Xu Hướng 6/2023 # Chùm Truyện Cười Về Ông Già Noel # Top 12 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chùm Truyện Cười Về Ông Già Noel # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chùm Truyện Cười Về Ông Già Noel được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

  

Tại sao ông già Noel không sợ chó?

Một tên trộm cố gắng tìm hiểu tại sao ông già Noel vào nhà người ta tặng quà mà không báo giờ bị chó cắn hoặc sủa. Hóa ra bí quyết là ông già Noel đã “láu cá” cho bầy Tuần Lộc ăn một loại thức ăn có mùi sườn nướng và hậu môn của chúng được phẫu thuật khéo léo để sao cho mỗi lần “ị”, sản phẩm đều có hình dạng một khúc xương. Mà cái giống Tuần Lộc hễ thoáng nhìn thấy chó là sợ “vãi” cả ra.

Do ông già Noel thường tặng quà rất khuya, khi các cháu đã ngon giấc. Quà tặng cho các cháu nhiều khi là các món bánh kẹo, nếu cứ để vậy có thể chuột gián sẽ tấn công. Do đó một lần ông đã nảy ra sáng kiến: Cho quà vào chiếc bít tất của mình. Quả nhiên, với mùi khá “khủng” từ chiếc bít tất này mà không một loài gặm nhấm nào dám bén mảng tới. Chuyện này được kể rộng rãi, thêm bớt, thi vị hóa như ngày nay.

* * *

 Đổi phương tiện

Năm nay do giá cả xăng giầu trên thế giới giảm, ông già Noel muốn sắm cho mình một chiếc phi cơ đi cho tiện. Tuy nhiên ông lại phải cân nhắc lại tí chút, do ở Việt Nam các ngôi nhà toàn lợp nóc bằng tôn nên hơi khó đỗ. Hơn nữa nếu đi bằng máy bay thì bà già Noel lại đòi theo cũng khó từ chối, trong khi các cháu bé ngoan, nhất là các cháu nữ thì ngày một lớn.

* * *

 Noel thời @

Khi xuất hiện những ông già Noel (

dịch vụ

) vừa đến gia đình người ta đã xin nước uống hoặc xông thẳng vào nhà… vệ sinh. Trên đường không may quần bị “rách”nên khi gặp các cháu thiếu nhi, ông già Noel cứ “khúm núm”, không được thoải mái và sợ các cháu phát hiện ra. Râu của ông già Noel do phóng “tuần lộc uống xăng” quá nhanh và nhiều nên bị tơi tả và rất bẩn. Có ông quên cả đi ủng, quên mặc quần đỏ, thậm chí có ông quên cả kéo phéc mơ tuya…

* * *

Ông già Noel về nhà là cởi ngay quần vợ

– Sau khi phát quà cho mọi người xong, công việc đầu tiên ông làm khi về nhà là gì?

– Tôi phải cởi phăng ngay quần của vợ…

– Ái chà, không ngờ ông già Noel lại hăng thế!

– À, tôi muốn nói là cái quần đỏ này là do vợ mua cho tôi hành nghề “ông già Noel”, nó quá chật. Thêm nữa ông già Noel mà đi vệ sinh nhờ nhà người ta thì mất mặt quá.

* * *

 Tại sao ống khói phải làm trên nhỏ dưới to?

Câu trả lời rất đơn giản. Người ta làm như vậy để phòng ông già Noel “chôm” đồ mà thôi. Ai cũng biết ông thường xuống bằng ống khói. Làm ống khói kiểu trên nhỏ dưới to để đảm bảo rằng ông không thể vác ngược ra ngoài những đồ vật lớn hơn lúc chui vào được.

* * *

Email của ông già Noel cũng bị nhập nhèm

Do tình trạng “nhái” ông già Noel ở Việt Nam mấy năm gần đây trở nên khá phổ biến nên ông già Noel thật tỏ ra rất bức xúc. Đợt vừa qua ông đã tới Cục Sở Hữu Trí Tuệ để đăng ký bản quyền với các đặc điểm phân biệt “hàng thật, hàng giả”. Tuy nhiên trong bộ mặt đỏ gay như đã nói ở trên của ông khiến các cán bộ ở đây cho rằng ông đến đăng ký trong tình trạng thiếu tỉnh táo nên đã từ chối. Cực chẳng đã ông đành công bố địa chỉ email của mình trên mạng. Tuy nhiên sau khi ông công bố email chưa được một tuần, hàng loạt email “nhái” đã xuất hiện kiểu như: onggianoel thật, onggianoel cũ, onggianoel chính hiệu, onggianoel chuẩn… v.v và v.v…

