Bạn đang xem bài viết Con Cáo Đền Ơn được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Truyện cổ tích thế giới chọn lọc
CON CÁO ĐỀN ƠN
Có hai vợ chồng ông lão sống ở một làng ven núi. Họ rất nghèo, hàng ngày ông lão lên núi kiếm củi đem về làng bán để sống qua ngày.
Một hôm ông lào lên núi kiếm củi như thường lệ, bỗng ông nhìn thấy ba đứa bé trong làng bắt được một con cáo và đang định giết nó. Ông lại gần ngăn bọn trẻ lại và nói:
- Này, các cháu, đừng làm thế. Các cháu không nên đối xử với nó ác như thế. Các cháu có thể bán lại cho ông.
Trong túi ông chỉ có một trăm đồng. Nhưng bọn trẻ cũng đồng ý bán cho ông. Chúng lấy một sợi dây buộc vào cổ con cáo rồi đưa cho ông lão. Ông già dẫn con cáo lên núi, vừa đi ông vừa nói với nó:
- Thật tội nghiệp chú mày. Ta không biết chú mày sống ở ngọn núi nào. Nhưng từ nay chú mày đừng có dại dột mà vào làng nữa, bọn trẻ sẽ bắt được chú mày lần nữa dấy. Thôi còn bây giờ hãy chạy mau về hang của chú mày đi.
Nói xong ông thao sợi dây, thả cho con cáo đi.
Hôm sau ông lão lại lên núi kiếm củi. Con cáo hôm qua ông đã cứu đi đến chỗ ông, nó nói:
- Ông ơi, hôm qua ông đã cứu cháu thoát khỏi cái chết, cháu rất cám ơn ông.
Ông già bảo nó: – Chú mày đấy à? Ta giúp chú mày thôi chứ ơn nghĩa gì. Ta thấy chú mày thế ta rất thương. Dẫu sao chú mày cũng chỉ là một con vật, một lời cám ơn của chú mày là quí lắm rồi. Thôi chú mày hãy mau đi về hang đi kẻo bọn trẻ thấy, chúng nó sẽ chẳng tha cho chú mày đâu.
Nghe ông già nói, những giọt nước mắt của con cáo lã chã rơi xuống đất. Nó lặng lẽ đến bên ông và nói:
- Ông ơi cháu sẽ nói với ông điều này: Những người sống trong ngôi chùa dưới chân núi kia họ không uống chè nhưng họ đang rất cần một cái ấm cổ. Cháu sẽ biến thành cái ấm ấy. Mặc dù hơi nặng nhưng ông hãy chịu khó mang đến ngôi chùa bán cho họ, ông sẽ có tiền.
Nói xong con cáo cụp tai xuống. Nó làm thế đến lần thứ ba thì biến thành một cái ấm đồng cổ sáng choang. Ông lão bê cái ấm đồng lên gõ vào thành ấm, nó phát ra những tiếng kêu ngân nga nghe rất hay. Con cáo biến thành cái ấm nên nó khá nặng. Ông lão phái khó khăn mới bê được nó tới ngồi chùa dưới chân núi. Ông nói với nhà sư:
- Cái ấm này là của tổ tiên tôi để lại, bây giờ tôi muốn bán nó đi.
Sư thầy nhìn cái ấm và lập tức ông ta đồng ý mua. Ông ta trả cho ông lão ba nghìn. Ông lão mừng quá, vì từ trước tới nay ông chưa bao giờ có nhiều tiền đến thế. Ông cất tiền vào túi rồi đi về nhà. Mua được cái ấm đẹp, sư thầy rất hài lòng. Ông ta gọi các chú tiểu đến và nói:
- Các con hãy lấy cát đánh bóng cái ấm này cho ta. Ngày mai chúng ta sẽ báo thợ lò đến làm cho chúng la một cái lò.
Mấy chú tiểu mang ấm đi đánh. Họ lấy cát xát vào thành ấm, vừa lúc đó một giọng nói từ trong cái ấm phát ra:
- Các cậu bé, đau quá! Đau quá! Hãy nhẹ tay thôi!
