Bạn đang xem bài viết Có Một Quảng Bình Rất Thơ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có một Quảng Bình rất thơBãi biển đẹp và nên thơ vô cùng
Nhắc đến Quảng Bình, hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với những địa danh như động Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, động Sơn Đòong… Tuy nhiên, thời gian gần đây, Quảng Bình lại trở thành một điểm đến rất hấp dẫn, đặc biệt đối với các bạn trẻ đam mê khám phá. Với khung cảnh hoang sơ và vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là sau khi đoàn làm phim King Kong dựng phim trường ở đây, đã khiến cho Quảng Bình trở thành một điểm đến “must-go” của rất nhiều du khách không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Và nếu bạn đã từng nghe qua những cái tên như hang Chuột, hồ Yên Phú, hay thung lũng Chà Nòi – nơi đã quay hình bộ phim King Kong – thì xin hãy ghi vào sổ tay thêm địa danh sau đây – một nơi vô cùng mới, rất hoang sơ với cảnh đẹp nghẹt thở, nước xanh trong vắt chẳng kém Cửu Trại Câu hay bất cứ một địa danh du lịch lừng danh thế giới nào đó. Đó chính là động Thiên Đường, suối nước Moọc và hang Tối.
Khung cảnh động Thiên Đường
Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bỉnh) là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới. Động Thiên đường nằm ở km 16 (cách rìa nhánh tây đường Hồ Chí Minh gần 4 km) , nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Bước vào trong động, mọi người sẽ được thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhũ có nhiều hình thù khác nhau mà những người “khai phá” đã dùng những ngôn ngữ mỹ miều để đặt tên.Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng..
Rất đẹp phải không nào?
Suối nước Moọc nằm trên đường 20 Quyết Thắng, thuộc nhánh Tây của đường Hồ Chí Minh, cách Phong Nha khoảng 10km về hướng Tây Bắc. Từ thành phố Ðồng Hới tỉnh Quảng Bình, đi theo nhánh đông đường Hồ Chí Minh về phía bắc khoảng 60km, bạn sẽ gặp ngã ba Khe Gát. Rẽ tiếp theo nhánh tây, đi thêm khoảng 5km, du khách sẽ đến với suối Nước Moọc. Giữa thung lũng của những dãy núi đá vôi, dọc theo bờ sông Chày, suối nước Moọc hiện ra như một nơi hoang dã trong một chương trình thám hiểm nào đó của Discovery. Tại đây, bạn tha hồ trải nghiệm hàng loạt những điều lý thú trên sông hoặc chỉ ngồi không, ăn uống và ngắm cảnh thôi cũng tuyệt vời lắm rồi. Bao từ ngữ hoa mỹ nhất có lẽ cũng không đủ để diễn tả được vẻ đẹp hư ảo của vùng đất này.
Bên cạnh đó Hang Tối cũng là một địa danh nổi tiếng của Quảng Bình, đặc biệt là với những ai đam mê thám hiểm những vùng đất mới và không ngại trèo đèo lội suối gian nan cực khổ. Cái tên Hang Tối có nghĩa là “Ánh sáng tối trong hang” vô cùng đậm đặc, khiến người ta có cảm tưởng có thể chạm tay vào được. Đi thuyền dọc sông Chày khoảng 5km, bạn sẽ đến được nơi có những dòng thạch nhũ chảy tràn hai bên thành động, bên trong được phủ một màu xanh huyền ảo của rêu. Hang Tối là một nhánh thuộc hệ thống hang động Phong Nha, được các nhà thám hiểm Hoàng gia Anh khám phá và đặt tên. Chắc chắn, chuyến khám phá hang Tối dù có thể sẽ không mạo hiểm bằng, nhưng bảo đảm sẽ thú vị không thua gì Phong Nha hoặc Sơn Đoòng đâu.
Khung cảnh thần tiên
Quảng Bình còn có những bãi biển đẹp và những đồi cát trắng mênh mông trải dài. Cồn cát Quang Phú Quảng Bình chính là địa điểm cho bạn không thể không đặt chân đến, đồi cát trắng soi nắng pha lê với những trảng cát thay đổi từng ngày, chạy dài đến bờ biển xanh. Cồn cát Quang Phú được đánh giá đẹp không thua kém bất kỳ cồn cát nào, thực sự là “thiên đường” cát của Quảng Bình. Ấn tượng đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy về nơi đây chính là những triền cát trắng trải dài lung linh dưới nắng. Có những đồi cát cao tới 10m, đôi chỗ được điểm xuyết bới màu xanh của bụi cây dại, màu nâu trầm của những nhành cây khô. Tất cả tạo nên một tổng thể hoang sơ, tĩnh lặng những cũng quyến rũ chẳng ngờ.
Cồn cát đổi màu trong ngày
Bạn còn chần chừ gì nữa và không xách ba lô lên và đi ngay nào? Thiên đường chỉ cách bạn một bước chân đây thôi!
Thơ Phái Đẹp Quảng Bình
(QBĐT) – Nhà thơ Huy Cận trong bài Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam đã viết: “Chèo mẹ Suốt vang sông, chị Khíu giành lại biển/ Gái Quảng Bình khí phách đọ Trường Sơn” để ca ngợi những tấm gương lao động và chiến đấu quên mình của phụ nữ Quảng Bình trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.
Đó là những câu thơ làm náo nức trái tim nhiều thế hệ. Nhưng “gái Quảng Bình” không chỉ tay cày, tay súng, mà còn là những con người có tâm hồn rộng mở. Nhiều thế hệ phụ nữ Quảng Bình đã làm thơ. Với họ, đó là những tiếng thầm thì của trái tim mình. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ-nữ thi sỹ quê Quảng Bình trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bằng tất cả sự đằm thắm, dịu nhẹ và sâu sắc của mình đã sáng tác nhiều bài thơ đi cùng năm tháng.
Dù thời gian mải miết trôi, người Quảng Bình vẫn không quên hình ảnh những cô gái mở đường trong bài thơ Khoảng trời hố bom của bà: “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Để rồi: “Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh…”.