* * *

 Tin… vịt cồ

Đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm ngoái, gần trụ sở nhà băng ANZ, tổ tuần tra nhân dân phường X tóm được một người đàn ông say bí tỉ, hai tay ngật ngưỡng ôm một cây thông Noel to đùng. Khi được hỏi tại sao giờ này còn không về nhà mà còn lảng vảng ở khu vực nhạy cảm. Anh ta đã lè nhè đáp: “Tôi cũng muốn về lắm, một ai đó hãy giúp tôi ra khỏi khu rừng này với!”.

* * *

 Những dấu hỏi về ông già Noel

Tổ chức Y tế thế giới nghi ngờ rằng: Ông già Noel có thể là một dược sỹ có hạng. Ông có loại thuốc kế hoạch hóa gia đình rất tốt mà hiện tại ngoài ông ra chưa ai biết bí quyết bào chế. Bằng chứng là chưa bao giờ người ta nói đến hoặc nhìn thấy con cái của ông. Tất nhiên cũng không loại trừ trường hợp do ông quá béo nên lười “sinh hoạt”.

Ủy ban Olympic thế giới thì không đồng ý với quan điểm này bởi họ cho rằng, những hoạt động thể thao có cường độ lớn của ông như: Đua xe, cưỡi tuần lộc, vác vật nặng, leo trèo ống khói… còn không nhằm nhò gì thì huống hồ ba cái vụ lẻ tẻ chiều vợ dăm mười phút.

 

(Theo 24h)

Truyền Thuyết Về Ông Già Noel Và Lễ Giáng Sinh

Ông già Noel được truyền thuyết cho rằng chỉ thưởng cho các em nào ngoan và biết vâng lời. Đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ trèo qua ống khói hoặc cửa sổ nhà để đặt quà trong các đôi tất màu đỏ mà các em đã treo gần lò sưởi. Nhiều ngày trước Noel tại Mỹ, cha mẹ thường bảo các con của họ viết thư cho ông già Noel kể lại những điều tốt mà các em đã làm trong năm và muốn được quà gì. Nhiều người vẫn cho rằng chuyện ông già Noel là huyền thoại, nhưng trên thực thế đây là truyền thuyết có thật và được chép như sau.

Santa Claus lại xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Ni-kô-la. Ông là con một trong một gia đình theo đạo Cơ Ðốc giàu có. Ni-kô-la sinh ra vào khoảng những năm 280 tại Patara, một cảng nhỏ của thị trấn Lycia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn nhỏ cậu bé đã được mẹ dạy rất nhiều về kinh thánh nhưng không may, cha mẹ qua đời do bệnh dịch, bỏ lại cậu cùng toàn bộ gia tài.

Ni-kô-la được nhiều người biết đến vì biết thương người nghèo và dành cả đời mình để phục vụ Chúa. Một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn vì cha họ quá nghèo, ông liền lấy ba túi vàng và bỏ vào phòng ba cô gái nọ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc. Mặc dù vậy, những người La Mã lại luôn khinh miệt ông, Họ bắt giam và tra tấn ông trong ngục tối. Khi Công-xtăng-tin trở thành hoàng đế La Mã thì ông đã trả tự do cho thánh Ni-kô-la . Cũng từ đó Công-xtăng-tin trở thành con chiên của đạo Cơ Ðốc. Ông triệu tập hội nghị Ni-a-xê-a và thánh Ni-kô-la được mời làm đại biểu của hội nghị. Thánh Ni-kô-la được đặc biệt ca tụng vì tình yêu của ông dành cho trẻ em. Người ta đồn rằng các món quà bất ngờ đều do thánh Ni-kô-la mang đến và cũng chính ngài là người luôn mang quà đến cho trẻ em vào các dịp Nô-en.

Bên cạnh đó, thánh Ni-kô-la còn là người bảo vệ cho các thuỷ thủ đảo Xi-xin-li của nước Hy Lạp và nước Nga. ở đất nước Hà Lan, truyền thuyết về thánh Ni-kô-la luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa.

