc chăm sóc ngôi mộ, giữ gìn nơi an nghỉ của tổ tiên chính là cách để con cháu bày tỏ lòng thương nhớ tới những người đã mất”. Có thể bà đã đi xa mãi nhưng bà vẫn sống trong lòng tôi và tất cả mọi người trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước đường đời của đứa cháu yêu và nhất định sẽ đang mỉm cười ở nơi chín suối.
Đã có lần em cùng bố mẹ (hoặc anh, chị) đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, Tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm mộ đáng nhớ đó – Bài làm 4Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu nhày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.”
Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.
Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng, trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.
Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu đái nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn. Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên.
Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.
Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa.
Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…
Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu.
Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ – dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.
Từ khóa tìm kiếm:Hãy Kể Một Chuyến Về Thăm Quê Của Em Và Gia Đình
Đề bài: Hãy kể một chuyến về thăm quê của em và gia đình.
Quê tôi ở Thanh Hoá, nằm ven con sông Mã anh hùng. Vừa rồi, nhân dịp nghỉ hè, tôi được bố mẹ cho về quê chơi.
Đã lâu rồi tôi không được về quê nên lần này tôi háo hức lắm. Tôi cùng mẹ chuẩn bị thật kĩ lưỡng, từ gói bánh, gói kẹo, thuốc lá đến mảnh vải, áo quần,… cho mọi người ở quê. Quê tôi không biết dạo này ra sao, đổi mới thế nào? Chẳng biết bọn trẻ dưới quê có vui khi nhận được quà không? Tôi đi ngủ với vô vàn câu hỏi và một tâm trạng hồi hộp.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm hơn thường lệ. Sau khi chuyển đồ đạc lên phía sau, đúng tám giờ, xe chúng tôi chuyển bánh. Xe chạy bon bon trên con đường trải nhựa phẳng lì. Hết đường Giải Phóng, xe xuôi theo quốc lộ 1A. Tôi mở cửa kính xe. Gió và nắng ùa vào. Đã ra khỏi thành phố Hà Nội nên không khí thoáng đãng hơn nhiều. Không còn cảnh xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau do tắc đường. Không còn cái bụi bặm và tiếng ồn ào của động cơ xe. Chà! Thật khoan khoái và dễ chịu. Tôi mải mê ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài. Những hàng cày, những cánh đồng, nhà cửa… cứ như lùi dần sau xe tôi. Lúc đầu, thế chỗ cho những cao ốc chọc trời là những khoảng không gian bát ngát trời mây tươi non màu cỏ. Dần dần, thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy lớn nhỏ xếp xen nhau với những ống khói lớn toả lên trời xanh. Thế rồi, lại những cánh đồng lúa mênh mông hiện ra, màu mạ non xanh hoà quyện với màu nâu màu mỡ của đất đai hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Khoảng gần trưa, chúng tôi qua cầu Hàm Rồng. Cầu bắc qua con sông Mã hùng vĩ, xanh ngát như dải lụa màu xanh da trời. Chỉ thoáng sau, chúng tôi đã đặt chân lên khoảng đất trống đầu làng, bên luỹ tre già xanh xanh và trước cổng làng khum khum được xây bằng đá.
Đường vào làng tôi vẫn vậy. Vẫn con đường dẫn qua cây đa cổ thụ đầu làng với tán lá xanh rậm, che mát cho lũ trẻ đùa vui dưới gốc cây. Xa xa, cánh đồng rộng lớn với những bóng nón trắng nhấp nhô. Thi thoảng, một giọng ca dao, một điệu hát ru con lại vút lên, len lỏi qua các lùm cây, ngõ ngách toả khắp xóm làng. Kia là mái đình cong cong cổ kính cùng hồ sen với những bông sen nở rộ, khoe nhị vàng tươi lấp ló dưới những cánh hồng… Chỉ có điều, con đường không còn là đường đất nữa, nó đã được trải nhựa đen bóng, phẳng lì.
Tôi sải bước vào giữa làng. Những làn khói lam bốc lên mờ mò trên mỗi nóc nhà. Lạ quá, bao nhà tranh vách đất xưa đã được thay bằng nhà mái ngói đò tươi.
