Xu Hướng 12/2023 # Cảm Nhận Vẻ Đẹp Riêng Của Hai Bài Thơ “Thương Vợ” (Tú Xương) Và “Tự Tình” (Hồ Xuân Hương) # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Vẻ Đẹp Riêng Của Hai Bài Thơ “Thương Vợ” (Tú Xương) Và “Tự Tình” (Hồ Xuân Hương) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Bài làm:

” Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập” . Sáng tạo luôn là yêu cầu sống còn của văn chương nghệ thuật. Cùng viết về đề tài người phụ nữ nhưng mỗi nhà thơ, nhà văn lại có những nét riêng. Khám phá “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Tú Xương, ta thấy rõ được điều đó. Nếu “Tự tình” là nỗi buồn đau xót , phẫn uất của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu thì “Thương vợ” là những yêu thương trân trọng đanh cho người vợ của mình.

Trong lịch sử VHVN, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữu tình, đậm chất dân gian từ đề tài cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự đề cao, khẳng định vẻ đẹp của họ. Tiêu biểu cho tác phẩm về đề tài phụ nữ là bài thơ “Tự tình” – tiếng lòng được nói lên từ trái tim thi sĩ, bộc lộ cảnh éo le ngang trái cùng những nỗi niềm u hòa xót. Nếu Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn thì Tú Xương được mệnh danh là ông Hoàng thơ Nôm. Tú Xương là một trong những đại diện xuất sắc trong VHVN cuối thế kỉ XIX. Thơ của Tú Xương gồm hai nhánh: trữ tình và trào phúng. Một trong những tác phẩm nổi bật về vẻ đẹp trữ tình của thơ ông Hoàng là bài thơ “Thương vợ’ – áng thơ hay và cảm động nhất mà Tú Xương dành tặng cho người bạn đời của mình, người mà ông hết lòng yêu thương.

“Tự tình” và “Thương vợ” ra đời trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau nhưng cả hai đều diễn tả một cách chân thực, thấm thía, cảm động thân phận bất hạnh, bi kịch cùng những nét đẹp tâm hồn cao quý của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình riêng tư. Cùng hướng đến sỗ phận bất hạnh và những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ nhưng mỗi bài thơ là một sáng tạo về nội dung, một khám phá về tư tưởng. Đến với “Tự tình” là đến với tiếng nói của người con gái về duyên phận hẩm hiu, éo le, bẽ bàng mang thân đi làm lẽ. Còn đến với “Thương vợ” lại là đến với sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn trước gánh nặng mưu sinh của người vợ, người mẹ qua lăng kính đầy yêu thương, trân trọng của đức ông chồng Nho sinh. Ở “Tự tình’, người phụ nữ sáng lên với khát vọng hạnh phúc cháy bỏng, nghị lực mạnh mẽ, bản lĩnh cứng cỏi, dám nổi loạn, muốn lật nhào mọi luật lệ khắt khe, hà khắc của chế độ phong kiến. Khác với “Tư tình”, hình ảnh bà Tú trong “Thương vợ” là sự hội tự bao phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ VIệt Nam: đảm đang, tháo vát, tần tảo, chịu thương, chịu khó, hết lòng yêu thương và sắn sàng hi sinh tất cả cho chồng con.

“Tự tình” mở đầu với cảnh đêm khuya thanh vắng cùng những nỗi bẽ bàng tủi hổ của người thi sĩ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non

Từ láy “văng vẳng” diễn tả tiếng trống điểm canh vừa dồn dập, vừa gợi không gian mênh mông, vắng lặng đến rợn ngợp. Đêm khuya, không ai lại đánh trống dồn dập liên hồi trừ trống bao động. Tiếng trống điểm canh lại càng không thể. Thế mà nữ sĩ lại nghe thấy tiếng trống điểm canh dồn dập. Tại sao vậy? Phải chăng lắng qua tâm tình của người phụ nữ? Phải chăng lắng qua tâm tình của người đàn bà luôn khát khao hạnh phúc ngập tràn mà phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, tiếng trống cầm canh bỗng đổi nhịp trở nên nhanh mạnh? Âm thanh ấy là sự nhắc nhở một cách quái ác về sự trôi chảy của thời gian. Đồng thời, đó cũng là sự giật mình thảnh thốt, hốt hoảng của người đàn bà phận ẩn duyên ôi. Ở câu thơ thứ hai, nữ sĩ dùng đến hai chữ “hồng nhan”, điều đó có nghĩa là thiếu nữ xuân sắc vẫn còn, vậy mà cứ phải trơ ra không kẻ đoái hoài, người quan tâm. Từ “trơ” đắt giá được đảo lên đầu câu, lại tách riêng ra đi nhịp lẻ 1/3/3 khiến nỗi bẽ bàng, chua xót càng hằn sâu nhức nhối. Cô đơn, buồn tủi, nữ sĩ đã tìm đến rượu để giải sầu:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xưa nay những người đàn ông tìm đến rượu giải sầu đã là chuyện bất đắc dĩ. Đằng này, nữ sĩ lại một mình uống rượu suốt đêm thâu, dưới trăng khuyết tàn lạnh là việc cực chẳng đã, uống rượu mà như uống sầu, uống tủi. Có thể thấy rượu và tình đều làm cho người ta say. Bởi thế câu thơ: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh dồn dập, chồng chất bi kịch. Chữ “lại” trong say lại tỉnh ghìm nén một nỗi đắng cay chua xót. Tìm đến rượu chẳng thể giải sầu, thi sĩ chỉ còn biết tâm sự với trăng nhưng cũng chỉ thấy Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Một chuỗi từ ngữ cùng trường nghĩa hiện ra, hao khuyết cứ láy đi láy lại: xế – khuyết – chưa tròn càng khơi sâu thêm nỗi xót xoa trước duyên phận hẩm hiu của nữ sĩ. Từ nỗi xót ca, cay đắng đến uất hận, phẫn nộ. Đó là mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ “Tự tình”. Nỗi niềm phẫn uất dồn nén đã nhiều không chịu ở yên trong lòng nữa mà nó trào ra ùa vào cảnh vật:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đám ấy hòn

Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với những động từ, tính từ mạnh đã làm đặc tả sự phản kháng mãnh liệt, dữ dội đến mức như muốn “nổi loạn” của tâm hồn nữ sĩ. Hai câu luận mang đậm dấu ấn, bản lĩnh Xuân Hương: đó là một cá tính mạnh mẽ, táo bạo, không bao giờ chịu gục ngã trước hoàn cảnh, không bao giờ cúi đầu trước số phận. Nhưng sau cùng, Tự tình vẫn kết lại trong tâm trạng chán trường ngao ngán:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con

Hai câu kết, Xuân Hương đã sử dụng tài tình từ đa nghĩa. Từ ‘xuân” vừa có nghĩa là mùa xuân vừa có nghĩa là tuổi xuân của con người. Hai chữ “lại” xếp cạnh nhau nhưng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu chữ “lại’ thứ nhất mang nghĩa thêm một lần nữa thì chữ “lại” thứ hai mang nghĩa là sự trở lại tuần hoàn. Ngao ngán thay khi mùa xuân của đất trời cứ tuần hoàn còn tuổi xuân, tình yêu cứ một đi không trở lại. Nghịch cảnh éo le hơn qua nghệ thuật tăng tiến trong câu thơ: mảnh tình – san sẻ – tí con con. Câu thơ như một tiếng than chua xót được chắt ra từ sâu thẳm cõi lòng của ngừoi đàn bà mang thân đi làm lẽ.

Cùng viết về đề tài người phụ nữ, nhưng “Thương vợ” cũng có nét độc đáo rất riêng. Ngay từ những nét phác họa đầu tiên, sự vất vã, nhọc nhằn cùng sự tần tảo đảm đang của người phụ nữ đã hiện lên một cách xúc động qua tấm lòng yêu thương của Tú Xương:

Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng

Thơ trước là sự, sau là tình. Ẩn sau câu thơ tái hiện cuộc sống buôn bán nhọc nhằn , vất vả của bà Tú là ánh mắt dõi theo đầy xót thương của ông Tú. Cách nói ” nuôi đủ “ ẩn chứa í vị xâu xa. Nó chất chứa bao nỗi vất vả nhọc nhằn của bà Tú. Bằng cách nói này, Tú Xương đã hạ mình xuống hàng con, nhân lên nhiều lần công ơn to lớn của bà Tú. Ngoài bộ lộ niềm tri ân với vợ, cách nói ” nuôi đủ ” còn kín đáo thể hiện nỗi niềm cay đắng của người con đất Vị Hoàng. Đường đường là nam nhi sức dài vai rộng mà lại pahri ăn bám vào vợ. Câu thơ hằn lên nỗi niềm cay đắng, tủi hổ rất Tú Xương. Xót xa trước nỗi cơ cực, đắng cay của vợ, Tú Xương cứ miên man kể khổ, kể nhục :

Lặn lội thân có khi quẵng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Câu thơ của Tú Xương đã đưa người đọc về với miền ca dao, dân ca xưa cùng với hình ảnh : cái cò, thân cò,… Bắt nguồn từ cao dao, dân ca nhưng Tú Xương vẫn có sáng tạo rất tinh tế. Ca dao nói theo chiều thuận ” thân có lặn lội “ Tú Xương lại đảo ngược ” lặn lội thân cò “. Ca dao đặt hình ảnh cái cò trong không gian vắng lặng, lộng gió thì Tú Xương để ” thân cò ” trong không gian, thời gian khi quẵng vắng, mênh mông, heo hút, rợn ngợp. Cái cò trong cao dao ” nỉ non tiếng khóc “ còn bà Tú âm thầm, lặng lẽ, hi sinh. Tấm lòng của bà Tú thật cao đẹp và cảm phục biết bao. Bằng tất cả sự thấu hiểu, yêu thương xót xa, chân thành, ông Tú đã dựng nên bức chân dung người vợ tảo tần thấm vị mặn mồ hôi, vị cay đắng của nuóc mắt làm xúc động người đọc. Không chỉ đứng ngoài kể khổ mà Tú Xương còn nhập thân nói lên những tâm tình sâu sắc trong cõi lòng của người vợ thương yêu :

Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công

Phép đếm ” một …hai…năm…mười ” như sự cơ cực, cay đắng chồng chất mà bà Tú phải gánh chịu. Dẫu thế, bà Tú nào có oán trách, kêu ca. Bà Tú vẫn sẵn sàng sả thân, tự nguyện hi sinh. Đến đây, bức chân dung của bà Tú – một người hình mẫu lí tưởng cho người phụ nữ Việt Nam đã hoàn thiện trong nét vẽ yêu thương, kính trọng của Tú Xương. Bà Tú tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt : đảm đang, tháo vát, tảo tần, chịu thương, chịu khó, hết lòng yêu thương chồng con. Cao trào của tình thương vợ dội lên trong hai câu kết :

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không

Bài thơ kết lại bằng một tiếng chửi. Ông Tú chửi thói đời bất công, trọng nam khinh nữ đã sinh ra những đức ông chồng hờ hững, ăn ở bạc, có cũng như không. Ông Tú còn chửi xã hội đen bạc đã khiến bao đức lang quân dù ngày đêm dùi mài, kinh sử nhưng rút cục vẫn xôi hỏng bỏng không. Và Tú Xương cũng không quên chửi mình, kết tội mình là kẻ ăn bám, là người thừa, vô dụng, vô tích sự. Có thể nói, chửi đời và tự xỉ vả mình là cách thương vợ rất đặc biết của Tú Xương. Đằng sau tiếng chửi ấy là tâm trạng đau đớn, phẫn uất bi kịch của thi sĩ. Bởi thế lời chửi chẳng những thể hiện tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc mà còn kết đọng bóng đen của thời đại,

Là những sán tác của VHTĐ, ” Tự tình ” (Hồ Xuân Hươn), ” Thương vợ ” ( Tú Xương), là những ánh thơ Nôm được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật với kết cấu niêm luật chặt chẽ, gieo vần, đối ngẫu rất chỉnh. Hai tác phẩm còn gặp nhau ở ngôn từ giản dị trong sáng, tự nhiên, giàu sức biểu cảm và có sự kết hợp linh hoạt, nhuần nhuyễn hiệu quả các biện pháp tư từ như đảo ngữ, ẩn dụ

