Xu Hướng 10/2023 # Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “Người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….Trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến # Top 18 Xem Nhiều | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “Người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….Trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “Người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….Trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy nêu cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ sau: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy….Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) từ đó liên hệ với đoạn thơ “Gió theo lối gió mây đường mây….Có chở trăng về kịp tối nay?” (Trích Đây Thôn Vĩ Dạ). Để nhận xét về cái nhìn thiên nhiên của mỗi nhà thơ

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ sau: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy….Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) từ đó liên hệ với đoạn thơ “Gió theo lối gió mây đường mây….Có chở trăng về kịp tối nay?” (Trích Đây Thôn Vĩ Dạ). Để nhận xét về cái nhìn thiên nhiên của mỗi nhà thơ

Thiến nhiên thơ mộng mà hùng vĩ tự bao giờ đã khác xa qua lăng kính của những thi nhân để rồi mang theo một nét đẹp có hồn mà các nhà thơ đã thổi vào. Nếu Quang Dũng với bút pháp lãng mạn đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên và con người Châu Mộc thật thơ mộng, mơ hồ qua khổ thơ

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộ

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Của thi phẩm Tây Tiến thì với Hàn Mạc Tử ,tài thơ đã đưa độc giả đến với bức tranh “nguyệt giang sầu” thật đẹp nhưng thấm đượm một nỗi sầu từ nội tại ở khổ thơ thứ hai của thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. Có thể nói, cả Quang Dũng và Hàn Mạc Tử với cặp mắt tinh tế vẽ ngòi bút điêu luyện đã cho độc giả những góc nhìn về thiên nhiên rất đỗi mới mẻ mà nghệ thuật.

Đoạn thơ thuộc phần hau khổ thứ hai của bài thơ với cảm hứng là nỗi nhớ về buổi chia tay đi Châu Mộc. Nỗi nhớ bao trùm lên bài thơ và đoạn thơ, Quang Dũng liên tục đưa độc giả đến với hàng loạt bức tranh chạy dọc theo dòng hồi tưởng của tác giả. Nếu ở những câu thơ trước , thi thân cho ta bước bào cảnh liên hoan rực rỡ, vui tươi thì đến với những câu thơ tiếp theo, Quang Dũng lại cho ta thả hồn mình vào cái mờ ảo, mênh mang của cảnh sông nước miền Tây:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộ

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Cả không gian lúc chiều xuống được giăng mắc bởi màn sương mờ ào cho ta thấy ét đặc trưng cảu núi rừng nơi đây. Sâu vào bên trong lớp vỏ ngôn từ, đâu đó đọc giả cảm nhận được một cảm giác âng khuâng, man mác một nỗi niềm hoài vổ. Với câu thơ “Có thấy hồn lai nẻo bến bờ” đã tạo nên một màu sắc hoang vắng, hiu hắt và tĩnh lặng cho không gian. Những cây lau vô tri vô giác bỗng chốc trở nên có linh hồn. Những trần lau xăm lạc phất phơ theo chiều gió đưa đẩy, qua cảm nhận của người ra đi có chất chứa nỗi lòng thật quyến luyến, như có hồn phảng phất trong gió trong cây.

Mặc dù Quang Dũng thổi vào thiên nhiên một nỗi nhớ, một nỗi buồn man mác, lưu luyến pha chút tiếc nuối nhưng ông không để cho bức tranh thiên nhiên của mình hiu hắt không bóng người – một cảnh tượng mang dáng dấp của nỗi sầu trong thơ mới. Quang Dũng đã họa thêm những nét trong bức tranh hoài niệm còn đang dang dở. giữa thiên nhiên hoang vu, tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc chợt xuất hiện hình ảnh của con người khỏe khoắn, rắn ròi:

“Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Thi nhân không tả mà chỉ gợi hình ảnh, dáng vóc của chàng trai hay cô gái chèo con thuyền độc mộc trên sông thượng nguồn. “Độc mộc” là con thuyền làm bằng cây gỗ to, khoát trũng dùng để vượt thác leo ghềnh. Chính vì hình ảnh đó đã làm cho “dáng người” lại càng mang một vẻ đẹp khỏe khoắn, cứng cáp. Dáng người ấy có thể là cô gái Thái Mèo đã từng đưa các chiến sĩ vượt sông. Hình ảnh ấy đã để lại cho tâm hồn nhạy cảm của những người lính vốn dĩ xuất thân từ những chàng thanh niên trí thức đô thành Hà Nội một ấn tượng khó phai nhòa. Hòa vào khung cảnh nên thơ ấy là hình ảnh những cánh hoa rừng đong đưa trên dòng nước lã, gợi một cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng làm cho lòng người thêm say đắm bang khuâng, vừa tạo cho độc giả một góc nhìn về sự khỏe khoắc, dẻo dai của bông hoa rừng hay cũng chính là người dân nơi đây.

Có thể nói, Quang Dũng với ngòi bút tinh tế cùng nỗi nhớ đã tạo nên một bức tranh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đồng thời ta cũng có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc của tác giả và hơn cả là của những người lính Tây Tiến, dù chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, tận hưởng từng khoảnh khắc đẹp của cuộc sống . Đến đây, người lính Tây Tiến như được sống trong một khung cảnh thanh bình mà họ như được tẩy rửa bụi đường mệt nhọc sau những trận hành quân dài.

Để độc giả có thể thấy được khung cảnh của một thời đã xa, buộc thi nhân phải phác họa lại bức tranh với chất liệu là ngôn từ. không giống như hội họa có thể tái hiện một cách tường tận và chân thật viễn cảnh thời chiến, thời gian của đoàn binh Tây Tiến, với thi ca, nhà thơ phải phác họa bức tranh ấy với ngòi bút điêu luyện của mình hòa vào trong một loại mực đặc biệt được pha chế bởi hồi tưởng , cảm xúc, nghệ thuật ngôn từ. Ở đây Quang Dũng cũng vậy, nhà thơ đã vận dụng một cách điêu nghệ bút pháp lãng mạn, trữ tình để cho những người lính Tây Tiến vừa rất đỗi anh hùng của một bậc chinh phu tráng sĩ mà cũng rất con người, hào hoa, lãng mạn, với những ước muốn bình dị. Nếu không có sự kết hợp giữa nghệ thuật miêu tả hết sức độc đáo cùng tính nhạc đặc sắc trong thi phẩm thì có lẽ độc giả đã không thể thấy một cách sắc nét khung cảnh mà Quang Dũng đã gợi nên . Tất cả nghệ thuật đã được thi nhân kết hợp nhuần nhuyễn để gợi được sự “điệu hồn” giữa thi nhân và độc giả. Đó chính là ranh giới mà nhà thơ phải vượt qua để đạt đến sự hoàn thiện trong thi phẩm.

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Bước vào thế giới của Hàn Mạc Tử, độc giả cảm nhận rõ nét một nỗi buồn da diết, nhà thơ lấy cái sầu để phủ lên vạn vật. Tất cả đều chìm sâu vào dòng chảy cảm xúc của nhà thơ – nỗi buồn.

