Xu Hướng 5/2023 # Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Học văn là gì? Học văn là cảm thụ và tiếp nhận cái hay, cái đẹp cả về giá trị nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm văn chương. Cốt lõi của việc học văn là rèn luyện con người biết yêu cái đẹp, có lối sống nhân văn, trở thành một con người có ích cho xã hội.

Chuyên đề môn Ngữ văn lớp 6 được cô giáo Phan Thị Ngọc Lệ thực hiện ngày 20/10/2020 đã giúp HS hiểu thế nào là học văn, thế nào là học văn học dân gian.

Văn học dân gian -món ăn tinh thần của người dân lao động – là tâm tư tình cảm của con người. Nó bao gồm nhiều thể loại, trong đó truyện cổ tích là một trong những thể loại lớn tạo nên những giá trị vượ thời gian; đó là những câu chuyện đêm khuya bà và mẹ vẫn kể, đó là những giấc mơ huyền diệu của tuổi thơ về những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, anh dũng, những vị vua anh minh, nhân hậu, những trạng nguyên thông thái, lỗi lạc…

Hôm nay các em học sinh khối 6 trường THCS Đồng Mai được trải nghiệm một tiết học truyện cổ tích theo một cách rất tự nhiên. Các em được hóa thân vào các nhân vật trong truyện, thỏa sức sáng tao cho nhân vật của mình. Các em đã chọn nhiều hình thức kể chuyện: đóng kịch, kể chuyện theo tranh, kể diễn cảm…

Bằng ngôn ngữ hình ảnh của mình, các em đã khiến nội dung câu chuyện trở nên đơn giản, gần gũi và sinh động. Tự nhiên như thế, các em đã thấm, hiểu nội dung và yêu thích truyện cổ tích.

Một giờ học văn vui vẻ và bổ ích.

Chủ Đề: Truyện Dân Gian Lớp 6

BÀI TẬP THỰC HÀNH LÊ HỒNG PHONG Chủ đề: Truyện dân gian lớp 6 – THCS I. Xác định chuẩn Kiến thức – Kĩ năng – Thái độ – Năng lực

– Hiểu được đặc trưng của các thể loại truyện dân gian (truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười) qua các tác phẩm cụ thể.

– Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản truyện dân gian (Việt Nam và nước ngoài)

– Biết cách đọc hiểu các thể loại truyện dân gian theo đặc trưng của từng thể loại.

– Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn/bài văn tự sự.

– Bồi dưỡng niềm tự hào đối với nguồn gốc giống nòi, với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc;

– Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh; biết tin vào đạo đức, công lí, lí tưởng nhân đạo, những khả năng kì diệu, siêu việt của con người; sống yêu đời, lạc quan.

– NL trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa văn bản

– NL thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ.

II. Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

– Thể loại văn bản

– Nhận biết các thông tin về tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt

– Hiểu đặc điểm thể loại truyện

– Vận dụng hiểu biết về tác phẩm, thể loại để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm

– Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản

– Lý giải sự phát triển của các tình tiết, sự kiện, tình huống

So sánh giữa các tình tiết, sự kiện, tình huống trong cùng một tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau

– Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại

– Ý nghĩa, nội dung

– Nhận diện hệ thống nhân vật ( nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính nghĩa, nhân vật phi nghĩa)

– Chỉ ra được nguồn gốc ra đời, đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật, ý nghĩa

– Từ cuộc đời tính cách, số phận của nhân vật khái quát giá trị nội dung của tác phẩm, ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi đến bạn đọc

– Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân (những bài học rút ra và được vận dụng vào cuộc sống)

– Giá trị nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh, biện pháp,…)

– Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi truyện và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.

– Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm

– Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra điểm khác biệt giữa các chi tiết trong cùng tác phẩm hoặc cùng thể loại

– Đọc diễn cảm tác phẩm

– Kể chuyện theo ngôi kể

– Thuyết trình về tác phẩm

– Kể sáng tạo

– Chuyển thể văn bản (thơ, kịch, vẽ tranh…)

Câu hỏi định tính,định lượng

– Trắc nghiệm khách quan (về tác giả, tác phẩm, đặc điểm thể loại, chi tiết nghệ thuật…)

– Câu tự luận trả lời ngắn (lí giải, phát hiện, nhận xét đánh giá …)

– Bài luận (kể chuyện sáng tạo, trình bày cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân …)

– Hồ sơ (tập hợp các sản phẩm thực hành)

– Bài trình bày miệng (thuyết trình, đọc diễn cảm, kể chuyện …)

III. Câu hỏi và bài tập minh họa Văn bản: Các truyện truyền thuyết

– Truyền thuyết là gì ?

