Bạn đang xem bài viết Có Một Nước Nga Yên Bình Đẹp Như Trong Cổ Tích được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những ngày ở cấp trung học phổ thông, tôi học ngoại ngữ môn tiếng Nga. Thời đó trường lớp ở quê tôi nghèo lắm! Cả lớp chỉ có được vài cuốn sách để học và đó là những cuốn sách tiếng Nga quyển 1, 2, 3 bìa cứng in hình màu sắc nét thật đẹp được tụi nhỏ chúng tôi chuyền tay nhau học thì ít mà ngắm nhìn mê tít mắt.
Rồi cùng với những tạp chí mà tôi hay gọi là báo Liên Xô, mẹ tôi mua về nhà để dán vào phên nhà cũng toàn hình nước Nga xinh đẹp và thi thoảng những bản nhạc Nga êm dịu vang lên từ cái radio của ngoại như Đôi Bờ, Kachiusa… đâu đó vang lên vô hình chung đã tạo nên trong tâm trí tôi hình ảnh của một nước Nga xinh đẹp, hiền hòa & đậm chất thơ…
Nước Nga thường gắn với những hình ảnh nên thơ, yên bình và đẹp bình dị trong tâm tưởng nhiều người Việt Nam
Nước Nga thơ mộng xinh đẹp của những tưởng tượng ngày trẻ nhỏ đã biến thành hiện thực và hiện ra trong mắt tôi vào một chiều ngày hè tháng Bảy. Thành phố Saint Petersburg đón tôi bằng cơn mưa như trút nước bất chợt giữa chiều hè. Dù là ngày hè nhưng xứ này vẫn se lạnh, cái lạnh đối với người bản xứ chỉ là “mát mẻ thôi” nhưng với kẻ đến từ miền nhiệt đới như tôi thì phải khoác thêm áo ấm mới chịu nổi. Và mở ra trước mắt, một Sait Petersburg xanh mướt uốn lượn bên dòng Neva vừa cổ kính vừa thơ mộng gây cảm tình cho tôi từ ngay bước chân đầu đến xứ sở bạch dương này.
Tôi đón buổi sáng đầu tiên ngập nắng vàng ở thành phố xinh đẹp một thời mang tên Lê-Nin với món bánh mì đen và phô mai truyền thống của người Nga, cùng tách trà đen nóng thơm lừng. Ấn tượng về một nước Nga hiền hòa thân thiện bắt đầu từ nụ cười, từ thái độ của những con người tôi gặp ở Saint Petersburg làm cho tôi cảm tình với nơi này kinh khủng. Trước khi theo tàu Esenin theo dòng Volga đi Mạc Tư Khoa, tôi có vài ngày loanh quanh Saint Petersburg và những thành phố nhỏ quanh đó để thăm thú một số nơi được gọi là “phải đến” ở vùng này.
Nhờ cô bạn người Nga xinh đẹp giỏi tiếng Anh, tiếng Việt – Liudmila mà những ngày nơi đây tôi chẳng hề gặp chút trở ngại nào khi giao tiếp đi lại. Ở Nga tất cả bảng hiệu, chỉ dẫn đều sử dụng tiếng Nga, rất hiếm nơi có tiếng Anh và người dân ở đây cũng rất lười giao tiếp bằng tiếng Anh nên có thể nói đi bụi ở Nga dân ba-lô sẽ gặp ít nhiều khó khăn và dễ gây mất thời gian bởi vấn đề này. Saint Peterburg khá đẹp, nét đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, vừa nhộn nhịp vừa yên ả… nơi đây có tất cả mọi thứ như những thành phố ở Tây Âu. Cũng cung điện to bự, bảo tàng hoành tráng, nhà thờ nguy nga, kênh rạch nối quanh, phố đi bộ thoáng đẹp, hàng quán café xôn xao, trung tâm mua sắm nhộn nhịp tân thời… nhưng có lẽ thứ tôi thích nhất ở đây là những công viên to lớn ngập màu xanh của cây cỏ, đan xen bởi những vườn hoa những con đường mòn dài hun hút hay những hồ nước trong veo tĩnh yên như tờ.
