Bạn đang xem bài viết Chú Bé Chăn Cừu Và Con Cáo được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Chăn cừu được ít lâu, chú cảm thấy cuộc đời chăn cừu thực nhàm chán. Tất cả mọi việc chú có thể làm để giải khuây là nói chuyện với con chó hoặc thổi chiếc kèn chăn cừu của mình.
Một hôm, khi chú đang ngắm nhìn đàn cừu và cánh rừng yên tĩnh, và suy nghĩ mình sẽ phải làm gì khi gặp một con Cáo, chú nghĩ ra một trò chơi cho đỡ buồn.
Chủ bảo với chú rằng khi Cáo tấn công đàn cừu thì phải kêu cứu, để dân làng nghe thấy và đuổi nó đi. Thế là, mặc dù chú chẳng thấy con gì giống Cáo hết, chú cứ chạy về làng và la to, “Cáo! Cáo!”
Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu bỏ cả việc làm và tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi họ đến nơi họ chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ. Ít ngày sau chú bé chăn cừu lần nữa lại la lên, “Cáo! Cáo!” Và một lần nữa dân làng lại chạy ra giúp chú, nhưng lại bị chú cười cho một trận.
Thế rồi vào một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một con Cáo thực sự nấp sau một bụi cây bỗng phóng ra và chụp được một con cừu.
Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to “Cáo! Cáo!” Nhưng mặc dù dân làng có nghe tiếng chú kêu, nhưng không ai chạy ra cả để giúp chú như những lần trước. “Lần này không thể để cho nó đánh lừa được mình nữa” họ bảo.
Cáo giết chết rất nhiều cừu của chú bé và biến mất vào rừng rậm.
Lời bàn: Người ta cũng không tin kẻ nói dối ngay cả khi hắn nói thật.
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp
Quay về trang chủ:
Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:
Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Truyện xem nhiều nhất
Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:
Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…
Con Cáo Và Tổ Ong
Tổ ong lủng lẳng trên cành, Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay! Cáo già nhè nhẹ lên cây, Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn. Ong thấy cáo muốn cướp con, Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta. Châm đầu, châm mắt cáo già, Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
*
Ong kia yêu giống, yêu nòi, Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi. Bây giờ ta thử so bì, Ong còn đoàn kết, huống chi là người! Nhật, Tây áp bức giống nòi, Ta nên đoàn kết để đòi tự do.
Kể Lại Bằng Văn Xuôi Câu Chuyện “Con Cáo Và Tổ Ong” Trong Bài Thơ Của Bác Hồ
Suốt ba tháng mùa đông lạnh lẽo, cây cối đã trụi cành, chim chóc đã lặng thôi ca hát. Mùa xuân như một cây đũa thần của bà Tiên gõ vào thiên nhiên khiến chúng tràn sức sống và tung bừng náo nhiệt hẳn lên.
Sau mấy ngày bệnh tật, nằm trong hang tăm tối và vắng lặng, Cáo già tập tễnh đi kiếm ăn.
Mắt Cáo sáng lên khi thấy bên bờ suối, giữa bãi cỏ non mượt một chú Thỏ vừa ăn vừa nhởn nhơ ngắm trời xanh và ca hát một mình. Cáo rón rén đến gần Thỏ, dùng hết sức lực của một con Cáo già chụp Thỏ, nhưng hụt rồi… Cả hai đuổi nhau, Thỏ hoảng hốt chạy liền một mạch không dám quay đầu lại.
Cáo nằm trên bãi cỏ thở dốc như sắp chết. Nó bứt vài cọng cỏ non đưa vào miệng. “Kì quái thật, không hiểu sao mà tụi Thỏ có thể ăn…” Cáo vừa nói thành tiếng vừa nhổ nước bọt xanh lè…
Nhưng… có tiếng gì ù ù như xay lúa? Trời mưa ư? Cáo thoáng nghĩ, không, thơm quá, chao ôi thơm, thơm đến cồn cào cả ruột gan, thơm đến mức mà mũi dài của Cáo cứ nghển lên. Và khả năng đánh hơi kì diệu của họ nhà Cáo không lừa nó: Tít tận trên cao, ở trong vòm cây cổ thụ, một tổ ong to bằng cái nồi đồng lớn, lủng lẳng đưa khe khẽ trong gió xuân. Mùi mật ong cứ ngào ngạt thơm phức trong nắng vàng như sáp, sánh như mật…
Cáo nhìn quanh, cả khu rừng đầy hoa. Lớp đất như một tấm chăn kẻ ô vuông xinh xinh bởi đủ thứ hoa rơi đầy trên đất. Những dây leo xung quanh cũng duyên dáng với những chấm đỏ xanh, chót vót trên cao những cành lá trĩu nặng hoa. Tiếng vo ve trong những tàn hoa man mát hương ấy.