Ông Già Làm Gì Cũng Đúng

Ông già làm gì cũng đúng là một câu chuyện hóm hỉnh nhưng giàu ý nghĩa của Andersen, giống như một lời nhắn nhủ về mối quan hệ giữa vợ và chồng của cha ông ta: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Mời các bạn và các em cùng đọc truyện. ÔNG GIÀ LÀM GÌ CŨNG ĐÚNG

Bác kể cho cháu nghe một câu chuyện mà bác được nghe từ hồi bác còn nhỏ. Về sau cứ mỗi lần nhớ đến bác lại thấy câu chuyện ấy càng hay hơn và quả thật có những câu chuyện cũng giống như người ta vậy: Càng có tuổi thì càng đẹp lão.

Chắc hẳn cháu đã về nông thôn. Chắc cháu đã từng trông thấy đâu đó một túp nhà nông dân cũ kỹ, rất cũ kỹ, mái rạ mọc đầy rêu, cỏ. Trên đỉnh nóc nhất định phải có một cái tổ cò. Tường thì nghiêng ngả, chỉ có hai hay ba cái cửa sổ thấp lè tè. Có khi chỉ có mỗi một cái còn mở ra mở vào được thôi. Bếp lò đắp phình ra ngoài tường như một cái bụng phệ. Một cây hương mộc nhô lên cao quá hàng rào, xòe cành trên một cái ao, có mấy con vịt đang tắm mát. Con chó bị xích thấy ai đi qua cũng sủa.

Dưới mái một túp nhà tương tự như thế có một đôi vợ chồng già: một ông cụ và một bà cụ nông dân. Họ hầu như chẳng có của cải gì trên đời, thế mà cũng có một vật thừa: đó là một con ngựa sống bằng cỏ mọc trong rãnh ven đường. Khi ra tỉnh, ông cụ thường cưỡi ngựa, thỉnh thoảng hàng xóm mượn của cụ và đền bù lại cho ông lão phúc hậu ấy bằng cách giúp cụ cái này cái khác. Nhiều phen cụ nghĩ rằng: tốt hơn hết là đẩy ngựa đi, bán hoặc đem đổi nó lấy vật gì có ích hơn. Nhưng thử tính xem đổi lấy cái gì mới được.

– Việc ấy thì còn ai tính toán giỏi bằng ông được nữa kia chứ – Cụ bà bảo cụ ông thế – Hôm nay là ngày phiên chợ tỉnh đấy. Ông mang ngựa đi bán lấy món tiền hay đổi chác lấy cái gì thì đổi. Ông làm thế nào tôi cũng ưng. Thôi, lên đường đi!

Cụ bà quàng cổ cụ ông một cái khăn quàng đẹp và tự tay tết thành hai múi rất đỏm dáng vì bà cụ khéo tay hơn ông cụ. Bà lấy tay vuốt mũi ông cụ, hôn một cái rõ kêu. Rồi ông cụ leo lên ngựa, đem nó đi bán hay đổi chác. Bà cụ nghĩ thầm: “Ừ, ông cụ rất thành thạo đấy, chắc chả còn ai lo toan việc này khéo hơn ông ấy nữa đâu.”

Trời nắng gắt, không có lấy một gợn mây. Gió cuốn bụi trên đường cái, đủ các hạng người chen nhau ra tỉnh, kẻ đi xe, người đi ngựa hoặc đi chân. Ai cũng thấy rất nóng nực. Chẳng đâu có thấy một quán hàng.

Giữa đám đông có một người đàn ông đang dắt một con bò cái ra chợ, một con bò cái thuộc vào loại đẹp nhất. Ông cụ nông dân nghĩ thầm: “Sữa nó chắc là tốt lắm đây! Ngựa mình mà đổi lấy con bò tuyệt đẹp này thì cũng đáng lắm.” Rồi cụ cất cao tiếng gọi: “Ối này, bác đánh bò ơi! Bác có biết tôi định bảo bác cái gì không? Tôi vẫn biết một con ngựa đáng giá hơn một con bò, nhưng cái đó bất thành vấn đề. Tôi nuôi bò cái lợi hơn nuôi ngựa. Bác có muốn đổi bò lấy ngựa tôi không?

– Đổi thì đổi! – Người đàn ông nói rồi họ trao đổi hai con vật cho nhau.