” Thương vợ ” và ” Tự tình “, mỗi bài thơ không chỉ là một khám phá về nội dung mà còn là phát minh về hình thức. Là sản phẩm của những ông Hoàng, bà Chúa thơ Nôm, mỗi tác phẩm mang vẻ đẹp riêng. ” Tự tình ” của Xuân Hương thuần chất trữ tình. Ngoài cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình còn gián tiếp thể hiện qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, qua hình ảnh mang tính biểu trưng. Không giốn với ” Tự tình “, ” Thương vợ ” lại có sự hòa quyện giữa trữ tình và tự trào. Thêm vào đó, ngôn ngữ và hình ảnh của ” Tự tình ” in đậm cá tính mạnh mẽ, quyết liệt của một nữ sĩ nổi loạn . Trái lại, hình ảnh ngôn từ của ” Thương vợ ” lại thấm đượm màu sắc dân gian với những thành ngữ quen thuộc, những hình ảnh trở đi trở lại trong bao áng cao dao, dân ca,…

Có thể thấy, Hồ Xuân Hương, Tú Xương đều là những bà Chúa, ông Hoàng thơ Nôm. ” Tự tình “, ” Thương vợ ” là những thi phẩm hội tụ vẻ đẹp của những cây bút tài hoa ấy. Cùng viết về người phụ nữ, nhưng hai nhà thơ lại có nét riêng không giống ai. Đó chính là phong cách của những người nghệ sĩ. Nếu ” Tự tình ” thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, nổi loạn của nữ sĩ họ Hồ, thì ” Thương vợ ” lại thấm đẫm màu sắc văn học văn hóa dân gian. Tuy có những sự khác nhau, nhưng cả hai tác phẩm đều đã nhận được sự hoan nghênh của thế hệ đời sau và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Nguồn: [Văn học 11] Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)

Cảm Nhận Về Vẻ Đẹp Trong Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh “nồi da nấu thịt”. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa, là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc.

Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ ? An nhàn ngã thị địa trung tiên ! (Kẻ sĩ trong thiên hạ ai là người trong sạch, thanh cao? Yên vui nhàn nhã, ta đây đích thực là tiên trong đời!)

Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần:

Nội đắc tâm thân lạc, Ngoại vô hình dịch luỵ. (Bên trong được thú vui của tâm, của thân, Bên ngoài khỏi phải chạy vạy để phục dịch cho hình xác)

Thú vui nhàn dật, tránh xa khỏi vòng danh lợi là một đề tài khá quen thuộc của văn học thế kỉ XVI. Nhiều tác giả ca ngợi cuộc sống miền thôn dã với thú vui điền viên sơn thuỷ:

Yêu thay miền thôn tịch; Yêu thay miền thôn tịch! Cư xử dầu lòng; Ngao du mặc thích. Khéo chiều người mến cảnh sơn hà; Dễ quyến khách vui miền tuyền thạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Cuộc sống tự nhiên, thanh tao miền tịch cư đã giúp các nhà nho tránh được những phiền phức chốn quan trường. Cuộc sống nhàn tịch miền thôn dã được tác giả miêu tả ở hai câu đề và hai câu thực:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu thực được tạo nên bởi một lối đối rất chỉnh giữa quan niệm “dại” và “khôn”. Một lối nói chứa hàm ý mỉa mai, thể hiện sự kiên định của nhà thơ với lối sống nhàn dật. Tự nhận “ta dại” là một sự ngông ngạo của người ở ẩn, đó là cái dại của bậc đại trí trong thiên hạ. Cái dại của những người như Mạnh Hạo Nhiên, Đào Tiềm, Nguyễn Trãi:

Cầm một chương, thơ mấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hạo Nhiên; Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Họ tự hào với cuộc sống ấy bởi đó là cuộc sống thanh cao. Và họ kiên định với cách lựa chọn ấy:

Dù ai cười thơ thẩn ngẩn ngơ; Thì ta cũng ngô nghê ngốc nghếch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Những bậc đại trí ấy tìm đến “vắng vẻ”, trước tiên không phải là trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, mà họ đều đến nơi thôn tịch khi họ đã không thể cứu nước cứu dân, họ chọn cuộc sống giữa thiên nhiên cây cỏ khi họ phải lựa chọn giữa lối sống luồn cúi và cuộc sống thanh sạch mà nghèo cực. Dù luôn nói đến cái thảnh thơi của một người nhàn tâm thản trí nhưng thực ra trong lòng họ vẫn mang những day dứt về cuộc đời. Về ở ẩn, họ dễ tránh được “chốn lao xao”, bởi theo nhà thơ, là nơi mọi người phải đua chen trong vòng danh lợi:

Thành thị vốn đua tranh giành giật (Thơ Nôm, bài 19)

Không nơi nào không có đua chen, tranh giành: “ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi” (Bài bi kí quán Trung Tân). Ở câu thơ kết, một lần nữa tác giả khẳng định quan điểm sống của mình, đó là một cách thể hiện thái độ với cuộc đời của một nhà Nho:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Phú quý ở đời chỉ là chuyện phù du. Câu thơ cuối có cách ngắt nhịp khác hẳn các câu thơ còn lại. Thủng thẳng nói về cái thú nhàn dật rồi buông ra một câu kết như thế, nhà thơ đã thể hiện một cách dứt khoát thái độ của mình đối với chuyện công danh phú quý. Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn nhưng khi được vời lại sẵn sàng ra giúp vua, giúp nước bởi tấm lòng luôn “cuồn cuộn nước triều dâng” khiến ông không thể yên tâm hưởng thanh nhàn nơi thông reo bốn mùa. Để rồi ông đã không thoát được cái án oan khiên thảm khốc. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một thế thời khác đã kiên định lối sống ở ẩn. Trong một chừng mực nào đó, cách lựa chọn của Trạng Trình chưa hẳn đã là đúng. Song vì thế thời, để giữ gìn phẩm giá thanh sạch của mình, việc lựa chọn cách sống ấy cũng là một điều đáng để chúng ta trân trọng họ – những nhà nho chân chính.