Theo tôi, người Nga quả là may mắn khi được sống trong một đất nước mà đi đâu cũng đầy cây xanh ngút ngàn, họ đang sống trong một không gian xanh ngắt trong lành chỉ cách nơi ở có vài bước chân. Saint Petersburg thu hút du khách bằng những cung điện mùa đông mùa hè nguy nga, những nhà thờ uy nguy xinh đẹp và với tôi là những công viên xanh mát rợp bóng cây đầy mê hoặc mà tôi sải bước hoài không chán.
Nhưng nước Nga thật sự để tôi yêu đắm đuối, chết ngẩn ngơ đó là những ngày theo tàu Esenin đi từ Saint Petersburg đến Moscow. Lần đầu tiên tôi có chuyến đi trên sông dài và sung sướng như vậy. Đó là những ngày tôi được ngắm nhìn bao nhiêu cảnh đẹp hai bên sông của hàng trình mười mấy ngày qua mấy con sông hiền hoà, những hồ nước mênh mông như biển và những con kênh đào to bự ngỡ như sông cứ tiếp nối nhau và hơn hết là không phải vác ba lô lên xe xuống tàu check in, check out khách sạn mà được ở nguyên một chỗ với dịch vụ chu đáo, tiện nghi thoải mái không ngờ.
Nếu đi bụi theo đường bộ có lẽ tôi chẳng thể nào ngắm được những ngôi làng xinh đẹp ẩn mình bên cánh rừng bạch dương xanh ngắt, những cù lao trên sông với những ngôi nhà thờ cổ đẹp như trong truyện cổ tích của những ngày ấu thơ. Suốt hành trình tôi đi, ấn tượng về một nước Nga thân thiện hiền hoà rõ nhất là khi ghé qua những thị trấn nho nhỏ, những ngôi làng ven sông nơi tôi đã được gặp những người nông dân Nga hiền lành, sống yên bình trong những ngôi nhà ven sông giữa rừng, họ chào đón du khách bằng những nụ cười trong veo thật đôn hậu. Vẫn còn những cô gái xúng xính váy kiểu Nga nô đùa trên những chiếc xích đu, vẫn còn những chàng trai chạy xe ngựa trên những con đường quê thanh bình nơi miền quê yên vắng.
Nước Nga của tôi là những hình ảnh giản dị mộc mạc mà tôi đang thấy và cứ ngỡ như mình đang xem những bộ phim Nga của ngày tháng còn bé hôm nào. Nếu đi tàu trên biển chỉ có đại dương bao la xung quanh thì đi tàu trên sông biết bao nhiêu cảnh đẹp đổi thay qua từng vùng theo hành trình của tàu. Lúc thì những rừng dương ửng vàng dưới nắng mai soi bóng xuống dòng sông đẹp như tranh khó cưỡng… Lúc thì những ngôi nhà thờ vô cùng xinh đẹp e ấp giữa những tán cây xanh và bãi cỏ mướt mắt như trong bưu thiếp… Lúc thì những ngọn đồi nhấp nhô ôm mình theo bờ sông với những vạt hoa tím vàng trải dài như trong các bức hoạ… Lúc thì cảnh hoàng hôn chiều tím hồng phía chán trời bên rừng bạch dương ôi lãng mạn làm sao. Hành trình của tàu Esenin cứ vậy mà đi qua biết bao địa danh trải dài theo cung đường thuỷ từ Saint Petersburg đi Moscow và ngược lại. Ấn tượng nhất trong tôi có lẽ là cảnh tàu vào những âu thuyền để nước bơm vào hoặc rút ra nhằm cho tàu đi vào khúc sông cao hơn hoặc thấp hơn lần đầu tôi được nhìn tận mắt.