Nhà thơ Trần Thị Thu Huề tại Ngày thơ Việt Nam “Hướng về biên cương Tổ quốc” năm 2023. Ảnh: Tiến Hành
Em-khoảng trời con gái-khoảng trời nằm yên trong lòng đất, không thấy khói lửa chiến tranh, không thấy mịt mù tang tóc, chỉ thấy sự hóa thân tuổi thanh xuân vào Tổ quốc vĩnh hằng. Một nữ sỹ người Quảng Bình không thể không nhắc đến là nhà thơ Lê Thị Mây, tác giả của nhiều bài thơ viết về người phụ nữ. Trong bài thơ Đôi chim trong lồng ngực có đoạn: “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em/ Tháng ba xinh tươi tháng ba nồng thắm/ Tuổi trẻ anh trên chiến trường thầm lặng/ Cũng rót vào em tiếng hát yêu thương…
Rót vào em mãi mãi bài ca/ Có mùi cỏ cây cháy nồng ngoài trận địa/ Có mùi bùn non giữa đầm lầy truy kích/ Có mùi gỗ dầm lát bánh xe đêm…”. Chỉ một khổ ngắn, nhà thơ đã khắc họa rõ nét chân dung tình yêu đôi lứa thời kỳ cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ. “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em” là tiếng hát về tình yêu đất nước. Người con gái hạnh phúc với tình yêu ấy. Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Quảng Bình cũng là những người vợ không hề tiếc nuối hạnh phúc riêng tư, lặng lẽ tiễn biệt người chồng ra trận: “Lặng lẽ tiễn chồng về nơi tiếng súng/ Lặng lẽ nhìn bóng núi khuất hoàng hôn/ Lặng lẽ sinh con đớn đau ruột thắt/ Lặng lẽ mẹ già ốm buốt mùa đông/ Lặng lẽ chờ chồng mỏi mòn con mắt/ Lặng lẽ bên con mười tám tuổi lại lên đường…”.
Đó là những dòng thơ được trích từ bài Lặng lẽ của nhà thơ Đặng Thị Kim Liên. Bài thơ là lời tự sự lắng sâu nhưng không hề ẩn chứa chút gì của thở than hay tiếc nuối. Tâm trạng của người vợ, người mẹ trước chia xa, trước thiệt thòi diễn ra trong sự bình thản đến không ngờ.
Nhưng những cụm từ “bóng núi khuất hoàng hôn”, “đớn đau ruột thắt”, “ốm buốt mùa đông”, “mỏi mòn con mắt”… đủ cho ta thấu hiểu được những gì đang cồn cào trong nội tâm người phụ nữ. Có điều tất cả đều diễn ra trong lặng lẽ. Điều gì để những con người yếu đuối ấy vượt qua tất cả nỗi cô đơn, niềm thương nhớ và cả dằng dặc đợi mong kia nếu không phải là sự hy sinh vô điều kiện cho hòa bình của đất nước? Nếu thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ chiến tranh luôn sáng tác trong tâm thế thượng tôn Tổ quốc, ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ, thì lớp tác giả nữ xuất hiện trong giai đoạn từ sau tái lập tỉnh lại hướng đến cái tôi cá nhân với những cung bậc tình cảm riêng tư đa chiều.
Vẫn là những “người mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, nhưng người phụ nữ hôm nay đã dám bứt ra khỏi mọi ràng buộc nặng nề của ý thức hệ. Họ để cho trái tim mình lên tiếng. Hãy xem một người đàn bà có thân phận đa đoan làm thơ: “Bóng Thần Đinh ngã vào thung lũng/ Em quảy vừa một gánh đong đưa…” .
Tác giả Trương Thị Cúc với những câu thơ không ngờ ấy đã nói hộ tiếng lòng nhiều người đàn bà khao khát yêu và được yêu. Hình ảnh quê hương và tâm trạng tác giả tưởng chẳng hề ăn nhập lại được kết nối tinh tế đến bất ngờ. Tác giả Trần Thị Thu Huề cũng đã có những câu thơ viết bằng hết thảy cảm nhận sâu sắc của mình “Gốc bần neo đậu con đò/ Bóng trăng rớt xuống, giọng hò bay lên”.
Chỉ là cảnh làng quê mộc mạc và thân thuộc như ta vẫn gặp, thậm chí có lúc còn vô cảm lướt qua nhưng đi vào thơ bỗng trở nên lãng mạn và quyến rũ đến lạ. Đâu đó, thấp thoáng bóng dáng một tình yêu thơ mộng đang được nhen nhóm âm thầm. Chỉ có ánh trăng là hữu tình, đánh động cho giọng hò ai đó bay lên… Với cách cảm, cách nghĩ của người phụ nữ, cuộc sống trong thơ phái đẹp Quảng Bình luôn hiện ra thật dung dị nhưng lắng đọng. Không ồn ào, lên gân. Không cầu kỳ trình diễn. Các chị làm thơ là các chị đang thủ thỉ, tâm tình, đang giãi bày, chia sẻ, đang vỗ về, âu yếm tâm hồn nhau.
Cứ nghĩ chị đang dỗ dành mình đấy nên không thể không rưng rưng. Nhắn cho ai đó, nếu buồn hãy tìm đọc thơ của Hiếu, mắt sẽ ướt nhưng lòng sẽ nhẹ. Thơ phái đẹp không cần gì hơn thế ngoài một tâm hồn trong trẻo và một tấm lòng đôn hậu. Chỉ thế thôi là thơ đã đi vào lòng người. Trong dòng chảy chung của thơ ca đất nước, những năm gần đây thơ Quảng Bình cũng xuất hiện nhiều khuynh hướng sáng tác mới. Nhiều tác giả nữ đã bắt nhịp được với xu thế của thời đại.
Có thể kể đến Trần Thị Huê, Hoàng Thụy Anh, Hoàng Thúy. Không còn là những câu thơ dịu dàng, nữ tính và e ấp mà họ đã chuyển hướng thi pháp để cho ra đời những bài thơ theo lối cách tân, hiện đại và đi thẳng vào vấn đề. Trần Thị Huê viết: “Tôi gặp anh/ Anh xách tình đi nửa đêm qua bờ cát trắng/ Bàn chân in dấu có mười ngón đa tình/ Tôi học cách ghen mà không làm được…”.
Tất cả được đưa vào thơ rất thật. Người phụ nữ không còn âm thầm, không còn ẩn ức nữa mà bộc lộ tâm trạng trực diện, không né tránh và không giấu giếm điều gì. Như thế sẽ bớt day dứt hơn chăng?! Cũng như thế ở Hoàng Thụy Anh “Người đàn bà sinh ra từ mưa” nhưng không thật thà như thơ Huê. Hoàng Thụy Anh với những câu thơ ướt đẫm mà lạ kỳ thay càng đọc càng thấy lửa ngùn ngụt cháy. Tôi gọi đó là lửa khát. Không có gì lạ, người phụ nữ vốn vậy, luôn tham lam tình cảm, chỉ là lâu nay không có ai nói ra thôi.
