Bạn đang xem bài viết Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu, Ứng Dụng Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Cho Trẻ Mẫu Giáo 4 được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Lời giới thiệu
Văn học là một bộ môn rất cần thiết nó góp phần mở ra một chân trời nhận thức cho trẻ, là một phương tiện dẫn dắt trẻ trở thành một con người mới được trau chuốt về ngôn ngữ về nhân cách. Bởi vậy lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới người đã dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em, những chủ nhân nhỏ tuổi của đất nước. Sự quan tâm đặc biệt của Người dành cho trẻ em còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa trông rộng, “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người. Trong chiến lược đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước.Vì “ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Phải vun trồng cho các em có thói quen đoàn kết và tập thể, giúp cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể – mỹ, dần hình thành nhân cách cho trẻ.
Và chính văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của trẻ. Những bài học giáo dục đến với trẻ một cách tự nhiên, không gò bó, không mang tính giáo huấn bắt buộc. Trẻ em nhận ra tình yêu thương của ông bà, bố mẹ đối với các em qua sự chăm sóc ân cần chu đáo. Trẻ thơ sẽ học ở các tác phẩm những hành động đẹp trong đối xử với anh, chị, em, với bạn bè. Qua đó trẻ sẽ biết nhường nhịn, giúp đỡ người thân trong gia đình cũng như bạn bè và mọi người xung quanh. Mà văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của lời hát ru của bà, của mẹ…Lớn hơn một chút, các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, truyện hiện đại đã gieo vào lòng trẻ sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp cho các trẻ hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta. Các tác phẩm văn học cũng dẫn dắt trẻ đi khắp mọi miền đất nước, giới thiệu cho trẻ những danh lam thắng cảnh, chỉ cho trẻ vui vầy với những con vật quen thuộc như: gà, vịt, ngan ngỗng, chích bông, tu hú…
Tiếp xúc với tác phẩm văn học, các trẻ còn được làm quen với ngôn ngữ giầu đẹp của dân tộc. Đây chính là điều kiện để trẻ phát triển vốn từ, rèn luyện cách nói diễn cảm, cách nói giầu hình ảnh quen thuộc của ông cha ta như: cách nói so sánh, cách nói nhân hóa. Chinh vì vậy văn học có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ, nó góp phần mở ra một chân trời nhận thức cho trẻ, là một phương tiện dẫn dắt trẻ trở thành một con người mới được trau chuốt về ngôn ngữ về nhân cách.
Là một người giáo viên hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Tôi nhận thức rõ trong mọi thời đại giáo dục luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng cùng với một số ngành khác góp phần nâng cao đời sống xã hội của mỗi con người. Tuy nhiên với từng thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu khác phù hợp với mỗi độ tuổi khác nhau. Mọi hoạt động học tập và vui chơi được tổ chức trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai cho trẻ. Đặc biệt là hoạt động dạy trẻ “Làm quen với tác phẩm văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, biết đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt cho trẻ. Ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn, thích đi học…Và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng và thông qua đó mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với cuộc sống xung quanh, trẻ biết tích luỹ được những kinh nghiệm sống, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết nói đủ câu, chính xác, biểu cảm, là nấc thang quan trọng để chuẩn bị bước vào lớp 1. Chính vì lẽ đó việc cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 4-5 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài ““ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. để nghiên cứu.
2. Tên sáng kiến:
“ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”.
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Lê Thị Hồng Hạnh
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Đồng Văn – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0947501179. E_mail : Honghanh@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hồng Hạnh – Trường Mầm Non Đồng Văn – Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
– Trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi – Lớp 4 tuổi B2.
– Trường Mầm Non Đồng Văn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: .
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến.
7.1. Cơ sở lý luận.
Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình trăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Văn học chính là chiếc cầu nối giữa trẻ với thế giới xung quanh thông qua các tác phẩm thơ, truyện, ca dao, tục ngữ…
Hoạt động làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi, cuộc sống. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ, truyền cho các cháu vẻ đẹp truyền thống của ông cha ta, lòng nhân ái thuỷ chung tính công bằng yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời. Như lời căn dặn của Hồ Chí Minh “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ” chúng ta những giáo viên mầm non hãy coi những trẻ của lớp mình chính là con của mình, dành những tình cảm tốt đẹp nhất dành cho các em, dùng những lời ru ngọt ngào nhất khi cho các cháu ngủ, kể những câu chuyện, đọc những bài ca dao, tục ngữ…có ý nghĩa nhất để giáo dục dạy dỗ các em thành những con người có ích sau này cho xã hội.
Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn, góp phần mở rộng hiểu biết của trẻ về tự nhiên và xã hội. Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học của mình, cô giáo ở trường Mầm non sẽ tổ chức hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Bởi trẻ mầm non chưa biết đọc mà trẻ thường cảm nhận bằng cử chỉ, ánh mắt… Từ đó trẻ trở thành một chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo và có thể hóa thân vào các vai diễn trong các trò chơi đóng kịch…Chính điều đó làm nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ.
7.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
* Thuận lợi.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở – Phòng giáo dục đã có những buổi tập huấn, kiến tập về các hoạt động cho cán bộ, giáo viên, nhân viện được giao lưu học hỏi lẫn nhau. Không những vậy phòng giáo dục còn mở các lớp học chuyên sâu cho cán bộ, giáo viên, nhận viên được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Cùng với sự chỉ đạo tận tình của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn. Hàng tháng trường còn tổ chức các chuyên đề thao giảng, dự giờ chéo để giúp các chị em học hỏi và có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động giúp cô dạy tôt, giúp trẻ học tốt và nắm chắc được các yêu cầu của từng bài. Tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau dạy tốt. Không những vậy ban giám hiệu luôn tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia các lớp học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
Nhà trường còn trang bị cho lớp tôi các tranh thơ, truyện, đồ dùng, đồ chơi…phục vụ cho hoạt động làm quen văn học.
Các đồng nghiệp trong trường luôn giúp đỡ, góp ý cho tôi những ý kiến hay, bổ ích.
Đa số phụ huynh đã nhận thấy tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với sự phát triển của con em mình. Vì vậy sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường nói chung và giữa giáo viên và phụ huynh của lớp tôi nói riêng rất thuận lợi và hài hòa.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu
Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, được trải nghiệm cọ sát với thực tế, được học tập và đào tạo qua trường lớp, luôn tìm tòi học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, có nhiều sáng tạo, có giọng kể hay, truyền cảm, nắm chắc phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Lớp học được trang bị một máy tính, ti vi, tranh truyện – thơ, các loại sách truyện tranh..….Qua đó khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ trực tiếp được quan sát trong tranh, hình ảnh động và lắng nghe âm thanh và cảm nhận sâu hơn, húng thú hơn với tác phẩm văn học.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động làm quen với văn học.
* Khó khăn.
*) Về phía nhà trường.
Các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen văn học có nhưng vẫn còn hạn chế như: rối tay, trang phục, mô hình…
*) Về phía giáo viên.
Một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ, truyện còn hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc nên không hấp dẫn cuốn hút trẻ.
Thời gian cô đến lớp cả ngày công việc bận rộn, nên giáo viên không có thời gian làm đồ dùng đồ chơi.
Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
*) Về phía trẻ.
Sự nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nói ngọng, chưa diễn đạt được ý của mình.
Nhiều trẻ quá nhút nhát chưa mạnh dạn trong hoạt động, bên cạnh đó còn có những trẻ quá hiếu động không chú ý.
*) Về phía phụ huynh.
Sự quan tâm của gia đình dành cho trẻ là không đồng đều, 100% phụ huynh là nông thôn. Hiện nay trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi người lo làm ăn kiếm sống, thời gian các bậc cha mẹ gần gũi trò chuyện với trẻ rất ít. Đa số trẻ ở nông thôn thời gian ở với ông bà nhiều hơn ở với bố mẹ.
Phụ huynh chưa thực sự nhiệt tình vào việc sưa tầm các nguyên vật liệu cùng giáo viên để làm đồ dùng đồ chơi.
Qua kết quả điều tra lúc đầu khi chưa áp dụng các phương pháp trên thì tỉ lệ trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học của lớp tôi còn thấp:
+ 55% Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động văn học.
+ 50% Trẻ nhanh thuộc thơ, truyện, ca dao, đồng dao.
+ 35% Trẻ hiểu nội dung tác phẩm và yêu thích văn học.
+ 40% Trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt.
Từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn áp dụng những giải pháp sau:
7.3. Đề xuất biện pháp:
Muốn đạt được kết quả cao trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học thì trước hết cô giáo cần phải yêu văn học, say mê văn học, thích học hỏi tìm tòi khám phá những cái hay cái đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích luỹ kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụ thể là các bài thơ câu chuyện, đặc biệt là thơ chuyện Mầm non.
Trong quá trình nghiên cứu tối đã sử dụng và đưa ra một số biện pháp gây hứng thú guips trẻ học tốt môn làm quen tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi. Từ đó giúp trẻ đọc kể diễn cảm, làm giàu vốn từ, củng cố vốn từ, hình thành việc phát âm và tập luyện phát âm đúng, hình thành nhịp điệu của ngôn ngữ và giáo dục văn hoá giao tiếp cho trẻ.
