Xu Hướng 6/2023 # Câu Lạc Bộ Phụ Nữ Việt Nam Tại Romania # Top 11 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Câu Lạc Bộ Phụ Nữ Việt Nam Tại Romania # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Câu Lạc Bộ Phụ Nữ Việt Nam Tại Romania được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Truyện cười Vova của nước Nga có nét gì đó như “Trạng Quỳnh hiện đại”, tức là đọc xong liên tưởng nhưng khó bắt bẻ được nhân vật lẫn tác giả. Có khá nhiều ý kiến xung quanh thể loại này, không biết ý kiến của bạn như thế nào?

Thêm mẩu Socola

Một phái đoàn kiểm tra đến nhà trẻ. Các nhân viên phát cho mỗi em một thanh sô cô la hình cô/cậu bé.

Đến lượt Vova, nhân viên hỏi:  – Thế cháu thích hình nào  – Hình cậu bé ạ  – Tại sao thế?  – Vì hình cậu bé thì cháu được thêm một mẩu mà các hình cô bé không có.

Lấy luôn 2 củ đi

Vova chạy sang vườn nhà Masa chơi. Trời rất lạnh, tuyết phủ trắng xoá. Vova và Masa quyết định đắp một thằng người tuyết. Sau khi đã xong xuôi phần chính, Masa bảo:  – Em lấy luôn 2 củ đi. Củ thứ hai để làm mũi nó.

Tè bằng gì?

– Mình tè bằng chim còn bạn tè bằng gì?  – Mình tè bắng bướm – đứa bạn trả lời  Vôva lại hỏi:  – Không biết cô giáo tè bằng cái gì nhỉ?  Đứa bạn gái của Vôva liền chạy đi xem. Lúc sau nó chạy lại và thì thầm:

– Tớ thấy cô giáo tè bằng gì rồi. Cô ấy tè bằng bàn chải.

Sờ rốn

Một hôm cả lớp đi cắm trại, đến tối, khi cả lớp đã ngủ, cô giáo thấy Vôva mãi cứ trằn trọc, bèn hỏi:  – Vôva, sao em không ngủ?  – Thưa cô, vì ở nhà em hay sờ rốn mẹ mới ngủ được ạ. Vôva trả lời.  Cô giáo sau 1phút suy nghĩ thấy thương học sinh quá bèn bảo:  – Thôi được, cho phép em sờ rốn cô đấy.  Đang đêm, cô giáo thấy nhột quá, bèn bảo:  – Vôva, đấy không phải là rốn đâu.  – Dạ thưa cô, đấy cũng không phải là tay đâu ạ.

Tới trường làm gì…

Cô giáo hỏi Vova:  – Tại sao hôm qua em không đi học? Vova giải thích:  – Hôm qua mẹ em giặt mất cái quần sịp của em, mà em thì chỉ có mỗi một cái đó.

Cô giáo:  – Được rồi.  Ngày hôm sau cũng không thấy Vova đến trường.

Cô giáo hỏi:  – Mẹ em lại giặt mất quần sịp của em à?

Vova:  – Thưa cô không phải, việc gì phải giặt nó hàng ngày. Trên đường em tới trường, đi ngang qua nhà cô … và em thấy quần sịp của cô treo trên ban công, thế là em nghĩ: tới trường làm gì khi mà cô không có ở đó.

Đến lớp trễ

Một sáng nọ Vôva đến lớp rất trễ. Cô giáo hỏi:  – Mọi ngày em đều đi đúng giờ sao hôm nay đến trể vậy?

Vôva:  – Dạ sáng nay có 2 chị hàng xóm nhà em cãi nhau ạ!

Cô giáo:  – Hàng xóm cãi nhau thì mắc gì em đi trể?

Vova:  – Dạ một chị đòi lột quần chị kia nên em cứ chờ mãi ạ!  Cô giáo: ???? 

Cảm giác sung sướng

Vova đang đi trong hành lang của trường, mang theo quả địa cầu to tướng thì gặp cô giáo:  – Vova, em đi đâu vậy?  – Thưa cô em đi vệ sinh.  – Thế em mang theo quả địa cầu làm gì?!!!  – Cô có biết cảm giác sung sướng như thế nào khi …. lên toàn thế giới 

Đếch giống!

Vova học lớp một. Cô giáo lên lớp đứng trên bục giảng sơ ý thả một tiếng “pứ”. Xong cô giáo giả vờ làm rơi phấn, rơi thước kẻ, xoa xoa gót giầy xuống sàn, di di tay lên bảng… hòng che đi.  Vova ngồi ngay bàn một, thấy cô giáo làm nhiều trò quá thản nhiên thốt ra buông thõng một câu: “Đếch giống!”

Chắc chắn!

Cô giáo :  – Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.  Vova :  – Thưa cô ! Cô tin chắc chứ ?  Cô giáo :  – Chắc chắn!

Bố em làm nghề gì?

Cô giáo:  – Petia, bố em làm nghề gì?  – Kỹ sư  – Lena, thế bố em làm nghề gì?  – Giám đốc nhà hát  – Vova, thế còn bố em?  – Ông ấy chết rồi.  – Thế ông ta làm gì trước khi chết?  – Rên rỉ. 

Ông chẳng có ý kiến gì đâu

Cô giáo dặn học sinh mang theo một số đồ dùng hiện đại trong gia đình đến lớp để minh hoạ cho buổi học mang tên “Cuộc sống hiện đại”. Hôm sau, trong giờ học cô giáo hỏi xem học sinh mình mang theo vật dụng gì và có thể làm gì với nó.  Natasa: Em mang máy Sony Walkman và em có thể nghe nhạc.  Boris: Em mang cái mở đồ hộp chạy điện và nó có thể mở hộp dễ dàng.  Cô giáo: Vova, thế còn em mang gì đến vậy  Vova: Em mang máy trợ tim của ông nội ạ.  Cô giáo: Thôi chết, thế ông có mắng em không?  Vova: Không ạ, ông chẳng có ý kiến gì đâu. Ông chỉ ặc ặc 2 tiếng thôi ạ

Thích bộ phận nào

Vôva đi vào lớp và ngắm nhìn tượng thần Vệ nữ. Hôm sau cô giáo hỏi cả lớp.  – Các em thích những bộ phận nào trên bức tượng kia?  – Cô ấy có cánh tay đẹp.  – Cô ấy có đôi chân dài  – Cô ấy có khuôn mặt khả ái  – Cô ấy có bộ ngực đẹp  – Vasia, em thích cái gì?  – Em thích cặp mông của cô ấy ạ.  – Biến ngay khỏi lớp học và không có bố mẹ đến đây thì đừng có quay trở lại lớp.  Vasia đi ra khỏi lớp. Theo sau là Vôva.  – Vôva, em đi đâu?  – Đằng nào mà cô chả đuổi em. Trên tượng kia chỉ còn mỗi 1 bộ phận là chưa ai nói.