Trên mái mỗi nhà đều có đường dây điện. Điện đã về tới quê tôi. Tôi dừng chân trước cổng nhà cô tôi, cất tiếng chào cô chú. Thấy gia đình tôi về, cô chú mừng lắm. Chẳng đợi tôi sắp xếp đồ đạc, cô kéo tôi vào lòng hỏi han đủ mọi chuyện. Mẹ tôi trao quà cho mọi người, ai cũng thích.
Trưa hôm đó, cô đãi tôi một bữa cơm quê. Chỉ là mấy món ăn giản dị mà sao tôi thấy ngon miệng thế. Ản xong, tôi nhanh chóng nhập bọn với lũ trẻ quê. Chúng tôi chơi đùa vui vẻ. Nhưng rồi xảy ra một việc. Lúc đó, tôi chạy theo đám trẻ ra đầu làng, ngang hồ nước. Chẳng may, tôi trượt chân, té ùm xuống nước. Mà tôi lại không biết bơi. Thấy tôi cứ chới với, lũ trẻ hiểu ngay sự cố. Tất cả chúng lao ùm xuống hồ, ra sức kéo tôi lên bờ. Sau khi thoát hiểm, tôi thấy mình thật sự gắn bó với lũ trẻ. Rồi chúng lại kéo tôi đi chơi. Chúng tôi chơi nhiều trò lắm. Nào là chơi ô ăn quan dưới gốc đa, nào là cưỡi trâu đánh trận giả, nào là bịt mắt bắt dê… Nhưng tôi vẫn thích nhất trò thả diều. Được chạy dài trên con đê, nhìn cánh diều bay bỗng trong gió, nghe tiếng sáo vi vu rồi hò hét vang trời mới vui làm sao.
Nhưng cũng đến lúc phải chia tay cô chú và các bạn. Chiều hôm đó, tôi trở về Hà Nội với bao nhiêu là quà quê, bao nhiêu là lưu luyến. Tôi vẫn nghe đâu đó tiếng sáo diều vi vu. Tôi sẽ không quên, không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp của ngày hè đó.
Quê hương đối với tôi là những gì thân thương gần gũi nhất. Quê hương chính là vi vu cánh diều tôi thả cùng bọn trẻ. Quê hương chính là buổi chia tay đầy lưu luyến giữa tôi và lũ trẻ chăn trâu… Tôi yêu quê mình biết bao nhiêu. Mong sao sau này tôi sẽ làm được những việc thật có ích cho quê hương.
Viết Về Một Người Mẹ Đã Đi Xa Mãi Mãi
Viết về một người mẹ đã đi xa mãi mãi
“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
“Nín Đi Em, Bố Mẹ Bận Ra Tòa”!
Nghĩ về 2 đứa con thơ, về cảnh “Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve/ Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp”, những hằn học, xét nét nhau trong mỗi người tan biến. Dẫu còn ngượng ngập, ánh mắt họ âu yếm nhìn nhau và thầm hứa “không để các con buồn”. Đó là số ít trong những lần hòa giải thành của TAND thành phố trước các cuộc hôn nhân có nguy cơ tan vỡ; các vụ việc ly hôn ngày càng có dấu hiệu gia tăng.
Theo thống kê của TAND thành phố, số cặp vợ chồng mới kết hôn chưa được 5 năm ly hôn chiếm tỷ lệ khá cao. Nguyên do là khi yêu chưa tìm hiểu cặn kẽ, chưa có đủ thời gian để hiểu nhau, sau khi cưới, cả hai bên đều “vỡ mộng”. Cùng với đó là kinh tế chưa ổn định, gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc con cái nên rơi vào “khủng hoảng”. Chỉ cần vợ hoặc chồng có điều gì không vừa ý là…”ly hôn”. Trong khi đó, nhiều trường hợp hai bên nội ngoại thờ ơ, bỏ mặc kiểu “lớn rồi, tự lo”. Hoặc luôn bênh vực con mình, thay vì đứng ra làm trung gian hòa giải thì họ lại “đổ thêm dầu vào lửa”. Vậy là mâu thuẫn ngày càng gay gắt, rồi dẫn nhau ra tòa. Và lúc này, các thẩm phán lại vừa đóng vai trò người bố, người mẹ, vừa là bạn bè, anh em để động viên, hòa giải.
