Bạn đang xem bài viết Công Chúa Và Hạt Đậu, Chuyện Của Những Người Thông Minh được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lúc bé khi mới bắt đầu biết đọc truyện tranh, mình đã mê mẩn những quyển truyện cổ tích minh họa bằng tranh màu bé cỏn con trong lòng bàn tay, được bán ở mấy cửa hiệu đồ chơi gần trường tiểu học.
Một trong những truyện cổ để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất đó là “Công chúa và hạt đậu” (The Princess and the Pea) của Andersen. Truyện kể về một hoàng tử vương quốc nọ đang tìm một nàng công chúa xứng đáng để làm vợ, và phải là một người thập toàn thập mỹ. Nhưng hoàng tử chu du khắp thiên hạ cũng không thể nào tìm được người như ý nguyện, vì ở cô công chúa nào cũng có điểm khiến hoàng tử không hài lòng.
Theo dõi quá trình kén vợ của con, hoàng hậu cũng sốt ruột hỏi con trai tiêu chuẩn tuyển chọn như thế nào thì bản thân hoàng tử cũng không trả lời được. Hoàng hậu bảo chỉ cần hoàng tử đưa cô công chúa ấy về nhà, bà sẽ có cách để kiểm tra xem cô ấy có xứng đáng với hoàng tử hay không.
Một buổi tối nọ, thời tiết bên ngoài đầy giông bão, có một cô gái đến gõ cửa nhẹ (nhấn mạnh là “nhẹ” nha) lâu đài và xin được trú tạm một đêm, tất nhiên cô có tự xưng mình là một công chúa đích thực.
Phần cao trào của câu chuyện là khi hoàng hậu nghĩ ra bài test bằng cách sắp xếp cho công chúa vào nghỉ ở một gian phòng, bà để một hạt đậu ở dưới cùng, và xếp 20 tấm nệm lên trên, trên 20 tấm nệm đó là 20 chiếc khăn làm bằng lông tơ của con ngỗng nên phải nói êm mượt vô cùng. Sáng hôm sau, cô công chúa bị hoàng hậu khảo đảo về tình trạng giấc ngủ thì công chúa than thở rằng cả tối hôm qua hầu như không chợp mắt được vì có vật gì cứng ở dưới giường khiến cho cô trằn trọc mãi.
Nghe câu trả lời, hoàng hậu mừng như bắt được vàng, xác nhận cô chính là công chúa đích thực và là người vợ thập toàn thập mỹ cho hoàng tử, vì trên thế giới này chẳng có ai lại nhạy cảm đến thế!
Thử phân tích một chút về câu chuyện: Người thông minh nhất trong truyện là ai?
Tất nhiên không phải là hoàng tử, vì tuy xác định được tiêu chuẩn chọn vợ là một công chúa đích thực thập toàn thập mỹ nhưng bản thân anh ta cũng không biết test như thế nào cho ra kết quả mình mong đợi. Nhưng mình ấn tượng hoàng tử vì có tiêu chuẩn lựa chọn rất cao, và bản thân anh cũng phải là một người xuất chúng cao giá nên ngay cả cô công chúa đích thực thông minh nhất cũng phải lặn lội tới tìm anh, thay vì chờ đợi anh tới tìm cô.
Hoàng hậu là một người thông minh, hơn đức vua và hoàng tử nhiều, nhưng cũng không phải thông minh nhất. Khi thấy việc kén vợ của hoàng tử rơi vào bế tắc thì hoàng hậu chủ động là người tìm cách hóa giải, và nghĩ ra được bài test cho cô công chúa nọ phải nói là đỉnh của đỉnh. Best queen tinh đời là đây!
Cuối cùng, nhân vật công chúa với mình là người thông minh nhất, ở chỗ cô định giá được hoàng tử và cọc chủ động đi tìm trâu (xin bạn lưu ý đây là thời cổ của cổ đại, lúc đó đa phần hoàng tử đi tìm và giải cứu công chúa chứ làm gì có chuyện công chúa đi tìm hoàng tử). Hạnh phúc và tương lai của mình thì phải tự mình nắm bắt lấy, chứ mình thông minh xuất chúng mà ngồi yên một chỗ thì biết khi nào chàng hoàng tử ngu ngơ mới tới tìm mình được?