Thường giáo viên khi chọn các tác phẩm thơ, truyện để đưa vào bài dạy cho trẻ hay lấy trong quyển chương trình mà không chịu tìm tòi, sưu tầm các tác phẩm khác. Mà chúng ta cũng biết trẻ mầm non rất hay chán, nếu trẻ đã biết hoặc được nghe tác phẩm đó rồi dù chỉ một lần thì khi giáo viên dạy rất khó có thể thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Mà các tác phẩm trong quyển chương trình giáo viên thường cho vào hết năm này qua năm khác, có khi trẻ được biết hoặc được anh chị kể hay đọc cho nghe rồi thì khi trẻ nghe lại sẽ không tập chung. Đặc biệt trẻ lớp tôi trẻ rất hiếu động, trẻ thích sự mới lạ.
VD: Chủ đề “Gia đình” thay cho các bài thơ quen thuộc tôi sưa tầm một số bài như “Sữa mẹ”, “Lòng mẹ”, “Bà em”, “Dạy em học chữ”, “Con ngoan”…(Bé ngoan bé xinh – NXBGD).
VD: Chủ đề “Bản thân” tôi tìm và chọn lọc được một số truyện đưa vào chương trình như: “Vệ sinh buổi sáng”, “Ỉn con lấm lem”, “ Điều ước”….(GD trẻ MN ứng phó với biến đổi khí hậu qua trò chơi, thơ ca, truyện kể, câu đố – NXBGD Việt Nam).
Ngoài tham khảo ở các sách, tôi còn sưu tầm các tác phẩm hay trên mạng Internet, mạng Internet là một thư viện khổng lồ về các thông tin, tư liệu, truyện, thơ…
Khi dạy trẻ các bài thơ, câu chuyện , ca dao đồng dao mới. Tôi thấy trẻ hào ứng học bài, yêu thích văn học.
7.3.2.Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan và tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ.
Ví dụ : Ai đấy ?, Cái gì? , Ở đâu?..
Dùng tài liệu minh hoạ, đồ dùng trực quan tương ứng câu của tác phẩm với các bức tranh .
Ví dụ: Những từ, những câu nào phù hợp với bức tranh này ?
Tại sao con thích bức tranh này?…
Giáo viên có thể yêu cầu trẻ gọi tên các nhân vật trong truyện và các đối tượng mà giáo viên chỉ định trên tranh. Hoăc giáo viên đọc một đoạn và yêu cầu trẻ chỉ ra phần nào của bức tranh tương ứng với cái cần đọc.
Ví dụ: Cô đọc một đoạn truyện “ Hai anh em” rồi yêu cầu trẻ:
“ Con hãy chỉ vào tranh người anh được ông tiên tặng cho quả bí ngô?”
Ví dụ: Dạy truyện “ Sự tích hoa hồng”. Cô có thể cho trẻ xem đoạn phim về loài hoa hồng. Qua đoạn phim ngắn đó trẻ sẽ cảm nhận rõ hơn về loài hoa hồng.
Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng tư duy của trẻ trực quan hành động trẻ chỉ tập trung chú ý và ghi nhớ nhừng gì mà trẻ cảm thấy thích thú vì thế giáo viên nên chuẩn bị đồ dùng học tập gồm các loại tranh ảnh mô hình, vật thật đầy đủ, đa dạng, phong phú, sinh động phù hợp với nội dung của từng bài dạy.
Ví dụ: Bài thơ ” Em yêu nhà em“, sử dụng tranh ảnh kết hợp mô hình
Ví dụ: Bài thơ ” Cây dừa”, sử dụng tranh ảnh kết hợp mô hình
Chuyện: “Truyện của dê con”, sử dụng tranh ảnh kết hợp rối
Thơ: “Bác bầu bác bí” sử dụng vật thật
Ngoài ra tôi luôn chú ý tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ hàng ngày như: tôi luôn tận dụng diện tích và không gian phòng học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, khung sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, phù hợp với trẻ nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Để thu hút sự chú ý và phát huy tính sáng tạo của trẻ tôi đã sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ, các nguyên liệu mở như: thanh trẻ, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất …để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích .
Ví dụ : Kể chuyện “ Dê con Nhanh trí’’để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một sân khấu rối, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ.
Ví dụ : Dạy thơ “ Nàng tiên cá”để làm trang phục cho trẻ tôi dùng quần áo để trẻ hoá thân vào các nhân vật nhập vai .
Khi hoạt động trẻ cần không gian thoải mái, mà hoạt động làm quen văn học rất nhiều đồ dùng chiếm nhiều diện tích. Vì thế tôi luôn tận dụng diện tích phòng học một cách khoa học nhất, sắp xếp các đồ dùng sao cho gọn gàng dễ sử dụng mà lại không ảnh hưởng đến trẻ khi hoạt động. Đội hình khi trẻ hoạt động cũng phải phù hợp.
VD: Như thể loại kể chuyện, trọng tâm là dạy kể truyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện như sân khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho rễ sử dụng, kích thích trẻ tính cực hơn.
VD: Với thể loại thơ cô dùng xa bàn mà các bạn biết xa bàn rất to và cồng kềnh nên tôi phải biết bố chí chỗ nào cho thuận tiện mà lại dễ sử dụng nhất nhưng trẻ vẫn quan sát được hết và khi hoạt động trẻ sẽ có không gian rộng để hoạt động một cách thoải mái, tự tin hơn.
Khi sử dung biện pháp này tôi thấy trẻ học bài tích cực, hứng thú trẻ biết yêu cái đẹp ghét điều xấu. Thông qua các câu chuyện trẻ biết thêm được rất nhiều vốn từ cho riêng mình.
3.3: Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đưa vào hoạt động.
Hồ Chí Minh có viết “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học”. Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học nếu đồ dùng đồ chơi càng đẹp càng mới lạ thì trẻ sẽ rất hứng thú tham gia vào hoạt động, nếu hoạt động mà không có đồ dùng đồ chơi, hay đồ dùng đồ chơi mà không đẹp hoặc trẻ được nhìn thấy nhiều lần thì giờ hoạt động đó sẽ không bao giờ thành công. Hoặc các bạn cứ nghĩ nếu một giờ hoạt động làm quen văn học mà không có tranh, rối,…thì giờ hoạt động đó sẽ như thế nào?. Chính vì điều này tôi luôn tận dụng thời gian để làm những đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ.
Tôi sử dụng nguyên liệu như: Thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất, để làm những con vật xinh sắn, trẻ cũng thể sử dụng được để kể chuyện, đọc thơ đồng dao.
VD: Bìa cứng, xốp, thanh tre tôi làm những con vật ngỗ nghĩnh, đa dạng màu sắt để thu hút trẻ.
VD: Hoặc khi dạy trẻ đọc bài thơ “Chiếc cầu mới” – Chủ đề “ Nghề nghiệp” tôi làm mô hình chiếc cầu đơn giản mà trẻ lại hứng thú.
VD: Hay khi dạy truyện “Kiến con đi xe buýt” – Chủ đề “Giao thông” tôi và các bạn đồng nghiệp làm xa bàn để dạ
Hay với truyện “Tích chu” – Chủ đề “Gia đình”
Với những đồ dùng đồ chơi như trên khi dạy trẻ rất thích, rất chăm chú nghe cô kể chuyện, đọc thơ. Hoặc trẻ có thể dùng những đồ dùng đồ chơi để tập kể chuyện sáng tạo, đọc thơ diễn cảm. Mà khi làm đồ dùng đồ chơi tôi và trẻ cùng kết hợp làm trẻ rất vui và hào hứng làm cùng cô.
3.4: Chuẩn bị giáo án, các câu hỏi đàm thoại, xác định giọng, cử chỉ của các nhân vật trong tác phẩm.
Nếu muốn dạy được tốt thì việc chuẩn bị giáo án cũng phải tốt, hiểu được như vậy tôi luôn chuẩn bị thật tốt giáo án, nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy.
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Khi chuẩn bị câu hỏi cô phải tìm các từ khó để giúp trẻ hiểu và giúp trẻ đọc đúng.
VD: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Phải là hai tay” – Chủ đề “Gia đình” tôi tìm các từ khó như: “băn khoăn”, “kính mếm” tôi giải thích các từ khó đó cho trẻ hiểu và cho trẻ đọc lại các từ khó đó.
Các tác phẩm thơ, truyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyền tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua giọng đọc, kể của cô giáo. Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phủ hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Đối với từng nhân vật cô phải kể với giọng khác nhau, các bài thơ đọc cô cũng phải đọc phù hợp theo từng bài.
VD: Khi kể chuyện “Dê Đen và Dê Trắng” cô phải xác định giọng của từng nhân vật khác nhau. Khi kể giọng của “Dê Trắng” cô kể ngắt quãng, nhỏ tỏ ra sợ hãi. Khi kể giọng của “Dê Trắng” cô kể to rõ ràng. Giọng của “Sói” cô kể với giọng quát tháo hách dịch. Còn giọng dẫn truyện kể với giọng nhẹ nhàng và đều ngắt nghỉ đúng lúc.