Gặp gỡ, tiếp xúc, phân tích thiệt hơn, mong hàn gắn tình cảm cho họ. Bằng kinh nghiệm sống, kiến thức pháp lý, chuyên môn, mỗi thẩm phán trở thành một người thương thuyết cần mẫn nhất. “Có nhiều cuộc ly hôn giữa những cặp vợ chồng là “ông này, bà nọ” hay những người “con đàn, cháu đống”, tuổi “thất thập cổ lai hy”. Với các trường hợp này, 2 vợ chồng thường âm thầm, lặng lẽ, tự mình giải quyết. Nhiều khi chúng tôi phải vận dụng các mối quan hệ bạn bè, tổ chức, đoàn thể cùng vào cuộc để mong hàn gắn quan hệ vợ chồng, tất cả vì sự ổn định xã hội, nhất là tránh thiệt thòi cho những đứa trẻ. Tuy nhiên, có khi nỗ lực bất thành, nhiều trường hợp cả 2 đều nhất quyết đoạn tình, không muốn hòa giải, chỉ yêu cầu… ly hôn càng nhanh càng tốt. Buồn và trăn trở lắm anh ạ” – Chánh án TAND thành phố Phan Thị Nguyệt Thu chia sẻ.
Để góp phần hàn gắn hạnh phúc gia đình, thì cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể cơ sở cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Khi hôn nhân “có vấn đề”, các cặp vợ chồng rất cần sự quan tâm tìm hiểu, hóa giải kịp thời. Tuy nhiên, nhiều lúc, nhiều nơi, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể còn né tránh, ngại va chạm, ngại bị “vạ lây”. Thậm chí, nhiều gia đình, vợ chồng đánh chửi nhau hàng năm trời nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý thỏa đáng.
Hôn nhân tan vỡ, thiệt thòi nhất là những đứa con. Rồi đây, chúng sẽ lớn lên, chống chọi với sóng gió cuộc đời như thế nào khi thiếu bờ vai vững chắc của bố, vòng tay ấm áp của mẹ. Xin mượn câu thơ của nhà thơ Vương Trọng gửi đến các cặp vợ chồng đã và đang đứng bên bờ chia ly: “Nín đi em! Em khản giọng khóc gào/ Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt/ Những bố mẹ bên bờ chia cắt/ Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!”.
Theo Thăng Long Báo Hà Tĩnh
Người Hãy Quên Em Đi
6,803 quan tâm
Ca sĩ Mỹ Tâm tên đầy đủ là Phan Thị Mỹ Tâm (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1981) tại Đà Nẵng. Mỹ Tâm sớm bộc lộ năng khiếu về âm nhạc và liên tiếp giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi ca hát lớn nhỏ lúc còn ở độ tuổi thiếu niên. Năm 16 tuổi, cô đã giành giải nhất đơn ca toàn thành. Năm 1997 cô đoạt Huy chương vàng Giọng hát hay Xuân và hệ Trung cấp Nhạc viện, khoa Thanh nhạc Đà Nẵng. Từ 1997-1998, cô tham gia liên tiếp những hội diễn văn nghệ, các cuộc thi giọng hát hay của quận và thành phố. Tháng 4 năm 1998, cô đoạt giải nhất ở hai hội thi đơn ca quận Tân Bình và Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11 năm 1998, đoạt giải nhất Giọng ca vàng báo Mực Tím.
Tháng 1 năm 1999, cô trở thành ca sĩ độc quyền của Vafaco. Bản thu âm đầu tiên của cô được thực hiện dưới sự chỉ đạo của nhạc sĩ Nguyễn Hà. Ca khúc “Nhé anh” vừa là bài tập thu thanh đầu đời.
Giữa năm 2000, hết hợp đồng với Vafaco, cô viết ca khúc đầu tay của mình, đặt tên là “Mãi yêu”. Quá trình sáng tác có sự trợ lực của nhạc sĩ Nguyễn Quang, chỉ huy ban nhạc Trung tâm Ca nhạc nhẹ. Cô đã đem bài hát này, cùng với “I Love You” (hát lại ca khúc của Céline Dion) vào phần thi của mình trong Liên hoan giọng ca vàng châu Á tại Thượng Hải, Trung Quốc và cô đã đoạt huy chương đồng.
Tháng 6 năm 2001, cô tốt nghiệp Trung cấp trường Nhạc với số điểm thủ khoa. Công chúng đã bắt đầu nhắc nhiều đến “To love you more”, “Nhé anh”, “Yêu dại khờ”, “Mãi yêu” và đặc biệt là “Tóc nâu môi trầm” như những thành công của riêng cô.
