Bạn đang xem bài viết Chủ Đề Thơ Đường Luật Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CHỦ ĐỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ___ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG - Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Đường luật thuộc giai đoạn văn học trung đại Việt Nam. - Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam. - Biết cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại Việt Nam. - Nắm bắt được cách sử dụng sáng tạo thể thơ Đường luật và cách thể hiện cảm xúc trữ tình. - Vận dụng được những hiểu biết về thơ trung đại Việt Nam để đọc hiểu một số bài thơ Đường hoặc những bài thơ trung đại ngoài chương trình. - Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh các năng lực sau: + Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại. + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực lựa chọn một quan niệm sống, lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với bản thân. Thái độ: + Trân trọng yêu quý các giá trị văn hóa cổ truyền. + Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về dân tộc. + Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng yêu thiên nhiên. BẢNG MÔ TẢ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp Vận dụng cao Anh/chị biết gì về cuộc đời, sự nghiệp văn học của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương có ảnh hưởng như thế nào đến cảm hứng chủ đạo của bài thơ? Từ những hiểu biết về cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy trình bày cách hiểu của mình về hai câu thơ sau: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”. Vận dụng những hiểu biết về cuộc đời, tình duyên của tác giả, anh/chị hãy viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. Cảm hứng chủ đạo của bài Tự tình là gì? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Trình bày hiểu biết của anh/chị về đặc trưng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Từ đó, hãy phân chia bố cục của bài thơ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được thể hiện như thế nào trong hai câu: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non”? Chỉ ra những yếu tố thể hiện sự Việt hóa thể thơ Đường luật qua bài thơ. Xuân Diệu cho rằng Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”. Quan điểm của anh/chị về nhận định trên. Hai câu thơ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ trên góp phần diễn tả tâm trạng và số phận của nhân vật trữ tình như thế nào? Đọc diễn cảm, lột tả được tâm trạng của nhân vật trữ tình. Từ tâm trạng của nhân vật trữ tình, hãy phát biểu suy nghĩ của anh/chị về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và liên hệ với thực tế xã hội hiện nay. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Kiểm tra kiến thức về tác giả. - Kiểm tra kiến thức về tác phẩm của Hồ Xuân Hương Kiểm tra kiến thức của học sinh về thể thơ Đường luật và sự Việt hóa thể thơ Đường luật trong thơ Hồ Xuân Hương. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1.0 10% 1 1.0 10% 1 1.0 10% 4 3.0 30% II. Làm văn Nhận diện đúng kiểu bài, nội dung, thao tác nghị luận. Khái quát được hệ thống luận điểm. Vận dụng các thao tác nghị luận để triển khai luận điểm. Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp với các vấn đề xã hội. Số câu Số điểm Tỉ lệ 0.5 5% 0.5 5% 1.0 10% 1 5.0 50% 1 7.0 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 2 1.5 15% 1 1.5 15% 1 2.0 20% 1 5.0 50% 5 10.0 100% ĐỀ KIỂM TRA THỜI GIAN: 90 PHÚT PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Xuân Diệu đã từng nhận xét về thơ Hồ xuân Hương: “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình thông cảm”. Một nhà văn nước ngoài còn cho rằng: “Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những thứ thuộc về phụ nữ”. (Nguồn: Câu 1 (0.5 điểm): Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương. Câu 2 (0.5 điểm): Kể tên ba tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Câu 3 (1.0 điểm): “Những thứ kín thẳm ấy” mà Xuân Diệu nói đến trong ngữ liệu trên được thể hiện qua bài thơ Tự tình (Hồ Xuân Hương) như thế nào? Câu 4 (1 điểm): Em hiểu như thế nào về nhận định “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường”. Điều ấy thể hiện như thế nào trong bài Tự tình? PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) Từ cảm nhận về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Từ đó, liên hệ với thực tế cuộc sống người phụ nữ trong xã hội hiện nay./. HƯỚNG DẪN CHẤM Đọc- hiểu Câu 1 (0,5 điểm): Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ các ý sau: + Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le ngang trái. + Sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, được mệnh danh là “ Bà Chúa thơ Nôm”. + Thơ HXH là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc nêu được các ý nhưng chưa đầy đủ. Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 2(0,5 điểm) Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ 3 tác phẩm, ví dụ: + Bánh trôi nước + Mời trầu + Tự tình 1 .... Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được 1-2 tác phẩm viết về người phụ nữ của HXH Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 3 (1,0 điểm) Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ các ý: + Tâm trạng đau xót,bẽ bàng cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến + Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt ... Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc các ý khác nhưng không đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời Câu 4 (1,0 điểm) Mức đầy đủ: Mã 2: HS nêu đầy đủ các ý: + Giải thích được ý nghĩa của nhận định: • Thơ HXH không chấp nhận tuân theo khuôn khổ thông thường của một bài Đường luật. • Luôn có sự sáng tạo mới mẻ. + Nêu rõ sự sáng tạo đó trong bài thơ Tự tình: • Văn tự: chữ Nôm • Hình ảnh, ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc. • Cách ngắt nhịp sáng tạo. Mức không đầy đủ: Mã 1: HS nêu được một trong các ý trên hoặc các ý khác nhưng không đầy đủ Mức không tính điểm Mã 0: Có câu trả lời khác Mã 9: Không trả lời II. Làm văn Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ hướng đến làm rõ tư tưởng chính của tác phẩm. Từ đó biết liên hệ với thực tại và phát biểu được quan niệm của bản thân về vấn đề. - Hiểu luận đề. Có sự phân tích sâu sắc.Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc. - Hạn chế lỗi diễn đạt.Chữ viết rõ ràng cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ bản: * Cảm nhận về bài thơ: - Tâm trạng nhân vật trữ tình: đau xót, chua chát cho thân phận, tình duyên lỡ làng, lận đận, không trọn vẹn. - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt; gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. * Phát biểu suy nghĩ của mình về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: - Đồng cảm, thương xót - Đau đớn, phẫn uất - Trân trọng những khát vọng hạnh phúc của con người ............. * Liên hệ với thực tế cuộc sống người phụ nữ trong xã hội hiện nay - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại được xem trọng, có quyền tự do quyết định cuộc đời, được tự do trong lựa chọn tình duyên, hôn nhân.. - Người phụ nữ trong xã hội hiện đại vẫn luôn giàu khát vọng vươn đến hạnh phúc đích thực Biểu điểm Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt Điểm 4-5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả. Điểm 2-3: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả Điểm 1: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các yêu cầu trên. Điểm 0: Không làm bàiRắn Trong Văn Học Sử Việt Nam
Rắn Trong Văn Học Sử Việt Nam
Trong văn học sử của ta, mà cũng có liên hệ sử Tàu, chúng ta còn nhớ giai thoại bà Đoàn Thị Điểm (sinh năm Ất Dậu 1705, mà người ta cho là tác giả Chinh Phụ Ngâm, mà cũng có người cho là của Phan Huy Ích) đã đối đáp tài tình với ông anh là Đoàn Doãn Luân. Một hôm ông này muốn thử tài cô em gái, bèn lấy một câu chữ trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nói về Lưu Bang (Hán Cao Tổ) làm đề tài để cho bà đối đáp.
Câu ấy như sau:
Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi
Nghĩa là con rắn trắng đón đường, ông Quý (Lưu Bang) liền rút gươm ra chém (con rắn bị đứt làm hai khúc, chết liền).
Bà Đoàn Thị Điểm nhanh trí, cũng dùng một câu trong Sử Ký đời vua Nghiêu Thuấn, nói về ông Vũ (tức là vua Hạ Vũ, sau này nối ngôi vua Thuấn), để đối lại như sau:
Hoàng Long phụ châu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết
Nghĩa là: Con Rồng vàng đội chiếc thuyền, ông Vũ nhìn trời mà than!
Chẳng phải “liu điu” vẫn giống nhà
“Rắn đầu” biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn “hổ lửa” đau lòng mẹ,
Nay thét “mai gầm” rát cổ cha.
“Ráo” mép chỉ quen tuồng nói dối,
“Lằn” lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay “Trâu Lỗ” chăm nghề học.
Kẻo “hổ mang” danh tiếng thế gia.
Đặc điểm của bài thơ này là: nếu ta bỏ hai chữ ở đầu mỗi câu, ta sẽ được một bài Ngũ ngôn bát cú:
Liu điu vẫn giống nhà
Hổ lửa đau lòng mẹ,
Mai gầm rát cổ cha.
Chỉ quen tuồng nói dối,
Cam chịu vết roi tra.
Trâu Lỗ chăm nghề học.
Mang danh tiếng thế gia.
Xin lưu ý: “Trâu” ở đây chỉ loài rắn hổ trâu, Lỗ là quê quán Đức Khổng Tử mà thiên hạ gọi là Vạn Thế Sư Biểu, hay là Sinh Dân Vị Hữu, nghĩa là từ khi có loài người thì chưa có ai (bằng ông ta)! Còn nước Trâu là quê hương của Thầy Mạnh Tử.
Có một câu xướng độc đáo:
Nước lỗ trâu chảy ra Khổng Mạnh
Nghĩa là: Dòng nước nhỏ từ lỗ chân trâu ra thì không có (khổng) mạnh mẽ.
Câu này khó quá chưa ai đối được cả!
Đã nhắc tới Bảng Nhỡn Lê Quý Đôn (tục danh Lê Danh Phương), tự là Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, sinh ra trong niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (1726), đời vua Lê Dụ Tông, thời chúa Trịnh Cương ở xã Diên Hà, tỉnh Sơn Nam (nay là tỉnh Thái Bình), con của ông Lê Phú Thứ và bà họ Trương. Thân sinh đã từng đỗ Tiến sĩ năm 1724 và làm quan đến chức Hình Bộ Thượng Thư. Thuở bé Lê Danh Phương đã nổi tiếng thần đồng về trí thông minh và óc nhớ dai: Hai tuổi đã biết đọc chữ “Hữu” là có, và “Vô” là không. Năm tuổi đã đọc nhiều thiên trong Kinh Thi. Mười một tuổi đã học Sử (Sử Ký của Tư Mã Thiên, Bắc Sử, Nam Sử v.v…), học thuộc lòng tám chín chục trang, đồng thời học luôn cả Kinh Dịch. Mười bốn tuổi học hết Ngũ Kinh, Tứ Thư, sử truyện và sách vở của Bách Gia Chư Tử, mỗi ngày có thể cảm tác mười bài phú mà không cần viết nháp.
Nguồn: trankimlan.wordpress.com Đăng Khoa st.
Thơ Ca Trung Đại Việt Nam: Văn Hóa “Quy Ẩn” Của Các Nhà Nho
Các nhà Nho, những người có nhân cách, phẩm chất đã từ bỏ chức vị, danh vọng, trở về quê nhà ở ẩn, sống cuộc đời thanh bạch để giữ gìn khí tiết, cốt cách của mình.