-Phương thức biểu đạt của truyện ?

– Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là ai ?

– Chi tiết nào không thể hiện tính chất hoang đường, kì ảo về

nhân vật Thánh Gióng ?

– Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ?

– Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì ?

– Sự ra đời của Thánh Gióng có gì kì lạ ?

– Vì sao Sự tích Hồ Gươm được coi là truyền thuyết ?

– Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì ?

– Truyện Thánh Gióng phản ánh sự kiện gì của lịch sử dân tộc ta ngày xưa ?

– Tại sao tác giả dân gian lại để cho Thánh Gióng bay về trời sau khi thắng giặc Ân ?

– Hai thứ bánh của Lang Liêu có ý nghĩa gì ?

– Những yếu tố cơ bản tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

– Trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào ?

– Trong các chi tiết sau của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, chi tiết nào mang dấu ấn lịch sử ?

– Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có mối quan hệ với di tích lịch sử nào của nước ta ?

– Hãy nêu một số hiểu biết của em về Hội Gióng

– Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng.

– Kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời của Long Quân.

– Sau khi học xong truyền thuyết Thánh Gióng, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh hùng Thánh Gióng và ý nghĩa của câu chuyện.

– So sánh cách kết thúc truyện Thánh Gióng và kết thúc kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài (Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre)

– Em nằm mơ thấy mẹ Gióng kể chuyện về con trai mình. Hãy kể lại giấc mơ ấy.

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng (các câu 1, 2, 3) Câu 1: Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là ai ?

A. Vua Hùng Vương thứ mười tám.

B. Vua Hùng Vương thứ mười tám và con gái.

C. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của truyện Thánh Gióng là gì ? Câu 3: Chi tiết nào sau đây không thể hiện tính chất hoang đường, kì ảo về

D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và vua Hùng.

A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận

A. Bà lão ướm vào vết chân to về thụ thai, 12 tháng sau mới sinh. Ba năm sau, cậu Gióng vẫn không nói không cười, đặt đâu nằm đấy.

Câu 4: Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoàn thành khái niệm sau:

B. Nghe sứ giả rao bỗng cất tiếng nói, đòi vua rèn ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt để đi đánh giặc. Cậu Gióng lớn nhanh như thổi, ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đứt chỉ.

Câu 5……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. : Hình ảnh bánh chưng, bánh giầy do Lang Liêu sáng tạo ra có ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa của phong tục ngày Tết làm bánh chưng bánh giầy ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

C. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, lên ngựa, ngựa phun lửa lao đến chỗ giặc. Thắng giặc, Gióng để lại áo giáp sát, cả người và ngựa bay lên trời.

V. Hướng dẫn chấm I. Đọc – hiểu:

D. Đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, hằng năm mở hội vào tháng tư.

“Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có ………………………………, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.”

Câu 6: Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì ?

Hãy đóng vai Long Quân để kể sáng tạo truyện Sự tích Hồ Gươm.

Câu 1: (0.5 điểm)

– Mức đầy đủ: đáp án C

– Mức không tính điểm: câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 2: (0.5 điểm)

– Mức đầy đủ: đáp án A

– Mức không tính điểm: câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 3: (0.5 điểm)

– Mức đầy đủ: đáp án D

– Mức không tính điểm: câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 4: (0.5 điểm)

– Mức đầy đủ: học sinh điền được

– Mức không đầy đủ: chỉ điền được một từ (lịch sử hoặc thời quá khứ) (0.25 đ)

– Mức không tính điểm: câu trả lời khác hoặc không trả lời

Câu 5: (1.0 điểm)

– Mức đầy đủ: Học sinh trả lời được hai trong các ý sau (0.5 x 2):

+ Đề cao nghề nông và giá trị của hạt gạo

+ Quan niệm về Trời Đất, muôn loài

+ Ngụ ý đùm bọc nhau.

– Mức không đầy đủ: trả lời một ý.

– Mức không tính điểm: câu trả lời khác hoặc không trả lời

II. Tạo lập văn bản 1. Mức đầy đủ: Về phương diện nội dung: (3.5 điểm)

Câu 6: (1.0 điểm)

– Mức đầy đủ: Học sinh nêu được mục đích: Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta.