Mấy chú tiểu kinh ngạc, họ chạy vể kêu lên:
- Bạch thầy! Bạch thấy! Cái ấm biết nói ạ.
Sư thầy nói: – Không phái đâu, đó là âm thanh của cái ấm phát ra, các con tưởng lầm là giọng nói đấy. Thế mới là ấm tốt! Nhưng nếu các con muốn thì cứ đem nó về đặt ở chỗ cũ.
Mấy chú tiểu vẫn còn nghi ngại nên đem ấm về đặt ở chỗ cũ. Đêm đó cái ấm biến mất, người ta không tìm thấy nó ở đâu cá. Sư thầy bực tức vô cùng. Ông ta cứ nói đi nói lại rằng cái ấm tốt như vậy nên kẻ trộm mới rình rập và lấy đi.
Về phần ông lão, ông không hể biết chuyện gì đã xảy ra. Hôm sau ông lại lên núi và lại gặp lại con cáo. Nó nói với ông:
- Chào ông, hôm qua các chú tiểu ở chùa lấy cát xát vào người cháu đau quá. Họ đã đối xử với cháu thật tệ. Lần này cháu phái tránh khỏi nguy hiểm mới được. Ông ơi ông hãy ra thành phố mua cho cháu một cái lược, một bộ cặp tóc, trâm cài đầu, một dải thắt lưng, một cái khăn tắm và một vài đồ nữ trang thật đẹp của phụ nữ. Nếu ông mua được vài thứ đó thì cháu sẽ biến thành môt cô gái xinh đẹp. Sau đó ông có thể đem cháu đến một nhà chứa ở thành phố để bán. Ông sẽ được rất nhiều tiền. Ông đi mau đi.
Ông già đi ra thành phố mua những thứ đó rồi trở về ngọn núi. Nhìn thấy ông, con cáo kêu lên:
- Ôi! Ông đi nhanh quá và những thứ ông mua thật là tuyệt. Bây giờ ông hãy xem cháu hoá thành một cô gái này.
Con cáo quay ba vòng và biến thành một cô gái đẹp tuyệt trần. Ông già dẫn cô đến một nhà chứa ở thành phố và nói với ông chủ:
- Đây là con gái tôi. Ông có muốn mua nó không?
Ông chủ chứa trông thấy cô gái đẹp thì ưng ngay. Ông ta trả cho ông lão một trăm ngàn đồng. Ông lão cầm tiền bỏ vào túi rồi trở về nhà. Từ hôm đó cô gái đẹp trở thành món hàng béo bở của ông chủ. Nhờ có cô mà ông ta kiếm được bao nhiêu tiền. Một năm sau kể từ ngày cô gái đẹp đến nhà chứa, một hôm cô nói với ông chủ:
- Từ khi tôi đến đây tôi chưa một lần về thăm cha mẹ. Bây giờ tôi rất muốn về thăm họ ít ngày. Ông có thể cho tôi nghỉ vài ngày được không?
Ông chủ nhà chứa nghĩ rằng cô gái nói phải, bèn đồng ý ngay. Ông ta còn gửi cả quà cho bố mẹ cô gái. Cô gái trở về nhà và từ hôm đó cô không trở lại nhà chứa nữa. Ông chủ nghĩ có thể cô ta đã mệt mỏi với cái nghề này và đã mớ nhà chứa riêng. Hơn nữa số tiền nhờ cô mà ông ta kiếm được đã nhiều hơn số tiền mà ông ta mua cô nên ông ta cũng không cho người tìm cồ gái nữa.
Một hôm ông lão nọ đi lên núi và lại gặp con cáo đó. Nó nói với ông?