Và phong thái của công chúa thì quá xuất chúng, dù trong đêm mưa gió bão bùng, tới xin trú nhờ cũng không có đập cửa rầm rầm hay ồn ào gọi cửa mà chỉ gõ nhẹ cho tới khi bên trong nghe được. Công chúa cũng rất khéo léo khi tiết lộ thân phận của mình, thì từ điểm đó hoàng hậu mới có cớ triển khai bài test, chứ nếu chỉ bảo là một cô gái lỡ đường tất nhiên sẽ không được đón tiếp tới mức như vậy. Và công chúa thì lại hết sức mẫn cảm và tinh tế, phải là một người thuộc dòng dõi quý tộc có đời sống tiêu chuẩn bậc cao thì mới đủ vi tế để cảm nhận được một hạt đậu nhỏ sau 20 chiếc nệm cùng 20 chiếc khăn lông ngỗng.
Một ưu điểm khác của công chúa là sự trung thực khi nói lên cảm nhận chân thật của mình, chứ gặp phường công chúa thảo mai muốn lấy lòng hoàng hậu thì sẽ giả lả bảo hôm qua ngủ rất ngon. Lúc đấy thì sẽ rớt bài test của hoàng hậu.
Câu chuyện cổ tích “Công chúa và hạt đậu” trên để lại cho mình một dư chấn tâm lý khá mạnh khi đọc lúc nhỏ, vì không ngờ ở trên đời này cũng có những người có tiêu chuẩn sống cực kỳ cao và khắc kỷ với bản thân như vậy.
Ít nhiều mình cũng bị ảnh hưởng bởi mindset của cô công chúa, mỗi lần trong nhà có đồ đạc gì để sai vị trí hay bị xô lệch thì phải xếp lại cho ngay ngắn, gọn gàng. Nếu không bản thân sẽ thấy bứt rứt, khó chịu vô cùng. Như có lần vào năm lớp 1, mình đã tắt đèn đắp chăn đi ngủ, mà nhìn lên thấy cái cặp hình con gấu đang mở chưa kéo khóa lại, thế là lò dò bò dậy đi tới kéo khóa rồi mới an tâm đi ngủ được.
Mình rất ngưỡng mộ những người thông minh. Thông minh với mình không phải là IQ cao có thể giải được mấy câu đố IQ hóc búa, mà là người đọc rộng hiểu nhiều, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, có thể lý giải được nhiều nan đề trong cuộc sống, và biết cách biến những chuyện phức tạp thành đơn giản. Và họ còn cần phải giống cô công chúa kia ở cái gọi là thông minh cảm xúc, phải biết nhận thức bản thân, đọc vị được người khác và biết được chừng mực của mình tới đâu, thiếu đi phần này thì trở thành kẻ tự cao tự đại.
Số người thông minh ở đời thực mình quen biết thật sự rất ít, ít tới nỗi chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Hơi tự cao nhưng thật sự mình không thấy được ai hiểu biết và thông minh hơn mình trong cơ số những người mình quen. Một cơ số ít khác lại nằm ở các nhân vật trong một số reality show mình xem khi trí thông minh của họ biểu đạt ra nhiều phương diện khiến mình phải wow từ lần này đến lần khác.
Một ví dụ về một người thông minh mình ngưỡng mộ là một anh trên Facebook, mình cũng không quen biết gì chỉ là vô tình đọc được một post của ảnh. Anh này là người đọc sách tiếng Anh còn nhiều hơn tiếng Việt, có thể đọc hết 20 cuốn sách tiếng Anh chỉ để tìm cho ra một ý anh cần diễn đạt, và anh đọc phải nói rất nhiều rất nhiều các thể loại sách khác nhau, hiểu biết của anh cực kỳ đa dạng trên diện rộng. Anh có một dự án cộng đồng để chia sẻ những hiểu biết của mình giúp mọi người có thể phát triển tư duy.
