Bạn đang xem bài viết Cách Hủy Các Dịch Vụ Của Vietnamobile được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dạo này doanh thu các công ty di động VN giảm mạnh vì các ứng dụng như Viber, WhatApp, …Vì thế các nhà mạng đau đầu nghĩ ra cách tăng doanh thu, một trong những cách đó là ép cho các thượng đế sử dụng cách dịch vụ trời ơi đất hỡi.
Trước khi luật bảo vệ tiêu dùng ra đời thì chúng ta nên tự bảo vệ bản thân mình bằng cách huỷ cách dịch vụ trên ngay và luôn. Trong bài này Felix sẽ hướng dẫn các bạn cách hủy các dịch vụ của Vietnamobile, bạn nào có thêm update cứ post vào dưới Comment và mình sẽ update lên cho đầy đủ
Dịch Vụ Phí Cách Huỷ Tin nhắn báo bận Auto SMS 6000đ/30 ngày soạn tin nhắn: HUY TB gửi 345 Chặn cuộc gọi 6000đ/30 ngày soạn tin nhắn: HUY CB gửi 345 Ai là Tỷ Phú 5000đ/ngày soạn tin nhắn: HUY gửi 9999 Đấu giá ngược 3000đ/30 ngày soạn tin nhắn: HUY gửi 135 Báo cuộc gọi nhỡ 2 chiều 9000đ/30 ngày soạn tin nhắn: HUY MCAB gửi 2626 Báo cuộc gọi nhỡ 1 chiều 6000đ/30 ngày soạn tin nhắn: HUY MCA gửi 2626 Cổng thông tin giáo dục 3000đ/ngày soạn tin nhắn: HUY GD gửi 777 Maxi talk 5000đ/ngày soạn tin nhắn: HUY gửi 242 MAX SMS: 500 SMS nội mạng một ngày 2500đ/ngày Theo ngày soạn tin nhắn: HUY AUTO gửi 500 Theo tuần soạn tin nhắn: HUY AUTO gửi 507 Nhạc chờ Happy Ring 9000đ/30 ngày soạn tin nhắn: HUY HR gửi 123 Đấu trí từ 1115 5000đ/ngày soạn tin nhắn: STOP DT gửi 111 Triệu phú xuân 5000đ/ngày Dịch vụ Funvoice 9000đ/30 Hộp thư thoại 6000đ/ngày Quà tặng âm nhạc từ 388 từ 1000đ – 5000đ/ngày Truy tìm Ipone 5 5000đ Dịch vụ Viclip 5000đ/tuần Dịch vụ Yêu thể thao đầu số 1555 2000đ/ngày soạn tin nhắn: HUY BD gửi 1555 Dịch vụ Tôi đang bận, tôi sẽ gọi lại sau không rõ soạn tin nhắn: HUY TB gửi 345 Chương trình trả lời và chiến thắng không rõ soạn tin nhắn: HUY WIN gửi 555 Dịch vụ “Tổng đài Happy Number 388 – Nghe là thích” không rõ soạn tin nhắn: HUY gửi 388 Dịch vụ DailyInfo – 949
soạn tin nhắn như sau:
1 – Game: Soạn HUY GAME gửi 949.
4 – Clip: Soạn HUY CLIP gửi 949.
5 – Truyện cười: Soạn HUY CUOI gửi 949.
6 – Nhạc chuông: Soạn HUY NC gửi 949.