Cáo tỉnh táo hẳn lại. Hắn quyết tâm phải ăn ngay tổ Ong này cho đỡ cơn thèm khát. Nhưng nó lưỡng lự: “Các loài vật trong rừng này thường nói: Khôn như Cáo”. Vậy mà mình lại hồ đồ. Miếng ăn đã ở trong tầm tay, không khéo lại tuột mất nữa… Ôi mình sẽ được một bữa thỏa thuê, từ nay phải chấm dứt những bữa đực, bữa cái đã qua…” Cáo liếm mép. Nó chui vào một hốc cây và nằm đợi buổi trưa, khi Ong mất cảnh giác thì mình sẽ hành động.
Mặt trời đã đúng ngọ, nóng hầm hập làm cả khu rừng này như say ngủ. Những chuyến bay của Ong cũng thưa thớt dần. Chắc có lẽ Ong đang kéo quân đi xa đến những bông hoa cách đây ngàn dặm.
Cáo nhẹ nhàng níu một dây leo và từ từ, vừa bò vừa vểnh tai nghe ngóng. Gần tới tổ Ong, nó bò chậm lại và thận trọng hơn.
Từ lúc Cáo rượt Thỏ, mấy con Ong trinh sát đã nhìn thấy Cáo. Chúng về báo với Ong Chúa. Và từ lúc ấy mọi nhất cử nhất động của Cáo không thể qua vòng kiểm soát của bầy Ong. Ong Chúa đã tổng báo động, khẩn cấp gọi các con Ong về. Bầy Ong đã chia từng tốp nhỏ bí mật từ các tán lá xanh bay về chuẩn bị.
Ong Chúa phát lệnh cho các cánh quân phục sẵn, chờ mệnh lệnh.
Cáo lại nhích lên, nhích lên…
Nhưng bất ngờ, cùng một lúc, bầy Ong túa ra đen đặc, tiếng của chúng phừng phừng rụng hết không đủ sức để chắn chẻ bầy Ong bám đầy thân Cáo mà đốt… Quân đội Ong cứ tăng dần lên, Cáo chỉ táp được vài chú Ong nhưng lưỡi bị sưng lên bởi những mũi chích… Cáo buông tay rơi bịch xuống mặt đất, gặp phai rễ cây, người Cáo văng tiếp ra va vào một hòn đá. Máu chảy lênh láng, nhưng Cáo vẫn đủ hiểu là phải mau chạy thoát thân. Nó chạy cuống cuồng và khống hiểu sao nó bị nhấc bổng lên và bay như một mũi tên rơi ùm xuống nước. Thì ra Cáo đã húc vào bác Gấu đang đi chơi, bị bác ném ra xa…
Cáo ngoi ngóp bò lên được bờ, cái đuôi vẫn còn buông thõng xuống mặt nước ướt sũng, mình đau ê ẩm nằm hấp hối…
Con Cáo Và Tổ Ong là một thi phẩm xuất sắc minh chứng rõ nhất cho ngòi bút của Hồ Chí Minh. Mượn câu chuyện cáo và tổ ong nhằm kêu gọi mọi người dân hợp sức, hợp lòng theo đuổi các mục tiêu làm cách mạng. Đến nay, bài thơ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và được độc giả vô cùng quan tâm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!
Tổ ong lủng lẳng trên cành, Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay! Cáo già nhè nhẹ lên cây, Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn. Ong thấy cáo muốn cướp con, Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta. Châm đầu, châm mắt cáo già, Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
*
Ong kia yêu giống, yêu nòi, Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi. Bây giờ ta thử so bì, Ong còn đoàn kết, huống chi là người! Nhật, Tây áp bức giống nòi, Ta nên đoàn kết để đòi tự do.