Bài thơ nói về cái chí. Trước hiện thực xã hội rối ren thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cách sống nhàn dật, đó chính là một cách thể hiện thái độ của nhà thơ đối với cuộc đời.

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh

Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹpÁnh đèn tỏa rạng mái đầu xanhVần thơ của Bác vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Đó là một nhận xét rất đúng, bởi vì, ngoài cái cứng cỏi cần phải có để chống lại cái ác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, thơ Bác còn “Mênh mông bát ngát tình”. Bài thơ “MỘ” (Chiều tối) thể hiện rất rõ điều đó:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

Bản dịch: CHIỀU TỐI

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa từng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng”.

Bài thơ “Chiều tối” (Mộ) là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật ký trong tù”; bài thứ 3 trong 5 bài thơ sáng tác trong chặng đường Bác bị giải đi từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa đã trở thành ước lệ. Đó là “cánh chim mỏi”, “cô vân”:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa từng không.”

Hình ảnh cánh chim chiều bao giờ cũng gợi nỗi buồn:

“Chim hôm thoi thóp về rừngĐóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

(Nguyễn Du)

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồn”

(Bà huyện Thanh quan)

Trong thơ mới, Huy Cận cũng đã sử dụng thi liệu cổ rất tinh tế: dùng hình ảnh cánh chim để miêu tả nỗi buồn với không gian và thời gian gắn kết:

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

Hình ảnh “cô vân” lại gợi cho người đọc sự cô đơn:

“Chúng điểu cao phi tậnCô vân độc khứ nhàn.”

(Lý Bạch)

Đối chiếu với nguyên tác chúng ta thấy ở câu thứ hai bản dịch chưa lột tả được thần thái câu thơ giữa “cô vân”/chòm mây; “mạn mạn”/trôi nhẹ. Chính những hình ảnh ấy gợi cho người đọc âm hưởng cổ thi. Thực ra, hai câu đầu là những cảnh rất thực lúc chiều tối nơi núi rừng. Ở miền núi, có đặc điểm khác biệt chiều tối là tối từ mặt đất tối lên. Vào thời điểm ấy, ánh sáng mặt trời gần như tắt hẳn, lúc ấy chỉ còn chút ánh sáng của ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh cao của bầu trời. Khi ngước nhìn lên chút ánh sáng còn sót lại đó, con mắt nhà thơ nhận ra một cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn (“cô vân”) chầm chậm trôi qua.

Cảnh vật buồn, cô đơn, phù hợp với tâm trạng người làm thơ. Nếu ta nghĩ đến hoàn cảnh người tù nơi đất khách, qua một ngày bị giải đi rất mệt nhọc, trong lòng luôn nhớ về quê hương…thì với mạch cảm xúc ấy, những câu thơ sau có lẽ càng buồn hơn. Nhưng không, thơ Bác có một điểm độc đáo là kết thúc thường rất bẩt ngờ:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng)

Khung cảnh được chuyển một cách tự nhiên. Màn đêm buông con người ta thường hướng tới những nơi có ánh sáng, Bác của chúng ta cũng không ngoại lệ. Đó là hình ảnh sáng hồng trong lò than nhà ai nơi xóm núi soi tỏ hình ảnh cô gái xay ngô để chuẩn bị cho bữa ăn chiều.

Một điều làm người đọc trăn trở là bản dịch không giữ nguyên”thiếu nữ” mà lại dùng “cô em”. Từ “thiếu nữ” cho ta thấy chính xác độ tuổi người con gái, độ tuổi trăng tròn. Độ tuổi đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất của đời người phụ nữ. Rất nhiều bức tranh vẽ thiếu nữ khuê các đề thơ, đánh đàn, thổi sáo, nhưng ‘thiếu nữ” trong bài thơ này của Bác lại là một con người đang miệt mài lao động ngay cả khi màn đêm buông. Hình ảnh thiếu nữ ấy kết hợp với từ “sơn thôn” làm cho câu thơ khỏe khoắn, hiện đại.

Về nghệ thuật tả cảnh, bài thơ “Chiều tối” có góc nhìn từ cao xuống thấp, chuyển đổi màu sắc từ tối sang sáng. Thiên nhiên mỏi mệt, nghỉ ngơi nhưng con người vẫn đang làm nốt công việc của mình. Chỉ vài nét chấm phá thôi nhưng bức tranh chiều tối miền sơn cước hiện ra rất yên bình, tĩnh lặng. Nếu không biết đây là bài thơ trong tập Nhật ký trong tù, người đọc sẽ lầm tưởng rằng của một tác giả nổi tiếng nào đó thời Đường.

Thành công của bài thơ là cảnh, tình hòa quyện nhau được thể hiện dưới ngòi bút người nghệ sĩ bậc thầy. Bài thơ là một minh chứng tuyệt vời cho ý kiến: “Thi trung hữu họa”. Toàn cảnh bài thơ như một bức tranh ký họa mực tàu với mấy nét chấm phá: một cánh chim, một chòm mây, một sơn thôn, một ngôi nhà, một thiếu nữ, một bếp lửa.

Đặc trưng của ký họa là càng ít nét vẽ mà khi xem tranh người xem nhận biết được đối tượng, cảm nhận được cái hồn trong tranh thì đó mới là bức tranh tuyệt bích. Tài hoa của nhà thơ là tinh tế trong chọn lọc chi tiết, chọn lọc hình ảnh.

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ là chuẩn mực để các nhà thơ học tập. Người ta xem chữ “hồng” là nhãn tự, đó là điều không phải tranh cãi. Nhưng “mạn mạn”, “thiếu nữ” cũng đáng được xem là nhãn tự lắm chứ. Từ “mạn mạn” sẽ nói ở sau, bây giờ xét từ “thiếu nữ” trước. Chúng ta thử thay thế một từ khác, đảm bảo luật bằng trắc, xem cái hồn câu thơ sẽ như thế nào:

“Sơn thôn lão bá ma bao túc”

Hay:

“Sơn thôn thiếu phụ ma bao túc”

Không cần phải phân tích, nếu dùng những từ như đã nêu thì bài thơ thì bài thơ đâu còn lung linh nữa. Vậy, “thiếu nữ” xứng đáng được xem là nhãn tự. Từ “hồng” ở cuối bài thơ như một dấu son đỏ của người họa sĩ đóng vào bức tranh ký họa mực tàu mới vừa vẽ xong.

