Xu Hướng 12/2023 # Chuyện Kể Về Người Mẹ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chuyện Kể Về Người Mẹ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp. Đôi lúc đứa bé rền rĩ rất thiễu não, thế là người mẹ lại cúi sát xuống gần con, lòng se lại.

Có tiếng gõ cửa, một ông già nghèo khổ trùm kím trong tấm chăn thường khoác cho ngựa bước vào. Trời rét như cắt, kể ra không có áo nào ấm bằng thứ chăn ấy. Bên ngoài toàn là một màu băng tuyết. Gió vun vút như quất vào mặt.

Ông già rét run lập cập. Nhân lúc đứa bé ngủ thiếp đi, bà mẹ nhóm lò hâm một cốc bia. Ông già ngồi xuống ru đứa bé. Bà mẹ ngồi vào chiếc ghế gần ông già, nhìn đứa bé ôm yếu vẫn đang thoi thóp thở, và giơ một bàn tay lên. Bà hỏi :

– Liệu có việc gì không ? Thượng đế hẳn không bắt nó đi chứ ?

Ông già, chẳng phải ai, chính là Thần Chết, lắc đầu một cách khó hiểu. Bà mẹ gục đầu xuống ngực, nước mắt ròng ròng trên gò má. Đã ba ngày ba đêm nay, không hề được chợp mắt, bà thấy đầu nặng trĩu.

Bà ngủ thiếp đi, chỉ loáng một lát thôi, rồi chợt rùng mình vì rét, bà lại choàng dậy.

– Gì thế này ? – Bà kêu lên, mắt nhìn tứ phía. Ông già và cả con bà nữa đã biến mất. Lão đã đem con bà đi rồi. Chiếc đồng hồ quả lắc vẫn cót két trong xó nhà.

Cộc ! Một quả lắc bằng chì rơi xuống đất. Thế là chiếc đồng hồ ngưng bặt.

Bà mẹ tội nghiệp vùng chạy ra ngoài, miệng gọi con.

Bên ngoài, có một bà cụ mặc áo dài đen, đang ngồi giữa đám tuyết, bảo bà mẹ :

– Tôi thấy Thần Chết đã vào nhà chị. Lão ta mang con chị chạy đi rồi. Lão ta chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ mang trả lại những con người lão đã cướp đi.

Bà mẹ khẩn cầu:

– Xin cụ chỉ bảo cho tôi con đường lão đi. Cứ chỉ đường cho tôi, tôi sẽ đuổi kịp.

Bà cụ đáp:

– Biết rồi! Nhưng trước khi ta chỉ đường, chị phải hát cho ta nghe tất cả các bài mà chị đã hát ru con chị. Từ trước đến nay, ta đã được nghe nhiều và ta rất thích nghe chị hát. Ta là thần Đêm Tối; ta đã từng trông thấy nước mắt chị tràn ra khi chị hát.

Bà mẹ van vỉ:

– Tôi xin hát hết, hát tất cả, sau đó xin cho tôi đuổi kịp thần Chết, đòi lại đứa con tôi.

Nhưng thần Đêm Tối cứ nín bặt. Thế là bà mẹ đành phải vặn vẹo đôi tay, nước mắt đầm đìa, cất tiếng hát. Tiếng nức nở át cả lời trong các bài hát.

Nghe hát xong thần Đêm Tối bảo:

– Rẽ sang phải rồi đi vào rừng tùng tối om kia. Ta đã thấy thần Chết mang con chị biến vào đấy.

Tới giữa rừng, gặp chỗ ngã ba đường, bà mẹ phân vân không biết rẽ đường nào. Nơi đó có một bụi gai không hoa không lá; đang giữa mùa đông nên băng bám và rủ xuống khắp các cành.

– Có thấy thần Chết mang con tôi qua đây không?

Bụi gai trả lời:

– Có. Nhưng nếu muốn tôi chỉ đường thì bà phải ủ tôi vào lòng để sưởi ấm cho tôi. Tôi buốt cóng và sắp biến thành băng rồi đây.

Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào ngực để sưởi ấm cho nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ từng giọt đậm, nhưng bụi gai thì đâm chồi nẩy lộc, xanh tươi và trổ hoa ngay giữa đêm đông giá rét vì được bà mẹ truyền cho sức nóng của bà. Sau đó, bụi gai chỉ đường cho bà mẹ.

Bà đến một cái hồ lớn, không có lấy một bóng thuyền bè. Mặt băng trên hồ quá mỏng, không thể giẫm lên được, mà nước hồ lại quá sâu không thể lội qua. Nhưng thế nào thì thế, bà cũng phải vượt qua hồ tìm con. Bà bèn sụp xuống để uống cạn nước hồ. Tuy biết rằng đó là một việc mà con người ta không thể làm được, nhưng bà mẹ đau khổ mong mỏi Thượng đế sẽ ban phép lạ.

Hồ bảo bà:

– Không, không làm thế được đâu ! Ta thương lượng với nhau thì hơn. Tôi rất thích ngọc trai, mà đôi mắt bà là những hạt ngọc trai trong suốt, tôi chưa từng thấy bao giờ. Hãy khóc cho đến khi đôi mắt của bà rơi xuống; lúc ấy tôi sẽ đưa bà tới tận cái nhà kính ươm cây, nơi thần Chết ở và vun trồng các cây hoa. Mỗi cây là một kiếp người.

Bà mẹ nức nở:

– Trời ! Tôi còn tiếc gì để tìm thấy con tôi !

Bà khóc, nước mắt tuôn tầm tã đến nỗi đôi mắt bà theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ và hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được hồ nâng bổng lên như ngồi trên đu, và thoắt một cái, bà đã sang đến một ngôi nhà kỳ diệu dài chừng một dặm.