3.5:Một số hình thức tố chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”, “Vườn cổ tích”, câu đố, trò chơi, tham quan… và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập , hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Đề rồi từ chỗ trẻ trăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví như trong một tiết kể chuyện: “Bác gấu đen và hai chú thỏ” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “Trời nắng, trời mưa”. Hỏi trẻ: “Con gì đi tắm nắng”. Cô giới thiệu truyện và kể cho trẻ cho trẻ nghe, sau đó cô kể kết hợp cho trẻ tri giác bằng tranh, con rối, cho trẻ xem “Chương trình bông hoa nhỏ” từ đó trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện – ác, đâu là tốt đẹp – xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu thương, giúp đỡ như trẻ yêu bạn “Thỏ Trắng” giúp “Bác gấu đen” (truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ”). Làm những công việc nhỏ mà có lễ giáo như lấy tăm, bưng nước mời ông bà, giúp cô lau bàn, ghế¼.
– Hay với bài thơ “Cây cải nhỏ” – Chủ đề “Thế giớ thực vật”. Gây hứng thú tôi làm ảo thuật kết hợp với nhạc trẻ rất chăn chú xem, và cho trẻ xem trong tay cô có gì?. Cô giới thiệu bài thơ , sau đó cô đọc thơ cho trẻ nghe, cho trẻ xem mô hình vườn rau trẻ sẽ được biết cây rau mầu gì? Và là rau ăn lá…
Thời gian của hoạt động cho trẻ làm quen văn học không nhiều nên trong giờ hoạt động tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú để trẻ nhanh chóng hiểu nội dung tác phẩm, nhớ tác phẩm, thuộc và có thể đọc kể diễn cảm nhanh tác phẩm mà tôi dạy. Đối với hoạt động làm quen văn học tôi thấy sử dụng đồ dùng trực quan là rất hiệu quả, đồ dùng trực quan có thể là: tranh, ảnh, mô hình, xa bàn,…
– Tiêu biểu với tiết kể chuyện “Kiến con đi xe buýt” – Chủ đề “Giao thông” trình tự tôi dạy như sau:
*) Ổn định tổ chức: Tôi cho trẻ đứng thành vòng tròn rộng chơi trò chơi “Con kiến”, hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?. Dẫn dắt trẻ vào truyện một cách nhẹ nhành.
*) Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1: Thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của các nhân vật. Hỏi trẻ cô vừa kể chuyện gì?.
+ Cô giảng nội dung truyện, sau đó tôi cho trẻ đứng lên hát và vận động bài hát “ Em tập lái ô tô”.
*) Cô kể chuyện lần 2: Tôi kể kết hợp với xa bàn.
Vẫn ngồi như vậy khi kể xong tôi đàm thoại và trích dẫn truyện với trẻ.
+ Các con vừa được nghe câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Tất cả cùng cất tiếng hát rộn ràng. Các con cùng nói với cô từ “ rộn ràng” (Gọi 2 – 3 trẻ)
+ Khi xe dừng lại ở bến đón khách, ai đã lên xe?
+ À đúng rồi đó là bác Gấu, khi bác Gấu lên xe các chỗ ngồi đã “chật kín” không còn chỗ để ngồi. Cho trẻ nhắc lại từ “ chật kín”
+ Lúc này ai đã đến bên cạnh bác Gấu?
+ Kiến con nói gì với bác Gấu?
+ Kiến con đã chớp nhẹ mi mắt và nở nụ cười thật xinh nói với Bác Gấu. Nào các con cùng nở nụ cười thật xinh giống Kiến con nào.
+ Kiến con không chỉ nhường chỗ cho bác Gấu mà trên đường đi Kiến con còn làm gì?
+ Các con nói từ “ du dương”, “ lim dim” (Gọi 2 – 3 trẻ)
+ Cô khái quát câu chuyện: Các bạn nhỏ trong câu truyện “ Kiến con đi xe buýt” rất tốt bụng và đáng khen vì đã biết nhường ghế ngồi cho người lớn tuổi khi trên xe không còn chỗ ngồi, nhất là bạn Kiến con. Kiến con không chỉ nhường chỗ ngồi cho bác Gấu mà Kiến con còn hát cho bác Gấu nghe rất nhiều bài hát làm cho bác Gấu rất vui quên đi cả quãng đường xa”.
*) Để thay đổi hình thức, mà ai cũng biết trẻ rất thích xem phim hoạt hình nên tôi kể lần 3 và lồng tiếng vào video hoạt hình.
Thông qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ: Khi ngồi trên xe các con phải nghe lời người lớn không thò đầu thò tay ra ngoài và khi sang đường phải có người lớn dắt các con nhớ chưa nào.
Cuối cùng tôi hỏi lại trẻ tên truyện một lần nữa, nhận xét và khen trẻ.Tôi cho trẻ nhẹ nhàng đi ra ngoài và bật nhạc bài hát “Đường em đi”.
Tôi nhận thấy trẻ rất chăm chú tham gia vào hoạt động.
Bên cạnh đó khi dạy các tác phẩm thơ tôi luôn chú ý nghe trẻ đọc để kịp thời phát hiện những trẻ đọc ngọng, đọc sai để kịp thời sửa sai cho trẻ, cô đọc trước cho trẻ đọc lại nhiều lần và động viên trẻ. Đặc biệt khi cho trẻ đọc thơ tôi dùng hình thức thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt hơn.
Trong các giờ hoạt động làm quen văn học tôi luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi, động viên trẻ, giúp đỡ những trẻ yếu kém hơn, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn và hứng thú hơn.
3.6: Hướng dẫn trẻ đóng kịch, sử dụng rối.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp tôi nói riêng việc được đóng kịch, được cầm rối kể chuyện, đọc thơ trẻ rất thích. Những câu chuyện, bài thơ nào trẻ biết rồi tôi sẽ tổ chức hướng dẫn trẻ đóng kịch hoặc sử dụng rối để đọc thơ, kể chuyện. Khi trẻ được hòa mình vào các nhân vật trong các tác phẩm trẻ sẽ nhớ nội dung tác phẩm lâu hơn.
Để làm được việc này tôi chuẩn bị trang phục, rối…để trẻ hoạt động, tôi phân hoặc cho trẻ tự nhận vai trong tác phẩm, tôi hướng dẫn trẻ thể hiện các lời thoại và cử chỉ của nhân vật. Nếu có thể tôi dùng thêm cả âm thanh ánh sáng khi trẻ đóng kịch thì hiệu quả tốt hơn.
VD: Tôi cho trẻ tập đóng kịch truyện “Cáo thỏ và gà trống” tôi chuẩn bị trang phục nhân vật: gà trống, thỏ,…phân vai cho trẻ.
Hoặc với rối tay, tôi cũng hướng dẫn trẻ cách cầm rối, hướng dẫn trẻ cử động rối thề nào cho phù hợp với lời của tác phẩm
3.7: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động khác.
Với phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung được lồng ghép trong một giờ hoạt động. Việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học không chỉ được tiến hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động khác. Thông qua các giờ hoạt động khác như: tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa học, toán….giáo viên có thể củng cố hoặc mở rộng những kiến thức về văn học cho trẻ. Ở những giờ hoạt động này, các tác phẩm văn học sẽ đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài hoặc chuyển hoạt động.
VD: Đối với hoạt động âm nhạc: Sau khi dạy trẻ hát bài “Mầu hoa” – Chủ đề “Thế giới thực vật”, cuối hoạt động tôi cho trẻ đọc hoặc nghe bài thơ “Hoa kết trái”.
VD: Hay với hoạt động tạo hình: Khi cho trẻ tập vẽ tự do theo ý thích, tôi có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Em vẽ” để gợi ý đề tài cho trẻ.
VD: Đối với hoạt động khám phá khoa học: Khi dạy trẻ “Tìm hiểu một số luật lệ giao thông” – Chủ đề “Giao thông” khi vào bài tôi cho trẻ đọc bài thơ “Đèn giao thông”…
Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên, nên việc cho trẻ làm quen với văn học ở các hoạt động khác nhau, giúp trẻ củng cố lại các tác phẩm trẻ đã được học. Không những vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
3.8: Cho trẻ làm quen văn học qua các hoạt động ngoài giờ.
Với trẻ mầm non, hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của các hoạt động khác. Do đó tôi cần phải tận dụng những thời gian đón trẻ, trả trẻ, vui chơi, lúc đi dạo chơi, thăm quan…tôi đọc, kể các tác phẩm mới cho trẻ nghe sau đó trò truyện với trẻ về tác phẩm đó. Việc ôn, luyện tập các tác tác phẩm đã học trong chương trình cũng được thực hiện ở các thời điểm trên. Hình thức dạy trẻ ôn tập là: tôi đọc hoặc kể lại tác phẩm cho trẻ nghe, sau đó tôi yêu cầu trẻ đọc hoặc kể lại, tôi theo dõi, sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng, diễn cảm. Muốn cho việc ôn luyện của trẻ hấp dẫn, trẻ hứng thú tham gia, tôi tổ chức ôn luyện dưới hình thức trò chơi: hái hoa, đoán tên, đóng kịch hay thi biểu diễn giữa các cá nhân, các tổ theo những đề tài:
VD: Con hãy đọc các bài thơ viết về gia đình, hoặc kể các câu chuyện về đề tài gia đình.
Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần cho trẻ làm quen với văn học, trong đó có hát múa đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, tôi chuẩn bị mũ các con vật, hoa văn nghệ … Nhận thấy trẻ rất thích đến buổi chiều cuối tuần, giống như trẻ được chơi thoải mái, được nghỉ sau một tuần học, tôi củng cố lại kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Cứ vài tháng tôi lại tổ chức hội thi “ Bé kể chuyện, đọc thơ hay” có nhận xét và có quà cho những cháu làm tốt. Trong các ngày hội, ngày lễ như ngày 8/3, 20/11, 22/12…tôi dành nhiều thời gian hướng dẫn cho các cháu kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch nhằm biểu diễn ở trường tổ chức. Đó cũng là một hình thức tuyên truyền ngành học rất lớn đến phụ huynh, trẻ rất thích tự làm, được thể hiện và được người khác khen. Qua đó giúp trẻ phát triển về trí tuệ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người và cảm nhận được vẽ đẹp, cái hay của văn học.
3.9: Cho trẻ làm quen văn học qua góc văn học.
Với những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần, có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh.
Và chính góc truyện là một kho tàng các tranh truyện để trẻ thỏa sức khám phá. Tôi sưu tầm rất nhiều truyện tranh tạo thành một thư viện ở góc truyện. Trẻ có thể lấy những quyển truyện tranh kể chuyện, đọc thơ sáng tạo cho nhau nghe chính tại thư viện bé nhỏ mà tôi tạo ra cho trẻ ngay góc văn học
Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác, tôi thường xuyên thay thay đổi các loại truyện tranh mới. Vì vậy tôi luôn cố gắng sưu tầm , bổ sung sách mới và hướng dẫn trẻ xem sách.
3.10: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Mà như trên tôi đã nói trẻ em rất thích xem phim hoạt hình, nếu không có công nghệ thông tin thì làm sao tôi có thể lồng tiếng vào video hoạt hình để gây hứng thú cho trẻ vào hoạt động. Không những thế việc ứng dụng công nghệ thông tin cô có thể dễ dàng chuyển hình ảnh khác chỉ cần kích chuột hoặc chấm nhẹ bút lên màn hình.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin hình ảnh, âm thanh đẹp hơn, sinh động và phong phú hơn, trẻ sẽ hứng thú vào hoạt động sẽ giúp trẻ học tốt hơn mà giáo viên cũng đỡ vất vả hơn.
3.11:Kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để bổ xung tài liệu văn học cho trẻ. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi cũng nói lên tầm quan trọng của các tác phẩm văn học đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp mình nói riêng. Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen văn học có thể phát triển về tất cả các lĩnh vực thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm quan hệ xã hội,…
Nếu giáo viên kết hợp được với phụ huynh tôt thì việc giáo dục đối với trẻ rất dễ dàng. Nên trao đổi với phụ huynh đặc điểm của từng trẻ xem trẻ này tốt về mặt nào cần phát huy, trẻ nào yếu về mặt nào cần khắc phục. tôi có thể trao đổi trực tiếp với phụ huynh hoặc dán tiếp thông qua các hình thức khấc nhau.
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen văn học.
3.12: Luôn cố gắng tự học, tự rèn.
Là một giáo viên trẻ tôi không ngừng học tập, rèn luyện, học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của bản thân với nhiều hình thức, tham gia các lớp tập huấn, tham khảo tài liệu, tích cực dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhằm đảm bảo tốt nhất vào quá trình giáo dục, hoàn thiện nhân cách trẻ.
Thường xuyên học hỏi, trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiêm. Đôi khi chỉ là một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp về một thác mắc nào đó tôi chưa tìm ra, nếu tôi tự tìm hiểu thường mất nhiều thời gian nhưng khi trao đổi với động nghiệp những thắc mắc được tháo gỡ rất nhanh. Qua đó tôi luôn tích lũy được thêm các kinh nghiệm cho bản thân để xây dựng các hoạt động làm quen văn học cho trẻ được hay và phong phú hơn, giúp trẻ dẽ tiếp thu và tiếp thu nhanh hơn nhằm giúp trẻ học tốt hơn.
Tôi luôn tự rèn luyện giọng đọc, giọng kể của mình sao cho ngày cang hay hơn phù hợp với các nhân vật trong từng tác phẩm.
4. Kết quả thực hiện.
Quan điểm giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi tìm tòi khám phá. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi nhận xét nên trẻ năng động và học tốt hơn.
Sau khi thực hiện chuyên đề làm quen văn học bản thân tôi không ngường phấn đấu học tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Qua các hoạt động làm quen văn học trẻ rất hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch lạc hơn so với trước đây.
Nhờ có sự quan tâm chỉ tận tình của ban giám hiệu nhà trường và các bạn đồng nghiệp, cùng với sự tìm tòi khám phá của tôi qua một năm thực hiện đề tài này tôi thu được kết quả đáng mừng.
+ Giáo viên đã sáng tạo trong hoạt động, làm được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động.
+ Đặc biệt đối với trẻ rất hứng thú và rất thích học hoạt động làm quen văn học, trẻ rất thích kể chuyện, đọc thơ cho mọi người nghe, ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt, các câu từ diễn dật mach lạc. Nói chung về hoạt động làm quen văn học trẻ học rất tốt.
Kể chuyện diễn cảm.
Khi đọc kể cô giáo phải nhìn xuống các cháu, theo dõi các cháu làm gì khi nghe cô đọc hoặc kể, cô kết hợp cử chỉ điệu bộ nét mặt nhằm cuốn hút, tạo hứng thú cho trẻ. Cô phải tìm hiểu truyện sẽ đọc hoặc kể để hiểu được tư tưởng, nghệ thuật trình bày của tác phẩm, phải tiến hành phân tích tác phẩm về mặt ngữ điệu và rèn luyện cách đọc.
Cô giáo thường gắn kể với nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ vì thế cô giáo có thể thay đổi có dụng ý của câu, của tác phẩm bằng các cấu trúc đồng nghĩa. Ví dụ có thể truyền đạt không phải bằng hình thức đối thoại mà bằng lời nói gián tiếp hoặc ngược lại.
Giáo viên có thể đọc và kể chuyện cho trẻ nghe. Cần phân biệt giữa đọc và kể chuyện. Khi đọc giáo viên phải đọc nguyên văn bài thơ, câu chuyện in trong sách. Đọc có thể theo sách hoặc thuộc lòng theo sách. Còn khi kể giáo viên truyền đạt tác phẩm một cách tự do nghĩa là không theo từng từ một. Giáo viên chỉ cần nắm chắc nội dung cơ bản, ngoài ra có thể đơn giản hóa truyện, rút ngắn số lượng các tình tiết, có thể giải thích khi kể, có thể sử dụng từ mới.
Chuẩn bị cho giờ truyện kể được tốt cần đảm bảo những công việc sau :
– Giúp cho trẻ tập luyện phát âm, tập cho trẻ nghe và đọc chính xác đọc rõ ràng, nhịp điệu chậm rãi.Trước khi cho trẻ tập nghe và đọc cô giáo phải cho trẻ nghe và đọc mẫu, cô giáo đọc chậm, rõ ràng, sau đó nghe và đọc nhanh dần.
– Đánh dấu ngữ điệu của câu chuyện, tình cảm của giọng nói. Suy nghĩ về nghệ thuật nói trước trẻ, dáng điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ theo tác phẩm.
Muốn một giờ hoạt động văn học nghe và đọc đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải có giọng kể diễn cảm, biết ngắt nghỉ đúng câu, biết cách gây hứng thú. Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, sách tranh, rối mô hình… để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó là một cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “ Mèo đi câu cá”. Để trẻ hứng thú chú ý vào bài giọng đọc của cô phải đọc diễn cảm kết hợp với điệu bộ cử chỉ ánh mắt và phải ngắt nhịp đúng theo thể thơ.
Để luyện phát âm đúng “l” và “n” cô giáo có thể dùng những bài thơ sau:
Ví dụ :
Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm
Mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liềm gặt
Mồng sáu thật trăng…
Ví dụ :
Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật….
Khi cho trẻ đọc và kể các tác phẩm văn học cần chú ý đến sự chính xác của các âm và cô cần sử dụng ngôn ngữ hoàn chỉnh. Giáo viên nên thường xuyên tổ chức cho các cháu nghe nhạc, nghe đài truyền thanh, nghe đĩa, nghe băng hình…để phát triển vốn từ cho trẻ.
Khi cho trẻ đọc và kể các tác phẩm văn học cô giáo dạy trẻ biết phân biệt nhịp điệu, ngữ điệu của tác phẩm. Bên cạnh đó cô còn sử dụng truyện, thơ ca…phản ánh lại các sự kiện thực tế quen thuộc với trẻ và sự thay đổi giọng điệu là điều rất dễ hiểu đối với trẻ.
Ví dụ: Bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa, cô phải dạy trẻ đọc chậm rãi, bộc lộ sự băn khoăn tự hỏi ở các câu:
“ Trăng ơi …từ đâu đến ?