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Hai câu thơ là một bức tranh phong cảnh với đủ cả gió, mây sông, nước – bức tranh thủy mặc. Câu thơ “Gió theo lối gió mây đường mây” không chỉ tả cảnh, từ tính nhạc đến tính họa của thơ đều toát lên một cảm giác buồn bã, hiu hắt. Nhịp ngắt ¾ với những chữ gió, chữ mây riêng rẽ ở từng vế câu đã tạo ra cảm giác có một sự ngăn cách, chia lìa thật quyết liệt. Từ sự phi lí về hiện tượng tự nhiên, Hàn Mạc Tử đã thể hiện sự hợp lí của tâm trạng trong cảnh ngộ của một con người gắn bó thiết tha với đời lại phải vĩnh viễn cách xa với đời. Thiên nhiên đã nhuốm màu tâm trạng con người, hay đúng hơn, thiên nhiên chỉ là những hình ảnh được nhà thơ nhắc đến để gửi gắm tâm trạng và thể hiện cảnh ngộ của chính bản thân mình. Như ý thơ của Nguyễn Du:

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nỗi sầu không dựng lại ở đây, nó đã phải lấy cả những câu thơ sau:

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Phép nhân hóa trong hình ảnh dòng nước của con sông Hương buồn thiu vừa làm hiện lên một dòng sông phẳng lạng như ngưng trệ , không trôi chatr, vừa gợi tả nỗi buồn. và có phải chăng dòng sông ấy hay cũng chính là dòng cảm xúc của thi nhân, cứ mãu đọng lại một nỗi sầu nặng trĩu không sao tan biến.

Thử hòa hợp giữa xúc cảm và nghệ thuật để đắm chìm một cảnh tượng thật sầu. Không gian hoang vắng, chia lìa trong một thời gian ngưng trệ, cảnh vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh mà ở dó, thiên nhiên chính là phương tiện để thể hiện cõi lòng u ám, buồn bã khi con người trở về với cõi thực của bi kịch riêng mình trong hiện tại.

Hàn Mạc Tử tiếp tục xoay lăng kính sang một cảnh vật mới – “nguyệt giang sầu”

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Vạn vật dường như trở nên mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo như thực, như mơ bởi ánh trăng. Lại tiếp tục một sự nghịch lí xuất hiện ngay trong đoạn thơ. Nếu theo quy luật của tự nhiên ánh trăng soi sáng mọi ngóc ngách của cảnh vật đêm tối thì ở đây, Hàn Mạc Tử lại hóa ánh trăng đi ngược với quy luật tọa hóa. Có lẽ đấy là thế giới của cõi mộng. Trong cảm giác mông lung của thi nhân, sông trở thành hình ai thấp thoáng, nhòa mờ trong trăng…Hình ảnh sông trăng có thể hiểu là ánh trằn lai lắng khắp thế gian…Dù hiểu theo cách nào thì sông Hương thực của xứ Huế cũng từ cõi thực chảy trôi vào cõi mộng để bồi đắp vào dòng chảy xúc cảm đang dâng trào của thi nhân. Hai câu thơ đựng trong đó ít nhất hai câu hỏi da diết,đau đáu về một cõi mơ đẹp huyền ảo ngập tràn sắc trăng cứu rỗi vốn luôn xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của Hàn Mạc Tử. Thi sẽ khao khát sống, khao khát yêu đời lại phải chia lìa cách biệt với cuộc sống thực tại, cách biệt với thế giới của những vẻ đẹp thực mà guoiwof đây đã là dĩ vãng đối với Hàn Mạc Tử nên ông chỉ có thể bám víu vào bóng ai trong ánh trăng huyền ảo, miên man vào cõi mộng để hình dung như được trở lại với đời. Cách diễn đạt phiếm chỉ trong câu hỏi “thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo ra một cảm giác tội nghiệp, dường như nhà thơ đang bị vây bọc bởi thế giới tăm tối, lạnh lẽo, chới với vọng hỏi một ai đó ở thế giới bên ngoài . Khát khao thoát khỏi ranh gưới thực tại chỉ có thể để hồn thơ vượt qua ranh giời đó, nhưng đổi lại, nó đã nhuốm màu của nỗi sầu tăm tối.

Cả Quang Dũng và Hàn Mạc Tử đều có một cặp mắt tinh tế để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên được chính tâm hồn lãng mạn của các nhà thơ thể hiện rất sinh động giàu sức gợi hình, gợi cảm.

Nhưng với mỗi hồn thơ, mỗi lăng kính khai thác và hoàn cảnh riêng thì nét đẹp của thiên nhiên lại được thể hiện một cách khác nhau.

Đối với Hàn Mạc Tử, cái nhìn thiên nhiên gợi cảm xúc buồn da diết, cảnh vật tuy đẹp nhưng u sầu, đau đớn. Bởi lẽ vì chính nỗi sầu thế hệ, chính tâm trạng lcus này của Hàn Mạc Tử khi đang chịu những cơn đau của căn bệnh quái ác và hơn cả là phải đói diện với cái chết , nahf thơ của chúng ta đã treo ngay trước cặp mắt của mình một lăng kính mang tên nỗi sầu.

Còn Quang Dung, cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mông, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế và nhạy cảm, tạo cho độc giả một cảm giác bâng khuâng và nao lòng trước cảnh đẹp cảu thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chín cái tôi lãng mạn , hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Hàn Mạc Tử và Quang Dũng với mỗi hồn thơ đặc trưng đã hóa những trang viết từ ngôn từ trở thanh những bức tâm cảnh đầy sôi động. Ở đó, độc giả như chìm đắm vào dòng chảy xúc cảm của thi nhân. Phải là một con người giàu tình yêu thiên nhiên thì mới có thể dễ dành hóa vật nên tinnhf, tạo cảnh thành tình của hai thi nhân.

Cảm Nhận Về Vẻ Đẹp Trong Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn thế kỉ XVI, giai đoạn có nhiều biến cố phức tạp, nội chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên, nhân dân lầm than đói khổ trong cảnh “nồi da nấu thịt”. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện thái độ phê phán những thói đời bạc bẽo, ham danh lợi mà bỏ đi tình nghĩa, là một biểu hiện thanh cao của một tấm lòng thiết tha với dân tộc.

Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ ? An nhàn ngã thị địa trung tiên ! (Kẻ sĩ trong thiên hạ ai là người trong sạch, thanh cao? Yên vui nhàn nhã, ta đây đích thực là tiên trong đời!)

