Bạn đang xem bài viết Bài Văn Hay Nói Về Tình Đồng Đội Của Người Lính Qua Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài văn hay nói về tình đồng đội của người lính qua bài thơ Đồng Chí của Chính HữuCó những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chổng đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam nhưông trăng:Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu dã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.
Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc’ kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thơ dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm dau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. ớ Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thứ tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cầm nhận theo một cách khác.
Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng dể hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đát cày lèn sỏi đá.
Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du ngheo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi đá. Những người lính nhạn thay ơ nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lâm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, đe bao vệ que hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
2Có thể nhận thấy rõ hình’ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh đê cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng- h tương cua^ họ là chiên đâu đê bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng Đoi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thanh nhưng tri am, tri ki cua nhau. Và dó là hai chữ tri kỉ tồn tai trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí
Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì *Chính Hữu đã khắc hoạ những’biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.
Tinh đong chi được bọc lộ. và lột tả ngay trong cuộc sông hàng ngày tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian kho. Những người lính khí ra đi mang theo một nỗi nhớ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sư thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù dầp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, những tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vang bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể- hiẹn nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giêng nước gốc đa^ luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng se chia noi nhơ nha, tinh đông chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó la cái gm rét của mùa đông, nơi rừng hoang vá đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mô hôi ướt đâm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phai chiu đựng sự khăc nghiệt của thời tiết luôn thay đổi. Trong hoàn cảnh ấy nhưng người lính vân luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn.
Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá Chân không giày
Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giay, nhưng hmh anh thương nhau tay năm lẩy bàn tay đã’ minh chứng cho mọt tinh đong chi, tinh tri âm, tri kỉ găn kêt sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.
Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gần bó với nhau từ khi làm quen, rôi găn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối – câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban dêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Trong gian kho, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tê. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả’ Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tê của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan toả trong đêm gia rét the hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cững có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sần sàng chiến đau để bảo vẹ sự tự do cho đât nước. Ba câu thơ cuôi với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ của những anh bộ dội Cụ Hồ.
Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng Thiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lển thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và dáng trân trọng của những người lính trong cuộc sông và chiến dấu hiểm nguy.
Nguồn: chúng tôi
Cảm Nhận Vẻ Đẹp Tình Đồng Chí, Đồng Đội Của Người Lính Qua Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu
Cảm nhận vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của người lính qua bài thơ “Đồng chí”
Nếu 7 câu thơ đầu, nhà thơ đi tìm cơ sở hình thành tình đồng chí thì mười câu thơ tiếp theo diễn tả những biểu cụ thể vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội của người lính. “Đồng chí” đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn càyGian nhà không mặc kệ gió layGiếng nước gốc đa nhớ người ra linh”.
Vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội thể hiện qua tình cảm gắn bó, sẻ chia của người lính trong đời sống và chiến đấu. Đó là tình tri kỷ, hiểu ban như hiểu mình và còn vì mình là người trong cuộc, người cùng cảnh ngộ. Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để ra đi đánh giặc. Câu thơ “Gian không, mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ” thì đó quả là sự hy sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không dửng dưng vô tình với người thân, quê hương, đất nước.
Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính nơi rừng núi: “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Họ đã nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật và những cơn sốt rét rừng ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua. Họ cùng thiếu, cùng rách và từng bước vượt qua hoàn cảnh. Đây là hoàn cảnh chung của bỏ đối ta trong những năm dấu kháng chiến chống Pháp.
Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô động và gợi cảm biết bao, có tác dụng diễn ta sâu sắc sư gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh, giúp vượt qua mọi thiếu thốn, gian truân, cực nhọc của đời lính.
Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu). Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình. Chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đã làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá.
Họ quên mình đi để động viên nhau, vun vén cho nhau hơi ấm: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đây là mốt cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau, truyền cho nhau hoi ấm để vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói. Và đó không phải sự gắn bó bất chợt mà là sự gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu dày để đi tói chiều cao: cùng sống chết cho lý tưởng:
“Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo”
Đối lập với hiện thực khắc nghiệt của những đêm dài lạnh giá nơi “rừng hoang sương muối” là những người lính đứng cạnh bên nhau chờ giặc tói trong cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Họ luôn đứng cạnh nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hiện thực khốc liệt không giết chết tâm hồn họ mà ngược lại, họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời, tin tưởng hướng về tương lai. Từ “chờ” cũng đã nói rõ cái tư thế. Cái tinh thần chủ động đánh giặc của họ. Rõ ràng khi những người lính đứng cạnh bên nhau vững chãi thì cái gian khổ, ác liệt của cuộc chiến bị mờ đi. Tầm vóc của những người lính bỗng trở nên lán lao anh hùng. Sức mạnh của tình đồng chí lại càng nổi bật.