Không hiểu đấy là một quả núi có rừng thẳm và hang sâu hay là một công trình thiết kế nào của con người. Mắt bà mẹ đã rơi theo dòng lệ nên bà chẳng nom thấy gì. Bà hỏi:

– Tìm đâu cho thấy thần Chết đã cướp con tôi đi?

Một bà già canh giữ vườn kính ươm cây của thần Chết bảo bà:

– Thần Chết chưa về. Bà làm thế nào mà đến được tận chốn này? Ai đã giúp bà?

– Thượng đế chứ ai! – Bà mẹ đáp – Người đã thương xót tôi, vậy bà cũng rủ lòng thương bảo cho tôi biết con tôi đi đâu.

Bà già nói:

– Tôi không biết mặt nó, còn bà thì không trông thấy gì. Biết bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa đã héo tàn trong đêm qua. Thần Chết lát nữa sẽ đến trồng lại. Chắc bà biết rằng mỗi người có một gốc cây hay một bông hoa tượng trưng cho sinh mệnh của mình. Ở đây, những cây hoa ấy chẳng có gì khác thường nhưng chúng có một trái tim và trái tim ấy đập hẳn hoi. Tim trẻ con cũng đập. Đấy, bà cứ tìm đi ! Có lẽ bà sẽ nhận ra nhịp tim của con bà đấy. Nhưng nếu bà muốn tôi hướng dẫn thêm cho bà thì bà tạ ơn tôi bằng cái gì nào?

Bà mẹ tội nghiệp than thở:

– Tôi chẳng còn cái gì để cho nữa, nhưng nếu cần, tôi có thể theo người đến tận cùng thế giới.

– Tôi đến đấy làm gì kia chứ? Bà còn có thể cho tôi mớ tóc dài đen nháy của bà. Bà thừa biết bộ tóc ấy đẹp lắm. Tôi rất thích bộ tóc ấy và sẽ cho bà bộ tóc bạc của tôi. Thế là đổi hòa đấy.

Bà mẹ nói:

– Nếu bà chỉ đòi hỏi có thế thôi thì tôi rất vui lòng.

Rồi bà trao mớ tóc đen cho bà cụ và nhận lấy mớ tóc bạc.

Hai người bước vào vườn kính rộng lớn của Thần Chết. Nơi đó có rất nhiều cây cỏ mọc lung tung. Có những cây dạ lan hương mảnh dẻ mọc trong lồng hình chuông bằng thủy tinh. Có những bông thược dược to và mập mạp. Có những cây mọc dưới nước, cây thì xanh tươi, cây thì khô cằn, hàng bầy rắn nước quấn mình quanh gốc. Đây là những cây cọ, cây tiêu huyền mộc; kia là đám mùi và xạ hương. Mỗi cây, mỗi hoa đều mang một tên người, mỗi cây, mỗi hoa tượng trưng cho một kiếp người hiện đang sống bên Việt Nam, ở Gơrôenlăng hoặc khắp nơi trên Trái Đất.

Lại có những cây lớn trồng trong chậu nhỏ đang đe dọa phá vỡ chậu. Ngược lại, có những cây con cằn cỗi lại được trồng trong khoảng đấy xới xắn mịn màng, phủ rêu xanh mượt. Người mẹ đau khổ cúi rạp xuống từng gốc cây, tìm đến tận từng gốc nhỏ nhất, lắng nghe nhịp đập từng trái tim của chúng. Và giữa muôn ngàn trái tim ấy bà đã nhận ra tiếng đập của trái tim đứa con mình.

– Con tôi đây rồi ! Bà reo lên, tay chìa trên một gốc kỵ phù nhỏ bé màu lam, dáng ốm yếu, thân nghẹo sang một bên.

Bà già ngăn lại:

– Chớ đụng vào hoa. Cứ đứng ở đây. Chắc chắn lát nữa Thần Chết sẽ về. Đừng cho Thần nhổ cây hoa này. Cứ dọa là bà sẽ nhổ hết cây cỏ ở quanh đây, Thần Chết sẽ sợ, vì Thần chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về các cây cỏ ở đây; không có lệnh của Người thì không ai được nhổ một cây nào cả.

Ngay lúc đó, nổi lên một cơn gió lạnh buốt. Bà mẹ cảm thấy rằng thần Chết đã đến.

Thần hỏi:

– Sao ngươi lại có thể tìm được đuờng đến tận đây, mà lại đến trước cả ta ?

– Ta là mẹ!

Thần Chết vươn bàn tay dài ngoằng về phía cây hoa mảnh dẻ, nhưng bà mẹ vòng đôi bàn tay giữ lấy cây, hết sức che chở cho cây không bị nhàu nát một lá nào. Thần Chết hà hơi vào tay bà mẹ; bà cảm thấy lạnh buốt hơn gió bấc làm rụng rời cả đôi tay.

– Ngươi không chống lại được ta đâu – Thần Chết dọa.

Bà mẹ trả lời:

– Nhưng còn có Thượng Đế.

Thần Chết nói:

– Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng Đế mà thôi. Ta trông nom khu vườn của Người. Ta mang cây cỏ hoa lá ở đây đi cũng chỉ để đem trồng lại vào khu vườn trên Thiên Đàng, còn mọi việc xảy ra trên ấy, hoa cỏ mọc thế nào, ta không được nói với ngươi.

Bà mẹ nức nở van xin:

– Giả con cho tôi.

Đồng thời mỗi tay bà túm lấy một bông hoa gần đấy rồi thét lên :

– Nếu tuyệt vọng tôi sẽ nhổ hết hoa ở đây.

Thần Chết bảo:

– Chớ có đụng vào. Ngươi nói rằng ngươi đau khổ mà ngươi lại muốn làm cho một người mẹ khác đau khổ hay sao?

Người mẹ khác? Bà mẹ đau thương buông hai bông hoa ra.