Lên thẳng lớp 5

Vova bắt đầu đi học lớp một. Trong buổi học đầu tiên, Vova đã nói với cô giáo:  – Thưa cô, em quá thông minh so với lớp một! Cô hãy cho em lên thẳng lớp ba!  Cô giáo dẫn Vova lên gặp thầy hiệu trưởng, kể đầu đuôi câu chuyện.  Thầy hiệu trưởng:  – Được rồi, chúng ta cùng kiểm tra trình độ của Vova. Vova, 3 nhân 3 bằng mấy?  Vova:  – 9!  – Đúng rồi! Thế 6×6?  – 36!  – Chính xác! Tôi nghĩ rằng – hiệu trưởng quay sang cô giáo -chúng ta chuyển Vova lên lớp 3!  Cô giáo:  – Để tôi hỏi thêm Vova về tính logic! Vova, cái gì ở con bò cái có 4 cái, còn ở cô có 2 cái?  Vova thoáng nghĩ và trả lời:  -Chân!  -Có việc gì mà khi làm con *** đứng bằng 3 chân còn người thì đứng bằng 2 chân?  -Bắt tay!  -Hmm, Thế cái gì có trong quần của em, còn cô không có?  Hiệu trưởng tròn mắt, thậm chí chưa kịp mở miệng thì Vova đã nói:  – Cái túi!  Cô giáo:  -Đúng rồi, Vova ……. lên thẳng lớp 3!  Hiệu trưởng:  – Tôi nghĩ rằng có thể chuyển Vova lên thẳng lớp 5, bởi vì 3 câu hỏi cuối cùng, đến tôi thậm chí còn nhầm! 

Lên thẳng đại học

Vova năm nay 6 tuổi học lớp 1. Học được một tuần thì Vova chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì Vova nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của Vova và Vova xin cô cho lên học bậc trung học.  Cô giáo dẫn Vova lên văn phòng ông hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiểu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi Vova một số câu hỏi về Khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Vova về kiến thức tổng quát, nếu Vova trả lời đúng ông sẽ cho Vova lên lớp.  Sau gần 1 tiếng “tra tấn” Vova bằng những câu hỏi về khoa học, câu nào Vova cũng đáp đúng hết, ông hiệu trưởng rất hài lòng và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát.  – Cô giáo : Con gì càng lớn càng nhỏ?  Ông hiệu trưởng hết hồn  – Vova : Dạ con cua có càng lớn và càng nhỏ.  – Cô giáo : Cái gì trong quần em có mà cô không có?  Ông hiệu trưởng xanh cả mặt.  – Vova : Dạ là 2 cái túi quần.  – Cô giáo : Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?  Ông hiệu trưởng run lên.  – Vova : Dạ ở Phi Châu.  – Cô giáo : Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?  Ông hiệu trưởng chết điếng người.  – Vova : Dạ là cái đầu gối.  – Cô giáo : Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt?  Ông hiệu trưởng há hốc mồm ra.  – Vova : Dạ là cái lưỡi.  – Cô giáo : Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?  Ông hiệu trưởng ra dấu không cho Vova trả lời nhưng Vova đáp ngay.  – Vova : Dạ là cái giường ngủ.  – Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng lại?  Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo.  – Vova : Dạ là dầu sơn móng tay.  – Cô giáo : Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?  Ông hiệu trưởng gần xỉu.  – Vova : Dạ là cây cà lem.  Ông hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với Vova :  – Thầy cho con lên thẳng đại học vì nãy giờ thầy đáp không trúng được câu nào hết !!! 

Que diêm

Bé Vôva vào lớp 1. Để buổi đi học đầu tiên của các cháu được hứng thú, cô giáo bắt đầu bằng trò chơi đố vui.  Cô nghĩ đến cái bàn, rồi đặt câu hỏi :  – Đố các em, trong nhà ta có cái gì bằng ǵỗ, có 4 chân?  Bé Vôva nhanh nhảu:  – Cái ghế ạ  Cô gật gù, ừ, cái em nghĩ cũng được đấy, nhưng mà câu trả lời của cô là cái bàn.  Rồi cô đố tiếp, lần này cô nghĩ đến con mèo:  – Đố các em, trong nhà ta nuôi con gì có 4 chân mà các em hay vuốt ve nó?  Bé Vôva vẫn là người nhanh nhất:  – Thưa cô, con chó ạ.  – Ừ cũng được đấy, cô nói, em giỏi lắm, nhưng cái câu trả lời của cô là con mèo cơ.  Bé Vôva xin phép cô ra câu đố:  – Đố cô, cái gì ́mà đàn ông hay giấu trong quần lâu lâu lấy ra sử dụng, dài dài, tròn tròn, đầu đỏ đỏ…  Chưa nói hết câu, cô giáo đã nổi giận ngắt ngang:  – Vôva, sao em dám ăn nói bậy bạ như vậy  Nước mắt lưng tròng, bé Vôva thút thít trả lời:  – Cái mà cô nghĩ cũng được đấy, nhưng câu trả lời của em là những que diêm cơ…

Con số gợi cảm nhất

Trong giờ học:  -Các em, thử nói cho cô biết số nào gợi cảm nhất?  Vôva trả lời không cần suy nghĩ:  -21593  Cô giáo rất ngạc nhiên:  – Tại …sao lại là số đó?  Vôva:  – Đơn giản là nếu một cặp nào đó cùng làm một việc thì trong vòng không quá năm tuần họ sẽ hiểu rằng sau chín tháng sẽ xuất hiện người thứ ba!

Điểm 0 môn Thể dục.

Vô va đi học về, mặt buồn thiu  Bố hỏi:  – Vô va, sao buồn thế?  Vô va:  – Hôm nay con bị điểm 0 môn thể dục  – Sao lại bị điểm 0, con giỏi thể dục lắm cơ mà.  – Hôm nay, lớp chúng con học động tác nhảy, cô giáo bảo: ” Cả lớp, giơ cả hai chân lên cùng một lúc”.  Bố Vova:  – Thế thì đứng bằng con củ “c..” à!!?  – Thì con cũng nói với cô thế – Vova trả lời

Điểm 0 môn Văn

Bố hỏi:  – Vô va, sao buồn thế?  – Con bị điểm 0 môn Văn  – Sao lại bị điểm 0 hả?  – Cô giáo bảo con đặt câu với từ “Cô Giáo”  – Thế con đặt thế nào?  – Dạ, Cô giáo là con đĩ ạ!  -???  – Nhưng không sao bố ạ. Hôm nay con lại được 5 nghìn. Cô giáo phạt con lên phòng họp giáo viên, úp mặt vào tường. Thầy hiệu trưởng thấy thế liền hỏi con đầu đuôi câu chuyện. Con kể cho thầy, thế là thầy cho con 5 nghìn và bảo con đừng nói với ai.