Một điểm đặc sắc không thể không nói tới, đó là sự vận động của bài thơ. Cả bốn câu thơ trong bài, câu nào cũng có sự vận động nhưng mức độ khác nhau. Hai câu đầu tả cảnh chiều nơi rừng núi đang chầm chậm vào đêm. Khác với cánh chim mỏi đang vội vã của Bà huyện Thanh quan, cánh chim của Bác không còn vội vã nữa khi đã gần đến đích, trực giác mách bảo chúng ta như vậy là do âm hưởng “mạn mạn” ở câu sau lan tỏa. Suy ngẫm sâu hơn, chúng ta thấy cái vẻ buồn, cô đơn chỉ là vỏ bọc tâm trạng bên ngoài của Bác, thực chất cốt cách vẫn là phong thái ung dung, tự tại của con người nắm vững quy luật thiên nhiên, xã hội. Cảm nhận như vậy chúng ta mới thấy sự thống nhất trong mạch thơ.

Hai câu sau của bài thơ tả cảnh sinh hoạt của con người. Sự vận động ở hai câu thơ này gắn kết, liên tục, không ngưng nghỉ trong những vòng xay quay cối ngô của thiếu nữ. Công việc hoàn thành khi ánh hồng lò than tỏa rực trong màn đêm.

Toàn bài thơ là sự vận động liên tục với hàng loạt động từ như: mỏi, về, tìm, trôi, xay, rực nhưng tuyệt đối tĩnh lặng, không có âm thanh. Khung cảnh núi rừng chiều tối được miêu tả, cảm nhận hoàn toàn bằng thị giác. Không một từ “hoàng hôn”, “tối” hay đêm nhưng đọc bài thơ chúng ta thấy cảnh chiều đang trôi chầm chậm vào đêm rất rõ; rồi nữa câu thơ nào cũng có sự vận động nhưng cảm nhận của người đọc đây là bức tranh tĩnh lặng, yên bình đến lạ thường. Chỉ khi tâm hồn, tài năng người nghệ sĩ hòa làm một mới viết được bài thơ như thế.

Bài thơ “Chiều tối” có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ. Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui… đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tâm Hồn Của Bác Qua Bài Ngắm Trăng

Đọc xong bài thơ Ngắm trăng em hãy nêu lên cảm nhận về vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng. Hãy nêu ngắn gọn và đầy đủ những ý chính để người đọc hiểu được vẻ đẹp của những người chiến sĩ ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài Ngắm trăng

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

– Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

– Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

Lớp 8 –

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Của Tình Đồng Chí Đồng Đội Trong Bài Thơ “Đồng Chí”

BÀI LÀM VĂN SỐ 1 VẺ ĐẸP CỦA TÌNH ĐỒNG CHÍ TRONG “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

Chính Hữu là người lính và cũng là nhà thơ của lính. Thơ ông không nhiều song ấn tượng bởi lời thơ hàm súc, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng. “Đồng chí” là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu viết năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, khó khăn. Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Chính Hữu bị ốm nặng phải nằm lại tại một trạm quân y, đơn vị đã cử người ở lại chăm sóc. Cảm động trước tấm lòng tình cảm của người đồng đội, Chính Hữu đã viết lên bài thơ. Bài thơ đã khắc họa hình tượng người lính cách mạng từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó của họ.

Trước hết vẻ đẹp của tình đồng chí được thể hiện ở cơ sở hình thành lên tình đồng chí. Cơ sở đầu tiên hình thành nên tình đồng chí là cùng chung cảnh ngộ xuất thân – đều là những người nông dân mặc áo lính:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Lời thơ tự nhiên như lời kể của người lính về quê hương: anh đi lên từ vùng đồng bằng chiêm trũng “nước mặn đồng chua”, tôi đi ra từ vùng “đất cày lên sỏi đá”- vùng trung du miền núi. Quê anh, làng tôi – hai vùng quê cách xa nhau nhưng đều chung nhau cái nghèo khó, lam lũ. Việc sử dụng sáng tạo những thành ngữ tục ngữ đã tạo cho lời thơ mộc mạc tự nhiên như tâm hồn người trai cày nói về quê hương mình. Như vậy, những người lính đều ra đi từ những làng quê nghèo khó, họ đều là những người nông dân mặc áo lính. Chính sự đồng cảnh, đồng giai cấp đã tạo cơ sở ban đầu vững chắc để hình thành lên tình đồng chí.

Cơ sở thứ hai hình thành lên tình đồng chí là cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng. Anh với tôi từ bốn phương trời xa lạ chẳng hẹn mà cùng tụ hội về đây trong quân ngũ của lá cờ cách mạng bởi: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. Câu thơ có hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng: “súng bên súng” là cùng chung nhiệm vụ cầm súng chiến đấu. “Đầu sát bên đầu” là cùng chung chí hướng, lý tưởng ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng đã gắn kết anh tôi với nhau.

Tình đồng chí còn được hình thành từ sự chia sẻ gắn bó trong gian khổ khó khăn:

Câu thơ đầy ắp kỷ niệm của một thời gian khổ khó khăn: những đêm đông lạnh giá chăn không đủ đắp, họ phải chung nhau mảnh chăn mỏng. Tấm chăn sui khép lại đêm đông lạnh giá nhưng mở ra sự gắn bó hiểu nhau như tri kỷ. Cấu trúc anh tôi sống đôi khi ở hai câu thơ khi gộp làm một đã diễn tả quá trình từ xa lạ, quen nhau rồi thành tri kỉ và kết thành: “Đồng chí”. Câu thơ thứ bảy chỉ với hai tiếng và dấu chấm than vang lên như một nốt nhấn thể hiện sự phát hiện về một thứ tình cảm bình dị mà thiêng liêng, mới mẻ của những người lính cách mạng: đồng chí. Câu thơ như bản lề của bài thơ vừa khái quát cảm xúc ở sáu câu thơ đầu, vừa mở ra những biểu hiện ở những dòng thơ tiếp theo. Đồng thời làm nổi bật một quy luật tất yếu: cùng chung cảnh ngộ xuất thân, cùng nhiệm vụ lý tưởng, cùng chia sẻ gắn bó thì sẽ trở thành đồng chí của nhau.