Thần Chết nói thêm:

– Đây là đôi mắt của ngươi. Thấy chúng lóng lánh sáng ngời dưới đáy hồ ta đã vớt lên. Ta biết đó là đôi mắt của ngươi. Hãy lấy lại đi. Đôi mắt ấy trong sáng hơn trước rất nhiều. Hãy nhìn vào lòng giếng gần đây, ta sẽ cho ngươi biết tên hai bông hoa ngươi vừa định ngắt. Ngươi sẽ thấy rõ cả cuộc đời quá khứ và tương lai của chúng, thấy rất rõ tất cả những gì mà ngươi sắp hủy hoại.

Bà mẹ nhìn xuống lòng giếng. Bà thấy từ một trong hai bông hoa ánh lên một niềm vui đầy hạnh phúc, còn cuộc đời của bông hoa kia chỉ toàn những cảnh trầm luân, khổ ải, nghèo khó, khốn cùng.

Thần Chết nói:

– Kiếp hoa này cũng như kiếp hoa kia, đều do ý của Thượng Đế cả.

Người mẹ nói:

– Thế hoa nào là hoa bất hạnh, hoa nào là hoa diễm phúc?

Thần Chết đáp:

– Ta không thể tiết lộ được thiên cơ. Nhưng ngươi cần biết rằng một trong hai bông hoa đó chính là bông hoa của con ngươi, là hình ảnh tương lai của nó.

Bà mẹ thét lên:

– Hoa nào trong hai bông là hoa của con tôi ? Hãy bảo cho tôi biết. Nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì xin hãy mang nó đi, mang ngay nó về chốn Thiên Đàng ! Xin hãy quên những dòng nước mắt của tôi, quên những lời tôi đã cầu nguyện, quên cả những lời tôi đã nói và những việc tôi đã làm!

Rồi bà vặn vẹo đôi bàn tay, quỳ xuống và cầu khẩn:

– Cúi xin Thượng Đế đừng nghe lời tôi nếu tôi có cầu khẩn những lời trái với ý Người. Xin người đừng nghe tôi.

Rồi bà gục đầu xuống ngực.

Thế là Thần Chết mang đứa bé tới cái xứ sở xa lạ mà bà mẹ đã nói đến ban nãy.

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Những Câu Chuyện Mẹ Kể Mỗi Đêm Giúp Bé Khôn Lớn Nên Người

Những câu truyện kể cho bé trước khi ngủ không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn, mà đó cũng là cách ba mẹ dạy cho bé những lời hay lẽ phải. Đồng thời đây cũng là một phương pháp hiệu quả để rèn luyện trí tưởng tượng phong phú của bé và trau dồi vốn ngôn ngữ thông qua những bài học mà các câu chuyện mang lại.

Những lợi ích của việc kể chuyện cho bé mỗi đêm

Việc kể chuyện cho bé mỗi đêm mang lại rất nhiều lợi ích:

Phát triển khả năng ngôn ngữ của bé: Những bé được nghe nhiều, hỏi nhiều sẽ có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách nhạy bén hơn. Và những câu chuyện của mẹ là cách để bé biết nói sớm hơn, thông minh hơn và linh hoạt hơn trong tư duy ngôn ngữ.

Rèn luyện nhiều kỹ năng và phát triển trí tượng tưởng: Những câu chuyện cổ tích sẽ giúp bé cải thiện tâm trạng, ổn định tâm lý. Nội dung từ những câu chuyện kể sẽ giúp bé lắng nghe, học cách giao tiếp, giải quyết các tình huống… Tất cả những điều đó đều rất có ích cho sự phát triển của bé.

Hình thành cho trẻ thói quen đọc sách: Bé ham đọc sách thường sẽ thông minh hơn, yêu việc học hành hơn. Vì vậy nếu từ nhỏ đã rèn cho con thói quen đọc sách thì bố mẹ không phải lo chuyện học hành của con sau này.

Phát triển não bộ của bé: Khi kể chuyện cho bé, con sẽ học được cách ứng xử thông qua các nhân vật. Điều này sẽ giúp bé động não, rất tốt cho sự phát triển của não bộ.

Gắn kết tình cảm ba mẹ và con cái: những giờ phút mẹ kể chuyện cho sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình. Các bé sống trong tình cảm gia đình hạnh phúc, yêu thương sẽ luôn phát triển nhân cách tốt.

Những câu chuyện mẹ kể mỗi đêm giúp bé khôn lớn nên người

Câu chuyện thứ 1: Sự tích con kiến

Ngày xưa có một người nọ, vì gia đình nghèo đói quá phải đi hành khất. Nhưng đi đến đâu người ta cũng xua đuổi người nghèo đó và bảo: “Sức bác khỏe còn hơn trâu, sao không chịu làm mà kiếm ăn? Rõ đồ lười biếng!”. Đi cả ngày mệt mỏi mà không kiếm được miếng ăn nào, hắn ngã gục bên vệ đường và chỉ còn nằm chờ chết.

Bỗng nhiên hắn thấy trước mặt là một hòn núi to, chất đầy những vàng bạc, châu báu lấp lánh. Hắn ngạc nhiên và sung sướng siết bao. Hắn vội chạy lại núi vàng toàn lấy số vàng bạc đi. Chợt có tiếng hét lên vang như sấm:

– Người kia sao dám lấy trộm vàng của ta?

Hắn ngẩng mặt lên và nhìn thấy một ông thần đen thui hiện ra trước mắt. Lúc này, hắn hoảng sợ quỳ xuống van xin và kể lể sự tình. Ông Thần cảm động và bảo với hắn rằng:

– Nếu vậy, ta sẽ cho ngươi lấy vàng mang về, muốn lấy bao nhiêu thì lấy nhưng ngươi phải thề với ta rằng: Nếu ngươi trở nên giàu có, ngươi không bao giờ được hắt hủi người nghèo. Người có dám thề như thế chăng?