Là tiên khách bởi được thoải mái cả về thân xác và tinh thần:

Nội đắc tâm thân lạc, Ngoại vô hình dịch luỵ. (Bên trong được thú vui của tâm, của thân, Bên ngoài khỏi phải chạy vạy để phục dịch cho hình xác)

Thú vui nhàn dật, tránh xa khỏi vòng danh lợi là một đề tài khá quen thuộc của văn học thế kỉ XVI. Nhiều tác giả ca ngợi cuộc sống miền thôn dã với thú vui điền viên sơn thuỷ:

Yêu thay miền thôn tịch; Yêu thay miền thôn tịch! Cư xử dầu lòng; Ngao du mặc thích. Khéo chiều người mến cảnh sơn hà; Dễ quyến khách vui miền tuyền thạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Cuộc sống tự nhiên, thanh tao miền tịch cư đã giúp các nhà nho tránh được những phiền phức chốn quan trường. Cuộc sống nhàn tịch miền thôn dã được tác giả miêu tả ở hai câu đề và hai câu thực:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu thực được tạo nên bởi một lối đối rất chỉnh giữa quan niệm “dại” và “khôn”. Một lối nói chứa hàm ý mỉa mai, thể hiện sự kiên định của nhà thơ với lối sống nhàn dật. Tự nhận “ta dại” là một sự ngông ngạo của người ở ẩn, đó là cái dại của bậc đại trí trong thiên hạ. Cái dại của những người như Mạnh Hạo Nhiên, Đào Tiềm, Nguyễn Trãi:

Cầm một chương, thơ mấy quyển, đủ tháng ngày ngâm ngợi, ấy thú mầu ông Mạnh Hạo Nhiên; Lan chín khóm, cúc ba hàng, dõi hôm sớm bù trì, này của báu ông Đào Bành Trạch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Họ tự hào với cuộc sống ấy bởi đó là cuộc sống thanh cao. Và họ kiên định với cách lựa chọn ấy:

Dù ai cười thơ thẩn ngẩn ngơ; Thì ta cũng ngô nghê ngốc nghếch. (Nguyễn Hàng, Tịch cư ninh thể phú)

Những bậc đại trí ấy tìm đến “vắng vẻ”, trước tiên không phải là trốn tránh trách nhiệm với cuộc đời, mà họ đều đến nơi thôn tịch khi họ đã không thể cứu nước cứu dân, họ chọn cuộc sống giữa thiên nhiên cây cỏ khi họ phải lựa chọn giữa lối sống luồn cúi và cuộc sống thanh sạch mà nghèo cực. Dù luôn nói đến cái thảnh thơi của một người nhàn tâm thản trí nhưng thực ra trong lòng họ vẫn mang những day dứt về cuộc đời. Về ở ẩn, họ dễ tránh được “chốn lao xao”, bởi theo nhà thơ, là nơi mọi người phải đua chen trong vòng danh lợi:

Thành thị vốn đua tranh giành giật (Thơ Nôm, bài 19)

Không nơi nào không có đua chen, tranh giành: “ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì giành nhau cái lợi” (Bài bi kí quán Trung Tân). Ở câu thơ kết, một lần nữa tác giả khẳng định quan điểm sống của mình, đó là một cách thể hiện thái độ với cuộc đời của một nhà Nho:

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Phú quý ở đời chỉ là chuyện phù du. Câu thơ cuối có cách ngắt nhịp khác hẳn các câu thơ còn lại. Thủng thẳng nói về cái thú nhàn dật rồi buông ra một câu kết như thế, nhà thơ đã thể hiện một cách dứt khoát thái độ của mình đối với chuyện công danh phú quý. Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn nhưng khi được vời lại sẵn sàng ra giúp vua, giúp nước bởi tấm lòng luôn “cuồn cuộn nước triều dâng” khiến ông không thể yên tâm hưởng thanh nhàn nơi thông reo bốn mùa. Để rồi ông đã không thoát được cái án oan khiên thảm khốc. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm, với một thế thời khác đã kiên định lối sống ở ẩn. Trong một chừng mực nào đó, cách lựa chọn của Trạng Trình chưa hẳn đã là đúng. Song vì thế thời, để giữ gìn phẩm giá thanh sạch của mình, việc lựa chọn cách sống ấy cũng là một điều đáng để chúng ta trân trọng họ – những nhà nho chân chính.

Bài thơ nói về cái chí. Trước hiện thực xã hội rối ren thế kỉ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn cách sống nhàn dật, đó chính là một cách thể hiện thái độ của nhà thơ đối với cuộc đời.

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Bài Thơ Chiều Tối Của Hồ Chí Minh

Cảm nhận vẻ đẹp bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹpÁnh đèn tỏa rạng mái đầu xanhVần thơ của Bác vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Đó là một nhận xét rất đúng, bởi vì, ngoài cái cứng cỏi cần phải có để chống lại cái ác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, thơ Bác còn “Mênh mông bát ngát tình”. Bài thơ “MỘ” (Chiều tối) thể hiện rất rõ điều đó:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên khôngSơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”

Bản dịch: CHIỀU TỐI

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa từng khôngCô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng”.

Bài thơ “Chiều tối” (Mộ) là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật ký trong tù”; bài thứ 3 trong 5 bài thơ sáng tác trong chặng đường Bác bị giải đi từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa đã trở thành ước lệ. Đó là “cánh chim mỏi”, “cô vân”:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa từng không.”

Hình ảnh cánh chim chiều bao giờ cũng gợi nỗi buồn:

“Chim hôm thoi thóp về rừngĐóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

(Nguyễn Du)

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏiDặm liễu sương sa khách bước dồn”

(Bà huyện Thanh quan)

Trong thơ mới, Huy Cận cũng đã sử dụng thi liệu cổ rất tinh tế: dùng hình ảnh cánh chim để miêu tả nỗi buồn với không gian và thời gian gắn kết:

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

Hình ảnh “cô vân” lại gợi cho người đọc sự cô đơn:

“Chúng điểu cao phi tậnCô vân độc khứ nhàn.”

(Lý Bạch)

Đối chiếu với nguyên tác chúng ta thấy ở câu thứ hai bản dịch chưa lột tả được thần thái câu thơ giữa “cô vân”/chòm mây; “mạn mạn”/trôi nhẹ. Chính những hình ảnh ấy gợi cho người đọc âm hưởng cổ thi. Thực ra, hai câu đầu là những cảnh rất thực lúc chiều tối nơi núi rừng. Ở miền núi, có đặc điểm khác biệt chiều tối là tối từ mặt đất tối lên. Vào thời điểm ấy, ánh sáng mặt trời gần như tắt hẳn, lúc ấy chỉ còn chút ánh sáng của ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh cao của bầu trời. Khi ngước nhìn lên chút ánh sáng còn sót lại đó, con mắt nhà thơ nhận ra một cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn (“cô vân”) chầm chậm trôi qua.

Cảnh vật buồn, cô đơn, phù hợp với tâm trạng người làm thơ. Nếu ta nghĩ đến hoàn cảnh người tù nơi đất khách, qua một ngày bị giải đi rất mệt nhọc, trong lòng luôn nhớ về quê hương…thì với mạch cảm xúc ấy, những câu thơ sau có lẽ càng buồn hơn. Nhưng không, thơ Bác có một điểm độc đáo là kết thúc thường rất bẩt ngờ:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng)

Khung cảnh được chuyển một cách tự nhiên. Màn đêm buông con người ta thường hướng tới những nơi có ánh sáng, Bác của chúng ta cũng không ngoại lệ. Đó là hình ảnh sáng hồng trong lò than nhà ai nơi xóm núi soi tỏ hình ảnh cô gái xay ngô để chuẩn bị cho bữa ăn chiều.

