Bạn đang xem bài viết Bài Viết Số 6 Lớp 8 Tập Làm Văn Lớp 8 được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đề 1: Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” Lý Công Uẫn và văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
Người viết “Chiếu dời đô” bày tỏ mục đích dời đô là: “vân mệnh trời”, “theo ý dân”, “thấy thuận thiên thì thay đổi”, dời đến nơi “trung tâm trời đất”, tiện hướng “nhìn sông dựa núi”,… “nơi đây là thánh địa”. Đọc văn bản “chiếu dời đô” ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 “An thiên cỗ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ “có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Đề 2: Câu nói của M. Go-rơ-ki ” Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” . gợi cho em suy nghĩ gì ?
Đã từ lâu . sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người….)
Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được….
Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách…”
Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người có tồn tại và phát triển không?….
Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều đề tài khác chúng tôi đó nó giúp ta có gì?
Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc….
Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu…).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn
Do vậy,câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn…
Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy,cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức…..)
Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng và học hỏi.
Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm,dốt nát,mất tự do
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.
Đề 3: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành”
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần ” Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần ” bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là ” nước mất nhà tan”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Bài 14. Viết Bài Tập Làm Văn Số 3
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ……NĂM 201O- 2011 KIỂM TRA BÀI CŨ A.Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. B. Đập đá ở Côn Lôn.C.Muốn làm thằng cuội. D.Cô bé bán diêm.Chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau: A.Tái hiện lại hình ảnh của sự vật con người.B.Nêu diễn biến sự việc.C.Nêu một ý kiến, một quan điểm.D.Giãi bày tình cảm,cảm xúc trước một vấn đề. Trực tiếp. B.Gián tiếp.C. Cả A và B.
Câu 1: Cho biết văn bản nào sau đây không phải là thơ trữ tình ? Câu 2: Đặc điểm của thơ trữ tình là gì?Câu 3:Trong thơ trữ tình có thể biểu đạt cảm xúc theo cách nào?D D C Tác giả là những thi sĩ trẻ xuất thân “tây học”, lên án thơ cũ (Chủ yếu là thơ Đường luật) khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và sáng tác những bài thơ khá tự do với đặc điểm: Số câu, số tiếng, vần nhịp…tự do phóng khoáng không gò bó theo niêm luật, chỉ theo dòng cảm xúc người viết. Những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới :Thế lữ, Lưu trọng Lư.xuân Diệu, Tế Hanh ,Vũ Đình Liên.Thế Lữ không phải là người viết bài thơ mới đầu tiên nhưng là nhà thơ mới tiêu biểu nhất trong giao đoạn đầu ,góp phần làm nên chiến thắng của thơ mới. nhớ rừngThế LữNgữ Văn Tiết 73 -Bài 18 NHỚ RỪNGTiết 73Văn bản1, Tác giả. -Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989) quê ở Bắc Ninh. -Là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong Trào thơ mới buổi đầu.-Là hồn thơ dồi dào lãng mạn .-Là nghệ sĩ đa tài ở nhiều phương diện : Làm thơ ,viết văn, viết kịch, đạo diễn kịch nói.Hãy cho biết vài nét về tác giả Thế Lữ ?Thế lữI. Đọc và tìm hiểu chung văn bản NHỚ RỪNGTiết 73Văn bản1. Tác giả -Tác phẩm chính : Mấy vần thơ (Thơ -1935),Vàng và máu (Truyện -1934), Bên đường Thiên Lôi (truyện-1936). Thế lữI. Đọc và tìm hiểu chung văn bản NHỚ RỪNGTiết 73.Văn bản1. Tác giả. Xuất xứ :In trong tập ” Mấy vần thơ”- 1935 Là tác phẩm tiêu biểu mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới Nêu xuất xứ của tác phẩm “Nhớ Rừng” ?Thế lữI. Đọc và tìm hiểu chung văn bản.2.Tác phẩm Chủ đề của bài thơ là gì ?Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?Chủ đề :Mượn lời tâm sự của con hổ ở vườn bách thú để thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng, niềm khát khao tự do cháy bỏng và khơi gợi lòng yêu nước của người dân thủa ấy. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm gián tiếp. NHỚ RỪNGTiết 73Văn bản1. Tác giả. +Đoạn 1, đoạn 4: Đọc chậm, thể hiện sự uất ức, xót xa, mỉa mai khinh bỉ. +Đoạn 2, đoạn 3,5: giọng sôi nổi, say sưa tha thiết thể hiện sự nuối tiếc khôn nguôi.