- Ông ơi đã lâu rồi chúng ta không gặp nhau. Ông có khoẻ không? Cháu đã ở nhà chứa đó một thời gian. Nhưng cháu thấy mệt mỏi quá nên đã trốn về đây nghỉ ngơi. Bây giờ thì cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh rồi. Cháu sẽ trả ơn lòng tốt của ông một lần nữa. Lần này cháu sẽ biến thành một con ngựa. Ông hãy đem con ngựa đến một nhà giàu cách xa đây để bán. Con ngựa này còn giá trị hơn cả hai thứ mà trước đây cháu đã cho ông. Nhưng nếu có điều không may xảy ra với cháu, có thể cháu sẽ không bao giờ còn được gặp ông nữa. Nếu điều đó xảy ra ông hãy lấy ngày hôm nay làm ngày giỗ của cháu. Xin ông hãy dành ít phút nghĩ đến cháu và thắp cho cháu mấy nén hương.
Thôi, cháu biến thành ngựa đây.
- Khoan đã! – Ông lão kêu lên – Cháu đã giúp ông nhiều lần rồi, từ lâu ông không còn nghèo như trước nữa. Ông đã có mọi thứ ông cần. Cháu không việc gì mà phải làm điều đó vì ông nữa. Ông xin cháu.
Mặc cho ông lão nói, con cáo vẫn biến thành một con ngựa xám tuyệt đẹp. Ông lão không biết làm gì hơn là dắt ngựa đến một nhà quyển quí cách xa đó dể bán. Người ta trá cho ông lão một trăm ngàn. Ông cầm tiền ra về mà lòng buồn rười rượi.
Một thời gian sau có lễ hội ở một nơi cách xa nơi con cáo, bấy giờ là một con ngựa xám, đang ớ. Người quí tộc trẻ đem con ngựa đẹp ra cưỡi để đi đến lễ hội. Họ vượt qua nhiều làng mạc và núi đồi. Con ngựa xám thực ra chí là một con cáo nên về sức lực nó không thể bì kịp với một con ngựa thực thụ. Dọc đường nó khịu xuống và ngất đi. Mọi người cười ầm lên, họ bảo nhau:
- Nhìn kìa, một con ngựa đích thực không bao giờ lại như thế kia. Đây chắc là một con ngựa ốm. Nói rồi họ quẳng con ngựa xuống dưới đấm lầy. Họ lấy một con ngựa khác chở hàng cho nhà quí tộc cưỡi và tiếp tục lên đường. Sau khi họ đi con cáo cố ngoi ra khỏi đầm lầy và nó đi đâu không ai biết. Chí biết rằng từ đó người ta không bao giờ nhìn thấy nó nữa.
Nhờ có con cáo giúp mà ông lão trở thành một điền chủ, người giàu có nhất vùng. Ông lão biết được điều bất hạnh xảy ra với con cáo qua một người hàng xóm. Ông lão nhớ đến mong ước cuối cùng của con cáo, ông xây một điện thờ trang trọng ngay trong khu nhà ở của ông. Cứ vào ngày mười chín hàng tháng vợ chồng ông lại thắp hương trong ngôi điện và cầu khấn cho hương hồn con cáo được mát mẻ nơi thế giới bên kia.
— Hết —
Con Cáo Và Tổ Ong
Tổ ong lủng lẳng trên cành, Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay! Cáo già nhè nhẹ lên cây, Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn. Ong thấy cáo muốn cướp con, Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta. Châm đầu, châm mắt cáo già, Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
*
Ong kia yêu giống, yêu nòi, Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi. Bây giờ ta thử so bì, Ong còn đoàn kết, huống chi là người! Nhật, Tây áp bức giống nòi, Ta nên đoàn kết để đòi tự do.
Kể Lại Bằng Văn Xuôi Câu Chuyện “Con Cáo Và Tổ Ong” Trong Bài Thơ Của Bác Hồ
Suốt ba tháng mùa đông lạnh lẽo, cây cối đã trụi cành, chim chóc đã lặng thôi ca hát. Mùa xuân như một cây đũa thần của bà Tiên gõ vào thiên nhiên khiến chúng tràn sức sống và tung bừng náo nhiệt hẳn lên.
Sau mấy ngày bệnh tật, nằm trong hang tăm tối và vắng lặng, Cáo già tập tễnh đi kiếm ăn.
