Bạn đang xem bài viết Chùm Thơ Viết Cho Quảng Ninh – Vũ Đan Thành được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Vịnh Hạ Long – Ảnh st)
1. Vịnh Hạ Long
Vũ Đan Thành
Hạ Long cảnh đẹp xiêu hồn
Rồng tiên lạc bước chập chờn biển mơ
Tuyệt vời hơn những bài thơ
Thiên nhiên kỳ ảo mộng mơ ngọc ngà.
Sao không đẹp bởi lụa là
Để thơ chắp cánh cho tà áo bay
Hạ Long biển biếc bấy nay
Dập dờn sóng vỗ gió lay ngát tình.
Kìa trông cây ngả nghiêng mình
Muôn hình vạn trạng bức hình điểm tô
Mây trời non nước nhấp nhô
Xanh xanh mỏm núi lô xô uốn mình.
Hang Sửng Sốt chốn thiên đình
Lung linh thạch nhũ tạc hình thiên thai
Bồ Nâu, Trinh Nữ cả hai
Thiên Cung, Đầu Gỗ lâu đài là đây. (1)
Đi qua Bãi Cháy mùa này
Thấy con sóng vỗ đêm ngày miên ma
Cảnh tiên tạo hóa trời ban
(1) Tên các hang động nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long
2. Đất Quảng Ninh
Vũ Đan Thành
Đất Quảng Ninh màu than đen óng
Như cục nam châm hút bao ngả cuộc đời
Người từ Thái Bình đến sinh cơ lập nghiệp
Những bác quê Nam Hà đến đây từ độ bốn lăm
Bố tôi gửi gần ba mươi năm đằng đẵng
Một mình kiếm kế sinh nhai…
Đất Hải Dương quê tôi đồng chua nước đọng
Cả hai vụ chiêm mùa sao nuôi nổi một đàn con
Mẹ tôi ở nhà với mấy gian nhà gianh dột nát
Một mình bảy đứa con và mâm cơm đầy củ sắn củ khoai
Để cha đi biền biệt Quảng Ninh… .
Đàn con nhỏ có đứa không nhớ nổi cha
Nhiều khi còn ôm chầm người lạ
Thường mỗi năm bố về phép một lần
Đưa cho mẹ chút tiền dành dụm cả năm.
Mấy anh chị em
Lớn bảo bé để mẹ phải ra đồng
Cuộc sống cứ như vậy hàng chục năm dòng
Anh cả lớn lên rồi đi bộ đội
Các chị dần cũng lần lượt lấy chồng. .
Có chị ngày cưới chồng bố cũng không về được
Cái hồi vẫn còn bom rơi đạn lạc
Bố cứ cặm cụi một mình nơi xứ lạ vùng than
Đất Cẩm Phả, phố Minh Khai ngày đó
Màu than đen chạy dài khắp các nẻo phố xa.
Tôi nhớ hồi chừng hơn bẩy tuổi
Mẹ đưa tôi lên đó rồi về
Tôi ở lại trong một căn phòng nhỏ
Nền nhà đen như màu than kíp lê
Bố thường đi làm ca đêm và trở về sáng sớm
Trước khi loa phát thanh đầu phố vang lên. .
Buổi sáng đó không thấy bố về như mọi bận
Một đứa trẻ là tôi đã lần đầu lo lắng
Mãi tới trưa không thấy bố về
Tôi đã dò đường lên mỏ than Thống Nhất
Vừa đi vừa hỏi khách đi qua. .
Đêm hôm trước hình như mưa to lắm
Trên một đoạn đường dài đầy vũng nước mưa
Có lẽ là con đường dài nhất trong đời tôi đã trải
Để gặp bố tôi đang trong cơn sốt nặng mê man.
Tôi còn nhớ đường vào mỏ than
Ngày đó…
Mùi khói than nồng nàn từ khe đá bốc lên
Cả một kỳ hè tôi đã ngủ một mình chờ trời sáng
Đất Quảng Ninh trong tôi còn in đậm màu than.
Đất Quảng Ninh bão lụt
Vũ Đan Thành
Đất Quảng Ninh đang gồng mình trong bão lũ
Bài thơ tình tôi tạm gác một bên
Tôi đang nghe
Những tin vừa bay đến…
Những căn nhà đổ ụp trong mưa
Gần hai chục con người đã phải từ giã chia lìa
Tám mạng người
Trong một gia đình vừa yên nghỉ. .
Những con người đang dầm mình gánh tóc tang
Những phố phường những làng mạc những mỏ than
Khu Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Vàng Danh, Uông Bí…
Phường Cao Thắng, phố Minh Khai xưa tôi đã từng ở đó. .
Những cái tên Thống Nhất, Hà Lầm, Cọc Sáu vẫn thường qua
Ngày hôm nay vẫn nhấp nhô những căn nhà
Màu của than đã hòa vào đặc quánh
Những con người đất Quảng gian nan.
Cha tôi từng lập nghiệp tại vùng than
Hơn hai mươi năm trời có lẻ
Trong nhịp đập của tôi ngày thơ bé
Có những cơn sóng trào từ một vùng đất mỏ Quảng Ninh.
Một trận mưa ngập lụt đến kinh hoàng
Hiện vẫn đang chờ cơn mưa tạnh dứt
Ở đâu đó bao trái tim đập trong lồng ngực
Đang hướng về đất Quảng thân yêu…
(Viết trong đợt mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 năm 2023 tại Quảng Ninh)
4. Con đường cao tốc Vân Đồn
Vũ Đan Thành .
Con đường cao tốc Vân Đồn
Dạo này thiên hạ lồm xồm lắm nha
Vay ba trăm triệu đô la
Vân Đồn – Móng Cái người ta luận bàn. .
Huyện nghèo sóng biển vỗ tràn
Tài nguyên chả thấy thấy đàn chim bay
Ai từng qua đó mới hay
Làm ngay cao tốc tiền vay anh Tàu. .
Các quan trí tuệ thâm sâu
Con đường nô dịch ngấm lâu mất rồi
Ai ơi ra đó mà bơi
Để nghe tiếng sóng chơi vơi dập dồn.
Ai ra ngắm biển Vân Đồn
Có chăng cô gái ngửa sườn ra phơi
Con đường dẫn đến ăn chơi
Con đường nối giáo xứ người xứ ta… .
Quan san vạn dặm sơn hà
Bốn phương kẻ mạnh làm cha kẻ mù… . 5. Phố biển Hạ Long Vũ Đan Thành Thành phố không còn màu than rơi rắc đầy trên lối Nhà Bảo tàng màu đen nhánh đứng nghiêm trang Cuộc đời người làm than Còn lưu hình trong đó Phố Hạ Long sóng biển vỗ rầm rì.Những con thuyền đêm đêm đi xa biển Ban sáng bồng bềnh Phía chân núi sóng dịu êm Phố biển đêm in hình xa xa bóng núi Cầu Vân Đồn lối này đi lên Móng Cái, Cửa Ông.
Thành phố biển Hạ Long Con sóng hát ru tình Có ngọn núi biết làm thơ hay lắm Núi Bài Thơ sao sao nghe êm êm lãng mạn đến dịu dàng Là khi anh nắm tay em và nhìn vào đôi mắt.
Đêm con phố chập chờn lung linh đèm mầu ánh điện Cáp treo dừng lơ lửng mảnh trăng gày Những dãy phố gam màu còn tươi rói Mái màu như ngói đỏ lô xô Đêm Hạ Long đẹp đến không thể hững hờ.
Những đường nét hình hài cong cong cách điệu Những con đường vòng vòng qua những đồi thông Tôi đi qua đây những ngày hè tháng sáu Biển mênh mông Nắng không quá đỗi nồng nàn và gay gắt.
Mưa vừa rơi ngắt từng đoạn đêm qua Phố biển nào đâu quá xa hoa Những con người vùng than một thời gian khó Đi trong đêm bên rặng dừa lộng gió Phố biển bồng bềnh Tôi đã gặp nơi đó Hạ Long…
. 6. Cái cổng lờ Quảng Ninh
Vũ Đan Thành .
Có thể mình dân trí Vẫn còn hơi cào cào Gu thẩm mỹ không cao Nên nhức đầu chưa hiểu.