Vầng trăng đêm rừng tiếp thêm cho họ sức mạnh, khơi bùng khát khao chiến đấu và chiến thắng. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỷ niệm không bao giờ quên.
Rõ ràng, tình cảm đồng chí ấm áp, thiêng liêng đã mang đến cho người lính nét lãng mạn, cảm hứng thi sĩ trong hiện thực đầy khắc nghiệt qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Bốn chữ “Đầu súng trăng treo” làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Trong đêm phục kích giặc, người chiến sĩ bỗng phát hiện mũi súng như treo một vầng trăng.
Từ “treo” đã tạo nên một mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất vói bầu tròi, gợi những liên tưởng thú vị vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Hiện thực vì đêm khuya trăng trên vòm trời cao đã sà xuống thấp dần. Ở vào một vị trí và tầm nhìn nào đó, vầng trăng như treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ đang phục kích chở giặc. Lãng mạn vì trong hoàn cảnh hết sức gian khổ khốc liệt: đêm đông giá lạnh, rừng hoang sương muối, cái chết cận kề, tâm hồn nhậy cảm của người chiến sĩ vẫn tìm thấy chất thơ bay bổng trong vẻ đẹp bất ngờ của trăng.
Nếu “súng” là biểu tượng của chiến đấu thì “trăng” là biểu tượng của cái đẹp, cho niềm vui lạc quan, cho sự bình yên của cuộc sống; súng và trăng là hư và thực, là chiến sĩ và thi sĩ. Đây là “một cặp đồng chí” tô đậm vẻ đẹp của những cặp đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã làm cho người chiến sĩ cảm thấy cuộc đòi vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
Hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa đẹp vừa mang đầy ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc.
Vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ “Đồng chí là tình cảm sâu sắc chân thành của những con người gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu vĩ đại vì một lý tưởng chung nhất, với một tinh thần chung nhất. Bài thơ thơ không chỉ nói lên tình cảm gần bó sâu năng của những người lính mà còn thể hiện sức manh của tình cảm ấy. “Đồng chí’ không rực rỡ chiến công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao chiến công hiển hách.
Phân Tích Tình Đồng Chí Qua Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu
Phân tích tình đồng chí qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời cách đây hơn 30 năm, cho đến nay, vẫn là một bài thơ mà em ưa thích bởi nó giúp em hiểu thêm được vì sao quân đội ta đã trở thành một quân đội anh hùng.
Đọc bài thơ, em bắt gặp những anh bộ đội đã có một cuộc đời, một quê hương nghèo khổ, nào là “nước mặn đồng chua”, nào là “đất cày lên sỏi đá” nào là “gian nhà không”. Đến khi vào bộ đội, họ cũng chẳng giàu có gì hơn, cũng “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá” và “chân không giày…”. Đã thế, còn bị những cơn sốt rét rừng hành hạ.
Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.
Lại phải sống cảnh “rừng hoang sương muối”. Bao nhiêu thiếu thốn về vật chất! Phải nói là cực kì gian khổ. Nhưng trong suốt bài thơ, em không hề nghe một lời than, hay cảm thấy ở họ một phút chán chường, dao động. Trái lại, bao trùm lên cuộc sống, thấm đượm trong từng trái tim của họ là mối tình đồng chí keo sơn, là niềm tin ở chính mình, ở đồng đội.