Thế lữI. Đọc và tìm hiểu chung văn bản.2.Tác phẩm. Hướng dẫn cách đọc. 3. Đọc -tìm hiểu chú thích. NHỚ RỪNGTiết 73Văn bản 1. Tác giả. Thế lữI.Đọc và tìm hiểu chung văn bản.2.Tác phẩm. Hướng dẫn cách đọc. 3. Đọc – tìm hiểu chú thích. Tìm hiểu từ khó.Căm giận ,uất ức dồn nén trong lòngNgạo mạn Uất hậnSa cơOanh liệtOai linh(Tiếng tăm )lừng lẫy vang dộiSức mạnh linh thiêngKiêu ngạo, coi thường người khác12345ACBDĐLâm vào cảnh không may phải thất bạiChọn cách giải nghĩa đúng cho các từ sau. NHỚ RỪNGTiết 73Văn bản1, Tác giả. Thế lữI. Đọc và tìm hiểu chung văn bản.2,Tác phẩm. 4.Thể thơ. 3, Đọc -tìm hiểu chú thích. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Em hiểu gì về thể thơ này.-Thể thơ 8 tiếng.
Top 8 Bài Văn Tả Quả Măng Cụt Lớp 2
Share
Bạn biết không? Đất nước ta cũng là một đất nước với ngành trồng trọt phát triển với vô vàn những loài hoa trái thươm ngon bổ dưỡng. Trong số đó không thể không nhắc đến quả măng cụt nhỏ sinh và bổ dưỡng. Và miêu tả quả măng cụt cũng là một đề bài hay được sử dụng trong chương trình tập làm văn tiểu học.
Tả quả măng cụt – Bài làm 1
Mẹ em đi chợ và không bao giờ quên mua thêm hoa quả tráng miệng sau bữa ăn, trong đó thì em thích nhất là những quả măng cụt. Em được biết quả măng cụt là một loại quả đặc sản ở trong miền Nam.
Trong quả măng cụt hình quả cầu, nó lại còn tròn lẳn như trái banh của bố dùng đánh quần vợt. Bên trên là một chiếc cuống màu xanh dính liền với bốn khúm tai mũm mĩm trông thật dày và xanh đậm chụp lên phần vỏ như để giữ thăng bằng cho cuống.
Quan sát vỏ măng cụt màu tím sẫm và bóng. Qủa măng cụt này có đôi chỗ lấm tấm vài giọt có màu vàng và đó cũng chính là nhựa măng cụt. Mẹ em cũng thường dùng dao cắt ngang lưng quá theo vòng tròn thế rồi cũng lại tách ra, hoặc có thể tách bằng tay cũng được. Khi tách ra thì phần trong của vỏ mang màu tím tươi làm nổi bật từng múi măng cụt trắng nõn. Thêm với đó các múi không đều nhưng vị ngọt lựng và mát thì y hệt nhau. Thế rồi chính với vố múi trong mỗi quả tương ứng với số hình thang trong hoa thị bên dưới vỏ.
Mẹ em cũng bảo măng cụt là loại quả ngon nên thường khá đắt nên cũng không mua nhiều. Em sẽ cố gắng học tập tốt để mẹ em mua quả măng cụt cho em ăn nữa.
Qủa măng cụt
Tả quả măng cụt – Bài làm 2
Măng cụt là một trong những thứ quà đặc sản của làng quê Nam Bộ. Quả măng cụt màu tím, to bằng nắm tay em. Núm quả màu xanh, có những cánh chĩa ra như hình ngôi sao. Bổ lớp vỏ ấy ra,bên trong là phần thịt quả rất ngon và bổ dưỡng. Những múi măng cụt thơm ngon, màu trắng ngần, ăn rất béo và ngậy. Ban đầu, khi mới ra quả, quả măng cụt bé xíu, màu xanh lá nhạt. Dần dần lớn lên, chiếc áo bên ngoài màu xanh đã được thay bằng chiếc áo màu tím xinh xắn. Ở phần dưới quả cũng có những cánh xếp lại như hình bông hoa trông rất đẹp mắt. Măng cụt không chỉ là một loại quả đẹp mà còn là loại quả giàu dinh dưỡng. Vào những ngày lễ Tết, măng cụt là một trong những thức quả không thể thiếu trên ban thờ nhà em. Mẹ em bảo măng cụt rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Sau bữa cơm, phụ mẹ cắt những trái măng cụt, bưng đĩa măng cụt thơm ngon ấy mời ông bà, em thấy lòng mình vui biết bao!
