Xu Hướng 5/2023 # Con Nhím Và Bầy Rắn # Top 13 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Con Nhím Và Bầy Rắn # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Con Nhím Và Bầy Rắn được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một ngày nọ, một con nhím lang thang đi tìm nơi trú ngụ. Nó tìm thấy gia đình nhà rắn đang sống trong một cái hang ấm áp và đã đề nghị được cho vào ở cùng. Bầy rắn miễn cưỡng đồng ý, thế là nhím ta chui vào nhà của rắn. Nhưng bầy rắn nhanh chóng nhận thấy rằng những cái lông nhọn như gai của nhím thường đâm vào chúng và làm chúng đau đớn. Bầy rắn ước sao mình đã không cho nhím vào ở chung.

Bầy rắn nói:

– Nhím yêu quý ơi, làm ơn hãy đi đi, bạn to và nhiều gai nhọn quá.

Nhưng con nhím nọ rất xấu tính, nó trả lời:

– Ồ không. Nếu các anh không thích ở đây thì các anh có thể đi chỗ khác. Riêng tôi thì thấy nơi này thật dễ chịu.

Giữ một vị khách không mời ở ngoài cửa dễ hơn là cho anh ta vào nhà rồi bắt anh ta đi…

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Truyện Cổ Tích Con Rắn Trắng

