Xu Hướng 6/2023 # Báo Bà Rịa Vũng Tàu # Top 9 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Báo Bà Rịa Vũng Tàu # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Báo Bà Rịa Vũng Tàu được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đầu Đông, tiết trời Đông Bắc đã bắt đầu se se lạnh, mây mù che khuất đỉnh núi Các Mác, suối Lê-nin vẫn chia hai nửa trong và đục, tô điểm cho hang Pác Bó thêm phần thơ mộng, kỳ bí. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, địa danh này là điểm tham quan rất đẹp của Cao Bằng.

Du khách miền Nam về nguồn, thăm và chụp hình lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Pác Bó.

Sau 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941 (mùng 2 Tết Nguyên đán năm Tân Tỵ), Bác Hồ qua cột mốc 108 biên giới Việt – Trung về Việt Nam. Nơi đây thuộc dãy núi cao được Bác đặt tên là núi Các Mác.

Vượt hàng ngàn km từ miền Nam xa xôi, chúng tôi được đặt chân đến mảnh đất địa đầu của Tổ quốc trong thời tiết se se lạnh, ai nấy cũng háo hức mong được tận mắt chứng kiến nơi ở, làm việc của Người trong những ngày đầu về nước sau 30 năm vòng quanh năm châu bốn bể tìm đường cứu dân, cứu nước. Điểm đầu tiên chúng tôi đến là Đền thờ Bác Hồ trên đồi cao gần cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh. Những nén hương thơm nghi ngút khói và ít lễ vật kính dâng trong niềm xúc động tưởng nhớ công ơn của Người.

Xe đưa đoàn chúng tôi đến với mảnh đất thiêng. Dưới chân núi có hồ nước lớn trong xanh, nơi bắt đầu dòng suối chảy uốn quanh đổ xuống đồng bằng của bản Khuổi Nậm, Bác đặt tên là suối Lê-nin. Cột mốc 108 nằm trên núi cao cách chân núi chừng nghìn mét thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ngay trong tiết Xuân ấm áp của ngày đầu trở về Tổ quốc, Bác đã có cảm hứng với cảnh vật nơi này làm bài thơ tựa đề “Pác Bó hùng vĩ”:

“…Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà…”

Tiết trời thu với cơn mưa nhẹ, men theo đường bên suối Lê-nin, chúng tôi đến được hang Pác Bó, nơi Bác chọn làm chỗ ở ngay sau khi trở về nước (sau khi về nước 12 ngày (ngày 8/2/1941), Bác đã chọn hang Pác Bó (Cốc Bó) nằm ở lưng chừng sườn núi Các Mác là nơi ở và làm việc). Cách miệng hang khoảng tầm chục mét là nơi ở và làm việc của Người. Diện tích tầm khoảng 20m2 nằm lưng chừng núi. Vẫn còn đó những kỷ vật đã cách đây hơn 78 năm, chiếc giường đơn sơ (bằng những tấm ván khoảng 6m2) Người làm việc và nghỉ ngơi, cái bếp lửa gồm 3 cục đá và cái ấm nấu nước… Người dùng để sưởi ấm khi đông về:

“…Hang lạnh nhớ tay người đốt củi

Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu

Ai hay ngọn lửa trong hang núi

Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau…”

Chúng tôi không khỏi xúc động nghĩ về thời gian ấy, trong điều kiện rừng núi, thiếu thốn về mọi mặt như vậy mà Người đã cùng với Đảng để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Rời nơi ở và làm việc của Người, chúng tôi lại được tận mắt chứng kiến những nơi Người câu cá, làm thơ sau giờ làm việc, nơi Người thường nấu nước lá ổi để uống… Đặc biệt là chiếc bàn đá, nơi Người thường làm việc bên cạnh đầu nguồn dòng suối Lê-nin:

“…Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang…”

