Xu Hướng 11/2023 # Báo Cao Bằng Điện Tử # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Báo Cao Bằng Điện Tử được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những vần thơ viết về Bác Hồ và Pác Bó

Thứ sáu 22/06/2012 10:00

Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Với cảnh trí sơn thuỷ hữu tình, non xanh nước biếc và tấm lòng biết ơn sâu sắc với Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, địa danh Pác Bó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ, nhà văn.

Suối Lê-nin.

Về đến Pác Bó, tháng 2/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng tác bài thơ “Pác Bó hùng vĩ”: Non xa xa, nước xa xa/Nào phải thênh thang mới gọi là/Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/Hai tay xây dựng một sơn hà. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 27 từ, sáng tác theo thể thất ngôn, tứ tuyệt đã được Bác vẽ nên bức tranh hùng vĩ của núi rừng Pác Bó. Cũng trong tháng 2/1941, Bác đã viết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”: Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang. Trong những tháng ngày ở Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Bác Hồ gặp muôn vàn khó khăn, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ thứ, nhưng được sự đùm bọc của đồng bào nơi đây và với tinh thần cách mạng phong thái ung dung tự tại, Người đã nhìn thấy con đường tất thắng của cách mạng Việt Nam.

20 năm sau, khi đất nước giành được độc lập, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, ngày 20/2/1961, Bác đã trở lại thăm Pác Bó. Người viết bài thơ  “Thăm lại hang Pác Bó”: Hai mươi năm trước ở hang này/Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây/Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu/Non sông gấm vóc có ngày nay. Những tháng năm ở Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Bác Hồ đã sáng tác rất nhiều thơ ca, bên cạnh mục đích cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, đứng lên đánh giặc cứu nước, còn ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Pác Bó.

Sau khi Bác mới về nước, nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh đã có bài thơ “Bác về Pác Bó”: Bao năm trông Bác, Bác về đây/Đất nước non sông, nở mặt mày/Cách mạng từ đây bừng rực đỏ/Bắc Nam đỏ cả một ngày mai. Là chiến sĩ cộng sản, suốt đời hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tác giả nắm chắc qui luật phát triển tất yếu của lịch sử, biết rõ con đường tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Bác Hồ kính yêu.

Trong trường ca “Theo Chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết: … Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lê-nin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh…”. Vâng, chỉ có Bác về sông núi mới có tên, nguồn nước cách mạng mới sinh. Nguồn nước ấy càng ngày càng lớn dần theo năm tháng và trở thành cơn bão táp cách mạng cuốn trôi đi những rác rưởi do chế độ thực dân để lại. Và cũng chỉ từ khi Bác về, ngọn lửa cách mạng mới bừng lên: … Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi/Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu/ Ai hay ngọn lửa trong hang núi/Mà sáng muôn lòng vạn kiếp sau…”.

Cũng với dòng cảm xúc ấy, nhà thơ Nông Quốc Chấn tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời: Núi cao bao nhiêu ngọn/Núi bao nhiêu hang sâu/Khi Cụ Hồ chưa đến/Ai biết đâu là đâu/Nước trong xanh dòng suối/Trải mưa nắng bao đời/Khi Cụ Hồ chưa tới/Ai biết dòng đầy vơi/Từ khi hang Cốc Bó/Được đón tiếp Già Thu/Từ đấy tên Pác Bó/Gắn với tên Cụ Hồ…” (Pác Bó).

Nhà thơ Xuân Diệu vẽ lên hình ảnh thân thương, gần gũi nhưng đầy ung dung tự tại của vị lãnh tụ kính yêu trong khung cảnh của núi rừng Pác Bó: …Một vùng thuần khiết non xanh/Như mang ánh mắt tinh anh Bác Hồ/Hãy còn bàn đá nhấp nhô/Bác ngồi dịch sử, nghĩ cho muôn đời… (Thăm Pác Bó). Bác ngồi đấy ung dung tự tại trong muôn vàn khó khăn mà lo cho dân, cho nước thoát khỏi ách nô lệ, lầm than, lo cho muôn đời con cháu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, lo cho đất nước mai này sánh vai cùng năm chău, bốn biển.