Con rắn trắng

Thuở ấy có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là thông minh, học rộng, biết nhiều. Không cái gì là vua không biết. Người ta có cảm giác dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất. Vua có một thói quen rất kỳ lạ. Trưa nào cũng vậy, sau bữa ăn, khi bàn đã dọn đi hết, không còn một ai ở trong phòng nữa, một người hầu tin cẩn bưng vào cho vua một cái thẫu đậy nắp kín. Ngay chính người hầu cũng không biết trong đó có gì. Cũng chẳng một ai biết được điều đó vì vua bao giờ cũng đợi đến khi chỉ còn một mình mới mở thẫu ra. Một thời gian dài như vậy, cho tới một hôm, người hầu bị tính tò mò thôi thúc, không nhịn được nữa, lúc bưng thẩu đi, anh ta mang thẫu thẳng về buồng mình. Khi đã đóng cửa phòng thật cẩn thận, anh ta mới mở nắp ra, thấy một con rắn trắng nằm trong đó. Mới nhìn đã nhỏ nước miếng, không kìm được nữa, anh cắt luôn một miếng bỏ mồm nếm thử xem sao. Anh vừa động lưỡi nếm liền nghe thấy hình như có tiếng chim hót líu lo ở cửa sổ. Anh tới bên cửa sổ lắng nghe, thì ra chim sẻ chuyện trò với nhau, kể cho nhau nghe những gì đã thấy ở ngoài đồng và ở trong rừng. Vì được nếm miếng thịt rắn nên giờ đây anh ta hiểu được tiếng các loài vật. Cũng đúng ngày hôm đó lại có chuyện xảy ra: Chiếc nhẫn đẹp nhất của hoàng hậu tự nhiên biến mất. Hoàng hậu nghi cho người hầu tin cẩn ấy ăn cắp, vì anh ta là người duy nhất được phép vào tất cả mọi nơi ở trong cung vua. Vua truyền gọi anh đến, dọa mắng anh thậm tệ, hẹn cho đến sáng hôm sau nếu không tìm ra được thủ phạm thì anh sẽ bị coi như chính là thủ phạm và bị đem ra xét xử. Có kêu oan cũng vô ích; anh bị đuổi ra ngoài. Trong lúc phân vân, lo sợ, anh đi lang thang trong sân, nghĩ xem có cách nào giải thoát khỏi cơn khốn quẫn này không. Lúc đó trong hồ có đàn vịt đang chụm lại với nhau, lấy mỏ rỉa lông cho mượt, chúng đang chuyện trò vui vẻ. Anh người hầu đứng lại lắng nghe. Chúng kể cho nhau nghe những nơi chúng đã đến, nơi nào có lắm mồi ngon. Trong lúc chúng kể chuyện thì có một con càu nhàu ta thán: – Tao thấy nặng bụng khó chịu quá. Trong lúc vội vã đi ngang qua dưới chân cửa sổ buồng của hoàng hậu, tao đã nuốt luôn một cái nhẫn vào bụng. Nghe vậy, anh người hầu liền tóm ngay cổ con vịt ấy, mang vào bếp nói với đầu bếp: Bác đầu bếp nhận lời, nhấc vịt lên xem có nặng không, rồi nói: – Được, cứ để đó! Con này chắc tham ăn lắm, béo thế này thì chỉ còn đợi đem quay thôi. Bác đầu bếp mổ vịt thì thấy chiếc nhẫn của hoàng hậu trong mề vịt. Thế là anh người hầu có thể minh oan cho mình một cách dễ dàng. Để đền bù cho sự oan uổng ấy, nhà vua hỏi anh người hầu muốn gì và hứa phong cho anh chức tước cao quý nhất trong triều đình. Mặc dù còn trẻ, đẹp trai, tương lai đầy hứa hẹn nhưng anh người hầu khước từ tất cả, trong thâm tâm rất buồn, không muốn ở lại cung đình nữa. Anh chỉ xin một con ngựa và ít tiền để đi chu du thiên hạ. Khi đã được toại nguyện, anh lên đường. Một hôm anh đi qua một cái ao, thấy ba con cá bị mắc cạn trong đám lau sậy, đang ngáp thoi thóp. Dẫu rằng người ta thường nói: câm lặng như cá, nhưng anh lại nghe thấy chúng than vãn vì sẽ phải chết một cách bi thảm. Vì có lòng nhân hậu, anh xuống ngựa và nhấc cá khỏi bụi lau sậy rồi thả xuống nước. Cá quẫy, tỏ nỗi vui mừng, lướt nhô đầu khỏi mặt nước, gọi với anh: – Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Thế nào chúng tôi cũng tìm cách trả ơn này. Anh lại cưỡi ngựa lên đường. Đi được một lúc, anh có cảm giác như có tiếng nói ở trên cát ngay dưới chân mình. Anh lắng tai thì nghe một con kiến chúa đang phàn nàn: – Giá loài người đừng để con vật vụng về thô lỗ đụng đến chúng ta có hay không! Cái con ngựa ngu ngốc này lại sắp giẫm nát những người bà con của chúng ta mà không hề mủi lòng. Anh bèn giật cương cho ngựa đi lánh sang bên đường. Kiến chúa nói với anh: – Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Đang đi trong rừng, bỗng anh nhìn thấy quạ bố và quạ mẹ đang vứt lũ quạ con ra