Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ ” Đồng Chí” Của Chính Hữu. được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cảm nhận của em về bài thơ ” Đồng chí” của Chính Hữu.
Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, ” Đồng chí” ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp, Cảm nhận của em về bài thơ ” Đồng chí” của Chính Hữu.
Đến với bảy câu thơ đầu tác giả lý giải về cơ sở hình thành tình đồng chí, trước hết tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngô xuất thân nghèo khó.
” Quê hương….. sỏi đá”
Hai câu thơ có cấu trúc sóng đôi đối ứng nhau như lời tâm tình, thủ thỉ về quê hương anh bộ đội. Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khó là nơi” nước mặn đồng chua”, ” đất cày lên sỏi đá”, mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê nơi chôn rau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị chất thơ mộc mạc đáng yêu như tâm hồn người trai cày đánh giặc.
Chung cảnh ngộ xuất thân những người lính còn chung lý tưởng chiến đấu và độc lập tự do của Tổ Quốc:
” Súng…. đầu”
Chính điều đó đã khiến họ từ những người xa lạ trở nne thân quen với nhau và tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng.
” Tôi với anh… quen nhau”
Đặc biệt tình đồng chí được nảy nở và kết thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui trong cuộc đời người lính.
” Đêm rét… tri kỉ”
Trong những đêm trường gió lạnh, những người lính cùng đắp chung chăn, có thể tâm sự cùng nhau lỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, chính vì vậy từ những người xa lạ họ đã trở thành tri kỉ.
Sau sáu câu thơ đầu tác giả hạ một dòng đặc biệt : ” Đồng chí! ” chỉ có 2 chữ và một dấu chấm than nhưng ý nghĩa vô cùng hàm xúc, nó tạo thành một nốt nhấn, nó vang lên như một tiếng gọi tha thiết, xúc động từ đáy lòng, đây là tình cảm được kết tinh từ mọi cảm xúc, là cao độ của tình bạn, tình người, bắt nguồn từ những tình cảm mang tính truyền thống, đồng thời cũng là sự gắn kết của bài thơ.
Mười hai câu thơ tiếp theo là những biểu hiện xúc động của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở người lính, tình đồng chí trước hết là sự cảm thông sâu sa tâm tư nỗi lòng của nhau:
” Ruộng lương… ra lính”
Khi tấm chăn chung đắp lại, có bao nhiêu tâm sự của người lính được mở ra, họ kể cho nhau nghe chuyện ruộng lương, nhà cửa, người thân… đó là những hình ảnh vô cùng gắn bó với người lính.
Đằng sau thái độ dứt khoát ra đi ấy những người lính vẫn gắn bó với quê hương:
” Giếng nước…. ra lính”
Giếng nước, gốc đa là hình ảnh hoán dụ chỉ những người ở hậu phương, là người mẹ già, người vợ, con thơ đang dõi theo, đang nhớ tới người trai cày ra trận, cũng có thể nói đây là nỗi nhớ của người lính đang ôm ấp hình bóng quê hương, bởi những gì giản dị gần gũi nhất là những thứ dễ gợi nhớ gợi thương nhất.
Những dòng thơ tiếp theo vẫn thể hiện tình đồng chí một cách cảm động, đồng chí đó là cùng nhau chia sẻ những thiếu thốn gian lao của cuộc đời người lính:
” Anh với tôi… chân không giày”
Đến đây tác giả đưa vào câu thơ của mình hàng loạt những chi tiết chân thực, đó là chiếc áo rách, quần vá và đôi chân không giày, đó còn là căn bệnh sốt rét rừng kinh niên mà người lính phải chịu đựng. tất cả làm nổi bật không gian thiếu thốn của người lính. Đây cũng là những khó khăn chung của quân và dân ta trong thời kì dầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng điều chủ yếu mà Chính Hữu muốn nói ở đây không phải là cái khổ mà là sự hiểu nhau trong cái khổ. Những câu thơ có cấu trúc sóng đôi, đối ứng nhau, cộng với các từ ” tôi” “anh” cùng xuất hiện đã góp phần diễn tả sự chia sẻ, sự giống nhau trong mọi cảnh ngộ của người lính.