Hủy dịch vụ 1118 5000/ngày Dịch vụ trắc nghiệm pháp luật không rõ soạn tin nhắn: HUY TN gửi 767 Dịch vụ ngày hoàng đạo tổng đài 940 không rõ soạn tin nhắn: HUY HD gửi 2299 – Trong đó ddmm là ngày tháng bạn bạn sử dụng khi đăng kí dịch vụ Dịch vụ làm giàu không khó tổng đài 686 soạn tin nhắn: HUY gửi 686 và trả lời thêm 1 tin nữa: Y gửi 686 để xác nhận. Dịch vụ Giáo dục tổng đài 777 soạn tin nhắn: HUY GD gửi 777 Dịch vụ 969 soạn tin nhắn: HUY SIM gửi 969 Dịch vụ Mã đáo 2014 soạn tin nhắn: HUY MD gửi 2014 Dịch vụ Cười 941 soạn tin nhắn: HUY CUOI gửi 949 Dịch vụ Kết quả xổ số tổng đài 931 và 932 soạn tin nhắn: HUY KQXS gui 931 (hoặc 932) Cách hủy dịch vụ Video Hot 1000đ/ngày với T1 hoặc 5000đ/tuần soạn tin nhắn: HUY T1 gửi 9033 hoặc hoặc HUY T7 gửi 9033 Dịch Vụ Sức khỏe vàng 2000đ/ngày soạn tin nhắn: HUY gửi 9088 Dịch vụ Facebook SMS soạn tin nhắn: HUY gửi 1571 Dịch vụ Info Plus Giá cước của Điểm Báo là 500 đồng/ngày/2 bản tin, Giá cước của Xổ số là 500 đồng/ngày/ 2 tin, JavaGame là 10 000/ lần/game Bạn soạn tin HUY MADICHVU gửi 9000 Dịch vụ Thông báo cuộc gọi nhỡ MCA 2.000đ/tuần Bạn soạn HUY gửi 333 DỊCH VỤ 3G
Để hủy các gói cước 3G Vietnamobile bạn chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp HUY tên-gói-cước gửi 345
Nếu bạn không biết mình đang sử dụng gói cước nào, hãy soạn tin nhắn KT DATA gửi 345 để kiểm tra và thao tác hủy
Ví dụ: Bạn muốn hủy gói D10 Vietnamobile : Bạn soạn tin nhắn HUY D10 gửi 345 Hủy gói cước 3G bạn vẫn có thể truy cập Internet bằng gói cước mặc định của Vietnamobile.
Để hủy toàn bộ dịch vụ 3G của mạng Vietnamobile, bạn nhắn tin với cú pháp Soạn tin: 3G OFF gửi tới 345
Tận Hưởng Niềm Vui Cùng Dịch Vụ Truyện Cười Vietnamobile
Nhu cầu giải trí hiện nay của người dùng di động đang ngày càng tăng cao, nắm bắt điều này nhà mạng Vietnamobile đã triển khai thêm dịch vụ truyện cười Vietnamobile đến từ đầu số 921. Dịch vụ này chắc chắn là “món ăn” tinh thần mỗi ngày dành cho tất cả mọi người sau những giờ làm việc học tập đầy căng thẳng.
Dịch vụ truyện cười mạng Vietnamobile cung cấp kho tàng truyện cười Việt Nam, truyện cười thế giới,… hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng, đặc biệt là những bạn trẻ yêu thích thể loại hài hước những tiếng cười “giòn tan” mỗi ngày.
Tận hưởng niềm vui cùng dịch vụ truyện cười Vietnamobile
Trước khi thực hiện đăng ký dịch vụ này các bạn cần nắm rõ một số thông tin sau:
Đối tượng khách hàng: Thuê bao di động Vietnamobile bao gồm cả trả trước và trả sau đang hoạt động 2 chiều.
Cước phí đăng ký dịch vụ: 1.000đ/ ngày.
Phạm vi triển khai: Toàn quốc.
Cú pháp đăng ký Truyện cười:
Soạn tin nhắn DK CUOI gửi 921
Dịch vụ Truyện cười Vietnamobile mang đến khách hàng lợi ích gì?
Mỗi ngày hệ thống tổng đài Vietnamobile 921 sẽ gửi tin nhắn về thuê bao với các nội dung:
Truyện đố vui, vừa cười vừa suy ngẫm.
Câu chuyện cười vui dân gian Việt Nam, truyện trạng Việt Nam…
Truyện cười thế giới.