– Mức không đầy đủ: trả lời chỉ được một ý

– Mức không tính điểm: câu trả lời khác hoặc không trả lời

– Đảm bảo được hệ thống các sự kiện của cốt truyện và nhân vật

Các sự kiện, chi tiết phải có: (đang tranh luận)

+ Long Quân cho mượn gươm

+ Lê Thận nhặt được lưỡi gươm

Về phương diện hình thức: (2.5 điểm)

+ Lê Lợi nhặt được chuôi gươm

….

– Biết đóng vai nhân vật Long Quân để kể lại sự kiện

– Biết sáng tạo, gia tăng thêm các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong bài viết

– Bài viết không sai lỗi chính tả

– Văn phong mạch lạc, trong sáng

– Từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm.

2. Mức chưa đầy đủ: Chưa đảm bảo nội dung và hình thức như trên.

3. Mức không tính điểm: Không làm bài hoặc làm lạc đề.

Trần Văn Huy @ 19:24 21/10/2015 Số lượt xem: 14572

Bài Soạn Lớp 6: Ôn Tập Truyện Dân Gian

Hãy đọc lại, ghi chép và học thuộc định nghĩa ở nhữngphần chú thích trong sách giáo khoa này về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

Trả lời:

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ,niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Trả lời:

Từ các định nghĩa và các tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.

Trả lời:

Đặc điểm của truyền thuyết:

Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử, người kể,người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Đặc điểm của truyện cổ tích:

Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc(người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em,người dũng sĩ…)

Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.

Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.

Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.

Đặc điểm của truyện ngụ ngôn:

Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

Có ý nghĩa ẩn dụ, hàm ý.

Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

Đặc điểm của truyện cười:

Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để những hiện tượng này phơi bày ra và người nghe (người đọc) phát hiện thấy.

Có nhiều yếu tố gây cười.

Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp.

So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười

Trả lời:

Truyện truyền thuyết và cổ tích:

Giống nhau:

Đều là truyện dân gian (thề loại tự sự).

Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

Nhân vật chính thường ra đời một cách thần kì và có những khả năng phi thường.

Khác nhau:

Truyền thuyết kể về nhân vật và sự kiện lịch sử, còn truyện cố tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định.

Truyền thuyết thể hiện cách đánh giá của nhân dân, còn truyện cổ tích thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Ở truyền thuyết, người kế và người nghe đều tin là chuyện có thực (mặc dù có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo); còn ở truyện cổ tích, người kể và người nghe đều cho là chuyện không có thực (mặc dù trong đó có những yếu tố rất thực tế).

Truyện ngụ ngôn và truyện cười

Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười.

Khác nhau:

Truyện ngụ ngôn: Khuyên nhủ, răn dạy một bài học cụ thể trong cuộc sống.

Truyện cười: Gây cười để mua vui, châm biếm, phê phán

Văn Học Dân Gian Quảng Trị

Quảng Trị là một vùng đất giàu có vốn văn hoá phi vật thể, trong đó văn học dân gian có vị trí hết sức đặc biệt. Văn học dân gian Quảng Trị là sản phẩm chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dòng văn học truyền khẩu.

Xét giá trị nội dung và nghệ thuật, văn học dân gian Quảng Trị có những nét riêng, đóng góp cho văn học dân gian Việt Nam thêm phần phong phú. Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại (huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện cười, tuồng hài…) song phong phú,đa dạng và giàu màu sắc địa phương và có thể phân thành 4 mảng chính là ca dao-dân ca, Tục ngữ-câu đố, Truyền thuyết-cổ tích-truyện trạng, hò vè.

Ca dao- dân ca của bất cứ miền nào trước hết cũng là tiếng ca của nghĩa tình, tiếng nói của yêu thương. Trong sinh hoạt gia đình, làng xã, lúc làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, khi tiếng nói của con tim đã đã ở cung bậc cao nhất, người lao dộng dùng lời ca để bày tỏ tâm tình trước cảnh vật, trước những biến diễn của cuộc đời và trao đổi tâm tình với nhau. Tính trữ tình, bởi vậy thấm đượm trong nội dung lẫn âm điệu của các khúc hát dân gian. Một chút buồn thoáng qua của con người trước cảnh vật:

Chim kêu ghềnh đá gẫm thân thêm buồn

Một tình cảm thành kính dâng lên cha mẹ:

Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già

Việc tìm kế sinh nhai nhưng người Quảng Trị luôn nhớ về quá khứ, nào công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, tình nghĩa vợ chồng keo sơn, gán bó dù sông cạn đá mòn:

Mẹ thương con qua cầu Ái Tử Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu Một mai bóng xế trăng lu Con ve kêu mùa hạ biết mấy thu gặp chàng

Tất cả những biểu hiện khác nhau của mối quan hệ giữa con người với con người, tất cả những cung bậc phong phú, đa dạng, tinh tế của tình cảm con người, ca dao – dân ca đã “thấu đến chân tơ kẻ tóc” (chữ dùng của Xuân Diệu) và đã nói bằng một tiếng nói đằm thắm, sâu lắng, thiết tha. Tình cảm ấy mở rộng ra, nâng lên thành tình cảm đối với quê hương đất nước, thành tình cảm giai cấp, nghĩa đồng bào, và sau này trong thời đại mới là nghĩa quân dân, tình dân đối với Cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ và tình nam Bắc ruột thịt. Những biểu hiện khác nhau ấy của tình riêng, nghĩa chung trong ca dao – dân ca miền nào cũng có. Vấn đề đặt ra là cần tìm ra những sắc thái riêng. “Những óng ánh riêng” trong cách biểu đạt tình cảm của ca dao dân ca mỗi miền.

Tiếp xúc với ca dao – dân ca Bình Trị Thiên, ta thấy có nhiều cách biểu đạt khác nhau về những khía cạnh tinh tế, phức tạp của tình cảm con người. Có bài ca dao hết sức mộc mạc, mộc mạc như là lời ăn tiếng nói hàng ngày, diễn đạt một tiếng long cũng hết sức giản dị, chân thực:

Đôi ta thương chắc mần ri Bọ mẹ mần rứa, eng thì mần răng?

Có trường hợp là một tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh cho một nguyện vọng, một ước mơ một sự trọn vẹn của nghĩa tình.

Thiếp thương chàng gươm vàng không sợ Súng bắn chin, mười lần duyên nợ không buông. Chẳng thà chịu tiếng cho luôn Gươm trường kề cổ không buông nghĩa chàng.

Song nhìn chung tiếng trong ca dao-dân ca Bình Trị Thiên, dù mỗi vùng sắc thái có khác nhau vẫn là tiếng nói đằm thắm giàu ân nghĩa chứ không thiên về rắn rỏi, mạnh mẽ, quyết liệt hoặc quá mộc mạc, trần tục…Cách diễn đạt lại thường nhẹ nhàng, bóng bẩy, có sự trau chuốt, gia công tỷ mỉ trong việc dùng chữ, đặt câu (sắc thái này thể hiện rất rõ trong ca dao dân ca vùng Huế -Thừa Thiên)

Kháng chiến chống ngoại xâm là một nội dung khá quan trọng. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ca dao dân ca Quảng Trị vẫn không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã vẽ nên những trang sử oai hùng của dân tộc, cho Quảng Trị mà các địa danh Triệu Sơn, Ba Lòng, Như Lệ là những nơi tiêu biểu cho phong trào kháng Pháp. Những nơi khác cũng đã từng in dấu chiến tranh tàn phá như dãy Trường Sơn, sông Thạch Hãn, Bích La Đông, An Hoà, Đại Hào, Phương Ngạn:

Ai về Bích La Đông khỏi lòng đau xót ruột Ai về An Hoà khỏi hậm hực thù Tây Mồ mả cha ông hắn cho xe xới, xe cày Bao nhiêu oan hồn nước mắt nghĩ lại trăm đắng nghìn cay căm thù.

Cần ghi nhận là dân ca cũng theo thời sự mà chuyển biến, phát triển. Chiến đấu để thống nhất, để được sống tự do, độc lập trên quê hương là niềm tin mãnh liệt của người dân Quảng Trị thể hiện rõ từ thời kháng chiến chống Pháp đến thời chống Mỹ. Ca dao dân ca Quảng Trị đã phản ánh một cách sinh động ý chí và tâm tình thiết tha ấy.

Như vậy, sự thêm bớt chữ trong các câu ca dao Quảng Trị là không có quy tắc mà hoàn toàn tuỳ theo cảm hứng của người hò, sao cho tròn ý nghĩa là được. Sự hợp vần trong các dao thường thay đổi, hết gieo vần lưng lại gieo vần chân, như quy luật hợp vần của thể lục bát và song thất lục bát, nhưng một số ít câu ca dao của Quảng Trị lại có lối gieo ở vần chân.

Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao Quảng Trị cũng khá phong phú. Ta sẽ gặp ở đây những loại từ đối nghĩa, đối ý trong dân ca đối đáp: – Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít Trầu cả chợ răng nói trầu không Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi – Chuối không qua Tây răng gọi là chuối sứ ? Cây không biết chữ răng gọi là thông ? Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi Trong lời hò đối đáp, lối ứng xử thật thông minh: Ngồi buồn nói chuyện trên non Một trăm thứ cá có con không thằng Khi chọc ghẹo nhau vẫn giữ lối văn nhã: Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung – Anh về thưa với hai họ rõ ràng

Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi

Quảng Trị là vùng đất thành lập sau khi nước ta đã định hình hàng nghìn năm trước. Văn học dân gian vùng này là sản phẩm của những con người có gốc từ Thanh Nghệ truyền vào. Qua cuộc sống chung với dân bản địa ở vùng đất mới, dần dần con người ở đây mới tạo được một phong cách riêng. Sự giao lưu văn hoá thế tất phải xảy ra. Ca dao là thể loại để lại những dấu vết rõ rệt trong ngôn ngữ văn học

TỤC NGỮ – CÂU ĐỐ

Tục ngữ và câu đố là hai thể loại suy lý phổ biến ở Quảng Trị . Cũng như ở các nơi khác, tục ngữ Quảng Trị được phân làm hai tiểu loại: Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết và sản xuất. Các câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về đời sống xã hội. Đây là phần quan trọng nhất là mọi người cần quan tâm khi viết về đề tài ca dao- tục ngữ

Nhìn chung, kinh nghiệm của nhân dân ở đau cũng tương tự như nhau. Ở Quảng Trị có những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết như sau: Chớp ngã Cồn Tiên; Mưa liền một trộ; hoặc: Sấm Đầu mâu không cầu cũng đến.

Lại có những câu đề cập đến sản vật đặc biệt của từng địa phương. Chính qua những câu tục ngữ này, chúng ta lại càng hiểu sâu sắc hơn văn hoá vật chất của vùng đất Quảng Trị:

-Nem chợ Sãi, vải La Vang -Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại -Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ – Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông -Cá bống Bích La, gà Trại Lộc…

Kinh nghiệm về đời sống xã hội có những câu thật xác đáng và thực tế:

-Chạy lóc xóc không bằng góc vườn -Nhiều nghề cá trê húp nác(nước)

Người miền núi cũng bày tỏ kinh nghiệm của họ:

– Đừng mau phai như hoa Toang-a-rát – Đừng chóng bạc như vôi – Xách bầu phải xem quai – Địu con phải xem vải buộc – Làm cỏ phải xem cán nắm

Về hình thức nghệ thuật, các câu tục ngữ ở Quảng Trị thường hợp vần theo lối yêu vận chứ không theo lối cước vận.

Câu đố Quảng Trị có thể phân thành những tiểu loại:

-Về những bộ phận cơ thể của con người -Về những hoạt động của con người -Về các con vật -Về các loại cây trái -Về các sự vật hiện tượng khác.

Qua những câu đố ấy, ta thấy được sự tinh vi trong những nhận xét về sự vật, con vật sống cạnh người, như đố về con gà trống:

Đầu rồng, đuôi phụng cánh tiên Ngày năm bảy mụ tối ngủ riêng một mình. Hoặc con chó : Khen ai nho nhỏ Mắt tỏ như gương Tối trời như mực Biết người thương ra chào

Có nhiều khi sự liên tưởng vô cùng sâu sắc. Đố về cau, trầu, vôi có câu:

Hai cây cao đã nên cao Một người dưới rào xa đã nên xa Ba người họp lại một nhà Kết duyên phu phụ duyên đà mặn duyên

Có thể nói sự thông minh dí dỏm, óc nhận xét tinh vi của người Quảng Trị đều được thể hiện trong câu đố:

Da non mà bọc lấy xương Lửa cháy trên đầu chúa chẳng thương Đêm năm canh tiêu hao mình thiếp Nghĩ đến đoạn trường nước mắt nhỏ sa ( Cây đèn sáp) Một mẹ sinh đặng ngàn con Trai có gái có , tài khôn rõ ràng Mặt trời đã xế vàng vàng Con xa ngái mẹ lại càng thương thay Cách nhau đã bốn năm ngày Con lại gặp mẹ mừng thay là mừng (Phiên chợ Cam Lộ)

Một số câu đố khác theo lối “đố tục giảng thanh” cũng thường được nhân dân Quảng Trị vận dụng để sáng tác.