Chứng kiến đêm trắng ở nước Nga có lẽ là trải nghiệm ấn tượng không thể nào quên khi suốt cả hai bốn tiếng đồng hồ trong ngày chẳng thấy chút bóng đêm nào bao phủ… Khi mà đến nữa đêm mới thấy được ánh hoàng hôn ở xa xa phía chân trời rồi sau đó trời cứ như chiều suốt đến hôm sau khi nắng vàng rực ươm lên. Nước Nga rộng lớn, nước Nga xanh ngắt những cánh rừng bạch dương, những dòng sông những ao hồ dài to nhất nhì Âu Châu cứ lần lượt hiện ra trong mắt tôi theo những ngày trên tàu Esenin ngoạn du không biết chán mắt. Tôi đã đắm mình trong cái lạnh se se ngày hè ở làng Mandrogi, men theo những con đường mòn giữa những tán thông xanh để tận hưởng không khí bình yên của một ngôi làng thật Nga xinh đẹp & còn giữ lại những nét Nga xưa trong phim trong truyện. Tôi đã lang thang không biết mỏi chân để hít hà cái lạnh bỗng ùa đến giữa hè ở đảo Kizhi – nơi tôi thích nhất trong những ngày ở Nga mà tôi sẽ dành để viết riêng cho nơi đây ở một bài riêng…
Những nơi tôi đi qua trong chuyến đi cùng tàu Esenin đều có những nét riêng thú vị. Mỗi vùng mỗi vẻ, mỗi trải nghiệm khác nhau cứ thế mà đan xen suốt chuyến đi khiến bản thân không chút nhàm chán… Cộng thêm những hoạt động thú vị trên tàu như thử tô màu búp bê matryoshka Nga, học hát những bài hát phổ biến của Nga hay học nhảy các điệu nhảy dân gian Nga… làm cho khách trên tàu ai cũng khoái chí, cùng với sở thích phong cảnh thiên nhiên, thích được thưởng thức không gian yên bình không xô bồ của phố thị của cá nhân tôi nên chuyến đi đã làm tôi thêm ghiền & mê mẩn quá trời đất, để rồi khi tàu cập Mạc Tư Khoa kết thúc hành trình lại chẳng muốn rời bởi phố thị nhà cửa, xe cộ, siêu thị hàng quán xôn xao kia chẳng phải là nơi tôi muốn đến thăm chơi.
Đã quen với cái yên ả trên sông, với màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng, với cái hiền hoà thân thương của những vùng quê tôi đã ghé qua cho nên dù Mạc Tư Khoa có hiện đại với những toà nhà cao, những công trình đồ sộ, những hàng quán hay shopping malls hiện đại, những nhà thờ to bự xanh đỏ vàng lộng lẫy hay một quảng trường Đỏ cùng điện Kremlin ngập du khách, những nhà ga Metro đẹp như cung điện với các lối kiến trúc khác nhau… vẫn không thể làm tôi “fall in love” được bởi những gì ở những vùng quê dung dị hiền hoà kia đã chiếm trọn trái tim tôi mất rồi.
Trở về từ nước Nga nhưng ký ức về những ngày lênh đênh trên sông cùng những “con người lạ bỗng hoá thân quen” từ lúc nào không rõ trên tàu Esenin khó mà phai nhạt. Những vạt nắng vàng bên sông trãi dài theo những tán rừng nơi ấy, những con đường giữa những hàng cây xanh biết tôi đứng tần ngần ngắm mà ước mơ được quay lại vào ngày thu, những nụ cười hiền hậu của các bạn Nga tôi gặp, những giai điệu Nga của kachiusa, chiều Mát Xơ Cơ Va hay Đôi bờ… đâu đó cứ vẳng bên tai dịu êm như ru mình vào kỷ niệm của những ngày trên dòng Volga huyền thoại. Những trải nghiệm thú vị bên những người bạn mới biết nhau lần đầu dù là người Việt, người Nga hay người Anh trên tàu Esenin đều đã thân quen như người của một nhà… Nhớ lắm những nụ cười, những khuôn mặt, cùng những phút giây vui đùa tíu tít bên nhau cùng ăn uống, cùng trầm trồ ngắm cảnh, cùng nhảy múa ca hát vui nhộn quên tất cả cuộc sống nhọc phiền… Rồi tháng ngày sẽ trôi đi, mọi thứ có thể sẽ thay đổi theo thời gian nhưng có lẽ ký ức về nước Nga của những ngày hè trên tàu Esenin sẽ còn vương vấn mãi trong tôi.