Vẻ đẹp của tình đồng chí còn được thể hiện ở những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí là họ thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau:

” Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đã nhờ người ra lính.”

Những người lính ra đi để lại sau lưng tất cả những gì thân thuộc nhất: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa. Từ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ dứt khoát quyết chí ra đi vì nghĩa lớn. Mặc kệ mà không hề dửng dưng vô tình: họ ra đi nhưng từ trong sâu thẳm người lính vẫn nhớ về quê hương, họ vẫn biết nơi quê nhà ruộng nương vẫn chờ tay người cày xới, gian nhà lung lay trong gió chờ người sửa sang, nơi giếng nước gốc đa có ánh mắt người thân trông ngóng. Đặc biệt hình ảnh nhân hóa ẩn dụ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” đã thể hiện quê hương vẫn nhớ người trai cài ra trận hay người ra trận vẫn nhớ về quê hương. Nỗi nhớ hai chiều càng trở nên da diết. Trong đoạn thơ cấu trúc “anh- tôi” sóng đôi giờ chỉ còn lại anh: nỗi nhớ quê hương trong lòng anh được tôi nói hộ. Tôi nói cho anh hay đó cũng chính là nỗi nhớ quê hương của tôi. Những người lính họ thấu hiểu tâm tư nỗi lòng của nhau.

Tình đồng chí còn được thể hiện ở sự chia sẻ gắn bó trong gian khổ khó khăn của cuộc đời người lính. Anh với tôi cũng chịu những cơn sốt rét từng hành hạ:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.”

Cơn sốt rét từng đã trở thành căn bệnh phổ biến với những người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp ăn uống kham khổ, thiếu thốn thuốc men. Chính Hữu đã gợi tả một cách chân thực: “biết ớn lạnh”, “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Anh với tôi cùng chịu cảnh thiếu thốn:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Chân không giày”

Chính Hữu đã đưa vào trong lời thơ những hình ảnh chân thực về cuộc sống chiến đấu của người lính Cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp thiếu thốn đủ bề từ lương thực đến tư trang. Để từ đó người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về anh bộ đội. Cấu trúc “anh – tôi” lại sóng đôi như khẳng định trong gian khổ khó khăn đều có anh có tôi cùng chia sẻ gắn bó.

Trong gian khổ khó khăn người lính cách mạng hiện lên vẫn hiên ngang, lạc quan. Trong gian khổ khó khăn họ vẫn nở nụ cười – nụ cười lạc quan ấm áp xua tan cái giá buốt. Đặc biệt là hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” rất tự nhiên, chân thực nhưng đã thể hiện sâu sắc cảm động tình đồng chí của người lính cách mạng. Họ nắm lấy tay nhau như để động viên nhau, như để truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh của tình đồng chí để cùng nhau chắc tay súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Phải chăng tình đồng chí vừa là vẻ đẹp vừa là cội nguồn sức mạnh của người lính cách mạng?

Không những thế vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ còn được thể hiện ở biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn ba câu thơ cuối đã gợi lên bức tranh cảnh đường đêm khuya thật đẹp:

Trên nền hiện thực khắc nghiệt: đêm khuya, nơi “rừng hoang sương muối” giá buốt, người lính hiện lên với tư thế chủ động hiên ngang “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Chính tư thế thành đồng vách sắt ấy đã làm lu mờ đi mọi gian khổ khó khăn. Phải chăng chính tình đồng chí đã làm lên vẻ đẹp ấy của người lính? Hình ảnh người lính được kết đọng lại qua chi tiết bất ngờ, độc đáo:

“Đầu súng trăng treo” được Chính Hữu nhận ra từ chính những đêm hành quân phục kích chờ giặc của mình và đồng đội. Giữa mênh mông bát ngát của rừng khuya, người lính chắc tay súng canh gác, mũi súng hướng lên trời. Trăng lơ lửng giữa không trung, càng về khuya trăng xuống thấp dần, đến một mức độ nào đó nhìn lên trăng như treo trên đầu ngọn súng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” còn gợi bao liên tưởng thú vị cho người đọc: “súng” là biểu tượng của chiến tranh, của hiện thực, của chất chiến sĩ; “trăng” là biểu tượng của hòa bình, của lãng mạn, của chất thi sĩ. Sự kết hợp của hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập nhau mà lại hỏi hòa bổ sung cho nhau để cùng nói về các mặt của người lính và tình đồng chí: vừa chiến sĩ mà lại rất thi sĩ, vừa hiện thực mà lại lãng mạn. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” còn nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến: người lính cầm súng chiến đấu bảo vệ hòa bình cho quê hương, đất nước. Nhịp thơ 2/2 như gợi nhịp lắc của cái gì lơ lửng chung chiêng giữa bát ngát mênh mông chứ không thể buộc chặt. Giữa hiện thực khắc nghiệt nhưng tâm hồn người lính vẫn lãng mạn, bay bổng bởi trong lòng họ có tình đồng chí ấm áp. Chính vì vậy “Đầu súng trăng treo” đã trở thành biểu tượng của người lính cách mạng trong văn học kháng chiến và được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho tập thơ nổi tiếng của ông.

Với bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn, ngôn ngữ, hình ảnh chân thực giàu sức gợi, bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí của những người lính cách mạng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã đem đến cho người đọc cảm nhận chân thực về người lính cách mạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chính vì vậy bài thơ có sức sống mãi trong lòng người đọc.

BÀI LÀM VĂN SỐ 2 VẺ ĐẸP CỦA TÌNH ĐỒNG CHÍ TRONG “ĐỒNG CHÍ” – CHÍNH HỮU

Chính Hữu là một nhà thơ quân đội trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Thơ của ông có bề dày về thời gian, tầng cao về cảm xúc, giàu chất hiện thực và vẻ đẹp của người lính Cách Mạng trong kháng chiến. Chính Hữu viết không nhiều nhưng những tác phẩm của ông đều mang hơi thở của thời đại, trong đó có bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ với những vẻ đẹp giản dị, sơ khai nhưng có một đời sống tâm hồn, mục đích, lý tưởng cao đẹp, đặc biệt là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, thắm thiết.

