Xu Hướng 5/2023 # Bông Hoa Với Ba Điều Ước # Top 6 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Bông Hoa Với Ba Điều Ước # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bông Hoa Với Ba Điều Ước được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu chuyện Bông hoa với ba điều ước

Bông hoa với ba điều ước là truyện cổ tích của người Ba Na, cho thấy niềm vui trong cuộc sống đôi khi chỉ là được làm những công việc có ích với mọi người.

1. Rít vừa được cha nuôi truyền cho nghề giỏi thì cha nuôi qua đời

Ngày xưa, ở buôn [1] nọ có một cậu bé tên là Rít. Rít mồ côi bố mẹ, được bác thợ rèn [2] trong buôn đem về nuôi. Chẳng bao lâu, cậu đã biết kéo bễ [3] giúp cha nuôi rèn cuốc, dao cho bà con trong buôn.

Cha nuôi Rít là một người thợ rèn giỏi. Bác được bà con trong buôn và người quanh vùng yêu mến. Dù ở xa mấy, họ cũng lội suối, trèo đèo, mang cuốc hư, dao hỏng đến cho bác rèn chữa hộ. Nhờ công bác mà người dân quanh vùng có dao, cuốc, thuổng dùng trong việc trồng trọt. Nương rẫy [4] đầu ắp lúa, ngô. Buôn làng vui tươi no ấm.

Bác thợ rèn thấy Rít chăm chỉ, siêng năng nên truyền tất cả mọi điều hay trong nghề cho con. Rít cặm cụi học cha.

Ít lâu sau, người cha nuôi qua đời. Nghe tin bác thợ rèn mất, mọi người đều thương tiếc. Rít lại càng buồn hơn, đi lang thang [5] trong rừng chẳng chịu làm gì.

2. Bông hoa với ba điều ước

Rít đang đi bỗng nghe tiếng gọi đằng sau. Quay lại, Rít thấy một ông già tay chống gậy, tóc bạc phơ, đôi mắt sáng như sao. Đặc biệt là trên chiếc gậy của ông cụ lại nở rất nhiều bông hoa đẹp, hương thơm ngào ngạt. Ông cụ đến gần Rít xoa đầu, vỗ vai cậu bé rồi hỏi:

– Sao cháu lại đi lang thang trong khu rừng này?

Rít buồn rầu thưa:

– Thưa ông, cha cháu là bác thợ rèn nổi tiếng nhất vùng này. Nay cha cháu mất rồi, cháu buồn quá.

– Thế cháu có muốn trở về làm thợ rèn như cha cháu không?

– Thưa ông, cháu không muốn. Nghề ấy vất vả quá!

– Nếu vậy ông cho cháu ba bông hoa với ba điều ước [6]. Cháu muốn ước điều gì thì cầm bông hoa tung lên là sẽ được điều ấy. Nhưng mỗi bông hoa chỉ được một điều ước thôi. Khi nào cháu không thích điều đó nữa thì tức khắc cháu lại được như ý muốn.

Ông lão ngắt ba bông hoa ở chiếc gậy trúc [7] đưa cho Rút rồi biến mất.

3. Rít thực hiện cả ba điều ước mà cuộc sống vẫn chẳng hơn gì

Rít cầm ba bông hoa và tiếp túc đi.

Bỗng Rít nhớ lại lời cha kể, trên đời chỉ có vua là giàu có nhất, có nhà cao cửa rộng, lại mặc quần áo sang nhất, ăn ngon nhất. Rít nhìn bông hoa và tự nhủ [8]:

– Ồ, thế thì tội gì ta không làm vua?

Rít liền tung bông hoa thứ nhất lên. Trong nháy mắt, mọi thứ đều thay đổi. Rít bệ vệ trong bộ quần áo thêu rồng và giát vàng óng ánh. Rít ở trong cung điện lộng lẫy, có kẻ hầy người hạ… Nhưng chỉ mấy ngày sau, Rít cảm thấy vướng víu trong bộ quần áo lụng thụng [9] và chán cái cảnh ăn không ngồi rồi ấy. Rít nghĩ: “Thôi, chẳng làm vua nữa. Chán lắm!”.

Bỗng chốc Rít trở lại cậu bé nghèo, đang lang thang như hồi nọ. Trên đường, Rít gặp một người đi buôn, lừa ngựa thồ [10] hàng nhiều vô kể, đồ đồng và tiền bạc chứa hàng bao to, Rít liền tung bông hoa thứ hai lên và nói:

– Ta phải được hơn thế!

Dứt lời thì mọi thứ đã chất ngổn ngang quanh mình. Rít hả hê [11] với cảnh giàu có của mình. Nhưng từ khi có của, Rít luôn cảm thấy thấp thỏm [12] trong lòng, nơm nớp [13] sợ bị mất trộm.

Rít lại nghĩ: “Thế ra có của rồi cũng chỉ những lo là lo! Thôi, ta chả thích giàu nữa!”.

