Xu Hướng 3/2023 # Blog Manh Hai: Những Bài Thơ Chế Hài Hước Nói Xấu Về Con Trai # Top 4 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Blog Manh Hai: Những Bài Thơ Chế Hài Hước Nói Xấu Về Con Trai # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Blog Manh Hai: Những Bài Thơ Chế Hài Hước Nói Xấu Về Con Trai được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thơ chế nói xấu bọn con trai siêu hay và hài hước. Tuyển tập bộ thơ chế vui nói xấu bọn con trại,đàn ông hay hài hước nhất. Thơ chế giễu con trai. thơ chế về con trai xưa và nay. Thơ hay về con trai xưa và nay.

Con trai bây giờ thật khó ưa Tán dai tán dở ngứa tai lừa Tóc đầu dựng đứng như bờm ngựa Quanh năm không tắm bốc mùi chua.

Con trai bây giờ như ông già Lụm khà lụm khụm giống cò ma Vậy mà sắn áo khoe gân cốt Ai ngờ tối ngày nốt “Viagra”

Con trai bây giờ thích la cà Đầu đường xó chợ đến sân ga Về quê tìm ghệ nhí hầu hạ Ai ngờ gặp phải thứ quá cha!

Con trai bây giờ hoc thói ngoa Thúc sinh tào tháo đều thua xa Cô nào vô phúc nghe mật ngọt Kể như tiêu tán cả đời hoa

Con trai bây giờ siêng thiệt nha Học thì không muốn, muốn làm cha! Ra đường lâng láo tìm gái đẹp Chê ỏng chê eo nên ở già

Con trai bi giờ “lại cái” nha Bông tai 3 lỗ, lưỡi đeo tà Một ngày xịt 2, 3 chai keo tóc Áo quần diêm dúa rõ giống …”BÀ” Ngồi đây than thở cái phận ta Thời vàng son cũ thiệt đã qua Thôi thì cứ lấy năm bảy vợ Nếu may cũng hạp được một bà …

Con trai rất giỏi nhất hứa liều Trước mặt con gái đủ điều hứa suông Con trai ăn nói luông thuông Trên trời dưới đất diễn tuồng thật hay

Con trai giả bộ giả say Gặp con gái đẹp … tỏ bày lời yêu Con trai cái miệng nói nhiều Trong lòng rỗng toét chứ yêu nỗi gì

Con trai có tánh rất lì Ði cua con gái , cây si đứng trồng Con trai thường chẳng thật lòng Yêu sàm , yêu xở lòng vòng khó tin

Con trai tật xấu linh tinh … Vậy mà cứ tưởng đâu mình là ngoan Con trai hết sức ngang tàng Em em ngọt sớt … rồi nàng nhớ nhung

Con trai quậy phá lung tung Trời ơi đất hỡi …. anh hùng một cây Con trai tóm lại hết xài Mới nhìn thấy ghét.. nhìn hoài “ghét” thêm

Con trai là chiếc mùi xoa Khi nào ta khóc ta đem ra lau chùi Con trai là trái bắp lùi Ta lên cơn đói ta vùi xuống bung

Con trai là cái nắp vung Ta mà giận dữ ta tung xuống đường Con trai là một thị trường Ta mà không thích ta nhường cho nhau

Con trai là một cái thau Ta ngâm chén bát rửa rau giặt đồ Con trai là chiếc ô tô Ta mà không thích ta thồ nhau đi Hỡi các chị em phận nữ nhi Hãy nhanh tay chọn phòng khi về già

Thơ chế hay về con trai

Thời xưa, xưa thiệt là xưa Khi in-toa-net còn chưa được xài Trần gian toàn những áo dài Trời cao, sông rộng, đất ngời sắc xanh Thế rồi tất cả lạnh tanh Hình như thiếu tiếng “cành nanh” đây mà Trời liền…trong bếp bước ra Kêu ngay thần Sấm đem ta cái nồi Bỏ vô 3 lít “đồ tồi” Hai cân “làm biếng” xong rồi đem ninh Gia vị “hay nói linh tinh” “Ở dơ”, “ngủ nướng”, “hôi rình” thêm dzô! Rồi mới lấy 1 cái xô Hai chén “ít kỷ” 1 tô “tò mò” Nêm thêm 1 ít “trùm sò” Bột “nông nổi” muối “hồ đồ” cho ngon Xong rồi trút hết ra soong Lắc đều, nấu tiếp cho tròn 3 đêm Đến khi nổ 1 cái “OÀNH” Từ trong 1 dáng hình bước ra Trời kêu lên 1 tiếng “à!” Đích danh ông Tám gọi là Mày Râu

Thơ vui Con trai con gái

Con Trai như mấy cũ khoai em mà đói bụng em nhai vào lòng con trai như cá lòng tong tối ngày bơi lội, long nhong xuốt ngày Con Trai mặt mày đen sì Ai mà đụng tới là xui cã ngày Con Trai như cái mũi tên Tối ngày đi thọc, lon ton ngoàiđường Con Trai như gác phố đường Phường nào gái đẹp, trai theo đi đùa Con Trai ai nấy cũng dzê Em nào, em nấy không tha em nào

Thơ hay về con trai với con gái

Con gái mắng con trai Con trai ư..??? Chúa lầm lì…. Ta hỏi gì cũng ậm ừ ghét ghê!!! Con Trai là chúa hay chê… Ngắm người ngoài phố..rồi nherăng cười…. Con trai, Vua của xứ lười… Lớp…, nhà hổng dọn…cứ ngồi chơi không…. Con Trai la chúa long bong…. Ngày chơi…tám tiếng mà khôngthấm gì… Con trai…quân áo “Xù Xì “ Chẳng giặt…chẳng ủi , thứ gì cũng chơi… Con trai la chúa giả vờ…. Chào Em !! “Mình đã quen sơ rôii` mà…!!” Con Trai như vậy mới là…… Nhưng mà…vắng hắn , tụi ta cũng

Thơ chế: Trai xưa và nay

Trai xưa kiu :” Dạ em đây”. Trai nay kiêu kái ” Bà này phiền ghê” Trai xưa đẹp tựa Héc-wuyn Trai nay như mấy con heo xổng chuồng. Trai xưa nấu nướng đảm đang Trai nay chỉ biết tìm kà fê ôm Trai xưa mớy thật là trai Trai nay như mý pà jà có thai Trai xưa ăn nói dạ vâng Trai nay ăn nói “Đan Mạch” thấy ghê Trai xưa vừa gặp đã yêu Trai nay ỏng ẹo yêu kiều dã man Trai xưa đâu biết online Trai nay cóc cóc cả ngày mệt ghê! Trai xưa:”Ta nguyện yêu nàng” Trai nay “yêu hả? Xếp hàng đi kưng

Một Số Bài Thơ Bóng Đá Vô Cùng Vui Vẻ Và Hài Hước

Thơ bóng đá và em – Những bản tình ca bất hủ

Bài thơ: Bóng đá và Em – Tác giả: Lê Thống Nhất

TS Lê Thống Nhất – tác giả của những bài thơ bóng đá hay và thú vị nhất sinh năm 1955 tại TP Nam Định. Năm 1996, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về phương pháp giảng dạy toán. TS Lê Thống Nhất có một thành tích đáng nể trong sự nghiệp khi ông từng là thư ký tòa soạn cho tạp chí Toán học &Tuổi trẻ, Phó Tổng biên tập sáng lập tạp chí Toán Tuổi thơ và nhiều chức danh khác trong giáo dục. Ông cũng là người đã tạo ra các cuộc thi Toán, thi Tiếng Anh trên Internet cuốn hút cho hàng triệu học sinh Việt Nam. Với tình yêu về thơ ca và bóng đá ông đã dành riêng những vần thơ về tình yêu đôi lứa, về trái bóng tròn để nói thay nỗi lòng của các chàng trai.

Không bao giờ yêu bóng đá hơn em Dù có thức xem, dù đơn, dù sớm Dù chẳng ngủ bù, dù râu lởm chởm Dù chỉ một mình, dù trôm trốn đi. Dù trái bóng kia yêu đến cuồng si Dù đội bóng kia chi li lịch sử Dù sắc áo kia muốn từng mặc thử Dù cầu thủ kia ngủ cứ hiện hình. Dù là bệnh lây khắp cả hành tinh Dù là thứ men mà mình đã ngấm Dù là vượt rào dù ai ngăn cấm Dù làm mắt hoa sau trận cuối cùng. Dù là những gì cũng chỉ yêu chung Cũng như bao người săn lùng một vật

Còn với em đây Tình là lạ nhất Anh chẳng giống ai​ Ngất ngây khác người!”