Giờ Tập làm văn

Trong tiết Tập làm văn, thấy Vova luôn là người hăng hái, cô giáo gọi Vova lên bảng:  – Con hãy miêu tả một chú gà trống ở khu vườn…  Vova bắt đầu hồn nhiên:  – Buổi sáng, ông mặt trời thức dậy, toả những tia nắng ấm áp xuống vườn nhà em….  – Hay, hay… – có tiếng xuýt xoa ở dưới, cô giáo cười tươi.  – Chú gà trống đĩnh đạc ra giữa vườn, vươn cổ cất tiếng gáy vang động khắp nơi….  – Tuyệt vời…, thật tuyệt… – lại tiếng xuýt xoa.  – Sau đó chú nhảy lên lưng chị gà mái….  – Thôi, thôi, được rồi, xuống ngay, xuống ngay… – cô giáo hoảng hốt.  – Nhưng chú gà trống nhà con đâu có chịu xuống ngay, thưa cô…? – Vova vẫn hồn nhiên trả lời  – Nó đạp chị gà mái mấy cái rồi nó mới xuống.  Cô giáo???

Vova tập vẽ

Bố của trò Vova bị cô giáo mời đến gặp. Khắp mình ông dán đầy bông băng, ông mặc váy vừa lê bước vào đã nghe cô kể tội con mình:  – Bác xem này! Em Vova vẽ con ruồi lên cái đinh trên bàn giáo viên. Tôi đập một nhát, chảy cả máu tay.  – Trời ơi! Thế là còn nhẹ. Cô nhìn cái của tôi xem, đây là hậu quả của việc nó vẽ mẹ nó trên đống thủy tinh đấy!  – Úi chao!

Vova học tiếng Anh

Vova lên lớp 6 bị bắt buôc phải hoc tiếng Anh…nhưng rất tiếc Vova lại bị thiểu năng về môn English này. Một hôm Cô giáo bắt Vova phải làm bài tập về nhà, Vova phải chia các ngôi (I, He, She, You…) .. điều này thật quá khó đối với Vova, em đành phải nhờ đến bố.  Bố Của Vova cầm bài tập của Vôva, và sau một cú bạt tai vào thằng con ngu dốt ông giải thích:  – I là tao, tao là bố mày, You là mày , mày là con tao, She là cô ấy, cô ấy là chị mày , chị mày là con tao, He là anh ấy, Anh ấy là anh của mày và là con tao…  – Vâng con hiểu rồi….  – Ừ thế chứ, mày có vẻ thông minh đấy.  Hôm sau Vova đến lớp và xung phong lên bảng và bắt đầu trả bài cho Cô giáo..  – ( I là tao, tao là bố mày….) 

Giờ học Anh văn

Thanh tra trên bộ xuống kiểm tra giờ học Anh văn, ông ta ngồi bên cạnh Vova. Cô giáo mới đi dạy vì vậy rất hồi hộp.  Cô giáo:  – Bây giờ cô sẽ viết 1 câu tiếng Anh lên bảng, còn các em hãy cố gắng dịch nó ra tiếng Nga.  Cô giáo đang viết dở câu thì viên phấn bị rơi, cô cúi xuống nhặt và tiếp tục viết cho hết câu.  – Và bây giờ ai sẽ dịch được câu này?  Vova lập tức giơ tay. Cô giáo thì rất run, nhìn quanh lớp nhưng ngoài Vova ra thì chẳng có ai giơ tay cả. Cô giáo đành chỉ định Vova phát biểu.  Vova:  – Giá như mà cái váy nó ngắn hơn ……..  – Cái gì?! Em biến ngay khỏi lớp học!  Vova thu gom sách vở xong dứ dứ nắm đấm vào mặt ông thanh tra:  – Đồ ngu, đã không biết thì đừng có bày trò nhắc bài!

Giờ học môn Toán

Hôm nay Vova đi học về mặt buồn thiu. Bố hỏi:  – Vova, sao buồn thế?  Vova:  – Con bị điểm 0 môn toán  – Sao lại bị điểm 0?  – Cô giáo hỏi con, 2+2 bằng mấy, con trả lời bằng 4  – Thế thì đúng rồi còn gì nữa?  – Cô giáo lại hỏi con 2×2 bằng mấy  – Thế thì khác đếch gì nhau?  – Đấy, con cũng trả lời y như thế 

Môn hình học

Giờ họcđầu tiên môn hình học lớp 7. Cô giáo vẽ lên bảng 1 cái vòng tròn và đường kính.  – Các em hãy nhìn đây là vòng tròn và đường kính của nó.  Vova:  – Còn theo em, đó là cái mông!  Cô giáo tức quá, chạy đi tìm thầy hiệu trưởng và cùng quay về lớp học:  – Thưa đồng chí hiệu trưởng, Vova là 1 học trò hư và không hiểu gì về hình học ……..  Hiệu trưởng:  – Hỗn láo, hỗn láo quá!, Thế ai đã vẽ cái mông lên bảng thế này

Giờ học môn Lao động

Trong giờ học môn lao động, thầy giáo giảng cho học sinh về kỹ thuật an toàn trong lao động. Thầy giáo dẫn ví dụ:  – Có cậu bé đang đi ngoài phố, bỗng có viên gạch rơi xuống đầu, và cậu ta chết ngay tại chỗ! Còn cô bé đội mũ bảo hiểm, cũng bị viên gịch rơi xuống đầu, nhưng cô bé chỉ mỉm cười và đi tiếp!  Giọng Vova:  – Vâng em biết cô ta! Cô ấy đến bây giờ vẫn đội mũ bảo hiểm và vừa đi vừa mỉm cười! 

Giờ học thực hành

Vừa tới nơi thì xảy ra tai nạn: một công nhân rơi từ tầng 4 ngôi nhà mới xây xuống đất.  Sau buổi tham quan cô giáo tập trung học sinh lại để rút ra bài học từ trường hợp trên :  – Theo các em, vì sao chú công nhân bị ngã ?  Masa giơ tay :  – Thưa cô vì chú công nhân ấy không tuân thủ quy tắc an toàn lao động ạ.  – Rất có thể như vậy, ai có ý kiến khác nào ?  Kôlia :  – Thưa cô có thể chú ấy bị cảm.  – Cũng không loại trừ khả năng này. Thế còn Vova , em nghĩ sao ?  – Chú ấy ngã vì chửi mẹ em !  – Thế là thế nào ? Chú ấy chửi mẹ em khi nào ?  – Chú ấy bảo : thằng ôn kia, đ. mẹ mày! Đừng có rung thang nữa.

