Bạn đang xem bài viết Cùng Cười Với Nhà Văn Trà Lũ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thanh Phong/Viễn ĐôngHai tác phẩm của nhà văn Trà Lũ sắp ra mắt – ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
Ông Tư Chơi bị bắt ra tòa về việc ông ngoại tình.
Tòa phán quyết:“Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ”. Vì bà vợ lớn bị đau không ra tòa được.Ông Tư Chơi bèn sửa phán quyết của tòa rồi đưa về nhà cho vợ đọc.Ông chỉ sửa chút xíu, chỉ đổi chỗ dấu phết mà thôi.Phán quyết được sửa như sau:“Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ”.Một câu chuyện ngắn khác, chuyện “Thiên Thần Bay” (trang 400):
Bé hai lên 4 tuổi hỏi mẹ:– Mẹ ơi, thiên Thần có cánh và biết bay phải không mẹ?– Đúng. Nhưng sao con lại hỏi vậy?– Tại vì lúc sáng khi mẹ đi chợ thì con thấy ba gọi chị Hai giúp việc là “Thiên Thần có cánh của anh ơi”.Con chưa thấy chị ấy bay bao giờ. Vậy bao giờ thì chị Hai bay hở mẹ?– Ngay bây giờ!Nguồn gốc người Nhật là người Huế:
Một nhà nhân chủng học Nhật Bản đi tìm nguồn gốc ngời Nhật. Ông đã chu du khắp thế giới mà không hề tìm ra dấu vết. Nơi cuối cùng ông đến là Việt Nam. Một bữa kia ông đi xe lửa từ Sàigòn ra Huế. Khi vừa ra khỏi nhà ga thì ông nghe thấy hai người địa phương đang nói chuyện với nhau: Mi đi ga ni?Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?Ga tê. Tau đi ga tê.Ga tê ga chi?Ga Lăng Cô tềRằng đông như ri?Ri mà đông chi!Mi ra ga mô?Ra ga Nam ÔKhi mô mi đi?Chừ chi khi môMi lo ra điỪ, tau đi nghe mi.Nghe xong, ông Nhật mừng quá, thốt lên: Tạ ơn Trời, tôi đã tìm ra nguồn gốc tổ tiên của tôi rồi. Người Huế chính là tổ tiên của người Nhật Bản. (trang 38)
Đó là ba câu chuyện ngắn trong 444 Chuyện Cười của nhà văn Trà Lũ, ra mắt vào lúc 10 giờ sáng nay, Thứ Bảy 11-6-2011 tại Hội trường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam. Năm 2001 nhà văn Trà Lũ đã cho xuất bản 333 Chuyện Cười. Năm 2008 ông lại xuất bản 500 Chuyện Cười, và cả hai tập Chuyện Cười, mặc dù được tái bản nhiều lần nhưng đã bán hết sạch nên năm nay 2011, nhà văn Trà Lũ lại cho ra mắt 444 Chuyện Cười nữa tại Nam California, chứng tỏ Chuyện Cười là nhu cầu cần thiết, là liều thuốc bổ để giúp con người quên những lo âu, nhọc nhằn, những căng thẳng, phiền muộn trong đời sống thường ngày, và có người quả quyết, cười sẽ làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não.Chuyện Cười của nhà văn Trà Lũ viết lại, đôi khi ngắn gọn như ba chuyện dẫn chứng ở trên, đôi khi có những chuyện cười khác, có dài lắm cũng chỉ gấp hai lần các mẫu chuyện trên khiến người đọc, đọc không thấy mệt, không thấy chán và có thể đọc một lúc nhiều chuyện. Cũng như hai tác phẩm Chuyện Cười đã