Sự kiện Bác Hồ trở về nước vào đầu năm 1941 là sự kiện lớn của lịch sử đấu tranh cách mạng của đất nước và dân tộc Việt Nam, đã làm thay đổi tình hình cách mạng trong nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng dẫn tới cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và ngày 2/9/1945, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bước chân đầu tiên về đất mẹ cũng là giây phút Người lắng nghe sự sống của sinh thể đất nước đang phôi thai. Nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả lại hình ảnh ấy bằng những câu thơ đầy xúc động:

“Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”

Bác về nước đúng vào mùa Xuân, mùa tươi đẹp nhất của đất trời, mùa của trăm hoa đua nở, mùa của lộc biếc chồi xanh, vạn vật như khoác lên mình sắc áo mới hứa hẹn một tương lai tươi sáng ở phía trước. Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả thiên nhiên đất trời như reo vui:

“Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”

(Theo chân Bác của Tố Hữu)

Hơn 108 năm từ ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, 78 năm Người về nước lãnh đạo cách mạng, 50 năm thực hiện Di chúc của Người, mỗi chúng ta đều không khỏi bồi hồi xúc động và thành kính tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu đã hy sinh trọn đời mình cho dân tộc, đã dành cả cuộc đời chăm lo cho hạnh phúc nhân dân mà không gợn chút riêng tư để đất nước hôm nay trọn niềm vui độc lập tự do và đổi mới phát triển. Càng nhớ Bác Hồ, mỗi người chúng ta hôm nay càng phải tiếp tục thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, tạo thành nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cùng thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ trong thời kỳ cách mạng mới, xứng đáng với lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

TRUNG HIẾU

Những Bài Thơ Tình Viết Về Biển Vũng Tàu Hay Nhất

Tổng hợp những bài thơ tình hay viết về biển Vũng Tàu. Thơ ca ngợi vẻ đẹp của bãi biển Vũng Tàu và tình yêu đôi lứa gắn liền với biển Vũng Tàu.

Chùm thơ ca ngợi biển Vũng Tàu yêu thương

QUA PHỐ BIỂN VŨNG TÀU – Thơ: Vu Dung

MỜI BẠN VỀ VỚI THÀNH PHỐ BIỂN VŨNG TÀU – Thơ: Trần Huân

VŨNG TÀU CHIỀU NAY – Thơ: Duyên Nguyễn

Chùm thơ tình Vũng Tàu lãng mạn & cảm xúc

NHỚ BIỂN VŨNG TÀU – Thơ: Duy Sơn

VŨNG TÀU ANH VÀ EM – Thơ: Xuân Cường

THƠ MỘNG VŨNG TÀU – Thơ: Nguyễn Nguyên

VŨNG TÀU XỨ BIỂN QUÊ EM – Thơ: Viet HuynhDang

Chùm thơ nhớ biển Vũng Tàu với những hoài niệm đẹp

VŨNG TÀU CHIỀU TRỞ GIÓ – Thơ: Hồ Như

VŨNG TÀU XA NHỚ – Thơ: Bùi Cẩn

CON ĐƯỜNG XƯA – Thơ: Bùi Cẩn

Chùm thơ cảm xúc về biển Vũng Tàu của du khách

THĂM BIỂN VŨNG TÀU – Thơ: Nguyễn Ngọ

VŨNG TÀU ƠI – Thơ: Hạ Trâm

VŨNG TÀU THÀNH PHỐ BIỂN – Thơ: Minh Lại

PHỐ BIỂN – Thơ: Nguyễn Tuyết

Chùm thơ biển Vũng Tàu về đêm thật cảm xúc

ĐÊM VŨNG TÀU – Thơ: Nguyễn Thị Lưu

ĐÊM TRỞ GIÓ – Thơ: Nguyễn Quốc Thủ

Em giờ em của người ta Còn anh chẳng biết mình là của ai.