Kiến thức của mình nếu đi so với anh, chắc chỉ như một hạt đậu bé tí lọt thỏm dưới 20 tấm nệm, dù mình tự nhận là người đọc tối thiểu 50 cuốn sách / năm và không ngừng đọc và học liên tục. Đúng là núi cao thì luôn có núi cao hơn, và trước những người thông minh xuất chúng như vậy mình càng vô cùng bội phục.
Mình cũng đang trong hành trình tự tích lũy để có thể trở thành một người xuất chúng như vậy. Với mình, xuất chúng là một lựa chọn, và phải trải qua luyện tập kiên trì mới có được chứ không phải bẩm sinh trời phú.
Chia sẻ bài viết:
Like this:
Like
Loading…
Related
Bài Học Cổ Tích: Vì Sao Nàng Công Chúa Hạt Đậu Lại Là Người Hoàn Mỹ Hơn Cả?
Lời ngỏ:
Văn hoá truyền thống cho chúng ta hiểu rằng: Sinh mệnh vốn từ thiên thượng, do mắc tội nghiệp nên phải đoạ xuống cõi người để tu thân quay trở về. Nhân gian là cõi mê, khiến con người phải trải qua khổ nạn mà tu dưỡng thành một sinh mệnh tốt thật sự, ở trong thùng thuốc nhuộm xã hội mà vẫn giữ được sự thuần thiện tiên thiên. Chỉ khi biết trân quý bản thân mình, phù hợp với tiêu chuẩn của thiên quốc thì sinh mệnh mới tìm được con đường quay trở về.
Thuở mới xuất hiện văn minh, Thần đã nhiều lần giáng thế để dạy cho nhân loại các tiêu chuẩn cần có để làm người. Thần cũng hiển linh trong các trường hợp đặc thù để con người hiểu được bài học đó, nhớ tới Thần cũng là nhớ về cội nguồn của sinh mệnh. Vì thế bằng nhiều cách khác nhau, Thần đã truyền cấp cho con người văn hoá, những quan niệm đạo đức để con người có được nền tảng tư tưởng đúng đắn, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.
Truyện cổ tích là một bộ phận không thể thiếu trong Văn hoá Thần truyền. Dù cho xã hội đã phát triển như thế nào đi nữa, dù thuyết vô Thần và các loại học thuyết nguỵ khoa học đã dụ hoặc con người bài xích sự tồn tại của Thần, nhưng những quan niệm về tốt, xấu, đúng, sai vẫn được truyền thừa thông qua truyện cổ tích hay những câu chuyện Thần tiên lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc biệt trong văn hoá truyền thống Việt còn lưu lại rất nhiều câu chuyện về tu luyện, để muôn đời hiểu rằng đó mới là mục đích để làm người.
Trọn bộ: Bài học cổ tích
***
Nhà văn Nga Paustovsky từng viết: “Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ em của Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó”. Và tất nhiên, vẫn có những câu chuyện mà không phải người lớn nào cũng hiểu.
“Nàng công chúa và hạt đậu” là một câu chuyện như thế, trong lịch sử cũng từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện này.
Truyện kể rằng…
Ngày xưa, có vị hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ. Công chúa thì chẳng thiếu gì, nhưng nàng nào cũng có vài nhược điểm hoặc tật xấu. Thế là một ngày kia, hoàng tử đành buồn rầu trở về nhà.
Sáng ra người ta hỏi thăm đêm qua nàng ngủ có yên giấc không. Nàng đáp: “Suốt đêm tôi không chợp mắt, vì nằm phải vật gì răn rắn, thâm tím cả mình mẩy”.
Hoàng hậu bèn phán: “Công chúa ra công chúa thật! Đây chính là nàng công chúa toàn thiện toàn mỹ, nằm trên hai mươi lần đệm nàng vẫn thấy đau vì một hạt đậu”.
Hoàng tử cưới nàng làm vợ và hạt đậu được bày trong một phòng triển lãm, đến giờ chúng ta vẫn có thể vào xem được, vì chưa có ai lấy đi cả.