Một ngày tháng 5/1969, bên dòng suối Lê-nin, nhà thơ Trần Văn Loa hình dung lại nơi Bác ngồi câu cá mà nghĩ cho cho con cháu mai sau: …Đây con suối Lê-nin/Xưa Bác ngồi câu cá/Đây con suối Lê-nin/Xưa Bác ngồi suy nghĩ/Bên núi cao Các Mác/Vạch con đường đấu tranh… (Suối Lê-nin).

Với các văn nghệ sĩ Cao Bằng, Pác Bó và Bác Hồ là nguồn đề tài vô tận, gần gũi mà thân thương. Vũ Thiêm thể hiện lòng mình với Pác Bó, với Bác Hồ bằng nỗi niềm nhớ thương man mác giữa núi rừng lịch sử: …Con đường Pác Bó quê tôi/Con đường cách mạng sáng ngời ánh sao/Trập trùng núi Mác vút cao/Suối Lê trong vắt rì rào tiếng thơ/Bác xa tự bấy đến giờ/Suối sâu nỗi nhớ, núi ngơ ngẩn buồn… (Đường quê nhớ Bác).

Trong một đêm trăng, giữa núi rừng Pác Bó, nhà thơ Triều Ân trào dâng cảm xúc nỗi nhớ thương Bác với tấm lòng biết ơn sâu sắc: …Và đêm nay vời vợi núi rừng/Vầng trăng sáng ngẩn ngơ vì Bác vắng/Điện đã về theo chính quyền vô sản/Tiếng suối reo quyện tiếng hát trong ngần… (Suối Lê-nin).

Tác giả Ngô Ngọc Khánh bâng khuâng nhớ Bác giữa một chiều Pác Bó: …Hang xưa Bác ở có lạnh không?/Một tấm chăn chiên, một tấm lòng/Hùng thiêng đất nước, hồn dân tộc/Thắp sáng nơi đây ngọn lửa hồng.” (Bâng khuâng chiều Pác Bó ). Tại đầu nguồn Pác Bó – nơi Bác từng ngồi làm việc hằng ngày, Nông Đình Ngô bồi hồi nhớ thương: …Con đứng bên bàn đá/Tưởng Bác vẫn ngồi đây/Sử nước bừng cây lá/Tổ quốc sáng từng ngày…/Ơi chiếc bàn đá nhỏ/Hình sông núi tụ vào/Ơi chiếc bàn đá nhỏ/Nâng hồn ta bay cao. (Bàn đá chông chênh).

Với cảm xúc của một thi sĩ, Lê Chí Thanh cảm nhận công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu như vầng dương luôn soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Một thiên nhiên hùng vĩ/Tạc hình ông già tiên/Mặt trời trên đỉnh núi/Tỏa hào quang đêm đêm. (Đêm về trên Pác Bó).

Pác Bó và Bác Hồ – Vị cha già kính yêu, Người hy sinh cả cuộc đời của mình cho dân, cho đất nước mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca. Các nhà thơ với tấm lòng biết ơn sâu sắc công lao trời biển của Bác đã ghi lại cảm xúc của mình mỗi khi về thăm Pác Bó, mỗi khi nghĩ về Bác kính yêu với một tâm niệm: Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Báo Ấp Bắc Điện Tử

Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn:

Đêm ấy, trăng vằng vặc sáng rực cả đại ngàn. Thốt nghĩ cảnh Trường Sơn lúc này y hệt cảnh rừng Việt Bắc năm nào hồi kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya… thế là tôi liền rút cây bút, dưới ánh trăng viết lên lòng bàn tay mấy câu thơ đầu tiên – nhà thơ Nguyễn Trung Thu kể lại.

 

Nhà thơ Nguyễn Trung Thu sinh ở làng Kim Liên, Hà Nội nơi có nghề cắt tóc và nhuộm vải Đồng Lầm. Nhà có năm anh chị em, bố mẹ mất sớm, anh là con thứ tư, cô em út mất khi còn nhỏ. Gia đình tản cư vào Thanh Hoá, do thất lạc giấy tờ, để cho em kịp đi học các chị gái khai em Thu sinh ngày 15/8/1940. Khi hoà bình lập lại, mấy chị em kéo nhau về nhà cũ, ông lý trưởng mang lại cho cái giấy khai sinh có cả chữ ký của bố thì Nguyễn Trung Thu sinh ngày 26/9/1938.

Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích, bạn học cùng lớp với Nguyễn Trung Thu nhớ lại: “Trung Thu là một trong những học sinh giỏi của lớp, đặc biệt là các môn xã hội, những bài tập làm văn của Thu thường được đọc trước lớp”. Năm 1964, anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.

Chương trình “Một thời hoa lửa” của Đài Truyền hình Việt Nam nhân dịp 35 năm đợt tổng động viên hơn ngàn sinh viên và 60 giảng viên các trường đại học ngày 6/9/1971 từ sân Trường Đại học Tổng hợp vào Nam chiến đấu. Chúng ta biết dịp đó thầy giáo Nguyễn Trung Thu đã lên đường nhập ngũ.

Ở đơn vị thông tin anh trực tiếp chiến đấu tại chiến trường ác liệt Quảng Trị năm 1972. Được sống bên cạnh các chiến sĩ đang cầm súng, anh đã ghi vào trong sổ tay nhiều bài thơ sáng tác trong khói lửa chiến trường, trong đó có bài thơ nổi tiếng  “Đêm Trường Sơn nhớ Bác”.

“Tôi viết bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác lúc tôi đang là anh binh nhì tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Đêm 6/6/1972, đã rất khuya, cảm thấy khó ngủ trong lán hầm ngột ngạt, tôi ôm võng ra mắc nằm bên suối. Đêm ấy, trăng vằng vặc sáng rực cả đại ngàn. Thốt nghĩ cảnh Trường Sơn lúc này y hệt cảnh rừng Việt Bắc năm nào hồi kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya… thế là tôi liền rút cây bút, dưới ánh trăng viết lên lòng bàn tay mấy câu thơ đầu tiên. Chỉ trong sáng hôm sau, bài thơ được hoàn thành không mấy chật vật và sau đó ít lâu, bài thơ được in trên Báo Nhân Dân.” (Nhà thơ Nguyễn Trung Thu).

Năm 1974, khi nhạc sĩ Trần Chung đọc bài thơ này in trên Báo Nhân Dân đã phổ nhạc mà sau đó nhạc sĩ có kể lại: “Chất nhạc của bài thơ đã gợi ý cho giai điệu của bài hát…”. Khi bài hát được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã chiếm được cảm tình nồng nhiệt và lâu dài của thính giả cho đến tận bây giờ.

Năm 1999, nhân 40 năm ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, Đài Tiếng nói Việt Nam và binh đoàn Trường Sơn đã tổ chức cuộc bình chọn ca khúc hay về đề tài Trường Sơn và bài hát “Đêm Trường Sơn nhớ bác” đã được chọn là bài hát hay nhất trong 10 bài hát hay về Trường Sơn.

Sau đó, anh binh nhì Nguyễn Trung Thu được điều lên làm báo ở trung đoàn, rồi được lệnh ra Hà Nội chuyển về Tạp chí Quân đội Nhân dân . 

Năm 1984, được biết mình trong danh sách phong quân hàm thiếu tá, nhưng khi Ban Văn hoá tư tưởng có công văn xin đích danh, anh vui vẻ chấp hành và làm việc ở đó cho đến năm 2001 thì nghỉ hưu. 

Dù bận bịu công tác, nhưng Nguyễn Trung Thu chưa bao giờ ngừng làm thơ. Anh đã xuất bản 6 tập thơ: Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Em hoặc không ai cả, Kỷ niệm về lời ru buồn, Đôi mắt xa xăm, Tím biển biếc trời, Thao thiết tiếng khuya.