ĐÊM VỀ TRÊN BIỂN VŨNG TÀU – Thơ: Nguyễn Nhơn

Những bài thơ tự sáng tác viết về biển Vũng Tàu mới nhất

VŨNG TÀU BIỂN GỌI – Thơ: Đào Văn Cứu

VŨNG TÀU NGÀY LỄ…!!! – Thơ: Xuân Mai

Ôi! Vũng Tàu tiên….Vũng Tàu ghiền! Những ngày lễ lớn….thật muốn điên Người đâu túa đến….đông như kiến? Bãi biển êm đềm….chẳng thể yên …… Ôi! Vũng Tàu tiên….Vũng Tàu tiền! Nhà hàng khách sạn….nổi liên miên Bao nhiêu hải sản….món ăn biển Chặt chém tơi bời….cũng chẳng kiên …… Ôi! Vũng Tàu tiên….Vũng Tàu hiền Vũng Tàu xứ biển….cảnh thiên nhiên Mỗi khi đến lễ….không thành kiến Khách chọn Vũng Tàu….nghĩ hằng niên./.

TẠM BIỆT VŨNG TÀU – Thơ: Nguyễn Quốc Thủ

VỀ VŨNG TÀU VỚI EM – Thơ: Vũ Huệ

MỘT THOÁNG VŨNG TÀU – Thơ: Hồng Vinh

ANH CÓ VỀ VŨNG TÀU KHÔNG? – Thơ: Duyên Nguyễn

VỀ VŨNG TÀU – Thơ: Nguyễn Khoan

Cảnh đẹp lừng danh đã tới rồi Biển xanh sóng vỗ ngợp trùng khơi Bãi sau khách tắm người nô nức Bến trước tàu neo cảnh tuyệt vời Chúa dõi trời xanh nhìn bốn hướng Phật nhằm đảo biếc ngắm muôn nơi Chuyển mình hải cảng bừng hương sắc Tổ quốc vươn lên thế rạng ngời.

Báo Cao Bằng Điện Tử

Những vần thơ viết về Bác Hồ và Pác Bó

Thứ sáu 22/06/2012 10:00

Mùa xuân năm 1941, sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm đường cứu nước, cứu dân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Với cảnh trí sơn thuỷ hữu tình, non xanh nước biếc và tấm lòng biết ơn sâu sắc với Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, địa danh Pác Bó đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ, nhà văn.

Suối Lê-nin.

Về đến Pác Bó, tháng 2/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng tác bài thơ “Pác Bó hùng vĩ”: Non xa xa, nước xa xa/Nào phải thênh thang mới gọi là/Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/Hai tay xây dựng một sơn hà. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 27 từ, sáng tác theo thể thất ngôn, tứ tuyệt đã được Bác vẽ nên bức tranh hùng vĩ của núi rừng Pác Bó. Cũng trong tháng 2/1941, Bác đã viết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”: Sáng ra bờ suối, tối vào hang/Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng/Bàn đá chông chênh dịch sử đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang. Trong những tháng ngày ở Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Bác Hồ gặp muôn vàn khó khăn, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ thứ, nhưng được sự đùm bọc của đồng bào nơi đây và với tinh thần cách mạng phong thái ung dung tự tại, Người đã nhìn thấy con đường tất thắng của cách mạng Việt Nam.

20 năm sau, khi đất nước giành được độc lập, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, ngày 20/2/1961, Bác đã trở lại thăm Pác Bó. Người viết bài thơ  “Thăm lại hang Pác Bó”: Hai mươi năm trước ở hang này/Đảng vạch con đường đánh Nhật Tây/Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu/Non sông gấm vóc có ngày nay. Những tháng năm ở Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Bác Hồ đã sáng tác rất nhiều thơ ca, bên cạnh mục đích cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, đứng lên đánh giặc cứu nước, còn ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Pác Bó.

Sau khi Bác mới về nước, nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh đã có bài thơ “Bác về Pác Bó”: Bao năm trông Bác, Bác về đây/Đất nước non sông, nở mặt mày/Cách mạng từ đây bừng rực đỏ/Bắc Nam đỏ cả một ngày mai. Là chiến sĩ cộng sản, suốt đời hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tác giả nắm chắc qui luật phát triển tất yếu của lịch sử, biết rõ con đường tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Bác Hồ kính yêu.