Vova áy náy

Trong giờ học, thầy giáo:  – Ai tự nhận thấy mình là kẻ ngu ngốc thì đứng lên!  Cả lớp ngồi im. Sau vài phút Vova đứng lên. Thầy giáo:  – Vova, em tự cho mình là kẻ ngu ngốc?  – Không ạ, nhưng để thầy đứng một mình như vậy thì…

Giờ học lịch sử

Trong giờ học lịch sử nước Pháp, cô giáo thấy Vova lơ đãng bất thình lình hỏi:  -Vova, ai đã lấy ngục Bastin?  -Thưa cô, em không lấy ạ.  Cô giáo giận quá, mời phụ huynh đến trường. Cô giáo nói:  -Trong giờ lịch sử nước Pháp, tôi hỏi ai đã lấy ngục Bastin, Vova đã không chịu nghe giảng lại còn trả lời: “Thưa cô, em không lấy ạ”. Bác thấy thế có chịu được không cơ chứ.  Ông bố Vova đáp:  -Cháu nhà tôi vốn thật thà, cháu đã nói không lấy ngục Basti nghĩa là nó không lấy đâu. Tuy nhiên, để tôi về nhà xem nó có cất ở nhà không.  Cô giáo nản quá, lên mách hiệu trưởng. Chẳng dè, Hiệu trưởng nói:  – Trẻ con có trót lấy thì nó chơi chán lại trả thôi mà.

Thi môn Lịch sử

Vova và Petia đi thi lịch sử. Petia vào truớc đuợc 10 điểm. Vova hỏi :  – Thầy hỏi những gì ?  – Câu 1 : “Trình bày về Cách mạng Nga”. Tớ trả lời “Cách mạng Nga xảy ra lần đầu năm 1905 nhưng do thế lực phản động quá mạnh nên không thành công. Năm 1917 mới thành công”.  – Rồi sao nữa ?  – Câu 2 : “Ai lãnh đạo cách mạng ?”. Tớ trả lời : “Chủ yếu là Lênin, ngoài ra còn có Stalin, Plekhanov … ”  – Còn câu 3 ?  – “Anh nghĩ gì về điều kiện cách mạng 1905 ?”. Tớ trả lời : “Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điều kiện đã chín muồi, riêng em cho là chưa đủ”.  Vova vào phòng thi, thầy hỏi :  – Anh sinh năm nào ?  – Lần đầu năm 1905 nhưng do thế lực phản động quá mạnh nên không thành công. Năm 1917 mới thành công.  Giáo sư ngạc nhiên hỏi :  – Bố mẹ anh là ai ?  – Chủ yếu là Lênin, ngoài ra còn có Stalin, Plekhanov …  – Đồ ngu – Giáo sư quát.  – Dạ nhiều nhà nghiên cứu cũng nghĩ như vậy nhưng em cho là chưa đủ ạ !  – ? ! ? ! ?

Trong giờ sinh vật

Trong giờ sinh vật giảng về con ngựa.  Cô giáo: con ngựa chạy nhanh thì gọi là gì?  Vova: thưa cô nước đại ạ.  Cô giáo: thế con ngựa chạy chậm thì gọi là gì?  Vova: thưa cô nước….tiểu ạ

Giờ sinh vật

Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh:  – Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?  Vova giơ tay:  – Thưa cô vì nó bị con cá voi hi..ếp!  Cô giáo không kìm chế nổi:  – Biến khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp. Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?  Vova đã ra tới cửa:  – Đơn giản là con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả.

Tìm thí dụ trong giờ Sinh vật

Hôm sau nữa, Vova đi học về mặt vẫn buồn thiu. Bố hỏi:  – Vova sao con lại buồn thế  Vova:  – Con bị 0 môn sinh vật  – Sao lại bị 0  – Cô giáo bảo con tìm 2 ví dụ về động vật có vú biết bay. Ví dụ 1: con dơi  – Giỏi lắm – bố khen.  – Ví dụ 2: cô tiếp viên hàng không!!!

Giờ học môn Tự nhiên-Xã hội

Trong giờ học môn Tự nhiên-Xã hội, cô giáo hỏi cả lớp:  – Các em có biết tại sao trong quân đội lại không có phụ nữ?  Cả lớp im phăng phắc, chỉ có mỗi Vova giơ tay. Cô giáo chờ một lúc đành phải mời Vova phát biểu.  – Thưa cô, vì khi nghe khẩu lệnh “Nằm xuống” thì phụ nữ toàn nằm ngửa ra!

Còn có thể…

Trong giờ học, cô giáo muốn phát triển trí tưởng tượng và khả năng cảm nhận của học sinh nhỏ tuổi, cô đưa ra mấy câu hỏi như sau:  – Các con hãy nghĩ xem, cái gì màu xám và rất là cứng?  – Bê tông ạ!  Cô giáo:  – Giỏi quá. Nhưng mà nó còn có thể là nhựa đường nữa, thế còn cái gì màu vàng và ở trên cánh đồng?  – Con bò ạ!  – Đúng rồi! Nhưng còn có thể là đống rơm nữa.  Vova lẩm bẩm, từ phía cuối lớp:  – Đúng là lũ điên!  Cô giáo:  – Em đứng lên ngay, sao em toàn nói bậy bạ thế hả?  Vova:  – Thế em hỏi cô một câu được không?  Cô giáo thận trọng:  – Em thử nói đi!  – Thế cái gì trước khi cô cho vào miệng thì nó cứng, thẳng và khô ráo, còn sau khi ra khỏi miệng thì nó mềm nhũn, cong queo và ướt nhem?  Cô giáo đứng phắt dậy, mặt đỏ bừng, tiến thẳng đến tát rất kêu vào mặt Vova.  Vova xoa xoa má:  – Đúng rồi! Nhưng nó còn có thể là kẹo cao su nữa!

Nhẹ nhất, nặng nhất

Vào tiết học, cô giáo hỏi cả lớp:  – Đố các em cái gì nhẹ nhất.  Cả lớp nhao nhao, đứa bảo là sợi bông, đứa bảo tờ giấy, nhưng cô giáo đều bảo sai. Lúc đó Vova giơ tay phát biểu. Cô thấy vậy mới bảo:  – Bạn Vova hay nói bậy, cô không cho nói đâu  Cô chờ 1 lúc, nhưng ko còn 1 ai khác giơ tay, cô đành phải gọi Vova  – Em nói đi nhưng ko được nói bậy.  – Thưa cô em không biết, nhưng bố em bảo, cái nhẹ nhất là cái “ấy” ạ  Cô giáo đỏ mặt:  – Vova! ra góc lớp đứng, quay mặt vào tường  Vova đi ra góc lớp, nhưng vẫn ngoái lại nói:  – Nhưng bố em nói, cái ấy chỉ cần thoáng nghĩ về nó là nó có thể ngoi lên mà ko thể nào hạ nó xuống được.  Cô giáo lại đố:  – Bây giờ đố các em cái gì nặng nhất  Cả lớp lại rộn lên những câu trả lời. Đứa thì bảo cái xe tải, đứa thì bảo quả trái đất, nhưng cô giáo đều bảo sai. Lúc đó Vova quay lại:  – Cô ơi, em biết đó là cái gì rồi  Yên chí là thằng ôn con giờ này không thể nói bậy được, cô nói:  – Thôi được, em nói đi nhưng ko được nói bậy đâu  – Thưa cô, cái nặng nhất vẫn là cái “ấy”. Bố em nói bây giờ nó đã hạ xuống, mà hạ xuống rồi thì nghìn cái cần cẩu cũng không nhấc nó lên được.