Tả quả măng cụt – Bài làm 3
Tả quả măng cụt
Tả quả măng cụt – Bài làm 4
Hôm qua là ngày rằm, mẹ em có mua một cân măng cụt để thắp hương. Đây là lần đầu tiên em được thấy quả măng cụt. Trái măng cụt nhỏ, không quá to, chỉ bằng cái nắm tay của trẻ con, vỏ măng cụt màu tím sẫm, không mềm như vỏ quýt để ta có thể bóc ra được mà nó cứng, phải dùng dao để bổ. Cuống quả có màu xanh thẫm, dày , xung quanh có những chiếc lá quấn quanh như những chiếc tai nhỏ xinh, úp vào quả giống như cái nắp đậy. Bổ quả măng cụt ra, những múi quả trắng muốt, chụm lại vào nhau, có múi to, múi nhỏ. Măng cụt có vị ngọt dịu, thơm phức, mang lại cảm giác dễ chịu nơi đầu lưỡi cho người ăn. Mẹ cũng bảo rằng ăn măng cụt rất tốt cho sức khỏe và mát. Sau khi được ăn thử quả măng cụt, em rất yêu thích loại quả này. Em hy vọng say này em sẽ có cơ hội được tiếp tục thưởng thức vị ngọt của măng cụt.
Tả quả măng cụt – Bài làm 5
Trong tất cả các loại trái cây, em thích nhất là quả măng cụt. Măng cụt quả tròn, màu tím sẫm, thỉnh thoảng có lấm tấm những vệt màu vàng trên tấm vỏ cứng. Phía trên quả măng cụt là chiếc cuống dày, ngắn, màu xanh thẫm, xung quang chiếc cuống ấy có những chiếc lá nhỏ, dày, quấn quanh như những chiếc tai nhỏ, xinh xắn úp lấy quả tròn. Vì vỏ măng cụt không mềm nên mỗi lần ăn, em đều nhờ mẹ bổ cho ăn. Bổ quả măng cụt ra, mùi hương thơm ngát, nhẹ dịu tỏa lên, hiện ra trước mắt là những múi quả bầu bĩnh, trắng ngần, xếp nối nhau. Măng cụt có vị ngọt thanh và mát, để lại hương vị nhẹ dịu nơi đầu lưỡi khiến người ta muốn thưởng thức tiếp múi thứ hai. Cứ mỗi khi đến mùa măng cụt, mẹ em lại mua về để cả gia đình cùng thưởng thức, nhâm nhi, nhà em ai cũng thích ăn măng cụt. Đối với em, trái măng cụt đã trở thành một thứ quả quen thuộc mỗi mùa hè. Em rất yêu thích quả măng cụt.
Tả quả măng cụt – Bài làm 6
Các miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long trồng nhiều cây măng cụt. Quả măng cụt rất xinh, toàn thân tím sẫm, lúc chín ngả sang màu đỏ. Quả to bằng nắm tay trẻ con, tròn như quả cam. Cuống măng cụt to và ngắn màu nâu sẫm, quanh cuống có 4, 5 cái tai nhỏ, tròn xòe ra úp vào quả.
Quả măng cụt chín trông thật ngon lành. Lấy dao nhỏ tách nhẹ nửa vỏ trên, ta thấy 4, 5 múi to không đều nhau hiện ra, trắng muốt như hoa bưởi. Nâng múi măng cụt đặt vào đầu lưỡi, ta ngây ngất bởi vị ngọt thanh và hương thơm thoang thoảng. Đi dạo trong vườn măng cụt vào mùa quả chín, quần áo ta như được ướp hương, tâm hồn ta lâng lâng, dìu dịu.