Khó khăn gian khổ thế nhưng họ vẫn sáng ngời nụ cười lạc quan” miệng cười buốt giá” và xúc động nhất họ vẫn truyền cho nhau hơi ấm của tình thương ” thương nhau… tay”, hình ảnh nắm lấy bàn tay thật giản dị nhưng vô cùng gợi cảm, nó vừa thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người lính, vừa gián tiếp nói lên sức mạnh của tình cảm ấy, dường như chỉ bằng một cử chỉ ” tay nắm bàn tay” mà người lính được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ.
Ba câu thơ cuối bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp của cuộc đời người lính:
” Đêm nay… trăng treo”
Trong bức tranh, nổi bật trên nền cảnh rừng đêm sương muối giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau : người lính, khẩu súng, vầng trăng… Ba hình ảnh này đã tạo nên một bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạng, trước hết tính hiện thực được thể hiện ở không gian và tình huống cụ thể, thời gian: đêm nay, không gian: rừng hoang sương muối, còn tình huống là hoàn cảnh những người lính: đứng canh bên nhau chờ giặc tới, tất cả đều thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh, không những phải chịu cái rét thấu xương như hàng ngàn mũi kim trâm vào da, thịt mà cái chết còn dình dập bên mình bởi có thể trong chốc lát nữa thôi quân thù sẽ nổ súng và biết đâu một trong số họ sẽ ngã xuống, nhưng tình đồng đội đã tạo lên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
Như vậy, bằng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau, ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh thơ giản ị, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, bài thơ đồng chí của Chính Hữu đã thể hiện một cách xúc động tình đồng chí đồng đội sâu nặng thắm thiết của người lính anh bộ đội cụ hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, họ chính là những con người cao đẹp nhất, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Nhàn
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài làm
Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm là một vị quan lỗi lạc, một nhà thơ nổi tiếng của văn học Trung đại Việt Nam. Giữa cái xã hội phong kiến thối nát, đã có biết bao người lựa chọn cuộc sống bon chen nơi thành đô để mong vinh hoa phú quý. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lại lựa chọn cuộc sống an nhàn nơi thôn quê dân giã. Bài thơ “Nhàn” là một sáng tác thể hiện rõ nhất tâm hồn thanh cao và lối sống tuyệt đẹp của một đấng quân tử.
Là một vị quan lỗi lạc, tài trí hơn người nhưng không gặp thời. Ông đã dâng sớ để vạch tộ mười tám quan thần lộng hành nhưng không được chấp nhận. Giữa sự biến động và phức tạp của triều đình với các cuộc giao tranh Lê-Mạc và Trịnh Nguyễn phân tranh, ước nguyện mong muốn đem đến cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân không thành, ông chán ghét cảnh thành đô nên đã lựa chọn về quê nhà sống ẩn dật cùng thiên nhiên để bảo vệ tâm hồn và lối sống thanh cao, trong sạch, tránh sự nhem nhuốc, tối tăm của triều đình phong kiến.
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Hiện lên trước mắt bạn đọc là một bức tranh thanh bình với bóng dáng an nhàn của một lão nông thật sự. “Một mai, một cuốc, một cần câu” là hình ảnh của những dụng cụ quen thuộc và thân thương trong cuộc sống thôn quê. Ông lựa chọn chốn núi rừng để tránh những đao búa, thị phi chốn quan trường. Lựa chọn cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên để được tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Điều đó làm tâm hồn ống không bị vướng bận bởi những chuyện thị phi, khong bị nhiễm bẩn bởi sức mạnh của đồng tiền, của danh lợi. Tâm hồn người thi sĩ giờ đây trong sạch, thanh mát như cở cây, hoa lá và khí trời thiên nhiên. Cụm từ “thơ thẩn” như càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của lối sống thanh cao. Người nông dân ấy ung dung, tự tại ngồi câu cá, cuốc vườn, đắm mình vào thiên nhiên đất trời. Dẫu cho ngoài kia có biết bao thú vui khác, hấp dẫn và náo nhiệt hơn nhưng ông lại chọn cho mình cuộc sống ẩn dật, bình yên chốn núi rừng.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chỗ lao xao
Ở những vần thơ theo của bài thơ “Nhàn”, một cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên lại hiện ra.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Cuộc sống chốn thôn quê không đầy đủ vật chất, không sơn hào hải vị nhưng lúc nào cũng đủ đầy những món ăn dân gia, đậm hương vị quê hương. Mùa nào thì có thức nấy. Mùa thu ăn măng trức, mừa đông lại ăn giá. Rồi thỉnh thoảng người nông dân lại trồng rau, trồng trái ở khu vườn. Quanh năm suốt tháng, hết món này lại có món chúng tôi những món ăn không cao sang nhưng lại thanh mát, tươi ngon. Với vài nét vẽ đơn giản “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phác họa lên một cuộc sống thanh cao vô cùng. Con người hòa hợp với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Tâm hồn người thi sĩ cũng thanh cao như những đáo sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Hai câu thơ cuối bài thơ là sự đúc kết tất cả những suy nghĩ và tâm hồn của nhà thơ.