Tư tưởng sống nhàn tản mà tích cực của các Nho sĩ được gửi gắm trong sáng tác thi ca. Ảnh: IT.Điều này được thể hiện đậm nét trong các sáng tác thơ ca thời Trung đại…
“Xuất sử hành tàng”,”lánh đục tìm trong”, đó là cách ứng xử của các Nho sĩ thời phong kiến. Khi mà xã hội mục ruỗng, rối ren đến mức không thể hòa đồng, cũng không cải thiện được thì các nhà Nho đã tự nguyện “quy ẩn” để rời xa chốn thị phi, quan trường bon chen để lui về quê nhà, vui thú với chốn điền viên mà giữ được phẩm cách của mình.
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Ông là vị quân sư tài ba của Lê Lợi, là nhà Nho suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, cả cuộc đời ông luôn đau đáu một lòng với dân, với nước.
Thế nhưng khi: “Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn/Dòng đời quanh nữa nước non quanh” (Bảo kính cảnh giới – Bài 9) thì Nguyễn Trãi không thể khoanh tay đứng nhìn bè lũ nịnh thần chia bè kết cánh, hoành hành khắp mọi nơi: “Ung dung cứ nói điều ta thích/Uốn gối theo đời không thể vâng” (Mạn hứng – Bài 2).
Nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà từ hoàn cảnh xã hội và sự tự nhận thức, thôi thúc của tâm hồn mình: “Về đi sao chẳng sớm toan/Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi/Muôn chung chín vạc làm gì/Cơm rau nước lã nên tùy phận thôi” (Côn Sơn ca).
Để rồi, khi trở về quê hương, ông hòa mình vào cuộc sống thanh bạch, bình dị, gần gũi với nhân dân, xóm giềng: “Lụp xụp lều tranh bé cửa hiên/Nhà quan tưởng chốn ẩn người hiền” (Tức sự).
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là một nhà Nho có tư cách đạo đức, tài thơ văn, một nhà giáo có tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Sau 8 năm làm quan tại triều đình, sau khi ông dâng sớ xin nhà vua chém đầu 18 tên lộng thần nhưng không được vua chấp thuận, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Điều này được ông gửi gắm bao điều tâm sự trong những sáng tác thơ ca: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người tới chốn lao xao” (Nhàn). Nguyễn Bỉnh Khiêm tự coi mình là kẻ dại khờ giữa xã hội đầy rẫy những kẻ bon chen, nịnh bợ, giành giật. Ông tìm về nơi thanh vắng chốn quê nhà để rời xa chốn quan trường đầy thị phi, tìm về để có được sự thư thái trong tâm hồn: “Chốn điền viên cũ dầu thong thả/Đạo Thánh hiền xưa luống chốc mòng” (Nhân tình thế thái – Bài 15).
Rời xa chốn quan trường, các nhà Nho đã trở về nơi thôn quê, hòa mình vào cuộc sống thanh bạch, giản dị mà tươi đẹp chốn điền viên. Họ đã tìm được thú vui nhàn tản, được làm được điều mình thích, sống thuận theo tự nhiên và hòa mình vào thiên nhiên.
Khi trở về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã tìm được không gian sống dân dã, bình dị và tìm được những giây phút thư thái, hiếm có trong cuộc đời: “Rồi, hóng mát thuở ngày trường/Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” (Bảo kính cảnh giới – Bài 43).
Ông đã cảm nhận được bức tranh quê ngồn ngộn sức sống, thấy cuộc sống làng quê yên ả, thanh bình: “Ao cạn vớt bèo cấy muống/Trì thanh phát cỏ ương sen” (Thuật hứng – Bài 24). Nhà thơ lắng nghe được những thanh âm của thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên để quên đi những ưu phiền, bụi bặm: “Côn Sơn có đá rêu phơi/Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm/Trong ghềnh thông mọc như nêm/Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/Trong rừng có bóng trúc râm/Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn” – (Côn Sơn ca).
Còn đối với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi trở về nơi quê nhà, ông hóa thân vào một lão nông vác cần câu đi câu cá, vác mai, vác cuốc đi làm đồng để vui thú với điền viên: “Một mai, một cuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” (Nhàn).
Ông tìm ở nơi ấy một triết lý sống, đó là sống thuận theo tự nhiên, mỗi mùa đều có những thú vui, những sản vật cho con người vẫy vùng, thưởng ngoạn: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao” (Nhàn). Nhờ đó, danh lợi đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm nhẹ bẫng như cơn gió, tâm hồn được thảnh thơi, nhẹ nhõm: “Cuộc cờ đua chí dù cao thấp/Ta muốn thanh nhàn thú vị ta” (Thú nhàn).
Khi cáo quan về quê nhà, Nguyễn Công Trứ dường như không còn nghĩ đến công danh, bổng lộc hay những vướng bận chốn quan trường, ông tìm cho mình cách sống “ngất ngưởng” tự do, tự tại. Một mặt ông không hề hổ thẹn về công danh, sự nghiệp mình đã làm được, mặt khác, ông thích làm những điều mình thích, không hề bị ràng buộc bởi lễ giáo: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng/…Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…/ Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng…” (Bài ca ngất ngưởng).