Mắt Cáo sáng lên khi thấy bên bờ suối, giữa bãi cỏ non mượt một chú Thỏ vừa ăn vừa nhởn nhơ ngắm trời xanh và ca hát một mình. Cáo rón rén đến gần Thỏ, dùng hết sức lực của một con Cáo già chụp Thỏ, nhưng hụt rồi… Cả hai đuổi nhau, Thỏ hoảng hốt chạy liền một mạch không dám quay đầu lại.
Cáo nằm trên bãi cỏ thở dốc như sắp chết. Nó bứt vài cọng cỏ non đưa vào miệng. “Kì quái thật, không hiểu sao mà tụi Thỏ có thể ăn…” Cáo vừa nói thành tiếng vừa nhổ nước bọt xanh lè…
Nhưng… có tiếng gì ù ù như xay lúa? Trời mưa ư? Cáo thoáng nghĩ, không, thơm quá, chao ôi thơm, thơm đến cồn cào cả ruột gan, thơm đến mức mà mũi dài của Cáo cứ nghển lên. Và khả năng đánh hơi kì diệu của họ nhà Cáo không lừa nó: Tít tận trên cao, ở trong vòm cây cổ thụ, một tổ ong to bằng cái nồi đồng lớn, lủng lẳng đưa khe khẽ trong gió xuân. Mùi mật ong cứ ngào ngạt thơm phức trong nắng vàng như sáp, sánh như mật…
Cáo nhìn quanh, cả khu rừng đầy hoa. Lớp đất như một tấm chăn kẻ ô vuông xinh xinh bởi đủ thứ hoa rơi đầy trên đất. Những dây leo xung quanh cũng duyên dáng với những chấm đỏ xanh, chót vót trên cao những cành lá trĩu nặng hoa. Tiếng vo ve trong những tàn hoa man mát hương ấy.
Cáo tỉnh táo hẳn lại. Hắn quyết tâm phải ăn ngay tổ Ong này cho đỡ cơn thèm khát. Nhưng nó lưỡng lự: “Các loài vật trong rừng này thường nói: Khôn như Cáo”. Vậy mà mình lại hồ đồ. Miếng ăn đã ở trong tầm tay, không khéo lại tuột mất nữa… Ôi mình sẽ được một bữa thỏa thuê, từ nay phải chấm dứt những bữa đực, bữa cái đã qua…” Cáo liếm mép. Nó chui vào một hốc cây và nằm đợi buổi trưa, khi Ong mất cảnh giác thì mình sẽ hành động.
Mặt trời đã đúng ngọ, nóng hầm hập làm cả khu rừng này như say ngủ. Những chuyến bay của Ong cũng thưa thớt dần. Chắc có lẽ Ong đang kéo quân đi xa đến những bông hoa cách đây ngàn dặm.
Cáo nhẹ nhàng níu một dây leo và từ từ, vừa bò vừa vểnh tai nghe ngóng. Gần tới tổ Ong, nó bò chậm lại và thận trọng hơn.
Từ lúc Cáo rượt Thỏ, mấy con Ong trinh sát đã nhìn thấy Cáo. Chúng về báo với Ong Chúa. Và từ lúc ấy mọi nhất cử nhất động của Cáo không thể qua vòng kiểm soát của bầy Ong. Ong Chúa đã tổng báo động, khẩn cấp gọi các con Ong về. Bầy Ong đã chia từng tốp nhỏ bí mật từ các tán lá xanh bay về chuẩn bị.
Ong Chúa phát lệnh cho các cánh quân phục sẵn, chờ mệnh lệnh.