Bài thơ được làm theo thể thơ tự do, 20 dòng thơ với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thơ thủ thỉ, tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có nhiều câu thơ để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hai người lính trẻ chụm đầu vào nhau kể chuyện tâm tình:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầy ấn tượng về những vùng đất cảnh đời đầy nhọc nhằn, vất vả. Cách nói cô đúc, khắc họa rõ nét những vùng quê nghèo của những người lính. Các anh đến từ những miền quê khác nhau nhưng lại chung cái đói, cái nghèo lam lũ. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy như cuộc sống thực đã ùa vào trong câu chữ đem đến những cảm nhận sâu sắc về hoàn cảnh xuất thân và quê hương của những người lính. Tổ Quốc gọi các anh lên đường, họ không hẹn mà gặp gỡ ở chiến trường. Nơi đây các anh cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Tình đầu chí nảy nở bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”

Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ, loay hoay mãi không đủ ấm. Đắp được chăn thì hở đầu, đắp được bên nọ lại hở bên kia. Trong những ngày tháng thiếu thốn ấy, từ “xa lạ” họ trở thành “tri kỷ”.

“Tri kỷ” là những người bạn thân thiết, hiểu rõ về nhau. Vất vả, nguy nan đã gắn kết những người lính trở thành bạn tâm giao gắn bó. Chính Hữu đã từng là một người lính, đã trải qua cuộc đời người lính nên câu thơ bình dị mà có sức nặng tình cảm trìu mến yêu thương đồng đội. Hình ảnh giản dị nhưng cảm động biết bao.

Từ trong tâm khản, họ bỗng bật thốt lên hai từ “Đồng chí!”, đặt cả trong một dòng thơ ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. “Đồng chí” với dấu chấm cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những sắc thái biểu cảm khác nhau vừa mới mẻ lại vừa thiêng liêng. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích, là mối tình tri kỷ nhưng được thử thách, tôi rèn trong gian khổ. Như vậy trong tình đồng chí còn có tình giai cấp, tình bè bạn, tình tri kỷ, mối tình dân tộc của những người vì nước, quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, dân tộc. Câu thơ vẻn vẹn có hai chữ nhưng chất chứa dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ 6 câu thơ trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo.

Từ những cơ sở hình thành tình đồng chí, những biểu hiện cao đẹp đầy xúc cảm ở những câu tiếp theo, Chính Hữu cụ thể hơn vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng thắm thiết. Đồng chí trước hết là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”

Hai chữ “mặc kệ” đã lột tả được tinh thần mến nghĩa của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa, và tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” của những người tự vệ thủ đô trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh “Gian nhà không” và “Gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hy sinh. Hy sinh những thứ gắn bó để bảo vệ quê hương đất nước. Một đức hy sinh giản dị cảm động lòng người.

Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính. Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Chính Hữu còn ghi lại được những hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình. Bức tượng đài cuối bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

Ba câu thơ là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt qua tất cả khắc nghiệt của thời tiết. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh biểu tượng. Bốn chữ có nhịp lắc của cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Suốt đêm vầng trăng ở trên cao thấp dần và có lúc treo lơ lửng trên nền mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn thân thiết, gắn bó. “Súng” và “trăng” gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. “Súng” biểu tượng cho chiến đấu, “trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, trong sáng, thanh cao, vĩnh hằng. “Súng” và “trăng”, gần và xa, thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ, chất chiến đấu và chất trữ tình. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao từ cuộc đời chiến đấu.

Tình đồng chí đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của nhũng người lính giản dị, cao quý. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí đồng đội thêm keo sơn sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí đồng đội giúp người lính có sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn

Nguồn Internet

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Bài Thơ Mộ (Chiều Tối) Của Hồ Chí Minh

Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Mở bài:

Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Đó là một nhận xét rất đúng, bởi vì, ngoài cái cứng cỏi cần phải có để chống lại cái ác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, thơ Bác còn “Mênh mông bát ngát tình”. Bài thơ “MỘ” (Chiều tối) thể hiện rất rõ điều đó:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng).

Thân bài:

Bài thơ “Chiều tối” (Mộ) là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật ký trong tù”; bài thứ 3 trong 5 bài thơ sáng tác trong chặng đường Bác bị giải đi từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa đã trở thành ước lệ. Đó là “cánh chim mỏi”, “cô vân”:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.”

Hình ảnh cánh chim chiều bao giờ cũng gợi nỗi buồn:

“Chim hôm thoi thóp về rừng Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

(Nguyễn Du)

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn”

(Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh quan)

Trong thơ mới, Huy Cận cũng đã sử dụng thi liệu cổ rất tinh tế: dùng hình ảnh cánh chim để miêu tả nỗi buồn với không gian và thời gian gắn kết:

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

Hình ảnh “cô vân” lại gợi cho người đọc sự cô đơn:

“Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn”

(Độc tọa Kính Đình San – Lý Bạch)

Đối chiếu với nguyên tác chúng ta thấy ở câu thứ hai bản dịch chưa lột tả được thần thái câu thơ giữa “cô vân”/chòm mây; “mạn mạn”/trôi nhẹ. Chính những hình ảnh ấy gợi cho người đọc âm hưởng cổ thi. Thực ra, hai câu đầu là những cảnh rất thực lúc chiều tối nơi núi rừng. Ở miền núi, có đặc điểm khác biệt chiều tối là tối từ mặt đất tối lên. Vào thời điểm ấy, ánh sáng mặt trời gần như tắt hẳn, lúc ấy chỉ còn chút ánh sáng của ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh cao của bầu trời. Khi ngước nhìn lên chút ánh sáng còn sót lại đó, con mắt nhà thơ nhận ra một cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn (“cô vân”) chầm chậm trôi qua.