xuất bản, 444 Chuyện Cười xuất bản lần này chắc chắn sẽ làm cho người đọc cười ngả nghiêng, cười thích thú, cười bể bụng, cười quên thôi, vì mỗi khi nhớ tới, thế nào cũng phải tủm tỉm cười!Ngoài 444 Chuyện Cười, tác giả cũng trình làng chuyện phiếm thứ 11 của ông mang tên “Đất Thiên Thai”. Trước đó, nhà văn Trà Lũ đã cho xuất bản: Miền Đất Hạnh Phúc, Đất Mới, Miền Đất Hứa, Đất Thiên Đường, Đất Yêu Thương, Đất Lạnh Tình Nồng, Đất Quê Ngoại, Đất Anh Em, Đất Nhà, Đất An Lạc và nay Đất Thiên Thai. Không biết tương lai, tác giả còn “Đất” gì khác thì ông chưa tiết lộ.Được hỏi vì sao ông chọn đề tài “Đất”, nhà văn Trà Lũ cho biết, sau khi phải bỏ quê hương Việt Nam, ông may mắn được đến miền Đất Hứa như trong Thánh Kinh, dân Do Thái được ông Môi Sê dẫn qua sa mạc đến miền đất Chúa hứa đầy sữa và mật, ông được cư ngụ ở miền Đất Mới, miền Đất Yêu Thương và tuy thời tiết giá lạnh nhưng Đất Lạnh Tình Nồng, miền đất mà những người dân bản xứ hiền hòa, coi những di dân từ phương xa đến như là anh em một nhà, một mẹ nên ông mới viết Đất Quê Ngoại, Đất Anh Em và cuối cùng ông thú nhận những miền đất đó chính là quê hương thứ hai ông đang sống: Canada, một nước láng giềng thân thiết với Mỹ.30 Chuyện Phiếm về Đất Thiên Thai cùng với các tác phẩm về Đất đã xuất bản, qua ngòi viết sắc sảo cộng với tấm lòng yêu quê hương thiết tha, nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương đã cống hiến cho người đọc những khám phá mới lạ, ngoạn mục, thích thú và ngạc nhiên từ trang đầu đến trang cuối. Nhà văn Trà Lũ, sinh quán tại Ninh Bình, trước 1975 ông là giáo sư Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa, Viện Đại Học Sài Gòn. Sau 1975 làm công chức Bộ Văn Hóa và Công Dân Ontario, Canada. Ông cũng là chủ tịch (1991-1995) Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Toronto, Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Trà Ngấm Vào Thơ, Thơ Đậm Trong Trà
Câu thơ đứng đầu bảng trà: “Bình minh sổ trản trà”. Nó nằm trong bài cổ tương truyền chữ Hán với 4 câu hiếm ai từng nhấp dù chỉ nửa ngụm trà lại không xổ nho chùm: “Bán dạ tam bôi tửu/ Bình minh sổ trản trà/ Nhất nhật cứ như thử/ Lương y bất đáo gia.” Nguyễn Tuân, bậc văn nhân thượng thặng về ngôn từ Việt và ẩm thực Việt, ở tùy bút “Chén trà trong sương sớm”, từng chuyển nghĩa: ” Mai sớm một tuần trà/ Canh khuya dăm chén rượu/ Mỗi ngày mỗi được thế/ Thày thuốc xa nhà ta.” Khi biết khéo dùng, trà và rượu hàng ngày sẽ như hai chân giữ vững tâm thế con người sinh tồn trên thiên địa đầy bất trắc. Khác với rượu, trà được dùng bất kỳ trong ngày nhưng vào mỗi sáng sớm là tuyệt đỉnh – đó là chân lý giao lưu trà giữa khí của đất trời và thần của con người!
