Xu Hướng 3/2023 # Côn Đảo Trong Thi Ca Hôm Nay Vẫn Còn Nguyên Vẹn Nét Đẹp # Top 8 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Côn Đảo Trong Thi Ca Hôm Nay Vẫn Còn Nguyên Vẹn Nét Đẹp # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Côn Đảo Trong Thi Ca Hôm Nay Vẫn Còn Nguyên Vẹn Nét Đẹp được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ lâu đã đi vào thi ca như một địa danh bất diệt với rừng núi hoang sơ kỳ bí nhưng đẹp tựa tranh, với hình ảnh những anh hùng bất khuất vượt lên mọi khó khăn gian khổ, vượt lên mọi xiềng xích tù đày để giữ tấm lòng son sắt trung thành với tổ quốc, thà hy sinh để bảo vệ từng mảnh đất quê hương. Côn Đảo trong thi ca hiện lên đầy khí thế hào hùng nhưng cũng đầy đau thương mất mát và chúng ta hôm nay không bao giờ có thể quên.

Côn Đảo trong thi ca

Hình ảnh Côn Đảo thật đẹp trong thơ của Nguyễn Trãi

Nhắc đến Nguyễn Trãi và tình yêu sự gắn bó của ông đối với nơi đây chúng ta không thể không nhắc tới “Côn Sơn ca” một trong những tác phẩm được dịch từ tiếng Hán là một trong những tác phẩm kinh điển của ông ca ngợi về phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng Côn Đảo với vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc.

” Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi/ Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm/ Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Trong rừng có bóng trúc râm/ Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”

Côn Đảo hiện lên với vẻ đẹp của suối nước chảy rì rầm ngày đêm nghe như tiếng đàn êm ái, với những tảng đá phủ đầy rêu êm như tấm nệm rồi cả rừng thông cao vút, rừng trúc vàng tỏa bóng mát lành, còn gì vui hơn khi được nằm dưới bóng mát đó và ngâm nga vài câu thơ cuộc sống trở nên thật thi vị biết bao. Vẻ đẹp bình dị của núi rừng Côn Đảo khiến bao thi sĩ phải thèm thuồng ước muốn.

Đoạn trích thơ của cách chiến sĩ bị tù đày cho thấy mùa xuân trên Côn Đảo vẫn thật đẹp:

“Chẳng trà, chẳng rượu chẳng hương hoa/ Côn Đảo xuân sang vẫn đậm đà Khám lạnh cao giương cờ khí tiết/ Hầm sâu rộn rã tiếng thơ ca”

Côn Đảo khi sang xuân khiến lòng người ta xao xuyến thậm chí cả trong cảnh tù ngục vẫn cứ ung dung ngâm thơ, vui vẻ và lạc quan về một ngày tươi sáng cách mạng sẽ thành công và chúng ta sẽ đánh bại mọi kẻ thù địch.

Côn Đảo hiện lên đầy khí thế anh hùng

Trong lòng mỗi người con đất Việt Côn Đảo đầy đau thương nhưng cũng đầy khí thế anh hùng, Có lẽ chưa nơi nào lại có nhiều anh hùng pải hy sinh như ở trên Côn Đảo, cũng chưa nơi nào chứng kiến cảnh tàn ác đến man rợn của bọn thực dân nơi mà “con người sống trong chuồng thú dữ” và “thú dữ lên chiếm chỗ người”.

“Côn Đảo/Pu-lô Công-đo Cái địa danh đồng nghĩa với tù đày/ Quê hương của những người biệt xứ Nơi con người sống trong chuồng thú dữ/ Và thú dữ lên chiếm chỗ con người Nơi trăm năm không có tiếng cười/ Chỉ có tiếng gầm gừ dã thú Lời thù hận tím bầm môi thiếu nữ/Nét già nua trên gương mặt trẻ con (Trích “Biển và đảo”)

Chịu muôn ngàn tủi nhục đắng cay, muôn ngàn sự tra tấn cả về thể xác lẫn tâm hồn nhưng các chiến sĩ có bao giờ khuất phục, vẫn hiên ngang chọn cái chết để giữ lòng son. Chỉ một đoạn thơ ngắn trong tác phẩm “Về Côn Đảo” đã khiến chúng ta ngả người thán phục, nỗi đau ấy thấu tận trời xanh sự hiên ngang ấy sông núi cũng không sánh bằng.