Cây son môi

Trong giờ học cô giáo đang giảng bài về con cò và con gấu. Để mở đầu cô giáo hỏi học sinh:  – Cô hỏi cả lớp con gì biết bay nè!  Mọi cánh tay đều giơ lên trong đó có Vova là dơ cao nhất và chưa đợi cô mời cu cậu đã đứng phắt lên trả lời :  -Thưa cô là con chim ạ.  Không đúng ý cô, cô hơi bực:  -Em nghĩ vậy nhưng cô nghĩ khác , cô nghĩ đó là con cò .  -Vậy các em cho cô biết con gì sống trong rừng có lông lá đầy mình ?  Lại là Vo-va:  -Thưa cô đó là con khỉ ạ!  Lần này thì cô giáo bực thiệt rồi:  -Em nghĩ vậy nhưng cô nghĩ là con gấu .Các em còn muốn hỏi gì nữa không ?  Lại cu vova:  -Thưa cô, vậy em đố cô chứ cái gì dài khoảng 10 cm , thụt ra thụt vào mà phụ nữ rất thích?  Cô giáo nghe xong đỏ cả mặt, liền mắng:  -Vova đố bậy cô đuổi em ra khỏi lớp bây giờ.  -Thưa cô cô nghĩ như thế nhưng theo em đó là……cây son môi! 

Bóng đèn

Cô giáo giảng về an toàn hỏi học sinh:  – Các em hãy cho biết những thứ gì không nên cho vào miệng?  Vova nhanh nhảu giơ tay:  – Thưa cô là bóng đèn đang bật ạ.  Cô giáo:  – Đúng rồi, nhưng lý do tại sao?  Vova lúng túng:  – Thưa cô em không biết nhưng em hay nghe mẹ em nói với bố em “Anh tắt đèn đi, rồi hãy cho vào miệng em”. 

Bông hồng có chân

Cô giáo say sưa chấm bài, hết bài này đến bài khác. Bỗng nhiên cô dừng lại và ánh mắt tỏ vẻ không hài lòng. Cô kêu tên Vova lên và cô hỏi:  – Cô thật bất ngờ trước bức tranh bông hồng của con. Hãy nói cho cô biết đã bao giờ cô dạy con vẽ bông hồng có chân ko?  Vova ngây thơ mắt ngấn lệ :  – Thưa cô vì tối qua con nghe ba con nói với mẹ con rằng “bông hồng bé nhỏ của anh ơi, em hãy… dang hai chân ra đi!

Váy của cô bay lên

Lớp học đang yên tĩnh, đây đó vang lên tiếng nói chuyện của lớp bên cạnh. Bỗng có một luồng gió nhẹ hất tung váy cô giáo lên. Cuộc khẩu cung bắt đầu:  – Misa! Váy cô vừa bay lên em nhìn thấy gì ?  – Thưa cô em nhìn thấy bắp chân cô .  – Đuổi học 1 ngày .  – Maika! Váy cô vừa bay lên em nhìn thấy gì ?  – Thưa cô em nhìn thấy đầu gối cô  – Đuổi học 1 tuần .  – Sasa! Váy cô vừa bay lên em nhìn thấy gì ?  – Thưa cô em nhìn thấy đùi cô .  – Đuổi học 1 tháng  – Vova! Váy cô vừa bay lên em nhìn thấy gì ?  Vova xách cặp lên:  – Chào tạm biệt các bạn, hic hic, hẹn 1 năm nữa tớ quay lại 

Hoa hồng sống bằng gì ?

Cô giáo hôm nay mặc áo mới, trên ngực thêu hoa hồng. Thấy các học sinh chăm chú nhìn, cô giáo rất vui, hỏi :  – Thế các em có biết hoa hồng sống bằng gì ko?  Vova trả lời :  – Thưa cô bằng sữa ạ.  Cô giáo đỏ mặt đuổi Vova ra đứng hành lang. Thầy hiệu trưởng đi ngang thấy Vova vật vờ ở ấy, hỏi đầu đuôi sự tình rồi nói :  – Vova em nhầm rồi, hoa hồng sống bằng phân và nước tiểu.  Vova lầm bầm:”Em đâu biết rễ nó dài đến thế”

Cuộc thi “Chúng ta biết gì về phụ nữ”

Trong một cuộc thi “Chúng ta biết gì về phụ nữ” do Tạp chí phụ nữ tổ chức. Người đoạt giải nhất: Vova 10 tuổi. 

Bức thư gửi ban tổ chức từ 1 thành viên:  “Tôi biết đàn bà từ năm 12 tuổi, năm nay tôi đã 68 tuổi, vậy mà ban tổ chức lại cho rằng 1 đứa trẻ ranh lại biết về phụ nữ hơn tôi!”

Thư trả lời của ban tổ chức:

Trong câu hỏi đầu tiên của chúng tôi: Ở đâu phụ nữ lông xoăn nhất (vì lông với tóc tiếng Nga chung 1 từ), Vova trả lời đúng “ở trung tâm châu Phi“, còn ông trả lời ra sao? Lại còn vẽ minh hoạ nữa. 

Câu hỏi thứ hai của chúng tôi “Cơ quan chính của phụ nữ tên gọi là gì?”. Vova trả lời đúng “Hội phụ nữ thế giới“, còn ông trả lời như thế nào? Lại còn minh hoạ nữa. 

Câu hỏi thứ ba của cúng tôi “Người phụ nữ khắc khoải chờ đợi cái gì hàng tháng?“, Vova trả lời chính xác đó là “Tạp chí Phụ Nữ“. Còn ông, ông trả lời ra sao? Đáng mừng là ông không có minh hoạ.

08/02/2012.

DQC (st)

Những Câu Thơ Hay Tuyệt Vời Về Phái Yếu Nhân Ngày Phụ Nữ Việt Nam

Posted: Thứ Ba, Ngày 30-05-2017, : 880.