Biết đâu như cái miếu Ban đầu chẳng có thiêng Sau khéo đắp vây rồng Thiên hạ bàn nhòm ngó.
Tháp Effell thế đó Kim Tự Tháp cồng kềnh Cả Vạn Lý Trường Thành Mới đầu đâu có đẹp.
Từ câu chuyện bép xép Mọi người cùng tui đây Lâu chóng có bấy chầy Lại loang đi khắp chốn.
Cái cổng kia thêm hồn Đống sắt kia mọc cánh Bay lên lưng trời xanh Quảng Ninh thành nổi tiếng.
Quan sống khôn chết thiêng Về cắt băng chứng giám… .
7. Thành phố và cơn mưa cuối hạ Vũ Đan Thành
Thành phố Hạ Long sáng nay cuối mùa hạ cuối Cơn mưa đầm đẫm mưa rơi Bãi Cháy mùa này Du khách cũng đã vơi.
Biển lưa thưa từng cơn sóng vỗ Thành phố lạ khác quá nhiều một thuở Bãi cát chạy dài Và hàng phi lao gió hoang phiêu Núi Bài Thơ nằm xa tít trong mơ.
Những dãy nhà Đã lấp đầy xưa mờ cát trắng
Giờ chỉ còn là bãi biển nhân tạo lạ lẫm những bước chân Cáp treo nghỉ giữa cơn mưa đang treo lơ lửng.
Khu vui chơi Sun World uốn lượn bóng rồng bay Nét điêu khắc trập trùng giả cổ Mái ngói lô nhô tựa như miền Hội An pha trộn lẫn nét xô bồ (Đêm qua hắt những ánh đèn mờ cạnh đài phun nước tràn ngập những sắc hoa).
Phố công viên hiện đại vẻ hào hoa Những trò chơi đắt tiền hôm nay ngừng – ngơi nghỉ Nhìn thành phố như một khu đô thị Quán hàng giăng Phố thị giăng ngang.
Dưới cơn mưa suốt đêm qua Vẫn còn lãng đãng giăng màn Những nhà cao tầng đã ngập tràn từng xưa kia khoảng trống Những con đường, những phố phường như xa lạ Chẳng quen.
Cả khi những đêm Thành phố đã lên đèn Cả những ngày giữa tuần cũng vậy Bãi Cháy, Hạ Long như xa lạ chẳng thân quen.
Chỉ còn cơn mưa sáng nay cuối mùa hạ cuối Còn như thấy những ngày xưa nơi ấy Chỉ còn thấy cơn mưa vẫn cũ Là không lạ lẫm cùng tôi… (31 – 7 – 2023)
8. Biển cồn cào sóng vỗ
Vũ Đan Thành
Biết là biển vẫn còn mơ
Thế nên sóng mãi lửng lơ dập dờn
Những khi từng lúc bồn chồn
Sóng anh sao cứ xô cồn cào thôi
Biển trào dâng ngập chơi vơi
Là khi em phía xa xôi xa vời
Biển làm tiếng sóng thay lời
Nói yêu nhau vẫn rối bời lời yêu. .
Sóng xanh chẳng biết mỹ miều
Chỉ xô bờ cát liêu xiêu mãi hoài
Có bao giờ sóng mệt nhoài
Có bao giờ sóng nhớ ai thế này. .
Biển là biển biếc chiều nay
Cơn mưa cứ muốn gợn bay thử lòng
Cồn cào từng đợt nhớ mong
Vỗ về em đó mênh mông bến bờ…
. 9. Bãi Cháy
Vũ Đan Thành
Gần chục năm trời quay lại
Nhận ra được mỗi cơn mưa
Bãi xưa ngập tràn đô thị
Trảng dài cát trắng còn đâu.
Chỉ còn cơn mưa là cũ
Biển kia sóng đã bạc đầu
Những ngả đường ven đồi vắng
Nhà cao tầng vút lên cao. .
Một vùng bãi biển nao nao
Ngả dài gọi tên Bãi Cháy
Ngày xưa cát trắng mê hồn
Biển giờ đã thành chật chội. .
Mường Thanh, Sunshine, Vingroup
FLC – hàng ngang biệt thự
Làm cho biển hóa hoang tàn
Không còn con sò, nghêu, ốc. .
Con ngao, con ngán trốn đâu
Nước xanh dù vẫn một màu
Dưới chân biển là nhân tạo
Hàng dừa gầy guộc leo teo.
Biển xưa chập chờn trắng xóa
Giờ bê tông hóa tầng cao
Ánh đèn đêm đêm chói lóa
Khơi xa vật vã từng hồi.
Bước chân con đường chật chội
Chẳng còn tiếng sóng xôn xao
Đu quay, cáp treo, tàu lượn
Vui chơi náo nhiệt quay cuồng.
Nếu một ngày rồi biển động
Những con sóng cả… rùng mình…
(Bãi Cháy – một bãi tắm nổi tiếng bên bờ Vịnh Hạ Long đã thay đổi thành một khu vui chơi khá sầm uất giờ đây)
Cùng chia sẻ bài viết này
Chùm Thơ Viết Về Quảng Ninh Hay, Thơ Ngắn Ca Ngợi Quảng Ninh Quê Hương
QUẢNG NINH QUÊ TÔI – Thơ: Lệ Thủy
Mời một lần bạn đến thăm quê tôiTỉnh Quảng Ninh nơi địa đầu Tổ quốc Dọc hành trình dài theo chều đất nước Đến tận cùng đầu chữ S thân yêu!
Quê hương mình biển đẹp lắm bạn ơi! Vịnh Hạ Long một kỳ quan thế giới Nước xanh trong dập dờn nghìn đảo biếc Lớn nhỏ quây quần tạo thế đứng rồng bay!
Đất mỏ quê mình vọng tiếng than reo Từ lòng đất nguồn vàng đen vô tận Bến cảng rộn ràng, tàu bè xuôi ngược Tiếng còi tằm náo nức giục vào ca!
Người quê mình yêu lắm mỗi địa danh Bạch Đằng Giang đã bao lần dậy sóng Cửa ải Vân Đồn vùi thây bao xác giặc Vẫn mượt mà như câu hát dân ca!
Đến quê mình cuộc sống thật bình yên Khi dừng chân ngồi thiền nơi cõi Phật Đỉnh non thiêng phù vân Yên Tử Giữa mây ngàn thông, trúc ngát màu xanh…
Về quê mình bạn sẽ thấy đắm say Hình đất nước bốn mùa thu nhỏ lại Nơi cảm hứng của thi, ca, nhạc, hoạ Mãi mãi thăng hoa, da diết đến tận cùng…
Đến đây rồi… Bạn chẳng muốn dời chân!!!
QUẢNG NINH CÓ CÒN EM – Thơ: Nguyễn NhậtVùng đất mỏ chiều nay tôi trở lại Vẫn Hạ Long con sóng hát đêm ngày Em gái nhỏ về đâu ta kiếm mãi Gió biển làm đôi mắt chợt cay cay
Về đất Phật linh thiêng Yên Tử ấy Gửi hồn mình nhẹ bước cõi hư vô Mong dập lửa tình đau âm ỉ cháy Để tâm an giữa cuộc sống xô bồ
Đêm lắng tiếng ì ầm con nước vỗ Giữa tỉnh mê ta chợt thấy bàng hoàng Sông xanh ấy ngỡ như vừa thắm đỏ Bởi ba lần dậy sóng Bạch Đằng Giang
Trong giấc mộng người xưa về thấp thoáng Vẫn thướt tha trong dáng dấp trang đài Miền hư ảo níu ta vào dĩ vãng Quảng Ninh còn giữ lại bóng hình ai?
MỜI BẠN ĐẾN VỚI QUẢNG NINH – Thơ: Bằng Lăng TímMời bạn đến Quảng Ninh tươi đẹp Biển bao la… đất thép thành đồng Sử vàng ghi những chiến công Quảng trường lịch sử nắng hồng chiều vương
Cầu nối nhịp con đường gần lại Ta cùng về thăm bãi cát mơ Tuần Châu chờ đón từng giờ Bạn về ngắm cảnh nên thơ tuyệt vời
Hoàng bôn ngả nắng rơi đáy nước Từng đoàn thuyền xuôi ngược vui sao Cá tôm hải sản ngọt ngào Tình người đất Mỏ ta trao ấm nồng
Đây cửa Lục nơi sông gặp biển Đêm ngàn sao ẩn hiện cuối trời Từng đàn cá mực nhẹ bơi Ánh trăng soi sáng ta ngồi cắm câu
Quảng Ninh đẹp lại giầu bạn hỡi Than vừa ra đang đợi xuất hàng Còi tàu hú gọi ngân vang Những cô thợ trẻ dịu dàng áo xanh.