– Vâng con xin thề.

Sau đó, hắn cho đầy vàng vào bị và trở về làng. Với số vàng đó, hắn tậu nhà cửa, ruộng vườn và trở nên giàu có nhất làng. Tuy nhiên, dù giàu có hắn cũng không bỏ được tật tham ăn và keo bẩn. Không có bạn bè, hàng xóm nào giao du, qua lại với hắn, cũng không có một kẻ nghèo hèn nào đến xin mà hắn giúp đỡ.

Một ngày nọ, có một người ăn mày rách rưới đến xin ăn. Hắn không nói không rằng xua chó ra đuổi đi. Nhưng khi chú chó vùa chạy ra, người ăn mày đã biến mất, chủ còn vị Thần ngày xưa sừng sững trước mắt. Hắn khiếp sợ, chưa kịp cất tiếng, vị Thần kia đã nổi giận thét to:

– Người kia, ngươi có nhớ lời thề ngày xưa chăng? Ta phải trừng trị tội bội ước của nhà ngươi mới được.

Ngay tức khắc một tiếng sấm nổ vang trời, cả tòa nhà nguy nga của hắn đều đỏ sụp. Và hắn bị vị Thần biến thành con kiến.

Bài học được rút ra: Làm người phải biết giữ lời hứa, không được phép nuốt lời. Bên cạnh đó, cũng phải biết sẻ chia, đồng cảm với những người nghèo khổ hơn mình bởi không ai biết tương lai sẽ gặp những gì.

Câu chuyện thứ 2: Đẽo cày giữa đường

Chuyện kể rằng ở một ngôi làng nọ có một bác nông dân rất nghèo, cả đời chỉ sống bằng nghề đồng áng. Vì thế bác ta muốn làm ra một cái cày thật chắc chắn để công việc làm đồng được hiệu quả và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác ta rất vui mừng vì xin được một cây gỗ tốt, bác ta quyết định làm cái cày riêng của mình. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm làm cái cày bao giờ bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.

Bác đang ngồi đẽo thì một người đi qua chê:

– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo lời người qua đường nọ. Được một lúc, lại có người đi qua bảo bác ta rằng:

– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá.

Bác nông dân nghe thấy có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên. Đẽo được một lúc, lại có một người đi qua nói với bác:

– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.

Bác nông dân nghe lại thấy có lý, bèn sửa theo.

Đến cuối ngày, bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, lúc này bác ta không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, khúc gỗ quý xin được đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng lại hiểu ra được rằng: “Làm việc gì cũng cần phải có chính kiến và kiên trì với một con đường đã chọn.”

Bài học rút ra: Trong cuộc sống, chúng ta cần có quan điểm, chính kiến rõ ràng và theo đuổi đến cùng mục tiêu mà mình đã theo đuổi”.

Câu chuyện thứ 3: Trí khôn của ta đây

Ở một ngôi làng nọ có một bác nông dân ngày ngày dắt trâu đi cày. Con trâu đi trước kéo một cái cày thật nặng theo sau. Dù công việc rất cực nhọc và vất vả nhưng trâu ta vẫn vui vẻ đi làm.

Một hôm, sau buổi cày, trong lúc bác nông dân đi uống nước, con trâu đang ăn cỏ, thì có một con cọp đến hỏi trâu rằng: “Này trâu, sao mày to xác như vậy mà lại để cho một người bé nhỏ xỏ, đánh đập, mà mày cứ chịu lép vế”.

Trâu trả lời cọp: “Tuy người bé nhỏ, nhưng họ có trí khôn”. Vừa lúc ấy, bác nông dân trở lại. Cọp bèn chặn hỏi bác nông dân: “Nghe trâu nói là người tuy bé nhỏ nhưng có trí khôn. Vậy trí khôn người ở đâu, lấy cho ta xem với”. Bác nông dân bình tĩnh đáp: “Trí khôn tôi để ở nhà”. Cọp bảo: “Hãy về nhà lấy trí khôn cho ta xem”.

Bác nông dân trả lời: “Được chứ… Nhưng e rằng trong lúc tôi vắng mặt, thì ông cọp ăn mất trâu của tôi thì sao?” Cọp đang băn khoăn không biết trả lời thế nào. Thấy vậy bác nông dân tiếp lời: “Vậy, ông cọp có bằng lòng cho tôi trói lại đã, rồi tôi về nhà lấy trí khôn cho mà xem?”. Cọp ta liên gật đầu bằng lòng.

Bác nông dân bèn lấy dây thừng, cột cọp thật kỹ vào gốc cây, rồi châm lửa đốt. Bác vừa đốt, vừa nói rằng: “Trí khôn của tao đây… Trí khôn của tao đây”.

Trâu thấy vậy không nhịn được cười, cười ngã nghiêng, đập cả hàm vào đất, gãy mất hàm răng trên. Do đó, loài trâu sau này không còn hàm răng trên nữa. Còn loài cọp thì lông có những vết sọc đen trên mình là dấu tích bị loài người đốt.

Câu chuyện thứ 4: Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu ta vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp mọi nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm.

Hằng ngày, mẹ cậu ngồi ở bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn, mẹ cậu đã gục xuống. Không biết cậu đã đi bao lâu, nhưng một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.