Chuyện tôi kể đến đây là hết, và tôi xin cam đoan với các bạn là chuyện có thật đấy…
***
Hẳn là bạn sẽ thấy khó hiểu vì sao nàng công chúa này lại được hoàng hậu khen là toàn thiện toàn mỹ, và chọn làm hoàng hậu tương lai của vương quốc mình? Một hạt đậu bé tí thì chỉ cần một lớp đệm là đủ, vậy mà vì sao có tới 20 lớp đệm mà nàng vẫn cảm thấy đau nhức khắp mình mẩy?
Chúng ta có thể hiểu rằng, gia đình hoàng gia này vốn dĩ rất khó tính, hoàng tử cất công đi chu du khắp thiên hạ, đã gặp nhiều công chúa cao quý trên thế gian nhưng vẫn không tìm được nàng công chúa chân chính của lòng mình. Gặp công chúa nào chàng cũng thấy có điều không hoàn hảo.
Sự hoàn hảo của nàng công chúa trong câu chuyện này chính ở khí chất cao quý, ở đức hạnh, sự nhân hậu và trí thông minh thiên bẩm của nàng.
Khác với tất cả các nàng công chúa trên thế gian mà hoàng tử từng gặp, nàng đến với hoàng gia không phải trong bộ cánh lộng lẫy kiêu kỳ cùng với đoàn tuỳ tùng của riêng mình, mà là một thân một mình trong đêm mưa gió, với vẻ bề ngoài tả tơi nhưng vẫn tự tin mà nói rằng nàng là một công chúa hoàn hảo. Kỳ thực chỉ người có đức hạnh cao quý, có nội tâm mạnh mẽ thật sự mới có thể đủ tự tin và đủ “to gan” khẳng định mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào – dù cho đó là hoàn cảnh tồi tệ nhất.
Hoàng hậu vốn dĩ cũng là một người rất đỗi trí tuệ. Bà không hề tầm thường khi nghĩ ra thử thách dành cho nàng. Có lẽ bà đã nhận ra trước mặt mình là một cô gái có khí chất, có đức hạnh. Sự khốn khó và hoàn cảnh gian khổ không làm mất đi sự tự tin và đức hạnh của nàng. Nhưng liệu rằng sống trong nhung lụa, nàng ấy liệu có còn giữ được phẩm hạnh hay không, hay nàng sẽ bị “ru ngủ” với sự xa hoa phù phiếm chốn hoàng cung? Vậy thì còn phải thử thách. Hoàng hậu rất trí tuệ khi đưa cho công chúa một thử thách với ẩn ý hết sức thâm thuý.
Rõ ràng việc bà đặt 20 tấm nệm lên một hạt đậu và mời nàng nghỉ ngơi là một sự gợi ý mà chỉ có người rất thông minh và nhạy cảm mới hiểu rằng đây chính là đề bài mà hoàng hậu đưa cho nàng. Có điều gì dưới 20 tấm nệm kia, chắc hẳn khi tìm dưới 20 tấm nệm nàng thấy một hạt đậu. Nhưng giải nghĩa câu đố này của hoàng hậu mới là vấn đề.
Phương Đông có câu: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, và: “Tri âm tri kỷ”. Những người có tư tưởng giống nhau sẽ hiểu cái lý của nhau mà không cần phải nói trực diện. Với những người đức độ, cao quý và trí tuệ, để tìm được tri âm họ sẽ dùng các cách thức không trực diện để hiểu được chiều sâu của tư duy và cảnh giới tư tưởng của nhau. Điều ấy cũng giống như câu chuyện “Bá Nha và Tử Kỳ”, chỉ qua tiếng đàn mà tìm được tri kỷ. Và câu trả lời của cô gái cũng đã khiến hoàng hậu tìm được “người kế vị tri âm” của mình.
Nàng trả lời rằng nàng không thể chợp mắt, thâm tím mình mẩy. Câu trả lời của nàng phải chăng có nghĩa là: Cho dù cuộc sống hoàng cung xa hoa êm ấm, nhưng một vị công chúa thật sự phải có lòng trắc ẩn vĩ đại để quan tâm và trăn trở cho số phận của những thần dân ở tầng đáy của xã hội. Những con người ở hoàn cảnh ấy cũng cách xa nàng như hạt đậu dưới 20 lớp đệm, nhưng chắc chắn sự đau khổ của họ cũng sẽ khiến nàng đau đớn, đây là cái lý mà nàng đã đáp trả câu hỏi của hoàng hậu.