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
Dưới gốc cây xanh mát, lão nông nhâm nhi chén rượu nồng. Vừa uống vừa thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên. Tác giả muốn say, muốn đắm chìm trong không gian vô tận của núi rừng, sông nước.Với ông, với một trạng nguyên có tài có đức thì tiền bạc, vinh danh là những thứ không bao giờ thiếu. Nhưng ông không cần, không quan tâm. Tất cả chỉ là hư vô, là giấc chiêm bao, tỉnh dậy sự tan biến không để lại dấu vết. Tiền tài danh vọng chưa bao giờ là mong muốn, là mục đích của nhà thơ. Ông thi đỗ Trạng nguyên vì muốn được cống hiến cho triều đình, mang lại cho người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Quyền uy, phú quý đối với ông không có ý nghĩa gì cả. Nhưng ước mơ của vị quan thanh liêm không thành, ông lựa chọn về ở ẩn, hòa nhập với thiên nhiên để tâm hồn mình được giữ nguyên vẹn sự trong sách, sáng ngời.
Với thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ mộc mạc, chân thành trong bài thơ “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm nổi bật lên tâm hồn thanh cao của một người quân tử. Vật chất sa hoa tất cả chỉ là phù phiếm, là giấc chiêm bao. Chính cốt cách và lối sống của ông đã để lại trong lòng người đọc cho đến tận bây giờ một sự tôn kính và khâm phục trước một vị quan thanh liêm nhưng không gặp thời để thể hiện cái tài cái đức của mình phục vụ Tổ quốc, cống hiến cho nhân dân.
Seen
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Tây Tiến
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Tây Tiến
Cảm nhận của em về bài thơ Tây Tiến – Thơ ca chống Pháp, chống Mỹ nói nhiều về hình ảnh người lính. Có người lính lạc quan ngồi “xe không kính” trong thơ Phạm Tiến Duật, có người lính bình lặng gác súng trong thơ Chính Hữu… Nhưng với tôi người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là đẹp hơn cả. Bài thơ ấn tượng trong cả nội dung và hình thức thể hiện.
Quang Dũng (1921-1988) là cây bút vô cùng tài hoa, phóng khoáng, lãng mạn. Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Khi đó, nhà thơ vừa rời khỏi đơn vị cũ Tây Tiến, chuyển sang hoạt động tại đơn vị khác đã nhớ và viết lên bài thơ này. Bài thơ không chỉ vẽ lên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn khắc họa hình ảnh người lính vô cùng bi tráng.
Bài thơ cất lên bởi một tiếng gọi tha thiết, đầy âm hưởng vang vọng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Tiếng gọi tên sông Mã, tên đoàn quân Tây Tiến gợi về một mảng kí ức sâu thẳm trong tâm hồn. Tây Tiến là tên một đơn vị bộ đội thời chống Pháp thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng biên giới Việt-Lào. Nhiệm vụ của binh đoàn là phối hợp với bộ đội Lào, tiêu hao sinh lực quân Pháp ở vùng Thượng Lào và Tây Bắc Việt Nam.