“Người nữ tù dũng cảm/ Tự rạch bụng mình ra Giật phăng khúc ruột già/Ném mặt thằng Đại tá Không thể gì diễn tả/ Thấu hết nỗi oan khiên Của những người trung kiên/Đã quên mình vì nước” ………………………… “Trước cái chết con người vĩ đại/ Bao nhỏ nhen, tầm thường không đất sống Hàng trăm con người trong xà lim, chuồng cọp/ Nhường cho nhau chút ít ỏi nắng trời Nhường cho nhau chút gió thoảng qua/ Nhường cho nhau từng nắm cơm, tấm áo Trước mặt kẻ thù lại khác/ Giành nhau đỡ làn roi vọt Giành nhau lên đoạn đầu đài/ Mà lòng không một chút đắn đo”

Ngày hôm nay Côn Đảo đã khác đã yên bình và tận hưởng tự do nhưng làm sao có thể quên được sự hi sinh mất mát to lớn bằng cả hàng ngàn tính mạng con người. Làm sao có thể quyên khi nghĩa trang Hàng Dương còn đó với những nấm mộ bạc phếch nắng mưa không tên không tuổi, nơi người thiếu nữ anh hùng Võ thị Sáu đã hi sinh, nơi mà người anh hùng Nguyễn An Ninh bỏ mạng.

“Tôi lặng lòng đi trong phút giây/ Bên mồ Chị Sáu dưới hàng cây Tấm gương tuổi trẻ xanh trong quá/ Soi sáng quê hương đẹp đất này” (Trích “Gương Sáng”)

Yêu lắm thương lắm Côn Đảo bất khuất anh hùng nơi ghi dấu một thời đất nước, nơi con tim máu đỏ nhớ về. Côn Đảo như người mẹ chở che bao bọc anh hùng, nơi con người trở về cát bụi để lại sự sống đẹp tươi.

“Côn Đảo mênh mông giữa biển trời/ Trùng dương vỗ nhịp sóng xa khơi

Một Trong Những Phong Tục Cổ Của Hà Nội Còn Lưu Truyền Đến Nay

Tục chơi cây quất ngày tết – Một trong những phong tục cổ của Hà Nội còn lưu truyền đến nay

Phong tục là thói quen lâu đời, bao gồm mọi mặt sinh hoạt xã hội. Phong tục không bất biến mà biến đổi theo thời gian, theo sự biến đổi của xã hội, nhân sinh. Những phong tục đẹp, lành mạnh, đã tham gia vào bảng giá trị của truyền thống thì có vận mệnh khá lâu dài. Tục chơi cây quất ngày tết là một trong những phong tục cổ còn lưu truyền đến nay.

Cây đẹp giữa trời đất

Lá cây quất đã quen thổ ngơi

Nhận mệnh không đổi đời

Sinh ở nước Nam

Rễ sâu khó chuyển lay

Khí tiết bền

Lá xanh hoa trắng

Rộn ràng mừng thay…

Quả tròn từng cụm

Vàng xanh đua chín

Như thêu dệt rực rỡ

(Theo Đào Duy Anh)

Nguyễn Khuyến ở thế kỷ XIX có bài thơ Ái quất (Yêu quất) chủ yếu là ca ngợi phẩm chất của quất nhưng cũng hé cho ta thấy ngày đó quất cũng được xếp vào hàng “hoa” ngang với hoa sen, hoa cúc:

Yêu cúc cùng yêu sen

Mỗi người ưa mỗi thứ

Ta tính vốn yêu rộng

Đến già chỉ yêu quất…

Hoàng Đạo Thúy trong sách “Phố phường Hà Nội xưa” cho biết thủa ông còn nhỏ, tức đầu thế kỷ XX, ở Hà Nội đã có nhiều nhà chơi quất. Và hai làng ven nội thành chuyên trồng quất đó là Tây Hồ, rồi đến Nghi Tàm. Nay vùng ven Hồ Tây vẫn còn những nhà trồng quất, nếu còn đất. Tại những nơi đó, trồng quất đòi hỏi kỹ thuật cao và đồng thời cũng là nghệ thuật nữa. Hoa quất thơm ngát, không quá nhẹ như hoa chanh cũng không nồng nàn như hoa bưởi. Đảo quất là một kỹ thuật quan trọng để hãm cho cây ra quả rồi chín đúng vào dịp tết. Khoảng rằm tháng Chạp là quất kìn kìn vào nội thành mang theo mùa xuân. Người Hà Nội vẫn thích chơi quất vào dịp tết vì bền hơn các loại hoa mà lại thêm “vận đỏ”. Người chơi quất thường chọn cây có quả sum suê, trĩu nặng, quả to, đỏ au vàng thắm, lá xanh tươi, cành mập mạp để có sức giữ được quả và giữ lâu.

Cây quất gốc gác phương Nam hẳn sẽ mãi mãi là thứ cây đã sinh ra loài quả khả dĩ cạnh tranh với các loài hoa, tô thắm cho ngày tết của mọi nhà.

Trần Duy tổng hợp

Nhà xuất bản Hà Nội

Trong Bài Thơ “Cảm Xúc”, Xuân Diệu Viết: “Là … Mến”. Còn Trong “Là Thi Sĩ”, Sóng Hồng Viết: “Là… Công Lí”. Hãy Bình Luận Về Hai Đoạn Thơ Trên Và Nêu Suy Nghĩ Của Anh (Chị) Về Thơ Ca Trong Cuộc Sống Hiện Nay

Đề bài:

Trong bài thơ “Cảm xúc”, Xuân Diệu viết:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dậy

Hay chia sẻ bởi muôn tình yêu mến”.

Còn trong “Là thi sĩ”, Sóng Hồng viết:

Trong bài thơ “Cảm xúc”, Xuân Diệu viết:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dậy Hay chia sẻ bởi muôn tình yêu mến”.

Còn trong “Là thi sĩ”, Sóng Hồng viết:

“Là thi sĩ nghĩa là hồn cao khiết Chí kiên cường sứ mệnh cao siêu Ca tự do, tiến bộ với tình yêu Yêu nhân loại, hòa bình, công lí”.

Đó là hai quan niệm, của hai nhà văn ở hai thời điểm khác nhau. Nó thể hiện quan niệm về thơ ca nói riêng cũng như văn học nghệ thuật nói chung.

“Cảm xúc” được trích ra từ tập – với lời đề tặng Thế Lữ – là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu, in trong tập thơ thứ nhất của ông: Tập Thơ Thơ. Cuối bài thơ không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác nhưng vì đó là bài thơ đầu tiên của tập thơ bao gồm những bài thơ được sáng tác từ năm 1933 đến 1938 nên có thể bài thơ được sáng tác trong năm đầu của giai đoạn này. Năm 1942, tức khá lâu sau khi bài thơ “Cảm xúc” của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (tức Trường Chinh) trong bài thơ “Là thi sĩ” có nhắc lại những lời thơ của Xuân Diệu đồng thời đưa ra một quan niệm mới mẻ về thơ ca. Là một vị lãnh đạo cách mạng, là người có trách nhiệm phụ trách hoạt động thơ ca cách mạng, Sóng Hồng mong muốn qua bài thơ làm khơi dậy tinh thần hiện thực và làn sóng cách mạng trong thơ cũng như trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai.

Những lời thơ của Xuân Diệu là lời thơ của một người yêu đời, yêu cuộc sống, đam mê, say sưa cuộc sống đến cuồng nhiệt, nó đòi hỏi sự hiến dấng một cách tuyệt đối tâm hồn của người thi sĩ cho thơ ca.