khỏi tổ và thét: – Tụi bay cút đi, đồ quỷ tha ma bắt! Chúng ta không thể nuôi báo cô chúng mày mãi thế được! Chúng mày đã khôn lớn, phải biết lo liệu lấy chứ! Lũ quạ con tội nghiệp ấy nằm soài dưới đất, cố vẫy đôi cánh yếu ớt kêu: – Chúng tôi, những đứa trẻ không nơi nương tựa, bay còn chưa nổi thì làm sao đi kiếm mồi nuôi lấy thân mình? Giờ chỉ còn cách nằm chết đói thảm hại nơi đây. Lúc đó, chàng trai trẻ xuống ngựa, rút gươm giết ngựa để làm mồi cho quạ con ăn. Lũ quạ con nhảy tới, ăn no nê rồi nói: – Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Giờ anh đành rảo cẳng đi bộ. Đi hết con đường dài, anh tới một thành phố đông đúc, tấp nập. Mọi người đang xô lấn nhau để đến gần nghe một người cưỡi ngựa đang bắc loa loan báo là công chúa kén chồng. Ai muốn kết duyên cùng nàng thì phải hoàn tất một công việc rất khó, nếu chẳng may không thực hiện được việc đó, đời người ấy coi như bỏ đi. Nhiều người đã thử sức mình, nhưng họ đều bị bỏ mạng. Thấy công chúa đẹp lạ thường, chàng trai đâm ra ngơ ngẩn, quên hết cả những nguy hiểm, đến tâu trình vua muốn xin thử sức mình. Ngay sau đó anh được dẫn ra bờ biển. Người ta vứt một chiếc nhẫn vàng xuống biển trước sự có mặt của đông đủ mọi người. Nhà vua bảo anh hãy lấy chiếc nhẫn đã rơi xuống đáy biển lên. Nhà vua còn nói thêm: – Nếu ngươi lên tay không thì sẽ bị ném ngay xuống biển, cứ như vậy đến khi ngươi bị sóng nước cuốn đi. Mọi người đứng đó đều tiếc cho đời chàng trai trẻ đẹp kia, họ bỏ về lần lần, để anh đứng cô đơn bên bờ biển. Anh đứng đó một mình, đang mải nghĩ xem phải làm gì thì thấy ba con cá bơi lại. Chẳng phải là loại cá xa lạ nào, đó chính là ba con cá mà anh đã cứu sống trước đây. Con cá bơi ở giữa, mồm ngậm một con sò. Nó bơi đến, đặt sò lên bãi biển dưới chân anh. Khi anh cầm sò lên, cậy ra thì thấy có chiếc nhẫn vàng. Anh mừng lắm, liền đem nhẫn dâng vua, hy vọng vua sẽ giữ lời hứa thưởng cho mình. Nào ngờ công chúa vốn kiêu kỳ, biết chàng không phải con nhà gia thế vọng tộc, môn đăng hộ đối, nên chối từ bằng cách ra điều kiện chàng trai phải làm một việc khó thứ hai. Nàng vào vườn, tự tay mình rắc mười bị kê xuống cỏ và nói: – Sớm mai, trước khi mặt trời mọc, anh phải nhặt xong hết kê lẫn trong cỏ, không thiếu hạt nào. Chàng trai ngồi trong vườn, suy tính mãi mà không ra được kế gì. Anh đành ngồi rầu rĩ, đợi trời sáng rõ cho người ta dẫn ra pháp trường. Khi những tia nắng đầu tiên vừa lóe lên thì anh thấy mười bị kê đầy ăm ắp đứng liền nhau thành một hàng, không thiếu hạt nào. Thì ra đêm ấy, kiến chúa đã cùng hàng ngàn, hàng vạn kiến quân kéo đến. Những con vật không quên ơn ấy đã cần mẫn nhặt kê bỏ bị. Công chúa đích thân xuống vườn. Nàng hết sức ngạc nhiên khi thấy chàng trai đã làm xong việc mình giao cho. Nhưng nàng vẫn chưa hết tính kiêu kỳ, lại bảo: – Tuy anh đã làm được hai việc khó, nhưng ta chỉ chấp nhận anh là chồng ta khi nào anh lấy được về đây cho ta một quả táo vàng ở cây táo trường sinh. Anh không biết cây táo ấy mọc ở đâu, đành nhắm mắt đưa chân, cứ dấn bước đi đến khi nào mỏi thì thôi, lòng chẳng hy vọng gì sẽ kiếm được quả táo đó. Anh đã đi qua ba nước. Một ngày kia, anh vừa tới một khu rừng thì trời sập tối. Anh ngồi xuống gốc cây, định ngủ một giấc, bỗng nghe tiếng vỗ cánh phía trên cao, rồi một quả táo vàng rơi vào tay anh. Cùng lúc đó có ba con quạ sà xuống, đậu lên đầu gối anh và nói: – Chúng tôi là ba con quạ non anh đã cứu khỏi chết đói. Chúng tôi đã khôn lớn, nghe biết ân nhân đang đi tìm quả táo vàng, lập tức chúng tôi vượt bể tới nơi tận cùng của trái đất, nơi có cây trường sinh mọc để hái táo mang về cho ân nhân. Hết sức mừng vui, chàng trai lập tức lên đường trở về nước, dâng công chúa xinh đẹp quả táo vàng. Giờ đây công chúa không còn cớ gì để từ chối nữa. Hai người bổ táo, vui vẻ chia nhau mỗi người ăn một nửa. Giờ đây lòng nàng dậy lên tình thương vô hạn đối với chàng trai trẻ. Hai người sống với nhau thật thắm thiết cho đến khi đầu bạc răng long.

Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Gọi Bầy Của Tố Hữu

Đề Bài: Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Gọi Bầy Của Tố Hữu

Bài làm

Tố Hữu – Người cộng sản kiên trung, nhà văn hóa tài năng, cũng là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”… Ông ra đi để lại cho đời một sự nghiệp văn thơ đồ sộ. Con đường thơ của ông hầu như song hành cùng con đường cách mạng. Nội dung thơ Tố Hữu được phân làm 2 mảng: trước và sau cách mạng tháng 8. Bài thơ Khi con tu hú thuộc thời kỳ đầu. Thời kỳ này người đọc bắt gặp một tâm hồn nồng nhiệt của tuổi trẻ khi gặp gỡ lý tưởng cách mạng và lời tâm niệm nguyện trung thành với lý tưởng khi bị tù đày.

Bài thơ Khi con tu hú được Tố Hữu sáng tác tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tác giả bị bắt giam vào đây chưa lâu, được in trong tập thơ “Từ Ấy”, phần “Xiềng xích”. Mười sáu tuổi tìm thấy con đường cách mạng như tìm thấy lý tưởng cho cuộc sống của mình, Tố Hữu đã vỡ òa thốt lên:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

(Từ ấy)

Chàng thanh niên Tố Hữu lúc đó cảm thấy sung sướng vô biên vì bắt gặp lý tưởng cộng sản, say mê hoạt động cách mạng với một tâm hồn bồng bột, lãng mạn. Đang say mê lý tưởng, yêu đời và hoạt động cách mạng với niềm vui phơi phới như thế, bỗng bị nhốt trong phòng giam bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống ở bên ngoài, người chiến sĩ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi. Và bài thơ Khi con tu hú đã ra đời trong dòng cảm xúc đó.

Có thể nói rằng, sự độc đáo của bài thơ này nằm ngay nhan đề của tác phẩm. “Khi con tu hú” – là một mệnh đề chỉ thời gian, chỉ là một vế phụ của một câu trọn ý, nội dung còn bỏ ngõ. Nhan đề đã gây được sự chú ý, gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài, gợi ra nhiều hướng suy nghĩ, giúp người đọc liên tưởng đến nhiều vấn đề. Nội dung của toàn bài được tóm gọn trong một câu văn ngắn: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.

Tác phẩm được nhà thơ viết theo thể thơ lục bát, uyển chuyển, nhịp nhàng. Bài thơ như một bức tranh toàn bích, cân đối gồm 2 đoạn: 6 câu thơ đầu: tả cảnh (trời đất vào hè), và 4 câu thơ cuối: tả tình (tâm trạng người tù), cả hai đoạn thơ đều rất truyền cảm.

Tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù một khung cảnh mùa hè tươi đẹp, sống động:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”

Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Qua trí tưởng tượng của tác giả, người đọc như tận mắt được nhìn thấy một bức tranh mùa hè có âm thanh rộn ràng, sinh động của tiếng chim tu hú, tiếng ve ran trong vườn râm; cảm nhận được vị ngọt của lúa chín, của trái cây; được hòa mình trong một khung cảnh tươi vui, rộn rã của màu vàng của bắp, màu hồng đào của nắng, màu xanh của trời; được chiêm ngưỡng một bầu trời cao rộng với đôi con diều sáo đang nhào lộn thật vui mắt… Có thể nói, bức tranh mùa hè qua trí tưởng tượng của nhà thơ thật tươi đẹp, thanh bình, êm ả, tràn trề nhựa sống. Tiếng chim tu hú đã mở ra một bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị. Hỡn nữa, bức tranh ấy không phải là một bức tranh tĩnh mà một bức tranh động, chúng ta như cảm nhận được sự chuyển động của lúa đang chín, của trái cây đang ngọt dần, của diều sáo đang nhào lộn trên không trung.