Có Một Quảng Bình Rất Thơ
Có một Quảng Bình rất thơ
Bãi biển đẹp và nên thơ vô cùng
Nhắc đến Quảng Bình, hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với những địa danh như động Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, động Sơn Đòong… Tuy nhiên, thời gian gần đây, Quảng Bình lại trở thành một điểm đến rất hấp dẫn, đặc biệt đối với các bạn trẻ đam mê khám phá. Với khung cảnh hoang sơ và vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là sau khi đoàn làm phim King Kong dựng phim trường ở đây, đã khiến cho Quảng Bình trở thành một điểm đến “must-go” của rất nhiều du khách không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Và nếu bạn đã từng nghe qua những cái tên như hang Chuột, hồ Yên Phú, hay thung lũng Chà Nòi – nơi đã quay hình bộ phim King Kong – thì xin hãy ghi vào sổ tay thêm địa danh sau đây – một nơi vô cùng mới, rất hoang sơ với cảnh đẹp nghẹt thở, nước xanh trong vắt chẳng kém Cửu Trại Câu hay bất cứ một địa danh du lịch lừng danh thế giới nào đó. Đó chính là động Thiên Đường, suối nước Moọc và hang Tối.
Khung cảnh động Thiên Đường
Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bỉnh) là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới. Động Thiên đường nằm ở km 16 (cách rìa nhánh tây đường Hồ Chí Minh gần 4 km) , nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Bước vào trong động, mọi người sẽ được thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhũ có nhiều hình thù khác nhau mà những người “khai phá” đã dùng những ngôn ngữ mỹ miều để đặt tên.Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng..
Rất đẹp phải không nào?
Suối nước Moọc nằm trên đường 20 Quyết Thắng, thuộc nhánh Tây của đường Hồ Chí Minh, cách Phong Nha khoảng 10km về hướng Tây Bắc. Từ thành phố Ðồng Hới tỉnh Quảng Bình, đi theo nhánh đông đường Hồ Chí Minh về phía bắc khoảng 60km, bạn sẽ gặp ngã ba Khe Gát. Rẽ tiếp theo nhánh tây, đi thêm khoảng 5km, du khách sẽ đến với suối Nước Moọc. Giữa thung lũng của những dãy núi đá vôi, dọc theo bờ sông Chày, suối nước Moọc hiện ra như một nơi hoang dã trong một chương trình thám hiểm nào đó của Discovery. Tại đây, bạn tha hồ trải nghiệm hàng loạt những điều lý thú trên sông hoặc chỉ ngồi không, ăn uống và ngắm cảnh thôi cũng tuyệt vời lắm rồi. Bao từ ngữ hoa mỹ nhất có lẽ cũng không đủ để diễn tả được vẻ đẹp hư ảo của vùng đất này.
Bên cạnh đó Hang Tối cũng là một địa danh nổi tiếng của Quảng Bình, đặc biệt là với những ai đam mê thám hiểm những vùng đất mới và không ngại trèo đèo lội suối gian nan cực khổ. Cái tên Hang Tối có nghĩa là “Ánh sáng tối trong hang” vô cùng đậm đặc, khiến người ta có cảm tưởng có thể chạm tay vào được. Đi thuyền dọc sông Chày khoảng 5km, bạn sẽ đến được nơi có những dòng thạch nhũ chảy tràn hai bên thành động, bên trong được phủ một màu xanh huyền ảo của rêu. Hang Tối là một nhánh thuộc hệ thống hang động Phong Nha, được các nhà thám hiểm Hoàng gia Anh khám phá và đặt tên. Chắc chắn, chuyến khám phá hang Tối dù có thể sẽ không mạo hiểm bằng, nhưng bảo đảm sẽ thú vị không thua gì Phong Nha hoặc Sơn Đoòng đâu.