Một điều làm người đọc trăn trở là bản dịch không giữ nguyên”thiếu nữ” mà lại dùng “cô em”. Từ “thiếu nữ” cho ta thấy chính xác độ tuổi người con gái, độ tuổi trăng tròn. Độ tuổi đẹp nhất, tràn đầy sức sống nhất của đời người phụ nữ. Rất nhiều bức tranh vẽ thiếu nữ khuê các đề thơ, đánh đàn, thổi sáo, nhưng ‘thiếu nữ” trong bài thơ này của Bác lại là một con người đang miệt mài lao động ngay cả khi màn đêm buông. Hình ảnh thiếu nữ ấy kết hợp với từ “sơn thôn” làm cho câu thơ khỏe khoắn, hiện đại.

Về nghệ thuật tả cảnh, bài thơ “Chiều tối” có góc nhìn từ cao xuống thấp, chuyển đổi màu sắc từ tối sang sáng. Thiên nhiên mỏi mệt, nghỉ ngơi nhưng con người vẫn đang làm nốt công việc của mình. Chỉ vài nét chấm phá thôi nhưng bức tranh chiều tối miền sơn cước hiện ra rất yên bình, tĩnh lặng. Nếu không biết đây là bài thơ trong tập Nhật ký trong tù, người đọc sẽ lầm tưởng rằng của một tác giả nổi tiếng nào đó thời Đường.

Thành công của bài thơ là cảnh, tình hòa quyện nhau được thể hiện dưới ngòi bút người nghệ sĩ bậc thầy. Bài thơ là một minh chứng tuyệt vời cho ý kiến: “Thi trung hữu họa”. Toàn cảnh bài thơ như một bức tranh ký họa mực tàu với mấy nét chấm phá: một cánh chim, một chòm mây, một sơn thôn, một ngôi nhà, một thiếu nữ, một bếp lửa.

Đặc trưng của ký họa là càng ít nét vẽ mà khi xem tranh người xem nhận biết được đối tượng, cảm nhận được cái hồn trong tranh thì đó mới là bức tranh tuyệt bích. Tài hoa của nhà thơ là tinh tế trong chọn lọc chi tiết, chọn lọc hình ảnh.

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ là chuẩn mực để các nhà thơ học tập. Người ta xem chữ “hồng” là nhãn tự, đó là điều không phải tranh cãi. Nhưng “mạn mạn”, “thiếu nữ” cũng đáng được xem là nhãn tự lắm chứ. Từ “mạn mạn” sẽ nói ở sau, bây giờ xét từ “thiếu nữ” trước. Chúng ta thử thay thế một từ khác, đảm bảo luật bằng trắc, xem cái hồn câu thơ sẽ như thế nào:

“Sơn thôn lão bá ma bao túc”

Hay:

“Sơn thôn thiếu phụ ma bao túc”

Không cần phải phân tích, nếu dùng những từ như đã nêu thì bài thơ thì bài thơ đâu còn lung linh nữa. Vậy, “thiếu nữ” xứng đáng được xem là nhãn tự. Từ “hồng” ở cuối bài thơ như một dấu son đỏ của người họa sĩ đóng vào bức tranh ký họa mực tàu mới vừa vẽ xong.

Một điểm đặc sắc không thể không nói tới, đó là sự vận động của bài thơ. Cả bốn câu thơ trong bài, câu nào cũng có sự vận động nhưng mức độ khác nhau. Hai câu đầu tả cảnh chiều nơi rừng núi đang chầm chậm vào đêm. Khác với cánh chim mỏi đang vội vã của Bà huyện Thanh quan, cánh chim của Bác không còn vội vã nữa khi đã gần đến đích, trực giác mách bảo chúng ta như vậy là do âm hưởng “mạn mạn” ở câu sau lan tỏa. Suy ngẫm sâu hơn, chúng ta thấy cái vẻ buồn, cô đơn chỉ là vỏ bọc tâm trạng bên ngoài của Bác, thực chất cốt cách vẫn là phong thái ung dung, tự tại của con người nắm vững quy luật thiên nhiên, xã hội. Cảm nhận như vậy chúng ta mới thấy sự thống nhất trong mạch thơ.

Hai câu sau của bài thơ tả cảnh sinh hoạt của con người. Sự vận động ở hai câu thơ này gắn kết, liên tục, không ngưng nghỉ trong những vòng xay quay cối ngô của thiếu nữ. Công việc hoàn thành khi ánh hồng lò than tỏa rực trong màn đêm.

Toàn bài thơ là sự vận động liên tục với hàng loạt động từ như: mỏi, về, tìm, trôi, xay, rực nhưng tuyệt đối tĩnh lặng, không có âm thanh. Khung cảnh núi rừng chiều tối được miêu tả, cảm nhận hoàn toàn bằng thị giác. Không một từ “hoàng hôn”, “tối” hay đêm nhưng đọc bài thơ chúng ta thấy cảnh chiều đang trôi chầm chậm vào đêm rất rõ; rồi nữa câu thơ nào cũng có sự vận động nhưng cảm nhận của người đọc đây là bức tranh tĩnh lặng, yên bình đến lạ thường. Chỉ khi tâm hồn, tài năng người nghệ sĩ hòa làm một mới viết được bài thơ như thế.

Bài thơ “Chiều tối” có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ. Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui… đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Có thể nói, trong các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phạm Tiến Duật là nhà thơ có tâm hồn trẻ trung, tinh nghịch nhất. Ông sinh ở Phú Thọ, học trường đại học sư phạm Hà Nội nên sớm mang trong mình cái vẻ hào hoa sôi nổi và lạc quan của lớp thanh niên yêu nước. Bởi thế, thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung và có cái “tinh nghịch”, hồn nhiên nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính thể hiện rõ nét phong cách thơ ấy.

Xuất thân là một nhà giáo, Phạm Tiến Duật đến với thơ hơi muôn so với các nhà thơ khác. Đóng góp lớn nhất của nhà thơ Phạm Tiến Duật đó là mảng thơ viết về người lính. Năm 1970, ông xuất hiện cùng với tập thơ Vầng trăng vầng lửa và lập tức gây chú ý với tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Lần đầu tiên trong văn học, người ta thấy một hình tượng người lính trẻ trung, yêu đời, lạc quan và giàu lòng yêu nước đến thế.

Với tập thơ này, ông được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”. Đây quả thật là một đánh giá đầy ý nghĩa đối với một nhà thơ đã sống và chiến đấu hết mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước.

Thực tế, Bài thơ về tiểu đội xe không kínhnằm trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Sau này bài thơ được tác giả đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970). Với giọng thơ hóm hỉnh, vui tươi, bài thơ khắc họa đậm nét hình tượng những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe dũng cảm, kiên cường trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa.

Ấn tượng đầu tiên thú vị và sâu sắc nhất có lẽ là hình tượng những chiếc xe không kính. Bình thường, xe thì phải có kính. Kính để chắn bụi, chắn gió, chắn mưa tạt, gió lùa. Thế nhưng ở đây, những chiếc xe đã không còn kính nữa. Tác giả lí giải điều “bất thường” ấy một cách đơn giản đến bất ngờ:

Những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. Nhưng tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt bài thơ. Cái nguyên nhân khiến cho xe không có kính đó chính là do bom đạn của kẻ thù. kẻ thù muốn ngăn chặn bánh xe lăn. Chúng tuôn xuống biết bao bom đạn để hòng tiêu diệt cuộc tiếp vận của quân dân miền Bắc. Tội ác ấy khắc sâu trên những chiếc xe, trên những quãng đường đầy hầm hố và mảnh vỡ.