Ở trong phòng giam chật hẹp, để cảm nhận được một bức tranh tươi đẹp như vậy, chỉ qua tiếng chim tu hú, người chiến sĩ Tố Hữu phải là một người có tâm hồn tinh tế, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Tất cả những điều đó khẳng định khát khao tự do mãnh liệt, cháy bỏng của người tù cách mạng.

Bức tranh mùa hè tươi đẹp khép lại, mở ra bức tranh tâm trạng của người tù cách mạng ở bốn câu thơ cuối:

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Đoạn thơ với sự ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8); 3/3 (câu 9), với cách dùng những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất), những thán từ (ôi, thôi, làm sao), câu cảm thán (Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!) đã thể hiện thành công tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, và tâm trạng đó được biểu hiện trực tiếp qua động từ muốn. Bốn câu thơ đã truyền đến độc giả cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thỏi khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.

Phân Tích Bài Thơ Khi Con Tu Hú Gọi Bầy Của Tố Hữu

Như vậy, chúng ta thấy đối lập giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống là tâm trạng dằn vặt, u uất của người tù cách mạng. Cảnh thiên nhiên ngoài kia càng tươi đẹp bao nhiêu thì trong tù tâm trạng người chiến sĩ cách mạng càng bức bối, khát khao tự do mãnh liệt bấy nhiêu.

Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là hình ảnh tiếng chim tu hú. Nếu như lần một (câu đầu) tiếng chim tu hú là tiếng gọi vào hè náo nức. Gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi gợi khát vọng tự do, thì ở lần hai (câu cuối) tiếng chim khiến nhà thơ bực bội, khổ đau day dứt và muốn hành động để đập tan cái tù túng ngột ngạt để được tự do. Tuy nhiên, tiếng chim dù ở câu đầu hay câu cuối đều giống như tiếng gọi thiết tha của tự do, của thế giới, của cuốc sống tươi đẹp đầy quyền rũ.

Ở trong tù, người chiến sĩ cách mạng bị tách biệt hẳn với cuộc sống bên ngoài về mọi mặt, trừ âm thanh. Và vì thế cuộc sống như chỉ dồn vào phạm vi âm thanh. Trong bài thơ Tâm tư trong tù tác giả từng viết:

“Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng mà lòng nghe rạo rực

Ta lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu”

Âm thanh là sợi dây liên hệ duy nhất với cuộc đời của người tù. Bài thơ mở đầu là tiếng chim tu hú và kết thúc cũng là tiếng chim tu hú. Nó không chỉ là tiếng chim báo hiệu mùa hè mà còn là một âm thanh nhức nhối, thúc giục hành động. Từ đó tâm trạng của người chiến sĩ cũng thay đổi theo, từ chỗ chỗ khát khao cảm thụ thiên nhiên đến khát khao hành động.

Bài thơ kết thúc, nhưng mở ra trong lòng người đọc biết bao dư ba.

” Rắn Đầu Biếng Học “

Rắn Đầu Biếng Học là một câu thơ đặc sắc trong bài Rắn Đầu Rắn Cổ của nhà thơ Lê Quý Đôn. Ông từ bé đã nổi tiếng là thần đồng . Ông có một kho tàng thơ lớn và giá trị sâu sắc

Bài thơ này chính là một tác phẩm của ông khi bé. Tên bài thơ do quan đặt ý nói cậu bé cứng đầu, lười học.Vậy mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ “rắn” để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình và ví mình như Khổng Tử – Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học). Quan hết sức thán phục

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà! Rắn đầu biếng học quyết không tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo, Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da. Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học, Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!