Hoàng Thụy Anh nói hộ mọi người: “Em sẽ xé rách mọi khoảng cách/ buồn vui/ khổ đau hạnh phúc/ dối trá chân thành/ muôn trùng gần gũi/ đang nhảy múa nơi anh/ để anh thổn thức rực rỡ ấm nóng/ trên hình hài em/ trên nham thạch em/ suốt đời/ em tin như đã từng tin/ không ai dư thừa hồn nhiên mua hay trả góp dăm ba mớ trùng phức/ anh hãy tưới lên em/ một cách chân thành nhất có thể/ được không anh/ được không anh/được không anh”. Nếu Trần Thị Huê thật thà, Hoàng Thụy Anh tinh tế thì Hoàng Thúy là một giọng thơ hiền lành: “đôi khi chẳng biết lòng buồn hay vui/ chỉ thấy hạnh phúc mắc kẹt giữa bàn tay nhìn không ra năm ngón/ để lạc trái tim gầy và cả nỗi nhớ mong manh/ em muốn thương mình hơn sau những ngày chông chênh/ dẫu mùa đã khô khốc/ hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên/ Vẫn là những khóc, cười cứ đến rồi đi”. Đường đi của thơ bắt đầu từ trái tim và sẽ trở về rung cảm trái tim.
Người con gái trong thơ Hoàng Thúy mong manh hình hài, mong manh tình yêu và đa chiều tâm cảm. Nhưng cuộc sống cứ trôi như khóc cười đến rồi đi và tình yêu của em cũng vậy. Không có gì lạ, bản nguyên của cuộc đời là hạnh phúc và khổ đau. Vậy nên, em vẫn sẽ yêu như đã từng yêu dẫu cho “hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên”. Phải chăng, đã yêu thì không cần thương lượng?! Thơ phái đẹp Quảng Bình là tiếng thầm thì của trái tim. Hình ảnh người phụ nữ với mọi cung bậc tình cảm được các tác giả bày tỏ thông qua những cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Có hy sinh và mất mát. Có hạnh phúc và khổ đau. Có khát khao dâng hiến và thất vọng chìm sâu.
Nhưng vào thơ, tất cả hiện ra nhẹ nhõm và tinh khiết. Chỉ lắng lại rất dày trong người đọc sự trân trọng và những tình cảm mến yêu trong trẻo. Phụ nữ Quảng Bình trong thơ nữ Quảng Bình gan góc can trường, chịu thương, chịu khó và mênh mông yêu thương.
Trương Thu Hiền
Biển Nhật Lệ Quảng Bình
NGỌC PHƯƠNG NAM. Ban mai trên biển Nhật Lệ, Quảng Bình. Chùm ảnh của Hoàng Kim và bài thơ Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng
SÓNG YÊU THƯƠNG VỖ MÃI ĐẾN VÔ CÙNG
Hoàng Kim
Anh yêu biển tự khi nào chẳng rõ Bởi lớn lên đã có biển quanh rồi Gió biển thổi nồng nàn hương biển gọi Để xa rồi thương nhớ chẳng hề nguôi
Nơi quê mẹ mặt trời lên từ biển Mỗi sớm mai gió biển nhẹ lay màn Ráng biển đỏ hồng lên như chuỗi ngọc Nghiêng bóng dừa soi biếc những dòng sông
Qua đất lạ ngóng xa vời Tổ Quốc Lại dịu hiền gặp biển ở kề bên Khi mỗi tối điện bừng bờ biển sáng Bỗng nhớ nhà những lúc mặt trăng lên
Theo ngọn sóng trông mù xa tít tắp Nơi mặt trời sà xuống biển mênh mông Ở nơi đó là bến bờ Tổ Quốc Sóng yêu thương vỗ mãi đến vô cùng …
http://kimlovelife.wordpress.com/2011/10/30/xa-khơi-va-chum-thơ-về-biển/
xem tiêp:
Phố biển tình anh – Hoàng Xuân Hương
Nhật Lệ trăng huyền thoại – Thành LêThơ hay vê biên (Hoàng Kim thu thập, tuyển chọn) Chùm thơ vê biển (Cát Biển) Chùm thơ về biên (Hoa Diên Vĩ) Chùm thơ về BIỂN của Lương Đình Khoa
Trở về trang chính CÂY LƯƠNG THỰC FOOD CROPS Dạy và học ĐHNLHCM Dạy và học BlogtiengViet Gia đình nông nghiệp NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC
Bình chọnChia sẻ:
Thích
Đang tải…
Có Một Nước Nga Yên Bình Đẹp Như Trong Cổ Tích
Những ngày ở cấp trung học phổ thông, tôi học ngoại ngữ môn tiếng Nga. Thời đó trường lớp ở quê tôi nghèo lắm! Cả lớp chỉ có được vài cuốn sách để học và đó là những cuốn sách tiếng Nga quyển 1, 2, 3 bìa cứng in hình màu sắc nét thật đẹp được tụi nhỏ chúng tôi chuyền tay nhau học thì ít mà ngắm nhìn mê tít mắt.
Rồi cùng với những tạp chí mà tôi hay gọi là báo Liên Xô, mẹ tôi mua về nhà để dán vào phên nhà cũng toàn hình nước Nga xinh đẹp và thi thoảng những bản nhạc Nga êm dịu vang lên từ cái radio của ngoại như Đôi Bờ, Kachiusa… đâu đó vang lên vô hình chung đã tạo nên trong tâm trí tôi hình ảnh của một nước Nga xinh đẹp, hiền hòa & đậm chất thơ…
Nước Nga thường gắn với những hình ảnh nên thơ, yên bình và đẹp bình dị trong tâm tưởng nhiều người Việt Nam
Nước Nga thơ mộng xinh đẹp của những tưởng tượng ngày trẻ nhỏ đã biến thành hiện thực và hiện ra trong mắt tôi vào một chiều ngày hè tháng Bảy. Thành phố Saint Petersburg đón tôi bằng cơn mưa như trút nước bất chợt giữa chiều hè. Dù là ngày hè nhưng xứ này vẫn se lạnh, cái lạnh đối với người bản xứ chỉ là “mát mẻ thôi” nhưng với kẻ đến từ miền nhiệt đới như tôi thì phải khoác thêm áo ấm mới chịu nổi. Và mở ra trước mắt, một Sait Petersburg xanh mướt uốn lượn bên dòng Neva vừa cổ kính vừa thơ mộng gây cảm tình cho tôi từ ngay bước chân đầu đến xứ sở bạch dương này.
Tôi đón buổi sáng đầu tiên ngập nắng vàng ở thành phố xinh đẹp một thời mang tên Lê-Nin với món bánh mì đen và phô mai truyền thống của người Nga, cùng tách trà đen nóng thơm lừng. Ấn tượng về một nước Nga hiền hòa thân thiện bắt đầu từ nụ cười, từ thái độ của những con người tôi gặp ở Saint Petersburg làm cho tôi cảm tình với nơi này kinh khủng. Trước khi theo tàu Esenin theo dòng Volga đi Mạc Tư Khoa, tôi có vài ngày loanh quanh Saint Petersburg và những thành phố nhỏ quanh đó để thăm thú một số nơi được gọi là “phải đến” ở vùng này.