Hình tượng độc đáo nhưng hợp lý này có tác dụng gây ấn tượng mạnh. Những chiếc xe không kính như chứng tích lịch sử tố cáo sự tàn bạo và man rợ của kẻ thù. Nó gợi lên những nguy hiểm cận kề người lính. Sự hi sinh, mất mát; hiểm nguy và cái chết đã ở đâu đó, rất gần rất gần. Đây cũng là cơ sở để làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm giành chiến thắng của anh lính lái xe thời chống Mĩ.

Hình tượng những chiếc xe không kính cũng đã góp phần cụ thể hóa những khó khăn gian khổ mà anh bộ đội lái xe phải chịu đựng. Điệp ngữ “không có kính” ở đâu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm nhận được gian khổ, nguy hiểm sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam: dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu.

Bom đạn của kẻ thù đâu chỉ làm vỡ kính xe. Nó còn tàn phá chiếc xe một cách kinh khủng. Chiếc xe vẫn đêm đêm băng trên các nẻo đường dù “không có đèn”. Chiếc xe vẫn chuyên chở những chuyến hàng ra mặt trận dù “không có mui xe”. “Thùng xe có xước”, vết đạn còn nguyên nhưng không hề gì. Cụm từ “xe vẫn chạy” gây cho người đọc nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Dù có bị tổn thương đén thế nào thì xe vẫn chạy tới, bất chấp tất cả.

Qua hình tượng chiếc xe không kính, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc một cách cụ thể và sâu sắc về hiện thực chiến tranh khốc liệt, dữ dội. Đồng thời làm nổi bậc cuộc chiến đấu gian khổ mà người lính phải trải qua. Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn chẳng hiếm trong chiến tranh. Song phải có một hồn thơ nhạy cảm, có nét tinh nghịch, ngang tàn như Phạm Tiến Duật mới phát hiện ra được, đưa nó vào thơ và trở thành biểu tượng độc đáo của thơ ca thời chống Mĩ.

Bên cạnh hình tượng chiếc xe, hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn cũng được khắc họa đậm nét. Họ vốn là nhưng chàng trai đô thành xung phong đi chiến đấu. Nhiệm vụ của họ là đưa những chuyến hàng từ bắc vào nam, kịp thời phục vụ cho cuộc kháng chiến cống Mỹ của cả dân tộc.

Những chàng trai mang trong mình lý tưởng yêu nước và lòng nhiệt huyết sôi sục. Họ bất chấp hiểm nguy, vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ sẵn sàng hi sinh vì đất nước mà không hề hối tiếc. Bởi cuộc chiến đấu đối với họ đâu chỉ là thử thách lòng kiên trung. Cuộc chiến đấu đối với họ là một sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Sống và chiến đấu hết mình là trách nhiệm của mọi công dân trong thời kì chiến tranh cứu nước.

Mỗi bước đi mỗi bước hiểm nguy. Thế nhưng, người lính không hề run sợ. Họ vẫn vững tâm cho xe đi tới. Hình ảnh ấy được thể hiện ngay ở đầu bài thơ:

Họ vẫn ung dung ngồi trong buồng lái, linh hoạt điều khiển cho xe vượt qua những đoạn đường đầy hiểm nguy. Xe không có kính, dường như cả thiên nhiên vũ trụ hiện ra trước mắt họ. Họ nhìn mặt đất để xe khỏi lắc lư. Họ nhìn bầu trời để quan sát kẻ địch. Họ nhìn thẳng về phía trước như đang nhìn về miền Nam ruột thịt mà nhắc mình đi cho mau chóng.

Trong bom đạn, anh chiến sĩ vẫn giữ vững tư thế hiên ngang hướng về phía trước. Họ khắc cốt ghi khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Miền nam yêu thương trở thành động lực lớn lao giúp anh kiên cường vững tay lái.

Bởi xe không có kính che chắn nên chỗ người lái xe ngồi chẳng khác gì ngoài trời. Tất cả cứ xối, cứ ùa vào, gây nên biết bao khó khăn. Hết “gió vào xoa mắt đắng”, rồi thêm “bụi phun tóc trắng như người già”. Lại đến “mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời”.

Đó thực sự là những trở ngại lớn lao. Thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người lính. Công việc căng thẳng mà còn đối mặt với những thay đổi bất thường. Điều ấy ấy dễ khiến người lính khó chịu. Thế mà, thật bất ngờ, người lính xem đó là chuyện thường. Họ còn thấy đẹp, thấy dễ chịu, thấy thật lãng mạng:

Họ thấy thiên nhiên và cuộc sống đang ở rất gần. Thiên nhiên đang đồng hành cùng họ trên mỗi chặng đường. Họ thấy những trở ngại của thiên nhiên làm tăng thêm niềm vui của họ.

Lúc bụi bám đầy mặt, họ vẫn vui cười:

Lúc bị cơn mưa dội ướt, họ vẫn thản nhiên đi tới:

Dường như có một sức mạnh siêu nhiên nào đó đang ngự trị ở trong họ. Hay là Phạm Tiến Duật đã nói quá lên ở điểm này. Những trở ngại ấy có thể làm cạn kiệt sinh lực của người lính chứ đâu phải chuyện đùa. Có lẽ, nhà thơ đã gạn lọc những điều ấy, để làm cho hình tượng người lính sáng ngời vẻ đẹp của lý tưởng, của tấm lòng kiên trung, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.

Trên những quãng đường xe chạy, họ gặp những đồng đội của mình. Những người đồng đội vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về. Họ vừa vượt qua cái chết để về đây và kể cho nhau nghe hành trình “phiêu lưu” ấy:

Những chiếc xe của đồng đội anh cũng gánh chịu bom đạn của kẻ thù. Không chiếc nào được lành lặn. Và hầu như chiếc xe nào cũng “không có kính”. Bởi thế, họ có thể thoải mái “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”.

Những lần nghỉ ngơi là những lần tụ họp. Đối với người lính, những người đồng đội đều thân thiết, thâm tình, gắn bó. Dù họ ở nhiều miền quê, thuộc nhiều đơn vị khác nhau nhưng họ có cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng. Bởi thế, cuộc chung vui ngắn ngủi trên tuyến đường Trường Sơn không khác gì là cuộc hội vui của những người anh em, bạn hữu thân tình, khăng khít:

Rồi sau đó họ lại lên đường. Những chiếc xe lại lăn bánh. Cuộc chiến chưa kết thúc, đất nước chưa được giải phóng, họ cũng chưa thể nghỉ ngơi. Cụm từ “lại đi, lại đi” khẳng định mạnh mẽ ý chí kiên cường bất khuất của người lính. Nhịp thơ khỏe khoắn tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ý thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

Còn gì đẹp hơn khi tâm hồn họ đã dành cả cho dân tộc, cho đất nước. Họ chính là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ đích thực là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).