Tả quả măng cụt – Bài làm 7
Những quả măng cụt xinh xắn, béo tròn to bằng nắm tay của em, nhìn rất bắt mắt. Măng cụt đường trồng nhiều nhất ở miền vườn Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khi quả chín tự nhiên ngời vỏ căng mọng có màu đỏ sẫm, bổ ra ta sẽ thấy những múi măng cụt trắng muốt, hương vị thơm ngọt vô cùng bổ dưỡng. Chiếc cuống xanh tươi vẫn còn dựa chứng tỏ rằng quả măng vừa mới được hái từ trên cây xuống cùng những chiếc tai nhỏ úp vào nhìn từ xa mọi người thấy như bông hoa đang nở.
Miêu tả quả măng cụt
Tả quả măng cụt – Bài làm 8
Ở vườn cây đồng bằng sông Cửu Long trồng nhiều cây măng cụt. Trái măng cục nhỏ nhỏ xinh xinh chỉ bằng nắm tay của em bé.
Vỏ trái măng cụt cứng, có màu tím sẫm, đầu quả có chùm xanh ôm lấy đầu quả măng cụt như mái nhà ôm lấy ngôi nhà vậy. Khi bổ măng cụt ra, thấy bên trong là những tép măng cụt trắng, ngọt lịm mà ăn rất ngon. Đi loanh quanh trong vườn măng cụt vào mùa quả chin quần áo tòan mùi măng cụt thơm thơm ngậy ngậy. Em rất thích ăn trái măng cụt, mỗi lần mẹ bổ cho ăn đều ăn rất nhiều, măng cụt rất ngọt và mát.
Minh Nguyệt
Top 8 Bài Văn Mẫu Tả Quả Sầu Riêng Lớp 2 Chọn Lọc
Tả quả sầu riêng lớp 2 – Bài làm 1
Nơi em sinh ra có thời tiết khắc nghiệt quanh năm nắng nóng nhưng bù lại nơi đây có rất nhiều những loại cây ăn trái thơm ngon, bổ dưỡng. Trong số những loại quả ngon mà em đã từng thưởng thức thì em yêu thích nhất vẫn là quả sầu riêng. Quả sầu riêng nhìn bên ngoài xù xì với những cái gai nhọn hoắt nhưng thật ra chúng không đáng sợ chút nào. Lúc đầu em còn khá e ngại khi chạm tay vào vỏ ngoài của chúng nhưng lâu dần thành quen. Em có thể bê được cả quả sầu riêng trên tay. Khi bổ ra, bên trong chỉ toàn là một màu vàng óng đẹp mắt. Quả sầu riêng tỏa ra một hương thơm mà với em thì nó cực kì dễ chịu. Em không thể nào cưỡng lại được mong muốn thưởng thức mỗi khi ngửi thấy mùi hương ấy. Quả sầu riêng tuy không có nhiều múi nhưng khi bóc ra phần cơm sầu có rất nhiều. Nhắc đến sầu riêng em lại nhớ những giây phút cả gia đình ngồi quây quần bên nhau để thưởng thức quả sầu riêng. Cảm giác đó thật hạnh phúc biết bao nhiêu.
Tả quả sầu riêng lớp 2 – Bài làm 2
Nhà ông bà ngoại em ở vùng ngoại ô thanh bình. Mỗi dịp nghỉ hè em đều rất thích được về đó cùng ông bà thưởng thức những trái sầu riêng trong khu vương nhỏ cạnh nhà. Hương sầu riêng chín rất nồng. Mỗi lần về quê, chỉ cần đi gần đến cổng nhà là em đã ngửi thấy hương thơm của nó thoang thoảng trong không gian. Trái sầu riêng không quá to nhưng lại có múi khá lớn, một mình em không thể ăn hết một trái. Sầu riêng rất đặc biệt trong cách hái. Khi còn xanh, những trái sầu riêng nho nhỏ nằm tít trên cao, khi chín, chúng lớn dần lên thì càng thấy rõ những chiếc gai nhọn bên ngoài. Ông em nói những chiếc gai đó sẽ bảo vệ trái sầu riêng khỏi những côn trùng độc hại. Cách hái cũng rất đặc biệt. Những trái sầu riêng khi chín có thể ăn được khi chúng rụng từ cây cao xuống đất mà thôi. Nếu ai không biết mà hái trái từ trên cây xuống thì trái sẽ rất khó ăn. Em rất thích loại trái cây này. Mỗi khi hè về, em đều rất mong đến lúc được về nhà ông bà để thưởng thức những trái sầu riêng.