Nhờ cô bạn người Nga xinh đẹp giỏi tiếng Anh, tiếng Việt – Liudmila mà những ngày nơi đây tôi chẳng hề gặp chút trở ngại nào khi giao tiếp đi lại. Ở Nga tất cả bảng hiệu, chỉ dẫn đều sử dụng tiếng Nga, rất hiếm nơi có tiếng Anh và người dân ở đây cũng rất lười giao tiếp bằng tiếng Anh nên có thể nói đi bụi ở Nga dân ba-lô sẽ gặp ít nhiều khó khăn và dễ gây mất thời gian bởi vấn đề này. Saint Peterburg khá đẹp, nét đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, vừa nhộn nhịp vừa yên ả… nơi đây có tất cả mọi thứ như những thành phố ở Tây Âu. Cũng cung điện to bự, bảo tàng hoành tráng, nhà thờ nguy nga, kênh rạch nối quanh, phố đi bộ thoáng đẹp, hàng quán café xôn xao, trung tâm mua sắm nhộn nhịp tân thời… nhưng có lẽ thứ tôi thích nhất ở đây là những công viên to lớn ngập màu xanh của cây cỏ, đan xen bởi những vườn hoa những con đường mòn dài hun hút hay những hồ nước trong veo tĩnh yên như tờ.
Theo tôi, người Nga quả là may mắn khi được sống trong một đất nước mà đi đâu cũng đầy cây xanh ngút ngàn, họ đang sống trong một không gian xanh ngắt trong lành chỉ cách nơi ở có vài bước chân. Saint Petersburg thu hút du khách bằng những cung điện mùa đông mùa hè nguy nga, những nhà thờ uy nguy xinh đẹp và với tôi là những công viên xanh mát rợp bóng cây đầy mê hoặc mà tôi sải bước hoài không chán.
Nhưng nước Nga thật sự để tôi yêu đắm đuối, chết ngẩn ngơ đó là những ngày theo tàu Esenin đi từ Saint Petersburg đến Moscow. Lần đầu tiên tôi có chuyến đi trên sông dài và sung sướng như vậy. Đó là những ngày tôi được ngắm nhìn bao nhiêu cảnh đẹp hai bên sông của hàng trình mười mấy ngày qua mấy con sông hiền hoà, những hồ nước mênh mông như biển và những con kênh đào to bự ngỡ như sông cứ tiếp nối nhau và hơn hết là không phải vác ba lô lên xe xuống tàu check in, check out khách sạn mà được ở nguyên một chỗ với dịch vụ chu đáo, tiện nghi thoải mái không ngờ.
Nếu đi bụi theo đường bộ có lẽ tôi chẳng thể nào ngắm được những ngôi làng xinh đẹp ẩn mình bên cánh rừng bạch dương xanh ngắt, những cù lao trên sông với những ngôi nhà thờ cổ đẹp như trong truyện cổ tích của những ngày ấu thơ. Suốt hành trình tôi đi, ấn tượng về một nước Nga thân thiện hiền hoà rõ nhất là khi ghé qua những thị trấn nho nhỏ, những ngôi làng ven sông nơi tôi đã được gặp những người nông dân Nga hiền lành, sống yên bình trong những ngôi nhà ven sông giữa rừng, họ chào đón du khách bằng những nụ cười trong veo thật đôn hậu. Vẫn còn những cô gái xúng xính váy kiểu Nga nô đùa trên những chiếc xích đu, vẫn còn những chàng trai chạy xe ngựa trên những con đường quê thanh bình nơi miền quê yên vắng.
Nước Nga của tôi là những hình ảnh giản dị mộc mạc mà tôi đang thấy và cứ ngỡ như mình đang xem những bộ phim Nga của ngày tháng còn bé hôm nào. Nếu đi tàu trên biển chỉ có đại dương bao la xung quanh thì đi tàu trên sông biết bao nhiêu cảnh đẹp đổi thay qua từng vùng theo hành trình của tàu. Lúc thì những rừng dương ửng vàng dưới nắng mai soi bóng xuống dòng sông đẹp như tranh khó cưỡng… Lúc thì những ngôi nhà thờ vô cùng xinh đẹp e ấp giữa những tán cây xanh và bãi cỏ mướt mắt như trong bưu thiếp… Lúc thì những ngọn đồi nhấp nhô ôm mình theo bờ sông với những vạt hoa tím vàng trải dài như trong các bức hoạ… Lúc thì cảnh hoàng hôn chiều tím hồng phía chán trời bên rừng bạch dương ôi lãng mạn làm sao. Hành trình của tàu Esenin cứ vậy mà đi qua biết bao địa danh trải dài theo cung đường thuỷ từ Saint Petersburg đi Moscow và ngược lại. Ấn tượng nhất trong tôi có lẽ là cảnh tàu vào những âu thuyền để nước bơm vào hoặc rút ra nhằm cho tàu đi vào khúc sông cao hơn hoặc thấp hơn lần đầu tôi được nhìn tận mắt.
Chứng kiến đêm trắng ở nước Nga có lẽ là trải nghiệm ấn tượng không thể nào quên khi suốt cả hai bốn tiếng đồng hồ trong ngày chẳng thấy chút bóng đêm nào bao phủ… Khi mà đến nữa đêm mới thấy được ánh hoàng hôn ở xa xa phía chân trời rồi sau đó trời cứ như chiều suốt đến hôm sau khi nắng vàng rực ươm lên. Nước Nga rộng lớn, nước Nga xanh ngắt những cánh rừng bạch dương, những dòng sông những ao hồ dài to nhất nhì Âu Châu cứ lần lượt hiện ra trong mắt tôi theo những ngày trên tàu Esenin ngoạn du không biết chán mắt. Tôi đã đắm mình trong cái lạnh se se ngày hè ở làng Mandrogi, men theo những con đường mòn giữa những tán thông xanh để tận hưởng không khí bình yên của một ngôi làng thật Nga xinh đẹp & còn giữ lại những nét Nga xưa trong phim trong truyện. Tôi đã lang thang không biết mỏi chân để hít hà cái lạnh bỗng ùa đến giữa hè ở đảo Kizhi – nơi tôi thích nhất trong những ngày ở Nga mà tôi sẽ dành để viết riêng cho nơi đây ở một bài riêng…
Những nơi tôi đi qua trong chuyến đi cùng tàu Esenin đều có những nét riêng thú vị. Mỗi vùng mỗi vẻ, mỗi trải nghiệm khác nhau cứ thế mà đan xen suốt chuyến đi khiến bản thân không chút nhàm chán… Cộng thêm những hoạt động thú vị trên tàu như thử tô màu búp bê matryoshka Nga, học hát những bài hát phổ biến của Nga hay học nhảy các điệu nhảy dân gian Nga… làm cho khách trên tàu ai cũng khoái chí, cùng với sở thích phong cảnh thiên nhiên, thích được thưởng thức không gian yên bình không xô bồ của phố thị của cá nhân tôi nên chuyến đi đã làm tôi thêm ghiền & mê mẩn quá trời đất, để rồi khi tàu cập Mạc Tư Khoa kết thúc hành trình lại chẳng muốn rời bởi phố thị nhà cửa, xe cộ, siêu thị hàng quán xôn xao kia chẳng phải là nơi tôi muốn đến thăm chơi.