…Bạn nào đá lên trời ? ”
Bằng biện pháp cho trẻ đọc và kể các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ lĩnh hội diễn đạt phù hợp. Để tập cho trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc, cô phải đọc mẫu thật diễn cảm cho trẻ nghe, lấy trẻ đọc hay làm mẫu cho các bạn bắt chước và sau đó nhận xét cách đọc của từng trẻ. Bên cạnh đó cô giáo đưa ra những câu hỏi giúp trẻ chú ý nói diễn cảm.
Ví dụ: Con có thể nói như thế nào?
Vì sao?
Con có thể nói một cách khác được không?…
Ở trẻ mẫu giáo lớn hình thức giúp trẻ đọc và kể tốt nhất là động lực đọc để biểu diễn cho mọi người nghe, từ đó thúc giục trẻ phải đọc hay, diễn cảm làm cho chính trẻ thể hiện được xúc cảm và người nghe thấy xúc động.
Ví dụ: Khi kể chuyện “ Cây tre trăm đốt”. Giọng kể của anh khoai thì nhẹ nhàng, giọng kể tên địa chủ to và hách dịch, giọng kể ông bụt trầm và ngân dài……
Ví dụ: Khi đọc bài “Nàng tiên ốc” cô đọc nhẹ nhàng êm dịu thể hiện tình cảm trìu mến:
“Xưa có một bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh….”
Qua thực hiện phương pháp này tôi thấy đọc kể là một vấn đề rất quan trọng, qua đọc, kể giúp trẻ dễ dàng hiểu được nội dung tác phẩm, tập trung chú ý, xuất hiện sự hồi hộp lo lắng chờ đợi được thể hiện trên trẻ. Chính vì thế mà tôi thường xuyên chú ý tới việc luyện tập giọng đọc kể cho mình. Trước hết tôi xác định giọng đọc, phối hợp ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh hoạ tự nhiên thoải mái, đơn giản, hấp dẫn phù hợp với nội dung. Tôi cho đây là một vấn đề quan trọng đòi hỏi giáo viên chú ý rèn luyện về khả năng này bằng cách:
– Nghe băng đĩa chuyện thơ dành cho trẻ mầm non.
– Học hỏi qua các giáo viên dạy giỏi môn làm quen văn học.
– Dự giờ dạy mẫu các trường mầm non có chất lượng cao.
– Chú ý lắng nghe ý kiến góp ý xây dựng, tiết dạy cần ghi chép những điều tâm đắc để học hỏi đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
– Kiên trì chịu khó tự học, tự bồi dưỡng, tập đọc, tập kể nhiều lần, để bộc lộ được cảm xúc, phản ánh đúng nội dung tác phẩm.
7.2.2. Biện pháp 2: Đàm thoại, giảng giải từ mới và rèn luyện lời nói cho trẻ.
Với biện pháp này khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giáo viên không nên sử dụng quá nhiều trong tiết dạy, hình ảnh của tác phẩm văn học luôn luôn nói hay hơn, có tính chất khẳng định hơn tất cả những lời giải thích về nó. Chú ý giáo viên không quá say mê đàm thoại về tác phẩm và cả sự giải thích quá thừa.
Cần đặt ra cho trẻ một số câu hỏi giúp trẻ hiểu nhân vật nào trong tác phẩm hành động đúng, những việc làm nào tốt, xấu để trẻ hình dung được rõ hơn ý nghĩa của câu truyện, có thể gợi ý cho trẻ tự đặt mình vào các trường hợp của nhân vật trong chuyện. Trẻ có khả năng xác định được ai tốt ai xấu trong chuyện. Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu động cơ hành động, đánh giá đúng phẩm chất đạo đức của nhân vật trong chuyện.
Ví dụ: Trong chuyện “Cây tre trăm đốt” giáo viên có thể đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ rất rõ ràng như: Anh khoai lài người như thế nào?. Qua câu truyện con học tập được điều gì?…..
Ngoài ra trong khi đàm thoại giáo viên có thể cho trẻ xem những bức tranh vẽ, mô hình, những bức tượng nặn về các tác phẩm quen biết để giúp cho trẻ khi trả lời các câu hỏi của cô cảm thấy tự tin hơn.
Ví dụ: Trong bài thơ “Giữa vòng gió thơm” Cô cho trẻ xem bức tranh “ Em bé đang quạt mát cho bà” khi đó cô có thể đặt câu hỏi đàm thoại:
+ Bạn nhỏ đã làm gì khi thấy bà ốm?…
Việc đàm thoại, giảng giải sẽ giúp trẻ hiểu rõ nội dung của tác phẩm văn học, đồng thời giúp cho trẻ biết cách trả lời các câu hỏi của cô sau khi nghe cô giáo kể lại câu truyện hay bài thơ.Thông qua đó sẽ phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
Ví dụ: trong bài thơ “Bó hoa tặng cô”. Cô đàm thoại
– Các bạn nhỏ trong bài thơ hái hoa tặng ai? ( Tặng hoa cho cô giáo, nhân nhịp 8/3)
-Bó hoa của bạn nhỏ có những loại hoa gì? Màu sắc như thế nào?( Trẻ trả lời)
– Khi tặng hoa các bạn nhỏ hồi hộp như thế nào?
– Tình thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ như thế nào?
– Các cháu sẽ làm gì cho cô giáo vui lòng (Trẻ kể)
Khi cô giáo đàm thoại với trẻ thì các câu hỏi của cô phải chính xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ bằng cách cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc gần giỏi rồi, con đọc lại một lần nữa thật rõ ràng cho cô và các bạn cùng nghe nào”. Cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để khuyến khích động viên kịp thời.
Khi đọc kể các tác phẩm văn học, giáo viên giúp trẻ hiểu tốt hơn, làm giàu vốn từ cho trẻ qua các từ mới bằng thủ pháp như : Giải thích cho trẻ những từ khó, giúp trẻ hiểu các từ mới trong tác phẩm và đặc biệt phỉa chú ý đến các cấu trúc của tác phẩm văn học.
Bên cạnh sự giải thích từ mới, từ khó nếu không giảng giải thì trẻ sẽ không hiểu trọn vẹn tác phẩm .
Ví dụ: Những từ như: “Ầm ĩ, rung rinh….. ”
Ngoài ra có rất nhiều từ không cần giải thích như những từ đánh giá đạo đức của nhân vật.
Ví dụ: Những từ như: “Nhát gan, dũng cảm, chăm chỉ …”
Bên cạnh đó những từ đánh giá mối quan hệ giữa người và người.
Ví dụ: Những từ như: “Quan tâm, chăm sóc, yêu thương …”
Có thể nói rằng khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà cô giáo không đàm thoại, trích dẫn giảng giải thì việc trẻ hiểu nội dung của bài là rất khó. Chính vì vậy việc đàm thoại, giảng giảng từ mới, nội dung tác phẩm là rất quan trọng. Bởi qua đó trẻ hiểu được những nội dung ấy như là tổng kết sự đánh giá những nhân vật, những mối quan hệ giữa các nhân vật trong quá trình trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học.
Đặc biệt hơn để rèn luyện lời nói cho trẻ được chuẩn, không ngọng và đủ câu thì cô giáo có thể nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn.
Sau khi thực hiện biên pháp này, tôi thấy trẻ rất hứng thú học bài chất lượng về môn làm quen với văn học tăng lên khá rõ, các cháu rất thích học môn này. Rất mạnh dạn tham gia vào các hoạt động không chỉ có làm quen với văn học mà ở cả các môn học khác. Quan điểm giáo dục trẻ theo hướng đổi mới giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi tìm tòi khám phá. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, được nhận xét nên trẻ trở nên năng động hơn.
7.2.3. Biện pháp đọc lại tác phẩm văn học hoặc một phần nào đó của tác phẩm văn học.
Đối với trẻ, giáo viên không chỉ đọc, kể một lần các tác phẩm mà phải đọc, kể hai ba lần. Có như vậy trẻ mới nhớ được tên, nội dung, ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Khi cho trẻ đọc lại tác phẩm văn học hoặc một bộ phận nào đó của tác phẩm văn học có thể tiến hành như sau:
+ Thơ, truyện, đồng dao… được giáo viên đọc và kể một cách diễn cảm, kết hợp với cử điệu bộ, cử chỉ nét mặt.
+ Để cho trẻ một phút để chúng suy nghĩ, rung cảm với tác phẩm được đọc và được kể, sau đó giáo viên hỏi chúng có đọc lại nữa không?
+ Giáo viên thoả mãn yêu cầu của trẻ và đọc lại văn bản. Có thể đọc lại ba đến bốn lần, nhưng không làm cho trẻ nhàm chán. Giáo viên phải theo dõi trẻ nếu thấy trẻ không chú ý nữa phải ngừng đọc và kể. Có thể đọc và kể tác phẩm vào một lần khác trẻ sẽ nghe một cách hứng thú hơn.
Ở những tiết học đọc và kể các tác phẩm văn học, trẻ nghe và nhớ không chú tâm (hoàn toàn hoặc một phần nào đó) mặc dù mục đích nhớ các cháu không đặt ra đó là trí nhớ không chủ định. Ở tuổi mẫu giáo, ghi nhớ không chủ định giữ vị trí chủ yếu. Nhưng trẻ cần phải học nhớ vì rằng trẻ không biết tự mình cố gắng để nhớ có chủ định.