Hôm nay đã gần đến ngày 20/10, đến bây giờ trong cuộc chơi thơ ca bất tận, không hiểu sao mình lại ít viết về những người phụ nữ thân yêu trong gia đình( Hơ hơ hơ…), lại đi tặng cho những người đâu đâu không à, thậm chí có người còn không biết tên biết mặt ( lạ không, hơ hơ hơ…). Thôi thì hôm nay tổng hợp những bài thơ hay viết về phái yếu nhân ngày phụ nữ Việt Nam hay tuyệt vời để lỗi với mọi người vậy. 1. Em vừa đủ để anh khao khát Vừa đủ làm cho anh thật là anh Trời chớm thu vừa đủ nét xanh Quả chua ấy cũng vừa đủ ngọt Em vừa đủ để qua thời non nớt Nét thục hiền vừa đủ chút đành hanh Trong vững bền vừa đủ sự mong manh Trong đằm thắm vừa đủ lòng nghi kỵ Em đàn bà vừa đủ men thi sỹ Em trang đài vừa đủ nét chân quê Thích cộng vào vừa đủ biết đem chia Lòng ngay thẳng vừa đủ mưu che đậy Em già dặn vừa đủ điều non bấy Em tươi vui vừa đủ nét ưu phiền Em lạnh lùng vừa đủ để thôi miên Em gìn giữ vừa đủ lòng nổi loạn Anh khao khát với trái tim lãng mạn Mong suốt đời vừa đủ để yêu em…

2. “…Đường tít tắp, không gian như bể, Anh chờ em, cho em vịn bàn tay Trong tay anh, tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ. Trời mưa lạnh, tay em khép cửa, Em phơi mền, vá áo cho anh. Tay cắm hoa, tay để treo tranh, Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc. Năm tháng đi qua, mái đầu cực nhọc, Tay em dừng trên vầng trán lo âu. Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngã. Khi anh vắng, bàn tay em biết nhớ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ. Lấy thời gian em viết những dòng thơ Để thấy được chúng mình không cách trở. Bàn tay em, gia tài bé nhỏ, Em trao anh cùng với cuộc đời em”

3. “… Trái tim anh trong ngực em rồi đó Hãy giữ gìn cho anh Đêm hãy mơ những giấc mơ lành Ngày yên tĩnh như anh luôn ở cạnh Ta chỉ mới bắt đầu những ngày đẹp nhất Vở kịch lớn bài thơ hay nhất Dành cho em chưa kịp viết tặng em Tấm màn nhung đỏ thắm Mới bắt đầu kéo lên Những ngọn nến lung linh quanh giá nhạc Bao nỗi khổ niềm yêu thành tiếng hát Trái tim hãy vì anh mà khoẻ mạnh Trái tim của mùa hè tổ ấm chở che anh”

4. “Anh hái cành phù dung trắng Cho em niềm vui cầm tay Màu hoa như màu ánh nắng Buổi chiều chợt tím không hay…” ( Dù năm dù tháng) 5. “…Con chỉ là một sợi khói mỏng manh Bao người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy Nhưng có một tình yêu âm ỷ cháy Anh ấy chỉ dành riêng cho mẹ mà thôi Anh ấy có thể sống với con đến suốt cả cuộc đời Cũng có thể chia tay, trong ngày mai, có thể Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ Dù thế nào, con cũng chỉ thứ hai”

6. “Không có mặt trời thì hoa không nở. Không có tình yêu thì không hạnh phúc. Không có phụ nữ thì không có tình yêu. Không có người mẹ thì cả nhà thơ và người anh hùng đều không có… Mọi cái làm cho thế giới này tự hào đều do người mẹ làm ra cả”.

7. “Có gì đẹp trên đời hơn thế nữa Người yêu người sống để yêu nhau”.

8. “Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong 9. Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu anh đen…” Để rồi : “…Giữa ngàn hoa cỏ núi sông Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ Chắc chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em”

10. Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ) Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn Và cảm thấy mình như người có lỗi (Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn) Mà có trách chi những phút xao lòng Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ Đừng có trách chi những phút xao lòng…

Người ta không thể sống thiếu tình yêu. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là ngày đáng được tôn vinh và cũng là ngày của yêu thương, để mọi người thể hiện tình yêu với bà, mẹ, vợ, chị, em và con gái, các bạn phái nữ của mình. Tản mạn một chút về những bài thơ hay về phụ nữ nhân ngày 20/10. Còn nhiều lắm…nhiều lắm… những bài thơ như thế (chỉ là không có mình, hơ hơ hơ…). Mình tải lên đây thôi thì cũng là xin thay cho lời chúc tốt đẹp nhất dành tặng những người phụ nữ Việt Nam.

Người Phụ Nữ Việt Nam Qua Bài Thơ “Cảm Xúc” Của Hồ Dzếnh

Thày nghĩ các anh chị còn nhớ bài thơ bất hủ của Hồ Dzếnh về “Cô Gái Việt”. Thày đã biết đến bài thơ này ​70 năm rồi.

Cô gái Việt Nam ơi! Từ thuở sơ sinh lận đận rồi, Tôi biết tình cô u uất lắm, Xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi. Cô chẳng bao giờ biết bướm hoa, Má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha, Khi cô vui thú, là khi đã Bồng bế con thơ, đón tuổi già. Cô gái Việt Nam ơi! Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi, Thế hệ huy hoàng không đủ xóa Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi. Tôi đến đây tìm lại bóng cô, Trở về đường cũ, hái mơ xưa, Rau sam vẫn mọc chân rào trước, Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ. Dãi lúa cô trồng nay đã tươi, Gió xuân ý nhị vít bông cười… Ai hay lòng kẻ từng chăm lúa, Trong một làng con, đã héo rồi! Cô gái Việt Nam ơi! Nếu chữ hy sinh có ở đời, Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

======================

Nhân dịp nhận được email này Nhóm GNST xin gửi đến Diễn Đàn bài viết NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA BÀI THƠ “CẢM XÚC” CỦA HỒ DZẾNH của tác giả Kiều Văn

Hồ Dzếnh là một nhà thơ rất mực khiêm nhường suốt đời ẩn thân trong một cuộc sống cần lao bình dị, nhưng không hề bị những người đã từng đọc thơ ông quên lãng. Hôm nay nhân “giở bồ sách cũ”, tôi tìm lại tập thơ của ông do tôi tuyển chọn và NXB Đồng Nai đã cho ra mắt vào năm 1997. Một lần nữa, tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ mà tôi đã trân trọng đặt ở vị trí đầu tiên trong tuyển tập. Đó là bài “Cảm xúc”.