Không chỉ khắc họa thành công hình tượng những chiếc xe không kính và người lính lái xe, bài thơ còn rất thành công trong nghệ thuật biểu hiện. Nghệ thuật tự sự hòa quyện trong bút pháp trữ tình tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của bài thơ. Ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui tươi, câu thơ khỏe khoắn thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống có lý tưởng.

Ngay cái tiêu đề cũng gây sự chú ý dối với người đọc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính vốn có nhiều từ dư thừa. Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi thêm hai chữ “Bài thơ”. Nhìn qua, cách ghi như thế có vẻ hơi thừa. Với lại, nói đến thơ là nói đến cái đẹp, cái rung cảm. Còn những chiếc xe không kính thì có gì đẹp đâu. Ấy vậy mà, cái tiêu đề ấy nó cứ thu hút, cứ làm cho ta thấy thú vị vô cùng.

Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Phạm Tiến Duật chủ yếu muốn nói về chất thơ của hiện thực ấy. Đó là chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

Đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

Viết về người lính hạm Tiến Duật đã có những phát hiện đầy mới mẻ. Ông không những nhìn thấy được hiện thực khốc liệt mà còn nhìn thẳm sâu vào linh hồn con người. Ông phát hiện ra nguồn sức mạnh vĩnh cửu đang cuộn chảy trong con người. Ông nhìn thấy được sức mạnh của truyền thống nghìn năm hội tụ trong cuộc chiến này. Bởi thế, bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta, khẳng định rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tâm Hồn Của Bác Qua Bài Ngắm Trăng

Đọc xong bài thơ Ngắm trăng em hãy nêu lên cảm nhận về vẻ đẹp trong tâm hồn của Bác Hồ trong bài thơ Ngắm trăng. Hãy nêu ngắn gọn và đầy đủ những ý chính để người đọc hiểu được vẻ đẹp của những người chiến sĩ ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài Ngắm trăng

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

– Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

– Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

Lớp 8 –

Cảm Nhận Vẻ Đẹp Bức Tranh Thiên Nhiên Trong Bài Thơ Cảnh Ngày Hè

Mở bài 2: Thiên nhiên bốn mùa luôn là bức tranh tươi đẹp. Mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng. Mùa xuân là lúc đất trời nở hoa còn mùa thu là bước chuyển giao từ sự sinh sôi rực rỡ đến sự héo tàn, mùa đông thì cảnh vật chìm vào giá băng. Tuy trong ba mùa, mùa hè ít được xuất hiện nhất trong thơ văn. Nhưng khung cảnh thiên nhiên mùa hè ấy lại được hiện lên một cách đầy sinh động trong những vần thơ của Nguyễn Trãi.

Đôi nét chính về Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè

Để hiểu hơn về nội dung và tư tưởng của tác phẩm, trước khi phân tích và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, bạn cần nắm được sơ nét về tác giả cùng tác phẩm.

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi là một nhà thơ một nhà quân sự chính trị lỗi lạc của đất nước. Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê ở tỉnh Hải Dương. Ông đã từng cùng cha là Nguyễn Phi Khanh thi đỗ và ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Nhưng khi giặc Minh xâm lược, nhà Minh thất thủ, cha ông bị bắt giải sang Trung Quốc.

Nhớ lời cha dặn ông quyết tâm đi tìm minh chủ phò tá để phục hưng nước nhà. Cuối cùng ông đã tìm gặp được người có cùng chí hướng đó là Lê Lợi. Kể từ ngày gặp Lê Lợi ông đã dốc hết tâm sức cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành khai quốc công thần cho triều Hậu Lê.

Nhưng nhắc đến Nguyễn Trãi không chỉ nhắc đến sự nghiệp chính trị vĩ đại mà còn phải nhắc đến sự nghiệp văn học đồ sộ. Từ những tác phẩm mang đậm sức chiến đấu như Quân trung từ mệnh tập đến những tác phẩm trữ tình nhẹ nhàng đậm chất thơ văn, Nguyễn Trãi đều để lại dấu ấn cho người đọc.

Với ông, thiên nhiên là người bạn thân cố tri cùng ông san sẻ mọi nỗi buồn. Trong quan hệ với thiên nhiên, ông không phải là một vị quan với chiến công vang dội mà ông chỉ là một người bình thường, một khách thơ.

Tìm hiểu tác phẩm Cảnh ngày hè

Cảnh ngày hè được trích từ Quốc âm thi tập. Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ được viết hoàn toàn bằng chữ Nôm được chia làm bốn phần là vô đề, môn thì lệnh, môn hoa mộc, môn cầm thú. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Nguyễn Trãi.

Nhờ có ông và nhờ có tập thơ này đã tạo nền móng cho việc sử dụng chữ Nôm để sáng tác thơ văn – vốn chỉ dùng chữ Hán. Tập thơ đã đánh dấu được vai trò của chữ Nôm đối với nền văn học. Bởi đọc thơ Nôm của Nguyễn Trãi tuy giản dị mộc mạc nhưng lại uyển chuyển tinh tế nhẹ nhàng gieo lại nhiều cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Và bài thơ Cảnh ngày hè cũng là một bài thơ như thế.

Bài thơ được đánh số là bài 43 trong mục Bảo kính cảnh giới – Gương báu răn mình (bao gồm tổng 61 bài). Tác phẩm đã khắc họa một khung cảnh thiên nhiên bình dị nhưng tràn đầy sức sống nơi thôn quê yên bình.

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Khung cảnh thiên nhiên cùng tâm thế người thi nhân, bức tranh cảnh vật cũng như cuộc sống là những nét chính cần tìm hiểu khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Tâm thế ngắm cảnh thiên nhiên của người thi nhân

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi đã nói về một hoàn cảnh nhàn rỗi đặc biệt:

Nhịp thơ 1-2-3 với ngắt nhịp tự do cùng cách kể tự nhiên và thoải mái như lời nói hằng ngày đã cho thấy tâm thế ngắm cảnh của thi nhân. Khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy “rồi” ở đây thể hiện sự rảnh rỗi, nhàn hạ. “Hóng mát thuở ngày trường” thể hiện một hoạt động thư thái, nhàn tản và cũng không kém phần tao nhã. Tâm thế của người thi nhân hiện lên một cách thư thái, an nhàn, thảnh thơi. Với tâm thế ấy thì bức tranh thiên nhiên nơi làng quê cũng hiện lên hòa hợp với tâm hồn của con người.

Trạng thái nhàn rỗi không vướng bận này là một trạng thái bình thường với mọi người như với một người luôn nặng lòng với đất nước như Nguyễn Trãi, con người mà ” tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc “, thì đây là một trạng thái bất thường. Gắn với hoàn cảnh lịch sử đây là lúc Nguyễn Trãi không được triều đình trọng dụng nên cáo lão lui về ở ẩn để giữ khí tiết. Đây là một nét buồn trong sự nghiệp của ông, vì ông còn mong muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước…

Nhưng nghĩ ở một góc độ khác đây lại là một cơ hội hiếm hoi cho ông sống cho bản thân mình. Nên đây là lúc để ông gạt bỏ hết mọi bộn bề lo toan mà tận hưởng những phút thanh nhàn hiếm hoi trong suốt cuộc đời của ông. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh đó ông không buồn mà lại tận dụng nó dùng nó để “hóng mát”, chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên.