Để tích cực hoá trẻ đọc lại tác phẩm văn học hoặc một phần nào đó của tác phẩm văn học thì các bài thơ, câu truyện … phải có tính nhạc, phải đẹp về hình tượng, có nội dung đạo đức tốt, phải đem đến cho trẻ niềm vui, tính thẩm mỹ, sự thích thú để sống lại những tình cảm mà bài thơ, câu truyện đó gợi ra.
Khi đọc lại tác phẩm văn học hoặc một phần nào đó của tác phẩm văn học cho phép trẻ nhớ nó theo từng phần. Tiết học có thể bổ sung bằng những công việc khác nhau để trẻ đỡ mệt mỏi.
Ví dụ : Cho trẻ nhớ lại các bài thơ đã học trước đây như “ Giúp bà” lớp mãu giáo nhỡ.
Cô giáo cần biết cháu nào có trí nhớ tốt, cháu nào nhớ chậm để giúp đỡ. Cô giáo cần động viên trẻ bằng cái nhìn, cử chỉ, nhắc từ, ngữ điệu của câu thơ, bài thơ…Giáo viên giúp trẻ nhớ lại cốt truyện, nhớ lại những hình ảnh nào đó của tác phẩm văn học.
Ví dụ : Mô tả đối tượng, mô tả hành vi của nhân vật nào đó thì giáo viên chọn những câu từ, với ngôn ngữ giàu tính chất biểu cảm.
Ví dụ : Khi đọc câu chuyện “Tấm Cám” giáo viên cho trẻ nhớ lại những câu như: (bống bống bang bang, mày ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người).
Hay (Thị ơi, thị hỡi ! Thị rụng bị bà , thị thơm bà ngửi chứ bà không ăn).
Trong mọi tiết học đều có thể sử dụng biện pháp đọc lại tác phẩm văn học hoặc một phần nào đó của tác phẩm văn học, có thể là những bài đã học, những bài chưa học theo từng đề tài bài dạy cô giáo đưa văn học đi vào lòng trẻ cũng rất nhẹ nhàng, gần gũi mượt mà.
7.2.5. Biện pháp 5: Kết hợp với các bộ môn khác.
Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác điều đó sẽ giúp cho các bộ môn khác trở lên sinh động hơn và trẻ hiểu được nhiều vốn từ hơn.
Ví dụ: Môn âm nhạc vận động theo nhạc bài hát bài “ Củ cải trắng” sáng tác “ Hoàng Long” Vào đầu bài cô sẽ kể đoạn truyện: “ Nhổ củ cải”
Ví dụ: Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: “ Sự kì diệu của nước” tôi sẽ câu chuyện “ Giọt nước ti xíu”. Qua đó trẻ sẽ biết rõ hơn về tính chất cũng như sự kì diệu của nước.
Ví dụ: Môn toán: Tên bài dạy : “Xác định phía phải – trái”. Cô sẽ kể đoạn chuyện “Tay phải tay trái”.
Ví dụ: Môn chữ cái : luyện phát âm qua trò chơi tìm chữ l-n-m cho trẻ phát âm.
Ví dụ: Môn tạo hình : Vẽ “con côn trùng”. Cô sẽ đọc bài thơ “Ong và Bướm”.
Qua biện pháp này tôi thấy trẻ học tích cực, phát huy được tính tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Trẻ hiểu và nắm được rất nhiều vốn từ.
7.2.6 .Biện pháp 6: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, thông qua ngày lễ, ngày hội.
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua cách hoạt động tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động kể chuyện , đóng kịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện kể cho trẻ.
Ví dụ : Ngày hội 8-3 trẻ kể chuyện về “Cô bé quàng khăn đỏ”, Truyện “ Sự tích bông hoa cúc trắng”, Truyện “Cô bé hoa hồng”, Thơ “ Bó hoa tặng cô”
Ví dụ: Ngày tết 1-6 kể về “Bác Hồ với thiếu nhi”
Ví dụ: Ngày rằm trung thu trẻ kể chuyện “Sự tích Hằng Nga và anh cuội”, “Sự tích cung trăng”….
Ví dụ: Ngày 22-12 trẻ kể chuyện sáng tạo về chú bộ đội, hoặc hội thi bé kể chuyện giỏi.
Với trẻ mầm non hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của các hoạt động khác. Do đó tôi đã tận dụng thời gian đón trẻ, trả trẻ, hoạt động ngoài giờ, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoại khóa hay trong hoạt động chuyển tiếp để giới thiệu, ôn luyện các bài thơ, bài đồng dao, câu chuyện. Qua đó sẽ giúp trẻ yêu văn học, tích lũy nhiều vốn từ và mạnh dạn trong giao tiếp.
Ví dụ: Khi trẻ học xong tiết tạo hình vẽ “ Ô tô” trước khi bước vào giờ hoạt động khác tôi sẽ cho trẻ đọc bài thơ để trẻ giúp trẻ thư giãn như bài thơ “ Đèn giao thông”
Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan vườn bách thú tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Vè động vật”, đồng dao “ Con voi”….
Ví dụ: Thăm lăng Bác Hồ tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Nhớ ơn Bác”, khi ngồi trên xe tôi sẽ kể chuyện hay cho trẻ nghe các câu chuyện về Bác Hồ. Qua đó trẻ hiểu rõ hơn và dành những tình cảm yêu quý đối Bác Hồ….
Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy trẻ biết yêu cái đẹp, yêu văn học thích đọc thơ – kể chuyện đặc biệt trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
7.2.7. Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
Đây là một trong các biện pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng làm quen tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh qua giờ đón trả – trẻ về tình hình sự nhận thức, đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. Thông qua đó các bậc phụ huynh nắm được đặc điểm, sự nhận thức của con em mình để cùng kết hợp với cô giáo đưa ra các biện pháp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả.
Ví dụ: Cháu an trong lớp nói rất ngọng từ “Con” thành từ “on”. Tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi cùng kết hợp với cô giáo để sửa cho cháu.
Ví dụ: Trẻ phát âm ngọng r – s, l-n…Tôi cũng đã trao đổi với các bậc phụ huynh để cùng sửa ngọng cho trẻ bằng cách người lớn sẽ phát âm chậm, rõ ràng….
Khi tổ chức các chuyên đề “ Làm quen với tác phẩm văn học” tôi đã mời các bậc phụ huynh đến tham dự. Từ đó các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, cũng như tầm quan trọng của bộ môn làm quen với tác phẩm văn học đối với sự phát triển của trẻ. Qua đó các bậc phụ huynh sẽ thông cảm và chia sẻ với cô giáo khi tổ chức tiết dạy.
Ví dụ: Dạy truyện “ Thánh gióng” tôi sẽ pho to cho các phụ huynh hình ảnh câu chuyện để về nhà các cháu được làm quen với câu truyện đó qua các hình ảnh.
Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm, giữ năm và cuối năm. Tôi sẽ tuyên truyền trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ của từng trẻ. Từ đó cô giáo và gia đình cùng nhau đưa ra các biện pháp phù hợp để dạy trẻ.
Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.
Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu , nguyên liệu như: giấy, sách, những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy.
Ví dụ: Chủ đề : Thế giới thực vật, tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền có những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao…có tổ chức giao lưu giữa lớp với phụ huynh.
Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc .
– Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các biện pháp đã được áp dụng đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ( Lớp 4 tuổi B2 ) tại trường mầm non Đồng Văn – Huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc thông qua lĩnh vực làm quen với tác phẩm văn học.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
– Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ( Lớp 4 tuổi B2). Trường mầm non Đồng Văn.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho cô và trẻ như: Máy tính, máy chiếu, con giống, con dối, tranh ảnh,….
10. Đánh giá lợi ích thu được
Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp, trẻ lớp tôi rất hào hứng tham gia hoạt động học tập. Trẻ rất thích nghe kể truyện, đọc thơ, biết đọc thơ diễn cảm, thuộc nhiều truyện và kể rất hay, ngôn ngữ của trẻ rõ ràng mạch lạc hơn, trẻ hứng thú tham gia đóng kịch các nhân vật trong truyện, tự tin mạnh dạn hơn nhiều so với trước đây. Để thấy rõ kết quả này tôi đã lập biểu bảng so sánh để khảo sát 30 trẻ tại trong tổng giai đoạn:
* Đối với trẻ:
Nội dung kiểm tra
Số lượng trẻ
Trước khi áp dụng biện pháp mới
Sau khi áp dụng biện pháp
Tốt
Khá
Đạt
Tốt
Khá
Đạt
Nghe – Đọc diễn cảm
30
40%
50%
10%
80%
15%
5%
Trẻ hiểu nội dung tác phẩm.
30
35%
40
20%
75%
20%
5%
Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt
30
40%
50%
10%
80%
15%
5%
Qua việc khảo sát trong hai lần, lần một vào tháng 10, lần hai vào tháng 2 đã cho thấy tỉ lệ đạt khá, tốt cao. Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với văn học nhanh thuộc truyện, thuộc thơ, biết đọc kể diễn cảm, kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc có nhiều tiến bộ. Nhiều cháu có năng khiếu: Anh Thư, Bảo Châu, Khánh Bảo, Quỳnh Hương…
* Đối với cha mẹ trẻ:
Nhiều phụ huynh đã tích cực phối hợp với giáo viên trong việc cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết bằng việc sử dụng các tờ rơi để ôn luyện, bằng các trò chơi để củng cố cho trẻ, tích cực hưởng ứng sáng tác và sưu tầm thơ truyện.