Đổi chác như thế xong, nhẽ ra ông cụ có thể quay về nhà, vì cụ đã đạt được mục đích của chuyến đi. Nhưng vì muốn đi xem chợ phiên nên cụ quyết định cứ đi đến tận nơi. Thế là cụ lại tiếp tục đánh bò ra tỉnh. Cụ đi rảo bước nên chẳng mấy lúc đã đuổi kịp một gã đang dắt một con cừu, một con cừu có bộ lông dày không mấy khi thấy. Ông cụ nông dân lại tự nhủ:

– Mình vẫn mong muốn có một con vật đẹp như thế. Cừu thì cần gặm cỏ quanh quẩn bờ rào nhà ta là đủ, chẳng cần phải đi đâu xa kiếm thức ăn cho nó. Đến mùa đông thì cho nó vào buồng, bà lão nhà mình lại có cái vui chơi khuây khỏa. Vợ chồng mình có lẽ nuôi cừu hợp hơn là nuôi bò.

Cụ bảo anh chàng dắt cừu:

– Này anh bạn, có muốn đổi cừu lấy bò không?

Gã kia chẳng đợi nói đến lần thứ hai, vội vã dắt bò đi và để cừu lại. Ông cụ lại tiếp tục dắt cừu đi. Bỗng cụ gặp anh chàng từ một con đường nhỏ ra, tay ôm một con ngỗng còn sống, một con ngỗng to béo, một con ngỗng chưa ai từng thấy bao giờ, làm cho ông cụ cứ ngắm nghía mãi. Cụ bèn bảo anh ta:

– Anh ôm nặng lắm nhỉ? Ngỗng gì mà kỳ lạ thế? Đến là lắm mỡ, mà lông mới đẹp làm sao chứ!

Rồi cụ lại ngẫm nghĩ một mình: “Ngỗng này mà về tay mình thì cam đoan là bà lão nhà mình có cách vỗ cho nó béo hơn nữa ấy chứ lị.Cơm thừa, canh cặn trút cho nó cả, rồi thì là to phải biết! Mình cứ nhớ mãi lời bà ấy luôn luôn nói với mình: Ôi chà! Nếu nhà ta có một con ngỗng đem thả lẫn với đàn vịt thì đẹp biết mấy! Đây có nhẽ là dịp kiếm được một con, mà con này thì phải bằng hai con khác chứ chẳng chơi đâu! Thử xem sao!”

Rồi cụ cất giọng nói to: “Này anh bạn, muốn đổi không? Anh lấy cừu, lão lấy ngỗng. Không phải các anh cho lão đâu, mà lão phải trả ơn anh là đằng khác nữa.”

Anh kia chẳng đợi nói đến lần thứ hai và ông cụ nông dân trở thành chủ nhân con ngỗng. Lúc ấy cụ đã ra gần đến tỉnh. Càng ngày lại càng đông. Người và vật chen chúc nhau trên đường cái, đi cả xuống rãnh, sát vào bờ rào. Ở cửa ô, người ta chen chúc nhau hỗn độn.

Người thu thuế nhập thị có nuôi một con gà mái. Thấy đông người, hắn ta lấy dây buộc cho nó khỏi xổng đi mất vì hốt hoảng. Gà đậu trên cái rào chắn đường, ngó ngoáy cái đuôi xén cộc, chớp chớp một bên mắt ra bộ ranh mãnh và kêu: “Coóc, coóc!” Nó nghĩ gì thế chả biết được. Nhưng ông cụ nông dân trông thấy nó liền phá lên cười, bụng bảo dạ: “Đây mới thật là một con gà mái đẹp nhất, chưa bao giờ mình được trông thấy, nom nó còn đẹp hơn cả con gà ấp của ông mục sư cơ đấy. Trông nó mới buồn cười làm sao kia chứ! Trời, mình thích nó quá! Gà là một giống vật nuôi tiện nhất, chả phải trông nom gì cả, nó đi nhặt nhạnh hột rơi hột vãi mà ăn thôi. Giá mà đổi được ngỗng lấy gà mà lại tuyệt cơ đấy!” Cụ giơ ngỗng bảo người thu thuế:

– Có đổi không?

Hắn đáp: – Đổi à? Thế thì còn gì bằng nữa.

Người thu thuế lấy ngỗng, ông cụ nông dân ôm gà đi. Cụ làm nhiều việc dọc đường như thế nên thấy nóng nực và mệt mỏi. Phải tợp một ngụm và chén một miếng gì mới được. Cụ vào hàng ăn. Vừa lúc đó, cậu bồi đi ra, tay xách một túi đầy ắp. Cụ hỏi cậu ta:

– Anh xách cái gì thế?

– Một túi táo còi đem cho lợn đây.