Người có tấm lòng bao dung rộng lớn mới hiểu được ý nghĩa của hạt đậu nằm dưới 20 tấm nệm, mới biết “lo trước cái lo của thiên hạ”, từ đó mới có thể nói ra cái lý này. Với những người không có điều suy tư trăn trở ấy, sẽ vĩnh viễn không tìm ra được câu trả lời trong câu hỏi hết sức thâm thuý của hoàng hậu. Bà đã tìm được tri kỷ của mình, và thật tuyệt vời đó cũng chính là hoàng hậu tương lai của vương quốc.
Và nàng công chúa rõ ràng rất xứng đáng được lựa chọn để đứng đầu thiên hạ, tin chắc rằng thần dân dưới sự cai trị của nàng cũng sẽ được ấm no hạnh phúc…
Mười Hai Nàng Công Chúa Và Những Đôi Giày Nhảy Rách
MƯỜI HAI NÀNG CÔNG CHÚA VÀ NHỮNG ĐÔI GIẦY NHẢY RÁCH
Ngày xửa ngày xưa có một ông vua có mười hai cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp hơn người. Mười hai cô cùng ngủ trong một căn phòng lớn, giường kê liền nhau thành một dãy. Tối tối, khi các cô đi ngủ, vua thân chinh đóng cửa, cài then rất cẩn thận. Nhưng cứ đến sáng hôm sau, vừa mở cửa thì vua nhìn thấy giày của các cô đã hỏng, rách, và không ai đoán được sự tình ra sao. Vua cho loan báo khắp nơi: ai tìm được chỗ các cô đêm đêm thường tới nhảy thì sẽ được phép chọn một cô làm vợ, sau khi vua băng hà thì sẽ được nối ngôi. Nhưng vua lại ra thêm điều kiện cho kẻ tình nguyện nội trong ba ngày đêm phải tìm ra, nếu không sẽ mất mạng.
Không bao lâu sau, có một hoàng tử đến xin sẵn sàng làm việc mạo hiểm ấy. Hoàng tử được tiếp đón rất niềm nở. Tối đến, người ta dẫn chàng tới căn phòng nhỏ ăn thông với phòng ngủ của các công chúa. Giường chàng được kê sát bên cửa, và cửa phòng ngủ của các công chúa để ngỏ, chàng phải theo dõi, rình xem các công chúa đi nhảy ở đâu hoặc lẻn trốn đi chơi ở một nơi nào đó. Đêm khuya, cơn buồn ngủ làm cho mí mắt nặng như chì, chàng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sớm hôm sau, khi chàng thức giấc tỉnh dậy thì cả mười hai cô đi nhảy đã về rồi, giày vứt lỏng chỏng dưới gầm giường, đôi nào cũng rách, gót thủng lỗ chỗ.
Đêm thứ hai, rồi đêm thứ ba cũng đều như vậy. Không chút tiếc thương, người ta lôi chàng ra pháp trường xử trảm.
Ít lâu sau có một số người khác cũng xin thử sức mình trong trò chơi mạo hiểm ấy, nhưng tất cả đều bỏ mạng.
Cuối cùng có một người lính đáng thương, bị tàn phế nên phải giải ngũ, đang trên đường đi về kinh đô. Anh gặp một bà cụ, bà hỏi:
– Anh định đi đâu?
Anh trả lời:
– Chính con cũng chẳng biết nên đi đâu nữa!
Anh còn nói giỡn cho vui:
– Con đang khoái được thử sức mình cố tìm xem mấy nàng công chúa nhảy ở đâu để con còn lên làm vua chứ!
Bà cụ nói:
– Chuyện đó đâu có khó! Tối, nếu con được mời rượu thì con đừng uống và con giả đò như đang ngủ say.
Sau đó bà cho anh một chiếc áo khoác nhỏ và dặn:
– Mỗi khi mặc áo này vào, con sẽ có phép tàng hình, lúc đó con có thể lẻn đi theo mười hai công chúa.