 Năm 2007, khi đã ở vào tuổi 70  được kết nạp vào Hội nhà văn, anh tự trào nhận mình là… “lều thơ”: (gia tài có túp lều thơ)… Anh dành nhiều bài viết về người thân, về nỗi nhớ nhung các con cháu như trong bài “Nhà chật”: Đàn con cháu về thăm/nhà chật bước chân/ngổn ngang ghế bàn/bộn bề tầu hoả, ô tô, búp bê/ sách vở/ Đàn con cháu  xa/ nhà rộng/ chật nỗi nhớ/ ngổn ngang bộn bề niềm thương. 

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: Thơ Nguyễn Trung Thu tác động đến xã hội là tác động theo một giọng thầm… Đọc anh thấy cuộc đời thật đẹp, đáng chia chút, nâng niu và chỉ khi biết nâng niu chia chút thì cuộc đời mới đẹp. Người đọc yêu giọng thơ khiếm tốn, yêu cách thể hiện trực tiếp, không mượn tài thơ bù đắp cho chỗ thiếu hụt của tình, của ý. 

(Theo vietnamnet)

Báo Nam Định Điện Tử

Bạn đọc viết

Đến với bài thơ hay

Nhân đọc Báo Nam Định số Tết Dương lịch (ra ngày 1-1-2023), trong đó có bài thơ “Vẫn nguyên hương lúa” của tác giả Nguyễn Thế Khanh, tôi nghĩ tác giả không chỉ viết cho riêng mình.

Câu cuối “Đón xuân Canh Tý đang về”, người đọc hình dung chắc tác giả đang ở xa nguyên quán, rất có thể đang sống ở thành phố, tết đến về thăm quê. Người đã xa quê mà về thăm quê trong dịp tết nên mới “Bâng khuâng trong dạ… đâu quên ngày nào”.

Cái “ngày nào” ấy không phải chỉ là một ngày nào đó cụ thể, mà là cả những năm tháng, những thời kỳ: tác giả đã sinh ra, khôn lớn, học tập và trưởng thành.

Tôi nghĩ, tác giả không chỉ là người thành đạt trong công tác mà còn là người sống có tâm, có lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình. Tình yêu ấy từ những điều đơn giản và sâu lắng.

Hình ảnh làng quê “Đồng làng lúa chín… xôn xao mùa về”, “Lũy tre chim hót… tiếng nghe vọng trời”, làng quê đón nắng ban mai, nắng chiều và nhất là lúc hoàng hôn, ánh nắng chiếu xuống trông như “rót mật triền đê”. Làng quê sao mà đẹp quá, thân thương quá!

Xa quê, về thăm quê trong dịp tết nên mới hoài niệm “Tôi là tôi của ngày xưa” để muốn mọi người hiểu rằng: Những hình ảnh đó, việc đó là cảnh thật, việc thật của ngày xưa.

Những người thân trong gia đình, tác giả nhớ đầu tiên là người mẹ “Nâu sờn tấm áo… mấy thời nắng mưa” (!). Đó cũng là hình ảnh người mẹ nông dân Việt Nam chịu khó, chịu đựng.

Còn người cha – người nông dân thuở ấy đều là “bước thấp, bước cao, ôm từng gồi lúa xếp vào bờ Đông” – một dáng dấp lo toan, vất vả.

Đó là những hình ảnh của “cái đận” ngày xưa, nhưng tôi thấy tác giả muốn chú trọng một điều: Trong những lam lũ, khó khăn, vất vả, thiếu thốn của “ngày xưa” ấy vẫn nổi trội lên là tình cảm gia đình, cha mẹ, anh em thật là đầm ấm “Sum vầy có mẹ, có cha/Bên là em gái, bên là em trai”. Và chính từ nếp sống trong gia đình, xã hội thời xưa ấy, tác giả càng thấy nỗi nhớ thương “Bây giờ… còn mất, vắng ai?!”.

Không chỉ là hoài niệm tình cảm gia đình, tác giả còn gợi lại phong tục đẹp đẽ ở vùng quê: được mùa mọi người vui hơn, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, “Dâng lên tổ tiên bát cơm đầu mùa”, mà có được mâm cao cỗ đầy như bây giờ đâu. Chỉ có “Ngát thơm cơm tám… rau dưa” nhưng vẫn đậm đà ấm cúng.