Đã quen với cái yên ả trên sông, với màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng, với cái hiền hoà thân thương của những vùng quê tôi đã ghé qua cho nên dù Mạc Tư Khoa có hiện đại với những toà nhà cao, những công trình đồ sộ, những hàng quán hay shopping malls hiện đại, những nhà thờ to bự xanh đỏ vàng lộng lẫy hay một quảng trường Đỏ cùng điện Kremlin ngập du khách, những nhà ga Metro đẹp như cung điện với các lối kiến trúc khác nhau… vẫn không thể làm tôi “fall in love” được bởi những gì ở những vùng quê dung dị hiền hoà kia đã chiếm trọn trái tim tôi mất rồi.
Trở về từ nước Nga nhưng ký ức về những ngày lênh đênh trên sông cùng những “con người lạ bỗng hoá thân quen” từ lúc nào không rõ trên tàu Esenin khó mà phai nhạt. Những vạt nắng vàng bên sông trãi dài theo những tán rừng nơi ấy, những con đường giữa những hàng cây xanh biết tôi đứng tần ngần ngắm mà ước mơ được quay lại vào ngày thu, những nụ cười hiền hậu của các bạn Nga tôi gặp, những giai điệu Nga của kachiusa, chiều Mát Xơ Cơ Va hay Đôi bờ… đâu đó cứ vẳng bên tai dịu êm như ru mình vào kỷ niệm của những ngày trên dòng Volga huyền thoại. Những trải nghiệm thú vị bên những người bạn mới biết nhau lần đầu dù là người Việt, người Nga hay người Anh trên tàu Esenin đều đã thân quen như người của một nhà… Nhớ lắm những nụ cười, những khuôn mặt, cùng những phút giây vui đùa tíu tít bên nhau cùng ăn uống, cùng trầm trồ ngắm cảnh, cùng nhảy múa ca hát vui nhộn quên tất cả cuộc sống nhọc phiền… Rồi tháng ngày sẽ trôi đi, mọi thứ có thể sẽ thay đổi theo thời gian nhưng có lẽ ký ức về nước Nga của những ngày hè trên tàu Esenin sẽ còn vương vấn mãi trong tôi.
Lung Linh Bãi Biển Nhật Lệ (Quảng Bình)
25/08/2012
Lung linh bãi biển Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi
HUYỀN THOẠI TÊN GỌI “NHẬT LỆ”
Từ đường Lý Thường Kiệt (quốc lộ 1A), du khách rẽ vào đường Hàn Mạc Tử rồi theo con đường Nguyễn Du và Trương Pháp dọc ven bờ sông Nhật Lệ để đến với cửa sông và bãi biển Nhật Lệ, đi qua những dấu tích hào hùng của một thời chinh chiến với ngôi nhà thờ Tam Tòa được xây dựng năm 1886, tuy đã bị sụp đổ năm 1965 sau bao lằn bom đạn vẫn còn nguyên vẹn tháp chuông, được tỉnh Quảng Bình giữ lại làm di tích lịch sử – văn hóa, chứng tích tội ác chiến tranh; với tượng đài Mẹ Suốt ghi dấu nỗ lực âm thầm và sức chịu đựng bền bỉ của những bà Mẹ Quảng Bình, trong mưa bom bão đạn vẫn kiên cường chở bộ đội qua lại trên dòng sông Nhật Lệ…
Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa – Ảnh: nguoicaotuoi (vnexpress.net)
Nhiều truyền thuyết, huyền thoại đã được thêu dệt nhằm giải mã cho cái tên “Nhật Lệ” nhiều duyên nợ. Có người viện dẫn việc vương phi Mỵ Ê của vua nước Chiêm Thành Xạ Đẩu đã trầm mình trên dòng sông để thủ tiết sau khi vua Lý Thái Tông thân hành đem binh chinh phạt Chiêm Thành năm 1044. Về sau này Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gã công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm Thành và cuộc hôn nhân chính trị đã đưa về cho nước Đại Việt hai châu Ô, Lý nhưng trên dặm đường làm dâu xứ người, đã biết bao lần nước mắt nàng công chúa âm thầm rơi vào cửa sông?… Cảm thương cho bậc kiều nữ của hai đất nước đã lặng lẽ đánh rơi những giọt lệ buồn man mác mà người xưa đã gọi tên dòng sông là Nhật Lệ (!).
Tượng đài Mẹ Suốt bên bờ Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi
Người khác lại cho rằng trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh (1570 – 1786), khi dòng sông Gianh trở thành lằn ranh của hai bên chiến tuyến thì những lưu dân ở bờ Nam vẫn thường hướng về bờ Bắc, nhớ quê hương mà dòng lệ tuôn rơi. Lâu dần nước mắt chảy thành sông rồi từ sông chảy ra biển mà thành tên Nhật Lệ (!).
Có người còn mượn đến nghĩa Hán tự để giải thích. Theo đó “nhật” là ngày, “lệ” là điều được lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen và “Nhật Lệ” được hiểu là ngày nào cũng có dòng nước chảy giống nhau, chỉ dòng sông Nhật Lệ. Cũng có người hiểu “lệ” theo nghĩa “đẹp” vì thiên nhiên đã kiến tạo nơi đây một vẻ đẹp hiếm thấy và ngày nay cùng với bàn tay xây dựng của con người mà trên đôi bờ Nhật Lệ hiện diện một đô thị trẻ lung linh…
Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi
Theo sử cũ ghi lại thì tên sông “Nhật Lệ” có từ thời Lý và được đổi từ tên cũ Đại Uyên (khoảng 1069 – 1075). Cửa Nhật Lệ còn có các tên gọi khác như Trú Nhạ, Hà Cừ, Cửa Sài…, là một loại cửa lệch không rộng, không sâu, nước chảy đều thuận lợi cho các thuyền vừa và nhỏ vào, ra neo đậu.
Bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi trong dãy Trường Sơn, sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra biển Đông tại cửa Nhật Lệ với chiều dài 85km. Sông có hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy rồi gặp nhau tại Trung Quán.