BẠN ƠI VỀ VỚI QUẢNG NINH – Thơ: Mai YênBạn ơi về với Quảng Ninh Dừng chân ngắm cổng tỉnh mình nguy nga Sừng sững, lộng lẫy, kiêu sa Hiên ngang hoành tráng chở ta tháng ngày
Ai về lòng thiết tha đầyQuảng Ninh nay đã đổi thay từng giờ Hạ Long cảnh đẹp lên thơ Vàng đen vùng mỏ… Vui mùa khắp nơi
Đồng quê tiếng máy reo vui Yên tử lễ hội đông vui rộn ràng Phố phường điện sáng … phong quang Theo lời đảng, Bác… huy hoàng tương lai
Cổng cao vươn đẹp trang đài Ẩn trong sâu lắng tình người, tình quê Ai đi ,ai đến ,ai về Đem theo hồn cổng… miền quê Đông Triều…
VỀ QUẢNG NINH – Thơ: Duyên NguyễnAi đã từng ngắm Hạ Long về đêm Đảo lớn nhỏ mặt nước êm nhẹ sóng Ở nơi đó có rất nhiều hang động Như Thiên Cung, Trinh Nữ rất tuyệt vời
Một bức tranh nhìn đẹp lắm người ơi Hang Sững Sốt, động Tam Cung, Đầu Gỗ Trời ban tặng một địa danh đồ sộ Thế gian này chỉ có ở đây thôi
Bãi Cháy kia sát bờ Vịnh được bồi Nửa ngàn mét ..rộng thời hơn trăm thước Nguyên Mông đó..Trương Văn Hồ xâm lược Trần Khánh Dư đuổi đốt hết tàu thuyền
Xã Yên Công Uông Bí một khuôn viên Núi Yên Tử nhiều chùa chiền di tích Sương bao phủ màn đêm rất tĩnh mịch Ngọn Bạch Vân nơi ấy có Chùa Đồng
Vùng Tuần Châu phía Tây Nam Hạ Long Đảo đất rộng duy nhất lưu phiến thạch Thảm cát trắng mịn ..nước trong xanh ngắt Rừng thông reo đàn chim hát vẫy chào
VỀ VỚI QUẢNG NINH – Thơ: Tạ Thăng HùngAnh về thăm thành phố biển mùa thuQuảng Ninh quê em mùa này đẹp quá Hạ Long ơi biển trời xanh êm ả Thăm thẳm trăng thanh gió hát ngọt ngào.
Thị xã Hòn Gai nỗi nhớ cồn cào Nay trở lại ngẩn ngơ cầu Bãi Cháy Lòng tha thiết muốn cùng em ở lại Ngắm mùa thu rơi xuống những con tàu.
Những mẻ than đầu hối hả về đâu Mà bến cảng xôn xao tàu qua lại Khi nắng sớm bình minh vừa thức dậy Hạ Long xanh tàu cá rủ nhau về.
Bãi Cháy, Tuần Châu du khách mải mê Tận hưởng mùa thu nồng nàn gió biển Thăm thắng cảnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng Trên con tàu rẻ sóng trắng lao xao.
Đêm mọc lên trên biển những vì sao Là tàu anh, là tàu em rực sáng Đi bên nhau giữa biển trời bát ngát Thả tâm hồn nghe câu hát quê hương.
Muốn ở thật lâu thăm đảo thân thương Thăm Cẩm Phả, Quảng Yên và Móng Cái Thăm Hoành Bồ một thời ta ở lại Với màu xanh áo bộ đội năm nào.
Mỗi lần về lòng cứ thấy nao nao Quảng Ninh ơi, Quảng Ninh thơ mộng quá Mùa thu đến biển chiều rơi rụng lá Níu bước chân du khách chẳng muốn về…
Chiều nay tôi ghé Quảng Ninh Đi xem phong cảnh hữu tình nơi đây Ba Vàng quện dưới trời mây Vãng lai cầu nguyện những ngày cuối thu.
MIỀN QUÊ QUYẾN RŨ – Thơ: Phạm Quang TuấnQuảng Ninh giàu đẹp, nghĩa tình Trai thì hào phóng, gái xinh miễn bàn Đã yêu thì rất nồng nàn Đã chơi thì khó ai can…hết tầm
Quảng Ninh người rất thật tâm Trước sau như một, rộng lòng, chỉnh chu Ghét ai thì cũng chẳng thù Quý ai dẫu phải… vay Bu cũng chiều
Quảng Ninh nổi tiếng lãng phiêu Tâm hồn nghệ sĩ, rất nhiều tài hoa Bắc- Nam rạng tiếng danh ca Đến đâu cũng được mặn mà đón chân
Quảng Ninh được tiếng là dân Thông minh, tài giỏi, canh tân, dám làm Dẫn đầu cải cách Việt Nam Đàn ông mạnh mẽ, đảm đang
Quảng Ninh ai đã ghé qua Luyến lưu chẳng muốn dời xa ra về Đàn bà ước được làm thê Đàn ông dẫu bắt làm hề cũng vui
Quảng Ninh mảnh đất quê tôi Ai chưa ghé đến phí đời thanh xuân Dẫu đi khắp chốn tiên trần Chẳng bằng một phút được gần Quảng Ninh.
KỲ QUAN NƠI QUẢNG NINH Thơ: Phạm Quang Tuấn
“Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”
“Ao nhà” hùng vĩ núi non Cỏ hoa ôm ấp, mây vờn nên thơ Ao nhà gương biếc thiên thu Dạt dào sóng hát hời ru đắm lòng
Ao nhà thẳm nước xanh trong Hoàng hôn sóng sánh ánh vàng nắng soi Ao nhà sương trắng buông lơi Mây trôi ngụp lặn giữa trời thanh thiên
Ao nhà lộng gió thoả thuyền Căng buồm mát mái lướt trên sóng ngàn Ao nhà cá lội kín đàn Ngân vang rộn tiếng dô khoan lưới đầy
Ao nhà ai hát mê say Khúc ca hò biển ngất ngây ấm lòng Ao nhà mỗi lúc đêm rằm Cuội, Hằng lặn xuống đáy dòng mẩn mê
Ao nhà cuốn hút bạn bè Năm Châu háo hức tìm về ngất ngây Ao nhà khiến khắp đó đây Vinh danh tuyệt tác trên đời kỳ quan
Ao nhà xưa ấy Phượng, Loan Rồng thiêng sà xuống hân hoan đắm mình Ao nhà ấy đất Quảng Ninh Ai chưa được đến thực tình tiếc ghê
Quảng Ninh mong đón bạn về Thăm quan ngắm cảnh hồn quê- đất, người Chia tay chắc chẳng muốn dời Ước sao gắn mãi kiếp đời nơi đây
Quảng Ninh giờ rất đổi thay Đã vươn chắc cánh vút bay đại ngàn Quảng Ninh hội tụ, toả lan Văn minh, tình nghĩa, nồng nàn, đáng yêu
Quảng Ninh trải thảm sẵn chiều Đón chào bạn đến thả diều ước mơ Quảng Ninh mảnh đất nên thơ Đến rồi sẽ thoả khát chờ ngàn năm
Nào còn gì nữa sao ko Về đây thoả ngắm Hạ Long diệu kì Quê tôi ai đã lần về Con tim yêu dấu khắc ghi suốt đời.CHIỀU THU QUẢNG NINH Thơ: Đức Triển
Ta về thăm đất Quảng Ninh Biển xanh mây trắng lung linh sắc trời Tuần Châu du lịch vui chơi Hạ Long vãng cảnh biển khơi sóng chiều
Ngày thu nắng trải phiêu diêu Hồn thơ lắng đọng giữa chiều sang thu..!QUẢNG NINH QUÊ HƯƠNG Thơ: Danh Tử
Bình minh ngả nơi đầu ngọn gió Để chồi non thảm cỏ tươi mầu Biển vờn với cánh hải âu Hạ Long vẫy gọi đoàn tầu ra khơi
Làn nước biếc xanh ngời cá lội Cảng Vân Đồn sóng nổi từ xa Bên bờ cát trắng hiền hoà Tưng bừng vũ điệu lời ca chẳng ngừng
Chùa Yên Tử không ngưng nắng trải Suối Giải Oan vọng lại tiếng chờ Chung lòng dệt mộng ý thơ Đường Tùng nâng gót sương mờ uốn quanh
Chiều biên giới ngọt lành Móng Cái Dòng Ka Long vẫn mãi dịu êm Đung đưa mái tóc suôn mềm Rượu tình ta uống say thêm đất trời.VẺ ĐẸP QUẢNG NINH Thơ: Phạm Quang Tuấn
Ai về mà ngắm quê tôi Ngắm nơi Rồng hạ, ngắm trời Phật tu Ngắm Vua lưu bút- Bài Thơ Ngắm Moong Cẩm Phả sững sờ vàng đen
Ngắm cầu Bãi Cháy- đàn then Ngắm mênh mông biển sao đêm ánh đèn Chưa đi nghe thấy đã thèm Đi rồi mãn thoả hoá nghiền tương tư
Dẫu tu có hoá thành sư Cũng mong phá giới thiên thu phàm trần.TỈNH QUẢNG NINH Thơ: Tấn Khoa Nguyễn
Tỉnh ven biển nằm thuộc vùng Đông Bắc Nhiều danh lam thật đặc sắc QUẢNG NINH Giáp Trung Hoa phía Đông Bắc biển khơi Tỉnh có cả đồng bằng, đồi núi, đảo.