Mặc kệ cho người đời có là ai, Nguyễn Công Trứ luôn sống thật là mình, khẳng định mình, không bị bất cứ ai, điều gì chi phối: “Ai say, ai tỉnh, ai thua được/Ta mặc ta mà, ai mặc ai” (Cầm kì thi tửu – Bài 1).
“Thân nhàn nhưng tâm không nhàn”, đó là điều chúng ta cảm nhận được ở nhà Nho Nguyễn Trãi. Mặc dù có lúc, có thời điểm ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng ông luôn đau đáu hướng về đất nước, về nhân dân.
Tình cảm đó luôn trào dâng, cuồn cuộn trong tâm hồn: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” (Thuật hứng – Bài 5). Nguyễn Trãi từng mong ước có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, mong muốn cho nhân dân khắp nơi, khắp chốn được ấm no hạnh phúc: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ khắp đòi phương” (Bảo kính cảnh giới – Bài 43).
Tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi được thử thách qua thời gian, dù có trải qua biết bao đổi thay của thời thế nhưng trong tâm hồn ông vẫn vẹn nguyên lòng trung hiếu của một nhà Nho: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (Thuật hứng – Bài 24).
Nhà thơ Nguyễn Khuyến hòa mình vào làng cảnh của đồng bằng Bắc bộ khi cáo quan nhưng lúc nào trong lòng ông cũng canh cánh ơn vua, nợ dân, nợ nước: “Ơn vua chưa chút đền công/Cúi xuống hổ đất, ngửa trông thẹn trời” (Di chúc).
Trong tâm hồn của Tam Nguyên Yên Đổ dường như chất chứa những uẩn khúc, những nghĩ suy và lo lắng cho thời cuộc: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được/Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Thu điếu). Cảnh tĩnh lặng mà tâm hồn đang trào dâng biết bao nỗi niềm, phải chăng đó là tấm lòng yêu nước thương dân, tư tưởng theo ông suốt cả cuộc đời.
Tư tưởng sống nhàn tản mà tích cực của các Nho sĩ luôn được gửi gắm trong những sáng tác thơ ca, một tư tưởng nhân sinh tiến bộ trong văn học Việt Nam thời trung đại. Đó có thể là những lời tự trào, là những cảm hứng tự nhiên, là những ẩn ý được gửi gắm trong câu chữ. Đọng lại trong tư tưởng ấy là tấm lòng yêu nước thương dân luôn đau đáu khôn nguôi trong tâm hồn của những nhà Nho.
Nguồn: http://giaoducthoidai.vn/tho-ca-trung-dai-viet-nam-van-hoa-quy-an-cua-cac-nha-nho-20230601134408912.html
Theo Giáo Dục Thời Đại
Thơ Ca Trung Đại Việt Nam: Văn Hóa “Quy Ẩn” Của Các Nhà Nho
Các nhà Nho, những người có nhân cách, phẩm chất đã từ bỏ chức vị, danh vọng, trở về quê nhà ở ẩn, sống cuộc đời thanh bạch để giữ gìn khí tiết, cốt cách của mình.
Tư tưởng sống nhàn tản mà tích cực của các Nho sĩ được gửi gắm trong sáng tác thi ca. Ảnh: IT.
Điều này được thể hiện đậm nét trong các sáng tác thơ ca thời Trung đại…
Rời xa chốn quan trường
“Xuất sử hành tàng”,“lánh đục tìm trong”, đó là cách ứng xử của các Nho sĩ thời phong kiến. Khi mà xã hội mục ruỗng, rối ren đến mức không thể hòa đồng, cũng không cải thiện được thì các nhà Nho đã tự nguyện “quy ẩn” để rời xa chốn thị phi, quan trường bon chen để lui về quê nhà, vui thú với chốn điền viên mà giữ được phẩm cách của mình.
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Ông là vị quân sư tài ba của Lê Lợi, là nhà Nho suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, cả cuộc đời ông luôn đau đáu một lòng với dân, với nước.
Thế nhưng khi: “Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn/Dòng đời quanh nữa nước non quanh” (Bảo kính cảnh giới – Bài 9) thì Nguyễn Trãi không thể khoanh tay đứng nhìn bè lũ nịnh thần chia bè kết cánh, hoành hành khắp mọi nơi: “Ung dung cứ nói điều ta thích/Uốn gối theo đời không thể vâng” (Mạn hứng – Bài 2).
Nhà thơ đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà từ hoàn cảnh xã hội và sự tự nhận thức, thôi thúc của tâm hồn mình: “Về đi sao chẳng sớm toan/Nửa đời vướng bụi trần hoàn làm chi/Muôn chung chín vạc làm gì/Cơm rau nước lã nên tùy phận thôi” (Côn Sơn ca).
Để rồi, khi trở về quê hương, ông hòa mình vào cuộc sống thanh bạch, bình dị, gần gũi với nhân dân, xóm giềng: “Lụp xụp lều tranh bé cửa hiên/Nhà quan tưởng chốn ẩn người hiền” (Tức sự).
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là một nhà Nho có tư cách đạo đức, tài thơ văn, một nhà giáo có tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Sau 8 năm làm quan tại triều đình, sau khi ông dâng sớ xin nhà vua chém đầu 18 tên lộng thần nhưng không được vua chấp thuận, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.