Gần câu cuối, tôi cứ băn khoăn tại sao tác giả lại viết: “Vẫn nguyên hương lúa… thơm ngoài đồng quê”. Chắc có lẽ tác giả cho rằng: Mọi sự là hoài niệm, giờ chỉ còn hương lúa thơm ngoài đồng là không thay đổi. Bởi rằng: Nhiều làng quê hiện nay đâu còn nhiều cảnh lũy tre làng chim đậu hót, lũ trẻ ít còn cảnh “Vờn theo cánh bướm, bẫy sâu cào cào”, mà thay bằng tường rào bê tông, nhà cao tầng, môi trường bị hủy hoại, làm gì còn cào cào, châu chấu nhiều như ngày xưa. Phong tục tập quán đẹp đẽ cũng bị lệch lạc đi nhiều.

Nhân ngày tết cổ truyền, qua bài thơ này tôi nghĩ: tác giả muốn gửi tới một thông điệp: Về tình yêu quê hương, đất nước, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ tài nguyên môi trường và đặc biệt là tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm. Đây là một bài thơ hay, đơn giản mà sâu sắc.

Đọc bài thơ để nghĩ: Mỗi mùa xuân đến, tết về, mọi người đều hân hoan chào đón, chúc nhau vui vẻ, an khang thịnh vượng để hòa cùng cuộc sống thanh bình của mùa xuân tươi đẹp ở mỗi miền quê, đất nước./.

Phạm Mạnh Hùng (Xuân Trường)

Báo Khánh Hòa Điện Tử

1. Khi ấy đã 8 giờ tối, cô bạn tôi ở Úc post lên facebook bức ảnh một đĩa mì xào, trên mặt có cà tím om và lớp phô mai mỏng dạng sợi. Cô trình bày đĩa thức ăn rất đẹp, một bên có hai miếng hoa sú – lơ, một bên có hai khoanh cà tím nướng. Màu vàng của sợi mì, của cà tím om, màu vàng phớt của phô mai trông rất hấp dẫn, kích thích vị giác. Vậy mà đọc dòng trạng thái của cô thật… cám cảnh! Bởi cô dụ các con ăn cà tím bằng cách cho vô món ăn yêu thích của chúng nhưng vẫn không thành công, chúng vẫn nhè ra. Tôi ngắm tấm hình và bỗng dưng thèm cà tím đến… cồn cào!

Ảnh: Internet.

Chỉ là món cà tím nướng trộn mỡ hành. Cái sự thèm cứa vào nỗi nhớ nhà khi tôi nhớ đến những sớm mai ở chợ Xóm Mới, Nha Trang có một hàng rau củ quả, đặc biệt có bán cà tím nướng thơm lừng một góc chợ. Cái mùi như có lực hấp dẫn, không định mua cũng phải dừng xe lại. Và cuối cùng tôi đã mua hai trái cà nướng được lột vỏ sẵn. Tôi mua thêm hành lá và tưởng tượng vị ngon của món này mà tôi có thể ăn quanh năm.

Cô bạn tôi nói ở trên tốt nghiệp ngành dinh dưỡng một trường đại học ở Hàn Quốc. Sau khi lập gia đình với chồng là một bác sĩ người Việt định cư ở Úc, cô ở nhà nuôi dạy con cái. Cô chăm con kỹ lắm, nhất là về dinh dưỡng. Chồng cô được… ăn theo. Ấy là tôi thấy trên facebook của anh ấy những món ăn mà cô dọn sẵn vào các đêm cô chờ anh trực về khuya.

Cô bạn tôi cho rằng, cà tím đặc biệt có kali rất tốt cho họat động của tim, có khả năng giúp cơ thể giảm bớt lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa được chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch… Những thông tin ấy càng khiến tôi yêu thêm cái món đã trót mê từ hồi bắt đầu biết… ăn.