Rít lại trở lại cậu bé nghèo đang lang thang như hồi nọ, trong tay chỉ còn mỗi một bông hoa. Rít nhìn lên trời, những đám mây đủ màu sắc rực rỡ, lơ lửng đuổi nhau trên bầu trời. Rít cảm thấy thèm được bay bổng trên không như những đám mây kia. Rít tung nốt bông hoa cuối cùng. Bây giờ Rít ở giữa những đám mây ngũ sắc cao tít đó. Rít tha hồ ngắm cảnh trên trời dưới biển. Ngày đêm, Rít cứ bay bổng như thế. Nhìn mây trời, sóng biển rồi cũng chán! Rít nghĩ: “Bay thế này mãi cũng chẳng thú vị gì! Thôi, chẳng bay nữa, trở về thôi”. Rít lại quay trở lại mặt đất.

4. Ý nghĩa của hạnh phúc

Qua bao ngày phiêu bạt [14], Rít bỗng nhớ quê hương, nhớ túp lều với đôi bễ lò rèn của cha. Rít nhất quyết trở về.

Nghe tin Rít, con nuôi bác thợ rèn giỏi nhất trong vùng đã trở về, tất cả bà con xa gần kéo đến chúc mừng cậu bé.

Từ già đến trẻ đều khuyên nài Rít giữ nghề cũ của cha.

Lò bễ đã lâu tắt ngấm, nay lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe của Rít. Tất cả những điều hay trong nghề được cha truyền cho, Rít đều mang ra dùng. Bà con khắp vùng ai ai cũng yêu mến Rít chẳng kém gì họ kính nể cha nuôi của Rít ngày xưa. Dần dần, Rít cảm thấy cuộc sống thật là ý nghĩa với nhiều niềm vui.

Bông hoa với ba điều ước – Truyện cổ tích Ba Na Nguồn: Kể chuyện 2, trang 139, NXB Giáo dục – 1982 – chúng tôi –

Chú thích trong truyện Bông hoa với ba điều ước

[1] Buôn: làng ở miền núi của đồng bào thiểu số miền Trung và Nam (vùng Tây Nguyên). [2] Thợ rèn: người làm nghề rèn sắt nung làm thành đồ dùng (còn gọi là thờ rào). [3] Bễ: dụng cụ của người thợ rèn dùng để bơm hơi vào lò cho lửa cháy mạnh (kéo bễ: bơm hơi vào lò bằng bễ có hai chiếc cần kéo lên, đẩy xuống bằng hai tay). [4] Nương rẫy: ruộng ở đồi núi. [5] Đi lang thang: đi hết chỗ này đến chỗ khác không có mục đích. [6] Điều ước: Điều mong ước, điều mong mỏi có được. [7] Trúc: loài cây cùng họ với tre, thân nhỏ và thằng, màu vàng. [8] Tự nhủ: tự bảo với mình. [9] Lụng thụng: (quần áo) rộng và dài quá khổ người. [10] Thồ: (ngựa) chở hàng. [11] Hả hê: thỏa thích, thỏa mãn ở mức rất cao. [12] Thấp thỏm: lo lắng, không yên tâm. [13] Nơm nớp: lúc nào cũng lo sợ điều chẳng lành bất chợt xảy ra cho mình. [14] Phiêu bạt: trôi dạt nay đây mai đó.

Thử thách trong câu chuyện Bông hoa với ba điều ước

Kể ra ba điều ước mà Rít đã thực hiện.

Vì sao ba điều ước không mang lại hạnh phúc cho Rít?

Cuối cùng, Rít hiều điều gì mới đáng mơ ước?

Nếu có ba điều ước, các bé sẽ ước những gì?

[1] Buôn: làng ở miền núi của đồng bào thiểu số miền Trung và Nam (vùng Tây Nguyên).[2] Thợ rèn: người làm nghề rèn sắt nung làm thành đồ dùng (còn gọi là thờ rào).[3] Bễ: dụng cụ của người thợ rèn dùng để bơm hơi vào lò cho lửa cháy mạnh (kéo bễ: bơm hơi vào lò bằng bễ có hai chiếc cần kéo lên, đẩy xuống bằng hai tay).[4] Nương rẫy: ruộng ở đồi núi.[5] Đi lang thang: đi hết chỗ này đến chỗ khác không có mục đích.[6] Điều ước: Điều mong ước, điều mong mỏi có được.[7] Trúc: loài cây cùng họ với tre, thân nhỏ và thằng, màu vàng.[8] Tự nhủ: tự bảo với mình.[9] Lụng thụng: (quần áo) rộng và dài quá khổ người.[10] Thồ: (ngựa) chở hàng.[11] Hả hê: thỏa thích, thỏa mãn ở mức rất cao.[12] Thấp thỏm: lo lắng, không yên tâm.[13] Nơm nớp: lúc nào cũng lo sợ điều chẳng lành bất chợt xảy ra cho mình.[14] Phiêu bạt: trôi dạt nay đây mai đó.

Thơ Với Hoa Mai Ngày Tết (Phạm Ngọc Mai)

Thơ với Hoa mai ngày Tết (Nhân ngày tết cổ truyền có bài viết về hoa mai, và xin được giới thiệu những bài thơ Đường về hoa mai )

Hằng năm cứ vào dịp cuối năm, khi mùa Xuân nơi cuối ngõ và tân niên sắp trở về là mùa hoa mai lại rộ nở. Mỗi lần khi Xuân về ba tôi dẫn tôi ra chợ hoa Saigon, những năm xưa dó chợ hoa ngày Tết chạy dài trên đường Nguyễn Huệ từ khúc đường Lê Lợi thẳng về gần bờ sông Saigon.