Điều này được ông gửi gắm bao điều tâm sự trong những sáng tác thơ ca: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người tới chốn lao xao” (Nhàn). Nguyễn Bỉnh Khiêm tự coi mình là kẻ dại khờ giữa xã hội đầy rẫy những kẻ bon chen, nịnh bợ, giành giật. Ông tìm về nơi thanh vắng chốn quê nhà để rời xa chốn quan trường đầy thị phi, tìm về để có được sự thư thái trong tâm hồn: “Chốn điền viên cũ dầu thong thả/Đạo Thánh hiền xưa luống chốc mòng” (Nhân tình thế thái – Bài 15).
Sống nhàn tản tích cực
Rời xa chốn quan trường, các nhà Nho đã trở về nơi thôn quê, hòa mình vào cuộc sống thanh bạch, giản dị mà tươi đẹp chốn điền viên. Họ đã tìm được thú vui nhàn tản, được làm được điều mình thích, sống thuận theo tự nhiên và hòa mình vào thiên nhiên.
Khi trở về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã tìm được không gian sống dân dã, bình dị và tìm được những giây phút thư thái, hiếm có trong cuộc đời: “Rồi, hóng mát thuở ngày trường/Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” (Bảo kính cảnh giới – Bài 43).
Ông đã cảm nhận được bức tranh quê ngồn ngộn sức sống, thấy cuộc sống làng quê yên ả, thanh bình: “Ao cạn vớt bèo cấy muống/Trì thanh phát cỏ ương sen” (Thuật hứng – Bài 24). Nhà thơ lắng nghe được những thanh âm của thiên nhiên, sống hòa mình vào thiên nhiên để quên đi những ưu phiền, bụi bặm: “Côn Sơn có đá rêu phơi/Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm/Trong ghềnh thông mọc như nêm/Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm/Trong rừng có bóng trúc râm/Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn” – (Côn Sơn ca).
Còn đối với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi trở về nơi quê nhà, ông hóa thân vào một lão nông vác cần câu đi câu cá, vác mai, vác cuốc đi làm đồng để vui thú với điền viên: “Một mai, một cuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” (Nhàn).
Ông tìm ở nơi ấy một triết lý sống, đó là sống thuận theo tự nhiên, mỗi mùa đều có những thú vui, những sản vật cho con người vẫy vùng, thưởng ngoạn: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao” (Nhàn). Nhờ đó, danh lợi đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm nhẹ bẫng như cơn gió, tâm hồn được thảnh thơi, nhẹ nhõm: “Cuộc cờ đua chí dù cao thấp/Ta muốn thanh nhàn thú vị ta” (Thú nhàn).
Khi cáo quan về quê nhà, Nguyễn Công Trứ dường như không còn nghĩ đến công danh, bổng lộc hay những vướng bận chốn quan trường, ông tìm cho mình cách sống “ngất ngưởng” tự do, tự tại. Một mặt ông không hề hổ thẹn về công danh, sự nghiệp mình đã làm được, mặt khác, ông thích làm những điều mình thích, không hề bị ràng buộc bởi lễ giáo: “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng/…Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng…/ Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng…” (Bài ca ngất ngưởng).
Mặc kệ cho người đời có là ai, Nguyễn Công Trứ luôn sống thật là mình, khẳng định mình, không bị bất cứ ai, điều gì chi phối: “Ai say, ai tỉnh, ai thua được/Ta mặc ta mà, ai mặc ai” (Cầm kì thi tửu – Bài 1).
Đau đáu tấm lòng yêu nước thương dân
“Thân nhàn nhưng tâm không nhàn”, đó là điều chúng ta cảm nhận được ở nhà Nho Nguyễn Trãi. Mặc dù có lúc, có thời điểm ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng ông luôn đau đáu hướng về đất nước, về nhân dân.
Tình cảm đó luôn trào dâng, cuồn cuộn trong tâm hồn: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông” (Thuật hứng – Bài 5). Nguyễn Trãi từng mong ước có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, mong muốn cho nhân dân khắp nơi, khắp chốn được ấm no hạnh phúc: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ khắp đòi phương” (Bảo kính cảnh giới – Bài 43).
Tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi được thử thách qua thời gian, dù có trải qua biết bao đổi thay của thời thế nhưng trong tâm hồn ông vẫn vẹn nguyên lòng trung hiếu của một nhà Nho: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen” (Thuật hứng – Bài 24).
Nhà thơ Nguyễn Khuyến hòa mình vào làng cảnh của đồng bằng Bắc bộ khi cáo quan nhưng lúc nào trong lòng ông cũng canh cánh ơn vua, nợ dân, nợ nước: “Ơn vua chưa chút đền công/Cúi xuống hổ đất, ngửa trông thẹn trời” (Di chúc).
Trong tâm hồn của Tam Nguyên Yên Đổ dường như chất chứa những uẩn khúc, những nghĩ suy và lo lắng cho thời cuộc: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được/Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Thu điếu). Cảnh tĩnh lặng mà tâm hồn đang trào dâng biết bao nỗi niềm, phải chăng đó là tấm lòng yêu nước thương dân, tư tưởng theo ông suốt cả cuộc đời.
Tư tưởng sống nhàn tản mà tích cực của các Nho sĩ luôn được gửi gắm trong những sáng tác thơ ca, một tư tưởng nhân sinh tiến bộ trong văn học Việt Nam thời trung đại. Đó có thể là những lời tự trào, là những cảm hứng tự nhiên, là những ẩn ý được gửi gắm trong câu chữ. Đọng lại trong tư tưởng ấy là tấm lòng yêu nước thương dân luôn đau đáu khôn nguôi trong tâm hồn của những nhà Nho.
