Bạn đang xem bài viết Bên Cạnh Một Tú Xương Quyết Liệt Dữ Dội Trong Châm Biếm, Trào Phúng, Còn Có Một Tú Xương Da Diết Và Đằm Thắm Trong Trữ Tình. Bài Thơ Thương Vợ Là Một Bài Thơ Tiêu Biểu Cho Khuynh Hướng Thứ Hai. Anh (Chị) Hãy Phân Tích Bài Thơ Để Làm Sáng Tỏ Điều Đó được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nói đến Tú Xương, người ta thường nghĩ tới một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ châm biếm gay gắt, quyết liệt và dữ dội. Giọng thơ ấy thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ căm ghét, khinh bỉ của nhà thơ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. .. Nhưng sẽ là chưa đủ, nếu không thấy bên cạnh một Tú Xương quyết liệt dữ dội trong châm biếm trào phúng, còn một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ tiẽu biểu cho khuynh hướng thứ hai này.
THƯƠNG VỢ
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Chữ mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Văn 11, phần Văn học Việt Nam)
“Chữ y, chữ chiểu không phê đến
Ông chi quen phê một chữ tiền”
Nào đâu bọn phường nhỏ: “Vẽ ông ôm đit để lên thờ”, rổi là cảnh “con khinh bố”, “vợ chửi chồng”, cảnh các quan tân khoa xì sụp quỳ lạy trước những mụ đầm trông thật thiểu não và nhục nhã ê chề
Trên ghế ba đầm ngồi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng
…
Và còn biết bao sự nhố nhăng khác nữa của “buổi bạc tình” Vút. lên từ một không gian tràn ngập tiếng cười châm biếm quyết liệt và chua cay ấy, bài thơ Thương vợ như là những âm thanh trầm lắng thiết tha, một tiếng nói ân cần, da diết, một bản tự kiểm điểm chân thành, sâu sắc. Có một cái gì đó như là ăn năn, dằn vặt và trăn trở khôn nguôi trong tâm hồn người viết trước những phẩm chất và tấm lòng vị tha cao cà của bà Tú Vị Xuyên. Và cũng vì thế mà người đọc thấy rõ hơn nỗi lòng và nhân cách cao đẹp của nhà thơ trào phúng này. Nổi bật lên trong bài thơ là hình ảnh một bà Tú hay lam hay làm, tất tả ngược xuôi, để xốc dạy, nuôi nấng và duy trì sự sống cho cả một gia đình
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Hai câu thơ mở đầu giới thiệu một cách thật đầy đủ và khái quát vè hình tượng người vợ cũng như tình cảm yêu thương và thái độ sùng kính cùa nhà thơ đối với bà. Đó là một người phu nữ tảo tần “quanh năm” suốt tháng làm nghề “buôn bán” ở một “mom sông”. Câu thơ nghĩa chỉ thế nhưng âm điệu nghe da diết yêu thương. Hai chữ mon sông chi một địa điểm cụ thể là cái đồi đất nhô ra nơi cửa sông ấy, nhưng để lại trong lòng người đọc một cảm giác chơ vơ, một hình ảnh lẻ loi đơn chiếc giữa cảnh sông nước mênh mông; thấy như có sóng con. gió nổi, thấy có gì đấy bất trắc, không ổn, không yên nơi mom sông mà bà Tú bán buôn… Buôn bán để mà “Nuôi đù năm con vớỉ một chồng”. Một nhà thơ đã từng quắc mắt khinh đời, cười ngạo nghễ trước bọn phường nhỏ, quan lại, giờ đây không hề ngán ngại coi mình cũng chỉ là một trong cái nhân tố bé bỏng được bà Tú chăm nuôi. Chữ “đủ” sống sánh hai ba lớp nghĩa: đủ đầy, đủ thứ, đủ cả. Dù nghĩa nào đi nữa cũng chỉ thấy rưng rưng một niềm cảm động và ngưỡng mộ của nhà thơ đổi với người vợ – người phụ nữ một nắng hai sương, quanh năm tảo tần, thân cò thân vạc:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nơ âu dành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Trước gia cảnh như thế, bà Tú nghĩ gỉ? Bà nghĩ: thôi cũng là cái duyên, cái nợ. Câu thơ chấp chới giữa hai làn nghĩa: một là duyên, hai là nợ, hay là duyên thì ít (một) mà nợ thì nhiều (hai) nên “âu dành phận”, đành chấp nhận như một sự tất yếu. Không một lời thân thân trách phận, càng không thấy một lời phàn nàn, oán giận chồng con; chỉ thấy ngời sáng một phẩm chất nhẫn nại, tảo tần “năm nắng mười mưa dám quản công” Dùng là biểu tượng của bà mẹ Việt Nam Người mẹ mà sau này nhà thơ Tố Hửu đã khái quát rất đúng:
“Như bà mẹ sớm chiều gánh nặng
Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng
Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời”.