… Chợ hoa thì gồm đủ loại hoa từ các nơi mang về, hoa mai xem như đóng vai trò chính vào dịp Tết trong mỗi gia đình, rồi cuối cùng ba và tôi mang về ít nhất một nhành mai mà ông cẩn thận chọn.

Kỷ niệm và nguồn gốc hoa mai:

Ở xứ Mỹ đã lâu mà cái may cho tôi được định cư ngay tại quận Cam có phố Saigon Nhỏ nên mỗi dịp Tết đến, hương Xuân vẫn đong đầy quang phố, ví dụ ta đi từ khu vực chợ ABC đi đọc trên đường Bolsa hướng về góc Brookhurst xong quẹo trái về khu vục chợ Đồng Hương, tâm hồn của người lữ khách từ phương xa sẽ ấm lòng khi chính tay minh lựa chọn một cành mai chiếu thủy hay một chậu mai tứ quí vừa ý. Tôi nhớ ba tôi chỉ chọn nhành mai có nhiều búp thì minh mới chưng lâu trong cả tuần lễ Tết nhất để đón lộc may. Nếu muốn nụ mai sơm nở, chúng ta chỉ cần hơ lửa gốc mai, thế là hôm sau hoa mai nở rộ, lý do ba giải thích khi hơ lửa nóng, nhựa trong thân cây sẽ tăng độ chuyển dịch về ngọn để các búp mai buộc nở hoạ Những lộc lá non trên cành hoa mai cũng đươc người thưởng ngoạn mai như ba tôi chú ý nhiều. Màu xanh lục của lá non có màu lam như ngọc từ trong những búp hình móng gà tỏa rạ Những chùm lá non này đã đượm màu cho những chùm hoa vàng thêm ý nghĩa hơn trong vẻ đẹp.

Tôi nhớ có thấy hoa mai 6 cánh tại VN. Loại thông thường là 4 hay 5 cánh không quí bằng, dĩ nhiên trị giá bán không thể so sánh với mai 6 cánh được. Giữa loài hoa mai mà con người cũng định giá bằng những tiêu chuẩn khác nhau khi ta có dịp bàn thảo về các nhà trồng mai hay thưởng ngoạn hoa mai. Ba tôi có người bạn đồng sự rất say sưa với cây kiểng, mỗi khi ông bàn về cây kiểng với ba tôi tôi nghe như ông mang cả triết lý hay quan niệm dịch lý của phương Đông là đưa mai từ vũ trụ quan vào nhân sinh quan của truyền thống tạp tục của dân tộc. Tôi nhớ có lần tôi hỏi ba tôi vì sao tôi mang tên của loài hoa ngày Tết thì ba tôi giải thích ông rất thích hoa mai, những loại mai quí, và rồi tôi hân hạnh với cái tên “Ngọc Mai” mà ba tôi đã đặt cho tôi. Khi tôi viết bài này tôi nhớ lại những ân tình vô giá mà ông đã dành cho tôi.

Trở về chuyện Tết nhất đầu năm, chúng ta hãy nhớ lại kỷ niệm xưa nào đó ngó lên bàn thờ gia tiên có lư hương đồng bóng loáng, có mâm ngũ quả, có bánh chưng hay bánh tét, có mâm mứt, có trà mạn sen, có cặp dưa và có nhành mai ngày Tết và hỡi bạn còn nhớ hương thơm của mai khi tỏa hoa cho lộc may đầu năm ? Thật vậy, hoa mai rất thơm. Đặc biệt khi tiết trời đầu năm càng lạnh, khiến cho mai càng tỏa hương thơm ngát. Chính cái khứu giác đó làm cho ta trân quí mai hơn.

Tôi tra cứu sách thực vật học về nguồn gốc của hoa mai và được biết như sau: Tên Việt: mai vàng Tên Hoa: hoàng mai Tên Anh: Vietnamese mickey-mouse plant Tên khoa học: Ochna integerrima Họ: Ochnaceae Mai có các loại như mai tứ quý (Ochnaceae serrulata, quế diệp hoàng mai (Ochnaceae kirkii Oliv. Heima), mai chiếu thủy (Wrightia religiosa). Mai và đào chính ra cùng dòng họ, nhưng về sau các nhà thực vật học nghiệm thấy đào (peach) hay mơ (apricot), mận (plum hay prune) và anh đào (cherry) là loại ra quả, nên tách riêng dòng họ mai ra. Mai có nhiều màu như: hoàng mai, hồng mai, và bạch mai. Ở VN người ta gọi hồng mai là hoa đào hay mơ, nở hoa dịp đầu xuân. Miền bắc có nhiều đào và mợ Tại miền nam, chỉ có vùng cao nguyên lâm viên Dà Lạt thích hợp cvho đào và mợ

Cây đào hay mơ như đã nói chỉ trồng được ở miền Bắc, là loại hoa đặc biệt của tết Nguyên đán. Nhiều người chuộng chơi hoa đào tết vì hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm. Đào được phân loại có 4 giống: Giống “đào bích” có màu hồng thẫm, sai hoa là một loại đào dùng để cắm chơi trong các ngày tết. “Đào phai” hoa màu hồng nhạt cũng sai hoa và thường được trồng để lấy quả. “Đào bạch” ít hoa hơn, tương đối khó trồng. Các loại đào này đều có hoa kép. Giống “đào thất thốn”, cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế.

