Xu Hướng 3/2023 # Ca Dao, Tục Ngữ Về Quảng Nam # Top 5 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ca Dao, Tục Ngữ Về Quảng Nam # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Ca Dao, Tục Ngữ Về Quảng Nam được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1- Ðất Quảng nam chưa mưa đã thấm Rượu Hồng Ðào chưa nhấm đã say Bạn về đừng ngủ gác tay Nơi mô nghĩa nặng, ân đầy thì theo

2- Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo Bình Ðịnh nằm co, Thừa Thiên ăn hết…

3- Học trò trong Quảng ra thi Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

4- Ai đi phố Hội, Chùa Cầu Ðể thương , để nhớ, để sầu cho ai, Ðể sầu cho khách vãng lai, Ðể thương để nhớ cho ai chịu sầu

5- Thương nhau chớ quá e dè, Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be. Thiếp nói thì chàng phải nghe Thức khuya, dậy sớm, làm chè10 ngày 12 xu Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình, Bạn ơi, bạn chớ phiền tình, Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau Lạy trời, mưa xuống cho mau Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng

6- Rằng xa: cửa ngõ cũng xa Rằng gần: Vĩnh Ðiện, La Qua cũng gần

7- Chiều chiều mây phủ ải vân Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn

8- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn, nước mắt và trộn cơm

9- Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông Thấy nước xanh như tàu lá, Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn Thấy phố xá nghinh ngang Kể từ ngày Tây lại đất Hàn, Ðào sông Cù Nhĩ, tìm vàng Bồng Miêu. Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu, Ở nuôi thầy mẹ, sớm chiều cũng có anh

10- Ngó lên Hòn Kẻm, Ðá Dừng Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi

11- Ai đi cách trở sơn khê Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn mồng

12- Hội An đất hẹp, người đông Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu

13- Hội An bán gấm, bán điều Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành

-14 Chiêm Sơn là lụa mỹ miều Sớm mai mắc cưởi, chiều chiều bán tơ

15- Chồng em là lái buôn tiêu Ði lên đi xuống Trà Nhiêu, Kim Bồng

-16 Tơ cau thuốc lá đầy ghe Hội An buôn bán tiếng nghe xa gần.

17- Nem chả Hòa Vang Bánh tổ Hội An Khoai lang Tiên Ðỏa Thơm rượu Tam Kỳ Ai đi cách trở sơn khê, Nhớ tô mì Quảng,tình quê mặn nồng . Mì Quảng là món ăn chủ lực, bình dân của đất Quảng,nên đi đâu ở đâu , mà dân Quảng ăn được tô mì Quảng thì khoái khẩu, mặn mà nhất.

18.- Hội An đất hẹp, người đông , Nhân tình thuần hậu là bông đủ màu . Phố Hội an nhỏ hẹp ,nhưng ai đã ở Hội An một thời gian rồi ,khi rời Hội an không làm sao quên được tình cảm nồng hậu của cư dân ở đây.

19.- Hội An bán gấm, bán điêù Kim Bồng bán cải, Trà Nhiêu bán hành . Hội An, là thương cảng nên buôn bán hàng hoá sang đẹp , còn Kim Bồng,Trà Nhiêu là vùng ngoaị ô , chuyên sản xuất rau cải đem qua bán ở Hội An.

20.- Ðưa tay hốt nhắm dăm bào, Hỏi thăm chú thợ bữa nào hồi công, Không mai thì mốt, hồi công, Hội An em ở, Kim Bồng anh dời chân Kim Bồng là một xã bên kia sông, đôí diện với Hội.An,sản xuất nhiều nghệ nhân đồ mộc,hằng ngày qua phố Hôị làm việc, nên những cô gái đến hốt dăm bào về nấu bếp,bèn hát những câu trữ tình để ghẹo chú thợ mộc.

21.- Năm hòn nằm đó không sai, Hòn Khô, Hòn Dài, lố nhố thêm vui, Ngó về Cửa Ðại, than ôi, Hòn Nồm nằm dưới mồ côi một mình. Cù Lao Chàm, nằm ngoài khơi tỉnh,gồm năm hòn đảo, hòn Nồm là đảo nằm riêng một mình ,không chen vơí các hòn đảo khác .