Bài thơ: Bóng đá và Em – Tác giả: Thủy Ana

Có người ví tình yêu như bạn gái với trái banh Nhưng em không nghĩ thế Bởi trái banh phải qua chân muôn vàn cầu thủ Còn em chỉ qua có mỗi anh…

Cứ cho là bóng đá nổi tiếng khắp hành tinh Và bao người đã nổi danh là vua phá lưới Nhưng trái bóng không bao giờ biết đợi Nếu anh không nhanh kẻ khác sẽ sút vào

Bóng đá là gì mà bao kẻ phải lao đao Lại còn đem Ph.D (*) so cùng bóng đá Em bỗng nghe chạnh lòng đến lạ Nghe như mưa ướt một khoảng tim mình

Sẽ có ngày bóng đá cũng lặng thinh Danh thủ nào rồi cũng về bên vợ Anh sẽ đi đâu giữa muôn vàn thương nhớ Chẳng nơi đâu in nổi dấu chân mình?

Thơ tình của dân ghiền bóng đá

Anh yêu em như sân cỏ tưng bừng Hình bóng em nhớ như từng bàn thắng Em phạt góc, anh thức thâu đêm trắng Cứ rập rình mà không dám ném biên.

Em trả bóng về, anh chẳng sút lên Cứ giữ bóng để cho yên mọi chuyện Khung thành tình yêu vẫn còn nguyên vẹn Lưới trắng tinh, anh xin nguyện hết mình.

Chẳng có trọng tài, nên khó phân minh Bị va chạm, là thường tình, em nhỉ? Khi em cản dồn anh vào thế bí Lách qua em, anh cũng chỉ nhẹ nhàng.

Ôi! Tình yêu hai đứa đã cùng mang Hai sắc áo – cùng vinh quang, cay đắng! Bao bàn thắng hàng ngày anh hiến tặng Vẫn nằm mơ chiếc Cup nặng cuộc đời.

Đã bao lần anh việt vị, em ơi! Tưởng chắc thắng lại nghe còi em thổi Dừng bóng lại kẻo nhận cơn giận dỗi Anh xin em đừng rút vội thẻ vàng.

Có chiều buồn như thua trận, lang thang Chỉ mong em cho gỡ bằng hiệp phụ Hãy đá luân lưu để anh chống đỡ Còn hơn là nhìn thẻ đỏ buồn đau.

Yêu hết mình mà vẫn khó hiểu nhau Như hai đội vào sâu Chung kết Như bóng đá, khi yêu, ai chẳng mệt Nhưng cuộc đời vẫn mãnh liệt, mà em

Như hai đội vào sâu trận chung kết, Anh càng hăng e cũng đá càng sung, Khi lên đỉnh thì hai đứa cũng thấm mệt, Vinh quang có dễ lấy bao giờ.

Tuyển tập những bài thơ chế cực hay

Ngoài những bài thơ bóng đá hay về tình yêu đôi lứa, chúng ta còn có rất nhiều những bài thơ chế về bóng đá có thể kể đến như:

Thơ vui về đá bóng

Giá em được yêu như là bóng đá Để anh say mê xem chúng hàng ngày Anh xếp lại mọi buồn vui bỏ dở Để đợi chờ trận đấu bóng chiều nay.

Anh cuồng nhiệt trong vai người hâm mộ Dõi theo từng pha bóng rất hăng say. Một quả sút, anh mỉm cười rạng rỡ Cú phạt đền, anh giận dữ khoát tay.

Giá em được yêu như là bóng đá Bao bất ngờ làm cho anh ngất ngây. Nhưng anh ơi! Phải chăng em cũng như là quả bóng Chiếm được rồi, anh lại đá đi ngay?

Thơ Về Bóng Đá

Cảm ơn anh đã chân tình Khuyên em chơi bóng 1 mình 1 golf Để cho em khỏi đau buồn Anh chiếm được bóng lại còn đá đi. Nhưng mà anh thử nghĩ suy 1 mình 1 bóng còn gì là xuân. Dù cho thay bóng bao lần, Còn Jin hay đã mấy lần xì hơi. Dẫu cho anh có mấy lời Chơi golf em vẫn là người cô đơn. Em thích làm quả bóng hơn Theo chân cầu thủ lăn tròn trên sân. Tung lên, nẩy xuống bao lần Cầu thủ vẫn cứ sán gần bên em. 22 thằng muốn có em Thế là hãnh diện sướng điên lên rồi. Chuyền đi, chuyền lại liên hồi Thủ thành kia vẫn đứng ngồi chờ em…

Anh Muốn là Quả Bóng

Các anh hai hai thằng Mỗi mình em là bóng Anh làm sao độc chiếm Chúng xé xác anh ra Quả thực anh thiết tha Muốn trở thành quả bóng Để hai mươi hai em quyết sống Chỉ với mỗi mình anh Nếu em muốn độc chiếm Gửi em một lời khuyên Chuyển theo cách môn golf Mỗi người chơi một bóng Nếu khi bóng có mất Thay bóng mới còn jin Bao nhiêu tùy ý em Một game không hạn chế

Bài thơ: 10 chiêu để thắng

Một chiêu:Kéo áo,vít vai Hai chiêu:Ăn vạ nằm dài giữa sân Ba chiêu:xoạc bóng kê chân Bốn chiêu:Vờ ngã đòi ăn phạt tiền Năm chiêu:che dưới, đỡ trên Sáu chiêu:tăng tốc như tên ghi bàn Bảy chiêu phá bóng an toàn Tám chiêu:co cụm về sân bên mình Chín chiêu:”chặt sắt, chém đinh” Mười chiêu: chơi bóng cố tình dùng tay. Hôm nay khách đá rất hay Nhưng rồi cũng chết dưới tay chủ nhà!

Thơ học tiếng Anh cho fan Bóng đá

Rất mong tất cả sẽ thành chuyên gia Match là trận đấu, chẳng ngoa Ball là trái bóng, line là đường biên Kick là đá, pass là chuyền Throw-in có nghĩa ném biên, chuẩn bài! Nếu mà việt vị off-side Cờ là flag, trọng tài phất lên Linesman là bác chạy biên Referee là bác áo đen cầm còi Whistle – còi, đã rõ rồi Bắt đầu trận đấu là hồi giao banh Giao banh kick-off hoàn thành Hai bên lập tức vào tranh bóng liền Phía ngoài là coach – HLV, Bên trong có chú captain – thủ quân. Điểm tên vị trí trên sân Goalie chắc chắn là chân gác đền Left, right – trái, phải hai bên (The) back là hàng hậu, bám biên hai người Trung vệ ở giữa, đúng rồi Là central back, số người tùy theo Midfielder, tiền vệ xin nêu Cũng trái, phải, giữa, có điều đá cao Vai trò, thiên hướng thế nào Dùng defensive (hoặc attacking) thêm vào giữa thôi Striker – tiền đạo, chuẩn rồi Central forward (CF) là người trung phong Điểm tên vị trí đã xong Goal-kick là phát bóng lên Penalty-kick – phạt đền, haha! Free-kick – đá phạt ngoài xa Còn corner-kick nghĩa là góc thôi Score là lập công rồi Volley là cú ngả người sút banh Handling, bắt bóng thủ thành Red card – thẻ đỏ mời anh ra ngoài Double – ghi điểm lần hai Vậy thì hat-trick, chẳng sai, 3 lần! Half-time hết hiệp, đổi sân Full-time là lúc còi ngân hết giờ Time cùng tiền tố extra Là hai hiệp phụ nửa giờ thêm nha A draw là một trận hòa Own goal là đốt lưới nhà, oh no! Head-to-head – tức đối đầu Backheel đánh gót, đánh đầu header Lost-time là khoảng bù giờ Cân bằng tỉ số – equalizer Kẻ thua là những losers Còn bên thắng trận – winner. Hoặc là: Hết hai hiệp phụ vẫn hòa Để phân thắng bại, chuyển qua phạt đền!