Sông Nhật Lệ lấp lánh rực rỡ – Ảnh: nguồn chúng tôi
Nhật Lệ là dòng sông mỹ miều của dải đất miền Trung, tên sông nói lên sự rực rỡ của vầng thái dương. Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng từ bờ Nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng biển sẽ thấy dòng sông lấp lánh rực rỡ suốt cả một quãng dài. Người Đồng Hới có thú vui ra bờ sông ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc, và cho dù đã biết bao lần chiêm ngắm thì vẫn cảm giác háo hức như mới lần đầu… Vào những ngày hè, khi ánh dương vừa khuất sau dãy núi Trường Sơn, du khách sẽ có dịp mục kích cảnh hùng vỹ của núi Đầu Mâu, núi Ba Rền gối đầu lên dòng sông Nhật Lệ thơ mộng, có lẽ vì vậy mà người Quảng Bình đã chọn ngọn núi Đầu Mâu và dòng Nhật Lệ làm biểu tượng cho cảnh quan quê mình, như đã từng được thể hiện sâu lắng qua ca dao:
Sông Nhật Lệ và dãy núi Đầu Mâu xa xa – Ảnh: C.M.T. (qbvn.com)
Cảnh đẹp cửa Nhật Lệ từ lâu đã đi vào thơ ca của không ít thi sĩ. Chỉ bằng mấy từ ngắn ngủi, Hồ Thiên Du đã vẻ nên bức tranh Nhật Lệ đầy cảnh sắc: “Nhật chi lệ bất vô chi chúc giả” (sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời thì không nơi nào là nó không chiếu đến được)… Thi hào Nguyễn Du khi làm cai bạ ở Quảng Bình (1809 – 1813), đứng trước cảnh đẹp của cửa Nhật Lệ đã trào dâng cảm xúc:
Cửa biển Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi
Nằm cạnh cửa sông Nhật Lệ, bãi biển Nhật Lệ còn mang một vẻ đẹp nguyên sơ. Nơi đây bãi cát trắng phau trải dài với làn nước biển trong xanh nhìn rõ tận đáy. Gần đó còn có Bàu Tró, một hồ nước ngọt chỉ cách bờ biển hơn 100m. Bàu Tró không chỉ là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho thành phố Đồng Hới, mà còn là di chỉ khảo cổ với dấu tích người nguyên thủy thời kỳ đồ đá có niên đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm. Các nhà khảo cổ học đã lấy tên di chỉ Bàu Tró đặt tên cho nền văn hóa hậu kỳ đá mới phân bổ ở vùng ven biển Nghệ An kéo dài đến Thừa Thiên – Huế.
BIỂN NHẬT LỆ – THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho biển Nhật Lệ một khung trời huyễn hoặc với bãi cát trắng trải dài, làn nước biển trong xanh và những cây rau Muống biển hoa tím (có nơi gọi là Lang biển) mọc tràn lan trên khắp bãi cát, tạo nên nét hoang sơ mà cũng lãng mạn lạ lùng. Từ ngoài khơi xa từng lớp sóng bạc tiến vào bờ tựa những chùm hoa sóng tung bọt trắng xóa… Những lúc trời thanh gió mát, bãi biển sạch như lớp nệm mới, nền cát mịn óng ánh được dầm nén chắc chắn, có thể đạp xe hay chơi các trò chơi thể thao một cách… vô tư.
Những chùm hoa sóng tung bọt trắng xóa – Ảnh: nguồn chúng tôi
Bãi tắm nơi đây thoai thoải sâu và rất an toàn, gió lồng lộng thổi mát hòa cùng tiếng sóng vỗ rì rào tạo nên một bản giao hưởng của tự nhiên giới với nhiều cung bậc du dương. Dạo chơi trên bãi cát trắng mịn và sạch sẽ, cảm giác thú vị khi từng đợt sóng dạt vào bờ, liếm vào chân rồi nhẹ nhàng rút đi sau khi đã xóa sạch những vết hằn một cách tài tình…
Bãi biển Nhật Lệ náo nhiệt từ khi bình minh ló dạng đến lúc mặt trời đứng bóng, với những tiếng cười đùa cùng những hoạt động sôi nổi của cả dân địa phương lẫn khách vãng lai… Ở Đồng Hới đa phần người dân đều thích đổ ra biển sau khi kết thúc ngày làm việc. Họ đến đây để tắm biển, để chơi thể thao, để ăn nhậu hay chỉ đơn giản là gặp bạn bè “bù khú” bên cốc càfé… Biển Nhật Lệ cũng có những khoảnh khắc thật lãng mạn khi hoàng hôn dần buông, đây là thời điểm lắng đọng cho những cuộc hẹn hò tình tứ… Khi màn đêm buông xuống, cả một vùng cửa biển với đủ loại tàu thuyền giăng đèn chấp chới, sáng rực như một thành phố thần tiên – du khách ngỡ như được nhìn thấy hàng ngàn vì sao đang tỏa sáng lung linh…
Hoàng hôn trên biển Nhật Lệ – Ảnh: nguồn chúng tôi
Thời điểm đẹp nhất để đến với biển Nhật Lệ là từ tháng 5 đến tháng 8. Du khách đến đây, ngoài việc thỏa sức tắm táp vẫy vùng cùng sóng biển, còn có dịp thưởng thức nhiều hải sản tươi ngon và đậm đà của vùng biển Quảng Bình, từ Hàu, Nghêu, sò Huyết, sò Lụa, sò Điệp, Ghẹ, tôm Hùm, Mực… đến các loại cá Mú, cá Hồ, cá Chim, cá Bả trầu, cá Hồng, cá Chình, cá Hanh… được các nhà hàng dọc con đường ven biển chế biến rất chuyên nghiệp. Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến Đẻn biển, một món ăn độc đáo đã được nhắc đến đằm thắm trong thơ ca:
Nếu không quá cầu kỳ, khách cũng có thể thưởng thức ngay tại bãi biển bởi những gánh hàng rong mà chỉ với một bếp than nhỏ, vẫn có thể cung cấp đến khách những món nướng hay luộc đầy hấp dẫn. Điểm đặc biệt ở đây là khách không phải chờ lâu bởi luôn sẵn những món “khai vị” mang sắc màu địa phương như bánh Bột lọc, bánh Nậm chấm với nước mắm có hương vị rất riêng, vừa đủ nhâm nhi mà cũng đỡ sốt ruột…
Du khách bắt được mực trên bãi biển Nhật Lệ – Ảnh: Lê Hữu Hào (VnExpress.net – 23.2.2009)
Đã có lúc biển Nhật Lệ được nhiều người biết đến và ngán ngại với những cách kiếm tiền dễ dãi… Khi bóng ma của đói nghèo đã lùi xa và người dân bắt đầu biết đến chuyện làm giàu, thì “phú qúy sinh lễ nghĩa”, những biến thái của thời “quá độ” cũng dần mai một và bãi biển Nhật Lệ cũng được sóng biển thanh tẩy, gột rửa để ngày càng trở nên tươi tắn, lành mạnh trong mắt mọi người… Điểm đáng buồn là ngày nay lại phát sinh đội quân thiếu nhi đeo bám ăn xin quấy nhiễu khách du lịch. Nếu khách vì trắc ẩn hoặc muốn mua sự bình an mà lỡ “mở lòng” cho 1, 2 cháu, thì ngay lập tức sẽ bị hàng chục cháu khác vây lấy đòi hỏi với những lời chất vấn so bì rất khó chịu (!). Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít đến cuộc vui và làm giảm bớt nhiệt tình mỗi khi khách nghĩ đến việc quay trở lại…