Lưu ý: Truyện cười Vietnamobile có tính năng tự động gia hạn nên không cần đăng ký lại hằng ngày bởi hệ thống sẽ tự động gia hạn và gửi sms truyện cười về thuê bao khi tài khoản thuê bao đủ điều kiện.
Bên cạnh nhận các mẫu truyện qua tin nhắn nếu bạn muốn đọc truyện online thì nên trang bị thêm cho thuê bao của mình gói cước 3G Vietnamobile để tiết kiệm cước phí truy cập mạng 3G trong thời gian sắp tới.
Dịch Thơ Và Thơ Dịch
Dịch thơ là chuyển bài thơ từ tiếng nước ngoài sang tiếng nước ta để giới thiệu tư tưởng và văn chương của người.
Chuyển tư tưởng thì không khó, nhưng chuyển ý thơ của nguyên tác sao cho thích hợp về cách điệu diễn tả của hai ngôn ngữ song hành lại chuyển bằng vần điệu thì không phải là điều dễ làm.
Nước nào cũng có văn chương dịch thuật để con người có thể trao đổi tư tưởng và nghệ thuật của nhau.
Thời kỳ Pháp thuộc có các tác phẩm dịch về triết học, văn học, thi ca, tiểu thuyết của Pháp, Anh. Ðến khi tiếp xúc văn hóa Mỹ thì dịch các tác phẩm nổi tiếng của họ.
Trở lại vấn đề dịch thơ. Người Tàu đã cung cấp cho ta cả một kho tàng về thơ, phong phú nhất là thơ Ðường, Tống. Nhưng từ xưa không ai dịch thơ Ðường, Tống ra thơ Việt. Các nhà nho thời trước vẫn dùng chữ Hán để viết văn, làm thơ như người Tàu, nên vấn đề dịch thơ Tàu không cần thiết. Ðến thời kỳ chữ Nôm phát triển, có nhiều tác phẩm viết bằng văn nôm ra đời, nhưng dịch phẩm chưa có bao nhiêu. Vào thế kỷ 18, mới xuất hiện bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Ðoàn Thị Ðiểm, Phan Huy Ích, theo nguyên tác của Ðặng Trần Côn. Về sau, có bản dịch Tỳ Bà Hành của Phan Huy Vịnh (nguyên văn của Bạch Cư Dị). Các bản dịch trên là bản dịch nôm.
Vào thời chữ quốc ngữ ra đời, thì các tác phẩm dịch về thơ, văn hết sức phong phú, được đăng tải trên các tạp chí hoặc xuất bản thành sách.
Như trên đã nói, dịch thơ không phải là chuyện dễ làm, và thơ dịch thuộc về một lĩnh vực riêng, có tính chất đặc biệt, bởi vì dịch thơ là một nghệ thuật. Thật vậy, dịch thơ cũng như làm thơ, dịch giả trước hết phải am tường kỹ thuật thơ, tức là thể loại, luật lệ, cấu trúc… Tất nhiên dịch giả phải có trình độ quán triệt ngoại ngữ. Ðiều đáng lưu ý nhất là người dịch thơ cần có tâm hồn để cảm thông với tác giả, như cùng có chung hoàn cảnh, ý niệm và cảm hứng của người sáng tác. Khi dịch thơ, người dịch có thể đặt mình vào địa vị của người làm thơ thì bài dịch mới có hồn, nghĩa là có đủ tính chất như bài nguyên tác, làm rung động tâm hồn người đọc. Ngoài những điều kiện trên, người dịch phải vận động nhiều công phu trong lúc dịch thơ. Dịch thơ không hoàn toàn tuân theo sáu quy tắc làm thơ: thâm (sâu), chân (thực), viễn (xa), cao (cao), tân (mới), kỳ (lạ), nhưng cũng cần có kỹ xảo, tức là những cách thức khéo léo để giúp bài dịch có được phẩm chất tốt như bài nguyên tác (một bài dịch hay cũng cần có tính chất tân, kỳ). Do sự khác biệt giữa các ngôn ngữ, nếu người dịch không quán triệt được hết ý thơ và nghĩa chữ của nguyên văn thì có những lời dịch sai lầm. Người dịch thơ có tài và giàu kinh nghiệm biết chọn chữ dịch vừa hay vừa sát nghĩa. Lấy ví dụ các nhan đề truyện và thơ bằng tiếng Pháp hoặc Anh đã được dịch ở Việt Nam từ trước. Ta hãy so sánh những tựa dịch khác nhau:
– Gone with the wind = Cầm bằng theo gió đưa đi (?) Cuốn theo chiều gió (Lê Công Thành).