Cậu liền tìm đường về nhà… Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

– Mẹ ơi, mẹ đi- đâu rồi, con đói quá ! – Cậu bé ngã gục bên một gốc cây xanh trong vườn ngồi khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá! Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp nhẹ quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ…

Cây đung đưa cành lá, thì thào :

– Ăn trái ba lần mới biết trái ngon! Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc vì nhận ra mẹ đã không còn nữa. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành rung rinh ôm lấy cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu kể cho người trong làng nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…

Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem hạt giống về trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

Bài học rút ra: Mỗi đứa trẻ luôn phải biết nghe lời ông bà, bố mẹ, bởi đây là những người yêu thương ta nhất, chăm sóc cho chúng ta tỉ mỉ, từng li từng tí. Nếu không sẽ phải hối hận như cậu bé trong câu chuyện.

Đóng Vai Người Cháu Kể Lại Câu Chuyện ” Bếp Lửa “

(Bài viết của bạn Lê Thu Trang)

Đề bài : Hãy đóng vai người cháu kể lại câu chuyện “Bếp Lửa”

Tôi vẫn nhớ nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết:

“Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá

níu váy bà đi chợ Bình Lâm

bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật

và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

Dường như trong kí ức tuổi thơ của bao đứa trẻ, những tháng năm vô lo vô nghĩ bên người bà luôn là quãng thời gian êm đềm và thân thương nhất. Vượt qua bao sự thăng trầm trong cuộc đời và sàng lọc của thời gian, những kỉ niệm mộc mộc ấy về bà vẫn đọng lại trong miền nhớ của biết bao tâm hồn, nó đưa ta về với khoảng trời xưa cũ bình dị mà an nhiên tự tại thuở niên thiếu. Với riêng tôi, có lẽ kỉ niệm về bà bên bếp lửa bập bùng mỗi sớm mai luôn đi về trong cõi nhớ của tôi trên những chặng đường mà tôi trải qua. Nỗi nhớ ấy lại càng cồn cào da diết hơn trong những năm tháng sống xa xứ, đón những đợt gió tuyết nơi xứ sở Bạch Dương. Trong những phút giây tĩnh lặng,mỗi khi nhìn làn khói của những ngôi nhà phía xa kia , cả một trời nhớ thương trong tôi lại ùa về , về bà về bếp lửa hồng sưởi ấm cả tuổi thơ tôi, về hương vị quê nhà…

Theo dòng hoài niệm, kí ức đưa tôi về với những đêm đen của cái đói mòn đói mỏi năm 1945. Ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh sống , nhà nào cũng rơi vào cảnh đói thê thảm. Trong những năm tháng cơ cực ấy , để giành giật lấy sự sống ngày một thoi thóp , bố tôi phải lên phố xe thuê rạc cả người, dẫu vậy cũng chỉ đủ để rau cháo cầm hơi mà sống qua ngày. Cái đói nghèo cùng cực của năm Ất Dậu ấy như một nỗi ám ảnh trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ bốn tuổi lúc đó. Chính mùi khói bếp của bà đã mang đến cho tôi những hơi ấm , sự an lòng và xua đi cái mùi tử khí tràn ngập quanh ngõ xóm thôn nghèo. Thứ hương thơm dung dị như nhen lên từ tình yêu nồng hậu của bà đã sưởi ấm cho tôi trong suôt thuở thiếu thời để rồi sau này trên mỗi hành trình dài và rộng mà tôi qua , mùi khói bếp ấy vẫn làm tôi cay cay sống mũi mỗi khi hồi tưởng lại. Những năm tháng sau đó khi kháng chiến bùng nổ, bố mẹ tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng, lên đưởng theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Suốt tám năm trời đằng đẵng tôi sống trong sự đùm bọc chở che của bà, bên bóng dáng tảo tần của bà và bên bếp lửa hồng bà nhen lên mỗi sớm chiều. Những năm tháng thơ bé ấy, bên cạnh bà cháu tôi , bên cạnh bếp lửa vẫn còn một nhân chứng mà tôi chẳng thể nào quên đó là chim tu hú. Tiếng hót của nó nghe sao mà chơ vơ lạc lõng như khao khát được che chở ấp iu đến vậy. Tiếng tu hú khắc khoải như xé tan cả khoảng không gian mênh mông buồn vắng, thương con chim tu hú bất hạnh biết bao nhiêu tôi càng biết ơn và trân trọng những ngày tháng tuổi thơ hạnh phúc được bà chăm chút , bảo bọc bấy nhiêu. Bên bếp lửa bập bùng, tôi được nghe bà trải lòng về cuộc đời bà những tháng năm còn ở Huế. Một cuộc đời đầy truân chuyên và cùng cực. Bà gửi những hi vọng , ước mong về một tươi lai tươi sáng hơn trong tôi. Rồi cũng ở bếp lửa nơi góc bếp,bà chăm tôi từng bữa ăn giấc ngủ và là người thầy đầu tiên dạy tôi những bài học quý giá trong cuộc đời. Những bài học làm người cao đẹp ấy đã trở thành một điểm tựa vững chắc chắp cánh cho những giấc mơ cao đẹp trong cuộc đời . Thứ ánh lửa ấm áp nồng nàn ấy mang đến cho tầm hồn tôi một sự an ủi trong những ngày tháng sống thiếu tình cảm của cha mẹ, bà như điểm tựa tinh thần cho tôi vững bước. Cuộc sống vẫn vậy, vẫn khắc nghiệt và luôn muốn thử thách bản lĩnh của con người. Đến một ngày tiếng súng, tiếng bom của cuộc chiến tranh khắc nghiệt dội về làng tôi. Trước họng súng và ngòi nổ hủy diệt của quân địch, ngôi làng tôi lúc đó là một đống tro tàn, nhà cửa của mọi người đều hoàn toàn cháy rụi. Tôi biết lúc đó bà đang nuốt ngược nỗi đau và nước mắt vào trong. Nơi chốn nương thân của hai bà cháu tôi không còn, nhưng nghị lực và ý chí thép được tôi luyện trong những năm tháng bể dâu của cuộc đời không cho phép bà tôi gục ngã buông xuôi. Bà cứng rắn dắt tôi vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo. Tôi hiểu rằng những thiếu thốn, cơ cực mà tôi mới trải qua không thể nào đong đếm được với những gian khó , nhọc nhằn và nỗi nhớ thương con nơi chiến trường đỏ lửa đều phải nén lại vào trong của bà. Và rồi đâu rồi cũng vào đó , nhờ vào tình làng nghĩa xóm mà bà cháu tôi cũng dựng được căn nhà nhỏ trên nền đất cũ năm nào. Bà đã nhóm lên trong tôi ý chí và nghi lực sống trong cuộc đời này . Thật kì diệu bởi tôi tin rằng những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa hung tàn kia đã được hồi sinh trong bếp lửa của bà. Cứ thế tuổi thơ tôi được bà che chở qua bao tháng năm. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ , trường tồn theo dọc thời gian của bếp lửa kia.