Tuyển tập những bài thơ chế “bất hủ” mùa World Cup, Euro

Bên cạnh những bài thơ chế bóng đá, chúng ta còn có những bài thơ cổ vũ bóng đá mà người hâm mộ không thể bỏ qua:

Đối thoại bằng thơ về World Cup

Mỗi mùa World Cup, Euro Ông thường xin vợ làm thơ xem đài Việc này là đúng hay sai? -Vừa đúng mà lại vừa sai Làm thơ mình chẳng xin ai bao giờ Thức khuya tới sáng tinh mơ Xem Đài tường thuật, làm thơ hàng ngày. * Bóng đá có lúc xuất thần Làm thơ bóng đá có cần vậy không? Hay là “đá” đại cho xong Để vui, để thỏa nỗi lòng… nhà thơ? – Messi bao trận tịt ngòi Làm thơ nhiều lúc khó đòi thơ hay Có gió thì diều mới bay Lặng gió diều chỉ quay quay rơi liền Trận hay thơ viết rất nghiền Trận dở thơ viết tất nhiên… tịt ngòi. * Làm thơ về bóng, về banh Chắc hẳn ông phải rất rành thể thao Bản thân ông thấy thế nào Văn chương, bóng đá, cái nào đẹp hơn? – Bóng đá thích cũng có cơn Văn chương lúc thích còn hơn say tình Bóng đá mà đá linh tinh Cũng như uống rượu một mình chán ghê Văn chương mà kém tay nghề Đọc vào lập tức thấy mề lộn ra “Trăm năm trong cõi người ta” Văn chương, bóng đá thường là như nhau. * Một bên là vợ là con Một bên bóng đá, lại còn… văn thơ Vợ con đã có bao giờ Giận ông ham bóng phạt cho “thẻ vàng”? – Vợ mình quan điểm rất thô Ham bóng thì được, ham bồ thì toi Ham bóng cứ thoải mái coi Ham bồ lập tức tuýt còi: dừng ngay Thẻ vàng tới tấp mặt mày Thẻ ngân hàng vợ chắc tay vợ cầm… *Trở lại World Cup năm nay Theo ông đội tuyển nào hay nhất mùa? “Thánh thơ” dự đoán bao giờ Việt Nam sẽ lọt được vô (vào) giải này? – Giải chưa qua được một vòng Mà lại phải đoán như xong giải rồi Trúng thì trúng, trượt thì thôi Xanh không xanh hẳn lại lôi thôi vàng Năm ngoái vô địch nhỡ nhàng Năm nay chắc hát khải hoàn xưng vương… À còn cái chuyện phi thường Việt Nam ta sẽ lên đường Cúp Uôn Bao giờ? Mình nói chớ buồn Bắt chước các cụ đọc luôn tà tà ”Bao giờ cá đẻ ngọn đa Chuột cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng” Bay theo đội tuyển  rất đông Trăm tàu vũ trụ vẫn không đủ xài… *Đường đua World Cup còn dài Mong ông giữ sức, dưỡng tài giùm cho Chân thành cảm tạ nhà thơ Xin hẹn gặp lại ở mùa giải sau…

Bài thơ chế Mẹ dặn con mùa World cup

Mẹ lo lắm lắm, con à nghe đây Ba mẹ lao động chân tay Còng lưng mỏi gối cả ngày gian lao Gom được chút ít đồng nào ‘Tiếp tế’ đầy đủ, mong sao con mình Cố gắng trau dồi sử kinh Kiến thức sâu rộng quang vinh cả đời

Đời của ba mẹ khổ rồi Mong muốn con sẽ rạng ngời công danh Hôm rày vào mùa bóng banh Thằng Tèo thằng Tí quê mình nè con Đêm xuống tụ tập rất ồn Chúng la, chúng hét, chẳng ôn vở bài Gì mà… hiệp 1 hiệp 2 Phạt đền phạt góc, đánh vai đánh đầu

Mẹ nghe chẳng hiểu vào đâu Sao nó mê dữ, cứ chầu hàng đêm Lại còn có đỏ, có đen Chấp một, chấp nửa, dưới trên bắt kèo Không biết thắng thua làm sao

Nhưng mẹ nghe nó đi vào nhà trong Bảo mẹ nó đưa cái vòng Cho nó ‘mượn đỡ’, bóng xong lại hoàn Vài bữa cái vòng chả còn Nó lại bảo bố giúp con phen này

Trận Bồ gặp Đức khá hay Chắc chắn con sẽ phen này thắng to Bố yên tâm, con sẽ lo Đổi chiếc xe xịn đi cho êm đùi Ai dè chẳng thấy tin vui Nghe đâu thằng Đức dập vùi thằng kia Thế là miệng nó lia chia Chửi thằng Rô khốn vì về phía mi Chẳng được cái tích sự gì Giờ chiếc xe đã ra đi không về Cha mẹ nó khóc tỉ tê Vì thằng quý tử trót mê bạc bài Dám xong mùa bóng kỳ này Ra đường mà ở, ăn mày cho coi…

Mẹ nghe mà ớn lạnh rồi Con nhớ không được đua đòi nghe chưa Đừng có mê quá, say sưa Rồi ‘sút’ theo nó từa lưa mẹ phiền!

Thơ chế về bảng đấu tử thần World cup 2014

Hoan hô Costa Rica Làm cựu vô địch Guay ta “ăn đòn” Guay cứ ngỡ Costa “ngon” Ngờ đâu lại bị “nướng giòn” đãi ta

Khởi đầu “muối mặt” một-ba Cavani với Porlan thẫn thờ Suarez dự bị “ngẩn ngơ” Xe bị châu chấu bất ngờ đá bay

Làm thêm khó Uruguay Gặp Tam sư tới sẽ xoay sở gì? Tưởng chỉ sau Ý- thứ nhì Gặp Anh cùng cảnh như mình- tính sao?

Thấy chưa Ai thấp- Ai cao Uruguay bại trận thấy nao nao lòng Bảng này Cos- Ý lập công Vé vào vòng tiếp, kẻ trông, người chờ

Guay-Anh trận đấu mong chờ Kẻ thua “khăn gói nghỉ chơi “ông” nào? Guay-Anh toàn những ngôi sao Ai bị loại sớm hỏi sao không buồn

Ngày đêm mê mải Cúp Woon Cà phê, thuốc lá, chè ngon sướng đời Ti vi bên cạnh không rời Tưởng nằm cạnh cái “nợ đời” mọi khi

Thôi thì cũng chiều tí ti Quét nhà, rửa chén, cọ ly, lau nồi Mê World Cup khổ tý thôi Hết mùa ta lại là ta bình thường.

Tâm sự cùng World Cup   

Lại những đêm thức cùng… mì gói Sáng ra, mới thấy mệt rã người Ta đi thất thểu như ma đói Gặp em cũng cố nhoẻn môi cười Ta cười không được vô tư lắm “Cá đ ộ” đêm qua đã “lúa” rồi Thủ môn giữ gôn mà như thế Thế thì bóng đá thế thì… thôi! Lại những đêm tưởng như… vỡ ngực Trái bóng vụt bay như cánh chim Vượt khỏi xà ngang. Mừng hú vía Cú sút bất ngờ suýt đứng tim! Ta có trái tim như trái bóng Nó cũng lao theo phía khung thành Nó lăn ngây ngất niềm hy vọng Đời như sân cỏ mãi tươi xanh Lại những đêm chợt reo… điện thoại Em nói đầu dây rất ngọt ngào: “Đội nào sẽ lọt vào chung kết?” “Đội Anh”. “Anh hả? Hứ… còn lâu!” Lại những đêm thức cùng… cơm nguội Sáng ra, mới thấy mệt rã rời “Chung độ” nhưng lòng vui từ độ: Mười hũ yaourt tặng một người.

Nghệ thuật xem Euro

Giống như phút ngẫu hứng Của công việc làm thơ Lúc cầu thủ đứng sững Mở ra một bất ngờ Bóng đã vượt sà ngang Hay vừa lao thủng lưới? Linh hồn tôi bay lên Hay đắm chìm phia dưới? Căng mắt trong đêm tối Nhìn về phía màn hình Tăng cường thêm… mì gói Để chờ đợi bình minh Nhưng âm thanh văn nhỏ La hét cũng vừa thôi Vợ giật mình tỉnh giấc Ắt có chuyện lôi thôi Xem Euro sướng nhất Là mình tôi với… tôi Tha hồ mà cá độ Thua thắng cũng… thế thôi Kìa bóng lăn trên cỏ Lăn hết vòng luân hồi Nhân loại như trẻ nhỏ Nhìn trái đất tinh khôi

Chuẩn bị gì để đón Euro

“Cần giữ gìn sức khỏe Không lạm dụng rượu bia Tích trữ thêm mì gói Để lót dạ giữa khuya”

Dự đoán đội nào sẽ đoạt chức vô địch Euro

Giống như cái chuyện làm thơ Câu thần ý thánh bất ngờ vụt ra Lạ lùng cho sự tài hoa Không căn cứ ở màu da đội hình Tuy nhiên thử đoán linh tinh Rằng đội Đức sẽ bình minh 2000