Cách kết hợp ngày trường khiến cho ta có cảm giác thời gian đang kéo dài ra đến bất lực chán chường. Nhưng trong khoảng thời gian ngày dài đằng đẵng ấy ông đã có thiên nhiên cùng bầu bạn, cùng chia sẻ nhau khoảng thời gian ấy. Cách ngắt nhịp 1/2/3 là một sự phá luật của Nguyễn Trãi trước cách ngắt nhịp cổ điển chẵn trước lẻ sau của thơ ca trung đại. Từ đó gợi ta cho liên tưởng về hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ từng bước từng bước đi dạo ngoài hiên làm bạn với cây cỏ thiên nhiên.

Khi phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy đó được xem là một phong thái ung dung tự tại, thoát tục dường như không có gì có thể trói buộc hay làm vẩn đục tâm hồn thanh cao này.

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương”

Bức tranh cảnh vật trong bài Cảnh ngày hè của tác giả

“Mộng lành nảy nảy bởi hòe trồng Một phát xuân qua một phát trông Có thuở ngày hè trương tán lục Đùn đùn bóng rợp cửa tam công”

Thiên nhiên với nét phác thảo xanh đầu tiên

“Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Mỗi miền quê lại đặc trưng bởi những phong cảnh thiên nhiên riêng biệt. Đó có thể là hình ảnh của quán nước, là nét đẹp của gốc đa, sân đình, là cánh diều, là triền đê…. Nhưng khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy cây hòe hiện ra gợi cho ta ấn tượng về giấc mộng công danh như điển tích giấc mộng về cây hòe. Tuy vậy, cây hòe trong thơ của Nguyễn Trãi lại là một hình ảnh biểu trưng của mùa hè. Nguyễn Trãi đã từng sử dụng hình ảnh cây hòe để gợi tả sức sống mùa hè trong những ý thơ:

“Long lay đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

Hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh hòe buông sắc lục đang bao trùm lên không gian và cảnh vật xung quanh. Đó là một màu xanh đặc trưng vốn có, và cũng chính màu xanh đó đã mở rộng không gian, tạo cảm giác thư thái giữa những ngày hè oi nồng. Nét phác họa đầu tiên của bức tranh mùa hè đó là màu xanh của cây hòe. Thiên nhiên trong thơ trung đại thường mang tính ước lệ như khi tả mùa xuân, Nguyễn Du chỉ phác họa bằng:

“Mặt đất mây đùn cửa ải xa” “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Hay khi tả mùa thu:

Nhưng ở Nguyễn Trãi ông lại thiên về tả thực, tả sức sống được gợi ra từ cảnh vật. Chính vì vậy mà cây hòe của ông không mềm yếu mong manh cũng không phải là một ẩn ý biểu trưng cho đời người ngắn ngủi mông công danh. Sức sống của cây hòe dường như dồn lại ở từ láy “đùn đùn”. “Đùn đùn” là từ láy diễn tả sự dồn nén chực chờ để bung tỏa. Như Đỗ Phủ cũng từng dùng từ “đùn đùn” để gợi ra sự hùng vĩ của cảnh vật.

Và sau này, ta còn có Huy Cận với câu thơ:

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè sẽ thấy “tán rợp giương” gợi tả hình ảnh về cây hòe xòe tán lá dường như bao phủ cả đất trời. Một màu xanh mát che phủ khắp cả không gian. Mùa hè thường oi bức nhưng với cái nền xanh tươi mát này ta lại không cảm thấy một chút oi bức nào.

“Cuối trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Cây thạch lựu đang trổ dáng ngày hè

Trên khung nền xanh ấy, Nguyễn Trãi còn chấm phá thêm bởi những chấm đỏ như đang nở bung của cây thạch lựu. Đan xen giữa vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè chính là hình ảnh thạch lựu tô điểm thêm sắc đỏ trước hiên nhà.

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy “thạch lựu hiên” nghĩa là cây thạch lựu bên hiên nhà. “Còn” chỉ trạng thái tiếp diễn. Sức sống ấy đã diễn ra vẫn đang diễn ra và sẽ còn tiếp tục diễn ra. Động từ “phun” được Nguyễn Trãi sử dụng thật đắc. Bởi phun đã diễn tả được sức mạnh mẽ tràn đầy bên trong cảnh vật, trào dâng không sao kìm nén được. Cũng nói về cây thạch lựu nhưng trong những dòng thơ của Nguyễn Du cây thạch lựu ấy không rực rỡ như của Nguyễn Trãi:

“Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Bởi ở bức tranh mùa hè của Nguyễn Du dường như đó là một mùa hè mới chớm. Và còn vì một lẽ là Nguyễn Du thiên về khắc bước đi của thời gian không chú trọng tả cảnh. Còn Nguyễn Trải thì chú trọng tả cảnh hơn và mùa hè trong sáng tác thơ của Nguyễn Trãi khi mọi vật đã rực rỡ rõ nét nhất, đặc trưng nhất của mùa hè.

Sen hồng nở rộ và ngát thơm bên hiên nhà

Khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy không chỉ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng đường nét và màu sắc mà Nguyễn Trãi còn cảm nhận bức tranh ấy bằng cả khứu giác.

“Hồng liên trì” chính là ao sen hồng. Điểm thêm vào bức tranh mùa hè ấy còn là màu hồng của sen. Ao sen nở rộ khiến cho mặt hồ dường chỉ có màu hồng của hoa sen mà thôi. Đây là một ấn tượng mạnh về thị giác.

“Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ươm sen”

Ở đây, Nguyễn Trãi đã sử dụng tài tình phép đối. Đối với từ “còn” trong câu thơ “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” chính là từ “đã”. Đã mang ý nghĩa hoàn tất chỉn chu, quá trình ấy đã hoàn thành. “Tiễn” ở đây là từ cổ mang ý nghĩa hương sen đã ngát đã đầy. Mùi hương hoa sen thơm ngát phảng phất khắp nơi tràn ngập không gian một hương thơm nhẹ nhàng thanh khiết.

“Tả lòng thanh mùi núc nác Vun đất ải lãnh mồng tơi”

Những gam màu nóng được kết hợp lại trên nền xanh tạo ra một hiệu ứng về thị giác đặc biệt, một bức tranh mùa hè dần hoàn chỉnh với những đường nét, màu sắc, hương thơm. Và điều đặc biệt đây chỉ là những hình ảnh dân dã quen thuộc trong cuộc sống bình thường, không mang tính ước lệ. Thế nhưng từ chính sự vật bình dị ấy đã bật lên một sức sống bất ngờ.