– Grand coeurs = Tâm hồn cao thượng (Hà Mai Anh) – Những tấm lòng cao cả (Hoàng Thiếu Sơn).
– Mémoires d’outre-tombe = Tử hậu di bút (?) – Hồi ký từ thế giới bên kia (Từ điển văn học, Hà Nội)
– Wuthering Heights = Ðỉnh gió hú (Nhất Linh) – Ngàn cao gió lộng (?)
– Les Fleurs du Mal = Ðời Tà Hoa (?) – Ác Hoa (?)
Có hai trường hợp dịch thơ ở Việt Nam: Dịch thơ Tàu (Ðường, Tống) và dịch thơ Âu Mỹ. Dịch thơ Âu Mỹ có phần dễ hơn dịch thơ Tàu, vì dịch loại thơ sau có liên hệ đến thi luật (vần, niêm, đối) và ý nghĩa các điển cố. May mắn là tiếng Hán Việt có thể áp dụng để chuyển dịch thích hợp những khó khăn kể trên của các bài thơ Ðường, Tống (Tàu), thành những tác phẩm hoàn toàn Việt hóa, và có thể sử dụng cả những từ Hán trong thơ Việt dịch.
Ví dụ bài dịch: Tình Dạ Tư (Lý Bạch)
Ðêm Lặng Nhớ Nhà
Sàng tiền khán nguyệt quang Trước giường trăng sáng gương
Nghi thị địa thượng sương Ngờ mặt đất đẫm sương
Cử đầu vọng minh nguyệt Ngẩng đầu trông trăng sáng
Ðê đầu tư cố hương Cúi đầu nhớ cố hương
Ta thấy bài dịch trên đã Việt hóa bài thơ Ðường của Lý Bạch, có hình thức, nội dung và âm điệu chẳng khác nhau, với những chữ Hán (sương, đầu, cố hương) được sử dụng lại.
Mặt khác, người dịch cần khéo chọn loại thơ Việt thích hợp để dịch thơ nước ngoài. Về thơ Tàu, có thể chọn thể thơ Ðường luật (thất ngôn, ngũ ngôn), thể lục bát. Về thơ Âu Mỹ có thể chọn thể “thơ mới” (câu 8 chữ với số câu không hạn định), hoặc thơ thất ngôn, ngũ ngôn cải cách (nhiều đoạn 4 câu), hay thơ tự do (không hạn số chữ, số câu).
Ví dụ 1: Bài dịch theo thể thơ mới:
Ðây dòng sông sóng gầm lên bọt trắng
Uốn quanh co triều ngọn hướng về đâu
Kia hồ nước bốn bề gương phẳng lặng
Nơi sao hôm bừng hiện giữa trời sâu
(dịch thơ Lamartine)
Ví dụ 2: Dịch theo thể thất ngôn cải cách:
Tha thiết mong em nhớ lại ngày
Ðôi ta là bạn sướng vui thay
Suốt thời gian ấy đời tươi đẹp
Và nắng say nồng hơn buổi nay
o0o
Lá úa rơi đầy lá úa rơi
Lòng anh em hỡi nhớ khôn nguôi
Chất chồng lá úa khô nào khác
Những tiếc thương hoài niệm một thời
(dịch thơ J. Prévert)
Ví dụ 3: Dịch theo thể tứ ngôn, ngũ ngôn mới:
Chuông trên trời cao
Ngân nga đồng vọng
Chim trong ngọn cây
Não nùng cất giọng
o0o
Lệ rơi ở trong lòng
Như trời mưa ngoài phố
Nỗi buồn gì chẳng rõ
Ðã len vào hồn tôi
(Dịch thơ Verlaine)
Ví dụ 4: Dịch thơ theo thể tự do:
Những ngày trôi qua những tuần trôi qua
Chẳng thời xưa nào
Chẳng mối tình nào trở lại
Dưới cầu Mirabeau dòng sông Seine chảy
Ðêm đến giờ điểm rồi
Ngày đi tôi ở lại …
(dịch thơ Apollinaire)
Dịch thơ Âu Mỹ vẫn có thể dùng các thể thơ Việt như lục bát, song thất lục bát, tùy người dịch chọn và cũng tùy theo nội dung nguyên tác mà chọn các thể thơ thích hợp để dịch.