Tình của những người nông dân chân lấm tay bùn, sông ở mọi vùng quê của đất nước, nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ nhanh chóng có mặt trong đoàn quân – chiến sĩ:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Từ xa lạ đến chỗ thân quen, họ không cần chờ thời gian, năm tháng, bởi vì họ đang tập hợp dưới ngọn quân kì, bởi vì họ đã gặp nhau ở mục đích của cuộc ra đi. Lí tưởng chiến đấu gắn bó họ lại với nhau và họ nhanh chóng trở thành “đồng chí”; “Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
Chính vì cùng chung một lí tưởng cùng sông trong tình đồng chí mà họ sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”. Họ động viên nhau vượt qua mọi gian khổ “miệng cười buốt giá” và “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Cuộc sống chiến đấu đã xây đắp nên tình đồng chí cao đẹp đó. Và cũng chính tình đồng chí giúp họ tạo nên sức mạnh và niềm tin cho mỗi con người – chiến sĩ và cho cả đoàn quân. Một tư thế sẵn sàng chiến đấu, một tinh thần lạc quan tin tưởng, một biểu tượng rất cao đẹp của người lính cụ Hồ:
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đây là đỉnh cao của tình đồng chí. Vì nếu đêm nay giữa “rừng hoang sương muối” mà Anh hoặc Tôi không “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thì mọi tình cảm thân ái như “chung chăn”, áo rách quần vá “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” còn có ý nghĩa gì? Câu thơ này có một từ bình thường nhưng không thay thế được đó là từ “đứng”. Có nhạc sĩ đã phổ nhạc bài thơ này và sửa lại thành “ngồi”. “Đứng” là thường trực chiến đấu mà “ngồi” là nghỉ ngơi. Với lại từ “đứng” có âm “đ” cứng, thanh trắc (dấu sắc) mạnh phô diễn được sức mạnh của tình đồng chí ở đỉnh cao. Nói như thế, nhà thơ cảm thấy hãy còn hữu hạn nên đã chọn một ấn tượng cho cái vô cùng của tình đồng chí:
“Đầu súng trăng treo”
Lãng mạn thay, súng và trăng cũng là một cặp đồng chí! Cặp đồng chí này (súng và trăng) nói về cặp đồng chí kia (tôi và anh), nói được cái cụ thể và gợi đến vô cùng súng và trăng, gần và xa “Anh với tôi đôi người xa lạ, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền; súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ; súng và trăng…là biểu hiện cao cả của tình đồng chí.
Sự kết hợp yếu tố hiện thực, tươi rói với tính chất lãng mạn trong trẻo là màu sắc mới mẻ mà Chính Hữu đã sớm mang lại cho thơ ca kháng chiến, thi ca cách mạng.
Suy Nghĩ Của Em Về Tình Đồng Chí Đồng Đội Trong Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu
Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Suy nghĩ của em về tình đồng chí đồng đội trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ .
Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà:
Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .
Hai dòng thơ đủ giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính.Người thì ở vùng đồng bằng chiêm trũng “nước mặn đồng chua”,người ở vùng trung du bạc màu “đất cày lên sỏi đá”.Như vậy cả “quê anh” và “làng tôi” đều là những miền quê lam lũ,vất vả,đói nghèo.Từ những phương trời xa lạ,họ”chẳng hẹn” mà “quen nhau” bởi họ có cùng chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương .Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ :
Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .
Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương . Họ vào bộ đội , chung nhiệm vụ ,chung một chiến hào,cùng đắp chung một tấm chăn khi trời giá lạnh.Điều kỳ lạ là khi chiếc chăn chung đắp lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra .Có lẽ vì vậy mà họ hiểu nhau, thân nhau và trở thành tri kỉ.Lúc đó “Đồng chí “mới vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy, đủ sức đứng riêng thành một câu thơ.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động.Ta chợt nhận ra ,lấp lánh đằng sau những câu thơ nói về gió, về rét, lặng lẽ cháy một ngọn lửa ấm nồng tình đồng đội … Và như vậy “đồng chí” vừa là cao trào cảm xúc được dồn tụ trong sáu câu thơ trước ,vừa mở ra những gì chứa đựng ở suy nghĩ tiếp sau :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng “anh” và “tôi”.Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai.Mấy câu thơ nói về gia cảnh của người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình yêu thương lặng lẽ của người kia .Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại đằng sau xóm làng ,đất đai,nhà cửa.”Mặc kệ “đấy mà sao lưu luyến thế ,đến cả giếng nước gốc đa cũng chợt có hồn,biết nhớ ,biết thương người nơi tiền tuyến . “Giếng nước gốc đa” hay chính là đôi mắt hẹn ngày về của người bạn gái, làm ấm lòng người lính phương xa ?Tất cả đều có thể ,bởi một chút nhung nhớ ấy cùng với ngôi nhà ,ruộng nương và xóm làng thân thuộc là động lực để vì nó mà anh chấp nhận bao nhiêu gian khổ :
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi . Áo anh rách vai , Quần tôi có vài mảnh vá , Miệng cười buốt giá , Chân không giày .