Kỷ niệm Euro

“Là những lúc thức cùng mì gói Sáng đến cơ quan mệt rã người Ta đi thất thiểu như ma đói Gặp em cũng cố nhoẻo môi cười

Những câu thơ hay về tình yêu bóng đá

Yêu bóng đá

Yêu bóng đá không cần phải nói Nên chẳng run run lúc tỏ tình Cứ thoải mái, tha hồ hò hét Cứ tự tin và cứ hết mình

Yêu bóng đá không sợ nghe từ chối Mà chỉ lo không còn sức để yêu Yêu bóng đá không cần khư khư giữ Càng lắm kẻ yêu, càng thấy vui nhiều

Yêu bóng đá không lo ai hờn dỗi Không phải “trồng si” chẳng phải “làm đuôi” Càng không phải sớm đưa chiều đón Nhõng nhẽo, điệu đà ôi! Khổ trăm chiều…

Yêu bóng đá vẫn rất là lãng mạn Vẫn thơ dài, nhạc ngắn đấy thôi Thêm những phút vỡ oà – hạnh phúc Thoáng lo âu và nhiều lắm niềm vui

Bóng đá chẳng bao giờ làm mặt lạnh Gọi không thưa, hỏi cũng không thưa Bóng đá dẫu bất ngờ thay đổi Cũng chẳng bằng em sớm nắng chiều mưa

Bóng đá có những niềm kiêu hãnh Nhưng chẳng có đâu một phút kiên trì Bóng đã sẵn sàng yêu tất cả Những trái tim nào dám biết si.

Yêu bóng đá là tình yêu vĩ đại Đẹp như mơ và cao thượng như mơ Hỡi tất cả các chàng trai trên Trái Đất Yêu bóng đá đi mặc con gái thẫn thờ.

Bé Đá Bóng

Con vừa tập đi vừa đá bóng Hay là quả bóng đá con lăn? Mai rồi vũ trụ thành sân rộng Con sút tung trời quả bóng trăng

Cả nhà Xem Bóng Đá 1

Bố mê hơn mọi thứ Không bỏ sót trận nào Mẹ thì chỉ xem thử Nước ngoài đá ra sao?

Là anh Hai-cầu thủ Thỉnh thoảng lại hô “vào” “Không vào!” nghe rất thú.

Đang say sưa nằm ngủ Tý choàng dậy tỉnh queo Nhìn dán lên màn ảnh Mắt tinh hơn mắt mèo…

Chỉ có một quả bóng Giành nhau hăm mấy người Ngoại lắc đầu lẩm bẩm – Chơi gì thế mà chơi?!

Bé Xem Bóng Đá

Xem ti vi bé hỏi giòn Quý gì một quả tròn tròn thế kia Dừa mình biết mấy đó kìa Nếu họ xin con sẽ chia cho liền

Giành sao cứ đá như điên Dùng tay bắt lấy có phiền chi đâu? Bố cười xoa nhẹ cái đầu Đây là bóng đá đấu nhau con à!

Chỉ dùng chân đá lại qua Ai đưa vào lưới thế là được ăn Bé như hiểu, bớt cằn nhằn Ngồi nhìn theo quả bóng lăn… tò mò

Bóng vào lưới bé reo to Lại nhìn khán giả reo hò … hiểu ra …

Tự sự về Bóng Đá

Khuya Trái bóng lăn qua giấc ngủ Lăn qua những hồi hộp, lo âu Thế giới này ra sao nếu không có túc cầu?

Tôi đánh đổi những cay xè của mắt Trốn những câu thơ bạn bè đề tặng Ngỡ cùng đám đông trên sân, hò reo một mình Ảo ảnh qua nho nhỏ khuôn hình.

Thế mà thấy những đắng cay thất bại Tiếc nuối những cơ hội không trở lại Tim đập theo những bước chân Bởi tình yêu cầu thủ hóa người thân.

Trái bóng từng lăn qua lá cờ Tổ quốc Những bước chân rộn ràng hồn dân tộc Cả triệu người ngóng trông Nỗi thất vọng tràn trề khi tuột mất chiến công…

Phải đành lòng mơ ngày mai trái bóng Từ nhà lăn qua những miền đất rộng Lăn qua những giấc ngủ đêm Một mình hò reo không thể lãng quên..

Nhịp Điệu Bóng Đá

Đá đá và đá… một quả bóng lăn trên nền cỏ một cú đá đặt vào đúng chỗ hàng tỷ người say ngả say nghiêng quả bóng bay chéo vào khung gỗ tiếng vỗ tay gây vụ nổ dây chuyền

đá và bóng và bóng đá thông thường quá mà sao kỳ lạ cái đơn điệu xuất thần biến hóa quả bóng thôi mà quả đất cũng rung lên

đá và bóng và bóng đá cái đẹp này đâu nhờ cậy áo xiêm hay với dở cần gì miệng lưỡi tốt với xấu phơi trần trên sân bãi thắng với bại đừng có hòng chối cãi quả bóng câm không gian lận bao giờ

đá đá và đá trần trụi cả hết lòng và hết sức trần trụi tuốt thực tài và thực lực thực chất vinh quang không thể dối lừa cứ hết mình mà cuồng nhiệt say sưa

đá đá và đá mặc gió, mặc mưa cứ reo hò mặc nắng, mặc khát cứ la hét những khán đài lặng đi những khán đài gào thét có thánh đường nào đông giáo dân hơn có bài thánh ca nào bì kịp lời tụng ca đến vỡ cả cầu trường

đá và bóng và bóng đá quả bóng quên kiếp mình lăn lóc cho người xem sung sướng đến không lường người xem quên phận mình cực nhọc ham đến yêu và yêu đến mê luôn giá em được yêu như bóng đá một tình yêu anh cũng thèm thuồng

đá và bóng và bóng đá xin kính cẩn nghiêng đầu trước cỏ trước những tài năng đứng bằng chân mình nghĩ cho cùng các anh cũng chả là gì cả (Pê-lê ạ, Cru-íp ạ) nhưng nếu bây giờ thiếu vắng lũ các anh quả đất bỗng nghèo nàn đi mất biết so sánh thế nào việc bay vào không gian với việc đoạt huy chương vàng dưới đất quả bóng buồn tênh qua chân các anh bay bay lên mà thành nghệ thuật và cú đá người đời không ưa các anh biến hóa ra cái đẹp

đá và bóng và bóng đá quả bóng câm có tiếng nói rồi một ngôn ngữ tuyệt vời để ca ngợi con người và sự thật

những thi sĩ làm thơ bằng chân ơi sáng tạo của các anh là tổng lực nhịp điệu các anh đáng nhớ biết chừng nào

đá đá và đá… đá quả bóng tròn không đá nhau

Thơ Và Bóng Đá

Ta đang sống thời vi điện tử sân cỏ rộng ra kín mặt địa cầu bóng đá thành thơ không cần phiên dịch quả bóng thành ngôn ngữ của năm châu

Phút dàn trận… cầu thủ dàn chữ cái lẻ loi từng nguyên âm, phụ âm phút cảm hứng sục sôi biến ảo thành tứ thơ, thành nhạc điệu, thành vần…

Bao nhiêu người bị quả bóng thôi miên như trai gái bị thơ tình cám dỗ thơ có làm cho ai phát điên? bóng đá đã làm nên chuyện đó

Ngày một gần nhau – thơ và bóng đá thẳng và nhanh – bớt bay bướm bườm rườm bớt dông dài để thêm hiệu quả không ngại ngùng va chạm, chấn thương

Vì thế mà ở Đông Nam châu Á tôi là người Ki-ép-cổ động-viên tôi say ngọn cuồng phong Bê-la-nốp điệu kèn đồng bền bỉ Blô-khin…

Sân bóng mở như trang sách mở có chút gì lắng đọng cũng như thơ chút vững chãi lạnh lùng Cha-nốp chút thâm trầm Đê-mi-a-nen-cô…

Cũng như thơ – đi quanh mà đến thẳng truyền cảm tuyệt vời tia chớp suy tư sâu sắc lắm đường lượncong của Rát nét tài hoa Da-va-rốp tu từ…

Ngày một gần nhau – thơ và bóng đá thẳng và nhanh – bớt uốn éo lằng nhằng nhằm cầu môn trái tim người hâm mộ công phá bằng sắc đẹp của tài năng