Dịch thơ là một nghệ thuật. Thực vậy, người dịch phải vận dụng cả kỹ năng lẫn tâm hồn khiến bài dịch có khởi sắc và gợi cảm thì mới diễn đạt được cái hay của nguyên tác. Sử dụng bút pháp tân kỳ cũng là một cách làm cho bài dịch được hấp dẫn.
Ta hãy đọc bài Tam Thướng Hải Vân của Trần Bích San:
Tam niên tam thướng Hải Vân đài
Nhất điểu thân khinh độc vãng hồi
Thảo thụ bán không đê nhật nguyệt
Càn khôn chích nhãn tiểu trần ai
Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài
Hưu đạo Tần quan chinh lộ hiểm
Mã đầu hoa tận đới yên khai
Và so sánh hai
Bản dịch 1: Ba Lần Lên Ải Vân
Nhẹ bổng mình chim lối Hải Vân
Ba năm qua lại đủ ba lần
Nửa con mắt ngó trần ai hẹp
Sát ngọn cây trông nhật nguyệt gần
Chửa dạn phong sương tài chửa luyện
Không pha sơn thủy bút không thần
Mây lồng cổ ngựa hoa đua nở
Có hiểm gì đâu lối ải Tần !
(Tô Nam)
Bản dịch 2:
Ba năm vượt ải đã ba lần
Nhẹ cánh chim trời dạo Hải Vân
Ngắm rộng càn khôn coi cũng bé
Lên cao nhật nguyệt tưởng đâu gần
Gió sương như búa tài thêm chuốt
Hồ bể làm nghiên bút mới thần
Ðầu ngựa rừng hoa chen khói nở
Cười ai kêu hiểm lối sang Tần.
(Vũ Hoàng Chương)
Bản dịch trước của Tô Nam, sát ý nguyên tác, lời dịch nghiêm túc, cổ kính, súc gợi cảm bình thường.
Bản dịch sau của Vũ Hoàng Chương, dịch thoát ý, có văn phong mới lạ, lối dịch phóng túng, nhất là hai câu 5, 6:
Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bất phong sương vị lão tài
(Văn không sông núi không vẻ lạ
Người chẳng gió sương chưa tài cao)
Dịch giả dùng những chữ không có trong nguyên tác (búa, chuốt, nghiên, bút, thần) nhưng vẫn diễn được cái ý bao hàm của nguyên tác và bộc được cái ý ấy ra một cách mạnh mẽ, khoái trá.
Thời trước, khi bàn về việc dịch thơ Ðường, người ta cho rằng không dịch giả nào vượt qua được Tản Ðà. Một số bài dịch nổi tiếng của ông có: Hoàng Hạc Lâu (của Thôi Hiệu), Phong Kiều Dạ Bạc (Trương Kế), Trường Hận Ca (Bạch Cư Dị) …
Thời đó, một nhà Hán học khác, ông Ngô Tất Tố, cũng dịch thơ Ðường và đã xuất bản thành sách (Tập Ðường Thi). Nhưng thơ dịch của Ngô Tất Tố không hay bằng của Tản Ðà. Các bài dịch Ðường thi của Tản Ðà có tính cách phóng khoáng, văn dịch lưu loát, âm điệu gợi cảm. Dịch giả sử dụng thể lục bát trong hầu hết các bài dịch là thể thơ thích hợp với đề tài trữ tình hoặc hoài cảm của những bài nguyên tác.