Từ 2002 đến năm 2005, cô là một trong những ngôi sao nhạc nhẹ nổi tiếng tại Việt Nam với một lượng người trong câu lạc bộ hâm mộ hơn 40.000 thành viên, với mức cát-sê vào loại cao nhất Việt Nam. Các sân khấu lớn và những phòng trà sang trọng vẫn coi Mỹ Tâm là cái tên thu hút nhiều khách hàng.
Những album Đâu chỉ riêng em, Yesterday & Now, Hoàng hôn thức giấc, Dường như ta đã… của cô đều được khán giả yêu thích. Ở giai đoạn này những ca khúc của cô được khán giả yêu mến nhất là: “Ước gì”, “Búp bê không tình yêu”, “Họa mi tóc nâu”, “Tình lỡ cách xa”, “Tình em còn mãi”, “Ban mai tình yêu”, “Nụ hôn bất ngờ”, “Nhớ”, “Dường như ta đã”,…
Cuối năm 2006, Mỹ Tâm trở thành ca sĩ đầu tiên của Việt Nam được một êkíp đến từ nước ngoài (cụ thể Hàn Quốc) mời cô tham gia hợp tác thu âm trong dự án vol 5 của cô: Vút bay. Album này mang nặng phong cách Hàn Quốc từ bài hát, trang phục, vũ đạo cho đến nội dung các đoạn phim đi kèm với album. Những ca khúc nổi bật trong thời kì này: “Bí mật”, “Hãy đến với em”, “Ngày hôm nay”, “Tình yêu chưa nói”, “Giọt sương”,…
Năm 2010, Mỹ Tâm tham gia loạt phim truyền hình Cho một tình yêu do Nguyễn Tranh và Lê Hoá đạo diễn.[93] Trong phim, cô lần đầu tham gia vai chính và làm đạo diễn âm nhạc. Cũng trong năm này, cô đoạt giải HTV Awards cho “Nữ ca sĩ được yêu thích nhất”, đem về 3 giải Làn Sóng Xanh cho “Nhạc sĩ được yêu thích nhất”, “Ca sĩ được yêu thích nhất” và “Gương mặt của năm”.
Đêm 14 tháng 1 năm 2011, Mỹ Tâm tổ chức “Liveshow Những giai điệu của thời gian – Kỉ niệm 10 năm ca hát” tại Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tri ân sự nghiệp âm nhạc.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 2011, Mỹ Tâm phát hành video âm nhạc “Đánh thức bình minh”, nằm trong khuôn khổ Giải thưởng Video Âm nhạc Việt. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2013, Mỹ Tâm cho ra mắt album phòng thu thứ 8 mang tên Tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2013, Mỹ Tâm cho ra mắt album phòng thu thứ 8 mang tên Tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Album nhận những phản hồi tích cực từ các nhà phê bình và giành thành công thương mại, đạt 5.000 bản chỉ trong ngày đầu tiên xuất bản và vươn lên vị trí đầu bảng nhiều tuần liền về số lượng tải trên hệ thống iTunes. Ngày 19 tháng 11 năm 2023, Mỹ Tâm công bố về album Tâm 9, được thực hiện trong vòng 1 năm, với các sáng tác “ẩn chứa những góc sâu thẳm, chín muồi nhất trong đời sống tình cảm” của cô. Album phát hành ngày 3 tháng 12, gồm 13 ca khúc pop soul do Mỹ Tâm, Đức Trí, Khắc Hưng, Vũ Cát Tường và Phan Mạnh Quỳnh sáng tác. Hai ca khúc trong album, “Đâu chỉ riêng em” và “Đừng hỏi em”, được cô phát hành video âm nhạc lần lượt vào tháng 7 và tháng 10 năm 2023. Album tiêu thụ 20.000 bản, trong đó 5.000 bản bán ra chỉ trong ngày phát hành, phá vỡ kỷ lục của album Tâm năm 2014.
Tháng 3 năm 2023, góp giọng vào ca khúc “Rực rỡ tháng năm”, trích từ bộ phim Tháng năm rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Tại lễ trao giải Cống hiến lần thứ 13, Mỹ Tâm trở lại danh sách bình chọn sau ba năm vắng bóng bằng ba đề cử,giành chiến thắng tại các hạng mục “Ca sĩ của năm” và “Album của năm” cho Tâm 9 vào ngày 22 tháng 3 năm 2023.