Trời lạnh, không gì ngon bằng món cà tím nướng, dằm với mỡ hành, nước mắm ớt tỏi. Đây là món đơn giản nhất và được ưa chuộng nhất khi nói về trái cà tím. Bây giờ người bán phục vụ các bà nội trợ rất chu đáo. Hồi trước, bà bán hàng ở chợ Xóm Mới chỉ nướng trái cà, bày lên vỉ, ai mua thì lấy cho vào bịch. Thế nhưng sau này, bà lột vỏ luôn và bỏ sẵn vào bịch nylon, mỗi bịch hai trái. Về nhà chỉ cần thao tác khoảng 5 phút là có ngay món cà hành mỡ thơm, ngon. Không chỉ trời lạnh, mùa hè ăn cũng bá cháy!

2. Ngày xưa mẹ tôi có món “tủ” cá đuối nấu cà ri là món đặc biệt chỉ nấu với cà tím, ăn với bún, ngon tuyệt! Hồi đó tôi thường xách giỏ theo mẹ đi chợ, ấn tượng để lại trong tôi là những con cá đuối bông to bằng cái nia, da lưng dày màu xám đen có hoa văn lấm chấm, da bụng màu trắng, hai ba người khiêng bỏ cái bạch trên nền xi măng. Bà bán hàng cầm con dao sắc lẻm rạch bụng cá hai đường chữ thập thật ngọt, sau đó móc ra một lá gan to  bằng cỡ miếng gạch bông 3 tấc bỏ vào một cái rổ, để dành ai mua phần cá được bà cắt thêm miếng gan nhỏ. Mẹ tôi kể ngày xưa người nhà quê không có tiền mua dầu, mỡ, miếng gan này được “thắng” lên cho ra dầu để tao nồi canh. Gan cá đuối ăn rất ngon và bổ. Dưới bàn tay điêu luyện của bà bán hàng, con cá đuối thật to nhanh chóng được xả ra thành từng miếng hình tam giác, óng ánh tươi xanh, bày sắp gọn trên tràng chờ khách đến trả giá.  

Nguyên liệu để nấu món cà ri cá đuối không cầu kỳ, chỉ  cần có cà tím làm đồ màu. Cá đuối lóc bỏ phần da lưng, cắt từng miếng vuông cỡ bằng cái hộp quẹt giấy, ướp bột cà ri và gia vị, để khoảng 15 phút cho thấm, sau đó xào qua cho thịt săn và thấm gia vị, thêm nước vào nồi. Cà tím  cắt xéo thành từng miếng to bằng miếng cá, cũng được xào sơ cho cà thấm dầu, rồi vớt ra để khi nước cá sôi bỏ cà vào, đậy vung, chờ chín, nêm nếm vừa ăn. Hồi đó, cá đuối nấu cà ri là món rẻ tiền, có thể ăn với cơm hay bún. Người nhà quê thích nấu món này vì tỏa mùi thơm phức giống như nhà có… tiệc. Bỏ bún vào tô, múc một vá nước dùng có thịt cá đuối và cà tím. Vắt tí chanh, rắc thêm chút tiêu, chan thêm chút nước mắm nguyên chất. Gắp rau vào tô, đảo lên rồi xì xà xì xụp. Bảo đảm ăn một lần nhớ mãi.

Ở thành phố tôi đang ở, tìm đỏ mắt không có chợ nào nướng giúp tôi trái cà, mà mua về nướng thì tôi lại ngại.

Cà tím nhớ thương, tôi nhớ cái mùi thơm nức một góc chợ Xóm Mới những sáng sớm, làm cho bước chân tôi cứ chùng chình nửa ở, nửa đi.

BÌNH AN  

Giáo Án Điện Tử Mầm Non

Giáo án văn học thơ hoa kết trái

phát triển thể chất.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả bài thơ.

– Trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ.

– Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ.

– Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

– Trẻ biết yêu quí thiên nhiên, một số loài hoa.

– Có ý thức tích cực trong hoạt động.

– Nhạc bài: màu hoa.

+Bài hát nói về những màu hoa gì?

– Có một bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả, đó là bài thơ: hoa kết trái của tác giả Thu Hà .

– Cô đọc lần 1: đọc diễn cảm.

– Khi nghe tên bài thơ” hoa kết trái” các con liên tưởng đến điều gì?

– Bài thơ hoa kết trải nói về mọt số loại hoa kết thành quả, Miền Nam gọi là trái , miền Bác gọi là quả nên tác giả Thu Hà đặt tên bài thơ là hoa kết trái.