Đứng trước những con người như thế, ai mà chẳng ngợi ca, khâm phục Tuy nhiên với một người như Tú Xương, sống trong một xã hội mà ý thức hệ phong kiến còn nặng tư tương “trọng nam khinh nữ” “đàn ông cái nhà, đàn bà cái bếp” “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một trai gọi là có, mười gái vẫn là không)… ông lại là một nhà Nho, tuy là nhà Nho cuối mùa; một nhà nho chỉ đỗ tú tài nhưng đầy tài năng:
“Ông nghe, ông cống ra mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài”
Một con người như thế mà luôn cảm thấy như nhỏ bé, như có tôi với vợ của mình mới là điếu đáng nói.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hừng cũng như không”
Hai câu kết khép lại bài thơ vừa như một tiếng chửi vừa như một lời than. Nhà thơ “chửi” chính mình và than cho tình cảnh cùa vợ mình. Tất cả đều thể hiện một nỗi dằn vặt, một niềm trân trở, bàn khoản, và cao hơn còn là một lời tự phê phán, tự oán trách, tự “kết tội” về cái “thói bạc” và “vô tích sự” của chính mình. Tuy nhiên, tiếng chửi ấy lại là một bằng chứng thể hiện rất rõ tấm lòng thương vợ của ông sâu thẳm, mênh mông. Nó củng thể hiện sự cao cả, đẹp đẽ trong suy nghĩ của nhà thơ. Những người vợ lo toan, tần tào sởm hôm, nuôi chồng, nuôi con, gánh vác việc gia đinh, trên đất nước này xưa nay không thiếu. Ta gặp rất nhiều bóng dáng của vợ từ trong ca dao với hình ảnh cái cò, cái vạc “lặn lội bờ sông – gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”… Nhưng không phải ông chồng nào cũng thấu hiểu hết những phẩm chất và tấm lòng người vợ. Những nhà Nho xuất thân từ cửa Không, sân Trinh, mang nặng tư tưởng phong kiến, biết tự “sĩ vả”, tự “lên án” và tự “vạch tội” chính mình trước người vợ coi việc thờ chồng nuôi con như một bổn phận ẩy chắc cũng không nhiều. Vì thế, ta lại càng thấy trân trọng những suy nghĩ và “tiếng chửi” của Tú Xương vang vọng cuối bài thơ.
Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh một bà Tú Vị Xuyên với những phẩm chất và tính cách hết sức cao đẹp, một vẻ đẹp âm thầm, vị tha nặng lẽ nhưng bao trùm lên cà bài thơ lại là tình cảm và tấm lòng thương vợ đến xót xa, da diết của nhà thơ Trần Tế Xương. Phải là người tự biết mình và hiếu vợ đến tận cùng, đến “tri kỷ, tri âm” tột độ. mới có được những nghĩ suy, tình cảm. mới có được một tấm lòng như thế
Phân Tích Bài Thơ ” Thương Vợ” Của Tú Xương
Đề bài: Phân tích bài thơ ” Thương vợ” của Tú Xương.