Cảnh vật buồn, cô đơn, phù hợp với tâm trạng người làm thơ. Nếu ta nghĩ đến hoàn cảnh người tù nơi đất khách, qua một ngày bị giải đi rất mệt nhọc, trong lòng luôn nhớ về quê hương…thì với mạch cảm xúc ấy, những câu thơ sau có lẽ càng buồn hơn. Nhưng không, thơ Bác có một điểm độc đáo là kết thúc thường rất bẩt ngờ:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng)

Khung cảnh được chuyển một cách tự nhiên. Màn đêm buông con người ta thường hướng tới những nơi có ánh sáng, Bác của chúng ta cũng không ngoại lệ. Đó là hình ảnh sáng hồng trong lò than nhà ai nơi xóm núi soi tỏ hình ảnh cô gái xay ngô để chuẩn bị cho bữa ăn chiều.

Một điều làm người đọc trăn trở là bản dịch không giữ nguyên“thiếu nữ” mà lại dùng “cô em”. Từ “thiếu nữ” cho ta thấy chính xác độ tuổi người con gái, độ tuổi trăng tròn. Độ tuổi đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất của đời người phụ nữ. Rất nhiều bức tranh vẽ thiếu nữ khuê các đề thơ, đánh đàn, thổi sáo, nhưng ‘thiếu nữ” trong bài thơ này của Bác lại là một con người đang miệt mài lao động ngay cả khi màn đêm buông. Hình ảnh thiếu nữ ấy kết hợp với từ “sơn thôn” làm cho câu thơ khỏe khoắn, hiện đại.

Về nghệ thuật tả cảnh, bài thơ “Chiều tối” có góc nhìn từ cao xuống thấp, chuyển đổi màu sắc từ tối sang sáng. Thiên nhiên mỏi mệt, nghỉ ngơi nhưng con người vẫn đang làm nốt công việc của mình. Chỉ vài nét chấm phá thôi nhưng bức tranh chiều tối miền sơn cước hiện ra rất yên bình, tĩnh lặng. Nếu không biết đây là bài thơ trong tập Nhật ký trong tù, người đọc sẽ lầm tưởng rằng của một tác giả nổi tiếng nào đó thời Đường.

Thành công của bài thơ là cảnh, tình hòa quyện nhau được thể hiện dưới ngòi bút người nghệ sĩ bậc thầy. Bài thơ là một minh chứng tuyệt vời cho ý kiến: “Thi trung hữu họa”. Toàn cảnh bài thơ như một bức tranh ký họa mực tàu với mấy nét chấm phá: một cánh chim, một chòm mây, một sơn thôn, một ngôi nhà, một thiếu nữ, một bếp lửa.

Đặc trưng của ký họa là càng ít nét vẽ mà khi xem tranh người xem nhận biết được đối tượng, cảm nhận được cái hồn trong tranh thì đó mới là bức tranh tuyệt bích. Tài hoa của nhà thơ là tinh tế trong chọn lọc chi tiết, chọn lọc hình ảnh.

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ là chuẩn mực để các nhà thơ học tập. Người ta xem chữ “hồng” là nhãn tự, đó là điều không phải tranh cãi. Nhưng “mạn mạn”, “thiếu nữ” cũng đáng được xem là nhãn tự lắm chứ. Từ “mạn mạn” sẽ nói ở sau, bây giờ xét từ “thiếu nữ” trước. Chúng ta thử thay thế một từ khác, đảm bảo luật bằng trắc, xem cái hồn câu thơ sẽ như thế nào:

“Sơn thôn lão bá ma bao túc”

Hay:

“Sơn thôn thiếu phụ ma bao túc”

Không cần phải phân tích, nếu dùng những từ như đã nêu thì bài thơ thì bài thơ đâu còn lung linh nữa. Vậy, “thiếu nữ” xứng đáng được xem là nhãn tự. Từ “hồng” ở cuối bài thơ như một dấu son đỏ của người họa sĩ đóng vào bức tranh ký họa mực tàu mới vừa vẽ xong.

Một điểm đặc sắc không thể không nói tới, đó là sự vận động của bài thơ. Cả bốn câu thơ trong bài, câu nào cũng có sự vận động nhưng mức độ khác nhau. Hai câu đầu tả cảnh chiều nơi rừng núi đang chầm chậm vào đêm. Khác với cánh chim mỏi đang vội vã của Bà huyện Thanh quan, cánh chim của Bác không còn vội vã nữa khi đã gần đến đích, trực giác mách bảo chúng ta như vậy là do âm hưởng “mạn mạn” ở câu sau lan tỏa. Suy ngẫm sâu hơn, chúng ta thấy cái vẻ buồn, cô đơn chỉ là vỏ bọc tâm trạng bên ngoài của Bác, thực chất cốt cách vẫn là phong thái ung dung, tự tại của con người nắm vững quy luật thiên nhiên, xã hội. Cảm nhận như vậy chúng ta mới thấy sự thống nhất trong mạch thơ.

Hai câu sau của bài thơ tả cảnh sinh hoạt của con người. Sự vận động ở hai câu thơ này gắn kết, liên tục, không ngưng nghỉ trong những vòng xay quay cối ngô của thiếu nữ. Công việc hoàn thành khi ánh hồng lò than tỏa rực trong màn đêm.

Toàn bài thơ là sự vận động liên tục với hàng loạt động từ như: mỏi, về, tìm, trôi, xay, rực nhưng tuyệt đối tĩnh lặng, không có âm thanh. Khung cảnh núi rừng chiều tối được miêu tả, cảm nhận hoàn toàn bằng thị giác. Không một từ “hoàng hôn”, “tối” hay đêm nhưng đọc bài thơ chúng ta thấy cảnh chiều đang trôi chầm chậm vào đêm rất rõ; rồi nữa câu thơ nào cũng có sự vận động nhưng cảm nhận của người đọc đây là bức tranh tĩnh lặng, yên bình đến lạ thường. Chỉ khi tâm hồn, tài năng người nghệ sĩ hòa làm một mới viết được bài thơ như thế.

Kết bài:

Bài thơ Chiều tối có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ. Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui… đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Vẻ Đẹp Riêng Của Hai Bài Thơ “Thương Vợ” (Tú Xương) Và “Tự Tình” (Hồ Xuân Hương) trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!