Câu thơ thứ hai với điệp ngữ “nhớ”, gieo vần lưng “rồi”-“ơi”, vần chân “ơi”-“với” tạo cảm giác như một tiếng gọi vô cùng thân thương, vang vọng. Tác giả như đang gọi về những năm tháng gian khổ, hi sinh mà nghĩa tình.
Nỗi “nhớ chơi vơi” ở đây cũng rất đặc biệt. Nỗi nhớ ấy không thể cân, đo, đong, đếm nhưng lại vô cùng da diết, ám ảnh. Hơn nữa, nối nhớ như đang hiện lên trùng trùng điệp điệp, mơ hồ như sương núi, phảng phất như mưa rừng.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Một loạt các địa danh được tác giả liệt kê như: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông. Nó gợi về những tháng ngày đoàn binh hoạt động trải dài từ Sơn La, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa đến Sầm Nưa (Lào). Đó là tên những ngọn núi, con sông, tên bản làng… mà họ đã đi qua. Đó cũng chính là không gian thấm đượm nghĩa tình, gắn bó. Những mảnh đất xa xôi, hẻo lánh, chưa có dấu chân người hiện ra trước mắt người đọc vô cùng hiểm độc, nguy nan thông qua các từ gợi hình: sương lấp, khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, ngàn thước, mưa xa khơi.
Trong khi đó, hình ảnh người lính thì hiện lên trong tình trạng “đoàn quân mỏi” và “súng ngửi trời”. Đoàn quân mỏi mệt, đuối sưc giữa trời đất hoang sơ, lạnh giá. Làm sao mà không mỏi cho được giữa “rừng thiêng nước độc” đầy sương giá, sườn dốc, vực sâu, mưa mù đây? Chi tiết “súng ngửi trời” dường như lại lật ngược tâm trạng. Mỏi mệt là thế, nhưng người lính vẫn như đang đứng ở nơi cao nhất, mũi súng có thể chạm tới bầu trời. Người lính tựa như đang làm chủ không gian, làm chủ hoàn cảnh.
Người lính tiếp tục xuất hiện trong tình cảnh hiểm nghèo:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Người lính lúc này đã “không bước nữa” và “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Họ đã kiệt sức. Họ trở về với đất mẹ. Nhưng điều đặc biệt là, Quang Dũng nói về cái chết thật nhẹ nhàng mà xúc động biết mấy. Người lính phải bỏ lại cả tuổi xuân, cuộc đời nhưng họ tựa như chỉ vừa đi vào giấc ngủ bình yên. Trong giấc mơ đó chỉ còn hình ảnh bình dị, thân thương. Đó là hình ảnh nấu cơm chiều đầy khói tỏa của bản làng. Đó là hình ảnh xôi nếp thơm mùi quê hương. Đó là hình ảnh “em” – người con gái miền Tây khéo léo, tần tảo, thủy chung. Con người bình yên, nhưng thiên nhiên lại gào thét. Thác cũng giận dữ trước cuộc chiến tranh phi nghĩa cướp đi cuộc đời của bao con người.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Đoạn thơ vẽ lên bức tranh đêm hội đuốc hoa rực rỡ ánh sáng và đậm tình quân – dân. Một loạt các từ diễn tả khung cảnh đêm hội được tác giả sử dụng rất hiệu quả như: bừng, đuốc hoa, xiêm áo, khèn lên, man điệu, e ấp, nhạc, hồn thơ. Bức tranh đêm hội đậm chất thi, ca, nhạc, họa và cả tình cảm vô cùng ngây thơ, trong sáng của những người lính.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”Bức tranh thiên nhiên từ đêm hội đuốc bất ngờ chuyển sang Tây Tiến kì ảo trong buổi chiều sương. Thiên nhiên với những bông lau trắng như đang đung đưa hai bên bờ tiền sử, soi bóng xuống mặt hồ. Còn con người cũng đẹp tương xứng với bức tranh thiên nhiên đó. Và rồi qua rất nhiều cung bậc cảm xúc của nỗi nhớ thơ mộng, hiện thực một lần nữa ùa về:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá giữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Đến đây, sự khắc nghiệt của bão lửa chiến tranh và thiên nhiên độc hiểm càng trở nên khủng khiếp. Bệnh dịch, thời tiết khắc nghiệt, đời sống vật chất thiếu thốn khiến đoàn binh “không mọc tóc”, nét mặt xanh xao “giữ oai hùm”. Ấy vậy mà người lính đâu đó vẫn chan chứa tình thương. Người lính luôn đau đáu hướng về quê hương xa xôi, nhìn về bên kia biên giới để mà mơ “dáng kiều thơm” – những người con gái sắc sảo, thảo thơm đất Hà Thành. Vì tình yêu quê hương đất nước, vì ai đó đang ở nơi xa ngóng chờ mà người lính cầm súng bảo vệ cho họ bầu trời bình yên.