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dây

Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”.

Ý tưởng về thơ ca của tác giả được phát biểu một cách chân thành và đầy hình ảnh. Con người đắm chìm vào trong thiên nhiên: với gió, với mây; chìm đắm trong những mối tình cảm say sưa, mê đắm. Xuân Diệu đã dùng một loạt những từ gợi hình tượng để diễn tả về mới quan hệ gắn bó ràng buộc đặc biệt đó. Là “ru”, là “vơ vẩn”, là “ràng buộc”, là “chia sẻ”… có nghĩa là mọi cảm xúc, tâm trạng tất cả đều hướng tới sự hòa nhập một cách hoàn toàn, một cách tuyệt đốì vào thiên nhiên, vào thế giới cảm xúc. Và chỉ khi đó, người ta mới có thể trở thành một thi sĩ thực thụ. Nói lên quan niệm của mình, nhà thơ đồng thời thể hiện quan niệm của mình về phạm vi đối tượng của thơ ca: đó chính là thiên nhiên, là đời sống tình cảm, cuộc sống của con người. Đó cũng chính là nội dung của thơ ca. Để nắm bắt được tất cả những điều đó, nhà thơ phải là người nhạy bén, nhạy cảm, tâm hồn phải như dây đàn, sẵn sàng rung lên những thanh âm trong trẻo khi bắt gặp bất cứ sự khơi nguồn cảm hứng nào từ cuộc sống. Với bốn câu thơ này, Xuân Diệu đã nói rất đúng đặc trưng của thơ ca: thơ ca là tiếng nói tình cảm mãnh liệt của con người, là sự phản ánh những nét đặc trưng, cô đọng nhất của cuộc sống qua cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Với Xuân Diệu, nếu như không có những giây phút thăng hoa để “ru với gió”, “vơ vẩn cùng mây”,… thì sẽ không thể có thơ được. Người ta hoàn toàn có thể bắt gặp điều này trong thơ ca của các nhà thơ lãng mạn mà Xuân Diệu là một ví dụ điển hình. Trong “Thơ duyên”, Xuân Diệu đã tạo nên một bức tranh mà con người và thiên nhiên hòa hợp trong một mô’i duyên chan hòa, giao cảm tuyệt đẹp, một cặp vần, trong một bài thơ duyên:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

Để có được bức tranh ấy, dường như Xuân Diệu đã tách mình, cùng như tách tất cả những gì thuộc bài thơ đó ra một thế giới riêng, một cách tuyệt đối. Đôi bạn trẻ tuổi trong bài thơ, ban đầu là những người không quen biết, vậy mà khi hòa mình và vô hình chung trở thành tách mình ra khỏi cuộc sống vội vã bên ngoài đã trở thành một “cặp vần”. Nếu không phải đó là khoảnh khắc họ (hay chính nhà thơ) đang “ru với gió”, “vơ vẩn cùng mây”, ràng buộc hay chia sẻ bởi những mốì tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng thì thử hỏi làm sao có thể có được nhưng vần thơ, có được bài thơ mang đến cho người ta nhiều mối duyên đến vậy?

“Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm Anh nhớ em, em hỡi! Không gì buồn bằng những buổi chiều êm Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ Anh nhớ em

Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ”.

Một chút hình ảnh của thời gian, tưởng chừng như chỉ thuộc về thiên nhiên nhưng lại có tác động rất lổn đến cảm xúc của con người. Nó là cái cớ để nhân vật trữ tình bày tỏ tình cảm của mình. Nhà thơ như chìm đắm hoàn toàn vào tâm trạng của riêng mình, vào trong bức tranh thiên nhiên buồn mà đẹp.