* Đối với giáo viên: Qua việc thực hiện đề tài này, kết quả trên trẻ cho thấy hiệu quả của việc thay đổi, vận dụng một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học và là rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Tôi thấy việc thực hiện đề tài này không chỉ phù hợp với lớp tôi mà còn có thể triển khai ở các lớp mẫu giáo lớn khác nói riêng cũng như các lứa tuổi mẫu giáo nói chung và có thể tiếp tục thực hiện trong những năm sau. Việc nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi dễ dàng trong việc thực hiện các yêu cầu, kỹ năng cần đạt phù hợp với trẻ 4-5 tuổi, tạo cho trẻ niềm vui, sự hứng thú khi tham gia các hoạt động cũng như tạo sự gần gũi, yêu thương giữa cô và trẻ.
* Số tiền làm lợi:
Khi sử dung các biện pháp đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Bởi như chúng ta đã biết hiện nay công nghệ thông tin đã bùng nổ chính vì vây mà tôi thường xuyên lên mạng sưu tầm những đoạn phim ngắn hay hình ảnh rất sinh động về làm tài liệu hay thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu tôi đã tạo nên các bài giảng powerpoint rất hấp dẫn trẻ và đạt hiệu quả rất cao khi dạy trẻ.
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sánh kiến của tác giả.
Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ấy, tôi đã áp dụng và đã đạt được hiệu quả cao ở lớp mình nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người phát triển toàn diện, vì trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai.
Chúng ta hãy hành động bằng những việc làm cụ thể để bảo vệ và giữ gìn di sản văn hoá tinh thần của dân tộc. Có như vậy một thế giới trẻ thơ mới thực sự được phát triển toàn diện về mọi mặt Đức – Trí – Thể – Mỹ.
Có thể những giải pháp trên chưa phải là giải pháp có hiệu quả tuyệt đối nhưng đối với bản thân tôi nó đã mang lại kết quả tương đối tốt, nó làm thay đổi chất lượng hoạt động làm quen văn học trong lớp. Chất lượng học sinh làm quen với tác phẩm văn học được nâng cao, phụ huynh quan tâm tới việc hết hợp giáo dục con trẻ. Trẻ hứng thú, hoạt bát, nhanh nhẹn, giao tiếp mạnh dạn hơn, sử dụng vốn từ có biểu cảm, tinh tế hơn..
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân.
Đề tài đưa ra có tính mới, sáng tạo, logic khoa học, câu từ ngắn gọn, xúc tích, đảm bảo tính vừa sức với trẻ và phù hợp với tình hình thực tế tại trường.
Các giải pháp đưa ra dễ hiểu, dễ vận dụng trong thực tế và đạt được hiệu quả cao khi sử dụng như: Khả năng cảm thụ văn học của trẻ được nâng cao, vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ tự tin trong giao tiếp, trẻ mạnh dạn hơn. Trẻ thích xem sách và khám phá thế giới xung quanh thông qua sách và các câu chuyện mà trẻ được nghe, được làm quen. Thông qua hoạt động làm quen văn học trẻ linh hoạt, nhanh nhẹn và tiếp thu các kiến thức ở các hoạt động học khác một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra khi thực hiện đề tài này giúp giáo viên tiết kiêm được rất nhiều thời gian, sức lực và kinh phí. Hiện nay đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”đã và đang được xây dựng và thực hiện nhân rộng ra trong toàn trường đối với trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi tại trường mầm non Đồng Văn.
11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiên lần đầu.
STT
Tên cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
1
Lớp 4 Tuổi B2
Trường Mầm Non Đồng Văn.
Làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng văn, ngày …tháng….năm 201
Thủ trường đơn vị
Đồng văn, ngày …tháng….năm 2017
Tác giả sáng kiến.
Lê Thị Hồng Hạnh
Giáo Án Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Chủ điểm: Nước và các hiện tượng tự nhiên
Tác phẩm: Thơ ” Trăng sáng”
Tiết: Trẻ chưa biết
Đối tượng: Mẫu giáo bé(3-4 tuổi)
Thời gian: 15-20 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn và dạy:
1.Kiến thức
– Trẻ nhớ tên bài thơ ” Trăng sáng” , nhớ tên tác giả và thuộc bài thơ
– Trẻ hiểu được nội dung bài thơ: Trăng rất đẹp chiếu sáng cho mọi vật xung quanh
– Trẻ hiểu được ý nghĩa của từ “lơ lửng” và biết được các hình dạng của trăng
2.Kỹ năng
– Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, đủ chủ ngữ vị ngữ.
– Trẻ cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài thơ.
– Trẻ đọc câu, đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ đúng.
3.Giáo dục
– Trẻ biết yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống.
1. Xác định cách đọc bài thơ
– Giọng điệu cơ bản: nhẹ nhàng, vui tươi
– Ngắt nhịp:
Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lững mà không rơi Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bứơc Như muốn cùng đi chơi
– Nhấn giọng: Sáng quá, sáng ngời, không rơi.trăng khuyết,thuyền trôi, đi chơi
1. Đồ dùng
– Tranh bài thơ ” Trăng sáng”.
– Trẻ xúm xít bên cô – Trẻ hát và vận động – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ đọc thơ – Trẻ về nhóm
[sociallocker id=7524]
[/sociallocker]
Giáo Án: Làm Quen Với Văn Học
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Thơ : Làm nghề như bố – Thu Quỳnh (sưu tầm)
Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết
Đối tượng: Mẫu giáo bé (3-4tuổi)
Số lượng trẻ: 20-25 trẻ
Thời gian: 15-20 phút
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện:
I.Mục đích-yêu cầu 1.Kiến thức
-Trẻ biết được tên bài thơ “Làm nghề như bố”.
-Hiểu được nội dung bài thơ: “Bài thơ nói lên tình cảm yêu mến và tự hào về nghề của bố, ước mơ được làm nghề như bố của các bạn nhỏ trong bài thơ”.
-Cảm nhận được âm điệu vui tươi, rộn ràng của bài thơ
2. Kĩ năng
– Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm
– Phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ
– Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
– Trẻ nói được tên bài thơ.
3. Thái độ
-Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ
-Giáo dục trẻ yêu quý tất cả các nghề trong xã hội
II. Chuẩn bị
Xác định cách đọc bài thơ:
– Đọc bài thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi.
– Nhịp điệu 2/2.
– Nhấn giọng: níu, rất mê, lắm, lái, đốt lửa…
2. Đồ dùng:
– Tranh 1: Bố Tuấn lái tàu, bố Hùng đốt lửa.
-Tranh 2: Bố kể cho các bạn nhỏ nghe về nơi bố từng đi qua.
– Tranh 3: Ước mơ của hai bạn nhỏ mai sau lớn lên làm nghề giống như bố.
– Tranh 4: Hai bạn nhỏ buộc ghế vào nhau để làm đoàn tàu.
– Tranh 5: Bạn tuấn làm tàu, Hùng làm người lái.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
-Trẻ hát -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lởi -Trẻ trả lời -Trẻ Trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ lắng nghe -Trẻ Trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ đọc thơ -Trẻ đọc thơ
3, Kết thúc
-Cô nhận xét tiết học.
– Cô chuyển hoạt động: Cho trẻ nối đuôi nhau làm thành đoàn tàu di chuyển về các góc chơi.
[sociallocker id=7524]
[/sociallocker]
Văn Mẫu Nghị Luận Tác Phẩm Bình Ngô Đại Cáo
– Tác giả: Nguyễn Trãi là nhà quân sự tài ba, là nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.
– Tác phẩm: “Bình Ngô Đại Cáo” tựa bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc được viết vào khoảng cuối năm 1428..
– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nho giáo: mối quan hệ giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
– Nhân nghĩa trong tư tưởng Nguyễn Trãi:
+ Kế thừa tư tưởng Nho giáo: làm cho dân hạnh phúc (“yên dân”).
+ Tư tưởng mới: vì dân mà trừ bạo tàn (” trừ bạo”)
– Dẫn chứng thuyết phục: văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục phong phú, lịch sử lâu đời.
– Thái độ của Nguyễn Trãi:
+ So sánh ngang bằng triều đại Đại Việt và Trung Hoa.
+ Gọi vua Đại Việt là ” Đế” ( vua phương Bắc trước nay chỉ gọi ta là Vương)
– Phép liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô,…
b.2. Soi chiếu lí luận vào thực tiễn
– Bóc lột nhân dân:
+ Vơ vét tài nguyên nước ta.
+ Phá hoại môi trường, tự nhiên sinh thái của ta.
b.3. Diễn biến cuộc khởi nghĩa
– Xuất thân: nông dân.
– Căn cứ khởi nghĩa: “núi Lam Sơn dấy nghĩa”
– Giai đoạn đầu:
+ Khó khăn về vật dụng quân trang cũng như lương thực thực phẩm.
+ Tính thần của quân và dân: gắng chí, quyết tâm.