Được bày kế hay, anh lính trở nên nghiêm túc và quyết tâm làm thật. Anh xin yết kiến nhà vua, tình nguyện làm việc tìm kiếm. Anh cũng được tiếp đón ân cần như những người trước đây và được vua ban áo quần đẹp để mặc.
Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, anh được dẫn vào căn phòng ngoài. Trong lúc anh đang định lên giường ngủ thì nàng công chúa cả bưng vào mời anh một cốc rượu vang. Nhưng anh đã buộc sẵn khăn dưới cằm, làm như uống thật, nhưng thật tình thì anh đã để rượu chảy xuống qua cằm thấm vào khăn mà không hề uống lấy một giọt, rồi anh đi nằm, chỉ một lát sau là anh ngáy làm như đã ngủ say lắm rồi. Mười hai cô nghe tiếng ngáy, đắc chí cười. Cô cả nói:
– Nếu hắn không uống thì chắc đâu đã mất mạng.
Rồi các cô dậy mở tủ, mở hòm, lấy ra những bộ xiêm áo lộng lẫy, ngắm vuốt trước gương, chạy tung tăng trong phòng, hớn hở và lại sắp được đi nhảy. Chỉ có cô út nói:
– Không hiểu sao, các chị vui mà em thấy lần này nó cứ khác lạ thế nào ấy. Có thể có chuyện chẳng lành sẽ đến với chị em chúng ta.
Chị cả mắng:
– Em như con thiên nga ấy, lúc nào cũng sợ hãi. Em không nhớ hay sao, biết bao hoàng tử đã đến đây mà đều công toi. Đối với tên lính ấy, đáng lẽ chị chẳng cần cho nó uống thuốc ngủ làm gì. Cái thằng thô lỗ ấy chắc sẽ không thức giấc nổi đâu!
Khi xiêm áo trang điểm đã xong, các cô còn ngoái nhìn xem người lính có động tĩnh gì không. Nhưng anh ta nằm nhắm mắt, không hề nhúc nhích. Các cô cứ tưởng như vậy là có thể yên trí làm theo ý mình. Cô cả quay vào giường, khẽ gõ mấy cái. Chiếc giường từ từ tụt sâu dưới đất, các cô theo nhau chui qua cửa hầm, đi đầu là cô công chúa cả. Người lính quan sát thấy hết mọi chuyện, không chút bàng hoàng do dự, anh khoác áo tàng hình vào, lần theo gót cô út mà đi xuống. Xuống được nửa cầu thang, bất thần anh giẫm phải gấu áo của cô út. Cô sợ hãi la lên:
– Cái gì thế này? Ai kéo áo tôi đấy?
Chị cả bảo:
– Em chỉ hay nghĩ vẩn vơ! Áo em bị vướng móc đấy mà.
Xuống hết thang thì cả mười hai chị em đứng trước một con đường hai bên là hai hàng cây tuyệt đẹp, lá cây bằng bạc, lấp lánh phản chiếu ánh sáng. Người lính nghĩ bụng:
– Mình phải lấy một vật gì để làm chứng.
Rồi anh ngắt một nhánh lá bên đường, tiếng nhánh cây gãy kêu răng rắc. Cô út lại la lên:
– Không biết có đúng không, hình như có tiếng cây gãy, các chị có nghe thấy không?
Nhưng chị cả bảo:
– Đó là tiếng súng mừng vui, vì chúng ta sắp giải thoát cho những hoàng tử của chúng ta.
Đoàn người lại tới một con đường hai bên trồng cây, lá toàn là vàng ròng, lại tiếp đến một con đường khác nữa, nơi đây là cây óng ánh toàn kim cương. Tại nơi nào cũng vậy, người lính đều bẻ lấy một nhánh cây và lần nào tiếng cây gãy kêu răng rắc cũng làm cho cô út sợ co rúm người lại, nhưng cô chị cả bảo rằng đó là tiếng súng mừng. Đi tiếp tục, họ tới một con sông lớn, trên sông có mười hai chiếc thuyền, mỗi thuyền có một hoàng tử rất đẹp trai. Các hoàng tử đợi sẵn các cô, mỗi người đón một cô lên thuyền. Người lính xuống cùng thuyền với cô út. Hoàng tử ở trên thuyền ấy kêu:
– Chẳng hiểu thuyền hôm nay sao lại nặng hơn mọi hôm? Anh phải ráng sức chèo, thuyền mới lướt đi.