“Không có cánh như vẫn thèm bay bổng Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi

Những vần thơ trong bài “Cảm xúc” đã không chỉ nêu lên quan điểm nghệ thuật của Xuân Diệu mà còn là của các nhà thơ lãng mạn nói chung. Nó đề cao cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ, cái tôi tự do hoàn toàn trong việc trải nghiệm và thể hiện cảm xúc. Đó là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ so với nền thơ ca vốn chú trọng đến cái phi nga nhiều hơn là bản ngã trong văn học trung đại. Và thực tế thì, quan điểm nghệ thuật đó đã mang đến sự nở rộ của nền văn học Việt Nam với phong trào thơ Mới, đóng dấu bằng sự xuất hiện của hàng loạt các phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo như những gì Hoài Thanh đã từng nhận xét trong “Thi nhân Việt Nam”: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa có bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mỏ như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên,… và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Giá trị của những tác phẩm văn học thời kỳ ấy, ngày hôm nay vẫn là những giá trị không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp ấy, cũng cần phải thây rằng trong quan niệm này còn thể hiện sự thoát ly cuộc sống. Cũng trong “Cảm xúc”, ở một đoạn khác, Xuân Diệu viết:

Ngắm phong cảnh giữa hai bề cỏ lá”

Người sống ở cuộc sống hiện tại nhưng lại luôn ngưỡng vọng tới những điều tận xa xôi. Thế Lữ trong “Cây đàn muôn điệu” cũng có nhưng vần thơ thoát ly như thế:

“Anh thường bảo tâm tình tôi thay đổi

Không chuyên tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp muôn hình muôn thể”.

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Còn Chế Lan Viên thì đã có những lúc cảm thấy cô đơn và thèm muôn cảm giác cô độc đến cùng cực:

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”

“Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Thoát li cuộc sống, tác giả nhấn mạnh đến sự ”hiến dâng” tâm hồn, cảm xúc của mình một cách tuyệt đối cho nghệ thuật thì mới có thể làm nên những bài thơ đích thực và người làm thơ đó mới trở thành thi sĩ nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc: người ta có thể bỏ qua hoặc lãng quên hiện thực. Trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay giặc, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang đòi hỏi huy động sức mạnh của toàn dân tộc thì đây lại là một hạn chế. Nó đã không phát huy được sức mạnh của văn chương, như một thứ vũ khí đắc lực mà sau này như chính Hồ Chí Minh đã từng khẳng định.

“Là thi sĩ nghĩa là hồn cao khiết Chí kiên cường sứ mệnh cao siêu Ca tự do, tiến bộ với tình yêu

Khá lâu sau bài thơ của Xuân Diệu, cùng với những sự phát triển nhất định trong hoàn cảnh và quan niệm, Sóng Hồng, nhà thơ cách mạng đã đưa ra những quan niệm của mình về thơ ca và người nghệ sỹ:

Yêu nhân loại, hòa bình, công lí”.

Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch – đằng,

“Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới”

Để tâm hồn dào dạt với Chi – lăng,

(…) Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu

Làm bất tử trận Đống – đa oanh liệt,

Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu,

Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.

Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ,

Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền,

Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền”.

Quan điểm này của Sóng Hồng có ý nghĩa tác động, cổ vũ rất lớn đến cuộc đấu tranh của dân tộc và thái độ của người nghệ sĩ nhưng vẫn có điểm chưa toàn diện và đầy đủ. Nhà văn đã quá chú trọng đến tác đụng cổ vũ, tuyên truyền, lôi kéo, tác động đến nhận thức của thơ văn mà quên mất đặc trưng vốn có của thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là sự thăng hoa trong tâm hồn của con người, bởi vậy, bên cạnh những nội dung phản ánh hiện thực, nó còn phải là tiếng nói bộc lộc tình cảm đó. Và chỉ có như vật thì thơ mới thực sự trở về đúng với bản chất của nó, mới thực sự là những bài thơ đích thực. Tất nhiên cần phải hiểu nhà thơ Sóng Hồng viết về những điều đó với mục đích nhấn mạnh giá trị cổ vũ, tác động tinh thần của thơ ca để phục vụ chính trị, phục vụ cuộc kháng chiến và.đó là hai quan niệm của hai thời kỳ khác nhau, với tư tưởng khác nhau nhưng sự bổ sung giữa chúng sẽ làm nên một quan niệm hoàn chỉnh thể hiện bản chất của thơ ca: Thơ là tiếng nói tình cảm của người nghệ sĩ, là sự thăng hoa của cảm xúc nhưng thơ ca cũng cần phải đưa vào trong đó hiện thực cuộc sống với tất cả những bộn bề của nó. Phản ánh tất cả các khía cạnh của cuộc sống thông qua cảm xúc, tình cảm, đó mới chính là đặc trưng của thơ ca, là cái làm nên giá trị đích thực của thơ ca, nghệ thuật. Yêu cầu đó không chỉ đúng với thời điểm mà hai nhà nghệ sĩ của chúng ta đưa ra quan niệm của mình mà còn có ý nghĩa trong mọi thời đại.