Trà, người bạn đường thường nhật: Không chỉ với sáng, có thể uống trà trưa, chiều, tối, đêm tại bất cứ cơ hội nào trong ngày của một người, một nhóm người thân sơ bất kể. Ở xứ Nam ta thói quen uống trà cũng như hàng ngày ăn cơm. Nguyễn Du “dùng trà” trong kiệt tác Truyện Kiều ở câu đầy xao xuyến: ” Khi hương sớm khi trà trưa/ Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn.” “Thư nhàn xin lửa pha trà mới/ Vui thú bên thông ngắm chiều qua”: mới đọc qua khó đoán của Cao Bá Quát. Vị thánh của ngôi đền thi ca dân tộc hẳn đã dùng trà sớm, trà trưa mà vẫn chưa… phê. Phải thêm vài chiêu trà chiều, thậm chí lân sang trà tối, trà đêm mới “qua” hết một khoảnh ” thư nhàn” trong cuộc đời oan nghiệt và lẫm liệt của mình. Trà đêm xử lý việc éo le bất ngờ, như với thi sĩ Đỗ Lỗi đời Tống: “Hàn dạ khách lai trà đương tửu/ Trực lô thang phí hỏa sơ hồng” (“Đêm lạnh khách qua trà thay rượu/ Lửa vừa mới bén nước đang sôi.”)
Trà và thiền là một: như lời cổ nhân “Trà vị thiền vị thị nhất vị”. Một trong các phương pháp thiền tông là uống trà, tức trà thiền. Trong 10 bài hát thực tập chánh niệm có thi kệ “Thiền trà” mang 4 câu “Chén trà trong hai tay/ Chánh niệm dâng tròn đầy/ Thân và tâm an trú/ Bây giờ và ở đây.” Các thiền sư Nhật đã khai sinh ra trà đạo mang bản sắc thuần Nhật. Từ tuyển chọn 800 bài haiku của thi sĩ kiệt xuất Basho chúng tôi tìm thấy có cả thảy 17 bài với trà là đối tượng chính. Ba bài hay nhất: “Uống trà sáng/ Nhà sư/ Lặng im như hoa cúc.”; “Cái vồ đập đất/ Vốn là cây hoa trà/ Hay cây mận?”; “Lều tranh đơn sơ/ Lá chè vò xong/ Giông cũng tan.”.
Trà, bàn tay bạn hữu: Khách đến mời trà là phong tục phổ biến của rất nhiều dân tộc, từ Á qua Âu. Với Trung Hoa, nơi sản sinh đầu tiên ra trà, “khách lai kính trà” là một mĩ tục đạt đến tầm nghệ thuật. Ở nước mình cũng gần vậy; “Chén trà là đầu câu chuyện”.
Thiền sư Viên Chiếu thời vua Lý Thánh Tông có hai câu thơ: ” Tiễn chân ai bước đường xa/ Miệng cười đưa một bình trà tặng nhau”. Cao đẹp và tài tình quá! “Chân” và “miệng” là hai hoán dụ đối ngẫu trong câu lục câu bát. Thoắt, cả cái bình trà lại có thể nở hoa trên miệng. Miệng hoa, bởi tâm hoa. Thi bá thời nay với Bàn Thành Tứ Hữu lừng danh một thuở là Quách Tấn đã hạ những câu trở thành kinh điển: “Hương trà chưa cạn chén hàn ôn/ Thuyền đã buông theo tiếng sóng dồn/ Ngắm vợi mây thu ùn mặt biển/ Gác chuông thành cổ đọng hoàng hôn”. Đủ thấy trà là nhân vật lớn trong cuộc chia ly bằng hữu trước trời thu biển rộng thành sâu. “Chén hàn ôn” là cụm từ mà đám tuổi teen thời a-còng kêu là “ngồi cà-phê tám chuyện thời tiết”.
” Nhà lá đơn sơ/ Tấm lòng rộng mở/ Nồi cơm nấu dở/ Bát nước chè xanh/ Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.” Hoàng Trung Thông, nhà thơ đại biểu thời cách mạng, vốn tinh thông văn hóa truyền thống Hán-Việt, đã lưu được “bát nước chè xanh” vào kho tàng văn học kháng chiến bằng hình ảnh và bút pháp dung dị nhất.