Khung cảnh thần tiên
Quảng Bình còn có những bãi biển đẹp và những đồi cát trắng mênh mông trải dài. Cồn cát Quang Phú Quảng Bình chính là địa điểm cho bạn không thể không đặt chân đến, đồi cát trắng soi nắng pha lê với những trảng cát thay đổi từng ngày, chạy dài đến bờ biển xanh. Cồn cát Quang Phú được đánh giá đẹp không thua kém bất kỳ cồn cát nào, thực sự là “thiên đường” cát của Quảng Bình. Ấn tượng đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy về nơi đây chính là những triền cát trắng trải dài lung linh dưới nắng. Có những đồi cát cao tới 10m, đôi chỗ được điểm xuyết bới màu xanh của bụi cây dại, màu nâu trầm của những nhành cây khô. Tất cả tạo nên một tổng thể hoang sơ, tĩnh lặng những cũng quyến rũ chẳng ngờ.
Cồn cát đổi màu trong ngày
Bạn còn chần chừ gì nữa và không xách ba lô lên và đi ngay nào? Thiên đường chỉ cách bạn một bước chân đây thôi!
Truyện Cổ Tích Hài Hước, Tác Giả Minh Họa: Huyck5. Tô Màu: Yên Bình
Nhắc đến các câu chuyện cổ tích, trẻ thường nghĩ ngay tới thế giới diệu kỳ nơi có những ông bụt, bà tiên và những phép nhiệm mầu… Song trong kho tàng cổ tích Việt Nam còn có một mảng truyện không kém phần thú vị, nơi trẻ có thể cười sảng khoái và tiếp nhận các bài học vô cùng sâu sắc. Bộ sách Truyện cổ tích hài hước do Công ty Văn hóa Đông A phát hành sẽ giới thiệu với các em những câu chuyện như thế.
Với mười truyện* được chọn lọc kĩ lưỡng từ kho tàng cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi: Làm theo lời vợ dặn, Hai bảy mười ba, Chàng rể thông manh, Cô gái lừa thầy sãi, xã trưởng và quan huyện, Làm cho công chúa nói được, Hòa thượng và người thợ giày, Giận mày tao ở với ai, Thầy lang bất đắc dĩ, Rủ nhau đi kiếm mật ong, Hai anh em và con chó đá, độc giả sẽ có dịp làm quen với các nhân vật hết sức kỳ quặc hoặc ngốc nghếch như: phú ông nọ với quy định hễ ai làm mình nổi giận thì sẽ gả ngay con gái cho người đó hay chàng Ngốc không biết phân biệt hoàn cảnh mà chỉ răm rắp áp dụng mộ cách máy móc lời vợ dặn hoặc hai anh Bự và Ngốc không ai kém ai về mặt ngu đần khi quyết đi ra bờ sông để lặn xuống nước kiếm tổ ong…; tất cả sự dốt nát ấy đều khiến họ thiệt thân. Bên cạnh đó, bộ truyện còn kể về những nhân vật nhờ gặp may mà thu được những kết quả tốt đẹp ngoài mong đợi như chàng rể thong manh, thầy lang bất đắc dĩ, người thợ giày…
Mỗi câu chuyện là một tiếng cười song đó là tiếng cười mang sắc thái cười chê, chê cười người chồng tham ăn, chê thói tham lam, ích kỷ, độc ác của người anh, giễu những kẻ đần độn, không biết phân biệt sự việc… Qua đó sẽ giúp các em tự rút ra những bài học thấm thía về cuộc sống, về cách hành xử… Ngoài ra, bộ truyện cũng sẽ giúp trẻ hiểu được nguồn gốc của một số câu tục ngữ thường gặp trong dân gian như: Chó đá biết cười, Cha mẹ nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa.