Thơ cổ vũ bóng đá Việt Nam

Lửa đã cháy lên từ màu áo đỏ Sân cỏ nằm dưới mái nhà Nhiều trận đấu đã diễn ra bất ngờ Đường bóng lắt léo như thơ Tôi đang cuồng nhiệt đợi chờ đứng tim Lao nhanh như một cánh chim Bàn chân sút bóng. Mắt nhìn. Nín hơi! Vọt sà ngang! Thế thì thôi! Trung phong đứng sững. Mồ hôi ướt đằm Mắt nhìn theo trái bóng lăn Niềm vui háo hức. Tôi nằm ngóng theo Đột nhiên vùng dậy hò reo Bóng lăn xé gió. Hiểm nghèo làm sao! Từ lồng ngực bật tiếng: – Vào! Thủ môn đột ngột bay nhào lên mây Trái bóng nằm gọn trong tay Như nghệ sĩ xiếc phút giây xuất thần Những Phù Đổng chạy trên sân Chân lao theo trái bóng lăn lạ lùng Tôi như lửa cháy bập bùng Khi màu áo đỏ điệp trùng xông lên Khung thành dài rộng mông mênh Hồn Tổ quốc đã vang rền trong tim Lao nhanh như một cánh chim Lướt cùng sầm sét đi tìm chiến công

Theo đường banh tưởng tượng

Con gái mà sao mê… bóng đá Những đường banh lắt léo đến tuyệt vời Nên lời tôi tỏ bày như hoa lá Cũng sẽ là gió thoảng ở ngoài tai Tôi biết vậy nên mỗi ngày thức dậy Không cầm theo những đóa cúc vàng Hoặc nân niu một bài thơ mực tím Trước nhà em, tôi vẫn cứ… chạy ngang Tôi chạy ngang rồi tôi chạy dọc Theo đường banh tưởng tượng dưới chân Biết đâu được sau này tôi có thể Chính nhờ em mà thành thủ môn chăng 

Trước giờ G

Trên đời mọi thứ đều nhờ được Trừ thiền, bóng đá với yêu, thơ Tất cả thứ ấy… mơ trong thật Sự thật hữu hình như giấc mơ

Đừng tỏ tình khi xem bóng đá

Hai tay nâng trái banh da Nhân ngày chung kết thay hoa tặng nàng Trên khán đài vỗ tay ran Nhìn tôi sao mặt của nàng… xụi lơ? Thì ra tôi quá ngu ngơ Đối phương như sóng vỗ bờ tấn công Sân banh giống hệt… phòng không Vòng vèo thủng lưới nàng trông khóc òa Tôi lại tặng trái banh da Tặng không đúng lúc hóa ra… hại mình – Ý đồ gì vậy “âm binh” Phe ta thủng lưới thì mình tặng hoa? – Thưa nàng, tặng trái banh da Là mong tỷ số nghiêng qua đội nàng Dù phân bua lẫn thở than Mặc kệ tôi đứng. Nàng càng… ngó lơ

Bóng đá và thơ

Sân cỏ giống như trang giấy mới Gương mặt nhà thơ tựa quả bóng tròn Cầu thủ chạy trên sân như hiệp sĩ Thi sĩ ngồi trò chuyện với càn khôn Đó là phút xuất thần trong ý tưởng Trái bóng lao toang hoác phía khung thành Hàng triệu người trên hành tinh gào thét Như thơ vừa chạm đến giấc mơ xanh Trái bóng lăn bất ngờ như thi hứng Đột ngột trên trời lóe sáng ngôi sao Thi sĩ nhặt đặt vào trong ngòi bút Như bóng thủng gôn là thế giới lật nhào Vắt kiệt sức để làm nên sáng tạo Bóng lăn theo sinh mệnh cỡi con người Thơ bay theo kim thủy mộc hỏa thổ Trong đất trời thấu thị một trò chơi Thi sĩ soi mặt vào trang giấy mới Thấy trầm luân ẩn hiện lẽ sinh tồn Cầu thủ gặp chính mình trong trái bóng Lúc làm bàn sút bóng thẳng vào gôn Đó là phút xuất thần trong ý tưởng Trái bóng tròn giống gương mặt nàng thơ Sống trọn vẹn mới làm nên sáng tạo Đi đến tận cùng bí ẩn của giấc mơ

Tác Giả gốc: Keo8386

Những Câu Chuyện Và Thơ Ca Về Trăng Của Trung Quốc

D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục “Tuần san Văn hóa”, tôi là Duy Hoa.

H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.

D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 15/9 năm nay là ngày rằm tháng 8 theo âm lịch, tức là Tết Trung Thu, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán và Tết Đoan Ngọ là ba ngày lễ cổ truyền lớn nhất, mang đậm màu sắc dân tộc nhất ở Trung Quốc.

H/A: Vâng. Các tháng theo âm lịch Trung Quốc được tính theo chu kỳ tròn khuyết của mặt Trăng. Người Trung Quốc thích mặt Trăng, cho rằng có thể gửi gắm tình cảm nhớ nhung qua mặt Trăng, cho nên người Trung Quốc cúng Trăng, ngắm Trăng và ăn bánh Trung Thu vào Tết Trung Thu, ngày rằm tháng 8, lúc mặt Trăng tròn nhất.

D/H: Vâng. Ở Trung Quốc, kể đến mặt Trăng thì mọi người nhớ ngay tới Hằng Nga, câu chuyện Hằng Nga lên cung Trăng là truyện cổ tích ai ai cũng biết.

H/A: Vâng. Ngoài truyện cổ tích nổi tiếng về mặt Trăng ra, Trung Quốc cũng có nhiều bài thơ về Trăng, các nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Trương Cửu Linh, Đỗ Phủ, Tô Thức, v.v. đều có thơ vịnh nguyệt.

D/H: Vâng. Quý vị và các bạn thân mến, nhân dịp Tết Trung Thu, trong tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu truyện cổ tích Trung Quốc “Hằng Nga lên cung Trăng” và những bài thơ nổi tiếng về Trăng.

H/A: Hằng Nga là thần Mặt Trăng, chồng Hậu Nghệ là một vị chiến thần dũng mãnh thiện chiến, cung thần và tên thần của Hậu Nghệ bách phát bách trúng.

D/H: Lúc đó trần gian xuất hiện nhiều mãnh cầm dã thú, làm hại nhân dân. Thiên Đế được tin này liền cử Hậu Nghệ xuống trần gian tiêu diệt những thứ hại người này.

H/A: Hậu Nghệ thừa lệnh Thiên Đế, mang theo người vợ xinh đẹp của mình là Hằng Nga xuống trần gian. Với sức mạnh vô song, chẳng bao lâu Hậu Nghệ đã tiêu diệt được nhiều động vật hại người dưới trần gian.

D/H: Khi sắp hoàn thành nhiệm vụ, đã xảy ra chuyện bất ngờ. Trên bầu Trời cùng lúc xuất hiện mười mặt Trời. Mười mặt Trời đều là con Trời, chỉ vì trò chơi ác mà chúng cùng lúc xuất hiện trên bầu Trời, nhiệt độ trên mặt đất đột nhiên lên cao, rừng rậm và mùa màng bị nắng thiếu cháy, sông ngòi khô cạn, nhân dân bị chết đói chết khát, xác chết đầy đồng.

H/A: Hậu Nghệ không cầm lòng trước nỗi đau khổ của nhân dân, đã dùng lời nói ngon ngọt khuyên răn mười mặt Trời, mời mười anh em họ đơn độc hành động, mỗi ngày lần lượt chỉ xuất hiện một mặt Trời.

D/H: Nhưng, anh em mặt Trời kiêu ngạo và ngang ngược hoàn toàn không coi Hậu Nghệ ra gì, ngược lại ngày một thậm tệ hơn, cố ý xuống gần mặt đất, khiến mặt đất bùng phát nhiều đám cháy lớn.

H/A: Hậu Nghệ thấy anh em mặt Trời làm xằng làm bậy, nhiều lần khuyên răn đều không ăn lời, nhân dân đã bị thương vong vô số, không thể nào nhẫn nhịn được nữa, liền dùng cung và tên thần bắn rơi chín mặt Trời, mặt Trời cuối cùng chịu tội xin tha, Hậu Nghệ mới bớt giận cất cung tên.

D/H: Hậu Nghệ đã diệt trừ tai hại cho trần gian, nhưng lại làm mất lòng Thiên Đế, Thiên Đế nổi giận lôi đình vì Hậu Nghệ đã giết chín người con của mình, không cho phép vợ chồng Hậu Nghệ trở về Trời.