Em sinh ra và lớn lên ở miền Nam quanh năm nắng nóng. Ở miền Nam nổi tiếng với những trái sầu riêng thơm ngát. Đó cũng là loại quả mà em rất thích. Những trái sầu riêng có lớp gai nhọn bên ngoài giống như trái mít của miền Bắc. Nhưng nó lại đặc biệt hơn ở phần bên trong. Mỗi trái sầu riêng chỉ có từ 3 đến 5 múi, mỗi múi đều rất to chứ không có nhiều múi nhỏ như trái mít. Sầu riêng không lớn lắm. Mỗi trái chỉ tầm từ khoảng 1 đến 2 kí mà thôi. Sầu riêng khi chín có mùi hương rất thơm và đậm đà. Chỉ cần đứng từ xa là có thể ngửi thấy hương sầu riêng chín thoang thoảng trong không khí. Nhiều người không thích mùi hương mùi hương của nó, đặc biệt là người miền Bắc nhưng em lại rất thích. Múi của trái sầu riêng thường rất to và ngọt, có màu vàng sáng bắt mắt. Hột của chúng cũng rất to. Mỗi lần ăn xong, em đều đem chúng gieo xuống vườn. Em rất thích cùng gia đình mình thưởng thức những trái sầu riêng ngọt lịm mỗi khi hè về.
Tả quả sầu riêng lớp 2 – Bài làm 4
Sầu riêng là một loại quả chỉ có ở miền Nam nước ta. Loại quả này đặc biệt từ màu sắc đến mùi hương. Vỏ sầu riêng toàn là gai giống mít nhưng to và nhọn hơn gai mít rất nhiều. Tuy nhiên khi được bổ ra, bên trong lớp vỏ xù xì ấy lại là ruột vàng, có mùi rất hấp dẫn. Sầu riêng cũng có múi như mít nhưng múi sầu to hơn, hạt cũng nhỏ hơn. Cắn một miếng sầu riêng thấy vị ngọt, béo ngậy và dư vị của nó thì để lại rất lâu. Hạt sầu riêng to, không ăn được. Ngoài việc thưởng thức sầu riêng ngay sau khi mới bổ, người ta có thể nhận thấy hương vị của nó trong những loại bánh kẹo được chế biến từ sầu riêng, có hương vị đặc trưng mà ai ăn vào cũng cảm nhận được. Có người thấy sầu riêng có mùi khó chịu, riêng em, là người miền Bắc, vùng đất không thích hợp trồng sầu riêng nên em lại càng yêu và trân trọng hương vị của nó hơn bao giờ hết.
Những bài văn mẫu hay tả quả sầu riêng lớp 2
Trong các loại quả, em thích nhất là trái sầu riêng. Đây là một loại quả rất đặc trưng của miền Nam. Trái sầu riêng khi chín thì vỏ của nó gai góc, rất giống vỏ của quả mít và nặng tầm hai đến ba ki-lô-gam. Khi bổ trái sầu riêng ra, ta sẽ thấy bên trong đó có khoảng từ ba đến năm múi. Múi của quả sầu riêng thì không nhỏ như múi của quả mít mà rất to. Hạt của nó cũng khá to, khi ăn thì cần bỏ hạt đi. Múi của trái sầu riêng rất hấp dẫn người thưởng thức, có màu vàng rất đẹp mắt. Khi ăn thì có vị ngọt. Nhiều người ưa thích trái sầu riêng thì nói rằng mùi hương của nó rất thơm nhưng có nhiều người không thích mùi hương của nó, thậm chí là không thích ăn thì lại nói mùi hương của nó rất khó chịu. Nhưng dù mọi người có đánh giá thế nào đi chăng nữa thì trái sầu riêng vẫn mãi là loại trái cây ưa thích của em vì nó không chỉ là đặc sản của một vùng miền mà còn khiến cho bao người có khi chỉ nếm một lần mà mãi không quên!