Tháng năm làm tôi lớn lên và trưởng thành, những hoài bão đưa bước chân tôi đến với những chân trời xa nhưng chẳng thể nào tôi quên được ngọn lửa hồng nơi góc bếp bởi nơi đó có tình yêu thương và đức hi sinh lặng thầm của người bà mà tôi dành cả cuộc đời mình để biết ơn và trân trọng, cũng chính tại nơi đó bà nhen nhóm lên trong tôi những ước mơ về một cuộc đời mới. Nếu những câu chuyện cổ tích là người bạn của bao tâm hồn thơ bé, thì bà chính là người viết lên câu chuyện cổ tích giữa cuộc đời này cho riêng tôi. Trong câu chuyện ấy là ánh lửa bập bùng sớm tối, là tình yêu nồng hậu của bà , là mùi nếp mùi sắn thơm hương, của quê hương xứ sở , và luôn là nơi mà tôi thuộc về…

Chuyện Kể Cho Bé Về Ngày Giáng Sinh

Có lẽ ít có lễ hội nào trên thế giới lại có nhiều truyền thuyết đẹp như lễ Giáng sinh. Từ sự ra đời của những chiếc bánh khúc cây, cây thông đến hình ảnh những nhân vật huyền thoại như ông già Noel đều gắn liền những câu chuyện thú vị. Nhân dịp Giáng sinh về, Webtretho xin giới thiệu đến độc giả một số truyền thuyết xung quanh ngày lễ đặc biệt này:

Sự Tích Giáng Sinh

Giáng Sinh được tổ chức hằng năm vào ngày 25/12 để kỷ niệm ngày Ðấng Cứu Thế (Jesu Christ) ra đời. Nguồn gốc của ngày lễ cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó bắt nguồn từ những nghi lễ cử hành bởi những người Tiền Cơ Ðốc giáo ở Ðức và Âu châu để kỷ niêm ngày Ðông Chí (thường rơi vào ngày 22/12 ở Bắc bán cầu). Lễ hội Giáng Sinh được nhắc tới bắt đầu từ thế kỷ thứ IV bởi những người Cơ Ðốc. Ngoài những nghi thức của bản giáo, lễ hội còn du nhập những tập tục của người ngoại giáo như dùng nhánh cây Holly, cây Mistletoe để trang trí, khúc củi Yule đốt trong đêm và những chén rượu chúc mừng sức khỏe.

Sự tích ông già Noel

Theo một truyền thuyết, đây chính là hình ảnh của một vị Giám mục ở một vùng tuyết phủ Á châu. Ông được phong thánh nhờ giàu lòng nhân từ. Đó chính là Thánh Nicholas. Ông hay vác túi vải chứa đầy các sản phẩm và đồ chơi do chính ông làm, phân phát cho trẻ con các gia đình nghèo khó vào những ngày cuối năm lạnh lẽo.Thủy thủ Hà Lan xưa kia gọi ông Thánh Nicholas là “Sinter Klass”. Trong những chuyến trở về quê hương, họ đem câu chuyện kỳ thú về ông phổ biến khắp nơi. Từ đó, để khuyến khích trẻ con ngoan hơn, hàng năm cứ vào tháng 12, người Hà Lan lại dùng tên ông để gửi quà thưởng cho trẻ em (giả vờ như là do chính ông gửi tới).

Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này qua Mỹ, nơi họ đã lập ra vùng “New Amsterdam” (thành phố “New York” ngày nay). Về sau, “ông già Noel” từ tên Hà Lan là “Sinter Klass” dần dần được gọi trại ra thành “Santa Claus”.“Santa Claus” từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dương đến với Anh Quốc. Ở đây ông được gọi là “Father Christmas”.Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) bởi đây chính là những phương tiện ông luôn dùng để đi lại, giao phát quà.Một trong những cây chuyện về “Thánh Nicholas” kể rằng “ông đã đổ vàng xuống ống khói của nhà một gia đình nghèo khó và những thỏi vàng này đã rơi lọt vào những chiếc bít-tất (vớ) đan phơi trên lò sưởi”. Từ đó mới có hình ảnh trong tâm trí trẻ thơ: ông già Noel chui xuống ống khói các nhà để phân phát quà cho trẻ con, bằng cách bỏ các phần quà vào trong những chiếc tất treo ở cuối giường hay ở bệ lò sưởi.