H/A: Không được trở về Trời, Hậu Nghệ bèn quyết định ở lại trần gian, làm nhiều việc có ích cho nhân dân. Thế nhưng vợ anh Hằng Nga lại ngày càng chán nản cuộc sống gian khổ trên trần gian, trách móc Hậu Nghệ hồ đồ giết chết các con Thiên Đế.

D/H: Hậu Nghệ nghe nói trên núi Côn Luân có một vị thần tiên Tây Vương Mẫu có thuốc thần, uống thuốc này là có thể bay lên Trời, do đó đã trèo đèo lội suối, trải qua biết bao gian khổ, leo lên đỉnh núi Côn Luân, xin Tây Vương Mẫu cho thuốc thần, điều đáng tiếc là, thuốc thần của Tây Vương Mẫu chỉ đủ cho một người dùng.

H/A: Hậu Nghệ vừa không nỡ bỏ lại vợ một mình lên Trời, cũng không muốn một mình vợ lên Trời bỏ lại mình ở trần gian. Bởi vậy anh mang thuốc thần về nhà và giấu đi.

D/H: Hằng Nga biết Hậu Nghệ đã xin được thuốc thần, mặc dù Hằng Nga rất yêu chồng mình, nhưng vẫn không chịu nổi sự cám dỗ của thế giới cực lạc trên Trời.

H/A: Khi mặt Trăng sáng nhất vào Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 âm lịch, nhân lúc Hậu Nghệ vắng nhà, Hằng Nga đã uống trộm thuốc thần, bỗng chốc thấy thân mình ngày càng nhẹ, từ từ bay lên Trời, cuối cùng bay đến Mặt Trăng, vào ở cung Quảng Hàn.

D/H: Lúc về đến nhà, Hậu Nghệ rất đau khổ khi biết vợ đã bỏ mình lên Trời, nhưng không còn cách nào khác, đành phải ở lại trần gian một mình.

H/A: Mặc dù sống cô độc một mình, nhưng Hậu Nghệ tiếp tục làm việc tốt cho dân, đồng thời dạy học trò bắn cung.

D/H: Trong đám học trò có một người tên là Bàng Mông, tiến bộ rất nhanh, không bao lâu đã bắn rất giỏi, nhưng Bàng Mông nghĩ nếu Hậu Nghệ còn sống, thì mình không thể là người giỏi nhất thiên hạ, bởi vậy có một lần nhân thầy uống rượu say, đã bắn chết Hậu Nghệ từ đằng sau.

H/A: Tuy nói Hằng Nga đã lên đến mặt Trăng, nhưng nơi đây rất lạnh lẽo, chỉ có một chú thỏ giã thuốc và một ông lão đốn củi, bởi vậy Hằng Nga cả ngày buồn bã ngồi trong cung Trăng, nhất là lúc mặt Trăng đẹp nhất vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, Hằng Nga luôn hoài niệm cuộc sống hạnh phúc với Hậu Nghệ trước đây.

H/A: Khi ngắm Trăng, người Trung Quốc cổ đại thắc mắc vì sao trên mặt Trăng có hình ảnh giống bóng cây? Trên mặt Trăng có người không? Chính vì vậy, họ đã sáng tác nhiều truyện cổ tích để giải thích, truyện “Hằng Nga lên cung Trăng” là câu chuyện nổi tiếng nhất, ai ai cũng biết ở Trung Quốc.

D/H: Vâng. Chính vì am hiểu câu chuyện “Hằng Nga lên cung Trăng”, người Trung Quốc thích thảo luận về Hằng Nga khi ngắm Trăng, mọi người cho rằng, Hằng Nga là một cô gái xinh đẹp dịu dàng.

H/A: Vì vậy, trong văn hóa Trung Quốc, mặt Trăng là âm, đại diện cho nữ giới.

D/H: Vâng. Từ xưa đến nay, mọi người đều muốn lên mặt Trăng xem có nàng Hằng Nga thật không, cho nên, vệ tinh nhân tạo quay xung quanh mặt Trăng đầu tiên do Trung Quốc phóng mang tên “Hằng Nga 1”, gửi gắm tình cảm tốt đẹp của người Trung Quốc.

H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiếp theo Duy Hoa và Hùng Anh xin giới thiệu những bài thơ nổi tiếng Trung Quốc về Trăng.

D/H: Đa số thơ ca về Trăng của Trung Quốc đều mang triết lý sâu xa, chẳng hạn, thơ về trăng của Thi tiên đời Đường Lý Bạch, đã ví sự ngắn ngủi của đời người với sự vĩnh hằng của thiên nhiên qua hình ảnh mặt Trăng.

H/A: Vâng. Nhà thơ Lý Bạch viết rằng: “Cổ nhân kim nhân nhược lưu thủy, cộng khán minh nguyệt giai như thử”.

D/H: Câu thơ có nghĩa là, người xưa người nay cũng như nước chảy, cùng ngắm Trăng sáng như vậy thôi.

H/A: Câu thơ của Lý Bạch khiến độc giả cảm khái muôn phần, cho dù con người trải qua bao nhiêu bể dâu, nhưng vầng Trăng không bao giờ thay đổi.

D/H: Mượn vầng Trăng bày tỏ tâm trạng nhớ nhung là chủ đề vĩnh hằng của tác phẩm văn học Trung Quốc. Vì mặt Trăng là thiên thể gần trái Đất nhất, có thể gửi gắm niềm thương nhớ và bày tỏ tâm trạng thoát khỏi mọi thứ ràng buộc của con người.

H/A: Những điều may mắn và bất hạnh trong đời người hầu như đều có thể bày tỏ thông qua ánh Trăng. Chẳng hạn, nhà thơ đời Tống Tô Thức có câu thơ viết rằng: “Nhân hữu bi hoan ly hợp, nguyệt hữu âm tình viên khuyết, thử sự cổ nan toàn. Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thuyền quyên”.

D/H: Tạm dịch là: Người có vui buồn tan hợp, Trăng có tỏ mờ tròn khuyết, việc này xưa nay khó bề trọn vẹn. Chỉ ước người sống mãi, dặm nghìn cùng chung bóng yêu kiều.

H/A: Lý Bạch có một bài thơ nổi tiếng viết rằng: “Sàng tiền minh nguyệt quang, nghi thị địa thượng sương. Cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương.”

D/H: Tạm dịch là: Đầu giường ánh Trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn Trăng sáng, cúi đầu nhớ quê hương.

H/A: Trong bài thơ này, nhà thơ Lý Bạch muốn gửi gắm tình cảm và nỗi nhớ quê hương qua vầng Trăng.

D/H: Ngoài ra, còn có nhiều nhà thơ ví tình cảm nhớ nhung người thân và người yêu như ánh Trăng tỏa sáng khắp nhân gian. Chẳng hạn, nhà thơ đời Đường Đỗ Phủ có câu thơ rằng: “Lộ tòng kim dạ bạch, nguyệt thị cố hương minh”. Câu thơ có nghĩa là: Từ đêm nay sương rơi trắng xóa, vầng Trăng là ánh sáng từ quê nhà.

H/A: Còn nhà thơ đời Đường Trương Cửu Linh viết rằng: “Hải thượng sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thì”. Câu thơ này tạm dịch là: Trăng sáng trên biển cả, cuối trời rạng rỡ soi.

D/H: Nỗi niềm nhớ nhung và cảm giác cô đơn thường luôn song hành, chẳng khác nào một cặp song sinh, dù ở phương Đông hay là phương Tây, tác phẩm văn học về Trăng đều chứa nhiều cảm giác cô đơn.

H/A: Chẳng hạn, câu thơ của Lý Bạch: “Hoa gian nhất hồ tửu, độc chước vô tương thân. Cử bôi yêu minh nguyệt, đối ảnh thành tam nhân”.

D/H: Tạm dịch là: “Một bầu rượu giữa vườn hoa, rượu đây không bạn cùng ta uống cùng. Nâng ly khẩn khoản mời Trăng, Trăng, ta và bóng rõ ràng thành ba”.

H/A: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay đến đây là hết, Hùng Anh chúc các bạn Tết Trung Thu vui vẻ.

D/H: Duy Hoa xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục “Tuần san Văn hóa” tuần tới.