Với văn nhân văn hóa thế giới, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi: “Say mùi đạo, chè ba chén/ Tả lòng phiền, thơ bốn câu.” Lời tiên tri: ” lòng phiền” của thi nhân mà ” chè ba chén” thấu hiểu mãi nhiều thập niên sau mới hiển lộ và nhiều thế kỷ sau chưa hiểu thấu. Với “Quốc âm thi tập”, người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam đã nhiều dịp đưa trà vào thơ như đối tượng thiền vị, nói lên tư tưởng nhân sinh hài hòa tam giáo Nho, Phật và Đạo: ” Chè mai đêm nguyệt dậy xem bóng/ Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu.”; “Bao giờ lều cỏ núi mây/ Pha trà nước suối, gối say đá mềm.”…
Là đặc sản văn hóa Việt, ca dao đã “uống trà” thế nào? Chúng tôi thống kê, từ một bộ sưu tập “Ca dao Việt Nam” với hơn 650 cặp lục bát, tìm ra được 5 câu về trà: 1. “Đi đâu mà bỏ mẹ già/ Gối nghiêng ai sửa, tách trà ai dâng.”; 2. “Người ta rượu sớm trà trưa/ Thân em đi sớm về trưa cả đời.”; 3. “Chú tôi hay tửu hay tăm/ Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.”; 4. “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội, nhớ riêu nước chè.”; 5. “Ai về Hà Tĩnh thì về/ Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.” Thân thương là câu số 1. Tội nghiệp ở câu 2. Đáng trách với câu 3. Buồn buồn sao câu 4. Vui vui nhỉ câu 5. Ấy thế, theo hiểu biết chưa đầy đủ của chúng tôi, câu ca dao về trà tuyệt hơn cả được chọn làm đề từ cho toàn bài này lại không có trong tuyển chọn ấy. Nếu có ta sẽ nói: Cao cả như câu 6.
Câu thơ về trà thích nhất của người viết: Với quan niệm thơ hay ở chỗ tạo ám ảnh thì “Quất mãi nước sôi/ Trà đau nát bã/ Không đổi giọng Tân Cương” là câu thơ chúng tôi thích nhất về trà. Đã có tới hàng trăm lời khen tụng, cả tá bài, đoạn bình ba dòng thơ trên của người thơ “tài cao phận thấp chí khí uất” Phùng Cung. Ngắn, nhưng đó là cả một bài thơ. Cả thảy 14 chữ, tính cả tên bài: “Trà”. Tân Cương trong thơ họ Phùng là khu vực Tân Cương thuộc tỉnh Thái Nguyên – được xem như thủ phủ trà Việt Nam. Chè Thái Nguyên có nguồn gốc từ Phú Thọ được di thực trong các năm đầu thập niên 1920. Và trong thập niên vừa qua, trà Tân Cương đã trở thành thương hiệu trà toàn cầu với Festival Trà Thái Nguyên lần 3 vào năm 2015. Ở nơi suối vàng thi nhân của chúng ta cũng cả cười khi dự phóng trước mấy thập niên về một “giọng-Tân-Cương” giữa văn đàn nước nhà.
Thu chén trà nồng: Trà nồng cũng đến hồi thu chén. Thì đấy, “nhất phiến tài tình” Nguyễn Tuân chẳng từng có lời tại tuyệt bút nêu trên đó sao, “trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý.” Trà ngấm vào thơ, thơ đậm trong trà… Mời bạn nâng chén!
Đỗ Quyên Vancouver – Xuân Mậu Tuất 2018 ĐTPT số 71-72/2018
Nguồn: https://dothiphattrien.vn/tra-ngam-vao-tho-tho-dam-trong-tra/
Stt Uống Trà Hay ❤️ Top Status Uống Trà Thả Thính Đàm Đạo
Stt Uống Trà Hay Nhất ❤️ Bộ Status Uống Trà Thả Thính Đàm Đạo ✅ 1001 Cáp Trà Đá, Trà Chanh, Trà Sữa Một Mình ✅ Siêu Chất.