Là nhà thơ mang hai dòng máu Hoa – Việt (mẹ ông nguyên là một “cô lái đò” ở Thanh Hoá), sinh ra và lớn lên khi đất nước còn đang chìm trong cảnh nô lệ lầm than, hồn thơ của Hồ Dzếnh như thể một hạt “lệ ngọc” được kết tinh từ cuộc đời lam lũ của cha, của mẹ, của bản thân và của đồng bào ông. Sâu xa hơn nữa, nó được kết tinh từ lịch sử của hai dân tộc Việt, Trung, tuy không thiếu những trang oanh liệt, nhưng mênh mang nơi cõi thế, dường như vẫn là cái “bể khổ” mà hằng hà sa số kiếp người đã trầm luân qua bao nhiêu thế kỷ…

Tình và ý trong bài thơ “Cảm xúc” là một tiếng nói, một cách cảm nhận mới mang chiều sâu suy tư và cảm xúc của một nhà thơ hiện đại đối với hình tượng người con gái, người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Tác giả đã nhanh chóng phát hiện được thực chất bi kịch của số phận họ, và đã đi thẳng vào trung tâm của bi kịch ấy:

Những câu thơ ấy chứa đựng niềm cảm thương sâu sắc của một trái tim mang nặng tình nhân ái nhưng rơi vào bế tắc bởi chưa có cách nào giải toả được. Vì vậy nỗi cảm thương ấy đã bị ứ nghẹn lại trong lòng nhà thơ. Nhưng vấn đề trọng yếu nhất đã được nêu lên: nhờ một linh cảm nhạy bén, nhà thơ biết rõ rằng có một sự ứ nghẹn gay cấn hơn nhiều ở phía “cô gái Việt Nam” được ông diễn đạt bằng mấy từ: “tình cô u uất lắm”. Nhà thơ đã phát hiện được cái nỗi đau ngầm, cái “vấn nạn” vẫn hiển nhiên tồn tại nhức nhối ở “cô”, cho dù suốt đời cô đã phải ráng hết sức nhấn chìm nhân bản của mình, phải khốn khổ học cho kì được tính “nhẫn” mà gia đình và xã hội gay gắt đòi hỏi cô phải có. Nỗi đau ấy, vấn nạn ấy là gì? Là nỗi khát thèm được người khác biết đến con người và số phận của mình, cảm thông, chia sẻ và an ủi! Trong xã hội Việt Nam, khi mà ánh sáng của một thời đại thật sự văn minh và tiến bộ chưa dọi tới, sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ ấy hình như rất ít ỏi, thậm chí có khi nó còn trở thành sự vô cảm. Đến như vợ của Tú Xương – nhà thơ đã để lại thi đàn bài thơ “Thương vợ” nổi tiếng “Quanh năm buôn bán ở mom sông…” còn phải thở than trách móc rằng “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không” nữa là! Chính vì hiểu thấu tâm tư ấy của cô gái Việt Nam mà Hồ Dzếnh đã mạnh dạn miêu tả thực chất tấn bi kịch của đời cô:

Vẻn vẹn có bốn câu thơ với vài nét chấm phá mà tất cả cuộc đời, tất cả số phận đáng thương của cô gái Việt Nam được lột tả chính xác, giống như những thước phim quay vội nhưng sắc nét!

Người ta nói không sai: một nỗi đau khổ được chia sẻ sẽ chỉ còn lại một nửa nỗi đau khổ. Tôi tin rằng bất kì người phụ nữ Việt Nam nào đọc những câu thơ này cũng cảm thấy xúc động, cũng thấy lòng phần nào vợi bớt khổ đau, và cũng thầm cảm ơn tấm lòng quý hoá của nhà thơ quá cố, cũng muốn thắp cho ông một nén hương tưởng nhớ.

Có phải nhà thơ Hồ Dzếnh đã phóng đại tấn bi kịch của cô gái Việt Nam chăng? Tôi xin bày tỏ: trên thực tế, ở nửa đầu thế kỷ XX, thời đại “văn minh Âu hoá” tuy đã mở màn trên đất nước ta, nhưng trừ một số ít phụ nữ ở các thành thị, cuộc sống được ít nhiều thay đổi, tự do hơn, còn ở hầu hết các vùng nông thôn rộng lớn thì – đúng như nhà văn Tô Hoài đã viết – “cuộc sống không một chút thay đổi, như trong tranh vẽ” ( Xóm Giếng ngày xưa). Chính Hồ Dzếnh đã lí giải về sự thật này như sau

Ngọn gió thời gian đổi hướng rồi, Thế hệ huy hoàng không đủ xoá Nghìn năm vằng vặc ánh trăng soi.

Thế nhưng trong khi nhận thức thực chất tấn bi kịch của người con gái Việt Nam xưa, tâm hồn thi nhân của Hồ Dzếnh đã đồng thời lĩnh hội được đầy đủ về những phẩm chất vàng ngọc của họ. Phát hiện ấy đã tạo nên một sự đối lập triệt để giữa hai phạm trù ĐAU KHỔ – CAO QUÝ khả dĩ gây ra được những hiệu ứng sắc cạnh về trí tuệ và những cảm xúc mãnh liệt về tình cảm – những cái làm nên đặc trưng của văn chương kim cổ.

Chính người con gái, người phụ nữ Việt Nam nói chung, đã tạo nên những vẻ đẹp vô ngần gắn liền với quê hương xứ sở thân yêu:

Phải, những người con gái Việt Nam chân chính không khi nào đánh mất đức hạnh cao quý của phụ nữ phương Đông, cũng không bao giờ để lụi tắt niềm tin vào tương lai của cuộc sống. Họ tuyệt nhiên không bao giờ là những kẻ lánh đời và yếm thế. Câu thơ “Son sắt, lòng cô vẫn đợi chờ” gợi nhớ đến câu thơ của Hồ Xuân Hương “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”. Thơ Hồ Dzếnh đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam là bất hủ với thời gian.

Nhà thơ cũng không quên ghi nhận biết bao “công lênh” của những cô gái Việt đã đóng góp cho quê hương đất nước bằng nết chịu thương chịu khó và đức quên mình, khiến chúng ta càng khâm phục bao nhiêu thì càng thương cảm bấy nhiêu:

Hiểu biết, sẻ chia bằng tấm tình yêu thương chân thật, đằm thắm, nhưng đối với nhà thơ, thế vẫn là chưa đủ. Toàn bộ tình cảm và suy nghĩ của ông, ở đoạn thơ kết, đã thăng hoa, dồn nén rồi bùng nổ với một mãnh lực mới. Có thể nói, bằng sức mạnh của một hồn thơ đích thực, bằng cách vươn theo sự phát triển nội tại tất yếu của một tình yêu sâu nặng, của dòng xúc cảm thơ trào cuộn, rốt cuộc lí trí của Hồ Dzếnh bỗng bừng sáng và ông đã tìm thấy chiếc chìa khoá vàng để giải toả nỗi ứ nghẹn tâm tư của cô gái Việt Nam đã dàn trải trong suốt mấy khổ thơ liền. Mẫn tuệ nắm bắt ngay lấy hình thức “tụng ca”, ông đã cất cao giọng để tưởng thưởng, để ca ngợi đức hạnh cao quý, chân giá trị con người, cuộc sống cùng với những công lao và những hi sinh to lớn nhưng thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam đối với gia đình, xã hội và quê hương xứ sở.