Cây thông Noel Không ai biết chính xác việc trang hoàng cây Giáng Sinh được bắt đầu như thế nào, nhưng có không ít truyền thuyết về nó. Một truyền thuyết kể rằng thánh Boniface, một thầy tu người Anh, người đã sáng lập ra nhà thờ đạo Cơ Ðốc ở Pháp và Ðức, một hôm trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ dị giáo đang tập trung quanh một cây sồi lớn. Họ dùng một đứa trẻ để tế thần. Ðể dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ dị giáo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Theo một câu chuyện khác, một lần thánh Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ngài thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ngài đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với trẻ con. Ðể tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ngài đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Lại có một truyền thuyết kể rằng, vào một đêm Noel, có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và sắp lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã chia cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng, khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng bằng cây thông Giáng sinh đó. Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung cổ, những vở kịch giảng dạy đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu. Thông qua các vở kịch ấy các nhà truyền giáo truyền bá các bài Kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eve ở vườn Eden thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây.Phong tục cây Giáng sinh bắt đầu phổ biến ở Ðức vào thế kỷ XVI. Chẳng bao lâu sau, việc trnag hoàng cây Giáng sinh đã trở thành một phong tục ở các nước Châu Âu. Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert đã đưa phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Từ Anh việc trang hoàng cây Noel trong dịp lễ Giáng sinh cũng lan rộng trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.Cây Giáng sinh lần đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ còn coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục thì những người Ðức nhập cư ở Pennsylvania thường trang hoàng cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn nhằm tăng tiền quyên góp cho nhà thờ. Vào những năm 1890 nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Ðức vào và tục lệ về cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ, cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn một mét rưỡi, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.

Ngôi sao Giáng Sinh

Tương truyền, lúc Đức Chúa vừa chào đời tại Bê-lem thuộc xứ Giuđa thì trên bầu trời xuất hiện một ngôi sao tỏa ánh sáng rực rỡ trải dài mấy trăm dặm.Ở các vùng phía đông xa xôi có ba vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ.Ba vị đi theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bê-lem nơi Chúa đã ra đời. Đến nơi, họ quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Người các lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược.

Về sau, ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo ở chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường như một sự nhắc nhở về sự tích trên. Ngôi sao còn mang ý nghĩa tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.Bánh Bûche de Noël (Bánh khúc cây)Đây là một loại bánh được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh theo truyền thống Pháp. Chiếc bánh này thường được chuẩn bị và trang hoàng như là một khúc củi dùng để đốt trong lò sưởi. Chiếc bánh bûche truyền thống được làm từ bánh nướng xốp, cuộn lại thành hình trụ tròn sau đó được phủ kem bề mặt và xung quanh.

Theo tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, rượu nóng và đọc lên những lời cầu nguyện. Trong một vài gia đình, người con gái trẻ trong gia đình sẽ nhóm lửa đốt khúc cây bằng một ít gỗ vụn mà họ đã chuẩn bị và cất giữ từ năm trước. Ở một số gia đình khác thì người mẹ được ưu tiên thực hiện động tác này. Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.Từ thế kỷ thứ XII tục lệ này được áp dụng ở hầu hết các quốc gia tại Châu âu, đặc biệt tại Pháp và Italia. Tục lệ này vẫn còn được duy trì ở đếnnhững năm cuối thế kỷ 19. Sau đó nó dần biến mất khi những lò sưởi đá lớn được thay thế bởi những lò sưởi hiện đại bằng kim loại. Những khúc cây lớn được thay thế bởi những khúc cây nhỏ hơn, được trang trí xung quanh bằng những ngọn nến và cây cỏ, đặt giữa bàn như là một vật trang trí.Ngày nay, bánh khúc cây Giáng sinh đã trở thành một món bánh ngọt truyền thống, được phủ bởi kem cà phê hoặc sô-cô-la và trang trí đẹp mắt.

Theo Webtretho

Biểu Cảm Về Người Thân (Người Mẹ)

[Văn lớp 7] Biểu cảm về người thân [người Mẹ] – bài viết số 3 Bài làm:

Vì Chúa không thể lúc nào cũng ở bên cạnh ta, nên người đã tạo ra người mẹ. Vì vậy mà mẹ đã đến bên ta, yêu thương và lo lắng cho ta, từ ngày chúng ta còn tấm bé và cho đến sau này. Tôi cũng là người con như bao nhiêu người con khác trên đời, rất yêu thương vị chúa thứ hai, vị chúa không có đôi cánh này, đó chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã hơn 40 tuổi, mặc dù ở cái tuổi không quá già nhưng làn da mẹ đã hằn những vết chân chim của thời gian. Có phải những đêm thức trắng bên giường bệnh của ông bà hay nỗi lo cho cả gia đình khiến mẹ già hơn tuổi. Tôi yêu cả nước da rám nắng vì dãi dầu mưa gió và đôi bàn tay chai sần, thô ráp. Ấy vậy mà mẹ lúc nào cũng tươi cười.Nụ cười của mẹ, ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Mẹ tôi rất vui vẻ và hoạt bát, mẹ luôn là người giúp cho tất cả mọi người trong gia đình lấy lại niềm tin, lấy lại năng lượng sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Tôi đã từng nhìn thật sâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt như ẩn chứa cả thế giới cổ tích mơ mộng và nỗi cay đắng cuộc đời mẹ trải qua. Đôi mắt khiến tôi bao lần bận tâm suy nghĩ và cũng khiến tôi hạnh phúc.

Có thể nói rằng ngày bé, nếu như không có mẹ quan tâm tôi đã trở thành một cô gái nhút nhát hay lo sợ và tự tin về bản thân. Vì cha tôi thường rất ít nói, nên người mà tôi thường chia sẻ bao nhiêu tình cảm cảm xúc chính là mẹ. Dù vui hay buồn, khó chịu hay bực tức, tôi đều luôn nói cho mẹ nghe, và mẹ luôn lắng nghe rất chăm chú, luôn khuyên răn tôi mọi chuyện. Tôi lo sợ một ngày không có mẹ bên tôi, tôi sẽ ra sao với những lo lắng, suy tư không người thấu hiểu.