Vùng du lịch nổi danh tầm thế giới VỊNH HẠ LONG đều muốn tới tận nơi Cảnh hài hoà đá, nước với bầu trời Nằm xem kẽ động, hang rồi bãi tắm.
Với BÃI CHÁY điểm vui chơi tuyệt lắm Bãi biển dài nhìn say đắm tuyệt thay HỒ YÊN TRUNG đồi thông với rừng cây Nơi mát mẻ của những ngày nắng nóng.
ĐẢO QUAN LẠN một màu xanh thông thoáng Biển đẹp xinh bờ cát mịn trải dài Với VÂN ĐỒN biển đảo tuyệt mê say LÀNG CỬU VẠN cảnh tràn đầy tuyệt mỹ.
Đến BÃI TẮM TUẦN CHÂU nơi giải trí ĐỘNG KIM QUY truyền thuyết sử Vua Lê ĐỘNG THIÊN CUNG những nhủ đá say mê Rất nhiều Động đẹp trăm bề thưởng thức.
Với YÊN ĐỨC nơi hợp thành 5 núi Vẫn con lưu bài thơ cổ khắc ghi ĐẢO ĐẦU BÊ, ĐẢO ĐẦU GỖ diệu kỳ Những thắng cảnh QUẢNG NINH là quá tuyệt..!TÂM LINH QUẢNG NINH Thơ: Nguyễn Hữu Lân
Ai ra đất mỏ Quảng Ninh Ghé thăm bao chốn tâm linh lâu đời Ngọa Vân đỉnh núi mây trời Hòa chung tuyến cáp tuyệt vời lên non
Chùa Đồng Yên Tử lối mòn Bước chân lên đỉnh đá hòn chênh vênh Hàng Tùng cổ thụ lênh khênh Ngàn năm còn đó bồng bềnh tán xanh
Hoa Yên, Một Mái đất lành Vua Trần thư thái tu hành chân kinh Một vùng đất phật tâm linh Chùa Lân thiền viện sư sinh tới thiền
Ba Vàng mái uốn cảnh tiên Đầu năm phật tử khắp miền về thăm Chùa Lôi thông đẹp quanh năm Vi vu thông hát bao quanh mặt hồ
Linh thiêng với các tín đồ Cửa Ông đền cổ tiếng hô diệt thù Tướng Trần vang vọng ngàn thu Đánh tan giặc bắc, lời ru thanh bình
Cái Bầu thờ các chiến bình Trấn ải đông bắc coi khinh quân thù Xã Tắc đền cổ ngoại ô Vùng đất Móng Cái bên bờ Ka Long
Tựa như cột mốc dân trồng Trấn yên biên ải coi trông nước nhà Chùa gần cho đến đền xa Mỗi nơi một vẻ đều là linh thiêng
Đầu xuân sắp xếp việc riêng Đi chùa vãn cảnh tổ tiên anh hùng.QUẢNG NINH Thơ: Nguyễn Hữu Lân
Ta lại đi về với Quảng Ninh Non sông gấm vóc đẹp thanh bình Đằng giang dậy sóng thù run hãi Bãi cọc chôn ngầm giặc thất kinh Yên tử linh thiêng là đất phật Thiên cung hoành tráng tựa cung đình Kìa ai ngắm cảnh say sưa thế Hay nhớ du thuyền lượn trắng tinh.SÓNG NƯỚC HẠ LONG Thơ: Bình An Linh Chi
Em về với đất Quảng Ninh Hạ Long non nước hữu tình anh ơi Xanh xanh một dải chân trời Nước trong soi bóng rạng ngời sắc hoa Cười tươi đẹp nét ngọc ngà Hữu tình non nước để mà…Nhớ nhau..!
Các Bài Viết Về Thành Cổ Quảng Trị
Người thành cổ Quảng trị
Thành cổ nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía đông và cách dòng sông Thạch Hãn khoảng 500m về phía nam.
Ban đầu Thành cổ được đắp bằng đất, đến năm 1827 được vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có hình vuông, chu vi tường thành 2.000m, cao 9,4m, bao quanh có hệ thống hào, có bốn cửa Đông Tây Nam Bắc. Sau này Thành cổ vừa là công trình quân sự, vừa là trụ sở chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị (1909-1945). Năm 1972, trải qua 81 ngày đêm Thành cổ như một túi bom của kẻ thù. 81 ngày đêm, từng giờ từng phút trôi đi là biết bao mất mát, biết bao máu xương trộn lẫn với từng nắm đất nơi đây Thành cổ bị san bằng, chỉ còn sót lại một cửa phía đông.
Đến nay, trên những bức tường thành vẫn còn chi chít mảnh bom đạn. Qua một chiếc cầu bắc qua con sông nhỏ dẫn chúng tôi đến cổng thành vào bên trong. Khác với tưởng tượng của tôi, Thành cổ không có một ngôi mộ riêng nào cả. Sừng sững trước mắt tôi là một đài tưởng niệm duy nhất giữa bốn bề cỏ non và cây xanh mơn mởn.
Tượng đài được xây dựng khá cao, hình tròn tượng trưng nấm mồ chung cho những người con đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bước lên đài tưởng niệm, du khách có thể nhìn được toàn cảnh Thành cổ. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương xuống âm và hai nửa vầng trăng khuyết. Nó như diễn tả triết lý kinh Dịch: Trong âm có dương và trong dương có âm.
Phía bên dưới là phần âm, bên trong phần âm có đặt hành trang người lính (mũ và balô). Phần dương hướng lên trời với một cây Thiên mệnh. Nó có ý nghĩa đưa linh hồn các chiến sĩ đến sự siêu thoát trên thiên đường. Cây thiên mệnh đó xuyên qua ba áng mây tượng trưng cho: thiên, địa, nhân.
Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến, tượng trưng cho ánh hào quang tỏa sáng nơi nơi. Và cũng là để nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ đến công lao trời biển của cha ông mình. Dưới tầng mây cuối cùng có hình tượng trưng cho ba bát cơm cúng người đã khuất. Điều đặc biệt là ngoài vòng tròn có gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt giữ Thành cổ của quân giải phóng.
Từng đoàn người bước lên dâng hương, hoa tưởng niệm. Khúc mặc niệm vang lên là lúc thiêng liêng nhất, không ai cầm nổi nước mắt.
Khi cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến Bảo tàng Thành cổ, tôi không khỏi xúc động trước những di vật còn lại nơi đây. Là thế hệ trẻ, chưa một lần biết đến khói lửa chiến trường. Nơi đây còn minh chứng cho quá khứ hào hùng của dân tộc.