Các truyền thuyết về đền- tháp- miếu- chùa như “Sự tích tháp Dương Lệ và tháp Trung Đan”, ” Đề Tương Hầu”, ” Miếu Tương Nghè”…đã vẽ lại một giai đoạn lịch sử lâu đời lúc thần linh còn ngự trị khá sâu sắc trong tư tưởng của nhân dân.. Qua các truyền thuyết đó, ta thấy được lòng tôn trọng văn hoá, biết ơn những vị có công với đất nước, quê hương

Truyện cổ tích lại mang một nội dung khác. Đó là những chuyện phản ánh tâm tư, nguyện vọng của con người, đề cập đến những tình cảm riêng tư trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội. Hệ tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong các truyện cổ. Nhiều truyện nêu bật các đức tính chung thủy, hiền hậu, đảm đang, cần kiệm. Truyện” Vác mía tìm dâu”, “Tình mẹ con” có mục đích khuyến dụ thanh niên nam nữ giữ gìn và phát triển những đức tính ấy để bảo vệ tình cảm, đạo đức trong cuộc sống gia đình. Truyện” Vợ làm quan cho chồng” đề cao người vợ khôn ngoan cũng là truyện có khuynh hướng đạo lý… Có thể nói các truyện cổ tích dân tộc kinh tại vùng đất Quảng trị dù phương thức diễn đạt khác nhau, có truyện mang tính thần kỳ, có truyện mang tính khôi hài… nhưng nhìn chung xu hướng trong các truyện cổ là đe cao đạo lý làm người.

So với truyện cổ dân tộc kinh thì truyện cổ miền núi Quảng Trị phong phú hơn. Một số truyện cổ tích có tính suy nguyên luận như ” Sự tích sao hôm sao mai” (taôi), ” Tình nghĩa gà vịt” (Vân kiều)…phản ánh sinh hoạt xã hội, có mục đích khuyến giáo đạo lý làm người, đề cao sự chung thuỷ, phê phán những hạng xảo trá, lừa đảo trong quan hệ gia đình, xã hội. Truyện cổ tích thần kỳ miền núi khá hấp dẫn ở những yếu tố người thần, vật thần. Truyện “Con voi thần” hấp dẫn ở nội dung độc đáo, thể hiện sự chất phác cùng sự dung dị trong nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc miền núi.

Trong kho tàng truyện kể Quảng Trị, truyện cười cũng chiếm số lượng lớn và vô cùng phong phú. Đặc biệt vùng đất Như Lệ khô cằn lại tập hợp một khối lượng truyện cười đáng kể. Đáng chú ý hơn cả là Chuyện Trạng Vĩnh Hoàng . Nghệ thuật kể truyện Trạng Vĩnh Hoàng tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở hiện thực như chuyện “Trâu đen trâu bạc” là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng, chuyện “Mắc cọp mà cày” là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm và vùng này cũng nổi tiếng có nhiều cọp như ở Thuỷ Ba. Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao.

Truyện Trạng Vĩnh Hoàng đã nêu bật được bản sắc độc đáo của con người Việt Nam ở Vĩnh Hoàng. Tuy là truyện Trạng nhưng vẫn có một giá trị hiện thực. Đây không phải là những truyện bông lơn, nói láo một cách hời hợt dễ dãi mà xây dựng từ những thành quả lao động và chiến đấu. Giá trị ấy cần phải được khẳng định khi xét đến mối tương quan của nó với các loại truyện khác như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn…

HÒ VÈ

Hò địch vận ở Như Lệ vốn là biến điệu của hò mái nhì nhưng vang xa như tiếng ngân vút cao mạnh mẽ phát ra từ con tim yêu nước nồng nàn. Tiếng hò Như Lệ là nét độc đáo trong dân ca kháng chiến Quảng Trị, nó đã phát huy tác dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ, tiếng hò kháng chiến lại được dịp vang xa. Nhiều câu hò hai bên bờ sông Bến Hải nói lên niềm ước vọng đất nước thống nhất. Chính ở vùng này đã hình thành nên một bộ phận văn học dân gian mang những đặc điểm riêng của một vùng đất bị chia cắt.