Stt Uống Trà Đàm Đạo
Stt Uống Trà Ngắn Hay
Bộ Stt Uống Trà Ngắn Hay để bạn đăng lên tường facebook, zalo..
Trà xanh, sữa trắng, hạt đen/ Em xinh em uống kiểu nào cũng xinh.
Có tiền mua trà sữa hãy tán gái làng này.
Thà béo không ai thèm yêu còn hơn nghiện đến đìu hiu đêm ngày.
Thà nước mắt rơi chứ quyết không rơi giọt trà sữa.
Trà sữa nuôi ta béo, cơn nghiện giúp ta siêng.
Hút cạn ly, xơi cạn hạt.
Uống cạn rồi thì hãy nói yêu anh.
Con gái à, đừng như bồ công anh trước gió, hãy là xương rồng giữa bão giông xông pha, chen lấn vào đống người chen chút ngoài kia. Ly trà sữa cuối cùng đang đợi em đấy.
Đừng đến rồi đi như cơn gió mà hãy xuất hiện trong cuộc đời em mỗi ngày như ly trà sữa trân châu.
Trà sữa là thứ vũ khí duy nhất có thể đánh bại được những cảm xúc tiêu cực của con gái.
Hôm nay làm việc mệt rồi/ Bên ly trà sữa ta ngồi có đôi.
Thanh xuân không có người yêu như uống trà sữa không trân châu. Có người cần, có người không cần, có người đòi hẳn trân châu trắng. Mình cũng thích trân châu lắm, nhưng nhiều khi không trân châu trà sữa vẫn ngon.
Thanh xuân như một tách trà, đi qua đi lại hết bà thanh xuân.
Bên cạnh status hay về uống trà Bạn đừng quên khám phá Stt Trà Sữa
Stt Uống Trà Một Mình
Stt Uống Trà Đá
Những khi cuộc sống xô nghiêng thấy mình nằm bẹp bên đời như một con bọ ngựa hết thời tôi hay đi lang thang qua các dãy phố, dừng chân bên một con phố nhỏ, ghé một quán trà đá vỉa hè để đốt thời gian theo từng nhịp xe lăn đều ngòai kia.
Trà đã pha xong vẫn đợi chờ
Mong người tri kỷ khách làng thơ
Hương sen man mác xua miền tục
Ngây ngất hồn như tới suối mơ
Khách đến rồi đây bên cạnh ta
Tươi cười thanh lịch vẻ hào hoa
chuyện vui quên cả trăng soi cửa
Thế sự vòng quanh một ấm trà
Ta pha một ấm trà tình
Rót ra hai chén cho mình với ta
Chè thì thơm ngát hương hoa
Mà sao vẫn thấy lòng ta lạnh lùng
Trà thượng lưu có khách thượng lưu
Uống trà thượng lưu là thượng khách
Luôn có khách có trà luân lưu
Trà với khách liu tiu cả ngày
Quán nước liêu xiêu một bóng già
Đâu cầu nhung lụa chẳng cầu hoa
Hương trà quấn quít người khuya sớm
Một thoáng qua thôi cũng đậm đà
Ta pha một ấm trà tình
Rót ra hai chén cho mình với ta
Chè thì thơm ngát hương hoa
Mà sao vẫn thấy lòng ta lạnh lùng
Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng, nó quấy ta (Tễ Xương)
Status Uống trà đàm đạo kết hợp Stt Đi Chùa sẽ khiến tâm bạn thanh tịnh hơn
Thơ Về Uống Trà
Bạn có thể khám phá thêm chùm thơ về uống trà ở bên dưới.