Đôi Điều Ít Biết Về Bài Thơ Núi Đôi Của Vũ Cao

Nhà thơ Vũ Cao trong một lần trò chuyện với khoa Văn Trường CĐSP HN, ông kể: Có nữ sinh đã khóc nói với ông rằng “Bác ơi cháu thương bác quá, vì bác đã mất người yêu”. Ông cũng không biết giải thích sao với cô nữ sinh đa cảm. Bài thơ “Núi Đôi” được ông sáng tác nhân lần ông nằm điều trị tại bệnh viện 74 ở Sóc Sơn. Ông đã nghe được câu chuyện từ đồng đội và dân làng Phù Linh về một cô gái đã hy sinh anh dũng ở Núi Đôi để bảo vệ một đoàn cán bộ khi cô mới chỉ chừng 20 tuổi. Vào thời đó, nhiều chuyện thực xung quanh cuộc sống riêng và hoạt động cách mạng của cô ít được biết rõ. Và thế là câu chuyện người ta lưu truyền bằng tình cảm khâm phục và tự hào đã tạo nên một huyền thoại đối với thế hệ trẻ sau này. Năm 1975, có một người đàn ông tìm đến gặp nhà thơ Vũ Cao, lúc đó nhà thơ mới vỡ lẽ: Liệt sỹ Trần Thị Bắc – cô gái Núi Đôi đó đã có chồng, một anh bộ đội Cụ Hồ và chuyện đời, chuyện tình của họ còn cảm động hơn nhiều những gì chúng ta đã nghe kể…

Xuân Dục – Đoài Đông là bên này và bên kia hai ngọn núi đôi, thuộc Xuân Đoài -xã Phù Linh (Lạc Long cũ) -Sóc Sơn-HN. Xuân Đoài gồm có 3 xóm: xóm Núi Đôi-xóm Giữa-xóm Chùa. “Xóm Chùa cháy đỏ những thân cau” chính là quê hương của cô gái Trần Thị Bắc ngày xưa – Cô gái được nhắc đến trong bài thơ “Núi đôi”. Trước những năm 1950, Lạc Long là vùng địch hậu, là trọng điểm giằng co giữa ta và quân Pháp. Núi Đôi vừa chứng kiến những tang tóc đau thương vừa ghi tạc những tấm gương anh dũng của quân và dân ta. Cho đến nay những chứng tích xung quanh Núi Đôi vẫn còn với những bốt lave, Miếu Thờ, Núi Đôi, bốt Thá…Lạc Long có 3 đồn Tây án ngữ giữa xã như chảo lửa và bị cô lập bởi vành đai trắng do địch tạo ra. Trong hoàn cảnh khốc liệt đó, người dân Lạc Long vẫn một lòng kiên trung và đây trở thành một trong những xã tiêu biểu về chiến tranh du kích thời chống Pháp với nhiều tên tuổi được ghi nhận trong đó có ông Nguyễn Văn Vấn, xã đội phó từng vác dao chém Tây giữa chợ huyện, lập nhiều chiến công trong các cuộc phá đồn tây và từng là Chiến sỹ thi đua toàn quân… Trở về Núi Đôi bây gờ hai ngọn núi vẫn còn đó, cây rừng tái sinh đã phủ xanh che đi những sườn núi lở lói sặc mùi thuốc súng năm nào. Những đồn bốt đã rêu phong, trở thành chỗ chơi trốn tìm của trẻ nhỏ… Rưng rưng giữa lối vào xóm Chùa, những đổi thay khiến người ta cảm nhận nỗi đau dường như đã chôn sâu vào lòng người sau hơn nửa thập kỷ trôi đi. Trong ký ức của những người dân ở đây, điều được nói nhiều nhất lại là huyền thoại về cô gái Núi Đôi. Có những em bé hồn nhiên bảo: “Cô ấy tên là Ngát, là Hương…” Có người bảo cô không có ai thân thích, có người khẳng định “cô ấy chưa hề có người yêu, còn trẻ lắm mới 17-18 tuổi thôi”. Chỉ hỏi riêng chuyện: “Anh đi bộ đội “sao trên mũ” ngày ấy là ai ?” Mỗi người nói một phách: Là ông A, ông B… Có lẽ thời chiến tranh khốc liệt, chẳng phải ai cũng có điều kiện hiểu về người khác một cách chân tơ kẽ tóc. Song cũng có thể, người ta chỉ muốn nghĩ về cô gái Núi Đôi bằng những thêu dệt như trong huyền thoại, tuy sai thực tế, nhưng chung quy cũng vì một sự mến mộ đối với người đã khuất.

* Và một cuộc đời có thật.

Liệt sỹ Trần Thị Bắc là con gái đầu của một gia đình có truyền thống yêu nước. Các bác, các cậu của cô đều là cơ sở của Cách mạng, là du kích. Có người là liệt sỹ, có người từng bị giặc bắt. Bố cô những năm đó cũng là xã đội phó xông pha gan dạ, bị địch bắt tra tấn chết đi sống lại. Lớn lên giữa những người như vậy, mới chỉ 15 tuổi Bắc đã tham gia các hoạt động của các đoàn thể. 17 tuổi cô vào đội du kích với nhiệm vụ làm giao thông liên lạc, tiếp tế cho đội du kích trong những lần đi bắn tỉa đồn Tây. Năm 1950, cô được cử đi học y tá rồi trở về kiêm nhiệm thêm việc cứu thương. Có lần theo đội du kích đi bắn tỉa, cô bị đạn của kẻ thù bắn xướt qua mặt để lại vết thương ngay dưới khoé mắt. Nhưng cô không hề biết sợ hãi. Là một cô gái xinh đẹp, hát hay và khéo ăn nói, năm 1951, Bắc được giao cả 3 nhiệm vụ: quân báo, cứu thương và binh vận. Thời đó, người ta thấy có một cô gái hàng ngày quẩy gánh đi buôn bán, chiều chiều lại quanh quẩn quanh khu đồn Tây để cắt cỏ. Những tên lính đồn chẳng những không nghi ngờ mà còn tỏ ra quý mến Bắc. Cô ra vào đồn Tây tương đối dễ dàng, gánh nước giúp bọn lính đồn, lân la trò chuyện với chúng. Bắc làm quen được với những tên Tây chỉ huy để thăm dò tin tức và gây dựng được một nhân mối bao gồm hai cai ngụy, một người làm thợ mộc trong đồn Tây và một vợ Tây… Những người này đã thường xuyên cung cấp cho Bắc những thông tin về kế hoạch hoạt động của lính đồn, nhiều điều cơ mật của địch. Với những thông tin quý báu do Bắc đem về, quân ta đã tránh được rất nhiều tổn thất trong cuộc đấu tranh với quân Pháp. Sau này, khi nguy cơ bọn Pháp có thể lần ra nhân mối, cô đã tìm cách đưa hai người cai ngục được giác ngộ chạy thoát ra vùng kháng chiến. Vào ngày 12/3/1954, nhóm cán bộ của ta họp tại Lương Châu để chuẩn bị cho kế hoạch đánh phục kích địch. Tiên lượng sau khi ta đánh thì địch sẽ tức tối điên cuồng và tổ chức vây ráp càn quét, cấp trên lệnh rút bớt cán bộ nằm vùng ra vùng tự do để tránh tổn thất. Đoàn cán bộ di chuyển ra vùng tự do ngay trong đêm hôm đó gồm có trên 30 người. Bắc được cử dẫn đoàn đi vì hai lẽ: Cô thông thạo địa bàn, gan dạ và khôn khéo trong ứng phó khi có tình huống xấu. Mặt khác, bản thân cô cũng có dấu hiệu bị lộ, nên đã được lệnh chuyển công tác, hoặc sẽ về làm quân báo của huyện đội hoặc về phòng y tế huyện. Ngày 21/3 cũng là ngày Bắc về Núi Đôi thì gặp ổ phục kích của địch. Bọn địch bắt được Bắc, bịt miệng cô dự định ém chờ bắt nốt những người đi sau. Biết điều đó, Bắc đã chống cự quyết liệt. Cô cố kêu to và lao vào tên Tây chỉ huy túm lấy bộ hạ hắn. Tên này đau điếng quên mất việc lớn, kêu rống lên. Một tên lính lê dương đứng cạnh đã lôi Bắc ra và xả trọn băng đạn vào ngực cô. Đoàn cán bộ của ta ra khỏi Lương Châu nghe tiếng súng biết là bị lộ đã lui lại chờ đến khi địch rút. Khi anh em du kích và quân báo huyện tới nơi Bắc giằng co với địch thì Bắc đã hy sinh. Máu loang đỏ ối trên ngực cô bắt đầu se lại. Những viên đạn của kẻ thù vẫn còn găm nguyên ở đó. Bắc được anh em thay nhau cõng vượt vành đai trắng ra đến Cầu Cốn-Vệ Sơn-xã Tân Minh và được đồng đội an táng ở đây. Đội Hoè, chỉ huy quân đồn Miếu Thờ, có mặt trong trận phục kích đó, sau này kể lại: Hôm ấy bọn địch huy động cả lính đông gấp đôi, gồm quân của bốt Núi Đôi và bốt Miếu Thờ vì nghi du kích đang đào hầm hố quanh bốt. Bắc đã lọt vào giữa ổ phục kích, nếu cô không đánh động thì còn nhiều cán bộ bị bắt. Dân làng thương tiếc Bắc nói với nhau: “Cái Bắc nó muốn sống thì vẫn có cơ hội, vì nó quen biết với bọn Tây, có thể van xin chúng tha cho. Mặt khác, nó cũng mới chỉ bị tình nghi là du kích thôi”. Nhưng điều đáng nói lại ở chỗ, Bắc có thể tìm đường thoát cho mình nhưng cô đã chọn cái chết vì những người khác.