Cáo lại nhích lên, nhích lên…
Nhưng bất ngờ, cùng một lúc, bầy Ong túa ra đen đặc, tiếng của chúng phừng phừng rụng hết không đủ sức để chắn chẻ bầy Ong bám đầy thân Cáo mà đốt… Quân đội Ong cứ tăng dần lên, Cáo chỉ táp được vài chú Ong nhưng lưỡi bị sưng lên bởi những mũi chích… Cáo buông tay rơi bịch xuống mặt đất, gặp phai rễ cây, người Cáo văng tiếp ra va vào một hòn đá. Máu chảy lênh láng, nhưng Cáo vẫn đủ hiểu là phải mau chạy thoát thân. Nó chạy cuống cuồng và khống hiểu sao nó bị nhấc bổng lên và bay như một mũi tên rơi ùm xuống nước. Thì ra Cáo đã húc vào bác Gấu đang đi chơi, bị bác ném ra xa…
Cáo ngoi ngóp bò lên được bờ, cái đuôi vẫn còn buông thõng xuống mặt nước ướt sũng, mình đau ê ẩm nằm hấp hối…
Con Cáo Và Tổ Ong là một thi phẩm xuất sắc minh chứng rõ nhất cho ngòi bút của Hồ Chí Minh. Mượn câu chuyện cáo và tổ ong nhằm kêu gọi mọi người dân hợp sức, hợp lòng theo đuổi các mục tiêu làm cách mạng. Đến nay, bài thơ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và được độc giả vô cùng quan tâm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!
Tổ ong lủng lẳng trên cành, Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay! Cáo già nhè nhẹ lên cây, Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn. Ong thấy cáo muốn cướp con, Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta. Châm đầu, châm mắt cáo già, Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
*
Ong kia yêu giống, yêu nòi, Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi. Bây giờ ta thử so bì, Ong còn đoàn kết, huống chi là người! Nhật, Tây áp bức giống nòi, Ta nên đoàn kết để đòi tự do.
”Người Không Con Mà Có Triệu Con” : Ca Ngợi Công Ơn Bác Hồ
Người không con mà có triệu con là một câu thơ đặc sắc trong bài thơ Quê Hương Việt Bắc của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Ông là một người đa tài hoạt động trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. Phong cách thơ của ông vô cùng mới mẻ vừa kế thừa tinh hoa cổ điển của cha ông vừa phát huy chất lãng mạn trong thơ. Những bài thơ của ông giàu cảm xúc và tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng bạn đọc
Bài thơ Quê hương Việt Bắc bày tỏ niềm tự hào về một vùng đất đã trải qua nhiều năm tháng chiến tranh khốc liệt. Bộc lộ niềm tự hào và vẻ đẹp quê hương đồng thời ca ngợi công ơn to lớn của Bác Hồ vĩ đại. Những câu thơ như chạm vào tâm hồn người đọc một cách mạnh mẽ. Đây chính là bài thơ làm nên tên tuổi của Nguyễn Đình Thi
– Nhà văn Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 tại Luang Prabang (Lào), quê gốc ở làng Vũ Thạch, Hà Nội. Thưở nhỏ, Nguyễn Đình Thi sống cùng gia đình ở Lào.
– Từ năm 1931 theo gia đình về nước và đi học ở Hà Nội, Hải Phòng. Tham gia hoạt động Cách mạng từ lúc 17 tuổi. Từ 1942, anh đã viết hàng loạt sách triết học. Năm 1943 tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc (Phụ trách báo Độc lập, tham gia biên soạn tạp chí Tiên phong), là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và được cử vào Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), ông làm Tổng Thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc. Uỷ viên tiểu ban Dự thảo Hiến pháp và Uỷ viên Ban thường trực Quốc hội (khoá I).
Trong kháng chiến chống Pháp hoạt động văn hoá phục vụ kháng chiến, đầu quân tham gia nhiều chiến dịch và sáng tác văn học. Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1948. Năm 1955 về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam.
– Giữ trách nhiệm Tổng Thư ký Hội Văn nghệ (1956-1958. Từ 1958 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. Trước khi mất là Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957.
– Năm 1946, là đại biểu Quốc Hội trẻ nhất, làm Uỷ viên Thường Trực Quốc Hội, khoá I.
– Nguyễn Đình Thi mất ngày 18 tháng 4 năm 2003.
Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Ông đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển thơ ca Việt Nam. Ông có một hồn thơ, điệu thơ độc đáo không giống những nhà thơ khác và có độ truyền cảm mạnh đến bạn đọc. Ông luôn sáng tác những bài thơ về quê hương đất nước nổi bật nhất là bài thơ Quê Hương Việt Bắc gắn bó với nhiều thế hệ
Hoa lau phơ phất quấn chân Gió cháy mặt người chiến sĩ Rời đồng bằng lên rừng núi Ta đi đã mấy mùa xuân
Sơn La những lũng đầy sương Những đồi vàng hoe lúa chín Những buổi rời tay bịn rịn Châu đi quấn quýt bờ mương
Còn đâu những bản mường yêu dấu Giặc đến trời hoang đất ngập tro Nhớ bước lui quân lòng rỏ máu Ôi nắm xôi bà cụ Thái cầm cho
Lòng ta vẫn ở trên Tây Bắc Những đêm thao thức tiếng từ quy Ta khóc hờn căm thề giết giặc Sông Đà ơi ta sẽ trở về
Từ những ngày đầu non nớt ấy Ta đã đi – đi tới không ngừng Trên những con đường đầy lửa cháy Lòn ta nặng nghĩa quê hương
Lòng ta không ngừng ca hát Ôi những núi chàm sáng ngời Ta yêu những rừng Việt Bắc Nơi ta khôn lớn lên người
Quê hương ta núi sông lộng lẫy Mỗi lần vùng dậy lại đẹp hơn Mỗi tấc đất ngày đêm bỏng giẫy Mỗi lòng người như nước suối trong
Cao Bằng đèo lên cao vút Mây trắng gọi người đi xa Ta đạp quân thù ngã gục Ta chào thế giới về ta
Lạng Sơn rừng hồi lộng gió Đêm đêm vang tiếng cọp gầm Sông Kỳ Cùng ào ào sóng đổ Những ngày mải miết hành quân
Sông Thoa hiền từ cuộn đỏ Ta về chiến thắng huy hoàng Chị lái đò cười đon đả Chào anh bộ đội sang ngang
Ta yêu những dòng sông Việt Bắc Đã bao lần tiễn bước quân đi Đã bao lần đục ngầu máu giặc Những bờ sông kể chuyện thầm thì
Ta yêu những buổi trưa đầm ấm Em bé trồng rau đuổi lũ gà Ta yêu những nẻo đường thêu nắng Chưa bao giờ đẹp như bây giờ
Đất nghèo càng chắt chiu yêu quý Củ mài Yên Bái sắn Tuyên Quang Gian khổ đã nuôi lòng chiến sĩ Ta yêu bà mẹ Mán Cao Lan
Còn đây mãi sông Lô sông Chảy Đại bác gầm lên tiếng tự hào Lửa Phố Ràng, phố Lu còn cháy Bến Bình Ca sóng vỗ xôn xao
Ta tới núi xanh và suối bạc Ngang trời Tam Đảo đứng nghiêng nghiêng Ôi Cao Vân, Phú Minh, Quảng Nạp Trái tim ta đập ở Thái Nguyên
Mỗi tảng đá gốc cây bờ cỏ Như thiêng liêng phơ phất bóng cờ Ta đã tìm cây đa lịch sử Hòn đất chôn rau nước Cộng hoà
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng lên bếp lửa Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi
Nơi đây sống một người tóc bạc Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi Người là Bác Cả đời người là của nước non
Việt Bắc quê hương ta sáng chói Đất tự do của những anh hùng Chim bay rợp trời mây rộng rãi Quân đi rung chuyển những sông rừng
Bàn tay trắng ta giằng lấy súng Chân không giầy đạp nát đồn Tây Trong áo rách lòng ta có Đảng Giữa nghìn dông bão chẳng lung lay
Người chiến sĩ bước đi phơi phới Nắng mưa Việt Bắc đã vàng người Chiều chiều ca hát quê hương mới Mỗi bước đi lòng một thắm tươi.