Những lá thư nặng lòng của người con gửi về quê mẹ, tinh thần lạc quan của các chiến sĩ trẻ với những nụ cười ngời lên trong bom đạn… Những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn viết trước lúc hi sinh khoảng một tuần: “19-8-1972: Ngày mai tôi giáp trận. Ác liệt, đấy là một điều tất nhiên của chiến trận. Rất có thể rồi đây tôi sẽ ngã xuống.
Không can gì, đấu tranh là phải đổ máu. Có máu mới có màu đỏ, có chiến thắng. Không sợ chết, không sợ hi sinh, gian khổ. Cái chủ yếu là phải sống. Cuộc sống đẹp nhất là sống trong chiến trận. Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”. Thiết nghĩ trong thời bình hôm nay, đó vẫn là lý tưởng sống mà tuổi trẻ hôm nay nên noi theo: “Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”.
Nhìn làn khói hương nghi ngút lan tỏa ở đài tưởng niệm, tôi chợt nhớ đến những câu thơ của cựu chiến binh Lê Bá Dương, khi ông trở lại chiến trường xưa rải những bông hoa trắng xuống dòng Thạch Hãn:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Những tuổi đôi mươi thành sóng nước
Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm…”.
(K9 ĐH Văn hóa Hà Nội)/ chúng tôi
Ngày 1.5.1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn. Quảng Trị là một địa danh được thế giới biết đến bởi nơi đây từng là mảnh đất ác liệt nhất, mang nhiều “dấu tích” của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Những cái tên: Thành cổ, địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu… trở thành điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sau giải phóng, tượng đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở thành cổ được xây dựng. Tượng đài hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương đến âm và hai nửa vầng trăng khuyết, thể hiện dương có âm và âm có dương.
Trong phần âm có đặt hành trang người lính (mũ và balô), phần âm hướng lên trời, một cây thiên mệnh với ý nghĩa đưa linh hồn các liệt sĩ lên chốn thiên đường. Cây thiên mệnh xuyên qua ba áng mây thể hiện: Thiên (trời), địa (đất) và nhân (người).
Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến tượng trưng ánh hào quang toả sáng, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung cho ba bát cơm cúng người đã khuất. Ngoài vòng tròn có gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt giữ thành cổ của các chiến sĩ quân giải phóng. Phía dưới tượng đài làm theo hình bát quái.
Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Công thương VN đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng tháp chuông (quả chuông nặng trên 7 tấn, trị giá gần 4 tỉ đồng).
Tháp chuông được đặt tại quảng trường từ thành cổ đến bờ sông Thạch Hãn, được khánh thành vào sáng ngày 29.4.2007; để đến ngày lễ, ngày rằm, tiếng chuông vang lên, siêu thoát linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh.
Quảng trường đã nối liền không gian giữa thành cổ và dòng sông Thạch Hãn – dòng sông nghĩa trang. Dòng sông này là nơi yên nghỉ của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ bờ bắc vượt sông vào thành cổ để chiến đấu.
Hàng năm, cứ đến ngày 30.4 hay ngày 27.7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dòng sông để tưởng nhớ các liệt sĩ. Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, một người lính chiến đấu bảo vệ thành cổ đến bên dòng sông, thả hoa, rót chút rượu xuống dòng nước và viết: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Những tuổi đôi mươi thành sóng nước/ Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.
Người trở về từ Thành Cổ Quảng Trị
TP- Một sáng mùa hè năm 2005, sau ba mươi tư năm, kể từ ngày những sinh viên trẻ măng rời Hà Nội vào chiến trường máu lửa, có một người cựu chiến binh – thương binh đến trồng bên mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hai cây bạch đàn.
Đây loài cây mà Nguyễn Văn Thạc yêu thích, được nhắc tới nhiều lần trong những trang nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi. Anh là đồng đội, nhập ngũ cùng ngày với Nguyễn Văn Thạc (6/9/1971), nhưng may mắn hơn, anh đã có cơ hội đi tiếp vào “chảo lửa” Quảng Trị, có mặt trong 81 ngày đêm khốc liệt và bi tráng của Thành Cổ trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Người cựu chiến binh đó là ông Nguyễn Quốc Triệu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước, Quảng Trị là chảo lửa tiếp tuyến giữa hai miền Nam – Bắc, nơi đụng độ quyết liệt giữa ta và địch. Người ta ước tính rằng, cứ mỗi mét vuông đất ở Quảng trị phải hứng chịu 250 kg bom pháo. Số lượng đạn bom của kẻ thù dội xuống Quảng Trị có sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945.
Tính riêng ở Thành Cổ, trung bình một chiến sĩ giải phóng phải hứng chịu 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Có ngày địch xả vào Thành Cổ 5.000 quả đại bác, vài chục lượt B52 quần đảo.
Cho đến nay, chưa có con số thống kê chính xác bao nhiêu người lính đã nằm lại Thành Cổ Quảng Trị. Có tài liệu ghi hơn một vạn, có tài liệu ghi hơn một vạn rưỡi, nhưng tại nghĩa trang Thành Cổ chỉ quy tập được chưa đầy một ngàn nấm mộ, hầu hết là vô danh.
Biết bao chiến sĩ trẻ vừa rời giảng đường đại học đã mãi mãi nằm lại trong đống đổ nát của Thành Cổ và cả dưới dòng sông Thạch Hãn. Lê Bá Dương đã viết những câu thơ yêu thương máu ứa: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.
Máu xương của hơn một vạn người lính đã nằm xuống Thành Cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973 và Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Nhiều người trong lớp sinh viên vào tuyến lửa năm ấy may mắn được trở về cứ mãi đau đáu với nghĩa tình đồng đội, lao vào cuộc chiến đấu mới trong công cuộc xây dựng đất nước, gánh cả phần việc của những đồng đội đã hy sinh.
Cùng với ông Nguyễn Quốc Triệu, đồng đội năm ấy nhiều người hôm nay cũng đang nắm giữ các trọng trách khác nhau như ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân và hàng ngàn kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà văn hoá… hoạt động trên nhiều lĩnh vực công tác.
Ông Nguyễn Trọng Bường, một cựu chiến binh Thành Cổ người Quảng Trị đã rưng rưng hồi tưởng lại trong lễ trao Kỉ niệm chương bảo vệ thị xã Thành Cổ ngày 22/12/2006 tại Hà Nội: “Hồi đó, thấy mấy anh từ Bắc vô, anh nào cũng trắng trẻo, thư sinh, đẹp trai, nhìn mấy anh tụi tui thấy tiếc, cứ nghĩ những người như mấy anh phải đi học, phải là bác sĩ, kỹ sư để xây dựng đất nước chứ răng lại vô đây cầm súng chiến đấu?”.
Vậy đó, chính lớp chiến sĩ – sinh viên ấy đã làm nên trang sử hào hoa trong khúc ca bi tráng của Thành Cổ Quảng Trị. Đúng như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi nói về những người lính Thành Cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hoà bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.
Không có may mắn đi hết cuộc chiến tranh, không được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhưng trong những thời khắc máu lửa, trong những giờ phút đối mặt với cái chết, đối mặt với thử thách khốc liệt ấy, người lính trẻ Nguyễn Quốc Triệu cùng đồng đội Trương Xuân Hương đã vinh dự được kết nạp Đảng tại trận (ngày 25/8/1972). Đó là 2 chiến sĩ tiêu biểu của cả Đại đội quân y, được chọn lựa sau thử thách một chiến dịch ác liệt.
Lễ kết nạp Đảng tổ chức ngay trong một căn hầm dã chiến ở thôn An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Giờ phút thiêng liêng trước Đảng kỳ năm đó mãi in sâu trong tâm trí ông: “Đồng đội ơi, sao đồng đội không về/ Vinh dự thế mà lòng son máu ứa/ Trên nóc hầm vẫn gầm gào đạn nổ/ Ôm súng xông lên sau phút thiêng này”(thơ Lê Cảnh Nhạc).
Về cuộc pháo kích dữ dội khiến ông Nguyễn Quốc Triệu bị thương năm ấy, ông Ngô Thản – nguyên Chủ nhiệm hậu cần Trung đoàn18 chiến đấu ở phía Nam Thành Cổ Quảng Trị và ông Dung- nguyên là chiến sĩ y tá, quê Thái Bình kể lại: Đó là một ngày khốc liệt. Khi C24 vừa được điều động đến địa điểm tập kết thì địch nã pháo dồn dập vào trúng đội hình đại đội quân y. Căn hầm chữ A của ông Triệu và một đồng đội khác bị quả đạn pháo gần kề cắt đứt nóc.