Tình cờ tôi được đọc được bài viết của nhà thơ Trần Nhuận Minh in ở tờ Văn nghệ Công an (số ra ngày 1/4/2013): “Có thể tin bài thơ “Rắn đàu biếng học” là của Lê Quý Đôn được không?”. Lâu nay Trần Nhuận Minh là người đã góp công sưu tầm và đính chính một số bài thơ cổ có giá trị và cũng từ lâu, ông không tin “Rắn đầu biếng học” là của Lê Quý Đôn. Để bàn bạc, ông cho in lại bài thơ theo tờ tạp chí Văn học và tuổi Trẻ số 1/2013. Xin trích:

” Chẳng phải liu điu cũng giống nhà Rắn đầu biếng học quyết không tha Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ Nay thét mai gầm rát cổ cha Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo Lằn lưng chẳng khỏi vết roi cha Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.”

Rồi nhà thơ Trần Nhuận Minh lần theo những giảng giải từng câu thơ một trong bài viết của Tạp chí Văn học và tuổi trẻ nhằm chỉ ra rằng hai từ “Trâu Lỗ” ở câu thơ thứ (7) “Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học” chính là tên quê hương của Khổng Tử và Mạnh Tử chứ không phải như cách giải thích của tác giả bài viết trên Văn học và tuổi trẻ, rằng “Trâu Lỗ” là tên ghép của một loại rắn “Hổ trâu” mà nhà thơ Trần Nhuận Minh chưa nghe tên bao giờ.

Tôi tin rất nhiều người, dù đọc đi đọc lại, thậm chí vận dụng cả vào đời sống với nhiều suy thoái đạo đức cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội hiện nay, cũng đều thấy khó có đứa trẻ nào mới lên 10 tuổi lại dám có cách nói ngỗ ngược: “Từ nay Cụ Tổ Của Bố xin siêng học” để nói với bố mình như thế, huống chi thời Lê Quý Đôn. Tôi trộm nghĩ lan man, nếu cụ Lê Trọng Thứ hiểu được ý con mình làm vậy, dù là thần đồng cũng bị chặt làm đôi, chứ không chỉ đánh đòn và bài thơ đã được đốt đi chứ không lưu lại được đến bây giờ? Cứ cho cách giải thích của Trần Nhuận Minh, là đúng, rằng đây là bài thơ đời sau làm, rồi gán vào tên Lê Quý Đôn thì tác giả bài thơ này dứt khoát vẫn phải là người được học Nho học. Qua bài thơ từ ý tứ, câu chữ sắc sảo, linh hoạt, với cách dùng điển cố chặt chẽ là vậy, hẳn phải là người Nho học có tài, dù không còn trọng đạo như xưa cũng không dám “tôm lộn cứt lên đầu” mà viết câu thơ như ý nhà thơ Trần Nhuận Minh hiểu.

Nhân đây cũng xin nói thêm: Tôi được học thuộc lòng bài thơ cổ này từ lúc còn nhỏ ở cụ đồ trường làng, giờ vẫn nhớ như in lời thầy giảng: “Đây là bài thơ rất tài, hình ảnh, ý tứ, câu chữ không những sinh động mà chính xác đến từng chữ, không có chữ nào lặp lại trong suốt cả tám câu thơ”. Câu thơ thứ 6 tôi vẫn nhớ là “Lằn lưng cam chịu vết năm ba”, vừa rất gợi những vết roi trên lưng còn in lại, vừa tránh được chữ “chẳng” trùng với chữ “chẳng” ở đầu câu 1 và bỏ được chữ “cha” cùng vần với chữ “cha” ở cuối câu 4, là điều mà niêm luật những bài thơ cổ hết sức tránh. Với tay nghề tài hoa, tác giả bài thơ này chắc không để lỗi làm vậy .

Còn chuyện về “rắn hổ trâu”, người dân đất bãi sông Hồng quê tôi thường truyền cho con cháu: Đây là loại rắn độc, trước khi tấn công thường phun phì… phì… như trâu, để uy hiếp đối phương .

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Nhím Và Bầy Rắn trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!