Về loại mai vàng tại miền nam có nhiều. Nếu như hoa đào, chi mai là đặc sản của miền bắc vào ngày tết, thì hoa mai vàng lại là đặc sản của miền nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa Đông, thân, cành mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoa màu vàng, có mùi thơm, e ấp và kín đáo. Mai vàng còn có giống sau khi cho hoa còn kết quả màu đỏ nhạt bóng như ngọc, là mai tứ quí và nhị độ mai.

Mai trồng để lấy hoa vào dịp tết Nguyên đán được trồng từ hạt hay triết cành. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam thường chơi hoa mai vàng vào những ngày tết. Còn giống hoa nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa nhỏ mọc chùm trắng và thơm, thường trồng vào núi đá non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa lại thành cây thế.

Hoa mai trong văn chương VN:

Ngày Xuân là dịp người thi sĩ nâng bút, người họa sĩ vung cọ để thi họa. Tôi truy lục được một số thơ văn tiêu biểu cho bài viết biên khảo này như sau:

1) Với Quách Tấn: Thi sĩ Quách Tấn vốn yêu hoa mai và ông đã viết về loài hoa này như sau: “Mai là một đề tài rất thông dụng. Thi nhân dùng để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Thói đa tình cũng thường biểu lộ trong thơ.

Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ Mai chúng ta đã được đọc. Và nhân đọc thơ Mai, chắc các em cũng như tôi không khỏi nghĩ luẩn quẩn:

– Tùng, trúc, luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?

– Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tự.., đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, đẻ tăng tiến trên đường học vấn. Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán. Bấy nay đã đem Mai của cổ nhân ra làm quà cho các em, tuy chưa được bao năm, song các em đã biết qua mùi vị. Bây giờ tôi xin gửi đến các em một ít “cây nhà lá vườn”.

Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm Mai trong vườn, trong tháng giêng, tháng hai nở lác đác, sang tháng ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật:

“Giếng ngọt Giang Nam một khóm già Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoaTình Xuân còn đợi duyên công chúa Hương muộn càng say giấc Tố Nga Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc Vần gieo gió sớm bút trao già Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ Tiếng địch thành cao vọng bến xa”

Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng. Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh mai hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần:

Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại. Tôi nhận thấy người cũng như mình, xưa cũng như nay, nói đến MAI chỉ vì mình mà nói, chớ chưa từng thấy thi nhân nào vịnh Mai vì Mai. Đối với Mai như thế kể cũng phụ phàng quá ! Song Viên Mai lại nói:

“Thơ vịnh vật mà không có ký thác thì chẳng khác lời đùa của trẻ em…, thì thơ kia là Mai hay Thi Nhân đâu còn là hai nữa, mà người đọc chúng mình còn phân biệt Ngã, Nhân. Thơ vịnh Mai là thế. Thơ vịnh các vật khác cũng thế.” – Quách Tấn. 2) Với Vũ Hoàng Chương: Nhà thơ Vũ Hoàng Chương cũng cho nhiều thơ về hoa Mai như:

“Cao sâu từng nhập bóng cây già Cây vẫn thân xưa bóng chẳng nhòaVườn trải băng sương trăm thức cỏ Xuân còn thúy vũ một cành hoa Lòng nghe nắng ấm say đôi chút Cánh để men hồng nhuốm phớt qua Vang tiếng chim xanh về hót đấy Bồng lai hẳn nhớ kẻ đi xa”

(bài “Tết Đề Mai”, VHC)

“Rồng lên một bóng u hoài Ôi thôi từng khúc ngã dài tâm tư!Chín giao thừa, tám năm dư Cành mai trắng mộng đêm trừ-tịch xuông…”

“Ngàn mai lối tuyết đêm đông lạnh Hai gã say sưa lạc nẻo vềĐắm giấc mơ tình trên nệm tuyết Quanh người âu yếm lá mai che”

“Tuyết tan mai rụng còn đâu nữa Dĩ vãng tìm đâu một chút ghiChăn gối đêm xưa nơi vực thẳm Điêu tàn mang cả ái ân đi”

3) Với Sương Nguyệt Anh:

Khi viếng Điện Núi Bà hay Linh Sơn Thánh Mẫu, nơi thắng cảnh thiên nhiên rất hùng vỹ, uy nghi, trước những hàng mai trắng đang trổ hoa mừng xuân, nữ sĩ Thụy Khuê Sương Nguyệt Anh cảm tác hai bài thơ tiêu biểu là “Thưởng Bạch Mai Cảm Đề” và “Linh Sơn Nhất Thụ Mai” như sau:

Và bài thơ Đường làm bằng hán tự khi xuân vịnh về tại Linh Sơn mà nữ sĩ Thụy Khuê đã cảm tác:

Bài thơ trên được thi sĩ Hi Đạm chuyển ngữ sang Việt ngữ:

4) Với Cao Bá Quát: Thơ ông ca ngợi hoa mai như sau:

Cao tiên sinh cúi đầu lạy hoa mai một kiếp đời chân quí hoa mai.