– Sao? Táo còi đem cho lợn à? Thật là phí phạm quá lắm! Bà ấy mà được chỗ táo còi này thì sướng phải biết! Năm ngoái cây táo già gần chuồng ngựa nhà tôi mọc có mỗi một quả: Chúng tôi đặt nó lên chốc tủ và giữ mãi cho đến lúc thối. Bà ấy mà được môt túi như thế này thì phải biết. Tôi muốn cho bà ấy mừng một mẻ.

Cậu bồi hỏi: – Thế cụ giả bao nhiêu?

– Bao nhiêu ấy à? Con gà này chứ bao nhiêu. Đủ chứ?

“Mỗi Năm Hoa Đào Nở Lại Thấy Ông Đồ Già”…

(QBĐT) – Trời vào xuân. Ông đồ già ngồi giữa cơ man “mực tàu, giấy đỏ”. Dưới nét bút uyển chuyển của ông, thời gian tưởng chừng như lắng lại, chỉ còn nét xưa đậm chất hồn dân tộc phảng phất đâu đó giữa nhịp sống gấp gáp, vội vã. Cho đến cuối cuộc đời “múa bút nên tranh” của mình, ông đồ Hoàng Gia Hy vẫn ấm áp bởi “còn nhiều lắm những người yêu vốn cổ”. Ngày còn đi học, tôi cứ ám ảnh mãi hình tượng ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên với một nỗi niềm hoài cổ và nhớ tiếc về “những người muôn năm cũ”.  Để rồi đến khi gặp ông đồ già Hoàng Gia Hy trong căn nhà đượm màu xưa cũ, mới hiểu rằng có những giá trị cổ, dẫu qua bao dâu bể vẫn đủ sức bền chặt cùng thời gian. Một đời đeo đẳng nghiệp bút nghiên, ở tuổi bát tuần, ông mang một nỗi niềm sâu thẳm gửi gắm trong từng nét bút. Ông cụ không giống như trong trí tưởng tượng của nhiều người về hình ảnh của một thầy Nho già với râu tóc bạc trắng, nhưng nhìn vào ông vẫn thấy toát lên vẻ hiền triết và hồn hậu đến lạ. Ông mang trong mình chất uyên bác của con cháu dòng dõi Nho gia; nét tài tử, phá cách của con người tài hoa, cá tính. Làn da lấm tấm vết đồi mồi, đôi mắt trầm đục bao giờ cũng ngân ngấn nước. Trò chuyện cùng ông, đôi lần thấy ông như đang trôi về một cõi xa lắm, như đang hoài nhớ về những ngày tháng đã xa.

Ở tuổi bát tuần, ông mang một nỗi niềm sâu thẳm gửi gắm trong từng nét bút

Ông cụ kể, thân sinh của mình là thầy đồ dạy chữ Nho. Từ nhỏ, ông đã quen với mực tàu, giấy đỏ. Ngày ngày ngồi mài mực cho cha viết rồi cái chữ thâm trầm ấy cũng thấm vào đam mê, vào máu thịt mình từ lúc nào chẳng rõ. Thế rồi nắn nót tập viết cùng cha. Ngày tháng trôi, nét chữ ngày một mềm mại và rồi suốt cuộc đời, cụ đeo đẳng với chữ nghĩa như một cái nghiệp. Nhiều người thường bảo ông cụ như sống trong một thế giới riêng, tự tạo niềm vui nỗi buồn và nhất là khi cầm bút, ông như tách mình ra khỏi những xô đẩy của thực tại, của những gấp gáp, bon chen. Gần chục năm nay, ông bắt đầu viết chữ và câu đối Tết. Cứ mỗi dịp Tết đến, người ta lại thấy ông ngồi giữa một góc phố khiêm nhường, lom khom giữa cơ man giấy đỏ, mực tàu. Có năm lại thấy ông ngồi bình lặng trong Chùa Phổ Minh (Đức Ninh Đông, Đồng Hới), tỉ mỉ với từng nét bút. Nhưng năm nào cũng thế, cái dáng người thương thương, cùng những nét chữ của ông vẫn luôn được nhiều người trân quý. Hai năm nay, sức khỏe giảm sút nhiều, những ngày Tết, ông cụ chỉ ở nhà, ai đến xin chữ lại bày giấy bút ra rồi say mê viết.