Không một chút tô vẽ điểm trang ,Chính Hữu tái hiện cuộc sống thiểu thốn của cuộc đời quân ngũ bằng những chi tiết thành thực đến thương lòng : áo rách,quần vá,chân không giày, sao chống nổi những cơn sốt rét giữa rừng sâu ?! Trong hoàn cảnh ấy, người lính sẻ chia cho nhau tình yêu thương ở mức tột cùng “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay “. Một câu thơ thôi song nói được bao điều. Bàn tay tìm đến nhau như san sẻ cho nhau ,truyền cho nhau hơi ấm ,niềm tin và sức mạnh . “Anh – tôi “nhoà đi sau “miệng cười buốt giá” để niềm tin , niềm lạc quan ,sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính hiện lên .Chính Hữu đã rất tinh khi phát hiện ra nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính .Chính nó đã góp phần tạo nên chiều sâu cho tình đồng chí thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này .
Những câu thơ cuối bài hoàn thiện một cách xuất sắc chân dung người lính mộc mạc mà khoẻ khoắn, can trường :
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
“Rừng hoang sương muối”. Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới .Và hình ảnh thơ cuối cùng mới đẹp làm sao!ở một góc nhìn nghiêng,vầng trăng như treo trên đầu nòng súng giơ cao của người chiến sĩ . Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng .
Bài thơ dừng lại khi đã hoàn thiện trong tâm khảm bạn đọc hình ảnh những người nông dân mặc áo lính chân thật mà ấm nồng tình đồng đội .Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Tuyển Tập Thơ Hay Về Người Lính, Tình Đồng Đội, Tình Đồng Chí
Chùm thơ viết về Lính này do Thanh Biên tổng hợp và chỉ chia sẻ đến độc giả chúng tôi để tỏ lòng biết ơn đến những người Lính cụ Hồ, cũng như muốn tìm sự đồng cảm từ những người yêu thơ, yêu Lính..
Qua chùm thơ này, các bạn sẽ thấy được những khó khăn, gian khổ màngười Lính chúng ta đã trải qua; Những tình cảm người Lính dành cho nhau trong thời chiến lẫn thời bình thật thân thương, xúc động;…
NGƯỜI LÍNH GIÀ – Thơ: Nguyễn Đình HuânNgười lính già đầu bạc Đứng giữa hàng mộ bia Một người lính dưới kia Đã từng là đồng đội
Thuốc chia nhau từng khói Củ sắn lùi bẻ đôi Rau rừng măng đắng thôi Chia mỗi người một ít
Giữa chiến trường mù mịt Lửa đạn cùng khói bom Sát vai nhau sớm hôm Cùng công đồn diệt bốt
Một lần xông lên chốt Bạn anh bị bom vùi Vuốt mắt bạn ngậm ngùi Chôn bạn nơi bờ suối
Bạn anh hai mươi tuổi Mãi mãi là thanh niên Xin bạn hãy bình yên Vui dưới miền cực lạc
Người lính già đầu bạc Đứng giữa hàng mộ bia Sao nước mắt đầm đìa Dù ông không muốn khóc.
Bài thơ 5 chữ thật xúc động nói lên nỗi nhớ về người đồng đội từng chiến đấu cùng mình nhưng đã hi sinh nơi chiến trường. Những giọt nước mắt nhớ thương của người lính già trước phần mộ đồng đội..
ĐỒNG ĐỘI THÂN ƠI – Thơ: Nguyễn Đình HuânĐồng đội thân ơi! tớ đã về đây. Chiều mùa thu gió heo may hiu hắt. Nghĩa trang u buồn bóng chiều dần tắt. Bao năm rồi mình xa cách âm dương.
Nhớ ngày xưa ta chung một chiến trường. Thành Quảng Trị bao đau thương ngày ấy. Thạch Hãn ơi con sông xưa vẫn chảy. Bạn tôi còn nằm dưới đáy sông sâu.