5/ Với Nguyễn Du:

Nguyễn Du tiên sinh nhìn bộ đồ trà có cây mai làm đề tài. Nổi tiếng trong đương thời là bộ chén dĩa trà”Mai hạc” có câu thơ nôm trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

“Nghêu ngao vui thú yên hà Mai là bạn cũ, hạc là người quen.”

Cây mai ở bộ tách uống trà này vẽ cành mai uốn cong rất nhiều hoa nở và một con chim hạc đứng trên bờ đá. Bộ trà mang màu men xanh ngọc và đề câu thơ chữ Hán “Hàn mai xuân tín tảo”, tức là cành mai mùa lạnh báo tin xuân sớm về.

Thật ra văn hóa ấm trà còn nhiều lắm, tôi đọc tài liệu đâu dó mà nay đã quên. Nói chung trong văn hóa các loại sành sứ có dùng biểu tượng của hoa mai. Tính chất thanh nhã của loài hoa này đã đi vào văn hóa của dân tộc VN. Nghệ thuật hội họa cũng chọn mai làm bao đề tài cho mùa Xuân hay cho ngày Tết. Thơ văn hay hội họa xoay quanh 4 loài kiểng quí, hay nôm na là “tứ quí”, mà hoa mai đã dân đầu: Mai, Lan, Cúc, Trúc. Các nhà Nho thường trang trí bộ tranh họa ngày xưa thời nho học thì hoa mai xuất hiện nhiều trong các bộ tranh vẽ qua nhiều kiểu khác nhau như mai bên hoa cúc, mai xen trong cành trúc hay mai lan song cặp,… bên cạnh là những dòng thơ ngắn bằng hán tự trong nét thư họa bay bướm và tất cả nói lên ý nghĩa cao quí của mùa Xuân về với chúng tạ Phải chăng hoa mai đã phô sắc diễm kiều, hoa mai đã đóng góp một sắc thái văn hóa dộc đáo cho dân tộc VN. Sự rực rỡ của màu hoa mai đang nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là điềm thịnh vượng, phát lộc, phát tài và nó còn bao hàm ý nghĩa của sự hạnh phúc hay sung túc cho gia đình hay cho một đoàn thể hay một tổ chức thương mại nào đó nhân dịp đầu năm, khởi sự cho một chu kỳ mới của con người. Người người làm ăn phát đạt sung mãn của năm mới đang đến với xa hội nói chung. Thi ca về hoa Mai còn nhiều, tôi xin buớc sang lãnh vực âm nhạc. Ngày Xuân mới hay ngày Tết về làm phơi phới thiên nhiên, làm xôn xao không gian qua vai trò của âm nhạc.

“Lý Bông Mai” – Kim Tuấn & Trương Quang Tuấn)

Nhạc mừng Xuân mới hay mang âm hưởng vui tân niên có hoa mai còn nhiều lắm. Ta đã đi từ thơ Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, Sương Nguyệt Anh, Cao Bá Quát, Nguyễn Du đến âm nhạc Xuân của Nguyễn Hiền, tất cả đều nói đến nét đẹp của mùa Xuân kèm theo vẻ thanh tao của hoa mai, vì hoa mai đã hòa nhập vào nếp sống của dân gian. Hoa mai mặc nhiên góp phần cho văn hóa xã hội thăng hoa giá trị tâm hồn chúng ta vậy.

Tóm lại, hoa mai góp mặt tại quê hương VN đem lại nếp sinh động trong tâm hồn văn hóa Việt tộc, mai đến rồi đi, rồi trở lại theo chu kỳ của mùa Xuân, của những ngày Tết mới của năm, mai đi từ vũ trụ quan của thiên nhiên đến góp phần vào nhân sinh quan trong hồn dân tộc, mai là biểu tượng đẹp đẽ, hài hoà trong lòng văn hóa Việt. Mai là nguồn vui cho mọi người chúng ta nói chung khi mùa Xuân về.

Với riêng tôi, Mai là loài hoa tôi mang tên và bài viết này như là những lời ân tình trân quí nhất của tôi kính gởi đến ba má tôi với lời chúc mừng đầu năm.

Phạm Ngọc Mai ( ST giới thiệu)

Nhạc Chuông Ước Mơ Thầm Kín

Lời bài hát “Ước mơ thầm kín”Hỡi em yêu ơi, người yêu nhỏ xinh, chiều buông xuống