Trong trường ca “Theo Chân Bác”, nhà thơ Tố Hữu viết: … Ai đã đến, ai chưa đến đó/Có hòn núi Mác, suối Lê-nin/Hãy về thăm quê ta Pác Bó/Nơi Bác về nguồn nước mới sinh…”. Vâng, chỉ có Bác về sông núi mới có tên, nguồn nước cách mạng mới sinh. Nguồn nước ấy càng ngày càng lớn dần theo năm tháng và trở thành cơn bão táp cách mạng cuốn trôi đi những rác rưởi do chế độ thực dân để lại. Và cũng chỉ từ khi Bác về, ngọn lửa cách mạng mới bừng lên: … Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi/Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu/ Ai hay ngọn lửa trong hang núi/Mà sáng muôn lòng vạn kiếp sau…”.

Cũng với dòng cảm xúc ấy, nhà thơ Nông Quốc Chấn tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời: Núi cao bao nhiêu ngọn/Núi bao nhiêu hang sâu/Khi Cụ Hồ chưa đến/Ai biết đâu là đâu/Nước trong xanh dòng suối/Trải mưa nắng bao đời/Khi Cụ Hồ chưa tới/Ai biết dòng đầy vơi/Từ khi hang Cốc Bó/Được đón tiếp Già Thu/Từ đấy tên Pác Bó/Gắn với tên Cụ Hồ…” (Pác Bó).

Nhà thơ Xuân Diệu vẽ lên hình ảnh thân thương, gần gũi nhưng đầy ung dung tự tại của vị lãnh tụ kính yêu trong khung cảnh của núi rừng Pác Bó: …Một vùng thuần khiết non xanh/Như mang ánh mắt tinh anh Bác Hồ/Hãy còn bàn đá nhấp nhô/Bác ngồi dịch sử, nghĩ cho muôn đời… (Thăm Pác Bó). Bác ngồi đấy ung dung tự tại trong muôn vàn khó khăn mà lo cho dân, cho nước thoát khỏi ách nô lệ, lầm than, lo cho muôn đời con cháu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, lo cho đất nước mai này sánh vai cùng năm chău, bốn biển.

Một ngày tháng 5/1969, bên dòng suối Lê-nin, nhà thơ Trần Văn Loa hình dung lại nơi Bác ngồi câu cá mà nghĩ cho cho con cháu mai sau: …Đây con suối Lê-nin/Xưa Bác ngồi câu cá/Đây con suối Lê-nin/Xưa Bác ngồi suy nghĩ/Bên núi cao Các Mác/Vạch con đường đấu tranh… (Suối Lê-nin).

Với các văn nghệ sĩ Cao Bằng, Pác Bó và Bác Hồ là nguồn đề tài vô tận, gần gũi mà thân thương. Vũ Thiêm thể hiện lòng mình với Pác Bó, với Bác Hồ bằng nỗi niềm nhớ thương man mác giữa núi rừng lịch sử: …Con đường Pác Bó quê tôi/Con đường cách mạng sáng ngời ánh sao/Trập trùng núi Mác vút cao/Suối Lê trong vắt rì rào tiếng thơ/Bác xa tự bấy đến giờ/Suối sâu nỗi nhớ, núi ngơ ngẩn buồn… (Đường quê nhớ Bác).

Trong một đêm trăng, giữa núi rừng Pác Bó, nhà thơ Triều Ân trào dâng cảm xúc nỗi nhớ thương Bác với tấm lòng biết ơn sâu sắc: …Và đêm nay vời vợi núi rừng/Vầng trăng sáng ngẩn ngơ vì Bác vắng/Điện đã về theo chính quyền vô sản/Tiếng suối reo quyện tiếng hát trong ngần… (Suối Lê-nin).