Cả “cái mũ” chữ A bay đi. Ngớt tiếng bom pháo, ông Ngô Thản cùng Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn đi kiểm tra thì thấy ông Triệu bị thương nặng ở ổ bụng, máu tuôn trào. Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn và y tá Trương Xuân Hương cõng ông Triệu xuống xuồng máy, cho chở ngay ra bệnh viện mặt trận ở Cam Lộ. Xuồng chở ông Triệu đi được nửa chừng thì chết máy.
Tình hình hết sức nguy cấp. Vết thương ở ổ bụng càng ra máu nhiều, nếu không nhanh thì tính mạng khó qua khỏi. Vậy là các chiến sĩ quân y phải bỏ xuồng máy, khiêng ông Triệu và các đồng chí thương binh chạy bộ 3 cây số mới tới bệnh viện mặt trận đặt tại Cùa. Hôm đó may mắn là bệnh viện vừa được tăng cường đội điều trị của quân y viện 103 từ miền Bắc nên anh Triệu đã được cứu sống…
Đã ba mươi sáu năm trôi qua, trang sử bi tráng của 81 ngày đêm máu lửa ở Thành Cổ Quảng Trị vẫn trào dậy trong kí ức những Cựu chiến binh- Người lính – Sinh viên hào hoa mà trung kiên năm ấy. Hằng năm, cứ đến ngày 6/9 – ngày lớp sinh viên trẻ rời giảng đường đại học vào tuyến lửa, các anh Nguyễn Quốc Triệu, Đinh Thế Huynh, Trịnh Quân Huấn, Trương Xuân Hương, Đỗ Hán, Dương Cao Tường, Nguyễn Văn Khanh, Trần Sỹ Lập, Hoàng Văn Dung … và nhiều đồng đội cũ lại gặp nhau để ôn lại những kỷ niệm chiến trường, gắng làm điều gì đó cho đồng đội, cho những người đã hy sinh.
Mãi ba mươi lăm năm sau, ông Nguyễn Quốc Triệu mới tìm lại được đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn của mình, cũng là người giới thiệu ông vào Đảng, hiện đang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Cần Thơ. Ông Bộ trưởng tóc hoa râm khiêm nhường chào Thủ trưởng như đang đứng giữa hàng quân ba mươi lăm năm về trước.
Người đại đội trưởng năm nào nay tóc mây mướt gió, tâm hồn nghệ sĩ, thấp thoáng bóng dáng của tài tử hào hoa, sống chan hòa vào cỏ cây hoa trái của bình dị đời thường. Họ đều trở về từ Thành Cổ Quảng Trị, mỗi người một vị trí khác nhau nhưng cùng có một điểm chung, đó là tuổi tác và thời gian không thể xoá nhòa được dư âm hào sảng của năm tháng chiến trường gắn bó bên nhau, vào sinh ra tử, với tâm hồn trong sáng, vô tư và tình yêu cuộc sống thiết tha của một thời Sinh viên – Chiến sĩ.
Thành cổ Quảng Trị – Du ký mùa thu
Quảng Trị: một thời khói lữa – Du ký mùa thu
Nhưng nhắc đến Quảng Trị, có lẽ người ta nhớ nhiều hơn về những khía cạnh lịch sữ đã được ghi vào vùng đất này. Đây chính là vùng đất chia cắt 2 miền Nam – Bắc của Việt Nam tại vỹ tuyến 17. Cho đến nay, cây cầu Hiền Lương ở vỹ tuyến 17 vẫn còn hiện diện như là chứng nhân lịch sữ của một thời kỳ binh đao khói lữa.
Chính vì vị trí đặc biệt như vậy, Quảng Trị đã trở thành một khu vực tranh chấp hết sức quyết liệt giữa hai phía Bắc – Nam . Là chiến trường của những trận đánh khốc liệt mà mỗi bước tiến công đều phải trả giá bằng sự ngã xuống của hàng ngàn chiến sĩ của cả hai phía. Cũng bởi vì vậy, cả hai nghĩa trang liệt sĩ to nhất nước đều tập trung ở vùng này: Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn và Nghĩa Trang Thành Cổ Quảng Trị. Và đây cũng chính là nơi đã diễn ra rất nhiều các đại lễ trai đàn cầu siêu cho các oan hồn đã khuất.
Trận đánh lớn nhất ở khu vực này chính là Chiến dịch Xuân hè 1972 (còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa). Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng của quân đội nhân dân Việt Nam (Bắc Việt), tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt). Chiến sự ác liệt nhất diễn ra ở khu vực Trị Thiên (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) với thương vong rất nhiều dành cho cả hai phía.
Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam.
Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị).
Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành.
Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính … Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá… Đây là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.
Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng để bảo vệ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị
Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào đầu năm 1972 là sự quyết định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, để làm thay đổi hội nghị, Mỹ – ngụy đã âm mưu huy động tối đa lực lượng và phương tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà trong đó mục tiêu đánh phá hàng đầu là Thành Cổ.
Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2Km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 – 170 lần máy bay phản lực, 70 – 90 lần máy bay B52, 12 – 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn…
Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.
Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng không đông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà có khi “mỗi mét vuông đất là cả một mét máu”.
Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng.
Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu…
Từ năm 1993 – 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm.
Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực:
– Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta.
– Khu phục dựng Thành Cổ nguyên sinh: ở phía Đông bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Hãn.
– Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi,…
Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế
Theo www.dostquangtri.gov.vn
Chùm Thơ Hay Viết Về Quê Hương Quảng Ngãi
Tuyển chọn những bài thơ hay viết về vẻ đẹp, cuộc sống, con người vùng đất Quảng Ngãi. Đó là những vần thơ ca ngợi quê hương Quảng Ngãi hay nhất!
CHÙM THƠ LIÊN QUAN: ♥ Chùm thơ nỗi nhớ cha mẹ của người con xa xứ thật hay ♥ Chùm thơ nhớ nhà, nhớ quê của người tha phương
BÀI THƠ: QUẢNG NGÃITác giả: Tấn Bảo Huỳnh
Câu ca núi Ấn sông Trà là đây
Màu xanh mạ mới ngất ngay hương đồng
Sa Quỳnh cát mịn ong ong ánh vàng
Khơi xa tôm cá đầy khoang
Vụ mùa thắng lợi xóm làng rộn vui
Lòng người trìu mến, ngọt bùi, thiết tha
Chùa Hang chuông vọng trời xa
Hồn thiêng sông núi âm ba cõi lòng.
BÀI THƠ: QUẢNG NGÃI QUÊ TÔITác giả: Hoang Than
Giữa Miền Trung mưa dầm nắng dãi
Đất Quảng Ngãi vẫn mãi tươi xinh
Một vùng nhân kiệt địa linh
Quê hương tôi đấy trung trinh nghĩa tình
Bến Tam Thương còn vương vấn đợi
Nước Sông Trà, bống gợi hương quê
Long Đầu Hý Thuỷ chiều về
Phê Vân Thiên Bút mấy bề mây sa
Triện Thiên Ấn Niêm Hà ngỏ ý
Tự bao đời thi sĩ mộng mơ
Sương giăng mây xoã lững lờ
Tiếng chuông đêm vắng đôi bờ ngân nga
Rặng Thạch Bích chiều tà soi bóng
Biển Mỹ Khê gió đọng tiếng dương
Trà Bồng cây quế ngát hương
Thu Xà đậu phụng kẹo gương ngọt lành
Dòng Sông Vệ nước thanh gió mát
Lắng phù sa mía ngọt lúa xanh
Đồng quê hoạ khéo tựa tranh
Con don, bánh tráng, ui sành, lời rao
Bên Cổ Luỹ nao nao cánh nhạn
Hoàng hôn về bảng lảng trời mây
Cô thôn, Chiếu Cói nơi nầy …
Đá xây thành cổ, dừa dương dịu dàng
Chiều Sơn Hải Sa Bàn biển nắng
Mùa gió nồm cát trắng vun mâm
Xóm Câu, Cây Mắm triều ngâm
Hình Nhân đá dựng rì rầm sóng xô
Mõm An Vĩnh nhấp nhô ghềnh đá
Cảng Sa Kỳ nước khỏa buâng khuâng
Thạch Cơ Điếu Tấu buông cần khoan thai
Đảo Lý Sơn hình hài núi lửa
Tỏi mồ côi nhớ cửa Chùa Hang
Đêm trăng Thới Lới rực vàng
Hải Đăng tỏ ngọn soi đàng hùng binh
Nền văn hoá Sa Huỳnh xưa cổ
Lắng bờ nghe sóng vỗ miên man
Biển xanh, muối trắng, cát vàng
Châu Me ghềnh đá ngỡ ngàng chiều phân
Trời Minh Long mây vần Thác Trắng
Giữa Trường Sơn gió nắng hoan ca
Rừng xanh, vạt nước khảm hoa
Cá niên, rượu ché cùng ta thi cầm
Làng Teng dệt thổ cầm vang tiếng
Vọng bao đời truyền thuyết Ba Tơ
Hồn thiêng sông núi, cõi bờ hiển linh
Quảng Ngãi ơi! Người xinh xinh lắm
Ta yêu Người tình thắm duyên quê
Ngàn sau nguyên vẹn câu thề
Bến xưa vẫn đợi ta về bên ta.