Con Cáo Đền Ơn
Truyện cổ tích thế giới chọn lọc
CON CÁO ĐỀN ƠN
Có hai vợ chồng ông lão sống ở một làng ven núi. Họ rất nghèo, hàng ngày ông lão lên núi kiếm củi đem về làng bán để sống qua ngày.
Một hôm ông lào lên núi kiếm củi như thường lệ, bỗng ông nhìn thấy ba đứa bé trong làng bắt được một con cáo và đang định giết nó. Ông lại gần ngăn bọn trẻ lại và nói:
- Này, các cháu, đừng làm thế. Các cháu không nên đối xử với nó ác như thế. Các cháu có thể bán lại cho ông.
Trong túi ông chỉ có một trăm đồng. Nhưng bọn trẻ cũng đồng ý bán cho ông. Chúng lấy một sợi dây buộc vào cổ con cáo rồi đưa cho ông lão. Ông già dẫn con cáo lên núi, vừa đi ông vừa nói với nó:
- Thật tội nghiệp chú mày. Ta không biết chú mày sống ở ngọn núi nào. Nhưng từ nay chú mày đừng có dại dột mà vào làng nữa, bọn trẻ sẽ bắt được chú mày lần nữa dấy. Thôi còn bây giờ hãy chạy mau về hang của chú mày đi.
Nói xong ông thao sợi dây, thả cho con cáo đi.
Hôm sau ông lão lại lên núi kiếm củi. Con cáo hôm qua ông đã cứu đi đến chỗ ông, nó nói:
- Ông ơi, hôm qua ông đã cứu cháu thoát khỏi cái chết, cháu rất cám ơn ông.
Ông già bảo nó: – Chú mày đấy à? Ta giúp chú mày thôi chứ ơn nghĩa gì. Ta thấy chú mày thế ta rất thương. Dẫu sao chú mày cũng chỉ là một con vật, một lời cám ơn của chú mày là quí lắm rồi. Thôi chú mày hãy mau đi về hang đi kẻo bọn trẻ thấy, chúng nó sẽ chẳng tha cho chú mày đâu.
Nghe ông già nói, những giọt nước mắt của con cáo lã chã rơi xuống đất. Nó lặng lẽ đến bên ông và nói:
- Ông ơi cháu sẽ nói với ông điều này: Những người sống trong ngôi chùa dưới chân núi kia họ không uống chè nhưng họ đang rất cần một cái ấm cổ. Cháu sẽ biến thành cái ấm ấy. Mặc dù hơi nặng nhưng ông hãy chịu khó mang đến ngôi chùa bán cho họ, ông sẽ có tiền.
Nói xong con cáo cụp tai xuống. Nó làm thế đến lần thứ ba thì biến thành một cái ấm đồng cổ sáng choang. Ông lão bê cái ấm đồng lên gõ vào thành ấm, nó phát ra những tiếng kêu ngân nga nghe rất hay. Con cáo biến thành cái ấm nên nó khá nặng. Ông lão phái khó khăn mới bê được nó tới ngồi chùa dưới chân núi. Ông nói với nhà sư:
- Cái ấm này là của tổ tiên tôi để lại, bây giờ tôi muốn bán nó đi.
Sư thầy nhìn cái ấm và lập tức ông ta đồng ý mua. Ông ta trả cho ông lão ba nghìn. Ông lão mừng quá, vì từ trước tới nay ông chưa bao giờ có nhiều tiền đến thế. Ông cất tiền vào túi rồi đi về nhà. Mua được cái ấm đẹp, sư thầy rất hài lòng. Ông ta gọi các chú tiểu đến và nói:
- Các con hãy lấy cát đánh bóng cái ấm này cho ta. Ngày mai chúng ta sẽ báo thợ lò đến làm cho chúng la một cái lò.
Mấy chú tiểu mang ấm đi đánh. Họ lấy cát xát vào thành ấm, vừa lúc đó một giọng nói từ trong cái ấm phát ra:
- Các cậu bé, đau quá! Đau quá! Hãy nhẹ tay thôi!
Mấy chú tiểu kinh ngạc, họ chạy vể kêu lên:
- Bạch thầy! Bạch thấy! Cái ấm biết nói ạ.
Sư thầy nói: – Không phái đâu, đó là âm thanh của cái ấm phát ra, các con tưởng lầm là giọng nói đấy. Thế mới là ấm tốt! Nhưng nếu các con muốn thì cứ đem nó về đặt ở chỗ cũ.
