Xu Hướng 5/2023 # Con Gà Trống Chân Chì # Top 7 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Con Gà Trống Chân Chì # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Con Gà Trống Chân Chì được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Truyện cổ tích Con gà trống chân chì

Con gà trống chân chì là truyện cổ tích Hungary, phê phán những kẻ tham lam, ỷ thế cường quyền ức hiếp và cướp đoạt từng đồng của người dân nghèo khổ.

1. Con gà trống và bà già cô đơn

Con gà trống ấy có đôi chân chì, lông ở cánh đen mượt như nhung, lông ở ngực vàng thắm, cái mào trên đầu thì đỏ chói, vắt qua vắt lại. Tiếng nó hay ồ ồ, vang rất xa. Nó sống với bà già cô đơn trong một túp lều nát. Cả ngày nó bới đất tìm giun, nhặt hạt thóc rơi, thỉnh thoảng chui vào vườn, vặt vài lá cải non hoặc quả cà chua chín. Bà già trông thấy, cũng chỉ giơ tay khoát khoát xua đi, chứ không hề ném đá. Bà thương nó như thương đứa cháu nội.

2. Tên vua tham lam

Một hôm, nó bới đất thì bới được một đồng tiền vàng. Nhà vua biết, bèn ra lệnh:

– Nạp vào kho! Đất này là đất của ta. Cái gì ở đây, của chìm [1] hay của nổi, thuộc về ta cả.

Con gà không chịu. Nó kêu quang quác:

– Không! Không! Của bà tôi! Của bà tôi!

Nhưng nhà vua cứ lấy bằng được, đem về cung. Nó theo về cung, nhảy lên bờ thành, đứng gào:

Cộc cồ cô… ô… ô… Vàng của bà ta Cất giấu ở đâu? Mau mau đem trả!…

Cứ thế, nó gào từ sáng đến trưa. Nhà vua tức lắm, sai linh bắt con gà, dìm xuống giếng cho chết. Nhưng con gà không chết. Nó hút hết nước trong giếng, lại bay vào đậu ngay trước của sổ mà gào:

Vàng của bà ta Cất giấu ở đâu? Mau mau đem trả!…

Nhà vua sai lính bắt con gà bỏ vào lò quay, đốt lửa lên. Con gà phun nước trong bụng ra, dập tắt lửa. Nhà vua triệu tập quần thần lại, mắng:

– Con gà bé tí mà không ai làm gì được hay sao? Bắt nhốt nó vào tổ ong cho ong đốt, xem nó có câm miệng hay không?

3. Chiến thắng luôn thuộc về lẽ phải

Quần thần [2] bủa ra bắt gà, nhốt vào tổ ong. Bao nhiêu ong trong tổ, gà mổ sạch, rồi lẻn vào phòng nhà vua, nhà bầy ong trong bụng ra cho đốt nhà vua sưng cả mặt mũi. Lần này, nó đậu lên vai nhà vua, gào vào tai. Nhà vua hoảng quá, đành phải sai lính mở kho, lấy đồng tiền vàng trả cho gà.

Gà đem đồng tiền vàng về đưa cho bà, bà bán đi, tậu [3] một cái trại [4], nuôi nhiều lợn, nhiều bò, nhưng bà không quá con nào hơn con gà trống chân chì ấy.

Câu chuyện Con gà trống chân chì – Truyện cổ tích Hungary Nguồn: Truyện đọc cấp I, tập 1, trang 41, NXB Giáo dục – 1987 – chúng tôi –

Ý nghĩa của câu chuyện Con gà trống chân chì

Truyện ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bà cụ già và lòng thủy chung đẹp đẽ tuyệt vời của con gà trống chân chì, đồng thời chỉ trích hay gắt thói tham lam vô độ của bọn vua chúa thời, xưa chỉ lo bòn rút, cướp đoạt từng đồng của người dân nghèo khổ.