Nguồn: http://giaoducthoidai.vn/tho-ca-trung-dai-viet-nam-van-hoa-quy-an-cua-cac-nha-nho-20230601134408912.html
Đề Tài Và Chủ Đề Của Tác Phẩm Văn Học
sức đa dạng: chuyện con người, con thú, cây cỏ, chim muông, đồ vật, lại có cả chuyện thần tiên, ma quái, chuyện quá khứ và chuyện viễn tưởng mai sau”
Nhưng mục đích của văn học không bao giờ chỉ là giới thiệu những hiện tượng cụ thể cá biệt của đời sống hay của tưởng tượng. Tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn.
I. Đề tài của tác phẩm văn học.Đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Tuy nhiên, cần thấy rõ, đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn. Bản chất đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài trong tính hệ thống của quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng. Bởi vì, việc lựa chọn đề tài này chứ không phải đề tài khác để thể hiện đã cho thấy, nhà văn coi chính đề tài ấy là quan trọng hơn cả, đáng quan tâm hơn cả trong cái thời điểm sáng tác đó. Qua sự lựa chọn ấy, nhà văn đã thể hiện khá rõ tính khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của mình.
Khái niệm loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính chất mà còn gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một thời, hoặc trong thời đại nào đó. Ví dụ, đề tài số phận người chinh phu, người cung nữ, đề tài người tài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du. Còn trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi lên đề tài những người trung nghĩa.
Việc xác định đề tài cho phép liên hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đất đời sống nhất định của thực tại. Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức, chất liệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm. Bởi vì, đối tượng là một cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Nếu chúng ta lẫn lộn hai mặt này sẽ dẫn đến biến việc phân tích tác phẩm thành phân tích đối tượng được miêu tả trong tác phẩm.
Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng; những đề tài đó xuất hiện do có sự đổi mới trong những quan hệ xã hội, nhất là trong những quan hệ giai cấp, đồng thời cũng do yêu cầu văn học phải nhận thức và phản ánh kịp thời những bước chuyển biến lớn lao của đời sống. Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn, đề tài thể hiện phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật.
Giới hạn của phạm vi đề tài có thể được xác định rộng hẹp khác nhau. Đó có thể là một giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài kháng chiến chống Mỹ, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài công nhân, … Ở giới hạn bề ngoài của đề tài này, các phạm trù xã hội, lịch sử đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, đối tượng nhận thức của nhà văn là cuộc sống, con người xã hội với tính cách và số phận của nó, với quan hệ nhân sinh phức tạp của nó.
Giới hạn bề ngoài cho phép nhìn nhận tầm quan trọng của các phạm trù xã hội hay lịch sử, tuy đối tượng nhận thức của tác phẩm nghệ thuật nói chung thường không chỉ giới hạn bởi cái bên ngoài của hiện tượng. Cũng cần nhắc đến các phương diện bên trong của đề tài, đó là bề sâu của phương diện phản ánh với cuộc sống, con người, bao gồm trong nó tất cả những giá trị hiện thực, tố cáo, viễn cảnh, được miêu tả trong tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật.
Đề tài của tác phẩm chẳng những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống của người nghệ sĩ quy định. Đề tài không chỉ được gợi, quy định bởi cuộc sống hiện thực mà còn luôn được xác lập bởi lập trường tư tưởng thẩm mĩ, cách nhìn, quan niệm nghệ thuật, cá tính, tài năng sáng tạo, phụ thuộc vào những yêu cầu của thời đại và hoàn cảnh sáng tác riêng của mỗi nhà văn. Bởi vì, có khi cùng sống trong một xã hội ở cùng một thời kì lịch sử nhưng các nhà văn xuất thân ở những giai cấp khác nhau hoặc có quan điểm lập trường chính trị khác nhau dẫn tới việc lựa chọn đề tài để sáng tác cũng khác nhau.
Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm tương ứng. Đề tài trung tâm được hiểu là một khái niệm lớn hơn, bao quát hơn những đề tài cụ thể của từng tác phẩm. Nó chính là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, nó thể hiện những nét bản chất nhất của thời kì lịch sử đó. Hà Minh Đức quan niệm: “Trong văn học nước ta từ sau 1945 đến nay, đề tài trung tâm là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội, như Đảng ta đã nhấn mạnh trong nhiều bức thư gửi các đại hội văn nghệ: “Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội là đề tài cao đẹp trong văn học, nghệ thuật nước ta hiện nay”.
Lê Lưu Oanh cho rằng: “Đề tài là một phạm vi nhất định của cuộc sống đã được nhận thức, lựa chọn để thể hiện trong tác phẩm”.
Như vậy, đề tài của tác phẩm là một phương diện trong nội dung của nó, là đối tượng đã được nhận thức, lựa chọn gắn liền với dụng ý, thế giới quan, lập trường tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Đề tài là khái niệm trung gian giữa thế giới hiện thực được thẩm mĩ hóa trong tác phẩm và bản thân đời sống. Người ta có thể xác định đề tài trên 2 phương diện: bên ngoài và bên trong.