Bao năm rồi còn đó một nỗi đau. Một thời chúng mình bên nhau sát cánh. Ta xung phong qua bao nhiêu trận đánh. Đã chia nhau từng mẩu bánh lương khô.
Thật xứng danh anh bộ đội cụ Hồ. Ta chiến đấu ở bên bờ Thạch Hãn. Tình đồng đội thiêng liêng và trong sáng. Lúc vượt sông cậu trúng đạn qua đời
Tớ không khóc mà nước mắt cứ rơi. Cậu có nghe thấy những lời tớ hát. Giữa nghĩa trang sao môi mình mặn chát.Người lính già đầu bạc mắt rưng rưng.
Bài thơ là những giọt nước mắt tiếc và nhớ thương về người đồng đội của mình đã hi sinh vì Tổ quốc…
TÌNH ĐỒNG ĐỘI – Thơ: Nguyễn Đình HuânMấy chục năm thời gian đã phai màu. Chiến tranh đi qua nỗi đau ở lại.Tình đồng đội trong ta còn sống mãi. Không biết bạn mình hiện tại nằm đâu.
Bụi thời gian đã nhuộm trắng mái đầu. Vẫn nhớ mãi nơi rừng sâu ngày ấy. Mình với bạn vừa bước qua mười bảy. Giữa chiến trường ta con chấy cắn đôi.
Bạn hy sinh trong trận chiến trên đồi. Mình cũng bị thương ở nơi bờ suối. Bạn ra đi mới tròn hai mươi tuổi. Để cho mình mãi tiếc nuối khôn nguôi.
Thiên đường trên cao bạn có mỉm cười. Có còn nhớ đến một người đồng đội. Luôn cảm thấy trong lòng mình có lỗi. Để bạn bao năm nằm với rừng sâu.
Thời gian trôi như nước chảy qua cầu. Bạn thân ơi ở nơi đâu hãy nói. Về đây đi tập trung cùng đồng đội. Bên mẹ già đang mong đợi ngày đêm.
Bài thơ cảm động nói lên sự nhớ thương người đồng đội của mình đã hi sinh nơi chiến trường nhưng vẫn chưa tìm được mộ phần. Cảm xúc day dứt của người Lính già khi vẫn chưa tìm thấy nấm mộ của người đồng đội…
HÁT CHO ĐỒNG ĐỘI TÔI NGHE – Thơ: Nguyễn Đình HuânTôi đứng hát cho đồng đội tôi nghe. Giữa nghĩa trang khắp bốn bề hoang vắng.Đồng đội tôi đang xếp thành hàng thẳng. Xung quanh tôi toàn màu trắng mộ bia.
Không khóc đâu sao nước mắt đầm đìa. Một liệt sĩ nằm dưới kia là bạn. Nó với tôi cùng vào bom ra đạn. Cùng chung chiến hào chung lán rừng sâu.
Mẩu thuốc lá ngày ấy vẫn chia nhau. Chia từng củ sắn mớ rau khi đói. Quê của bạn tôi ở ngoài . Nó hát ngọt ngào giọng nói cũng hay.
Xa giảng đường bạn tôi đã vào đây. Nó tâm sự mong một ngày học lại. Cho tôi xem lá thư người bạn gái. Hẹn ngày về sẽ mãi mãi nên duyên.
Nhưng bạn tôi ở lại với bưng biền. Một viên đạn thù đã xuyên qua trán. Khi chúng tôi đang xung phong cùng bạn. Tôi chôn nó rồi dưới tán rừng xanh.
Bạn về nghĩa trang khi hết chiến tranh. Tổ quốc ghi công bạn thành liệt sĩ. Xin bạn yên lòng nằm đây yên nghỉ. Nghe mình hát bài đồng chí ngày xưa.
Bài thơ nói lên sự đoàn kết, sẽ chia của những người Lính trong chiến tranh. Nỗi tiếc thương người bạn của mình đã hi sinh quá trẻ, bỏ lại quê nhà người Mẹ già và cả người yêu..