Với người lính Tây Tiến, cái chết không đáng sợ. Câu thơ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” miêu tả những nấm mồ rải rác của những người đồng đội đã hi sinh nơi biên giới đất trời. Những người lính phải bỏ mạng nơi chiến trường chỉ có độc manh chiếu quấn quanh rồi đắp nắm đất làm nơi an nghỉ. Nghiệt ngã nhưng người lính lại vô cùng quật cường, “chẳng tiếc đời xanh”. Xa xa, tiếng thác dội của con sông Mã có dòng chảy “ngược” vẫn đang “gầm lên khúc độc hành”. Âm thanh kết thúc bài thơ thật bi tráng!
Bài thơ “Tây Tiến” là khúc ca bi tráng về người lính thời chống Pháp cũng đã thể hiện sự tài hoa của ngòi bút nhà thơ Quang Dũng. Em đã yêu người lính từ những câu thơ như thế!
Họa Tâm
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Con Cò
Con cò – hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu “con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng” gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống…
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nơi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi” Đến tuổi tới trường: “Con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Và khi con trưởng thành: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn…”.
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con”
Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
“Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Chiều Tối
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối’ của Hồ Chí Minh
Bài làm
Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” – Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc. Khi nhắc đến Người, chúng ta ắt sẽ kính cẩn nghiêng đầu bằng một tấm lòng kính yêu và sự biết ơn vô hạn đối với những hy sinh lớn lao của Bác để đổi lấy sự tự do cho Tổ Quốc. Trong những năm tháng chiến tranh, Bác đã phải trải qua biết bao nhiêu gian khó, hiểm nguy, phải ngồi hết nhà tù này đến nhà tù khác. Suốt quãng thời gian ngồi tù, Bác đã sáng tác nên tập thơ “Nhật kí trong tù” nổi tiếng. “Chiều tối” là một bài nằm trong tập thơ ấy, thể hiện tinh thần lạc quan và khát khao chiến thắng kẻ thù của Bác giữa cuộc sống ngục tù đầy hiểm nguy.
“ Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Nó không được viết trên những tờ giấy trắng tinh, phẳng phiu đặt trên mặt bàn mà được sáng tác giữa đường Bác bị giải từ nhà từ nhà lao Tĩnh Tây đén nhà lao Thiên Bảo.