Nói đến phương diện bên ngoài là nói đến sự liên hệ thuần túy đến phạm vi hiện thực mà tác phẩm phản ánh. Ơí đây, sự xác đinh đề tài thường dựa trên cơ sở các phạm trù lịch sử- xã hội. Có thể nói đến đề tài chống Pháp, chống Mĩ, đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài công nhân, nông dân, bộ đội…
Ðề tài gắn bó chặt chẽ với đối tượng nhưng không thể đồng nhất 2 khái niệm này. Ðối tượng là một phần của khách thể mà con người có thể chiếm lĩnh, phù hợp với một nhu cầu, một năng lực nhất định nhưng là cái nằm bên ngoài tác phẩm, chưa được chủ thể nhận thức còn đề tài là đối tượng đã thông qua sự lựa chọn và miêu tả, thể hiện trong tác phẩm của nhà văn. Nói cách khác, đối tượng là cơ sở của đề tài, là sự khái quát những phạm vi xã hội, lịch sử trong tác phẩm.
Đề tài của tác phẩm thường gắn chặt với hiện thực cuộc sống của thời đại mà nhà văn đang sống, vì vậy nó mang tính lịch sử xã hội sâu sắc. Tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử văn học, có thể nhận thấy trong mỗi thời kì lịch sử khác nhau, thường nổi lên những loại đề tài trung tâm khác nhau. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19, đề tài về số phận của người phụ nữ chiếm một vị trí đáng kể trong trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn từ 1945-1975, đề tài về người chiến sĩ cách mạng, về những người công nhân tiên tiến lại nổi lên hàng đầu.
Có những đề tài dường như thường được lặp đi lặp lại trong văn học ở mọi nơi và mọi thời đại. Chẳng hạn đề tài về tình yêu và hạnh phúc, chiến tranh và hòa bình, sự sống và cái chết…Có người cho rằng đấy là những đề tài vĩnh cửu của văn học. Thật ra, đó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay chính một nhà văn khi viết về một phạm vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng đã là một cái gì mới mẻ, không lặp lại.
Ðề tài có tính khách quan vì bản thân nó chưa thể hiện tính tư tưởng. Những nhà văn có lập trường tư tưởng khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau vẫn có thể cùng viết về một đề tài. Raxun Gamzatôp từng viết:
“Ðừng nói: trao cho tôi đề tài. Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt”.
Chế Lan Viên có lần nói về thơ Tố Hữu: “Hãy đi tìm tình cảm, tư tưởng công nhân hơn là đi tìm ống khói trong thơ Tố Hữu.”
Tính khách quan của đề tài cũng chỉ mang tính tương đối vì xét đến cùng, đề tài ít nhiều cũng gắn bó với thế giới tinh thần của nhà văn. Sự quan tâm và hứng thú của nhà văn đối với một loại đề tài nhất định nào đó nhiều khi cũng xuất phát từ chỗ đứng, quan điểm tư tưởng, thậm chí từ khuynh hướng chính trị của nhà văn đó.
Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận xét về đề tài của một số nhà văn như sau: “Trong thực tế của đời sống văn học, thường thấy hiện tượng này: các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi. Khi vì một lí do nào đó, ông ta hướng ngòi bút ra ngoài khu vực đề tài ấy, thì ông ta không còn sắc sảo nữa, tác phẩm trở nên nhạt nhẻo, hình tượng thiếu sức sống, thiếu linh hồn, tài năng dường như rời bỏ ông ta. Thiếu thực tế chăng? Không hẳn như vậy. Chẳng hạn, Nguyễn Ðình Thi đâu phải thiếu thực tế về những ngày sôi sục của Cách mạng tháng Tám mà chính ông là một nhân chứng? Nhưng trong Vỡ bờ, những trang tương đối xem được chỉ có ở tập 1 khi viết về đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ, tối tăm, cơ cực. Ðến tập 2, càng về cuối, càng thấy nhạt nhẻo, sơ lược: ấy là nhữg trang mô tả cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 và đất nước vùng lên tức nước vỡ bờ. Có lẽ Nguyễn Ðình Thi là cây bút sinh ra để làm thơ, soạn nhạc hơn là viết văn xuôi, chỉ có thể viết hay về đất nước mình đẹp trong đau khổ, bất hạnh:
“Anh yêu em như yêu đất nước, Vất vả, đau thương, tươi thắm vô ngần.
Không phải ngẫu nhiên mà con người ấy chọn viết Nguyễn Trãi ở Ðông quan chứ không phải Nguyễn Trãi ở Lam Sơn. Và câu thơ hay nhất trong bài Ðất nước là những câu thơ viết về Hà Nội đẹp một cách hoang vắng, hiu hắt trước Cách mạng tháng 8 “Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” và những câu thơ viết về đất nước bị giày xéo, cào xé trong cuộc kháng chiến chống Pháp “Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều” (Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, tr12-13).
II. Chủ đề của tác phẩm văn học.Từ đề tài về miếng ăn, nhiều tác giả đã đặt ra những vấn đề rất khác nhau: Ngô Tất Tố tiếp cận với miếng ăn như một điều kiện để tồn tại (Làm no), Nam Cao nêu lên những vấn đề về nhân cách (Một bửa no, Tư cách mỏ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Sú vơ nia, Sống mòn….); Nguyễn Tuân lại chú trọng đến miếng ăn như một giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc ( Giò lụa, Hương cuội, Chén trà trong sương sớm, Phở, Cốm…) …Trần Ðăng Khoa nhận xét về vấn đề miếng ăn, vấn đề cơm áo trong tác phẩm Nam Cao có lẽ chưa thực xác đáng và thấu đáo: “Văn chương của Nam Cao cũng rất gần với văn chương của Tsêkhôp, Lỗ Tấn nhưng khoảng cách tầm cỡ thì hình như vẫn còn xa nhau lắm. Sở dĩ có cái khoảng cách ấy cũng là vì ở chỗ, Lỗ Tấn và Tsêkhốp quan tâm đến nỗi đau ở cõi tinh thần còn Nam Cao lại để tâm trí đến cái bụng (Tào VĂn Ân nhấn mạnh). Ðọc ông ấy, trang nào cũng thấy đói. Mà văn học chỉ luẩn quẩn xung quanh miếng ăn, cũng khó mà lớn được” (Chân dung và đối thoại)
Chủ đề có một vai trò rất quan trọng, nó thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của nhà văn. Chính nó đã bước đầu tạo ra tầm khái quát rộng lớn của tác phẩm đối với hiện thực xã hội, từ đó tác phẩm tác động sâu sắc vào nhận thức tư tưởng của người đọc.