Trang Thơ Chủ Nhật: Mẹ Hiền Ơi, Con Đã Về Thăm
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Tặng các anh lính biển giữ biên cương
Tạm biệt em anh lên đường giữ đảo
Giữa trùng khơi chỉ thấy sóng bạc đầu
Gió rú gào báo tin từng cơn bão
Vẫn oai hùng chao lượn cánh hải âu.
Từng đợt sóng kết thành chùm hoa biển
Trắng tinh khôi như thuở áo học trò
Ngày tan trường chưa trao lời ước hẹn
Dõi theo người lòng sao mãi ngẩn ngơ.
Hành trang anh có tình em trong đó
Nụ cười xinh và ánh mắt dịu dàng
Chưa kịp nắm bàn tay ai bé nhỏ
Lá thư tình còn viết vội dở dang.
Tạm biệt em anh lên đường giữ biển
Tàu anh đi có sao sáng dẫn đường
Cột mốc biên cương qua từng hải lý
Cuộc hành trình gìn giữ đảo quê hương.
Đồng đội anh những chàng trai rất trẻ
Trên boong tàu say hát bản tình ca
Trong trái tim có tình yêu biển đảo
Cùng người thương dù đang ở thật xa.
Giữa phong ba tiếng sóng vỗ tứ bề
Hoa biển trắng mang tình anh lính trẻ
Em yêu ơi! Xin hãy đợi anh về.
MẸ VẪN NGỒI BÊN BỜ BIỂN ĐÔNG
Mẹ vẫn ngồi bên bờ biển Đông
Chờ tin con se thắt cả lòng
Ngày ra đi hẹn về thăm mẹ
Qua bao mùa mưa nắng bão dông.
Dáng mẹ gầy bóng đổ liêu xiêu
Mòn mắt trông từng đợt thủy triều
Ngỡ chân con băng qua trảng cát
Như ngày nào thốt tiếng mẹ yêu.
Mẹ nào hay trùng khơi nổi sóng
Bãi san hô con đã yên nằm
Lời thì thầm gởi theo chim biển
Mẹ hiền ơi con đã về thăm.
Hoa muống biển nở trên mộ gió
Hàng phi lao tiếng sóng rì rào
Đợi con về sửa ngôi nhà dột
Thiếu hơi người bếp lửa hư hao.
Mẹ vẫn ngồi bên bờ biển Đông
Biển vẫn xanh ôm sóng vào lòng
Người lính trẻ thôi không về nữa
Hồn hòa vào cây cỏ núi sông.
CHO TÔI MƠ GIẤC MƠ PHÙ ĐỔNG
Cho tôi mơ giấc mơ Phù Đổng
Qua một đêm sức mạnh thần kì
Tin báo dữ bay nhanh làng Gióng
Tiếng sứ truyền theo tiếng ngựa phi.
Cho tôi mơ tiếng trống Mê Linh
Lễ tế cờ trước khi ra trận
Lưỡi gươm thiêng truyền lệnh xuất binh
Lũ giặc sợ kinh hồn bạt vía.
Cho tôi mơ trùng dương cưỡi sóng
Chém cá kình giữa chốn biển khơi
Ai dám bảo đàn bà yếu bóng?
Cũng có khi lấp biển vá trời.
Cho tôi mơ sóng dậy Bạch Đằng
Trên cọc nhọn còn tươi máu đỏ*
Chiến công xưa tạc dấu ngàn năm
Chui ống đồng trốn không kịp thở.
Cho tôi mơ cành đào ngày tết
Vẫn nở hoa giữa đất Thăng Long
Chiến bào còn vương mùi khói súng
Giặc kinh hoàng hai tiếng Quang Trung.
NGƯỜI về cùng đàn con ra trận
Ngựa sắt thành chiến hạm tàu bay
Nơi biển Đông kẻ thù gây hấn
Trận cuối nầy đáy biển chôn thây.
*Đằng giang tự cổ huyết do hồng (Giang Văn Minh)
Cập nhật thông tin chi tiết về Đã Có Lần Em Cùng Bố Mẹ (Hoặc Anh, Chị) Đi Thăm Mộ Người Thân Trong Ngày Lễ, Tết. Hãy Viết Bài Văn Kể Về Buổi Đi Thăm Mộ Đáng Nhớ Đó trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!