Ta thử so sánh các bài dịch của hai vị ấy.
Vụ Đồng Tâm: Lạ Lắm
Có một dạo, cộng đồng ồn lên bài thơ “Đất nước mình lạ lắm phải không anh?” của một cô giáo nào đó ở Hà Tĩnh. Hồi đấy, nhiều người cũng làm thơ giả nhời cô giáo.
1 – Lạ lắm. Có những người ra sức lên án các quan tham, đòi phải xử nghiêm, phải bắn bỏ v.v… Nhưng chính những người đó lại ra sức thương xót “cụ”, bất chấp việc “cụ” và con cháu “cụ” đã hình thành một mạng lưới quyền lực gia đình trị từ xã đến huyện, để xâu xé đất quốc phòng.
Vì sự ăn dày, ăn tất, ăn cả đất xung quanh, mà con cháu “cụ” thì gia nhập Juventus, hát bài “Xuân này con không về”. Bản thân “cụ” làm quan hàng xã đến chức bí thư đảng ủy, nhúng tay vào đủ mọi thứ bẩn thỉu, rồi kết thúc cuộc đời bằng cách đổ xăng thiêu sống ba công an, và nhận cái chết bằng phát đạn 9 ly ngay giữa tim, khi trong tay nắm chặt quả lựu đạn.
2 – Lạ lắm. Có những người đòi hỏi phải giải thích, đối thoại với dân, không được dùng vũ lực với dân. Nhưng những người đó lờ lớ lơ đi việc ông Nguyễn Đức Chung đã giữ lời hứa 45 ngày thanh tra toàn diện. Họ cũng lờ lớ lơ việc Thanh tra Chính phủ đã phúc tra kết quả của Thanh tra Hà Nội, và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đã về tận huyện Mỹ Đức để giải thích với dân. Vào lúc đó, không thấy có “dân Đồng Tâm” nào đi đối chất với thanh tra.
Và rồi, khi công an tiêu diệt “cụ” với đầy đủ bằng chứng về các hành vi tội phạm có vũ trang, thì họ khóc huhu: “Sao lại dùng vũ lực với dân, sao lại bắn chết một ông già (tay cầm quả lựu đạn)?
3 – Lạ lắm. Có những người băn khoăn tại sao lại “cưỡng chế” nhà “cụ” vào lúc 4 giờ sáng. Tại sao lại phải huy động hàng ngàn công an để “đàn áp” cụ? Chăc có lẽ họ đã không phân biệt được, hoặc cũng có thể họ cố tình lập lờ giữa cưỡng chế đất đai và vây bắt tội phạm có tổ chức nguy hiểm, trang bị vũ khí nóng. Họ tạo ra hình ảnh cụ già yếu đuối với lựu đạn trên tay bị bắn chết, mà quên mất trước đó công an đã phải trả giá 3 liệt sĩ bị thiêu sống trong đêm. Nói thẳng ra: Không cần đến “mấy ngàn công an”, mà chỉ cần một tiểu đội cảnh sát cơ động trang bị tiểu liên cực nhanh, thì họ sẽ cho “cụ” và đàn em của “cụ” thành cái tổ ong ngay trong một nốt nhạc, thay vì phải đứng nhìn “cụ” ra lệnh thiêu sống đồng đội mình, rồi mới có lệnh nổ súng.
Mà có lẽ, với những người “lạ” như thế, nếu như nhà họ có cháy lúc nửa đêm, thì công an phòng cháy cứ chờ đến giờ hành chính rồi hẵng xuất xe. Nếu người nhà họ có đau ốm, thì bác sĩ A9 Bạch Mai cứ chờ sáng rồi hẵng cấp cứu.