Nâng chén, mời anh thưởng vị trà
Đừng quên tan tác mấy đời hoa
Cạn từng hớp nhỏ cho sen đượm
Vớt lại trần ai một chút ta
Lê la suốt cả nửa ngày
Hình như trà đá cũng say mất rồi
Một người…
Rồi lại một người khác qua…
Nước chè tươi rót vàng mơ
Đôi khi hạnh phúc đơn sơ vô cùng
Cho tôi xin một ly trà đá
Góc phố nơi tôi hay về qua
Cho tôi quên tam những vội vã
Nghe anh em chuyện đời vui buồn
Cho tôi ly trà chanh và nhiều đá
Giống những khi tụm năm tụm ba
Mong hôm nay đường không bụi quá
Có ai cùng tôi trà đá via hè?
Đưa tay nâng lấy cốc trà,
Nhấp môi một ngụm đậm đà mùi hương.
Đêm này lòng thấy vấn vương
Nên ta thức cả đêm trường nhớ ai.
Bốn bề giờ đã ngủ say
Trà đây cũng đã vừa thay nước nhì.
Chăm vừa đâu để tràn ly
Đưa tay nâng cốc nhăm nhi giọt sầu.
Ngoài status về uống trà Cùng Symbols khám phá thêm Stt Triết Lý Hay
Status Uống Trà Chiều
Chia sẻ những Status Uống Trà Chiều để có một buổi chiều thật thi vị và bình yên.
Ngày tháng đẹp biết bao nhiêu..hẹn nhau một chén trà chiều đi anh.
Đợi đến khi già rồi, sẽ sống trong một thị trấn ít người qua lại. Trồng dăm ba cây hoa, nuôi một chú chó nhỏ. Mỗi ngày đều đi tản bộ. Không làm phiền ai, và cũng không hy vọng ai làm phiền. Một trà, một hoa, cùng một người luôn ở bên.
Bên hiên nhà, ly trà đắng, trong tâm tư không tiếc nuối nhiều.
Pha một ấm trà, la cà vài bản nhạc… phong linh nhẹ nhàng trong gió sớm.
…Thèm bấy lâu nay một ngụm trà
Ngóng người tri kỷ tận nơi xa
Hương trà xứ ấy lòng còn lắng
Dẫu có bao xuân vị chẳng nhoà …
Nhặt chút hương tĩnh lặng
Hãm chung trà vô vi
Cùng cảo thơm thi bút
Mời bằng hữu cố tri
Chén trà nhẹ tỏa làn hương
Mình ta độc ẩm… Phố phường lặng yên
Hương trà đưa lối cõi tiên
Hồn theo sắc nước vào miền lãng du…
Một buổi chiều lạnh cuối năm. Khi ngoài kia người hối hả đi làm, người thì chen nhau mua sắm Tết, còn em ngồi đây, một ly trà, một chút chữ thơ. Đôi khi, một chút tĩnh lặng cũng làm tim ai xao xuyến khôn nguôi.
Stt Uống Trà Thả Thính
Gửi cho crush bộ Stt Thả Thính Bằng Trà Sữa để tán đổ crush ngay tức khắc.
Tách ly dùng để uống trà, tình ca để hát, anh thì để yêu.
Trà sữa phải có trân trâu Thanh xuân đừng có, sống lâu một mình.
Uống nước nhớ nguồn, uống trà sữa nhớ em.
Trà sữa là sữa đổ vào trà hay trà đổ vào sữa thế em? Sao anh đổ em rồi mà em vẫn chưa đổ anh?
Nói yêu em chi bằng mua cho em ly trà sữa.
Trà có vị chát, sữa có vị ngọt, trà với sữa sẽ thành một thức uống tuyệt hảo cũng như anh với em sẽ trở thành một cặp đôi hoàn hảo.
Những stt uống trà thả thính hay nhất:
Hãy yêu anh như yêu trà sữa, tuy anh không đậm đà như ly trà sữa trân châu nhưng anh ngọt ngào như vị sữa và mềm mại như hạt trân châu.
Tình yêu của em không cần vật chất, sa hoa, em chỉ cần trà sữa anh mua mỗi ngày.
Anh muốn trở thành ly trà sữa để xoa dịu cảm xúc em mỗi ngày.