Tác giả Ngô Ngọc Khánh bâng khuâng nhớ Bác giữa một chiều Pác Bó: …Hang xưa Bác ở có lạnh không?/Một tấm chăn chiên, một tấm lòng/Hùng thiêng đất nước, hồn dân tộc/Thắp sáng nơi đây ngọn lửa hồng.” (Bâng khuâng chiều Pác Bó ). Tại đầu nguồn Pác Bó – nơi Bác từng ngồi làm việc hằng ngày, Nông Đình Ngô bồi hồi nhớ thương: …Con đứng bên bàn đá/Tưởng Bác vẫn ngồi đây/Sử nước bừng cây lá/Tổ quốc sáng từng ngày…/Ơi chiếc bàn đá nhỏ/Hình sông núi tụ vào/Ơi chiếc bàn đá nhỏ/Nâng hồn ta bay cao. (Bàn đá chông chênh).

Với cảm xúc của một thi sĩ, Lê Chí Thanh cảm nhận công lao trời biển của Bác Hồ kính yêu như vầng dương luôn soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Một thiên nhiên hùng vĩ/Tạc hình ông già tiên/Mặt trời trên đỉnh núi/Tỏa hào quang đêm đêm. (Đêm về trên Pác Bó).

Pác Bó và Bác Hồ – Vị cha già kính yêu, Người hy sinh cả cuộc đời của mình cho dân, cho đất nước mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca. Các nhà thơ với tấm lòng biết ơn sâu sắc công lao trời biển của Bác đã ghi lại cảm xúc của mình mỗi khi về thăm Pác Bó, mỗi khi nghĩ về Bác kính yêu với một tâm niệm: Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

Bà Ra Bế Cháu Của Bà

Mẹ ra Hà Nội

Mẹ ra Hà Nội thăm con

Vừa trên tàu xuống chân còn run run

Áo nâu còn thẫm mưa phùn

Còn hoai vị cỏ sục bùn lúa non

Sang đường tay níu áo con

Ngã tư hối hả xe bon ngược chiều

Khoác vai mẹ, chiếc đãy nghèo

Năm xưa thắt lại bao điều đắng cay

Đưa em trốn ngục những ngày

Vài lưng gạo hẩm thăm thầy trong lao…

Đã từng mở giữa trời sao

Nắm cơm tiếp vận tay trao giữa đèo

Củ khoai bẻ nửa nắng chiều

Bờ mương thoai thoải dài theo công trường

Đưa con đánh Mỹ lên đường

Nắm cơm mẹ gói tình thương quê nhà

Bà ra bế cháu của bà

Những mong cùng ước lòng già hôm mai

Lên thang chẳng dám bước dài

Vào khu tập thể gặp ai cũng chào

Lời bà ru thuộc thuở nào

Qua bom đạn vẫn ngọt ngào nắng trưa

Để hồn cháu có núi Nưa

Tiếng cồng bà Triệu ngày xưa vọng về

Lam Sơn rừng núi ba bề

Lũng Nhai vang mãi lời thề núi sông…

Mới xa đã nhớ ruộng đồng

Thương con mà chẳng đành lòng ở lâu

Run run mẹ bước lên tàu

Vị bùn vẫn thoảng áo nâu quê nhà.

                               Tháng 1-1975

LÊ ĐÌNH CÁNH (Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Nxb Hội Nhà văn, 1999

QĐND – Một trong những truyền thống gia đình tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam là trách nhiệm, tình cảm của người mẹ, người bà đối với con, với cháu. Ðây là đề tài phong phú của thi ca chúng ta từ xưa đến nay. Lê Ðình Cánh là một trong những nhà thơ có nhiều bài viết thành công về mảng đề tài này, “Mẹ ra Hà Nội” là một ví dụ điển hình.

Nhà thơ Lê Ðình Cánh sinh năm 1941 tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Năm 1965, ông tốt nghiệp khoa Lý, Trường Đại học Sư phạm, tham gia mở đường Trường Sơn và dạy bổ túc văn hóa cho các chiến sĩ mở đường, vận tải. Từ năm 1969, ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và Nhà xuất bản Thanh Niên. Ông có sở trường sáng tác theo các thể thơ truyền thống, nhất là thể thơ lục bát, ông coi đó là “thể thơ xương sống” của thơ Việt Nam.

Minh họa: Lê Hải.