BÀI THƠ: VỀ THĂM QUẢNG NGÃITác giả: Phạm Đình Dũng
Anh đưa em về thăm Quảng Ngãi
Thăm bờ xe nước bến sông Trà
Thăm đồng lúa mới quê Mộ Đức
Chiều về Thiên Ấn ngắm chân mây
Dòng nước Trà Giang bên Thiên Ấn
Ghi dấu Niêm Hà, Trời hạ ban
Lặng lẽ trôi về nơi cửa Đại
Tô thắm đôi bờ Cổ Lũy thôn
Long Đầu Hý Thủy chiều in bóng
Nhớ mãi chuyện xưa thấy chạnh lòng
Hà Nhai Vãn Độ mờ sương khói
Đò chờ đưa khách vội sang sông
Nhìn lên Thiên Bút màu xanh thẳm
Ngọn bút trời Nam viết mây vàng
Ngàn năm thiên cổ còn lưu lại
La Hà Thạch Trận dấu chân qua
Thạch Bích Tà Dương chiều in nắng
Ngày về lá rụng biết thu sang
Đường lên đỉnh núi mây giăng lối
Thơ thẫn đường về bóng nhạn sa
Vân Phong Túc Vũ mây và gió
Đưa nước về nguồn tắm suối mơ
Đỉnh núi Vu Sơn xanh màu cỏ
Hưu về đoàn tụ thỏa mong chờ
Liên Chiểu ao sen vui sum họp
Liên Trì Dục Nguyệt đón trăng thơ
Thuyền ai thấp thoáng bên bờ nguyệt
Xin chở sen hồng đến bến mơ
An Hải Sa Bàn trên bờ cát
Gió đi còn đó dấu châu sa
Mâm cát vàng kia ai để lại
Muôn đời cô độc nhìn trăng qua
Thạch Ky Điếu Tẩu ai ngồi đó
Mây trắng giăng ngang đường chân trời
Ta về dừng chân nơi góc biển
Chân trời ta đến đón duyên tơ
Mười hai cảnh đẹp quê Quảng Ngãi
Tô thắm non sông thắm tình người
Anh đưa em về thăm Quảng Ngãi
Vui tình Đất nước đẹp tình ta.
QUẢNG NGÃI TA VỀTác giả: Bằng Lăng Tím
Miền quê đẹp yên bình Quảng Ngãi
Trai anh hùng con gái đảm đang
Chung tay xây dựng xóm làng
Chiến công lừng lẫy vẻ vang một thời
Cánh đồng mía ngút trời xanh mát
Nhà máy đường ngào ngạt hương bay
Phù sa nước ngọt tràn đầy
Con sông xuôi chảy trái cây trĩu cành
Làn gió biển trong lành thổi mát
Muối Sa Huỳnh từng hạt trắng tinh
Long Môn cảnh đẹp hữu tình
Đèo Vi Ô Lắc uốn mình non xanh
Từng dãy núi giăng thành chiến lũy
Trường Sơn Đông hùng vĩ đại ngàn
Chim rừng cất tiếng ca vang
Cô em gái nhỏ dịu dàng váy hoa
Đây Quảng Ngãi quê ta đổi mới
Nhà cao tầng phấn khởi lòng dân
Đường xa cũng thấy như gần
QUẢNG NGÃI QUÊ MÌNH Tác giả: Nguyễn Duy Luân
Bạn hãy đến quê mình quảng Ngãi
Mảnh đất cằn trai gái hiên ngang
Núi sâu cho đến đồng làng
Căn cứ cách mạng rạng vang một thời
Dọc Trà Khúc nước xuôi tượi mát
nghe đâu đây thơm ngát hương bay
Ngày xưa đồng bãi nay xây phố phường
Kìa biển rộng gió nồm man mát
Kìa kéo dài bờ cát trắng tinh
Đất xưa Tư Nghĩa hữu tình
Vùng căn cứ cũ của mình đã xanh
Vùng Đá Vách đá xây thành lũy
Đất Trà Bồng dũng khí hiên ngang
Tiếng reo đồng khởi vang vang
Mở đầu cho cả Miền Nam chống thù
Thuở “Chín Năm Tự Do” phơi phới
Đất “Ba Tơ vùng cội” giành dân
Phổ Nhơn, Hành Tín Rất gần
Quê Ta Quảng Ngãi, đất xuân vạn đời.
Đan Áo Cho Chồng & Bài Thơ Cuối Cùng
Chị ơi ! Nếu chị đã yêu Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương, Đã xa hẳn quãng đường hương, Đã đem lòng gửi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị mỗi chiều đông Đáng thương những kẻ có chồng như em, Vẫn còn giá lạnh trong tim Đan đi đan lại áo len cho chồng
Con chim ai nhốt trong lồng, Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ. Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ, Hay đâu gió đã sang bờ ly tan…
Tháng ngày miễn cưỡng em đan, Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng. Như con chim nhốt trong lồng, Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao !
Ngoài trời hoa nắng xôn xao, Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm ? Ai đem lễ giáo giam em ? Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời …
Lòng em khổ lắm chị ơi ! Trong bao nờ vực với lời mỉa mai Quang cảnh lạ, tháng năm dài, Đêm đêm nằm tuởng ngày mai giật mình !”
Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì tòa báo Tiểu thuyết thứ bảy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa: Bài thơ cuối cùng. Đúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn.
Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác gỉa chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chãi trong nền văn học VN.
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ? Một mùa thu cũ, một lòng đau.. Ba năm ví biết anh còn nhớ, Em đã câm lời, có nói đâu!
Đã lỡ, thôi rồi! chuyện biệt ly, Càng khơi càng thấy lụy từng khi Trách ai mang cánh “TiGôn” ấy, Mà viết tình em, được ích gì?
Chỉ có ba người đã đọc riêng, Bài thơ “đan áo” của chồng em. Bài thơ “đan áo” nay rao bán, Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không? Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung, Giận anh, em viết dòng dư lệ, Là chút dư hương: điệu cuối cùng
Từ đây, anh hãy bán thơ anh, Còn để yên tôi với một mình, Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi, Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp, Đi nhớ người không muốn nhớ lời
Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây, Tôi run sợ viết, bởi rồi đây Nếu không yên được thì tôi chết Đêm hỡi, Làm sao tối thế này?
Năm lại năm qua cứ muốn yên Mà phương ngoài gió chẳng làm quên Và người vỡ lỡ duyên thầm kín, Lại chính là anh, anh của em
Tôi biết làm sao được hỡi trời Giận anh không nỡ, nhớ không thôi Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt Sợ quá đi, anh… có một người!…
Chùm Thơ Hay Viết Về Sài Gòn Thành Phố Tôi Yêu
Tuyển chọn những bài thơ hay viết về Sài Gòn, đó là những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp, cuộc sống, con người, những điểm đến du lịch đầy lý thú ở SG – thành phố Hồ Chí Minh.