Phải tinh tế lắm phải yêu thiên nhiên lắm nhà thơ mới có thể cảm nhận và phát hiện vẻ đẹp ẩn khuất đằng sau những sự vật bé nhỏ bình dị kia. Bình giảng vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy hình ảnh thiên nhiên bình dị đã tạo nên một nét rất riêng trong thơ của Nguyễn Trãi. Đó là những:

Hay những ý thơ:

Bức tranh cuộc sống với nhiều âm thanh trong Cảnh ngày hè

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Những âm thanh sinh động của cuộc sống làng quê

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy sau tâm thế ngắm phong cảnh chính là bức tranh cảnh vật và bức tranh về cuộc sống con người. Những câu thơ của Ức Trai khiến ta liên tưởng đến những miền quê nghèo với những khu chợ đông vui tấp nập. Nơi đó có những đứa trẻ líu ríu theo mẹ đi chợ, là hình ảnh những mẹ già lưng còng ngồi bên những mớ rau…

Không chỉ cảm nhận bức tranh thiên nhiên bằng thị giác, khứu giác mà tác giả còn cảm nhận nó bằng thính giác.

“Lao xao” gợi lên âm thanh về sự hạnh phúc ấm no. Từ láy “dắng dỏi” là từ tượng thanh chỉ âm thanh rền rĩ, xôn xao của tiếng ve. Tiếng ve là một dấu hiệu quen thuộc của mùa hè. Nhưng ở tiếng ve này, ta bắt gặp điều gì đó rất giản đơn, rất mộc mạc. Dường như chính tiếng ve ấy khiến cho bầu trời cũng thay đổi. Tiếng ve cất ra để gọi buổi chiều “lầu tịch dương” – đây là một hình ảnh đẹp.

Cảnh chiều tà tường gợi những cảm xúc bâng khuâng khó tả, đôi khi là sự tiếc nuối của con người trước cảnh ngày tàn, của những kiếp người nhỏ bé. Nhưng cảnh chiều tàn trong bài thơ của Nguyễn Trãi lại không mang màu sắc u ám bởi nó đã được tô điểm bởi âm thanh của tiếng ve. Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè sẽ thấy tiếng ve xao động ấy đã đánh thức mọi vật tạo một một nét đọng trong bức tranh tĩnh chiều tàn. Sau này, Tố Hữu cũng dùng âm thanh để diễn tả nhưng đó là âm thanh của tiếng tu hú…

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Mong ước về hạnh phúc an yên cho nhân dân của tác giả

Hình ảnh một miền quê an yên thanh bình như hiện lên đầy sinh động và có hồn qua những nét phác họa của Nguyễn Trãi. Nơi ấy không có loạn lạc chiến tranh, chỉ có những âm thanh chân thực từ cuộc sống ấm no, chỉ có những tiếng nói cười xen lẫn những tiếng ve khi chiều tà buông xuống. Vẻ đẹp ấy thật bình dị, mộc mạc mà đẹp hơn hết thảy. Chính những phút giây hòa mình với cuộc sống làng quê ấy mà tác giả có một khát khao không phải cho bản thân ông, mà cho chính nhân dân, cho đất nước và cũng là cho những con người nơi đây…

” Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Khi phân tích bài thơ Cảnh ngày hè cũng như cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta thấy Nguyễn Trãi đã mong ước có khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn để nhân dân mãi có những giây phút yên bình của một sống an lành hạnh phúc. Trong truyền thuyết, dưới thời vua Thuấn thái bình thịnh trị, nhân dân hưởng lạc an yên, luôn cất cao những cung đàn Nam Phong. Và cũng chính lúc này đây, Nguyễn Trãi mong cho nhân dân được hưởng hạnh phúc như thế. Đó cũng là mong muốn cả đời của ông, điều mà ông luôn nghĩ suy canh cánh trong lòng.

Đánh giá tác phẩm khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè

Chỉ với vài nét chấm phá, Nguyễn Trãi đã hoàn thiện bức tranh mùa hè với đầy đủ thanh, sắc, hương. Đó là một mùa hè rực rỡ tràn đầy nhựa sống. Dù trong hoàn cảnh nào thi tấm lòng của ông hướng về thiên nhiên luôn là sự trân quý. Nên thiên nhiên tươi vui mà không bị nhuốm màu tâm trạng sầu bi của một kẻ sĩ sa cơ lỡ vận.

Thành công của bài thơ không chỉ đến từ sự quan sát tinh tế của nhà thơ mà còn đến từ việc sử dụng thể thơ độc đáo thất ngôn xen lục ngôn. Chính việc sử dụng thể thơ cùng cách ngắt nhịp độc đáo như là một cách thức để ông Việt hóa thể thơ của Trung Hoa. Không sử dụng những hình ảnh khuôn sáo ước lệ mà thay vào đó những hình ảnh bình dị của cuộc sống. Thổi hồn vào từng sự vật khiến cho ta thấy tuy chỉ là những vật nhỏ bé nhưng vẫn tràn đầy nhựa sống, vẫn có thể truyền tải hết không khí của mùa hè của thiên nhiên đất trời.

Kết bài: Bài thơ đã một lần nữa chứng minh tài năng của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên mùa hè bình dị. Tuy nói về khung cảnh thiên nhiên nhưng qua đó ta vẫn thấy hiện lên một con người thanh cao tự do tự tại chiêm ngưỡng bức tranh mùa hè tuyệt đẹp của tạo hóa. Qua việc cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè, ta còn thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên, khát khao gắn bó với quê hương đất nước, một tâm hồn yêu đời, một tấm lòng luôn lo nghĩ cho nhân dân, luôn hướng về nhân dân. Đó chính là tấm lòng nhân đạo sâu sắc luôn đặt đất nước, nhân dân lên đầu dù đã ở tuổi xế chiều…

Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày hè Mở bài cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè

Sơ nét chính về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.

Tóm tắt nội dung cùng giá trị của tác phẩm.

Dẫn dắt vấn đề: cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Thân bài cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè

Khung cảnh thiên nhiên và tâm thế của người thi nhân.

Bức tranh cảnh vật và vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.

Nét phác họa xanh xanh của những bông hòe.

Màu đỏ rực lửa của những cây thạch lựu.

Sắc hồng thanh mát và ngát thơm của những bông sen.

Bức tranh cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.

Những âm thanh chân thực đầy sinh động nơi cuộc sống làng quê yên bình.

Khát khao về cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc của Nguyễn Trãi với nhân dân.

Khái quát về nghệ thuật của tác phẩm, nhận xét về cách sử dụng từ của nhà thơ.

Khẳng định tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi, khát khao giao hòa với thiên nhiên cảnh vật.

Bày tỏ những suy nghĩ khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè.

Có thể thấy, bằng tài năng cùng trái tim và nhiệt huyết của mình với nhân dân, với quê hương đất nước, Nguyễn Trãi đã thể hiện thành công mong ước về hạnh phúc ấm no và bình yên cho nhân dân qua những vần thơ tả cảnh ngày hè sinh động. Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài Cảnh ngày hè còn cho ta thấy tư tưởng của ông chính là bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương đất nước cùng với ước mong cống hiến cho tổ quốc.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Vẻ Đẹp Đoạn Thơ Sau: “Người Đi Châu Mộc Chiều Sương Ấy….Trôi Dòng Nước Lũ Hoa Đong Đưa” (Trích Tây Tiến trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!