Mặc dù trong dân gian có quan niệm “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì theo chồng), nhưng con gái cũng như con trai, khi sinh con thì chỗ dựa đầu tiên các bậc bố mẹ trẻ nghĩ tới là bà nội và bà ngoại. Ở nước ta, trong một giai đoạn khá dài chưa có khái niệm người giúp việc mà thường gọi là Ô-sin như ngày nay. Vậy nên những đôi vợ chồng trẻ khi sinh con là nghĩ ngay đến bà nội, bà ngoại. Có những bà mẹ nhiều con, nên quanh năm suốt tháng cứ di chuyển hết nơi này đến nơi nọ để trông cháu, đâu cần phân biệt nội ngoại, có khi lên tận miền núi hoặc hải đảo xa xôi. Bà mẹ trong bài thơ này từ vùng quê nông thôn Thanh Hóa ra trông cháu, không rõ là nội hay ngoại, ở thủ đô Hà Nội từ đầu năm 1975, trước ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh người mẹ run run từ tàu bước xuống được tác giả nhìn qua con mắt đầy thương cảm của người con (trai hoặc gái) ra đón mẹ tại sân ga. Đến sân ga, tức là đã vào thành phố, nhưng hình ảnh lam lũ của người mẹ nông thôn không hề thay đổi:

Áo nâu còn thẫm mưa phùn

Còn hoai vị cỏ sục bùn lúa non

Thì ra mẹ ra thăm con ở Hà Nội nhưng trang phục chẳng khác gì mấy so với khi đi làm đồng, vẫn là cánh áo nâu quen thuộc, lại thấm mưa phùn đầu năm nên trông sẫm màu hơn bình thường, hơn nữa chính tà áo nâu đó vẫn mang hơi bùn đất quê nhà. Từ quê ra phố, tất nhiên mẹ bỡ ngỡ vì người xe qua lại tấp nập, phải níu vào tay con mới qua đường được, không như ở quê nhà…

Hành trang của mẹ chỉ có cái đãy khoác vai. Với nhiều bạn trẻ, từ “đãy” có phần xa lạ. Ngày xưa, trước khi sinh ra ba lô và các loại túi du lịch… rất lâu, ở nước ta, nhất là ở các vùng nông thôn, “đãy” là thứ dùng để đựng hành lý, đồ đạc đi đường. Đó là một loại túi vải, thường là vải thô, nhuộm nâu chắc bền, chỉ có một quai để chủ nhân đeo vào một bên vai, không chỉ nông dân, mà ngay cả sĩ tử đi thi hay các ông đồ Nho đi xa dạy học cũng dùng… Trong bài thơ này, nhà thơ đã khéo léo nêu công dụng của chiếc đãy từ thời Pháp thuộc, qua thời kháng chiến đánh Pháp, những năm miền Bắc xây dựng hòa bình và thời kháng chiến chống Mỹ. Người đọc ai cũng hiểu được thế, nhưng tác giả chỉ dùng một hình ảnh tiêu biểu cho từng giai đoạn ấy: “đưa em trốn ngục”, “thăm thầy trong lao” – trước cách mạng; “nắm cơm tiếp vận”-thời kháng chiến chống Pháp, “Bờ mương thoai thoải dài theo công trường”-những năm hòa bình xây dựng miền Bắc và “đưa con đánh Mỹ lên đường”. Những chiếc đãy như chiếc đãy hôm nay mẹ mang ra Hà Nội thăm con đã góp công trong từng giai đoạn lịch sử ấy. Dùng vật để nói người vậy thôi, qua hình tượng những chiếc đãy này, bạn đọc hiểu được gia đình mẹ, một gia đình có công với cách mạng trước năm 1945, ông cụ thân sinh và người em từng bị tù đày vì hoạt động cách mạng. Và chính người mẹ đã theo suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc cũng như lao động xây dựng miền Bắc những năm hòa bình. Đó là chuyện của quá khứ, còn hôm nay:

Bà ra bế cháu của bà

Những mong cùng ước lòng già hôm mai

Chuyện bà đi trông cháu không có gì là lạ, nhưng cách sinh hoạt, thói quen khác nhau giữa nông thôn và thành phố có khi làm người ta ngỡ ngàng. Hai câu thơ trong bài thơ này được bạn đọc tâm đắc nhất, nhớ nhất… và có nhiều người thuộc lòng, dù không biết xuất xứ của nó:

Lên thang chẳng dám bước dài

Vào khu tập thể gặp ai cũng chào!