Tả quả sầu riêng lớp 2 – Bài làm 6
Quả sầu riêng có hình dáng đặc biệt mà không loại quả nào có được. Sầu riêng quả nào bé nhất cũng phải một ki-lô-gam. Vỏ của quả cứng, có gai to rất nhọn, màu nâu nhạt, sầu riêng có hai loại: sầu riêng hạt lép và sầu riêng hạt tròn, sầu riêng hạt lép có vỏ màu nâu nhạt pha hơi xanh xanh, sầu riêng hạt tròn màu vàng nâu. Bổ quả sầu riêng phải tách theo múi hạt. Mỗi múi sầu riêng giống như một khoang thuyền bầu dài màu trắng đựng từ hai đến ba hạt vàng ươm, thơm ngọt, beo béo. Thịt quả có mùi thơm rất nồng nàn. Ăn một múi sầu riêng người ta cảm thấy vị ngọt, béo của sầu riêng tan ra trên lưỡi. Một số người không ăn được sầu riêng vì mùi thơm nồng đượm của nó, nhưng nếu ai đã ăn được, sầu riêng sẽ sinh “nghiện” cái vị béo, bùi, ngọt, thơm nồng mà không thứ quả nào có được.
Ở nước ta, chỉ miền Nam mới có sầu riêng, trồng được sầu riêng. Cây sầu riêng thân gỗ to, có thể cao từ mười đến mười lăm mét, có rất nhiều cành. Lá sầu riêng to, mọc đơn lẻ, phiến lá dày hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu vàng, mặt trên láng bóng. Chùm hoa sầu riêng to, mọc ở thân cây, những thân cây già, nụ hoa tròn, cánh hoa màu trắng nhiều nhị. Quả sầu riêng thuộc loại quả nang (gần giống như quả mít), vỏ có gai nhọn, hạt to vàng, quanh hạt có áo, múi mềm, màu ngà, có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt và béo ngậy. Mùa sầu riêng chín vào tháng năm, tháng sáu. Lúc ấy cả khu vườn dậy lên một mùi thơm nồng nàn, rất quyến rũ. Từ xa, ta đã ngửi thấy nghe thấy cái mùi vị đậm đà ấy Một quả sầu riêng chín để thấy, nghe thấy cái mùi vị đậm đà ấy. Một quả sầu riêng chín để trong nhà, ta cảm thấy mọi vật đều trở thành sầu riêng, áo quần như được tẩm hương sầu riêng. Sầu riêng ngọt thơm ngậy. Nhưng có nhiều người không thể ăn được sầu riêng. Vỏ sầu riêng là một loại dược liệu quý để chữa ho, tiêu chảy.
Bài văn mẫu tả quả sầu riêng lớp 2
Tả quả sầu riêng lớp 2 – Bài làm 8
Sầu riêng là cây có vị thơm và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ, nơi đó khí hậu mới phù hợp để trồng loại quả này, quả sầu riêng là loại quả mà em thích ăn nhất.
Quả sầu riêng có hình dạng kiểu giống như quả mít ở miền Bắc, nó có nhiều gai trên bề mặt quả, mỗi quả đều được găn với những cuống lá to rộng bản. Thân của nó to và thuộc loại gỗ cứng, hình dạng của cây mang những đặc trưng riêng, thân nó to giống thuộc gỗ của cây mít ở miền Bắc, lá to rộng bản, lá của nó có gân xanh ở giữa, mặt thì xanh và có những đường nét riêng, cây sầu riêng phù hợp với khí hậu hai mùa như trong vùng Nam Bộ, hoa của sầu riêng thì thành từng chum giống kiểu hoa của cây đu đủ đực, nó mọc ở thân cây chỗ đó cũng chính là chỗ mà ra quả của cây sầu riêng, những hình ảnh của cây sầu riêng có những nét riêng biệt và có ý nghĩa sâu sắc cây sầu riêng mang một vẻ đẹp chất phác và vô cùng đẹp. Hình dạng của cây sầu riêng giống với cây mít ở miền Bắc mình, quả của nó cũng có rất nhiều gai, có màu ngả vàng, múi của nó cũng giống như múi mít nhưng mùi vị của nó nồng hơn.
Thu Thủy
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Viết Số 6 Lớp 8 Tập Làm Văn Lớp 8 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!