Chú giải trong câu chuyện

[1] Của chìm: của chôn dưới đất hoặc giấu kín không ai biết, trái với của nổi là của ai cũng trông thấy, như nhà cửa, ruộng vườn. [2] Quần thần: các quan trong triều. [3] Tậu: mua (nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò,…) [4] Trại: chỉ một khu vực nhà cửa, ruộng vườn riêng biệt (thuộc quyền sở hữu của người chủ trại).

Thử thách dành cho các bé

Con gà đẹp như thế nào? Bà cụ già nghèo thương yêu chú gà trống ra sao?

Lòng tham lam vô độ của bọn vua chúa thể hiện ở những việc làm nào? Chúng đã dùng những thủ đoạn gì để giết chết chú gà? Chú gà đã đối phó lại như thế nào?

Cuối cùng, gà đã làm gì để thắng được nhà vua?

[1] Của chìm: của chôn dưới đất hoặc giấu kín không ai biết, trái với của nổi là của ai cũng trông thấy, như nhà cửa, ruộng vườn.[2] Quần thần: các quan trong triều.[3] Tậu: mua (nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò,…)[4] Trại: chỉ một khu vực nhà cửa, ruộng vườn riêng biệt (thuộc quyền sở hữu của người chủ trại).

Cáo, Thỏ Và Gà Trống

Chuyện kể cho bé

Câu chuyện về chú thỏ bị cáo cướp nhà.

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra ngoài.Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó.

Bầy Chó hỏi Thỏ:

– Tại sao Thỏ khóc?

– Làm sao mà tôi không khóc được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo, Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà.

– Thỏ ơi, đừng khóc nữa!

Bầy Chó an ủi Thỏ.

– Chúng tôi sẽ đuổi được Cáo đi.

Bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói:

– Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút mau!

Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra:

– Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!

Bầy Chó sợ quá chạy mất.

Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi:

– Tại sao Thỏ khóc?

– Làm sao mà tôi không khóc được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo, Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà.

– Thỏ ơi! Thỏ đừng khóc nữa! Ta sẽ đuổi được Cáo đi!

– Không, Bác Gấu ơi, Bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác đuổi làm sao được!

– Đuổi được chứ!

Gấu nói giọng cương quyết. Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên:

– Cáo, cút ngay!

Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra:

– Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác!

Gấu sợ quá chạy mất.

Thỏ trở lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con gà Trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà Trống thấy Thỏ khóc bèn hỏi:

– Tại sao Thỏ khóc?

– Làm sao tôi không khóc được. Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà.

– Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo thôi.

– Không! Anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không xong thì anh đuổi làm sao được!

– Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi!

Gà Trống và Thỏ cùng về nhà Thỏ. Gà Trống cất tiếng hát:

– Cúc cù cu cu.

Ta vác hái trên vai

Đi tìm Cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay!

Cáo sợ quá bảo:

– Tôi đang mặc quần áo ạ!

Gà Trống lại hát:

– Cúc cù cu cu.

Ta vác hái trên vai

Đi tìm Cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay!

Cáo nói:

Cho tôi mặc áo bông đã!

Lần này thì gà quát lên:

– Cúc cù cu cu.

Ta vác hái trên vai

Đi tìm Cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay!

Cáo từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra, chạy biến vào trong rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình.

Bài Thơ Đàn Gà Con

Bài thơ Đàn gà con – Phạm Hổ

Bài thơ Đàn gà con mà nhiều người vẫn quen gọi là bài thơ mười quả trứng tròn, nói về những chú gà con lông vàng xin xắn rất được các bé mầm non yêu thích.

Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ.

Lòng trắng, lòng đỏ, Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu.

Lông vàng mát dịu Mắt sáng đen ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm!

Trong bàn tay ấm Chú đứng chú kêu Mẹ gà tục tục Chú ngoái nhìn theo.

Ta thả chú ra Chạy ăn cùng mẹ Chạy biến cả chân! Chạy sao nhanh thế!

Các chú gà con: Có diều, có chồn Phần gà mẹ đánh Các chú phải lánh Kêu cứu dưới, trên!

Gà là của bé Các chú đừng quên Ăn khoẻ, lớn khoẻ Đẻ rõ nhiều lên!