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng.
“Thương vợ” là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ “hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn vấy quai cồng, tất tảchân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc” (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú lại là một người đàn bà:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
“Quanh năm buôn bán” là cảnh làm ăn đầu tắt mặt tối, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác , không được một ngày nghỉ ngơi. Bà Tú “buôn bán ở mom sông”, nơi mỏm đất nhô ra, ba bề bao bọc sông nước, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời lắm cay cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “nuôi đủ năm con với một chồng”.
Một gánh gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,… chứ ai con, “đếm” chồng(!) Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”,
Có thể nói, hai câu thơ trong phần đề, Tú Xương ghi lại một cách chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, đảm đang của mình.
Phần thực, tô đậm thêm chân dung bà Tú, mỗi sáng mỗi tối đi đi về về “lặn lội” làm ăn như “thân Cò” nơi “quãng vắng”. Ngôn ngữ thơ tăng cấp, tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Câu chữ như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, bổ trợ và gia tăng; đã “lặn lội” Lại “thân cờ”, rồi còn “khi quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sông ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Hình ảnh “con cò” cái cò trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, “Cái cò, cái vạc, cái nông,..” được tái hiện trong thơ Tú Xương qua hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ:
“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
“Thương vợ'” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ của mình
“Eo sèo” là từ láy tượng thanh chi sự làm rầy rà bằng lời đòi, gọi liên tiếp dai đẳng: gợi tả cảnh tranh mua tranh bán, cảnh cãi vã nơi “mặt nước” lúc “đò đông”. Một cuộc đời “lặn lội”, một cảnh sống làm ăn “eo sèo”. Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được “nuôi đủ năm con với một chồng'” phải. “lặn lội” trong mưa nắng, phải giành giật “eo sèo”, phải trả giá bao mồ hồi, nước mắt giữa thời buổi khổ khăn! Tiếp theo là hai câu luận, Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt:
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.”
“Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng .”Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực.Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “tnột…hai…năm..mười…làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”,… “dám quản công”… giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện một tài năng điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đôi, thành ngữ và hình ảnh “thân Cò”… đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn văn chương.
Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị. Ông tự trách mình:
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc”. Vai trò nggười chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con. Lời tự trách sao mà chua xót thế! Ta đã biết, Tú Xương có văn tài, nhưng công danh dở dang, thi cử lận đận. Sống giữa một xã hội “dở Tây, dở ta”, chữ nho mạt vận, lúc mà “Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co”, cho nên nhà thơ tự trách mình đồng thời cũng là trách đời đen bạc. Ông không xu thời để vinh thân phì gia “tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”.
Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi!
Bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. Ngôn ngữ thơ bình dị như là tiếng nói đời thường nơi “mom sông” của những người buôn bán nhỏ, cách đây một thế kỉ. Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với “năm con, một chồng”) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm: thương vợ, thương mình, buồn về gia cảnh thêm nỗi đau đời. “Thương vợ'” là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương nói về người vợ, người phụ nữ ngày xưa với bao đức tính tốt đẹp, hình ảnh bà Tú được nói đến trong bài thơ rất gần gũi với người mẹ, người chị trong mỗi gia đình Việt Nam.
Tú Xương chiếm một địa vị vẻ vang trong nền văn học Việt Nam. Tên tuổi ông sống mãi với non Côi, sông Vị.