Mấy chú tiểu vẫn còn nghi ngại nên đem ấm về đặt ở chỗ cũ. Đêm đó cái ấm biến mất, người ta không tìm thấy nó ở đâu cá. Sư thầy bực tức vô cùng. Ông ta cứ nói đi nói lại rằng cái ấm tốt như vậy nên kẻ trộm mới rình rập và lấy đi.
Về phần ông lão, ông không hể biết chuyện gì đã xảy ra. Hôm sau ông lại lên núi và lại gặp lại con cáo. Nó nói với ông:
- Chào ông, hôm qua các chú tiểu ở chùa lấy cát xát vào người cháu đau quá. Họ đã đối xử với cháu thật tệ. Lần này cháu phái tránh khỏi nguy hiểm mới được. Ông ơi ông hãy ra thành phố mua cho cháu một cái lược, một bộ cặp tóc, trâm cài đầu, một dải thắt lưng, một cái khăn tắm và một vài đồ nữ trang thật đẹp của phụ nữ. Nếu ông mua được vài thứ đó thì cháu sẽ biến thành môt cô gái xinh đẹp. Sau đó ông có thể đem cháu đến một nhà chứa ở thành phố để bán. Ông sẽ được rất nhiều tiền. Ông đi mau đi.
Ông già đi ra thành phố mua những thứ đó rồi trở về ngọn núi. Nhìn thấy ông, con cáo kêu lên:
- Ôi! Ông đi nhanh quá và những thứ ông mua thật là tuyệt. Bây giờ ông hãy xem cháu hoá thành một cô gái này.
Con cáo quay ba vòng và biến thành một cô gái đẹp tuyệt trần. Ông già dẫn cô đến một nhà chứa ở thành phố và nói với ông chủ:
- Đây là con gái tôi. Ông có muốn mua nó không?
Ông chủ chứa trông thấy cô gái đẹp thì ưng ngay. Ông ta trả cho ông lão một trăm ngàn đồng. Ông lão cầm tiền bỏ vào túi rồi trở về nhà. Từ hôm đó cô gái đẹp trở thành món hàng béo bở của ông chủ. Nhờ có cô mà ông ta kiếm được bao nhiêu tiền. Một năm sau kể từ ngày cô gái đẹp đến nhà chứa, một hôm cô nói với ông chủ:
- Từ khi tôi đến đây tôi chưa một lần về thăm cha mẹ. Bây giờ tôi rất muốn về thăm họ ít ngày. Ông có thể cho tôi nghỉ vài ngày được không?
Ông chủ nhà chứa nghĩ rằng cô gái nói phải, bèn đồng ý ngay. Ông ta còn gửi cả quà cho bố mẹ cô gái. Cô gái trở về nhà và từ hôm đó cô không trở lại nhà chứa nữa. Ông chủ nghĩ có thể cô ta đã mệt mỏi với cái nghề này và đã mớ nhà chứa riêng. Hơn nữa số tiền nhờ cô mà ông ta kiếm được đã nhiều hơn số tiền mà ông ta mua cô nên ông ta cũng không cho người tìm cồ gái nữa.
Một hôm ông lão nọ đi lên núi và lại gặp con cáo đó. Nó nói với ông?
- Ông ơi đã lâu rồi chúng ta không gặp nhau. Ông có khoẻ không? Cháu đã ở nhà chứa đó một thời gian. Nhưng cháu thấy mệt mỏi quá nên đã trốn về đây nghỉ ngơi. Bây giờ thì cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh rồi. Cháu sẽ trả ơn lòng tốt của ông một lần nữa. Lần này cháu sẽ biến thành một con ngựa. Ông hãy đem con ngựa đến một nhà giàu cách xa đây để bán. Con ngựa này còn giá trị hơn cả hai thứ mà trước đây cháu đã cho ông. Nhưng nếu có điều không may xảy ra với cháu, có thể cháu sẽ không bao giờ còn được gặp ông nữa. Nếu điều đó xảy ra ông hãy lấy ngày hôm nay làm ngày giỗ của cháu. Xin ông hãy dành ít phút nghĩ đến cháu và thắp cho cháu mấy nén hương.
Thôi, cháu biến thành ngựa đây.