22.- Sáng trăng, trải chiếu hai hàng, Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ . Quay tơ vẫn giữ mối tơ, Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh . Cảnh sinh hoạt ở thôn quê, dưới ánh trăng, chàng đọc sách, nàng quay tơ, chàng nhắn với nàng giữ tình chung thủy chờ chàng. 23.- Ai về nhắn với ngọn nguồn, Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên. Người miền biển có cá chuồn làm mắm , nguời miền núi có mít non gởi xuống để trao đổi lương thực giữa 2 miền,trong muà mưa gió .

24- Lụt nguồn trôi trái lòn bon , Cha thác, mẹ còn ,con chịu mồ côi . Mồ côi ba thứ mồ côi. Mồ côi có kẽ trâu đôi, nhà rường Lòn bon là môt loại trái cây,ngọt, sản xuất tại vùng núi huyện Ðại lộc, muà mưa lụt, nước lụt kéo trôi trái lón bon, mồ côi cha không quan trọng bằng mồ côi mẹ, vì bà mẹ biết lo cho gia đình, tuy mồ côi cha,nhưng nhờ mẹ mà nhà có trâu và nhà gỗ.

25- Trà My sông núi đượm tình, Nơi đây là chỗ Thượng Kinh chan hoà. Trà My là một huyện miền Thượng tỉnh Quảng Nam,có cả Thượng Kinh chung sống.

26.- Quế Trà My thứ cay, thứ ngọt , Nhờ tay thợ rừng mới lọt tay anh, Phân du, bạch chỉ rành rành , Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân. Trà My là huyện chuyên sản xuất quế rừng, được các tay thợ rừng lột vỏ, cắt đoạn, và sắp xếp theo các hạng để định giá xuất khẩu.

27- Gập ghềnh Giảm thọ , Ðèo Le . Cu ngói cõng mè, cà cưỡng cõng khoai. Dốc Giảm thọ và Ðèo Le là 2 cao độ đi lên huyện lỵ Quế Sơn, trèo qua 2 đèo nầy thì chắc giảm thọ và mệt le lươĩ.

28.-Ðứng bên ni sông, ngó qua bên kia sông. Thấy nước xanh như tàu lá, Ðứng bên ni Hà Thân, ngó qua Hàn , Thấy phố xá nghinh ngang Kể từ ngày Tây lại đất Hàn , Ðào sông Câu Nhí, tìm vàng Bông Miêu , Dặn tấm lòng, ai dỗ cũng đừng xiêu, Ở nuôi Thầy, Mẹ, sớm chiều cũng có Anh . Hàn tức là tên cũ cuả Ðà nẵng, Hà Thân là xã ở bên kia sông, Tây tức là người Pháp, sông Câu Nhí là sông do người Pháp lúc mới cai trị Ðànẵng cho đào chạy qua cầu Cẩm Lệ, chàng dặn dò người yêu cố gắng ở với cha mẹ,chờ chàng về.

29.- Kể từ đồn Nhứt kể vô, Liên Chiêủ, Thuỹ Tú, Nam Ô , xuống Hàn, Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang . Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra. Ngó lên chợ Tổng bao xa, Bước qua Phú Thượng, Ðai la, Cồn Dầøu Cẩm Sa, Chơ Vãi, Câu Lâu. Ngó lên đường cái, thấy cầu Giáp Năm. Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm , Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ .

Ðồn Nhứt là đồn gác số 1 đóng trên đèo Hải Vân và từ đó kể vào toàn là những địa danh cho đến huyện Ðiện Bàn.

31.- Thương nhau chớ quá e dè, Hẹn nhau gặp lại bến Cầu Rô Be . Thiếp nói thì chàng phải nghe, Thức khuya, dậy sớm, làm che l ngày 12 xu, Mãn mùa chè, nệm cuốn sàn treo , Ta về, bỏ bạn, cheo leo một mình, Bạn ơi, bạn chớ phiền tình, Mùa ni không gặp, xin hẹn cùng mùa sau, Lạy trời, mưa xuống cho mau. Chè kia ra đọt, trước sau cũng gặp chàng 32- Quế Trà My thứ cay thứ ngọt Bởi anh thợ rừng mới lọt tay anh Phàn du, bạch chỉ rành rành Cân tiểu ly mới xứng, ngọc liên thành mới cân

33- Kể từ Ðồn Nhất kể vô Liên Chiểu, Thủy Tú, Nam Ô, xuống Hàn Hà Thân, Quán Cái, Mân Quang Miếu Bông, Cẩm Lệ là đàng vô ra Ngó lên chợ Tổng bao xa Bước qua Phú Thượng, Ðại La, Cồn Dầu Cẩm Sa, Chợ Vải, Câu Lâu Ngó lên đường cá, thấy cầu Giáp Năm Bây chừ, thiếp viếng, chàng thăm, Ở cho trọn nghĩa, cắn tăm nằm chờ.