Như trên đã nói, nỗi buồn sâu kín nhất của người phụ nữ Việt Nam là “mình đã cống hiến tất cả cho cuộc đời này, và nếu được hưởng thụ thì cũng chỉ là “một tí con con”, thế nhưng có ai biết đến điều ấy cho mình đâu?”. Hiểu thấu điều đó, Hồ Dzếnh với thiên chức của một nhà thơ, đã dùng những lời vàng ngọc của thi ca để mạnh mẽ xua tan cái tâm sự u uất ấy và làm bừng lên trong tâm hồn “cô” những tia nắng vui tươi. Chúng ta hãy lắng nghe khúc tụng ca của nhà thơ:

Cổ ngôn có câu “Thi khả dĩ hứng” (thơ có thể làm hứng khởi con người), thì quả vậy. Hồ Dzếnh đã mang hết tâm huyết để thực hiện cái công việc thật lớn lao, thật cao thượng: thay thế những hiện thực ảm đạm, đáng buồn của cô gái Việt Nam (được diễn đạt bằng những từ lận đận, u uất, già, héo, khổ cực) bằng một hiện thực hoàn toàn mới mẻ, chói ngời, thắm đẹp, được diễn đạt bằng những từ ngữ trang trọng, thân thương và đầy khích lệ: nạm vàng, lòng cô gái Việt Nam, tươi.

Hành động bằng văn chương nghệ thuật ấy của nhà thơ Hồ Dzếnh nào khác gì hành động “cứu khổ ban vui” của các đấng Phật, Tiên!

“Cảm xúc” chỉ là một bài thơ dung dị, mềm mại như nước, nhưng qua đó chúng ta đã có thể thấy được trái tim, trí tuệ, hồn thơ và nghệ thuật thơ đích thực của Hồ Dzếnh.

Vẻ Đẹp Của Người Phụ Nữ Việt Nam Qua Bài Thơ “Mẹ Của Anh” Của Nữ Sĩ Xuân Quỳnh

VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAMQUA BÀI THƠ MẸ CỦA ANH CỦA NỮ SĨ XUÂN QUỲNH

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ chân thành, đằm thắm, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Mẹ của anh là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bài thơ là tấm lòng chân thành, là món quà tinh thần chị dành tặng cho người phụ nữ mà chị suốt đời mang ơn. Chúng ta hãy đọc lại bài thơ: Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Mẹ tuy không đẻ, không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh, mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu anh đen Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao Lời ru mẹ hát thuở nào Truyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh: Nào là hoa bưởi, hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đa… Xin đừng bắt chước câu ca Đi về dối mẹ để mà yêu nhau Mẹ không ghét bỏ em đâu Yêu anh em đã là dâu trong nhà Em xin hát tiếp lời ca Ru anh sau nỗi âu lo nhọc nhằn Hát tình yêu của chúng mình Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng Giữa ngàn hoa cỏ núi sông Giữa lòng thương mẹ mênh mông không bờ Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho em.

Bài thơ lục bát này của Xuân Quỳnh là một lời tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng của một tâm hồn đa cảm, giàu yêu thương. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện lên thật đẹp qua lời thơ của chị!

Trước hết ta cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của người mẹ Việt Nam. Đó là người mẹ vất vả, tảo tần, giàu đức hi sinh: Ngày xưa má mẹ cũng hồng Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau Bây giờ tóc mẹ trắng phau Để cho mái tóc trên đầu anh đen Đâu con dốc nắng đường quen Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần Thương anh thương cả bước chân Giống bàn chân mẹ tảo tần năm nao Đó còn là người mẹ có đời sống tâm hồn phong phú, giàu tình yêu với văn hóa dân gian, giàu tình yêu với cuộc đời. Bao nhiêu tình thương mến mẹ gửi trọn vào lời ca, câu hát để ru con, để nuôi lớn tâm hồn con: Lời ru mẹ hát thuở nào Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh Nào là hoa bưởi hoa chanh Nào câu quan họ mái đình cây đaMẹ của anh – hình mẫu đẹp của người mẹ Việt Nam thầm lặng hi sinh, không chỉ nuôi anh khôn lớn, trưởng thành mà còn có công nuôi dưỡng hồn thơ anh đơm hoa kết trái. Phải đâu của riêng anh, mẹ còn là mẹ của em nữa chứ. Mẹ không ghét bỏ em đâu bởi mẹ là một người mẹ chồng bao dung, độ lượng. Mẹ là mẹ của chúng mình, là người mẹ Việt Nam đáng kính ! Đọc kĩ từng lời tâm sự của Xuân Quỳnh, ta càng thêm trân trọng tấm lòng thơm thảo của một nàng dâu. Xuân Quỳnh ý thức rất rõ vị trí, trách nhiệm và tình cảm của mình : Yêu anh em đã là dâu trong nhà Nên chị tự hào : Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi. Dâu là con. Nàng dâu ấy, người con ấy thấu hiểu nỗi vất vả, sự tảo tần và đức hi sinh của mẹ, chị dành cho mẹ một tình cảm đặc biệt, đó là lòng thương mẹ mênh mông không bờ . Chị không chỉ quý mến, trân trọng mà còn biết ơn mẹ : Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong Bởi chị đã rất sâu sắc thấu hiểu rằng người phụ nữ ấy đã trao tặng cho mình món quà quý giá nhất của cuộc đời này: Chắt chiu từ những ngày xưa Mẹ sinh anh để bây giờ cho emNàng dâu hiếu thảo ấy xin hát tiếp lời ca của mẹ để được giữ gìn, phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người mẹ Việt Nam. Mẹ của anh không chỉ khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu mà còn lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu, tình nghĩa lứa đôi. Nhân vật em nhẹ nhàng tâm sự : Thương anh thương cả bước chân. Tình yêu gắn với tình thương để rồi người phụ nữ ấy bao giờ cũng ở bên để mang lại hạnh phúc cho người đàn ông yêu quý của cuộc đời chị: Em xin hát tiếp lời ca Ru anh sau nỗi âu lo nhọc nhằn Hát tình yêu của chúng mình Nhỏ nhoi giữa một trời xanh khôn cùng Chị là một người phụ nữ nhạy cảm, biết thấu hiểu, biết sẻ chia, biết yêu thương, biết nâng niu, trân trọng tình yêu và hạnh phúc bình dị đời thường. Với lời thơ nhẹ nhàng, tình thơ tha thiết, lắng đọng, bài thơ Mẹ của anh là một bông hoa mang vẻ đẹp riêng mà Xuân Quỳnh gửi tặng cho cuộc đời. Xuân Quỳnh đã hát tiếp lời ca để ca ngợi vẻ đẹp muôn đời của người phụ nữ Việt Nam. Bạn đọc sẽ có thêm những điều bổ ích từ lời ca của chị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Câu Lạc Bộ Phụ Nữ Việt Nam Tại Romania trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!