Biển Nhật Lệ nay đã khang trang hơn – Ảnh: nguồn chúng tôi
Dẫu sao, đã chọn biển Nhật Lệ du khách sẽ không phải ân hận, bởi Quảng Bình trước sau vẫn là một điểm đến đẹp, nhiều chỗ để tham quan, khám phá và giải trí… Điều tích cực đáng ghi nhận là cư dân biển hiền hòa, chất phác, thức ăn cũng rẻ và khách không cần phải mặc cả… Tưởng cũng cần biết Đồng Hới là quê hương của cố thi sĩ tài hoa mệnh bạc Hàn Mạc Tử, mà những vần thơ dung dị của ông vẫn còn bảng lảng qua không gian và thời gian:
Hy vọng những điều tồn động sẽ sớm được khắc phục để bãi biển Nhật Lệ mãi là thiên đường trong lòng khách du lịch, để Đồng Hới xứng danh “thành phố hoa Hồng”, hấp dẫn bạn bè khắp gần xa…
Có Một Tượng Đài Thơ…
KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH – LIỆT SĨ (27/7/1947 – 27/7/2023)
Có một tượng đài thơ…
(Đọc một số bài thơ viết về thương binh – liệt sỹ)
Đọc lại những bài thơ viết về đề tài thương binh liệt sỹ, tôi rất ngạc nhiên khi bắt gặp những tứ thơ gần giống nhau trong hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ nhưng triển khai theo một cách riêng mang dấu ấn của thời đại, của tâm hồn người Việt trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như bài “Viếng bạn” của Hoàng Lộc và “Mồ anh hoa nở” của nhà thơ Thanh Hải. Cả hai bài thơ đều viết theo thể thơ 5 chữ với lối tự sự, trữ tình. Cũng là nỗi đau nghẹn thắt, nghẹn ngào trước sự hy sinh của đồng đội nhưng “Viếng bạn” là tác giả được chôn cất người đã mất “Hôm nay đã chặt cành/ Đắp cho người dưới mộ”. Còn ở “Mồ anh hoa nở” thì: “Hôm qua chúng giết anh/ Xác phơi đầu ngõ xóm” và: “Mắt trừng còn dọa dẫm/ Thằng này là cộng sản/ Không được đứa nào chôn”. Nhưng khi chúng quay đi thì bà con làng xóm đã đưa anh về yên nghỉ trên đồi cao bất chấp cả lời đe dọa của lũ giặc. Và trên nấm mộ của người chiến sỹ đó luôn được đắp lên những bó hoa hồng: “Hoa hồng nở và nở/ Hương thơm bay và bay”. Bài thơ của Hoàng Lộc viết trong thời kỳ chống Pháp mộc mạc mà không đơn sơ, lời thơ như chạm khắc ký thác. Còn nhà thơ Thanh Hải viết trong thời kỳ chống Mỹ đã nâng tứ thơ lên trở thành biểu tượng như là một tượng đài có vẻ đẹp bất tử. Gần đây nhất, tôi lại được đọc bài thơ “Mộ gió” của nhà thơ Trịnh Công Lộc viết về sự hy sinh của những người chiến binh giữ biển đảo không về. Không về cả về thể xác và chỉ có cuộc chiến đấu trên biển mới có những ngôi mộ gió – ngôi mộ mà dưới đó hình nhân được làm bằng đất sét: “Mộ gió đây đất thành xương cốt/ Cứ gọi lên là rõ hình hài ” và: “Chạm vào gió như chạm vào da thịt/ Chạm vào nhói buốt Hoàng Sa”. Có những ngôi mộ gió trên biển đảo khơi xa thì lại có hàng ngàn ngôi mộ vô danh trên dãy Trường Sơn trong bài thơ “Khát vọng Trường Sơn” của nhà thơ quân đội Nguyễn Hữu Quý. Với lối cấu trúc điệp chữ và điệp ý như những điểm nhấn là cả một dư ba vang vọng và day dứt, thiết tha và ngưng đọng: “Mười nghìn tiếng chuông ngân trong im lặng/ Mười nghìn trái tim neo ở đầu nguồn”. Có thể nói bài thơ như chạm khắc một tượng đài trùng điệp trải dài ngút ngàn nhưng không vô vọng với: “Mười ngàn đồng đội nằm rải Trường Sơn/ Mười ngàn hài cốt chưa về khói hương/ Mười ngàn khát vọng cùng về bên nhau…”. Các anh khi ngã xuống vẫn ở trong tư thế: “Anh ngã xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất/ Nhưng anh vẫn đứng lên tựa vào xác trực thăng/ Và anh chết trong khi đang đứng bắn/ Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng”. Một hình tượng thật đẹp, một vẻ đẹp bi tráng hào hùng của người chiến sĩ trong thời đại Hồ Chí Minh tỏa ra không chỉ là hào quang chiến thắng mà còn là hào quang của vẻ đẹp lý tưởng. Nhà thơ Lê Anh Xuân, tác giả bài thơ nổi tiếng này sau đó cũng đã hy sinh trong một tư thế tiến công như thế. Chính ngọn súng cũng là ngọn bút và máu các anh cũng là mực của những dòng viết này…
Trong các bài thơ viết về thương binh liệt sỹ, những bài hay và thành công nhất có sức lan tỏa rộng nhất, dễ thuộc nhất là những bài có cốt truyện như: “Núi Đôi” của Vũ Cao trong kháng chiến chống Pháp và “Quê hương” của Giang Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cả hai đều kể về câu chuyện tình yêu thật cảm động với một cô gái cụ thể và sự hy sinh trong những hoàn cảnh cụ thể. Với Vũ Cao: “Mới đến đầu thôn, tin sét đánh/ Giặc giết em rồi dưới gốc thông/ Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa/ Em sống trung thành chết thủy chung” thì ở Giang Nam: “Giặc giết em rồi quăng mất xác/ Chỉ vì em là du kích em ơi!/ Đau đớn lòng anh chết nửa con người”. Giọng thơ Vũ Cao điềm tĩnh, đau đớn tột cùng nghẹn nuốt vào trong, còn Giang Nam là tiếng kêu xé ruột nghẹn thắt. Có một tượng đài bất tử được dựng lên từ sự hy sinh của hai cô gái đó. Một tượng đài thơ và chỉ có thơ mới lưu dấu mãi trong tâm hồn. Đó là: “Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/ Bốn mùa xanh ngát cánh hoa thơm” trong “Núi Đôi” và: “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi” trong “Quê hương”. Có một Núi Đôi sừng sững thành địa danh chung trong lòng mỗi người thật ấn tượng thì lại có một Quê hương thật thấm đẫm, trong sự hy sinh hóa thân vào mỗi cành cây, ngọn cỏ cội nguồn đất đai sông núi. Không phải ngẫu nhiên mà có những cặp bài thơ như một cặp bài trùng nổi tiếng của hai thời kỳ kháng chiến.