Từ khóa tìm kiếm
phân tích bài thơ thương vợ
phân tích thương vợ
phân tích bài thương vợ
phân tích bài thơ thương vợ của trần tế xương
phân tích bài thơ thương vợ của tú xương
thương vợ tú xương
Phân Tích Bài Thơ Thương Vợ Của Tác Giả Tú Xương
Phân tích bài thơ Thương Vợ – Trong thời kỳ phong kiến người phụ nữ thường chịu nhiều thiệt thòi và không được chú ý nhiều. Một người phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến thường phải đeo nhiều xiềng xích bởi những lễ giáo. Người phụ nữ khi lấy chồng thì phải theo chồng, luôn phải tuân thủ tam tòng tứ đức những điều giáo lễ. Những người phụ nữ phong kiến phải chịu những nỗi đau về tinh thần và thể xác bởi trong quan điểm suy nghĩ của những nhà nho thời xưa luôn chỉ coi trọng người đàn ông và xem thường người phụ nữ. Trong suốt một chiều dài phát triển của nước ta chế độ phong kiến kéo dài đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới suy nghĩ và lối sống của những con người trong giai đoạn đó,
Bài thơ “Thương Vợ” của nhà thơ Tú Xương là một trong những bài thơ ít ỏi hiếm hoi được viết để thương vợ, thương số phận của người phụ nữ phong kiến. Trong thơ ca cũng có nhiều tác phẩm xót thương cho thân phận người phụ nữ như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… nhưng chưa có bài thơ nào thể hiện nỗi lòng thương vợ như Tú Xương đã viết tặng vợ mình. Trong bài thơ của mình Tú Xương đã xây dựng một người phụ nữ vô cùng đảm đang, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Khi một người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng lại là trụ cột gia đình nuôi đủ năm con và một người chồng mải lo đèn sách. Ngay từ những câu thơ đầu tiên của bài thơ tác giả đã nói lên sự vất vả cực nhọc của bà Tú
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng
Sự khổ cực vất vả mà bà Tú phải gánh chịu vô cùng rõ ràng, một người vợ phải làm công việc buôn thúng bán bưng suốt ngày làm công việc của mình lo kế sinh nhai của cả gia đình. Từ mon sông gợi lên cho chúng ta về sự chênh vênh, một chút gì đó không an toàn bền vững, một sự so sánh tạo nên việc đặc biệt của một câu thơ vô cùng độc đáo thể hiện được sự vất vả của người phụ nữ. Đáng ra ông Tú mới chính là người trụ cột của gia đình. Ông phải là người lo lắng cho vợ của mình, cho các con của mình nhưng ông lại lo đèn sách công danh nên mọi việc trong ngoài đều một tay bà Tú gánh vác. Người phụ nữ xưa được ví như những hạt mưa khi rơi vào giếng thì hạnh phúc, chẳng may có ra ngoài đồng chịu cuộc sống nắng mưa khổ cực cũng phải ngậm cười chẳng thể nào dám kêu ca, hay phàn nàn gì được. Ông Tú hiểu được nỗi khổ cực của vợ mình nên ông đã viết bài thơ này để chia sẻ với vợ những đau khổ vất vả trong cuộc sống.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hình ảnh bà Tú được chồng của mình ví như một cánh cò nhỏ bé mong manh, cô đơn một thân một mình lúc thì rạng sáng khi thì sẩm tối. Một mình thân cò gầy guộc với đôi quang gánh của mình buôn thúng bán bưng để lo lắng cho những người thân trong gia đình của mình có một cuộc sống bình thường, no đủ. Mọi kế sinh nhai đều dồn lên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ nhỏ bé đó. Dù bà Tú chưa bao giờ kêu than chưa bao giờ dám oán trách chồng của mình. Bà vẫn luôn hài lòng hạnh phúc với cuộc sống hiện tại nhưng tự bản thân ông Tú lại cảm thấy có lỗi với vợ của mình, bởi đáng lẽ ra mọi việc trong gia đình lo toan mưu sinh phải do ông Tú gánh vác, bởi ông chính là người trụ cột, là người chồng người cha nhưng ông Tú lại không làm tròn trách nhiệm của mình nên ông có chút hối lỗi, ăn năn với vợ của mình.
Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công
Trong hai câu thơ này thể hiện được một bức chân dung của người phụ nữ vô cùng đảm đang, chịu thương chịu khó. Một người phụ nữ làm tất cả chỉ vì gia đình thân yêu của mình vì những người thân ruột thịt. Bà Tú luôn mong muốn mang lại hạnh phúc cho gia đình của mình, nên bà có làm gì cũng không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, không quản ngại khó khăn mưa nắng. Một sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng đáng để trân trọng hiểu được nỗi khổ của người phụ nữ đi bên đời mình nên ông Tú đã viết bài thơ “Thương vợ” nhằm nói hộ tiếng lòng của mình, nói lên sự tôn trọng biết ơn của ông Tú dành cho người vợ tào kha. Dù bà Tú chưa bao giờ dám kêu ca, hay phàn nàn gì khi cuộc sống quá nhiều khó khăn nhưng ông Tú vẫn hiểu nỗi vất vả của bà. Và chính ông đã nói ra hộ bà những sự vất vả khó khăn đó, từng lời thơ như một lời than thở dằn rặt của một ông chồng vì mải lo đèn sách nên đã không chăm sóc vợ con chu đáo để vợ của mình phải chịu nhều thiệt thòi
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không
Hai câu thơ kết thể hiện được sự oán trách chính mình của nhà thơ. Một lời tự phê phán của bản thân khi đã để vợ mình phải chịu nhiều vất vả. Nó cũng chính là tiếng chửi của tác giả dành cho những ông chồng vô tâm, không quan tâm tới những người phụ nữ sống quanh mình để cho vợ mình phải vất vả cực nhọc với cuộc sống. Bài thơ “Thương vợ” kết thúc với những câu thơ dí dỏm của tác giả Tú Xương nhưng thể hiện được tâm tư tình cảm của ông dành cho vợ mình. Một người chông luôn quan tâm luôn đồng cảm với vợ như Tú Xương chắc chắn không phải là người chồng hờ hững ăn ở bạc. Nhưng tác giả vẫn tự trách mình để thể hiện rõ thành ý và nỗi lòng của mình dành cho vợ.
Bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương với lời thơ giản dị, chân thành, mộc mạc nhưng lại có sức lay động lớn tới trái tim người đọc. Những lời thơ chính là những lời nhắc nhở của ông dành cho những người chồng ham chơi ham vui không biết quan tâm tới nỗi khổ của người phụ nữ, người vợ sống bên cạnh mình.
Thủy Tiên
Cảm Nhận Của Anh (Chị) Về Âm Điệu Dân Gian Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương
Cảm nhận của anh (chị) về âm điệu dân gian trong bài thơ thương vợ của Tú Xương
1. Khái niệm “âm điệu dân gian”: là một khái niệm để chỉ tính chất gần gũi về mặt giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm văn học với giọng điệu, ngôn ngữ của nhân dân lao động (được thể hiện tập trung trong các sáng tác văn nghệ dân gian – trong đó có văn học dân gian – và cả trong lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động).
Nhưng chúng ta không nên giới hạn nội dung khái niệm “âm điệu dân gian” trong khuôn khổ tính chất giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm (mặc dù đây sẽ là nội dung chính của vấn đề) mà nên mở rộng hơn, khái niệm “âm điệu dân gian” có thể được hiểu như “chất dân gian”, nghĩa là không chỉ có giọng điệu, ngôn ngữ mà còn là hình ảnh, cảm xúc, quan niệm thẩm mĩ…. của nhân dân, vì xét cho cùng, đó mới chính là những yếu tố quy định “âm điệu”, “giọng điệu”.
Do vậy, để phân tích “âm điệu dân gian” trong tác phẩm, ta cần chỉ ra nét đặc trưng dân gian trong: ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh… của tác phẩm; tình cảm, quan niệm đạo đức, cách hành xử….của nhân vật trữ tình.