Bài thơ Đàn gà con [hay bài thơ Mười quả trứng tròn] Tác giả: Phạm Hổ

Bài hát Đàn gà con

Bài hát đàn gà con nổi tiếng của Pháp đã trở nên vô cùng quen thuộc với các bạn thiếu nhi Việt Nam bởi những giai điệu đáng yêu, vui tươi và ngộ nghĩnh.

Trông kìa đàn gà con lông vàng Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn Cùng tìm mồi ăn ngon ngon Đàn gà con đi lon ton.

Thóc vãi rồi nhặt ăn cho nhiều Uống nước vào là no căng diều Rồi cùng nhau ta đi chơi Đàn gà con xinh kia ơi.

Bài hát Đàn gà trong sân

Một ca khúc vui nhộn khác viết về đàn gà nữa của Pháp là bài hát Đàn gà trong sân, miêu tả về đặc điểm của gia đình nhà gà, gồm có: gà mẹ, gà cha và gà con.

Gà chưa biết gáy là con gà con Gà mà gáy sáng là con gà cha Đi lang thang trong sân giống con gà giống con gà Đi lang thang trong sân có con gà có con gà.

Gà mà cục tác là mẹ gà con Gà mà cục tác gà bố gà cha Đi lang thang trong sân có con gà có con gà Đi lang thang trong sân có con gà có con gà.

Tả Cây Bút Chì Của Em

Văn mẫu lớp 4: Tả cây bút chì của em được chọn lọc từ những bài văn mẫu hay chất lượng giúp các em học sinh nắm được cách làm bài văn miêu tả nói chung, và cách miêu tả cây bút chì nói riêng.

Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cái bút chì đen mà mình rất quý nó.

Chiếc bút chì của mình dài độ một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu xám bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì lên đó. Nghe mẹ mình bảo: “Cái bút chì này là hàng ngoại nhập đây, con ạ!”. Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ. Chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mà mẹ mình giải thích là kí hiệu về độ mềm, độ cứng của từng loại bút chì. Chiếc bút chì của mình thuộc loại mềm. Mình thích nhất là một đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi vẽ, viết sai.

Cái bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học và làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút chì kì diệu trong truyện cổ tích mà mình đã được học, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mình, mẹ mình, chị gái mình và các chú bộ đội ngày đêm canh gác biển trời đất nước thân yêu, cùng với những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hằng ngày như: con đường, dòng sông, làng mạc… Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những bài toán tìm x tìm y hay cùng mình sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sống thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta hôm nay. Nhiều và nhiều lắm!

Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó nhỏ nhỏ xinh xinh và rất đỗi diệu kì.

Tả cây bút chì của em – bài làm 2

Trong suốt thời gian cắp sách đến trường, sách, vở và bút là những thứ mà em luôn coi đó là những người bạn và đó cũng là những vật dụng không thể thiếu đối với người học sinh. Trong những vật dụng đó thì em yêu quý nhất là cây bút chì bởi đó là món quà mà bố em đã tặng nhân ngày sinh nhật, do em có sở thích vẽ vì vậy chiếc bút chì đối với em nó rất quan trọng.

Em vẫn còn nhớ cái hôm đó buổi sinh nhật mà em cảm thấy vui và hạnh phúc nhất, đó là món quà đầu tiên mà ba em đã tặng cho em sau nhiều năm công tác xa nhà. Kể từ đó em luôn trân trọng, giữ gìn và sử dụng nó hàng ngày vào công việc học tập của em. Phần thân cây bút được làm bằng gỗ, bề ngoài nó được sơn màu vàng rất đẹp trên đỉnh bút còn có chỗ để tẩy khi mình viết sai, cây bút dài tầm 8cm. Nhìn qua thì chiếc bút có vẻ khá đơn giản nhưng nó lại mang một nét rất đặc biệt và khá tinh xảo trong thiết kế. Tuy là chiếc bút này có cùng cấu tạo và chức năng sử dụng như những chiếc bút khác, nhưng em cảm nhận được sự khác biệt tới từ chiếc bút này, từ khi em sử dụng nó những nét viết trở nên gọn gàng hơn và đặc biệt nó giúp em vẽ ra những bức tranh rất đẹp khi em vẽ về bức tranh gia đình. Em thầm cảm ơn bố đã tặng cho em món quà rất ý nghĩa này, ở trường hay khi ở nhà cây bút đó luôn là người bạn và cũng là một kỉ niệm sẽ theo em trong quãng đời học sinh, mỗi lần nhìn thấy và sử dụng nó cũng như em đang được thấy ba mình nơi phương xa…

Tả cây bút chì của em – bài làm 3

Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa trong có những đầu chì nắp sẵn như các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này.

Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa, dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được.

Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh. Cả thân nó được khoác một chiếc áo màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.

Phần chì than lộ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.

Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.

Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi một ngày nào đó em phải mua bút chì mới. Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.

Tả cây bút chì của em – bài làm 4

Vào đầu năm học, mẹ mua cho em đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà em rất quí nó.

Chiếc bút chì dài bằng một gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một tí. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa cúc mùa thu, nước sơn bóng loáng rất đẹp. Trên lớp sơn ấy in một hàng chữ nổi bật, đó là hàng chữ Hanson. Mẹ em bảo đây là nhãn hiệu nổi tiếng. Nghe vậy em càng quí bút chì hơn. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ mới hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào đầu nào em cũng thấy chính giữa thân gỗ là một lõi chì màu đen nhánh. Em dùng cái gọt bút chì để gọt một đầu. Cái gọt khẽ xoay, em nghe tiếng “vo…vo…” khe khẽ. Từng lớp vỏ gỗ tuôn ra theo lưỡi gọt xoắn tròn, nhẵn như vỏ gỗ bào của bác thợ mộc. Ngòi chì nhô ra, em thử những nét bút chì đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy trắng. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá, nó thật vừa ý em.

Cây bút chì đã trở thành người bạn thân yêu của em từ dạo ấy. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học Mĩ thuật, em lại dùng đến bút chì. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ, chị gái của em. Có lúc em vẽ chú bộ đội đang canh gác trên vùng biển của đất nước mình. Có lúc em vẽ ruộng đồng với cánh cò nhởn nhơ trong những chiều vàng hưởng ấm. Rồi em vẽ dòng sông đang dập dềnh sóng nước, bãi phù sa mênh mông đang ôm nước vào lòng… Bút chì đã giúp em nhiều việc lắm. Công dụng của nó rất đỗi diệu kì.

Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một “tài sản nhỏ” thật quí. Nó đồng hành với em trong suốt chặng đường dài. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một hành trang kiến thức.

Tả cây bút chì của em – bài làm 5

Em vẫn dùng cây viết “Hồng Hà” mẹ cho dạo đầu năm học. Hôm nay tới lớp, không hiểu vì sao cây viết ấy trở chứng không chịu ra mực. Bạn Thủy bên cạnh đã cho em mượn cây bút chì dùng tạm.

Cây bút chì này cao bằng một gang tay, sơn màu trắng kẻ dọc xanh lơ đều đặn, nhìn dịu mắt. Dọc theo thân bút có khắc dòng chữ màu đen ánh nhũ vàng: BẾN NGHÉ 250 TRẦN HƯNG ĐẠO, QUẬN I, đây là tên cơ sở sản xuất và địa chỉ ra đời của cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ nâu nhạt. Cây bút chì giống chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn một chiếc kim khâu; còn đầu kia to hơn, đường kính khoảng gần một ô tập. Phía trên của cây bút chì gắn sẵn một cục tẩy hình trụ màu hồng nhỏ xíu. Bo quanh tẩy là một mảnh đồng mỏng, vàng óng.

Em đã dùng cây bút chì của bạn Thủy để kẻ lề, ghi bài học và gạch ngang khi hết bài. Dùng xong, em trân trọng trao trả lại cho bạn mà không quên lời cảm ơn.

Cây bút của bạn Thủy đã giúp em làm trọn phận sự ở lớp, giúp em hiểu thêm tính cẩn thận của Thủy và tình bạn của Thủy đối với em.

sưu tầm: vndoc

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Gà Trống Chân Chì trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!