Có hai bài thơ dài khá thành công của hai nhà thơ nổi tiếng sau này viết khi họ còn là những người lính trực tiếp câm súng đánh giặc. Và viết về chính sự hy sinh của những người thân của mình đó là bài “Phan Thiết có anh tôi” của nhà thơ Hữu Thỉnh và “Nấm mồ và cây trầm” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Người anh trai của Hữu Thỉnh hy sinh ở Phan Thiết khi cùng mọi người đi lấy nước cho đồng đội: “Anh tôi mất sau loạt bom tọa độ/ Mặt anh còn cách nước một vài gang”. Cái khoảng cách giữa lấy nước (cho sự sống) và cái chết thật mỏng manh: “Vài bước nữa/ Thế mà không thể khác/ Biển màu gì thăm thẳm lúc anh đi”. Còn người bạn thân đồng đội tên là Hùng của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu thì: “Nhận cái chết cho đồng đội sống/ Ngực chặn lỗ châu mai Hùng đứng thẳng/ Lửa bén vào áo lính tuổi hai mươi”. Cứ ngỡ đây cả hai thi sĩ không làm thơ nữa mà họ chỉ ghi lại, gọi lên những phút giây oanh liệt ấy, những thời khắc lịch sử ấy. Để rồi thăng hoa một chiêm nghiệm sự sống hồi sinh từ cái chết hữu hình. Với Hữu Thỉnh người anh trai vẫn sống trong ký ức của nhà thơ: “Không nằm trong nghĩa trang/ Anh ở với đời anh xanh vào cỏ/ Cỏ ở đây thành nhang khói nhà mình/ Đồi ở đây cũng là con của mẹ”. Ở Nguyễn Đức Mậu có một biểu tượng: “Đất đắp mộ Hùng bom trộn lẫn/ Cây trầm cháy dở thay nén nhang”. Và : “Cây trầm đẹp như cuộc đời chiến sĩ/ Sống tươi tốt bao niềm tin bình dị/ Thân hy sinh thơm đất, thơm trời”. Đó cũng chính là tượng đài bất tử sống mãi với thời gian, sống mãi trong ký ức, sống mãi như là một sự trường tồn trong văn học.
Thơ viết về thương binh, những người “Tàn mà không phế”, những người không chỉ mất một phần máu thịt mà còn mang trong mình những cơn sốt sét rừng âm ỉ, những di chứng của chất độc da cam. Tôi thật ấn tượng khi chọn hai bài thơ viết về những người thương binh cụt chân bắt đầu từ giai điệu thiết tha “Vết chân tròn trên cát” của nhạc sỹ Trần Tiến. Đôi chân đối với mỗi con người thật quan trọng, vì luôn phải hoạt động trong môi trường cuộc sống xã hội thường ngày. Đôi bàn chân đã mất đó từng cùng họ hành quân qua bao chiến trường khói lửa. Tướng quân Huỳnh Văn Nghệ là một thi sĩ, trong thời kỳ chống Pháp đã viết bài thơ “Tiếng hát giữa rừng” kể về một chiến sĩ bị thương phải cưa chân bằng cưa thợ mộc không thuốc gây mê. Để quên đi nỗi đau đớn tột cùng đó anh đã hát vang bài Quốc ca với một sự chịu đựng phi thường đáng khâm phục: “Cưa cứ cưa, xương cứ đứt/ Máu cứ rơi trong từng vết đỏ bông/ Hai bàn tay xiết chặt đôi hông/ Dồn hết phổi vào trong câu hát/ Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc/ Đã hát đi hát lại bao lần/ Vẫn chưa đứt xương chân/ Vẫn chưa ngừng máu đỏ”. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ “Bàn chân thầy giáo”: “Bàn chân thầy gửi lại Khe Sanh/ Hay Tây Ninh, Đồng Tháp/ Bàn chân đạp xuống đầu lũ giặc/ Cho lẽ sống làm người”. Người thầy giáo thương binh trở về giảng đường với những trang sách và các em thơ với đôi nạng gỗ xếp bên bàn. Chính cái đôi nạng gỗ ấy đã vỡ vạc ra bao điều, đã gieo vào tâm hồn các em những ý nghĩ sâu sắc có sức thuyết phục hơn cả những bài học luân lý mà ở lứa tuổi học trò Trần Đăng Khoa đã nhận ra: “Dấu nạng hai bên như hai hàng lỗ đáo/ Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo/ Như nhận ra cái chưa hoàn hảo/ Của cả cuộc đời mình”. Lại có những “vết thương lòng” chia cắt không chỉ là thể xác mà cả tâm hồn, sự trống vắng cô đơn, sự thiếu hụt tình cảm của bao cô thanh niên xung phong trở về quá tuổi và vào chùa thành sư nữ. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong trường ca “Tiếng bom và tiếng chuông chùa” viết thật xúc động về người nữ thương binh từng bị những mảnh bom xuyên vào đầu đau nhức những khi trái gió trở trời: “Sao sư thầy không gõ mõ/ Lại vừa tụng kinh vừa gõ đầu mình/ Có thể nào những giây phút thời bình/ Còn có thể làm vết thương thủa nào tái phát”.
Chiến tranh đã đi qua nhưng khi trở lại dòng sông Thạch Hãn, người cựu chiến binh Lê Bá Dương đã nức nở, thổn thức: “Đò lên Thạch Hãn xin… chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”. Cũng như năm xưa trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ – Người lính Tây tiến Quang Dũng đã từng độc hành khúc tráng ca lẫm liệt bi thiết: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Vâng, máu xương của các anh hùng liệt sĩ đã hóa thân vào mỗi ngọn núi, dòng sông đất nước, đã hóa thân vào mỗi trang thơ, trang văn cho các thế hệ mai sau. Đó chính là tượng đài được dựng nên bất tử trong trái tim mỗi người…
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Một Quảng Bình Rất Thơ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!