Cô út nói:
– Tại sao lại có chuyện đó nhỉ? Hay tại trời oi bức? Hôm nay em thấy không hiểu sao người nóng ran.
Bên kia sông có tòa lâu đài tráng lệ, đèn nến sáng trưng, rộn rã tiếng kèn trống. Họ ghé thuyền vào bờ, tất cả bước vào lâu đài, mỗi hoàng tử nhảy với người yêu của mình. Người lính cũng nhảy trong đám ấy, nhưng không một ai nhìn thấy anh. Mỗi khi có cô nào cầm cốc rượu vang định uống thì anh lẻn tới uống cạn, lúc các cô đưa cốc tới miệng thì chỉ còn cốc không. Cô út thấy chuyện khác thường nên lo sợ, chị cả lại an ủi để cô yên lòng. Họ nhảy tới ba giờ sáng ngày hôm sau, giày đã rách hỏng khiến họ phải ngưng cuộc vui. Các hoàng tử lại đưa các cô trở về. Lần về, người lính ngồi cùng thuyền với cô cả. Thuyền ghé bờ, các hoàng tử và các nàng công chúa tạm biệt nhau, hẹn tối hôm sau gặp lại. Khi các nàng công chúa tới chân cầu thang thì người lính vụt chạy lên trước, về giường mình nằm. Khi các cô mệt mỏi uể oải về tới nơi, thấy người lính vẫn đang ngáy o o. Cả mười hai cô đều nghe rõ mồn một tiếng anh ngáy, các cô bảo nhau:
– Chúng ta có thể yên tâm, không sợ tên lính này.
Rồi các cô cởi xiêm áo, đem cất đi, để giày nhảy đã hỏng xuống dưới gầm giường, và đi ngủ.
Sáng hôm sau, người lính vẫn im hơi lặng tiếng. Anh muốn được thấy lại cảnh thần tiên ấy, nên đêm sau và đêm sau nữa anh vẫn đi theo các cô. Vẫn như đêm đầu tiên, các cô vui nhảy cho đến khi giày rách hỏng mới chịu thôi. Để có vật làm chứng, đêm thứ ba, người lính lấy một cái cốc mang về.
Đúng giờ hẹn đến trả lời, người lính cầm theo mấy nhánh cây và cái cốc, rồi đến yết kiến vua. Mười hai cô nấp sau cửa để nghe xem anh ta nói gì. Lúc vua hỏi:
– Mười hai cô con gái của ta đã nhảy ở đâu mà đến nỗi giày rách hỏng cả vậy?
Anh tâu:
– Mười hai cô nhảy với mười hai vị hoàng tử trong một lâu đài ngầm dưới đất.
Anh kể lại cho vua nghe câu chuyện diễn biến như thế nào và lấy những vật chứng ra. Vua cha cho gọi các cô tới, hỏi các cô rằng người lính nói có đúng sự thật không. Lúc đó, cả mười hai cô đều thấy chuyện đã lộ, có chối cãi cũng chẳng xong, nên đành thú thật tất cả. Sau đó, vua hỏi người lính muốn lấy cô nào. Anh đáp:
– Thần cũng chẳng còn trẻ trung gì nữa. Xin bệ hạ cho lấy cô cả.
Lễ cưới được tổ chức ngay ngày hôm ấy. Vua hứa khi sắp băng hà sẽ truyền ngôi cho anh. Còn các hoàng tử kia lại bị phù phép sống kiếp súc vật một số ngày bằng số đêm họ đã nhảy với mười hai công chúa.
Công Chúa Tóc Vàng
Công chúa tóc vàng là truyện cổ tích Tiệp Khắc, ca ngợi Aroka – một chàng trai dũng cảm và tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, từ việc thả con cá kì dị đến việc cứu cô công chúa khỏi con yêu tinh độc ác, anh đều không quản ngại.