Không ai có thể thay thế được anh cũng như không thức uống nào thay thế được trà sữa trong em.
Cuộc sống thiếu anh như ly trà sữa thiếu trân châu, mất hết giá trị.
Xếp hàng chờ đợi đã lâu/ Chờ ly trà sữa chờ câu ân tình.
Tus Uống Trà Sữa
Bồ không có nhưng mà trà sữa phải có một ly.
Anh mạnh mẽ để vượt qua bão giông nhưng lại yếu đuối trước ly trà sữa đường đen, vì cạnh đó có em.
Một trăm câu nói yêu không bằng một ly trà sữa mỗi ngày.
Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng mua được rất nhiều trà sữa.
Tôi có thể uống trà sữa thay cơm mỗi ngày.
Trà sữa là bí quyết giúp các chàng trai vượt qua mọi cơn giận của người yêu.
Anh như ly trà sữa, đến bên em xua đi sự cô đơn cũng như trà sữa xuất hiện xua đi cơn nghiện kéo
từng ngày.
Người yêu có thể bỏ, nhưng trà sữa thì không bỏ một ly.
Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại vừa bằng hạt trân châu.
Em không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần cung cấp trà sữa mỗi ngày là em sẽ yêu.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cuối đầu ngắm đường đen.
Cuộc sống em ngọt ngào và đầy sắc màu như ly trà sữa trân châu thập cẩm.
Dù cho cả thế giới có bỏ rơi em thì trà sữa vẫn bên cạnh em mỗi ngày.
Những lúc em buồn anh ở đâu? Những lúc em giận anh ở đâu? Em biết là anh đi mua trà sữa mà. Ahihi!
Stt Uống Trà Đạo
Dùng ngay những Stt Uống Trà Đạo để thể hiện khả năng thưởng trà của bạn nào!
Nhân sinh như 3 chén trà: Đắng tựa cuộc đời, ngọt tựa ái tình, nhạt như gió thoảng
“Pha trà, biết tâm tính
Uống trà, biết ý vị
Luận trà, biết tâm tư”
Trà như thơ: có uyển chuyển hàm xúc, có phóng khoáng ngang tàng; trà cũng như thư pháp: có đầy đặn như “khuôn trăng”, có thanh mảnh cứng cáp như “liễu cốt”, có quy củ như Lệ Khải, có mãnh liệt phóng khoáng như “Điên Trương Cuồng Tố”.
Trà thì đắng, nhưng lại là đắng có ý vị, người nếm trà từ mùi vị của trà mà thưởng thức vị đắng của nhân sinh.
Mỗi người lại bởi vì mỗi nguyên nhân khác nhau mà thích trà, vì thanh đạm, vì ngọt hậu, vì đắng cay, vì nhẹ nhàng, vì hồi vị…
Yêu trà là sự yêu thích được phát ra từ tận trong tâm, mỗi người cũng đều có thể tự thưởng thức một chén trà.
Thưởng trà của người xưa không đơn giản chỉ là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà mà tương tư về kiếp nhân sinh.
Uống trà vốn là một loại thưởng thức làm cho cả thể xác và tinh thần đều thư thái, hạnh phúc.
Có đôi khi nâng chén trà thơm, tâm tư lại nhớ đến người, loại cảm giác này càng thêm khắc sâu, thấm đẫm trong tim.
Stt Uống Trà Chanh
Trọn bộ Stt Uống Trà Chanh để bạn dùng mỗi khi đi trà chanh chém gió với bạn bè.
Bỏ ai cũng được nhưng không bỏ được trà chanh.
Chỉ cần trà chanh của anh mang đến mỗi ngày, em nguyện bên anh suốt đời.
Con trai yêu ngọc nhưng con gái yêu trà chanh.
Cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa, giá rẻ nếu như hàng ngày không được uống trà chanh.
Em có thể bỏ anh nhưng trà chanh thì em không thể?