– Cô cho trẻ nhắc lại tên các loại hoa đồng thờ cho trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu.

-Hoa cà sẽ kết thành quả gì?

– Cô đưa quả cà ra cho trẻ quan sát.

– Con thấy quả cà như thế nào?

– Hoa gì trong bài thơ có màu vàng?

– Tác giả Thu Hà đã dùng từ vàng vàng để nói lên vẻ đẹp dịu dàng của hoa mướp.Hoa mướp sẽ phát triển thành quả gì?

– Hoa lựu chói chang được nhà thơ ví với gì?

– Hoa lựu cũng phát triển thành quả lựu, ăn rất ngon.

– Còn những loại hoa nào nữa.

– Cô giảng giải: Hoa mận rung rinh trước gió là sự chuyển động nhẹ nhàng của hoa mậm trong gió.

– Bài thơ hoa kết trái nói về các màu hoa khác nhau, các loài hoa đều kết thành quả. Mỗi loại hoa có một hương sắc khác chúng tôi không những đẹp mà còn cho ta những quả ăn ngon và bổ. Vì vậy ở hai câu cuối của bài thơ tác giả đã khuyên các bạn nhỏ điều gì?

– Giáo dục trẻ: không hái hoa , bẻ cành…

– Cô dạy trẻ đọc bài thơ, nhắc trẻ đọc thể hiện đúng tình cảm của bài thơ và ngắt nghỉ đúng:

– Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 2 – 3 lần.

– Cho trẻ đọc theo tiết tấu to nhỏ, nhanh chậm: Khi cô đánh tay cao trẻ đọc nhanh, khi cô đánh tay thấp trẻ đọc nhỏ, khi cô đánh tay ngang người trẻ đọc giọng điệu bình thường .

– Cô cho các tổ thi đua nhau đọc: cô đánh tay về phía tổ nào thì tổ đó đọc, khi cô đánh cả hai tay thì cả lớp cùng đọc.

– Cho các nhóm đọc bài thơ.

– Cô cho một vài cá nhân trẻ đọc bài thơ

– Cô nhận xét về cách đọc bài thơ của trẻ.

– Giáo dục trẻ thông nội dung bài thơ.

– Củng cố nội dung bài học.

Giáo án mầm non lớp 3 tuổi

Cổng Thông Tin Điện Tử Ubnd Huyện Núi Thành

Ở một số người thiếu sự lựa chọn đúng đắn trong nhu cầu hưởng thụ, thiếu bản lĩnh trước sự tác động mạnh mẽ liên tục của lối sống tiêu dùng, ngày càng xa rời đạo lí gia đình, xa rời quan hệ tình nghĩa, rồi rơi vào quỹ đạo ” Giàu bỏ bạn -_sang bỏ vợ” và cuối cùng là dẫn đến hệ quả : Ly tán, chia xa quan hệ gia đình. Hôn nhân không chỉ là quả ngọt là thiên đường, là hạnh phúc mà còn là trái đắng, là địa ngục là tận cùng của sự bất hạnh, tận cùng của sự đau đớn cho nhiều người, di hại cho nhiều thế hệ. Sự xuất hiện của một số bài thơ gần đây viết về đề tài li hôn, chủ yếu tập trung khai thác những cảnh đời cụ thể. Không những đơn thuần tìm kiếm những cảm thông chia sẻ hay sự an ủi vỗ về mà lưu ý xã hội cần quan tâm hơn nữa đến những cá thể đơn côi trong dòng người ồn ả và đặc biệt là cảnh tỉnh cho những người làm cha, làm mẹ trước những đam mê nhất thời mà bỏ rơi con cái . Bằng những câu thơ, Triệu Kim Văn đã dồn nén, lèn chặt nỗi đau tận cùng nhức nhối trong tâm hồn của một em bé: Bố mẹ bỏ nhau để chị không tiền chữa bệnh mà phải chết, bản thân em không có tiền nộp học. Bài thơ đề cập đến nhiều vấn đề xót xa đặc biệt trong sự khó hiểu của trẻ thơ có cả ngậm ngùi hờn oán .