- Khoan đã! – Ông lão kêu lên – Cháu đã giúp ông nhiều lần rồi, từ lâu ông không còn nghèo như trước nữa. Ông đã có mọi thứ ông cần. Cháu không việc gì mà phải làm điều đó vì ông nữa. Ông xin cháu.
Mặc cho ông lão nói, con cáo vẫn biến thành một con ngựa xám tuyệt đẹp. Ông lão không biết làm gì hơn là dắt ngựa đến một nhà quyển quí cách xa đó dể bán. Người ta trá cho ông lão một trăm ngàn. Ông cầm tiền ra về mà lòng buồn rười rượi.
Một thời gian sau có lễ hội ở một nơi cách xa nơi con cáo, bấy giờ là một con ngựa xám, đang ớ. Người quí tộc trẻ đem con ngựa đẹp ra cưỡi để đi đến lễ hội. Họ vượt qua nhiều làng mạc và núi đồi. Con ngựa xám thực ra chí là một con cáo nên về sức lực nó không thể bì kịp với một con ngựa thực thụ. Dọc đường nó khịu xuống và ngất đi. Mọi người cười ầm lên, họ bảo nhau:
- Nhìn kìa, một con ngựa đích thực không bao giờ lại như thế kia. Đây chắc là một con ngựa ốm. Nói rồi họ quẳng con ngựa xuống dưới đấm lầy. Họ lấy một con ngựa khác chở hàng cho nhà quí tộc cưỡi và tiếp tục lên đường. Sau khi họ đi con cáo cố ngoi ra khỏi đầm lầy và nó đi đâu không ai biết. Chí biết rằng từ đó người ta không bao giờ nhìn thấy nó nữa.
Nhờ có con cáo giúp mà ông lão trở thành một điền chủ, người giàu có nhất vùng. Ông lão biết được điều bất hạnh xảy ra với con cáo qua một người hàng xóm. Ông lão nhớ đến mong ước cuối cùng của con cáo, ông xây một điện thờ trang trọng ngay trong khu nhà ở của ông. Cứ vào ngày mười chín hàng tháng vợ chồng ông lại thắp hương trong ngôi điện và cầu khấn cho hương hồn con cáo được mát mẻ nơi thế giới bên kia.
— Hết —
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Con Cáo Và Tổ Ong
Tổ ong lủng lẳng trên cành,
Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay!
Cáo già nhè nhẹ lên cây,
Định rằng lấy được ăn ngay cho dòn.
Ong thấy cáo muốn cướp con,
Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta.
Châm đầu, châm mắt cáo già,
Cáo già đau quá phải sa xuống rồi.
*
Ong kia yêu giống, yêu nòi,
Đồng tâm, hợp lực đuổi loài cáo đi.
Bây giờ ta thử so bì,
Ong còn đoàn kết, huống chi là người!
Nhật, Tây áp bức giống nòi,
Ta nên đoàn kết để đòi tự do.
Kể Lại Bằng Văn Xuôi Câu Chuyện “Con Cáo Và Tổ Ong” Trong Bài Thơ Của Bác Hồ
Suốt ba tháng mùa đông lạnh lẽo, cây cối đã trụi cành, chim chóc đã lặng thôi ca hát. Mùa xuân như một cây đũa thần của bà Tiên gõ vào thiên nhiên khiến chúng tràn sức sống và tung bừng náo nhiệt hẳn lên.
Sau mấy ngày bệnh tật, nằm trong hang tăm tối và vắng lặng, Cáo già tập tễnh đi kiếm ăn.
Mắt Cáo sáng lên khi thấy bên bờ suối, giữa bãi cỏ non mượt một chú Thỏ vừa ăn vừa nhởn nhơ ngắm trời xanh và ca hát một mình. Cáo rón rén đến gần Thỏ, dùng hết sức lực của một con Cáo già chụp Thỏ, nhưng hụt rồi… Cả hai đuổi nhau, Thỏ hoảng hốt chạy liền một mạch không dám quay đầu lại.