Sự Tích Đền Bà Đế Hải Phòng
Mời các bạn và các em đọc Sự tích Đền Bà Đế ở Đồ Sơn, Hải Phòng trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử. SỰ TÍCH ĐỀN BÀ ĐẾ
Ngày xưa, dưới triều Lê, vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh nam bắc, giặc giã nổi lên tứ tung trong nước. Ở làng Đỗ Hải sát ven bờ biển miền Bắc thuyền bọn cướp bể Tàu ô thường hay ra vào đánh phá.
Một hôm, một chiếc thuyền trận lớn từ phía tây nam dong buồm thẳng vào vịnh Hạ Long, ngang đầu làng Đỗ Hải thì rẽ lái vào bờ, tìm đến chỗ vắng vẻ mà thả neo. Trên thuyền lớn ròng xuống một chiếc ghe nhỏ cho một vị tướng trẻ tuổi cùng năm người lính hộ vệ lên bờ.
Trên cánh đồng cỏ cạnh bãi bể, một cô gái đang cắt cỏ hát nghêu ngao. Vị tướng lắng nghe tiếng hát ngọt ngào hướng đi về phía ấy. Người con gái quê ngửng đầu lên, ngạc nhiên, sợ hãi thấy quan quân trước mắt vứt liềm toan bỏ chạy. Vị tướng gọi lại cho biết mình là một hoàng tử họ chúa Trịnh đi tuần ngoài biển ghé qua đây, muốn vào làng. Cô gái cắt cỏ nghe nói trở nên bạo dạn, dẫn đường đi trước. Qua đỉnh một ngọn đồi nhìn ra khắp vùng, hoàng tử dừng chân dưới gốc cổ thụ im mát, ra dấu cho đám tùy tùng lui. Còn lại một mình với cô gái quê da thịt dậy thì, hoàng tử kéo tay ôm choàng lấy vào lòng. Cô gái cố vùng vẫy gỡ ra song hai cánh tay khỏe mạnh càng siết chặt lại. Rồi chiếc áo gấm hoàng bào phủ lên lớp vải nâu sồng. Đến lúc cô gái quê mở mắt ra thì vị hoàng tử đã đâu mất, thấy bên cạnh mình một nén vàng óng ánh trên cỏ. Nàng đưa mắt nhìn ra phía biển, thấy chiếc thuyền buồm đã chạy xa phía Hạ Long, chỉ còn một chấm trắng trên nền trời. Tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn, nàng ứa nước mắt cầm nén vàng lên rồi mạnh tay quẳng vào bụi.
Từ ngày đó, cô gái cắt cỏ mất cả giọng hát hồn nhiên. Ba tháng sau, một hôm đội cỏ về nhà, nàng bỗng thấy hoa mắt, trời đất như sụp đổ, ngã lịm trên đường làng. Bụng nàng cứ lớn dần, bà mẹ nghi ngờ tra hỏi, nàng tình thật kể lại việc đã qua.
Bà mẹ không ngớt lời chửi mắng, nguyền rủa và đánh đập cô gái chửa hoang, rồi báo tin xấu hổ cho chồng hay. Để tránh tiếng nhục nhã với làng nước và khỏi phải phạt vạ, cả gia đình gồm ông bà nội, cha mẹ và cô chú, bà bác họp lại để xử tội đứa con gái bất hạnh. Muốn ém nhẹm tiếng xấu cho dòng họ, mọi người đồng ý bắt nàng thả trôi sông.
Nàng bị đưa xuống ghe, trói tay chân lại, buộc đá vào cổ, rồi chở ra ngoài khơi, ẩy xuống biển. Khi quẳng nàng xuống biển, lạ thay người con gái chửa hoang đeo nặng trĩu đá vẫn trồi lên mặt nước. Người ta phải lấy sào nhận xuống một hồi xác mới chịu chìm.
Song từ đó, ghe thuyền qua lại vùng này thấy cô gái thường hiển hiện trên sóng nước làm nhiều việc linh ứng. Dân chúng miền duyên hải lấy làm sợ hãi, dựng miếu thờ ở ngọn đồi trông ra biển, gọi là đền Bà Đế ngày nay hãy còn dấu tích.
Cập nhật thông tin chi tiết về Con Cáo Đền Ơn trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!