4 – Lạ lắm. Có những người cắc cớ: Sao không mang sự việc ra giải quyết tại Tòa án. Họ không biết, hoặc cố tình không biết rằng các tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng thủ tục tố tụng tư pháp, hoặc thủ tục hành chính. Nhìn lại toàn bộ quá trình, chính “tổ đồng thuận” của “cụ” đã chọn con đường hành chính, và thua lấm lưng trắng bụng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chiếu slide bản đồ cho dân, khẳng định các cột mốc còn rất tốt. Nước cố cùng, khi Thanh tra Chính phủ chiếu bí đến sân nhà “cụ”, thì “cụ” giả điên lên mạng live stream. “Cụ” bảo vì “cụ” sợ bị đánh gãy chân, nên “cụ” không lên huyện nghe kết luận thanh tra.
Còn chưa nói đến việc, chưa bao giờ “cụ” nộp đơn lên Tòa án, và nếu có, thì tư cách nào để “cụ” tham gia tố tụng, khi “cụ” chẳng có mẩu đất nào trong khu vực có tranh chấp với sân bay Miếu Môn?
5 – Lạ lắm. Có những người ra sức đòi đánh Trung Quốc bảo vệ Trường Sa, giành lại Hoàng Sa. Nhưng cũng chính những người đó đánh bài lờ về một sự thực rằng sân bay Miếu Môn là sân bay dự bị của sân bay Nội Bài khi có chiến tranh từ thời đánh Mỹ.
Kể từ năm 1980, sau khi có chiến tranh biên giới, sân bay được lên kế hoạch mở rộng để dự phòng chiến tranh lớn, bảo vệ bầu trời miền bắc. Nói cách khác, đó chính là cái sân bay quân sự, với chức năng gần như duy nhất là căn cứ xuất phát cho máy bay tiêm kích đánh trả các cuộc tấn công từ phía bắc xuống, để bảo vệ “nóc nhà” của Hà Nội.
Nói kĩ hơn về điểm này: Sau khi sân bay được củng cố và mở rộng, thì chiến tranh lớn không xảy ra, nên sân bay được giao cho một đơn vị bộ đội công binh của Quân chủng Phòng không – không quân (không còn tổ chức tiểu đoàn căn cứ sân bay riêng nữa). Thực ra, lữ đoàn công binh 28 của Quân chủng PK-KQ chỉ là phiên hiệu từ năm 1999 trở về sau. Còn trước đó, Phòng không và Không quân là 2 quân chủng độc lập (tổ chức kiểu LX), mỗi quân chủng đó có đơn vị công binh riêng để xây dựng và bảo trì các sân bay (trung đoàn 28 công binh không quân), trận địa pháo, trận địa tên lửa (trung đoàn 220 công binh phòng không). Sân bay được giao cho một tiểu đoàn công binh của trung đoàn 28, và bản thân tiểu đoàn này cũng chỉ có biên chế khung, vì phần lớn bộ đội đã đi khắp cả nước để thi công các sân bay, trong cao trào chuẩn bị chiến tranh lớn nếu TQ xâm lược VN lần nữa như năm 1979.
Với lực lượng ít ỏi như thế, đơn giản là họ không đủ người để quán xuyến hết 236ha đất sân bay của 3 xã (trong đó có 64ha đất của xã Đồng Tâm). Và đó là lúc “phong trào” lấn chiếm đất xuất hiện. Bất chấp việc bản đồ sân bay đã có chữ kí của chỉ huy đơn vị quản lý sân bay, và lãnh đạo 3 xã lân cận. Bất chấp các mốc giới vẫn còn nguyên vẹn xi măng cốt thép.
Mỗi căn nhà, mảnh vườn lấn vào đường băng, chính là một nhát dao xẻ thịt một sân bay quan trọng của không quân. Và đến khi quân đội hoảng hồn nhận ra, thì nhà dân đã chắn cả hầm chứa máy bay trực chiến, đường lăn máy bay đã thành ao chuôm.