34- Đá than thì ở Nông Sơn Bông Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè Thanh Châu buôn bán nghề ghe Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà Phú Bông dệt lụa, dệt sa Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng

35- Nhớ cô dệt đũi chợ Chùa Rượu ngon chợ Vạn bốn mùa anh say

36- Phú Lộc ngan ngát hương thơm Ai đi đến đó chiều hôm quên về

37- Nhất Phước Kiều đám ma Nhì Thanh Hà nhà cháy

38- Ai về Chợ Vạn thì về Chợ Vạn có nghề nấu rượu, nuôi heo

39Ai về Bàu Ấu thì về Bầu Ấu có nghề đan giỏ, cào nghêu

Ai về Trà Quế mà coi Trà Quế có nghề giâm giá đậu xanh

40- Bảo An có thợ nấu đường Vừa vôi, thén khéo chẳng nhường nhịn ai

-41 Quê em có núi Ngũ Hành Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng.

42- Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi Thương cha nhớ mẹ thì về Nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng

Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ

Một số bài thơ và ca dao tục ngữ hay về mẹ.

Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru

Công cha nghĩa mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người con phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao. Đội ơn chín chữ cù lao, Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới chân tu

Công cha đức mẹ cao dày, Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. Nuôi con khó nhọc đến giờ, Trưởng thành con phải biết thờ song thân

Mẹ già ở tấm lều tranh, Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con

Đêm khuya trăng rụng xuống cầu, Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau

Biển Đông còn lúc đầy vơi, Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng

Đêm đêm khấn nguyện Phật Trời, Cầu cho cha mẹ sống đời với con

Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá, Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua. Đi về lập miếu thờ vua, Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha

Muốn cho gần mẹ gần cha, Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền

Ai về tôi gởi buồng cau, Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy. Ai về tôi gởi đôi giày, Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi

Ơn hoài thai, to như bể! Công dưỡng dục, lớn tựa sông! Em nguyện ở vậy không chồng, Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con

Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già, Bát cơm đôi đũa, chén trà ai dâng?

Nếu mình hiếu với mẹ cha, Chắc con cũng hiếu với ta khác gì? Nếu mình ăn ở vô nghì, Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, Ngỗ nghịch nào con có khác chi! Xem thử trước thềm mưa xối nước, Giọt sau, giọt trước chẳng sai gì

Ở đời ai cũng có lần, Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành. Người xưa khó nhọc nuôi mình, Khác gì mình đã hết tình nuôi con

Mẹ dạy thì con khéo, Bố dạy thì con khôn

Mồ côi cha, ăn cơm với cá Mồ côi mẹ lót lá mà nằm

Ai rằng công mẹ như non, Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn

Lòng mẹ như bát nước đầy, Mai này khôn lớn, ơn này tính sao

Nhớ ơn chín chữ cù lao, Ba năm bú mớm biết bao thân tình

Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi

Nuôi con chẳng quản chi thân, Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.

Mẹ ngoảnh đi, con dại, Mẹ ngoảnh lại, con khôn

Mẹ giàu con có, mẹ khó con không

Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau

Bồng cho con bú một hồi, Mẹ đã hết sữa, con vòi con la

Nuôi con buôn tảo bán tần, Chỉ mong con lớn nên thân với đời. Những khi trái nắng trở trời, Con đau là mẹ đứng ngồi không yên. Trọn đời vất vả triền miên, Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con

Thêm một người quả đất chật thêm,  Thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt

Top 5 Cuốn Sách Hay Nhất Về Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, ca dao tục ngữ Việt Nam vốn đã trở nên rất gần gũi và thân quen đối với mỗi người dân Việt, nó đã phản ánh và truyền tải rõ nét về con người và phong tục tập quán của người dân Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử…

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn Top 5 cuốn sách hay nhất về ca dao tục ngữ Việt Nam qua bài viết sau đây.

1. Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan

Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan được biết đến rất nhiều trong sự đóng góp và cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thuộc lĩnh vực văn nghệ dân gian vào năm 1996.

Sau gần 60 năm cống hiến và nghiên cứu sâu rộng về nền văn học dân gian và hiện đại của nước nhà, ông đã cho ra mắt nhiều tác phẩm có giá trị lớn, có thể kể đến những tác phẩm như: “Nhà văn hiện đại (4 tập, 1942 – 1945)”, “Truyện cổ tích Việt Nam (1955)”, “Những năm tháng ấy” (1987)…

Và đối với cuốn sách Tác phẩm Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam này, được ông ra mắt vào năm 1956. Cuốn sách này đã được tái bản rất nhiều lần và cho đến nay cuốn sách này vẫn còn chứa đựng rất nhiều giá trị về văn học. Cuốn sách như là một công trình nghiên cứu và tìm tòi của tác giả để tổng hợp đầy đủ nên những câu tục ngữ, ca dao, dân ca… của các anh em dân tộc ở Việt Nam. Qua đó, cho chúng ta thấy sự đa dạng và phong phú trong ca dao tục ngữ Việt Nam, nhằm phản ánh thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán và tâm tư tình cảm của người dân trên khắp đất nước Việt Nam chúng ta

2. Từ Điển Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam – Nguyễn Lân

Cuốn sách Từ Điển Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân sẽ sưu tập và tổng hợp lại đầy đủ những câu thành ngữ và tục ngữ để giúp bạn tra khảo và tìm kiếm chúng mỗi khi cần đến. Các câu thành ngữ và tục ngữ trong cuốn sách được tác giả sắp xếp theo thứ tự của bảng chữ cái như một cuốn từ điển nhằm giúp người đọc dễ dàng tra cứu và tìm kiếm.

Thông qua cuốn sách này, sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu thành ngữ và tục ngữ đó để biết cách vận dụng và sử dụng chúng một cách thật phù hợp và linh hoạt trong văn nói, văn viết, hay các giao tiếp hàng ngày.

3. Vui học Thành Ngữ Tục Ngữ Ca Dao Bằng Tranh – Mai Hương (Sưu tầm, Biên soạn)

Ngoài ra, bên dưới mỗi câu thành ngữ, tục ngữ và ca dao còn được tác giả chèn thêm lời giải thích ngắn gọn và đơn giản để giúp các em nhỏ dễ dàng tìm hiểu và nắm bắt các ý nghĩa, quan điểm của từng câu trong sách, được minh họa bằng hình ảnh tạo nên sự sinh động, gần gũi để tạo hứng thú và khả năng ham học hỏi của các em khi đọc cuốn sách này.

Mong rằng cuốn sách này sẽ là một người bạn thân thiết và bổ ích đối với các em nhỏ trong việc tìm tòi và học hỏi thêm về nền văn học dân tộc Việt Nam của đất nước mình.

4. Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam – Vân Anh (biên soạn)

Ca dao tục ngữ về thiên nhiên, quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

Ca dao tục ngữ về tình yêu nam nữ, hôn nhân gia đình và chuyện tình cảm, cảm xúc con người.

Ca dao tục ngữ nói về các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, thường tập trung ở thời kỳ phong kiến.

Qua một kho tàng ca dao tục ngữ dân gian đồ sộ của Việt Nam, chính là những thông điệp, bài học, lời khuyên nhủ thiết thực và gần gũi mà ông cha ta từ thời xa xưa muốn nhắn gửi và truyền đến các thế hệ con cháu sau này của mình. Từ đó, khơi gợi lòng yêu thương, tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình và nhất là tình cảm quê hương đất nước.

5. Tục Ngữ Phong Dao – Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

Tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc vốn được sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có những đóng góp to lớn đối với nền văn học của nước nhà nói chung và văn học dân gian nói riêng. Ông cũng đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và cho ra mắt rất nhiều cuốn sách được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Hán, tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ… điều này cho thấy trình độ kiến thức sâu rộng của ông cũng như tài năng đặc biệt trong việc biên soạn các thể loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo nghiên cứu chuyên môn….