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Dịch thơ
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Chiều tối là quãng thời gian cho sự trở về sau một ngày làm việc và lao động vất vả. Khoảng thời gian đố con người sẽ tìm về gia đình, để xum vầy, đoàn tụ và cùng nhau thưởng thức bữa cơm tối ấm áp, quay quần. Thế nhưng, buổi chiều, ánh nắng đã yếu ớt và chuẩn bị tắt hẳn, không gian trở nên dịu nhự hơn. Nó lại gợi lên cho ta một cảm giác xốn xang và cô đơn hơn bao giờ hết. Khi mà mọi thứ đang vội vã trở về, Bác cảm thấy hiu quạnh khi mình không có nơi để về, không có ai chờ đợi, ngóng trông. Cái không khí của buổi chiều tà thật buồn man mác. Ánh nắng chói chang bắt đầu lắng dần. Mặt trời dần dần chìm sâu vào dãy núi. Mặt trăng chuẩn bị lấp ló sau rặng tre đầu làng. Một khung cảnh nên thơ nhưng lại thấm đượm cảm giác cô đơn khó từ nào có thể diễn tả. Trên không trung, từng đàn chim nối đuôi nhau tìm về “chốn ngủ”. Sau một ngày miệt mài sải đôi cánh, tất cả đều đã mỏi, đã rụng rời và chúng cần được nghỉ ngơi. Từng cánh chim chao liệng trên bầu trời, dường như muốn gấp gáp nhưng lại không thể. Từng đôi cánh toát lên sự mệt mỏi cũng giống như đôi chân Bác đã rã rời sau những ngày chuyển lao. Chỉ cố đám mấy, vẫn nhẹ nhàng nhàng trôi lơ đãng. Chúng khong vội vàng, không gấp gáp mà bình thản một cách lạ thường. Chúng cứ thững thờ lê từng bước chậm rãi. Áng mấy trắng nổi bật trên nền trời vàng vọt, rang mỡ gà tạo nên một bức tranh thủy mặc vô cùng đẹp đẽ. Đám mây cô đơn trôi nhẹ chẳng khác gì sự cô đơn của Bác. Bước đi chậm chạp của mây làm cho bầu khoogn khí càng trở nên nhẹ nhàng, tính lặng. Phải yêu thiên nhiên lắm Bác Hồ mới có thể quên đi cái gong cùm nặng ịch trên cổ, quên đi cái đớn đau của đôi chân để có thể đắm chìm vào với cảnh sắc thiên nhiên, tận hưởng nó một cacsg trọn vẹn trong tư thế ung dung, tự tại và đầy lạc quan.
Giữa không gian yên bình của buổi chiều tối, bóng dáng con người xuất hiện, phá vỡ tất cả cái vẻ ảm đạm vốn có của nó. Bức tranh bỗng trở nên sinh động và ấm áp hơn.
Sơn tôn thiếu nữ ma bao túc
Bô túc ma hoàn lô dĩ hồng
Dịch thơ:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hình ảnh cô thiếu nữ và lò than như trở thành trung tâm của bức tranh. Trong bóng chiều tà, cô gái nhẹ nhàng, uyển chuyển theo vòng quay tròn của cối xay. Hoạt động của cô như phá vỡ cái sự tĩnh lặng, man mác trước. Đó là sự sống, là lao động vinh quang. Hình ảnh cô thiếu nữ cũng tượng trung cho đức tính của người phụ nữ: dịu dàng, đảm đang, cần mẫn. Mọi thứ cứ trôi theo tuyến tính thời gian, ngô xay xong cũng là lúc lò than đã rực hồng, bừng lên, ấm áp.Hình ảnh bếp lửa tượng trưng cho mái ấm gia đình, cho tình thân. Nó dường như là ước mơ, là khát khao được trở về của người lính đang bị tù đày. Nó như xua tan đi tất cả nỗi cô đơn, nhớ nhà và những lo toan mệt mỏi của Bác. Hai chữ “rực hồng” kết thúc bài thơ, kết thúc sự lạnh lẽo, cô đơn. Nhìn thấy ánh lửa, người tù nhân như được sưởi ấm trái tim giá buốt. Ngọn lửa rực hồng hồng ấy như thắp lên trong Bác một niềm hy vọng về tương lai cho dân tộc. Chữ “hồng’ kết thúc bài thơ, nó chuyển dịch bức tranh từ sự u khuất, tĩnh mịch sang trạng thái ấm áp, đầy sức sống. Ánh lửa thể hiện sự lạc quan của Bác về một tương lai đang chờ phía trước. Nó là niềm vui, là sức mạnh để Người tiếp tục chinh chiến với những khó khăn phía trước.
Tác phẩm “Chiều tối” với ngôn ngữ mộc mạc cùng những hình ảnh bình dị, thân thuộc đã đi sâu vào lòng bạn đọc một cảm giác man mác nhưng ấm áp lạ thường. Nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên và sự lạc quan của Bác dù ở bất kì hoàn cảnh nào đi nữa. Hồn thơ của Bác là tiếng lòng của một người con đang khát khao cho sự bình yên của dân tộc.
Seen
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ ” Đồng Chí” Của Chính Hữu. trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!