1. Ngày xưa có một chàng trai thông minh, dũng cảm và tốt bụng tên là Aroka.
Một hôm Aroka câu được một con cá hình thù lì dị. Anh không biết làm gì, liền thả cá xuống nước. Lạ thay, cá cất tiếng nói với anh:
– Cảm ơn anh đã thả tôi ra. Xin biếu anh viên ngọc này, nó sẽ giúp anh hiểu được tiếng nói của tất cả loài vật trên đời.
Aroka vui sướng mang viên ngọc về nhà. Đang bữa cơm, anh thấy hai con chim mỏ ngậm một sợi tóc vàng óng ánh đậu trên cửa sổ. Chúng bàn tán sôi nổi về chuyện nàng công chúa[1] tóc vàng xinh đẹp đang bị giam hãm trong tòa lâu đài bằng pha lê ở cạnh rừng bên. Nghe thế, Aroka liền lên đường cứu người con gái xấu số. Anh vừa tới khu rừng thì trông thấy hai con chim đang bay lượn nháo nhác vì chim con bị gió hất rơi khỏi tổ. Aroka nhặt chú chim non đặt vào chỗ cũ và tiếp tục đi. Được một quãng, anh lại cứu bầy kiến đang bị lửa vây, một con ong vàng vướng vào mạng nhện và chú cá chép bị mắc cạn. Tất cả các con vật được cứu đều cám ơn Aroka và nhận đưa đường cho anh đến chỗ nàng công chúa tóc vàng bị giam.
2. Khi anh đến lâu đài thì yêu tinh đã hiện ra đón đường. Nó cười khà khà và nói với Aroka:
– Chàng trai trẻ định đến cướp công chúa tóc vàng xinh đẹp của ta ư? Hãy làm cho được ba điều sau, anh sẽ toại nguyện[2], bằng không thì đừng nghĩ đến việc trở về!
Thoạt đầu yêu tinh bắt anh nhặt tất cả những viên ngọc trai trong chuỗi hạt của nó vừa bị rơi vãi trên đám cỏ rậm. Aroka lo lắng tìm kiếm. Anh chợtt nhìn xuống đất và thấy một bầy kiến không biết từ đâu đến, đã nhặt gọn giúp anh đầy đủ, không sót một viên nào.
Đến việc thứ hai, yêu tinh bảo anh xuống đáy hồ mò cho nó chiếc nhẫn quý rơi. Việc này Aroka được cá chép giúp.
Việc cuối cùng, yêu tinh bắt anh vào lâu đài nhận mặt công chúa đang đứng lẫn trong năm mươi cô giái giống hệt nhau, trên mặt mỗi cô đều có một tấm lụa phủ kín. Aroka đang băn khoăn thì chú ong vàng xuất hiện. Chú bay lượn trước mặt cô gái và hát:
Công chúa tóc vàng đây; Anh hãy đến ngay Đem nàng đi khỏi nơi này!
Aroka vội chạy lên đón công chúa và đặt nàng lên mình ngựa, phóng một mạch về cung vua.
Từ đó, Aroka trở thành con rể nhà vua và anh được sống hạnh phúc với nàng công chúa tóc vàng kiều diễm[3] đó.
Theo truyện dân gian Tiệp Khắc (Báo Thiếu niên tiền phong)
Công chúa: con gái vua.
Toại nguyện: được như mong muốn.
Kiều diễm: chỉ người phụ nữ dịu dàng, đẹp đẽ.
Câu hỏi gợi ý trong truyện Công chúa tóc vàng
Câu được con cá lạ Aroka đã làm gì?
Nhờ đó, Aroka đã biết được điều gì?
Trên đường đi cứu công chúa, Aroka đã cứu được những con vật nào?
Gặp yêu tinh, Aroka phải đối phó với nó như thế nào? Kết quả ra sao?
[alert style=”success”]Đừng quên kể cho bé nghe những câu chuyện hấp dẫn về các nàng công chúa
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Chúa Và Hạt Đậu, Chuyện Của Những Người Thông Minh trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!