2. Âm điệu dân gian trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
– Ngôn ngữ thơ
+ Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thứ chữ ghi âm tiếng Việt. Mà các từ ngữ trong bài thơ đều là những từ ngữ hết sức giản dị, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ giao tiếp thường ngày của nhân dân.
+ Lời thơ giản dị, gần gũi với phong cách khẩu ngữ (một lời tự bạch chân thành, giản dị mà xúc động), thậm chí, còn sử dụng cả ngôn ngữ chửi (Cha mẹ thói đời…), rất thực, rất đời thường.
+ Sử dụng linh hoạt các thành ngữ để thể hiện nỗi vất vả của bà Tú trong cuộc sống mưu sinh: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa. Tác giả còn sử dụng nhiều từ láy sinh động, gần gũi với khẩu ngữ: lặn lội, eo sèo, hờ hững; sử dụng các khái niệm quen thuộc trong quan niệm dân gian: duyên, nợ, phận. Các thành ngữ, khái niệm được vận dụng sáng tạo để thể hiện tình cảm của tác giả: “một duyên hai nợ” – duyên thì ít ỏi mà “nợ” thì nhiều, cách nói thể hiện sự chua xót, thương cảm của tác giả.
– Giọng điệu thơ
Giọng điệu bài thơ có sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình với giọng tự trào thâm thúy, trong đó, giọng điệu trữ tình là chủ âm, giọng điệu tự trào (cùng với nó là hình ảnh tác giả, ông Tú) ẩn ở phía sau, góp phần thể hiện nhiều cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình.
– Hình ảnh thơ
+ Các hình ảnh lấy chất liệu từ văn học dân gian: “thân cò lặn lội”. Trong ca dao, hình ảnh con cò, thân cò thường nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó. Nhà thơ có sự vận dụng hình ảnh rất sáng tạo: cấu trúc đảo “lặn lội thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, lam lũ, dùng “thân cò” chứ không phải là “con cò”, “cái cò” còn thể hiện sự đồng cảm về thân phận.
+ Hình ảnh bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của biết bao người phụ nữ Việt Nam, bình dị, tần tảo, hy sinh cả cuộc đời cho gia đình, cho chồng con… Chính hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi, ấy tạo được sự đồng cảm, xúc động sâu sắc của người đọc nhiều thế hệ
– Tình cảm, tâm trạng của nhân vật trữ tình
Từ toàn bộ bài thơ, thấy ngầm ẩn hình ảnh tác giả – một người ý thức sâu sắc và chua chát về sự bất lực của mình, đồng thời, dành cho người vợ tần tảo niềm yêu thương, trân trọng, cảm thông, cảm thương và sự tri ân sâu sắc. Còn bà Tú, ta không thầy bà “phát ngôn” trong bài thơ, nhưng chính sự “im lặng” ấy đã nói lên tất cả, về tình nghĩa, về sự thủy chung, về đức hy sinh thầm lặng…Tình cảm vợ chồng tình nghĩa, thủy chung gắn bó đó cũng rất gần gũi với điệu tình cảm, với quan niệm thẩm mĩ của dân gian.
Những ý trên chỉ là những luận điểm có tính chất gợi mở để các em tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi. Hãy sử dụng vốn kiến thức, khả năng liên tưởng và nhất là cảm xúc chân thành, đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. Mong các em tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề được thêm rộng, thêm sâu.
Minh Nguyệt
Cập nhật thông tin chi tiết về Bên Cạnh Một Tú Xương Quyết Liệt Dữ Dội Trong Châm Biếm, Trào Phúng, Còn Có Một Tú Xương Da Diết Và Đằm Thắm Trong Trữ Tình. Bài Thơ Thương Vợ Là Một Bài Thơ Tiêu Biểu Cho Khuynh Hướng Thứ Hai. Anh (Chị) Hãy Phân Tích Bài Thơ Để Làm Sáng Tỏ Điều Đó trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!