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc với muốn dậy

Và như vậy, có lẽ nên kết hợp hai quan niệm của Xuân Diệu và Sóng Hồng để có một quan niệm hoàn chỉnh về thơ ca:

… nhưng “Thi sĩ cũng phải hồn cao khiết”…

Hay chia sẻ bởi muôn tình yêu mến”

Hơn 95 Ngàn Tác Phẩm Dự Thi “Nét Chữ Từ Trái Tim”

Chương trình do Hội đồng Đội Trung ương, Tập đoàn Thiên Long, nhãn hàng Điểm 10 đồng tổ chức diễn ra từ ngày 01/04/2020 đến ngày 14/4/2020. Chỉ trong 2 tuần phát động, Ban tổ chức đã nhận được hơn 95.000 bài viết đến từ các em học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở từ 63 tỉnh thành trên cả nước.

Ngoài những bài thơ được chép tay nắn nót và trình bày đẹp mắt trên giấy của học sinh cấp Tiểu học; các em học sinh Trung học cơ sở cũng “trổ tài” với nhiều bài văn hay, cảm động, chung sức đồng lòng với cuộc chiến chống Covid-19 của cả dân tộc.

Các bài viết tại bảng B luôn bám sát và cập nhật những xu hướng xã hội mới nhất, đa dạng như chính những sự kiện thời sự đang diễn ra quanh ta. Đó là lan tỏa thông điệp về phòng chống dịch bệnh Covid-19, sự tự hào về tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, về nỗi nhớ bè bạn thầy cô; tình yêu, niềm tin của thiếu nhi đối với đất nước; ca ngợi những hình ảnh đẹp, lòng biết ơn, sự tri ân với các lực lượng xã hội đang chiến đấu nơi tuyến đầu để bảo vệ sức khỏe của nhân dân, đem lại bình yên cho xã hội, đảm bảo an toàn để các em sớm trở lại trường.

Cuộc thi có sự tham gia và đánh giá của Hội đồng giám khảo gồm nhiều thành viên uy tín như: Tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thứ Mười, Nhà văn Lê Phương Liên, Ông Lê Anh Quân – Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Huấn luyện Trung ương, Ông Lê Hoài Quân – Thạc sĩ ngữ văn cùng 2 thầy cô giáo luyện viết chữ đẹp là thầy Lưu Hoàng Phúc và cô Đỗ Thanh Nga.

Trong hơn 90 ngàn bài viết, những bài có cách tiếp cận và thể hiện vấn đề một cách sáng tạo, độc đáo; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, trình bày công phu, nét chữ đẹp được Ban giám khảo đánh giá rất cao.

Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, cuộc thi cũng là cầu nối, để mọi người biết chính xác mức độ sự quan tâm, cảm nghĩ của các em học sinh về thế giới xung quanh mình. Mỗi bài viết là một câu chuyện đẹp, suy nghĩ sâu sắc được các em chia sẻ thành thật, đáng yêu và cũng đáng suy ngẫm vô cùng.