Anh ngồi ôm đàn một mình tâm tư mơ màng

Nhớ ánh mắt ấy đắm say,

làn tóc bay nhẹ trời chiều lòng ngất ngây

Thật dịu dàng em đã đến và thắp lên

bầu trời hồng niềm khát khao

Nắn nót những phím tơ,

lời hát anh tràn đầy niềm ước mơ

Wherever you go, whatever you want, hỡi em

Người ơi, lòng anh muốn nói bao năm tháng rồi

Những ước muốn giữ kín trong tim này

Wherever you go, whatever you want, hỡi em

Dù cho trần gian có hết, tháng năm có tàn

Ước muốn sẽ mãi có em trong đời

Em có hay lòng chăng từng đêm

Thầm mơ gần bên em

Trái tim với những thắm thiết ân tình

Hãy đến ghé sát vai, nụ hôn nồng cháy êm ái em hỡi

Dù trong một phút giây, anh khát khao mong chờ

Xin em chớ quay lưng, đừng hững hờ

Yêu mình em mà thôi, xin một đời ta luôn có nhau

Wherever you go, whatever you want, hỡi em

Người ơi, lòng anh muốn nói bao năm tháng rồi

Những ước muốn giữ kín trong tim này

Wherever you go, whatever you want, hỡi em

Dù cho trần gian có hết, tháng năm có tàn

Ước muốn sẽ mãi có em trong đời

Thời gian trôi qua mau, em nay đâu

Bao đêm thâu, câu hát ôi chơi vơi

Ước muốn đã tan, giấc mơ đã xa

Gọi em mãi trong nỗi đâu niềm nhớ

oh oh oh oh

Người yêu dấu hỡi, oh oh

Xa em, xa khung trời bao ước mơ

(Ước muốn nay không còn, những giấc mơ xa rồi

Hỡi em, người ơi, từng đêm trống vắng,

Lòng ôm tiếc nuối, oh oh

Những ước mơ giấu kín trong tim này

Uớc muốn nay không còn, những giấc mơ xa rồi

Nhớ nhung còn đây sầu vương mái tóc

Còn đâu nữa, buồn chi nữa ….)

HD tải nhạc chuông “Ước mơ thầm kín”

Từ khóa tìm kiếm trang này:Tải nhạc chuông Ước mơ thầm kín- Lam Trường về điện thoại, Download/ nghe/ Tai nhac chuong Uoc mo tham kin cho dien thoai di dong; Download nhac chuong Uoc mo tham kin, ca si Lam Truong ve may tinh; Nhac chuong bai hat Uoc mo tham kin Lam Truong

Chuyện Tình Lá Diêu Bông

Ai cũng biết “Lá diêu bông” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhà thơ huê tình xứ Kinh Bắc. Nhưng trong tâm thức mọi người, dường như đều tin có cái “Lá diêu bông” thật, gắn với mối tình thơ dại của cậu bé Hoàng Cầm 12 tuổi. Và xung quanh cái “Lá diêu bông” ấy đã có nhiều câu chuyện thú vị về thi sĩ Hoàng Cầm.

Câu chuyện của 71 năm về trước…

Đó là vào dịp lễ Giáng sinh năm 1934, cậu học trò Hoàng Cầm được nghỉ về thăm nhà ở cái phố ga xép đìu hiu Như Thiết. Ở đấy có một cô gái bán hàng nước 20 tuổi đã hút hồn cậu học trò 12 tuổi trong mấy năm trời: chị Vinh. Hoàng Cầm về cũng là để được trông ngóng, ngó nhìn, chờ đợi chị. Chiều mùa đông nắng hanh vàng rộm, trời xanh trong, heo may se se lạnh. Vắng khách, chị bỏ cửa hàng bước nhanh ra cánh đồng, đi trên các bờ ruộng, lúi húi vạch từng lùm cây, bụi cỏ hoang dại như để tìm một vật gì đó. Cậu học trò đi theo, cách sau lưng chị ba bước. Thấy chị cứ tìm mãi, cậu mới bạo dạn hỏi:

– Chị Vinh ơi ! Chị đi tìm cái gì thế?

Chị cười, một nụ cười trêu cợt rất bí ẩn kiêu sa, rồi nói:

– Ừ, chị đi tìm cái lá… ấy đấy, đứa nào tìm được cái lá ấy ta gọi là chồng!

Tim cậu học trò như lặng đi ngừng lại vài giây rồi đập rất mạnh, người nóng ran lên trong buổi xế chiều càng lạnh, vì hy vọng là mình sẽ… tìm được cái lá ấy cho chị. Cái lá ấy, chị đã gọi tên, một cái lá có lẽ có thật, nhưng chỉ ít lâu sau buổi chiều mùa đông ấy, cậu học trò đã không sao còn nhớ, để rồi 25 năm sau, tức một phần tư thế kỷ, nó biến thành cái ” Lá diêu bông ” trong bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Hoàng Cầm.

Và bài thơ ra đời 25 năm sau…

Một chiều thứ bảy, cậu học trò 12 tuổi si tình xuống tàu, vào phố xép đi về nhà, nhìn sang nhà chị Vinh thấy cánh liếp đóng im ỉm. Chị Vinh đã đi lấy chồng. Bà mẹ chị Vinh đã đồng ý gả chị cho một viên quản khố xanh ở Phủ Lý để cuộc sống đỡ khó khăn:

Năm sau giặc giã Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi Em đứng nhìn theo Em gọi đôi.