– Giai đoạn phản công và giành thắng lợi: biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến đấu sôi sục và sự chiến thắng giòn giã của ta.
– Sự thất bại nhục nhã của giặc:
+ Cởi áo giáp xin hàng (Thượng Hoàng Thư Phúc)
– Tuyên bố đất nước hoà bình, mở ra kỉ nguyên mới.
– Hình ảnh về tương lai đất nước: ” xã tắc từ đây…vững chắc”
– Nội dung: Tác phẩm khẳng định chân lí độc lập của dân tộc và thay mặt vua Lê, tuyên cáo thành lập triều đại mới.
– Nghệ thuật: thể cáo được vận dụng tài tình, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính trị và chất văn chương, biện pháp liệt kê, phóng đại,…
Khẳng định giá trị của tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” và tài năng của Nguyễn Trãi.
Nếu “Nam quốc sơn hà” được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì ” Bình Ngô Đại Cáo” xứng đáng được tôn xưng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Bằng ngòi bút và tư tưởng vượt trước thời đại của mình, Nguyễn Trãi đã tạo nên một thiên anh hùng ca, vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử sâu sắc.
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự tài ba, đóng góp quan trọng cho việc thành lập nhà Lê mà ông còn là một nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Ông để lại tiếng thơm cho đời bởi những tư tưởng nhân nghĩa ông gửi gắm trong từng tác phẩm của mình. Tiêu biểu trong số ấy là “Bình Ngô Đại Cáo” ra đời vào mùa xuân năm 1482, tựa một bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi thay vua Lê Lợi thảo bản cáo này để tuyên bố sự thắng lợi của quân và dân ta. Nhan đề tác phẩm có nghĩa là: bài cáo quan trọng tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô (tên gọi hàm ý khinh bỉ thay cho giặc Minh).
Trước hết, Nguyễn Trãi đặt ra tiền đề lí luận cho những lí lẽ của mình. Ông đi vào khẳng định cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc. Nếu trong Nho giáo, nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí thì đến Nguyễn Trãi, ông đã tiếp thu và mở rộng phạm vi nhân nghĩa ra:
Nhân nghĩa không chỉ là việc làm cho dân hạnh phúc mà còn cả việc trừ bạo tàn, diệt những kẻ làm dân khốn đốn Đây hoàn toàn là một lời khẳng định đanh thép về bản chất của ta và địch: ta chính nghĩa, địch phi nghĩa. Qua đó còn thể hiện sự tuyên bố về quốc gia và chủ quyền. Nguyễn Trãi đã tài tình nêu ra một loạt các dẫn chứng thuyết phục cho chân lí độc lập không thể chối cãi của dân tộc: có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục phong phú và lịch sử lâu đời,… Song hành với đó, các từ ” từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia” góp phần củng cố thêm sự tồn tại hiển nhiên của đất nước ta. Bản thân Nguyễn Trãi cũng có ý thức về chủ quyền độc lập cao độ khi dùng phép so sánh ngang bằng khi so sánh triều đại Đại Việt ta và triều đại Trung Hoa. Trong khi vua phương Bắc trước nay chỉ gọi vua ta là “Vương” (chức cai quản một vùng đất nhỏ) thì Nguyễn Trãi khẳng khái gọi “Đế” (danh gọi vua của một nước). Chỉ một chữ đó thôi nhưng cũng thể hiện lòng kiêu hãnh của một nước nhỏ về diện tích lãnh thổ nhưng không hề nhỏ về lòng tự tôn dân tộc. Các danh tướng của giặc lần lượt được liệt kê chỉ thêm tô đậm lời cảnh cáo về kết cục của kẻ chống lại chân lí: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bị bắt sống,… Tư tưởng nhân nghĩa làm tiền đề cho lời tuyên bố về chủ quyền của một quốc gia và chắc chắn rằng dòng giống con Rồng cháu Tiên sẵn sàng đánh đổi tất cả để giữ vững quyền tự do độc lập đó.
Soi chiếu lí luận vào thực tiễn, hình ảnh nhân dân ta quằn quại đau đớn dưới gót giày thống trị của giặc Minh không khỏi khiến người đời xót xa:
Nguyễn Trãi đã vạch trần sự bịp bợm, giả dối của những kẻ cướp nước với ý đồ xâm lược nước ta (“nhân”, “thừa cơ”) mà lại giao giảng những thứ đạo lí lừa đời. Chúng bóc lột nhân dân ta đến kiệt cùng: tàn sát người vô tội, vơ vét tài nguyên, phá hoại môi trường,… Một sự hủy diệt tàn bạo khiến trời đất cũng phải căm phẫn. Hình ảnh phóng đại ” Trúc Nam Sơn ko ghi hết tội nước Đông Hải ko rửa hết mùi” với sự ví von tội ác của giặc trước sự vô cùng vô tận của tự nhiên thêm phần khẳng định tội ác không thể nào gột rửa của kẻ thù. Dường như trong lồng ngực chúng không còn là trái tim, là dòng máu của một con người mà là khối sắt không có cảm giác. Chúng như những con quỷ khát máu lúc nào cũng nhe nanh đi đòi mạng những người dân lành. Câu hỏi tu từ mở ra cũng là lúc thái độ nhân dân phẫn uất đến cùng cực:
Vũ trụ ngàn năm còn chẳng xuôi lòng trước bàn tay độc ác của quân thù nữa là người dân!
Như một kết quả tất yếu khi nước tràn li, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã nổ ra, đòi lại hòa bình cho đất nước. Mở đầu là hình tượng vị anh hùng Lê Lợi ”
Xuất thân từ nông dân, mang theo lòng căm thù giặc sâu sắc, con người tài trí hết mực ấy một lòng thực hiện lí tưởng cao cả. Quên ăn, quên ngủ, cả trong mộng cũng lo việc nước nhà không thành. Những câu văn khắc sâu thêm ý chí, lòng quyết tâm vì đại nghĩa của một vị chủ tướng vừa có tâm vừa có tài, hết lòng vì đại cuộc. Giai đoạn phản công và giành thắng lợi được tác giả sử dụng phép liệt kê nhằm nhấn mạnh thêm không khí chiến đấu sôi sục và sự chiến thắng giòn giã của ta. Đối lập với chiến thắng tất yếu ấy là sự thất bại nhục nhã ê chề của giặc:
Ở giai đoạn hai, quân ta mở chiến dịch tiến quân ra Bắc. Giặc thì huy động tổng lực cố thủ, ta thì hừng hực quyết thắng. Bằng cách nói cường điệu, Nguyễn Trãi đã khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc về sự ác liệt của trận chiến, sự thất bại nhục nhã của giặc Minh:
Nghệ thuật phóng đại (“thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”) khiến người đọc có ấn tượng sâu sắc về sự ác liệt của trận chiến cũng như sự bại vong của giặc Minh. Với tấm lòng nhân nghĩa nghìn đời, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn” thì quân và dân ta chọn cách ứng xử nhân đạo với những kẻ cướp nước bại trận:
Ta không cần phải đuổi cùng giết tận, Nguyễn Trãi thực sự thanh cao khi biết việc bây giờ không phải khiến mất thêm bất kì sinh mạng nào mà cần tập trung lo cho binh sĩ, lo cho nhân dân sau những ngày binh đao dồn dập.
Niềm tin của nhân dân sau những ngày đại thắng thêm vững mạnh. Nguyễn Trãi thay mặt vua Lê, tuyên cáo với toàn thiên hạ rằng đất nước đã hoà bình, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do:
Giọng điệu vô cùng hào sảng, hình ảnh về tương lai đất nước chưa bao giờ ngời sáng hơn thế. Vua dân chung một lòng lạc quan về sự nghiệp xây dựng đất nước. Vậy là trên mọi miền quê, dưới mỗi mái nhà, độc lập, tự do và sự yên bình đã thực sự trở lại. Cuối cùng, Nguyễn Trãi không quên nhắn gửi lời biết ơn chân thành tới ông cha ta:
Thật vậy, “”Bình Ngô Đại Cáo” là một áng văn chương hùng tráng, với hơi văn cuồn cuộn.” Tác phẩm ngùn ngụt chí khí khẳng định chân lí độc lập của dân tộc và lời tuyên bố thành lập triều đại mới. Lòng yêu nước, chiến thuật quân sự đúng đắn đã khiến quân thù phải khiếp sợ mà lui. Nguyễn Trãi bằng ngòi bút điêu luyện của mình, đã vận dụng tài tình thể cáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính trị và chất văn chương. Biện pháp liệt kê, phóng đại cũng được đan xen triệt để, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật thật tuyệt vời.
“Bình Ngô Đại Cáo” thực sự là một áng thiên cổ hùng văn. Qua đó, Nguyễn Trãi thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền độc lập dân tộc, khẳng định truyền thống yêu nước ngàn đời. Khí thế ấy còn vang vọng trong bài ngâm bên sông như Nguyệt hôm nào:
(Nam quốc sơn hà)
Bình Luận Facebook
.
Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Cáo Kết Quả Nghiên Cứu, Ứng Dụng Sáng Kiến Kinh Nghiệm “Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Cho Trẻ Mẫu Giáo 4 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!