CHÙM THƠ LIÊN QUAN: ♥ Những bài thơ ca ngợi Sài Gòn thân yêu hay nhất ♥ Những bài thơ Sài Gòn về đêm hay nhất
BÀI THƠ: YÊU QUÁ SÀI GÒNTác giả: Trung Hưng
Sài Gòn nơi này đẹp đến nỗi say mê
Cái đẹp của bàn tay con người sáng tạo
Đêm Sài Gòn, đêm lung linh huyền ảo
Ánh điện rực trời, nhấp nháy khắp mọi nơi..
Chẳng bao giờ Sài Gòn thấy nghỉ ngơi
Như sức trẻ luôn tràn trề nhựa sống
Người Sài Gòn những con người năng động
Hừng hực đầu tàu kéo cả nước đi lên..
Người Sài Gòn lòng nhân ái có dư
Gặp kẻ khó khăn chẳng ngần ngừ giúp đỡ
Dẫu có bị lừa cũng chỉ cười vỡ lỡ
Chẳng toan tính nhiều chẳng nghĩ chuyện hơn thua..
Sài Gòn muôn đời ngự trị trái tim tôi
Rừng rực dạt dào hôn Sài Gòn nóng bỏng
Vòng tay ôm chẳng bao giờ nới lỏng
Yêu quá Sài Gòn…Yêu chết mất đi thôi!…
BÀI THƠ: CHIỀU SÀI GÒNTác giả: Đặng Minh Mai
Bước bên em chiều Sài Gòn ngập nắng
Hàng me xanh, xanh thắm biếc một màu
Khúc khích cười gió tình tự cùng nhau
Rồi ùa chạy hôn lên đầu ngọn lá
Bến Nhà Rồng đang nghiêng mình đẹp quá
Chính nơi đây Bác đã bước lên đường
Theo Cách mạng, Người giải phóng quê hương
Cho đất nước mãi trường tồn hưng thịnh
Chợ Bến Thành người nói cười rả rích
Nào bán mua trông rất thích, rộn ràng
Khách đến rồi lòng xao xuyến, mênh mang
Những toà nhà cao ngập tràn phố thị
Chuông nhà thờ ngân tiếng xa huyền bí
Đức Bà ơi! Nét kỳ vĩ vô cùng
Tà áo dài bóng thiếu nữ bay tung
Chiều dịu dàng em bước chung cùng gió.
BÀI THƠ: SÀI GÒN THẬT ĐÁNG YÊUTác giả: Toàn Tâm Hòa
Em thấy không Sài Gòn thật đáng yêu !?
Thành phố trẻ với rất nhiều thay đổi
Sông Sài Gòn trườn mình trong nắng mới
Bến Nhà Rồng cờ phất phới tung bay
Em thấy không Sài Gòn buổi sáng nay !?
Bao nhịp sống vương đầy từng con phố
Đường Nguyễn Huệ tấp nập người đi bộ
Từng con đường xe cộ dập dìu qua
Sài Gòn ơi như một khúc tình ca
Bao âm thanh cùng ngân nga buổi sáng
Bên quán cóc ngồi thả hồn tản mạn
Chuông Nhà thờ Đức Bà vọng mênh mang
Anh cùng em nắm tay bước lang thang
Chợ Bến Thành nét nghiêm trang , cổ kính
Bao dấu ấn của Sài Gòn – Gia Định
Như con rồng thức giấc chuyển mình bay.
THƠ LỤC BÁT: SÀI GÒN ƠITác giả: Duy Sơn
Ở gần chẳng bén duyên thơ
Xa rồi mới thấy thẫn thờ chơi vơi
Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi
Bao năm ta sống bên người đó thôi
Hồn nhiên như hít khí trời
Nắng mưa ta cứ thảnh thơi đi về
Cơ quan, xí nghiệp, bạn bè…
Tinh mơ đã tấp bên hè – cà phê
Cùng em qua chợ hả hê sắm đồ
Dẫu nghèo cũng thể cá cua
Cọng hành, quả khế… cay chua đủ đầy
Trạm xăng tiếp sức hàng ngày
Yếu đau thân hữu thăm ngay chật nhà
Cuối tuần rủ bạn la cà
Rượu bia như thác đổ ra suối nguồn
Ra đường cứ nghĩ mà thương
Chật như nêm vẫn nhịn nhường nhau đi
Suốt ngày inh ỏi còi xe
Sục sôi như thể tiếng ve gọi bầy
Gặp em vẫn dáng thơ ngây thuở nào
Chưa cười ánh mắt đã trao
Con tim ta lại xôn xao thẫn thờ
Đi trong đời, đi trong mơ
Tới đâu cũng thấy ngẩn ngơ sắc màu
Bây giờ bay tít trên cao
Nhìn quanh chỉ thấy trời sao mịt mùng
Càng xa em càng lạnh lùng
Càng thương nhớ những ngày cùng bên nhau
Sài Gòn ơi! Hẹn ngày sau
Ta về nối lại nhịp cầu yêu thương.
BÀI THƠ: SÀI GÒN HOA LỆTác giả: Nguyễn Nhật
Ta đứng giữa Sài Gòn hoa lệ ấy
Phố thân quen cứ lạ lẫm làm sao
Những toà nhà mỗi bửa mọc thêm cao
Đường ngang dọc nối dài chi chít lắm
Dinh Độc Lập…cuộc trường chinh vạn dặm
Kết thúc thời bom đạn mấy mươi năm
Là chứng nhân bao sóng gió thăng trầm
Những triều đại đã đi vào lịch sữ
Nhà Hát Lớn thu mình vô quá khứ
Còn lại gì khi khép bức màn nhung
Những vở tuồng, son phấn, phím tơ chùng
Đời nghệ sĩ là hào quang ảo mộng
Chiều trên Bến Bạch Đằng vươn nhẹ sóng
Kẻ yêu nhau hóng gió gửi tình bay
Mấy con tàu chậm rãi hú còi dài
Trời xanh biếc lũ chim hoài uốn lượn
Nhà thờ Đức Bà vươn đôi tháp đứng
Chuông giáo đường lay động những hàng me
Bài thánh ca cũng cất tiếng theo bè
Bên góc nhỏ tình nhân quì ước thệ
Mùa xuân dạo chợ Hoa đường Nguyễn Huệ
Những sắc màu làm rạo rực hồn ta
Vạn mùi hương quyện theo gió giao hòa
Như muốn gọi tình xuân về lảng vảng
Lướt qua Chợ Bến Thành tìm bóng dáng
Cố nhân còn bận bịu nữa hay không
Mối tình xưa chắc cũng đã xuôi dòng
Vào vòng xoáy một Sài Thành tất bật
Ôi Hòn Ngọc Viễn Đông tình quá đắt
Đánh đỗi bằng đêm thức trắng đi hoang
Hắt hiu buồn đại lộ cúi đèn vàng
Nhìn nhân thế bán mua đời rẻ mạt
Trên phố vắng vang đâu đây tiếng hát
Bản tình ca uẩn khúc Trịnh Công Sơn
Kẻ thất tình nghe hết dỗi rồi hờn
Xin mượn rượu đêm Sài Gòn cạn chén !
BÀI THƠ: KÝ ỨC SÀI GÒN Tác giả: Đồng Thanh Huyền
Tôi trở về từ đô thị phồn hoa
Nơi bạn bè tôi tối ngày vội vã
Nơi người thân tôi miệt mài hối hả
Giữa dòng đời tất tả với mưu sinh.
Tôi trở về từ đô thị lung linh
Nơi cầu Ánh Sao nghiêng mình soi bóng
Nơi bến Nhà Rồng chúng con vẫn ngóng
Chờ đón Bác về thỏa nỗi chờ mong .
Tôi trở về từ nơi ấy biết chăng
Lũ bạn tôi cũng dăm thằng mươi đứa
Hối hả bon chen nỗi niềm chất chứa
Cơm áo gạo tiền mấy đứa thảnh thơi.
Tôi trở về từ nơi ấy xa xôi
Nơi cách quê tôi cả ngàn cây số
Vẫn thấy thân quen bởi tấm lòng rộng mở
Của những người luôn hớn hở với tình quê
Tôi trở về đem theo nỗi đam mê
Của lũ bạn vẫn hướng về quê cũ
Vội vã gặp nhau bao giờ thấy đủ
Chia tay rồi vẫn thủ thỉ nhớ không ?
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùm Thơ Viết Cho Quảng Ninh – Vũ Đan Thành trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!