Truyện cổ tích hài hước được minh họa bởi những nét vẽ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu gần gũi với trẻ nhỏ và phù hợp với nội dung truyện dí dỏm, hài hước của họa sĩ HuyCK5.
Sách do Công ty Văn hóa Đông A & NXB Dân Trí ấn hành
Bình Giảng Một Đoạn Thơ Trong Bài Thơ Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm…
Bình giảng một đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm hay nhất
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hòm thư: [email protected]
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm:
“Trong anh và em hôm nay
(…) Làm nên Đất Nước muôn đời”
Bài văn mẫu
“Mặt đường khát vọng” là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Bình – Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Trong bài “Có một thời đại mới trong thi ca”, Trần Mạnh Hảo viết:
“Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973-1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. tộc đã được nhà thơ hiện đại hóa bằng chất suy đọng và cảm xúc mãnh liệt”.
“Đất Nước”- là chương V trong trường ca “Mặt đường khát vọng” dài 110 câu thơ (trong “Văn 12″chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về Đất Nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hàng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai (68-21= 47 câu), cảm hứng chủ đạo về Đất Nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện, phát hiện Đất Nước trên bình diện về địa lí, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V “Đất nước” tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hóa dân gian, tục ngữ ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục,…, cùng với cách diễn đat bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
(…)
Làm nên Đất nước muôn đời”…
Trong chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”, hai từ Đất nước và Nhân Dân đều được viết hoa, trở thành “mĩ từ” gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về Đất Nước và Nhân Dân. Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp mà ta cảm nhận được tính chất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… Đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:
“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước”.
Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của Đất Nước” được diễn đạt một cách “mền hóa” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.
Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “mai sau”:
“Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”.
Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất Nước là nơi ta hò hẹn – Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã xây dựng. Gia đình là “một phần” của Đất Nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hòa, nồng thắm” với tình yêu quê hương Đất Nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:
“Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần…”.
Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em, của bao lứa đôi khác:
“Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những lần trốn học bị đòn roi.
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em rồi”.
(Giang Nam)
Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích ‘Trăm trứng”; “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong học trứng – Những đã khuất – Những ai bây giờ..”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:
“Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đờ lẫn nhau mới có thể có hình ảnh “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hòa, nồng thắm”đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại “, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất Nước vẹn tròn, to lớn”.
Đất Nước “nguồn thiêng ông cha”, Đất Nước “Trong anh và em hôm nay”, Đất Nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kì vọng sáng ngời niềm tin:
“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”.
Những Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Ngay Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.
Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước ông cha “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), To đẹp hơn, đàng hoàng hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.
Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ.
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…”.
“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về Đất Nước: “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất Nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, là mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất Nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:
“Nuôi lớn người từ ngày mở đất,
Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật
Một tấc lòng cũng đẩy hồn Thánh Gióng”.
(“Bài thơ của một người yêu nước mình” 19/12/1967)
Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”,”san sẻ”, “hóa thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó san sẻ… phải biết hóa thân…” thì mới có thể “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thòi chiến tranh chống Mĩ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.
Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng cửa mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:
“Tôi yêu đất nước này chân thật
Như vêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
Và yêu tôi đã biết làm người
Cứ trông đất nước mình thống nhất”.
(Trần Vàng Sao)
“Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi! Tổ quốc, nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”.
(Chế Lan Viên)
Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một tâm hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.
“Em ơi Đất Nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hòa bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên Đất Nước muôn đời”, Đất Nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông Núi. “Gắn bó, san sẻ, hóa thân” cho Đất Nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu Đất Nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Một Nước Nga Yên Bình Đẹp Như Trong Cổ Tích trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!