Danh sách 20 tác phẩm khối Trung học cơ sở đạt giải thưởng “Nét chữ từ trái tim” Bảng B tuần 2:

1. Bài viết: Người chiến sĩ biên cương trên mặt trận chống dịch, Nguyễn Thảo Anh, lớp 6A5 Trường THCS Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.2. Bài viết: Long tri ân, Nguyễn Võ Như Uyên, lớp 6A2 Trường THCS Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.3. Bài viết: Những người đầu tuyến, Chung Như Quỳnh, lớp 7A Trường THCS Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.4. Bài viết: Lời cảm ơn đến những người căng mình đối mặt với Covid-19, Hoàng Thị Minh Lộc, lớp 7D Trường THCS Lê Quý Đôn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.5. Bài viết: Thắp sáng niềm tin từ vùng dịch, Lê Mai Anh, lớp 7A1 Trường THCS Trưng Vương, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.6. Bài viết: Đất nước đang cần con, Lê Nguyễn Mai Thúy, lớp 7B Trường TH và THCS Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.7. Bài viết: Đẩy lùi Covid-19, Mai Thị Nam Giang, lớp 7C4 Trường THCS Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.8. Bài viết: Em là chiến sĩ nhỏ, Trần Hải Khánh, lớp 7A Trường THCS Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.9. Bài viết: Việt Nam trong trái tim em, Nguyễn Đặng Thùy Trang, lớp 8N1 Trường THCS Trần Đại Nghĩa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.10. Bài viết: Những người mang ánh sáng diệu kỳ, Nguyễn Võ Thái An, lớp 8/1 Trường THCS Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.11. Bài viết: Những người hùng không mặc áo choàng, Trần Thị Vân Anh, lớp 8A Trường THCS Yên Trấn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.12. Bài viết: Tiếng gọi tổ quốc, Bùi Hằng Nga, lớp 9A4 Trường THCS Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.13. Bài viết: Những người hùng giữa tâm dịch Covid-19, Lê Thị Hồng Nhung, lớp 9B Trường THCS Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.14. Bài viết: Đoàn kết – chìa khóa của thành công, Lê Thị Thùy Trang, lớp 9A1 Trường THCS Phan Văn Trị, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.15. Bài viết: Cô – người chiến sĩ trong em, Lưu Thanh Huyền, lớp 9A1 Trường THCS Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.16. Bài viết: Giai điệu màu xanh: Bản giao hưởng mang tên Việt Nam, Nguyễn Dương Bội Quân, lớp 9/9 Trường THCS Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.17. Bài viết: Đoàn kết là sức mạnh, Nguyễn Hồng Ánh, lớp 9/4 Trường THCS Hà Huy Tập, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.18. Bài viết: Màu của sự sống, Phạm Nguyễn Huyền Trân, lớp 9/7 Trường THCS thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.19. Bài viết: Có ai nghe tiếng gọi của tình yêu Tổ quốc, Võ Đặng Thúy An, lớp 9/1 Trường THCS Hòa Lợi, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.20. Bài viết: Đoàn kết chống dịch Covid-19, Vũ Thị Mai Anh, lớp 9A1 Trường THCS Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Ông cha ta hay có câu “Nét chữ nết người” quả không sai. Ngoài việc dùng làm thông điệp truyền tải thông tin thì chữ viết còn biểu hiện ra trạng thái nội tâm và tính cách của một người, do đó rèn chữ cũng như rèn người. Vì vậy, dù chương trình đã kết thúc nhưng các em có thể tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu con chữ của mình bằng cách sở hữu bút máy, bút luyện chữ… của thương hiệu Điểm 10.

ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT chỉ dành cho chương trình viết chữ đẹp “NÉT CHỮ TỪ TRÁI TIM”

Khi mua bút máy, bút luyệt chữ Điểm 10, các em sẽ được tặng ngay hộp ống mực (10 ống). Thú vị là, các em có thể tùy ý chọn màu mực bút và màu mực tặng kèm. Chương trình áp dụng giao hàng miễn phí toàn quốc dù chỉ một hộp.

Thảo Ly

Cập nhật thông tin chi tiết về Côn Đảo Trong Thi Ca Hôm Nay Vẫn Còn Nguyên Vẹn Nét Đẹp trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!