Thế nhưng, không phải ai xin chữ, ông cụ cũng cho. Cụ bảo, giữa người viết và người đến xin phải có cái duyên. Người cho chữ phải hiểu chữ và hiểu cả người xin chữ nữa. “Xin chữ là việc của tâm linh. Lòng có thành thì đức mới sáng. Chữ nghĩa cho là để gánh vác, để bươn chải mà vươn lên cho thành đạt chứ không phải trò xổ số cầu may. Có rứa thì việc xin chữ và cho chữ mới thật sự ý nghĩa, có rứa thì người cho và người xin chữ mới xứng với hồn cốt của chữ”, ông cụ gật gù. Gương mặt hằn in vết thời gian, đồ Hy lại say sưa giảng giải cho người khách trẻ sự thâm thúy của chữ nghĩa. “Con có biết, với mỗi người, một trong những chữ quan trọng nhất là gì không? Là “Nhân Hòa”, nghĩa là phải giữ được hòa khí trong mọi mối quan hệ. Giữa người với người mà hòa thuận, vui vẻ thì cuộc sống mới an yên”. Nói đoạn, ông đồ khom lưng viết, đôi bàn tay run run nhẫn nại kéo từng nét bút. Ánh mắt ông trầm đục, đượm buồn tựa như một dấu lặng giữa nhịp sống gấp gáp, hối hả.

Vừa đưa đẩy từng nét chữ, thỉnh thoảng ông lại ngẩng đầu lên, trầm tư: “Xin chữ treo trong nhà đầu năm là một việc làm quan trọng với mỗi gia đình từ xưa, treo chữ gì trong nhà thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, cũng là thể hiện những mong ước trong năm mới”. Vậy nên, nhiều năm nay, Tết nào căn nhà nhỏ nép mình bên rì rào ruộng lúa của ông cũng đông kín người. Người già xin chữ “Thọ”. Người trẻ xin chữ “Tài”, “Lộc”, “Trí”… Mỗi người đều ấp ủ một ước vọng riêng nhưng ai cũng quý trọng cái đức của ông đồ già. Ông kể, vui nhất là những hôm cận Tết, trời mùa đông rét tái tê, vẫn có những bạn sinh viên đạp xe cả chục cây số đến nhà ông xin chữ. Người trọng ông bởi cái đức, ông quý người bởi sự nâng niu với chữ. Ông tự nhận mình là “người xưa cũ”. Và những “người xưa cũ” như ông đã nhiều lúc đau đáu buồn bởi những giá trị cổ đang dần bị lãng quên. Nhưng rồi ông ấm lòng, bởi giữa dòng chảy của cuộc sống hôm nay, vẫn còn nhiều lắm những người trân quý cái nét chữ thâm nho này.

Xin chữ ngày Tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt

Ông bảo, luyện nét chữ cũng như rèn nết người và phải luôn rèn luyện đến suốt đời. Chữ càng uốn nắn, thì càng mềm mại. Rèn chữ cũng là rèn đức nhẫn nại  nên dù hôm nay sức đã yếu, đôi bàn tay đã run run nhưng ông vẫn rèn chữ từng ngày. Năm 2008 và 2009, ông đồ già Hoàng Gia Hy được giải khuyến khích về thể hiện tại Lễ hội “Câu đối, hoa và đồ uống tết” do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức. Từ đó đến nay, ông vẫn miệt mài rèn chữ và “nếu còn sức khỏe thì còn tham gia thi”, ông đồ già cười hiền hậu. Nhiều năm nay, ông nghiên cứu nhiều về Phật pháp và hiện là thư ký của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình. Và cũng như khi đắm mình trong từng nét chữ, học giáo lý nhà Phật, ông thấy lòng mình tĩnh lại, trầm mặc giữa cái vồn vã, xô bồ của cuộc sống.

Nhìn ông cụ, tôi nhớ đến lời dạy của thầy tôi rằng một khi mọi giá trị đều mất đi thì văn hóa của một dân tộc là điều duy nhất còn sót lại. Vẫn tin rằng, cuộc sống dẫu biến thiên, bộn bề lo toan thì mãi mãi, những phong tục đẹp của cha ông xưa cũng không dễ gì bị quên lãng. Điều gì thuộc về giá trị truyền thống sẽ mãi mãi trường tồn. Và “những người muôn năm cũ” sẽ lại về cùng con cháu mỗi mùa hoa mai, hoa đào nở, mang “lộc chữ” đến cho muôn nhà.

Ghi chép của Diệu Hương

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùm Truyện Cười Về Ông Già Noel trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!