(Cây tam cúc)

Cậu học trò khóc oà lên, khóc như vừa có một thế giới nào đột ngột vỡ tung trong vũ trụ. Mối tình thơ dại tuổi học trò rướm máu ấy làm sao có thể quên được trong một hồn thơ đa tình đa cảm? Nó vẫn âm ỉ cháy không nguôi trong lòng thi sĩ suốt 25 năm qua…

Cho đến cái mùa rét năm 1959 thì kỷ niệm của mối tình thơ dại đầu đời bỗng ùa về trong lòng thi nhân và trào ra thành những con chữ trong cái giai điệu ” Lá diêu bông” như không thể nào cưỡng nổi. Và đây cũng là một hiện tượng “lạ” trong thơ Hoàng Cầm cũng như trong thơ hiện đại Việt Nam. Trong Vĩ thanh (Về Kinh Bắc), chính Hoàng Cầm đã kể lại rất cụ thể trường hợp ra đời của bài thơ “Lá diêu bông”: “Đặc biệt, riêng, riêng có bài Lá diêu bông, duy nhất một bài này hoàn toàn là những lời văng vẳng bên tai, từ đầu chí cuối, quá nửa đêm mùa rét 1959… tôi vẫn không ngủ được. Bốn bề yên tĩnh… Chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về:

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…

“Tôi xoay người trong chăn về phía bên trái và ghi ngay lên giấy. Giọng nữ vẫn đọc, không vội vàng và cũng không quá chậm, và tôi ghi lia lịa trong bóng tối mờ. Đến lúc giọng nữ im bặt hẳn, lòng tôi nhẹ bẫng đi, được một lát thì tôi ngủ thiếp. Sớm hôm sau nhìn lại trang “bản thảo” thì có chỗ rõ, đọc được, nhiều chỗ dòng nọ đè lên dòng kia, chữ này xoá mất chữ khác. Phải mất nửa giờ, tôi mới tách được ra theo thứ tự đúng như những lời người nữ kỳ diệu nào đó đã đọc cho tôi viết lúc quá nửa đêm hôm qua. Bài Lá diêu bông ra đời như vậy, nói có người không tin, nhưng tôi nghĩ bây giờ khoa tâm thần học, vô thức luận, tâm linh học có thể lý giải được hiện tượng đó một cách rất khoa học. Vậy nên, cái lá diêu bông là cái lá gì, ở đâu, nào tôi có biết. Thần linh đọc diêu bông, tôi chép diêu bông, thế thôi. Nhưng nó có nguồn gốc đấy”.

… Ngày cưới Chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Em tìm thấy lá Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời!… – Ới diêu bông!…

Có phải vì thế mà nó đã “lọt tai” độc giả Việt Namvà được nhiều thế hệ người đọc nước ta tìm đến và đón nhận? Nguyễn Đăng Mạnh gọi đó là “phạm trù siêu thơ”, Nguyễn Đăng Điệp thấy ông là “người dệt thơ từ những giấc mơ…”, còn Đỗ Lai Thuý thì lại cho rằng “có thể Hoàng Cầm không có lý luận, không có tuyên ngôn như nhóm siêu thực của André Breton, nhưng trên thực tế ông đã sáng tác như họ”. Chỉ có điều, ông đã Việt hoá thơ siêu thực châu Âu, đúng hơn là đã Kinh Bắc hoá đến mức tạo ra một bông hoa thơ thật nhuần nhị và đẹp hư ảo như chiếc Lá diêu bông từ khi ra đời đến nay vẫn lâng lâng, mơ hồ, say đắm, mê hương trong lòng người đọc…

Đến cuộc thi bình thơ cuối thế kỷ…

Bốn mươi năm sau. Bài thơ đã có thời gian đi vào cuộc sống. Lớp trẻ đã đón nhận Lá diêu bông như đón nhận một tiếng thơ của lòng mình. Nhiều cuộc trao đổi, toạ đàm về Lá diêu bông đã được tổ chức trong học sinh, sinh viên. Thi sĩ Hoàng Cầm đã đến nói chuyện về thơ của mình với sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và bình hai thi phẩm Lá diêu bông và Cây tam cúc. Và một hạnh phúc, một phần thưởng lớn đã đến với ông: Hội Tao Đàn báo Hoa học trò đã tổ chức một cuộc thi bình bài thơ Lá diêu bông kéo dài mấy tháng trong năm 1999 – năm cuối cùng của thế kỷ. Bài dự thi khá nhiều với nhiều tiếng nói bình thơ khác nhau nhằm khám phá cái “Lá diêu bông” bí ẩn, say người và đầy ám ảnh kia. Phải khó khăn, vất vả lắm Ban giám khảo mới chọn được không đầy 10 bài để đưa vào chung khảo. Các bài này đều được đưa nhà thơ Hoàng Cầm “chấm” để tham khảo ý kiến. Bài được giải cao nhất trong cuộc thi bình thơ đã được chính tác giả bài thơ cho 9 điểm. Đó là bài của Đỗ Khánh Phương, sinh viên lớp 3B, Khoa ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội I, nhan đề: Tình yêu tuyệt vọng và hy vọng của đời người với lời kết thúc: “Chông chênh giữa hai bờ thực và ảo, giữa có lý và phi lý, giữa đòi hỏi và hy sinh, tâm trạng của nhà thơ cũng là tâm trạng của tình yêu, nhất là khi nỗi đam mê cháy lên từ những điều không có thực. Vì thế mà có một ảo kỳ Lá diêu bông. Vì thế mà tình yêu vẫn mãi là ảo kỳ, là đáng được thương, đáng được không vô tình với nó. Và, người ta lại cháy lên hy vọng làm một điều gì đó để tình yêu không đi cùng với nỗi bất hạnh trên đời”.