Sau này khi Phù Linh được công nhận là xã anh hùng và chuẩn bị xét chọn phong tặng danh hiệu anh hùng đối với một số cá nhân xứng đáng. nhiều người đã có ý kiến: Phải truy tặng danh hiệu anh hùng cho cô gái Núi Đôi năm xưa. Tuy thành tích của liệt sĩ Trần Thị Bắc khiêm nhường hơn những bậc cha chú đi trước nhưng cô lại được lòng dân yêu mến, bởi cô đã sống đẹp và dám chết khi cần thiết. Cũng phải nói thêm, phải đến lần thứ ba chuyển mộ và sau khi bài thơ “Núi Đôi” của nhà thơ Vũ Cao ra đời vào năm 1956, Trần Thị Bắc mới được công nhận là liệt sĩ. Tuy nhiên trong lòng dân và trong trái tim những người thân đồng đội, Bắc vẫn đẹp và còn mãi.

Anh bộ đội “sao trên mũ” ấy là Trịnh Khanh người cùng quê Lạc Long. Chúng tôi tìm đến thôn Hậu Dưỡng – xã Kim Chung – Đông Anh – Hà Nội. Ông Trịnh Khanh bây giờ đã ngoài 70 tuổi là một lão thành Cách mạng, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Viện Mác-Lê Nin. Khác với dự đoán của chúng tôi, ông cởi mở nhưng rất đúng mực khi chúng tôi gợi về “một miền ký ức” mà ông ít khi nhắc tới, cả với những người bạn đồng niên. “Năm ấy đại đội tôi đóng quân ở gần khu sơ tán, tôi tình cờ quen một cô gái đồng hương đang theo học một lớp y tá tại đó. Có chung nhiều điều để chia sẻ, chúng tôi trở nên thân thiết. Nhưng rồi chúng tôi cũng phải xa nhau, mỗi người một nhiệm vụ. Bẵng đi đi gần hai năm, năm 1952, tôi mới gặp lại Bắc khi cô ấy tiếp tục theo học lớp y tá của tỉnh. Chúng tôi đã hẹn ước với nhau. Trong suốt thời gian đó, Bắc thường xuyên sang chơi, nấu cơm cho cả mấy anh em trong tiểu đoàn chúng tôi. Mọi người đã gọi cô là “dâu của tiểu đoàn”. Đó là thời gian ngắn ngủi chúng tôi sống trong hạnh phúc của những người yêu nhau. Rồi Bắc quay về Phù Linh. Tháng 1/1953, Tiểu đoàn 64 của tôi đang phải đương đầu với một trận càn của một binh đoàn Pháp. Trước trận đánh, người chỉ huy của tôi đùa: “Sau trận này sẽ duyệt cho thằng Khanh về cưới vợ”. Anh em ai cũng mừng cho tôi, chẳng ai ngờ sau đó ít phút người chỉ huy đó đã hy sinh vì đạn pháo của địch. Và phải 1 năm sau tôi mới có dịp đi tìm Bắc ở vùng tự do Hồng Kỳ. Nói đến chuyện làm lễ cưới chúng tôi đều khóc. Hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chúng tôi lại chẳng có tiền mua thuốc nước mời bạn bè, đồng đội. Bắc trở về hậu địch gặp mẹ. Và thật bất ngờ, mẹ Bắc đã cõng theo cậu em út từ hậu địch ra mang theo bánh kẹo để chúng tôi làm lễ cưới. Đêm đó chúng tôi được mọi người chuẩn bị cho một ổ rơm trên đồi. Hai ngày sau chúng tôi lại chia tay nhau và đó là cuộc chia ly vĩnh viễn…” Chợt nhớ câu “Phiên chợ Phù Linh ai cũng bảo/Em còn trẻ lắm nhất làng trong/Mấy năm cô ấy làm du kích/Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng”, tôi thắc mắc, tại sao trong bao năm, không thấy ai nói chuyện cô Bắc năm xưa có chồng? Ông Khanh cười buồn: Chúng tôi cưới nhau ở vùng tự do, quê hương ở vùng địch hậu nên ít người biết ngoài những người thân thích. Vả lại tiếng là cưới nhưng cũng chỉ được sống cuộc sống vợ chồng có 2 ngày thôi. Sau này, người ta cũng đinh ninh như thế, tôi cũng chẳng giải thích. Nhắc lại chi một chuyện đau buồn. Năm 1975, tôi tìm gặp nhà thơ Vũ Cao để cảm ơn ông, nhà thơ lúc đó cũng mới kêu lên: “Thế Bắc có chồng rồi à?” Sau 3 tháng kể từ ngày cưới, ông Khanh nhận được một lúc 3 lá thư, 1 lá của đồng đội, một của vợ ông nhắn đã gửi cho ông chiếc đồng hồ và cái áo len, 1 lá của nhà báo tin vợ ông đã hy sinh. Ông đau đớn đến lặng người, nhưng hoàn cảnh kháng chiến nên phải đến hoà bình lập lại ông mới được trở về tìm mộ vợ. Chiều hôm ấy, những người dân thấy một anh bộ đội thờ thẫn bên gò Cầu Cốn. Người em của liệt sỹ Trần Thị Bắc nhận ra anh rể, khóc oà. Kể về ngày đó, ông Khanh nghẹn ngào không nói thành lời. Ông đọc cho chúng tôi nghe khổ thơ: Anh ngước nhìn lên hai dốc núi/Hàng cây, bờ cỏ, con đường quen/ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói/Núi vẫn đôi mà anh mất em. Chưa hề gặp người lính cụ Hồ năm nào đã yêu người liệt nữ nhưng sự hình dung của nhà thơ đã nói được những gì thổn thức trong lòng ông Khanh. Sau này, khi nỗi buồn nguôi đi, chính mẹ vợ ông, tức mẹ đẻ của liệt sỹ Trần Thị Bắc đã thân chinh đi hỏi vợ lần nữa cho ông. Ông Khanh kết hôn lần thứ hai với em gái một đồng đội đã hy sinh. Người đàn bà thứ hai trong đời ông, thật may, là người hiểu lẽ đời và sống có tình có nghĩa. Bà đã về quê bà Bắc, gặp gỡ họ mạc và các cụ thân sinh ra người đã khuất. Ai cũng quý mến và xem hai vợ chồng bà như người trong nhà. Bây giờ khi đã ngoài 70, không thể đi lại nhiều, ông Khanh vẫn cho các con về Núi Đôi vào các dịp giỗ Tết. Ông Trần Văn Nhuận, người em út đã chứng kiến đám cưới của anh chị mình bùi ngùi kể: “Anh tôi (ông Khanh) là người chu đáo, người vợ sau này cũng rất tốt. Giờ đây chúng tôi không chỉ coi anh ấy như là anh rể mà coi anh ấy như là ruột thịt”. Một lần đài truyền hình về Sóc Sơn quay phóng sự và khẳng định: Liệt sỹ Trần Thị Bắc là liệt sỹ cô đơn không ai cúng giỗ”. Những người em của bà Bắc đã khăn gói lên nhà anh rể vào đúng ngày gỗ chị. Họ thấy trên bàn thờ mâm cơm ngát mùi khói hương và lặng lẽ khóc. Những thêu dệt về thân thế của người liệt nữ vẫn không chấm dứt. Bà đã đi vào phim với một hình ảnh được thêu dệt như thế. Nhưng ít ai biết có một đời thực không tô vẽ, phóng đại vẫn đẹp mãi giữa cuộc sống thường ngày này và đẹp cả trong tình cảm ấm áp của người thân còn sống.

Cập nhật thông tin chi tiết về Blog Manh Hai: Những Bài Thơ Chế Hài Hước Nói Xấu Về Con Trai trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!