Thế nên, vĩnh viễn không còn sân bay quân sự Miếu Môn nữa, vì nó đã bị bóp chết. Quân đội chuyển sang giao đất cho Tập đoàn Viettel, song song với việc chuyển tập đoàn này thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Không ai nói ra, nhưng phải hiểu rằng công trình quốc phòng là nhà máy công nghiệp quốc phòng quan trọng, mà vũ khí – khí tài nó sản xuất ra, là thứ dành cho những kẻ thù của Tổ quốc. Đến lúc này, thì bùng nổ sự việc Đồng Tâm, việc này kéo dài 3 năm, mất 3 liệt sĩ công an. Và Miếu Môn từ chỗ là một sân bay bỏ hoang, nay trở thành trọng điểm của dư luận.
À mà, chưa kể còn có những người rất lạ, họ đòi phải công khai xem nhà máy quốc phòng tối mật của Viettel là nhà máy gì. Không rõ những người này có liên hệ gì với Hoa Nam tình báo cục hay không, chứ nếu không thì họ ăn gì mà thông minh thế?
Như vậy, là có ít nhất hai lần “cụ” và đàn em của “cụ” đã xẻo thịt những cơ sở quốc phòng quan trọng nhất để đánh kẻ thù phương bắc: Một lần là sân bay quân sự dự bị chiến lược cho chiến tranh biên giới. Một lần là nhà máy công nghiệp quốc phòng tối mật.
6 – Khóc “cụ”
Than ôi.
Đất trời Đồng Tâm mây mù che phủ.
Người Đảng viên già ôm lựu đạn chai xăng.
Ới cụ ơi. 3 năm qua cụ còn giữ được mạng, là nhờ ơn Đảng ơn chính quyền nương tay không giết. Cụ tưởng thế là hay, cụ rào làng, cụ đặt chông, cụ thiêu sống công an không chớp mắt. Cụ làm quan thì hà lạm tham nhũng. Con cháu cụ thì nối bước nhau vào huyện vào xã, rồi nhờ cụ mà ăn cơm cân áo số. Cụ chết đi tay còn cầm lăm lăm lựu đạn. Thế mà bây giờ nhiều người khóc cụ, lạ lắm cụ ơi.
Cụ có linh thiêng, thì xin nhắc cho cụ biết: Nhờ ơn cụ, mà con cháu cụ được gia nhập đội tuyển Juventus, ăn Tết nơi buồng giam nhà đá. Nhờ ơn cụ, mà ba gia đình liệt sĩ năm nay không có Tết, vợ mất chồng, con mất cha ngơ ngác. Nhờ ơn cụ, mà dự án nhà máy quốc phòng chậm trễ ba năm, và không biết sẽ còn chậm đến khi nào.
3 năm chậm trễ đó, là 3 năm những vũ khí – khí tài made in Vietnam chậm đến tay chiến sĩ, là 3 năm thụt lùi thua kém nền công nghiệp quốc phòng đang tiến như vũ bão của người láng giềng bên kia biên giới. Viettel là niềm hi vọng gần như duy nhất sẽ gây dựng nên nền công nghiệp quốc phòng tự chủ, và trong những trắc trở đầu tiên mà niềm hi vọng đó gặp phải, vinh quang thay lại có tên “cụ”.
Người ta sẽ học được từ thất bại nhiều hơn thành công. Mong rằng Viettel sau này hãy đưa ảnh “cụ” vào phòng truyền thống của nhà máy, để đời đời kiếp kiếp cán bộ chiến sĩ toàn quân nhận thức ra rằng: Kẻ thù phương bắc không đáng sợ bằng những kẻ đâm sau lưng chiến sĩ. Rằng những ngày gian khổ đầu tiên của nhà máy, không phải do gián điệp nước ngoài phá hoại, không phải do không quân địch ném bom, pháo hạm địch bắn phá, mà là do phải giành đất, giữ đất sân bay với “nhân dân anh hùng”.
Vậy đó, lạ lắm … Lương Lê Minh
https://www.facebook.com/100006948106461/videos/2493784677529778/?hc_location=ufi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Hủy Các Dịch Vụ Của Vietnamobile trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!