Và “Lá diêu bông” đi vào cuộc sống…

Nhạc sĩ Trần Tiến đã phổ nhạc bài thơ Lá diêu bông thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích, tạo một nhịp cầu âm nhạc cho lời thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm đi vào lòng công chúng. Nhưng có những điều không mấy người biết về tác giả Lá diêu bông: Nhờ có bài thơ này mà Hoàng Cầm cùng với nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán đã được ông giám đốc Khách sạn Hoa Lư – Ninh Bình cho ăn ở không mất một xu (chỉ vì mê bài Lá diêu bông) và cả người gác cầu Đò Lèn – Thanh Hoá ưu tiên cho đi trước (cũng chỉ vì ái mộ ông “Lá diêu bông“) khi họ vào Thanh Hoá để gặp hai nhà văn Hoà Vang và Nguyễn Lương Ngọc trong chuyến đi bộ xuyên Việt. Và đặc biệt, bài thơ đã thành tên một cái quán – Quán “Diêu Bông” trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1980 – (nay là Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM). Chủ quán là một nhà giáo – nhà thơ nghỉ hưu sớm, đã nhờ một người quen (trung tá Quýnh) chuyển cho tác giả Lá diêu bông một bức thư bằng thơ như sau:

Quán em nghèo em gọi Diêu Bông Cũng là như có như không vậy mà… Hoàng Cầm ơi, anh ở xa Em nhờ anh Quýnh bắc qua nhịp cầu Gặp anh bày tỏ trước sau Diêu bông hư thực biết đâu mà tìm Thương người đáy biển mò kim Đời giông bão thương cánh chim cuối trời…

Xuân Nguyễn (Theo Kiến Thức Ngày Nay 569)

Sao em nỡ vội lấy chồng hay Lá Diêu Bông là một bài hát thuộc thể loại trữ tình do nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác vào năm 1990, phỏng theo bài thơ mang tên ” Lá Diêu Bông” của nhà thơ Hoàng Cầm. Nội dung bài hát kể về chuyện một người thiếu nữ thề ước với người con trai yêu cô rằng: nếu tìm được “Lá Diêu Bông” thì sẽ lấy làm chồng, mặc dù cô biết đó là một loại lá không có thật. Thời gian trôi qua, người con trai cất công đi tìm chiếc lá thần thoại đó nhưng người yêu của anh đã đi lấy chồng từ thuở nào…

Bài hát từng nhận được giải thưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 1990, về những sáng tác cổ động cho phong trào Dân số – Kế hoạch hoá gia đình.

Thơ Hoàng Cầm

Bài thơ ” Lá Diêu Bông” là câu chuyện tình có thật của nhà thơ Hoàng Cầm. Khi mới được 8 tuổi, Hoàng Cầm về thăm nhà ở làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh, sau khi đi trọ học ở tỉnh. Đang ở trong quán hàng xén của mẹ, ông tình cờ gặp một người con gái 16 tuổi tên Vinh bước vào quán. Hoàng Cầm ngay lập tức phải lòng cô gái. Suốt 4 năm trời, cậu học trò nhỏ ngày đêm: ” ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng hai mươi mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo“. Người con gái mặc dù biết mối tình của Hoàng Cầm dành cho mình nhưng vẫn lẳng lặng. Một ngày kia, chị nói vu vơ với Hoàng Cầm ” Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…“. Mặc dù biết rằng thứ lá đó không có thật nhưng cậu học trò vẫn mải miết đi tìm. Năm Hoàng Cầm 12 tuổi, cô gái tên Vinh đi lấy chồng. Đến khoảng 25 năm sau, bài thơ ” Lá Diêu Bông” được ông sáng tác.

Trích đoạn bài thơ:

Vào thập niên 1980, nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cho bài thơ. Nội dung bài thơ được giữ nguyên và ông chỉ thêm vào hai câu ở cuối bài:

Khoảng năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ lại nhạc và lời mới cho bài thơ này, bài hát mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ, lấy tên là ” Sao em nỡ vội lấy chồng“. Bài hát này được Trần Tiến sáng tác để tuyên truyền cho phong trào Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, một phong trào được Liên Hợp Quốc bảo trợ. Một thời gian sau, nó được dàn nhạc giao hưởng New York thể hiện nhằm đón chào Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam lên nhận giải thưởng của tổ chức này. ” Sao em nỡ vội lấy chồng” từng được khá nhiều ca sĩ thể hiện như: Quang Lý, Thu Hiền, Trung Đức, Trần Thu Hà, Quang Linh,… Ngoài ra, một nữ ca sỹ người Nhật Bản cũng đã đưa bài hát này vào CD nhạc phát hành hơn 20 nước trên thế giới của mình.

Trích lời bài hát:

Lưu Thị Huê @ 21:36 04/05/2013 Số lượt xem: 1410

Cập nhật thông tin chi tiết về Bông Hoa Với Ba Điều Ước trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!