Quay trở lại với cuốn sách Tục ngữ phong dao này của tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, đây được coi là một tác phẩm ví như là một kho vàng chung của toàn nhân loại. Cuốn sách được tác giả tổng hợp đầy đủ những câu tục ngữ, ca dao, dân ca… phổ biến ở khắp các vùng miền đất nước ở Việt Nam ta. Nhờ thế, giúp cho người đọc nhận biết sự đa dạng và phong phú trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, nhằm tăng thêm sự hiểu biết và thêm quê hương đất nước con người Việt Nam.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Tự Lập

Share

Facebook

Twitter

Pinterest

Ca dao tục ngữ về tính tự lập

1. Muốn ăn thì lăn vào bếp

Câu tục ngữ có 2 ý nghĩa đó là khen những ngừoi nội trợ giỏi dang,hay nấu nướng,thích nấu nướng. Ý thứ 2 chê kẻ tham ăn tục uống,lúc nào cũng nghĩ đến ăn mà lại lười làm và dạy họ nếu có làm thì mới có ăn,không dưng ai dễ đem phần đến cho. Thể hiện tính tự lập.

2. Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.

Câu tục ngữ nói về tính tự lập, với ý nghĩa chẳng ai giúp được gì hoàn thiện cho mình cả, mình tự phải nỗ lực, hay phải có đòn bẩy thì mới có thể thành công trong cuộc sống

3. Thân tự lập thân.

Câu tục ngữ này muốn nói rằng Nếu bạn muốn tự lập thân thành công thì bạn phải xây dựng, đào luyện từ trong tâm hồn,tư tưởng của mình, tự nó chính là nguồn cội xuất phát nên thái độ và hành động của bạn. Không dao động, không thể chờ đợi, không để phụ thuộc vào các điều kiện từ bên ngoài đưa tới mà hãy luôn vững tinh thần,quyết tâm đi theo con đường đã chọn.

4. Ăn đói qua ngày, ăn vay nên nợ.

5. Có thân thì lo.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa rằng mỗi người chúng ta ai cũng sở hữu một cơ thể riêng thể hiện qua chữ “thân”, do vậy mà cần phải tự lo cho bản thân mình chứ đừng dựa dẫm vào ai, đặc biệt là người trưởng thành phải biết tự lập chứ đừng phụ thuộc vào ba mẹ, gia đình.

6.Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân.

Trong cuộc sống trải qua đau khổ thì sau đó mới sung sướng, đều có luật nhân quả cả. Câu tục ngữ trên nói rằng phải trải qua nhiều chông gai, vấp ngã trong cuộc sống thì con người chúng ta mới có thể trưởng thành, tự lập được.

7. Hữu thân hữu khổ.

Câu trên ý nói là đã là con người phải lo lập thân, từng trải, chịu đựng mọi khó khăn và vượt qua các thử thách để thực hiện nguyện vọng, thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình.

8. Có trời cũng phải có ta.

Câu tục ngữ này có ý nghĩa là việc làm thành bại có nguyên nhân bên ngoài, quy luật khách quan ( trời) nhưng phải có nguyên hân chính ở bản thân mình.

9. Đầu người nào tóc người ấy.

Câu tục ngữ thể hiện quan điểm tự lập, ý muốn nói rằng mỗi người đều phải tự tập thì mới có thể trưởng thành. Sử dụng hình ảnh “đầu và tóc” để nói về tính tự lập.

10. Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

Câu này nghĩa là: lấy nước lã mà vã được thành hồ, tay trắng mà dựng nên cơ nghiệp, như thế mới giỏi. Đại ý câu này ngợi khen người không nhờ tiền của, vốn liếng của cha ông, chỉ nhờ tài trí và sức làm việc của mình mà làm nên cơ nghiệp. Cũng có thể cho là lời khuyến khích những người không được cha ông để lại cho tư cơ, điền sản gì, nên vận dụng sức mình ra làm việc để tạo lấy cơ nghiệp.