Cáo nằm trên bãi cỏ thở dốc như sắp chết. Nó bứt vài cọng cỏ non đưa vào miệng. “Kì quái thật, không hiểu sao mà tụi Thỏ có thể ăn…” Cáo vừa nói thành tiếng vừa nhổ nước bọt xanh lè…
Nhưng… có tiếng gì ù ù như xay lúa? Trời mưa ư? Cáo thoáng nghĩ, không, thơm quá, chao ôi thơm, thơm đến cồn cào cả ruột gan, thơm đến mức mà mũi dài của Cáo cứ nghển lên. Và khả năng đánh hơi kì diệu của họ nhà Cáo không lừa nó: Tít tận trên cao, ở trong vòm cây cổ thụ, một tổ ong to bằng cái nồi đồng lớn, lủng lẳng đưa khe khẽ trong gió xuân. Mùi mật ong cứ ngào ngạt thơm phức trong nắng vàng như sáp, sánh như mật…
Cáo nhìn quanh, cả khu rừng đầy hoa. Lớp đất như một tấm chăn kẻ ô vuông xinh xinh bởi đủ thứ hoa rơi đầy trên đất. Những dây leo xung quanh cũng duyên dáng với những chấm đỏ xanh, chót vót trên cao những cành lá trĩu nặng hoa. Tiếng vo ve trong những tàn hoa man mát hương ấy.
Cáo tỉnh táo hẳn lại. Hắn quyết tâm phải ăn ngay tổ Ong này cho đỡ cơn thèm khát. Nhưng nó lưỡng lự: “Các loài vật trong rừng này thường nói: Khôn như Cáo”. Vậy mà mình lại hồ đồ. Miếng ăn đã ở trong tầm tay, không khéo lại tuột mất nữa… Ôi mình sẽ được một bữa thỏa thuê, từ nay phải chấm dứt những bữa đực, bữa cái đã qua…” Cáo liếm mép. Nó chui vào một hốc cây và nằm đợi buổi trưa, khi Ong mất cảnh giác thì mình sẽ hành động.
Mặt trời đã đúng ngọ, nóng hầm hập làm cả khu rừng này như say ngủ. Những chuyến bay của Ong cũng thưa thớt dần. Chắc có lẽ Ong đang kéo quân đi xa đến những bông hoa cách đây ngàn dặm.
Cáo nhẹ nhàng níu một dây leo và từ từ, vừa bò vừa vểnh tai nghe ngóng. Gần tới tổ Ong, nó bò chậm lại và thận trọng hơn.
Từ lúc Cáo rượt Thỏ, mấy con Ong trinh sát đã nhìn thấy Cáo. Chúng về báo với Ong Chúa. Và từ lúc ấy mọi nhất cử nhất động của Cáo không thể qua vòng kiểm soát của bầy Ong. Ong Chúa đã tổng báo động, khẩn cấp gọi các con Ong về. Bầy Ong đã chia từng tốp nhỏ bí mật từ các tán lá xanh bay về chuẩn bị.
Ong Chúa phát lệnh cho các cánh quân phục sẵn, chờ mệnh lệnh.
Cáo lại nhích lên, nhích lên…
Nhưng bất ngờ, cùng một lúc, bầy Ong túa ra đen đặc, tiếng của chúng phừng phừng rụng hết không đủ sức để chắn chẻ bầy Ong bám đầy thân Cáo mà đốt… Quân đội Ong cứ tăng dần lên, Cáo chỉ táp được vài chú Ong nhưng lưỡi bị sưng lên bởi những mũi chích… Cáo buông tay rơi bịch xuống mặt đất, gặp phai rễ cây, người Cáo văng tiếp ra va vào một hòn đá. Máu chảy lênh láng, nhưng Cáo vẫn đủ hiểu là phải mau chạy thoát thân. Nó chạy cuống cuồng và khống hiểu sao nó bị nhấc bổng lên và bay như một mũi tên rơi ùm xuống nước. Thì ra Cáo đã húc vào bác Gấu đang đi chơi, bị bác ném ra xa…
Cáo ngoi ngóp bò lên được bờ, cái đuôi vẫn còn buông thõng xuống mặt nước ướt sũng, mình đau ê ẩm nằm hấp hối…
Con Cáo Và Tổ Ong là một thi phẩm xuất sắc minh chứng rõ nhất cho ngòi bút của Hồ Chí Minh. Mượn câu chuyện cáo và tổ ong nhằm kêu gọi mọi người dân hợp sức, hợp lòng theo đuổi các mục tiêu làm cách mạng. Đến nay, bài thơ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và được độc giả vô cùng quan tâm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi! Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Chú Bé Chăn Cừu Và Con Cáo trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!