Thang ở đây là cầu thang của khu tập thể, chứ không phải thang máy. Nhân tiện xin cung cấp cho bạn đọc một số liệu: Trước năm 1975, toàn miền Bắc chưa có thang máy và ngôi nhà cao tầng nhất cũng chỉ đến năm tầng mà thôi! Ngay cái cầu thang ấy cũng đã làm bà mẹ ngỡ ngàng, chân bước rụt rè rồi, nhưng ý của câu thơ tập trung vào câu bát: “Vào khu tập thể gặp ai cũng chào”! Với thói quen nông dân, gặp nhau trên đường làng hay trên cánh đồng, dù quen hay lạ, bao giờ cũng chào hỏi, chỉ trừ khi đang giận dỗi nhau. Bà mẹ đã đem thói quen tốt đẹp đó ra thành phố, làm nhiều người ngạc nhiên! Trong bài thơ “Nhà quê”, Vương Trọng có hai câu nói về sự trớ trêu của người nông thôn ra phố: “Cả tin và biết nhịn nhường/ Thường sinh những chuyện ẩm ương theo về”, như tính đon đả chào hỏi của bà mẹ trong bài thơ này, có khi làm nhiều người thành phố khó chịu!

Kể ra, đến đây, bài thơ cũng đã nói được nhiều điều rồi, nhưng nhà thơ Lê Ðình Cánh còn triển khai thêm ý mới, đó là từ lời bà ru cháu, để giới thiệu thêm lịch sử mấy ngàn năm của Thanh Hóa, quê hương của nhà thơ và cũng là của bà mẹ trong bài thơ này:

Để hồn cháu có núi Nưa

Tiếng cồng bà Triệu ngày xưa vọng về

Lam Sơn rừng núi ba bề

Lũng Nhai vang mãi lời thề núi sông…

Vì thương cháu, muốn giúp con mà bà ra Hà Nội, nhưng ở quê nhà bà còn bao việc ruộng đồng chờ đợi, là chưa nói lòng bà nhớ làng xóm, nhiều lúc chỉ muốn về quê. Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều bà mẹ đi theo con để trông cháu. Nhà thơ đã thông cảm với nỗi lòng của người bà, đã để cho bà trở về quê sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” trông cháu ở thành phố và bà lại ra ga:

Run run mẹ lại lên tàu

Vị bùn vẫn thoảng áo nâu quê nhà

Thế là một hành trình khép kín, không biết bà đã ở thành phố bao lâu, nhưng trang phục vẫn nâu sồng dân dã như ngày ra đi. Tôi tin rằng, khi viết hai câu thơ kết này, thế nào nhà thơ Lê Ðình Cánh cũng nhớ tới hai câu kết trong bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính:

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Đó là đối với cô thôn nữ trước năm 1945, còn với bà già năm 1975 ra thành phố trông cháu thì thời gian không hề thay đổi được đức tính giản dị và trang phục chân quê.

Đọc “Mẹ ra Hà Nội”, những người con, người cháu xuất thân từ nông thôn hiện đang sinh sống ở thành phố thấy được hình ảnh của mẹ mình, bà mình… và lòng lắng lại vì thương cảm, nghĩ tới câu thành ngữ “nước mắt chảy xuôi” có tự bao đời. Thơ hay là vậy, có khi độc giả không còn nghĩ về thơ, mà nghĩ về tâm trạng và số phận của con người mà bài thơ đã đề cập. Với bài thơ này, nhà thơ Lê Ðình Cánh đã làm được điều đó! VƯƠNG TRỌNG

Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Bà Rịa Vũng Tàu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!