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son tô điểm rõ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.”
Tổng Quan Về Thơ Đường Luật
I. Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)
Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:
– Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;
– Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.
Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú
Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.
Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.
Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.
Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).
Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng
Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc
Ngoài việc tuân theo luật bằng – trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).
Trong một câu thơ, theo “phân minh” chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.
Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:
Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.
Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.
Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ “bất luận” có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
9. Các bộ phận trong bài thơ
Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.
– Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.
– Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.
– Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.
4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.
Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.
– Bảng luật bằng:B B T T B B T – T T B B T T B
– Bảng luật trắc:T T B B B T T – B B T T T B B
Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.
Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Danh từ riêng Danh từ riêng
Danh từ chung Danh từ chung
Tính từ lại có nhiều loại, nên:
Tượng thanh Tượng thanh
Phương hướng Phương hướng
Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.
III. Phép họa thơ Đường luật
1. Các thể thức họa thơ Đường luật
Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: Hoạ hạn vận và Hoạ phóng vận.
Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa hạn vận này khác với thể Họa phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa, hơn thế nữa, ta phải:
– Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn
– Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định
Ví dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:
Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô
5 vần hạn định theo thứ tự là: xô – cô – vô – ô – rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất, tác giả lại là một thiền sư. Bài thơ như sau:
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy rô
Ví dụ khác: Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
– Hạn 5 vần: chờ – hờ – thưa – tơ – thơ.
– Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ
Họa phóng vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản đề).Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa nguyên vận, Họa đảo vận, Họa hoán vận và Hoạ tá vận.
Là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa đồng luật.
Là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.
Là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
Hoạ nguyên vận, hoán vận, đảo vận: dùng vần đồng âm đồng nghĩa (và cùng từ loại).
Hoạ tá vận: dùng vần đồng âm dị nghĩa (và không cùng từ loại).
2. Phần quan trọng trong họa thơ
Họa thơ theo thể thức phóng vận (gọi tắt là họa thơ) bao gồm 3 phần chính quan trọng sau đây:
Đã có một bài thơ sẵn trước gọi là Bài xướng. Bài xướng có thể chọn một bài đã có sẵn từ xưa, hoặc một bài do một người làm trước “thách đố” cho người khác đáp lại. Người đáp lại thì bài đó gọi là Bài họa. Bài họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau đây:
1. Họa vần: 5 vần tức là 5 chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng y chang 5 vần đó, không được vì bí hay kẹt mà sửa đổi.
2. Bài xướng nói lên ý gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm.
3. Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp). Ví dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại. Ngoài ra bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen một vấn đề gì thì bài họa có thể chê vấn đề đó (gọi là phản đề, nhưng không bắt buộc).
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
Họa phóng vận là sáng tác một bài thơ gọi là Bài họa, dựa trên hệ thống vần của một bài thơ có trước gọi là Bài xướng. Sau khi có bài xướng, người làm thơ họa sáng tác một bài khác, dùng lại đúng 5 chữ vần của bài xướng. Bài họa phải diễn đạt lại nội dung của bài xướng, không được lạc đề. Thường là bài họa phải đối luật với bài xướng, nếu bài xướng luật bằng thì bài họa phải luật trắc và ngược lại. Kẹt lắm mới làm bài họa đồng luật với bài xướng.
Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu có vận (câu 1, 2, 4, 6, 8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước đó. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc “khắc lục”, là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.
Xướng hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó, người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng, trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng hoạ đúng cách. Bắt đầu những bài hoạ sau đó (nếu có) thì có thể dùng luật gì cũng được. Hoạ thơ là “vẽ lại” hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần. Hoạ sai ý bài xướng là không đạt. Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận, không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng. Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý, không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng. Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó.
Khi bạn bè (thi hữu) chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa tá vận (tức là mượn vần) để hoạ những vần tử vận và tử ý. Cách này không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề (nội dung của bài xướng). Lấy ví dụ tử vận xót xa không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa v.v… chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi (bởi vậy mới bị xuất ý: không đạt), nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.Thông vận, bàng đối và bàng hoạ… không xuất sắc.Làm thơ, nếu dùng thông vận thì nên dùng cận vận mà không nên dùng viễn vận. Viễn vận và cưỡng vận không hay, hạn chế dùng.
Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai, dễ đọc, để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu. Điệu thơ gồm có 3 phần chính:
Thơ Đường luật nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa (2-2-3 hoặc 4-3), nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.
Nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
Nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu với tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc.
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 16:05 01/06/2023 Số lượt xem: 764
Cập nhật thông tin chi tiết về Chủ Đề Thơ Đường Luật Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!