Có những ngày mẹ vắng nhà vì công tác xa, tôi nhớ mẹ da diết, mặc dù tôi đã không còn ngủ với mẹ từ rất lâu rồi, nhưng không thấy bóng dáng của mẹ lòng tôi thấy trống vắng vô cùng, như thiếu đi một cái gì đó to lớn lắm, không thể nào diễn tả được bằng lời. Tối đến cứ ôm gối đi ra đi vào phòng, trông ngóng mẹ về. Chỉ cần thấy bóng mẹ ngoài cổng, lòng đã vui mừng đến muốn khóc, vậy mà chưa bao giờ dám chạy ra ôm lấy mẹ, hỏi mẹ có mệt không, đi có vui không…mà chỉ ôm gối đi vào phòng và vui vẻ yên giấc đến sáng.

Mỗi khi không kìm được cảm xúc của bản thân, đôi khi thấy mình không lễ phép với mẹ, tôi đã cảm thấy vô cùng có lỗi. Đến khi biết mình đã sai, tôi bẽn lẽn đến và ngại ngùng xin lỗi mẹ vì mình đã lỡ vô phép với mẹ, mẹ nghiêm nghị nhìn tôi và răn dạy rằng: “Mẹ tha lỗi cho con, vì mẹ thấy được ở nơi con sự hồi lỗi và ăn ăn, con cũng tự chủ động đến xin lỗi mẹ. Nhưng mẹ muốn con nhờ rằng, chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, thì đừng dùng nó chỉ để xin lỗi người khác vì sai phạm của mình biết không? Lỗi thì phải phạt, chiều nay con phải rửa chén giúp mẹ, biết không?”. Mẹ luôn là vậy, mẹ luôn thưởng phạt phân minh.

Đã một lần trong đời, tôi chưa bao giờ sợ mình mất đi người mẹ thân yêu đến như vậy, chính là một khoảng thời gian mẹ đã ốm rất nặng, đến hai tuần liền mới khỏi. những hoạt động hằng ngày trong gia đình tôi đã bị xáo trộn hết lên, chúng tôi phải vừa tự lo cho bản thân, vừa lo lắng và chăm sóc cho mẹ. Chính vì vậy mà mới hiểu ra mẹ rất quan trọng trong gia đình và mẹ là một nữ siêu nhân. Mẹ vừa có thể chăm sóc chu toàn cho tất cả mọi người trong gia đình và vừa làm tốt công việc của mình ở công ty. Sau khi mẹ khỏi bệnh, tất cả mọi người trong gia đình, không ai bảo ai, đều san sẻ với mẹ tất cả những gì mình có thể làm được, chị em tôi giúp mẹ rửa chén, thái rau, cha tôi giúp mẹ giặt quần áo…mẹ đã cười rất tươi và nói rằng mình bệnh như vậy mà xem ra sướng phải biết.

Tôi rất yêu mẹ, tình yêu ấy không có ai có thể thay đổi được nó, đúng hơn là tình yêu dành cho gia đình tôi mà mẹ đã chiếm một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng. Tôi biết rằng mẹ tôi ngày một bị thời gian làm tàn phai tuổi thanh xuân tươi đẹp. Nhưng trong trái tim tôi mẹ luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất, vì vậy ngay từ bây giờ tôi phải sống thật tốt để mẹ luôn luôn vui vẻ và tự hào vì người con như tôi.

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi

Và mẹ em chỉ có một trên đời”

Kể Lại Câu Chuyện Em Bé Lạc Mẹ Bằng Lời Của Em Bé.

BÀI LÀM

Mới đó mà đã ba mươi năm trôi qua. Giờ đây tôi đã trở thành một luật sư và là cựu sinh viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Hồi đó, tôi là một cậu bé chừng năm, sáu tuổi. Buổi sáng hôm ấy, tôi cùng với mấy đứa bạn chơi trò bắn bi trong một con hẻm cách nhà tôi chừng mười lăm hay hai mươi mét gì đó. Bỗng nhiên, tiếng súng rộ lên dữ dội, đạn bay chéo chéo găm vào bờ tường gốc cây nhiều vô kể. Chúng tôi tán loạn, mỗi đứa một đường. Hoảng quá, tôi men theo một bờ tường đã bị đổ rồi ngồi thụp xuống nép mặt vào trong. Hé mắt nhìn, tôi thấy những người lính quốc gia vứt súng, cởi quần áo chạy bạt mạng ra hướng quốc lộ. Tiếng la hét, gào khóc của cả trẻ em và người lớn chìm trong tiếng súng khi tiếng súng im hẳn. Bất chợt tôi ngước mắt lên bắt gặp một đôi mắt hiền từ của một người lính đầu đội mũ tai bèo, quân phục màu xanh cỏ úa đang tiến về phía tôi. Người ấy bế tối lên. Tôi hoảng hốt lo sợ. Một ý nghĩ thoáng hiện trong tôi về người lính ấy: “Ông ta là cộng sản, những người mổ bụng ăn gan không gớm tay mà lính quốc gia đã từng nói”. Tôi nhìn ông rồi mếu máo nói không ra lời:

– Cháu lạy ông, ông đừng ăn gan cháu!

Nghe tôi nói vậy, ông ấy càng ôm chặt tôi hơn. Ông nhìn tôi và dường như miệng ông cũng mếu xệch như một đứa trẻ. Ông vuốt tóc tôi, vỗ vỗ vào người tôi như mẹ tôi thường âu yếm tôi và nói:

– Chú đây mà, chú là giải phóng quân đây!

Thoảng trong gió, tôi nghe hình như tiếng mẹ tôi gọi:

– Minh ơi! Con ở đâ…u?

Thế rồi, ông ấy bế tôi đến với mẹ tôi. Chuyện xảy ra đã ba mươi năm rồi. Một kỉ niệm của tuổi ấu thơ mãi mãi không phai mờ về hình ảnh người lính giải phóng quân trong kí ức của cuộc đời tôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Kể Về Người Mẹ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!