Bố mẹ ơi ! sao bố mẹ bỏ nhau Để chị con không tiền chữa bệnh Bây giờ hồn bơ vơ lạc đâu

( Em muốn học -Triệu Kim Văn )

Nguyên nhân của sự bất hạnh đó do chính bố mẹ gây nên, bài thơ không đao to, búa lớn nhưng đã rung lên một tiếng chuông cảnh tỉnh những cặp vợ chồng lấy nhau đã dễ mà bỏ nhau cũng dễ. Hãy nghĩ đến những đứa trẻ vô tội do họ sinh ra …Bài thơ gợi những suy tư về một vấn đề trong đạo lí gia đình, đạo lí xã hội.

Sao bố mẹ bỏ nhau ,bỏ nhau Để con không có tiền nộp học ?

Một em bé không tuổi thơ, không được học hành, sớm phải mồ côi đơn lẻ, phải lăn lóc ngụp lặn trong cuộc đời để kiếm sống, để tồn tại .

Nhiều em nhỏ là nạn nhân của bao cặp vợ chồng ly hôn đã bị vứt ra lề đường xã hội với những công việc, nặng nề, quá sức mưu sinh :

( Bài thơ khó đặt tên – Lưu Tuyết Minh )

Vàng bán nhà mẹ giấu ngang lưng Tiền bán tủ cha luồn túi ngực

Trong khi “người lớn ngủ” thì “trẻ con vẫn thức” những tâm linh tinh thần tình cảm không có trong chương trình cuộc sống của cha mẹ khi mỗi người mỗi ngã .Chốn pháp đình thâm nghiêm nơi lí lẽ được tôn thờ tối thượng, nơi phán quyết việc hôn nhân cha mẹ : Những người bố, người mẹ trước quyết định ly hôn cần lùi lại một khoảng thời gian nhận diện lại chính mình, tránh sự đỗ vỡ có thể phải trả giá cho cả phần đời còn lại . Hôn nhân cũng như tình yêu, ngoài cảm xúc mới mẻ luôn phải điều tiết, củng cố bổ sung là phép cộng, phép nhân trách nhiệm nghĩa vụ không chỉ với nhau cho nhau mà chủ yếu, chính yếu cho con cái hôm nay và mai sau. Một lần nông nỗi là trả giá suốt đời : Một số bài thơ tập trung ở thời điểm giới hạn chông chênh của hôn nhân cha mẹ. Khai thác những suy tư chủ yếu của con trẻ, nhằm níu kéo, thức tỉnh gợi sự hướng thiện và trách nhiệm bằng tình cảm ruột thịt. Sự bảo bọc, cưu mang của một người cha đầy tình thương với con cái vẫn không khỏa lấp sự trống vắng vẫn hẫng hụt trong gia đình khi thiếu người mẹ . Một người cha “yêu thương dành đóa hồng cho con” nhưng nơi tận cùng sâu lắng vẫn chôn chặt lưu giữ một bóng hình người mẹ ” còn trái tim ba vẫn dành cho mẹ” một tình cảm thủy chung, một tấm lòng độ lượng cao cả sẽ là cơ hội, là điều kiện phục sinh hôn nhân hạnh phúc :

“Mẹ ở đâu sao không về …ngày lễ Để nhận từ ba một hạnh phúc vẹn toàn”

Ở một phương diện khác ” Về thôi ba” của Đặng Thị Minh Kiểm là lời nhắn gọi, nhắc nhở tâm tình :” Em còn bé nó ngây thơ khờ dại – chỉ lo ba quên mất buổi khai trường” và hình ảnh mẹ chịu đựng mỏi mòn với bao vất vả, lo toan : Bóng mẹ gầy đêm hôm lầm lủi Có chút oán trách, có chút hờn tủi nhưng trên hết vẫn là sự thức tỉnh :

Về thôi ba xin đừng xao nhãng Chỉ mẹ con thôi mới yêu nhất ba mình ( Về thôi ba – Đặng Thị Minh Kiểm )

Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Cao Bằng Điện Tử trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!