Hãy yêu người con gái như em, chỉ cần có trà chanh thôi thì mọi buồn phiền cũng hóa thành vui.
Hôm nay em mệt rã rời. Muốn uống trà chanh anh mời được hem?
Mỗi khi mệt mỏi, trà chanh là phương thuốc tăng lực, làm tỉnh táo tinh thần, xua tan mệt mỏi và cân bằng trạng thái.
Nước mắt có thể rơi, chứ một giọt trà chanh mất là không thể.
Thèm trà chanh hơn thèm người yêu.
Thiếu anh em vẫn ổn nhưng thiếu trà chanh em bồn chồn không yên.
Thiếu anh em vẫn ổn, thiếu trà chanh em lổm nhổm đi mua.
Trà chanh như người bạn, người thân an ủi, vui buồn cùng ta, chỉ cần trà chanh, lòng an yên đến lạ
Trước kia cứ tưởng khi cầu hôn cần phải có chiếc nhẫn, nhưng giờ đây, đối với em chỉ cần một cốc trà chanh anh trao, em sẽ gật đầu cái rụp về chung một nhà với anh.
Uống trà chanh, tinh thần sảng khoái, xua tan mệt mỏi, biến buồn phiền thành niềm vui.
Đừng bỏ qua trọn bộ Stt Từ Bỏ
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu video stt uống trà bên dưới:
Nhà Thơ Xuân Diệu Cùng Những Bài Thơ Tình Buồn Cảm Xúc
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.
Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ
Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!
Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.
Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,
Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.
(Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)
Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều
Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!
Gió bao lần từng trận gió thương đi,
– Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi…
Tình yêu và nỗi nhớ luôn đi kèm với nhau. Cung bậc của tình yêu và thơ ca cứ đan xen vào nhau hòa quyện thành một sự da diết. Và đặc biệt với thơ Xuân Diệu thì nỗi nhớ ấy càng mãnh liệt hơn bao giờ hết.
Mỗi câu thơ là nỗi lòng nhớ mong, tha thiết được gặp người thương. Nỗi nhớ ấy được bộc lộ trực tiếp, không khoa trương khiến người đọc cảm nhận được sâu sắc tình cảm của chàng trai dành cho cô gái ấy. Thơ tình buồn và sâu có lẽ Xuân Diệu là bậc thầy của cảm xúc.
Một tình yêu
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Đem cho em kèm với một lá thư
Em không lấy là tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ
Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo
Tình thì buồn như tất cả chia ly
Xếp khuôn giấy để hoài trong túi áo
Mãi trăm lần mới gấp lại đưa đi
Em xé như lòng non cùng giấy mới
Mây dần trôi hôm ấy phủ sơn khê
Cười trên cành sao được nữa em ơi!
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Đem cho em là đã mất đi rồi!
Tình yêu đầu với ai cũng thật đẹp. Và đặc biệt khi tình yêu ấy là tình cảm sâu sắc và lắng đọng. Tình yêu của chàng trai dành cho cô gái mãnh liệt đầy cảm xúc nhưng dường như cô gái chưa đón nhận. Thơ tình buồn nhất nhưng lại là thơ chân thật nhất của cảm xúc. Có chăng tình yêu hết lòng hết dạ là mẫu số chung cho những ai đang yêu cuồng say, có chăng lời thơ như nói hộ lòng người!
Yêu
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết
Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!
– Yêu là chết ở trong lòng một ít
Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc cô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít.
Nhắc tới Xuân Diệu thì không thể không nhắc tới bài thơ Yêu, thơ tình yêu buồn chia tay. Khi đọc bài thơ của ông chúng ta thấy nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện quy luật chi phối thế giới tinh thần vô cùng phong phú, phức tạp của con người: Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùng.
Xuân Diệu với những bài thơ tình buồn cảm xúc từ lâu đã đi vào lòng người như thế. Nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng tựa sóng dậy trong lòng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Cười Với Nhà Văn Trà Lũ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!