11. Có khó mới có miếng ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Câu ca dao này nghĩa là phải lao động cự nhọc để có cái ăn, chứ lười biếng ăn rồi ở không thì ai cho mình ăn đâu. Chữ khó trong câu này nghĩa là phải lao động vất vả cực nhọc. Câu ca dao khuyên chúng ta phải lao động để sống, bỏ đi thói lười biếng ngồi trong mát nhưng đòi ăn bát vàng.

12. Làm người ăn tối lo mai Việc mình hồ dễ để ai lo lường.

13. Đói thì đầu gối phải bò Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

14. Giàu người ta chẳng có tham Khí thì ta liệu ta làm ta ăn.

Đây là câu tục ngữ nói về sự giàu có, nhưng người ta lại nhờ vào tính tự lập mà có được như ngày hôm này. Câu tục ngữ muốn căn dặn chúng ta hãy sống tự lập và cố gắng lao động để có được thành công.

15.Tự lực cánh sinh

Thường cha mẹ dùng lời này để khuyên con cái phải sớm tự lập, đừng quá ỷ lại. Ai đội mũ lệch, người ấy xấu. Kẻ nào làm kẻ ấy phải chịu trách nhiệm về việc làm của người ấy, không việc gì đến mình phải lo lắng

16.Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Qua cách nói ẩn dụ, câu tục ngữ nêu lên những hình ảnh giản dị mà gợi được ý nghĩa sâu sắc. Hình ảnh tay làm nói đến những con người chăm chỉ hay làm, tay quai chỉ con người lười biếng, ham chơi. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hàm nhai ý nói là có ăn, là có thu nhập để sống còn tai quai miệng trễ nghĩa là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì không có cái ăn, không có gì để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn.

17. Tự lực, tự cường

Câu thành ngữ này nói về tính tự tập là một trong những phẩm chất quan trọng, đáng quý của con người, mỗi chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức, quan trọng và đáng quý.

18. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo

Câu này có ý nghĩa là bạn phải tự tin vào bản thân mình, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động trước những khó khăn

19. Ta về ta tắm ao ta Dú trong dù đục ao nhà vẫn hơn

Nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng tắm ở ao nhà mình dù nước có sạch hay bẩn vẫn cảm thấy dễ chịu, tự nhiên hơn tắm ở những ao hồ lạ. Còn nghĩa bóng thể hiện lòng tự hào, yêu mến, gắn bó với những gì thân thuộc nơi “chôn rau cắt rốn Ngoài ra trong tục ngữ này còn nói vế tính tự lập.

20. Khi ăn chẳng nhớ đến ai Đến khi chết bỏng cứ tai mà rờ!

Đây là câu ca dao về tự lập trong ăn uống. Có ý nghĩa rằng bạn keo kiệt chỉ nghỉ đến mình chẳng nhớ đến ai, thì khi có việc gì cần sự giúp đỡ thì chẳng ai giúp bạn cả. Cuộc sống là vậy “có qua có lại mới toại lòng nhau”.

21.

Ăn 1 mình đau tức Làm 1 mình cực thân.

Câu tục ngữ về tính Tự lập trong lao động, ý muốn nói rằng khi tự lập thì chắc chắn bạn sẽ phải trải qua nhiều khổ “cực thân”, nhưng khi tạo ra được thành quả, trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống thì bạn sẽ trưởng thành.

22. Hãy đặt tương lai vào bàn tay đáng tin cậy – bàn tay của chính bạn.

23.Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác.

24.Tôi là chính bản thân tôi. Tôi thích điều tôi thích. Tôi yêu điều tôi yêu. Tôi làm điều mình muốn làm. Tránh ra và chấp nhận đi. Đây là cuộc đời tôi, không phải của ai khác.

25. Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách.

26.Chừng nào một người vẫn còn khả năng tự làm mới bản thân, anh ta vẫn còn đang sống.

27. Chừng nào một người vẫn còn khả năng tự làm mới bản thân, anh ta vẫn còn đang sống.

28. Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu.

29. Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình.

30. Thần linh sẽ giúp những người tự giúp mình.

31. Hạnh phúc phụ thuộc vào bản thân ta.

32. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa cho mình. Lấy người khác làm chỗ nương tựa cho mình sao được. Chính sự khéo tự chế ngự là chỗ nương tựa khó có.

33. Cuộc đời là một dòng sông. Kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ca Dao, Tục Ngữ Về Quảng Nam trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!