Sông Hiền Lương bên bồi, bên lở Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Bao giờ giặc Mỹ hết phương Bắc Nam sum họp con đường vô ra.

Vè là một thể loại kể chuyện bằng văn vần phổ biến ở Quảng Trị, phát triển mạnh vào thế kĩ XIX. Vè Quảng Trị cũng như các nơi khác, phần lớn là những bài có dung lượng vừa phải được sáng tác theo thể lục bát, hoặc tứ tự, song thất lục bát. Một số bài nổi bật với nội dung mang tính xã hội sâu sắc. Đó là loại vè thế sự. Vè “Mẹ Hẹ” là một sáng tác độc đáo. Hình thức sáng tác gần như lối thoại kịch với lời đối đáp của hai nhân vật: cô Hẹ và quan huyện. Nội dung bài vè kể lại câu chuyện cô Hẹ vào tuổi xuân tình phơi phới đã bị quan huyện lừa phỉnh. Sau khi để lại một bầu thai cho cô Hẹ, quan huyện ấy đã tàn nhẫn đuổi cô Hẹ ra khỏi nhà. Cô Hẹ nuốt hận trở về nhà mẹ. Sau khi sinh nở, thấy cô vẫn còn xuân sắc, quan huyện lại giở trò tán tỉnh. Cô đã vạch trần thói bạc tình, bạc nghĩa của tên quan này bằng một ngôn ngữ cay chua, mang sắc thái địa phương đậm đà mà không phải bài vè nào cũng thể hiện được.

Xoay quanh thể loại này có những giai thoại mà mỗi khi quây quần bên ấm chè xanh hoặc đôi phút giải lao nơi đồng áng thường được người dân truyền tụng. Chuyện ông Bộ ở làng Gia Độ và O Thơi ở làng Xuân Thành là một trong số đó. Ông Bộ là người nho nhã, có vốn nho học. Tuy đã có gia đình nhưng lại rất say mê hò hát. Còn O Thơi là một gái chưa chồng, tài sắc vào đám nhất vùng thời ấy. Một hôm, gặp O Thơi quang gánh di chợ qua cánh đồng giáp hai làng, ông Bộ nổi hứng cất câu hò:

“Buôn bán chi chi rày lời mai lỗ, vất quách thúng rỗ theo anh. Một mai công toại danh thành, ta ngồi chung kiệu hành đó đây”

Không hề chần chừ nghĩ ngợi lâu, O Thơi cất giọng hò đối lại ngay lập tức:

“Chữ thánh hiền dược mấy pho mấy bộ, dám huênh hoang xuất lộ vi hành? Một mai đỗ đạt thành danh, đã có O Tam thể nó đợi anh kết nguyền”

Ông Bộ đỏ mặt vì câu hò cay độc. Ai đời đường là một đấng trượng phu ra rứa lại cho rằng chỉ có con mèo tam thể mới lấy anh!

Vẫn cái máu mê gái lại mê hò, một hôm vợ ông Bộ chuyển bụng sắp sinh, nhà lại hết dầu, vợ ông bảo ông xuống chợ mua dầu. Vừa ra đến đầu ngõ gặp cô Thơi đang đang mò cá. Hai người đối đáp đến nổi quên cả mặt trời đã xuống núi. Bỗng ông Bộ cất lên một câu hò trêu chọc rằng:

“Cảm thương cho Em sớm thì lăn đồng cạn, chiều lại lặn đồng sâu. Con tôm con tép liệu được mấy đồng xu”.

O Thơi hò đáp lại:

“Chứ làm ra năm trự mười đồng, trước ngon cơm anh sau lành áo mẹ để tỏ tấm lòng nàng dâu”.

Cũng cần đề cập thêm một nội dung khác cũng khá phong phú của vè Quảng Trị, đó là vè kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài bao nhiêu năm trên đất Quảng Trị khô cằn là đề tài cho hàng trăm bài vè phản ánh những nỗi khổ cực của người dân trong cuộc chiến tranh xâm lược, nêu bật tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân ở một vùng đất có truyền thống đấu tranh.

Bao năm tháng qua, văn học dân gian Quảng Trị đã sống cùng nhịp sống của dân tộc bằng tiếng nói hồn hậu, trung thực của mình, ngân vang bằng giọng hò thiết tha, trìu mến thân thương cho đến ngày nay.

Nguồn Internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!