VẪN HÁT KHÚC QUÂN HÀNH – Thơ: Nguyễn Đình Huân(Nhân ngày 22/12 xin kính tặng các anh kỹ sư thủy lợi từng khoác áo lính)
Đã lâu rồi tôi muốn viết về anh. Một người lính qua chiến tranh khói lửa. Mười chín tuổi lên đường cùng trang lứa. Xếp bút nghiên anh khép cửa giảng đường.
Chàng sinh viên mơ mộng thích văn chương. Vì tổ quốc anh lên đường chiến đấu. Bỏ lại quê hương mẹ già yêu dấu. Bỏ lại mái trường nung nấu ước mơ.
Trường Sơn ngày ấy khói lửa mịt mờ. Luôn rình rập và trực chờ cái chết. Bao đồng đội hy sinh vì sốt rét. Bao bạn bè cháy khét cạnh hố bom.
Các anh hy sinh vì nước vì non. Anh trở về cũng không còn nguyên vẹn. Trên ngực anh vẫn còn mang mảnh đạn. Khi trở trời mỗi buổi sáng vẫn đau.
Giã từ chiến tranh anh làm lại từ đầu. Về giảng đường anh cùng nhau học tiếp. Đời quân hành hình như là cái nghiệp. Ra trường rồi anh chỉ kịp chia tay.
Tạm biệt mẹ già về với miền tây. Đào kinh đắp đê dựng xây cầu cống. Biến đất hoang thành cánh đồng xanh rộng. Phục vụ cho đời cuộc sống đổi thay.
Anh lên tây nguyên hồ nước dựng xây. Chiến trường xưa rừng cây không còn khát. Ba lô trên vai anh ngân nga câu hát. Lính đó mà đời phiêu dạt chiến binh.
NGƯỜI LÍNH TRỞ VỀ – Thơ: Nguyễn Đình HuânNgười lính đã trở về, sau chiến tranh. Mang theo vết thương đã lành, trên ngực. Cuộc chiến xưa, chỉ còn trong ký ức. Khi trở trời, còn đau nhức vết thương.
Về thăm quê, anh từ giã chiến trường. Nơi có người bạn, đồng hương nằm lại. Viên đạn quân thù, xuyên qua ngực trái. Bạn của mình, mãi mãi tuổi hai mươi.
Anh về thăm quê, rạng rỡ nụ cười. Mong ước về, gặp lại người con gái. Người mà trong lòng, anh còn nhớ mãi. Người từng hẹn hò, bên mái trường xưa.
Anh đến tìm em, một buổi chiều mưa. Những kỷ niệm một thời, chưa phai nhạt. Suốt cả cuộc đời, chiến chinh phiêu dạt. Kỷ niệm ngày nào, anh vẫn nhớ mong.
Hình ảnh em anh vẫn giữ trong lòng. Em xinh tươi đôi mắt trong như ngọc. Áo em bay bay, bồng bềnh mái tóc. Nhớ cái thời ta đi học bên nhau.
Anh tìm em, có gặp được em đâu. Chỉ thấy lất phất mưa ngâu, lạnh giá. Em đã sang sông, lấy chồng xứ lạ. Anh quay về, mang theo cả mưa ngâu.
TÂM SỰ CỰU LÍNH CHIẾN – Thơ: Nguyễn Đình Huân(Kính tặng Bác hai Tân – Người cầm mật thư dẫn đoàn xe tăng vô giải phóng Sài Gòn)
Chiến tranh qua rồi tròn bốn mươi năm Mắt nhìn về phía xa xăm hiu hắtNhớ đồng đội mình những người vắng mặt Ngày hoà bình nằm dưới đất nơi đâu
Chiến khu D nơi ấy có rừng sâu Khi bắn pháo hoa thấy sắc màu có lạnh Có nhìn thấy tấm huân chương lấp lánh Được gắn lên trên di ảnh mày ơi
Bạn mỉm cười chiến tranh đã qua rồi. Hãy để cho tớ về thời dĩ vãng Khi chúng mình cùng tham gia cách mạng Không vì tượng đài hoành tráng được xây
Tao nằm đây làm bạn với rừng cây Nơi ngày xưa tao với mày cùng ở Có đôi khi tao cũng hơi khó thở Khi viên đạn thù còn nằm đó trong tim
Mấy lần mày và đồng đội đi tìm Chúng tao về là đàn chim nơi ấy Mày đốt nhang đốt rất nhiều tiền giấy Chúng tao cười thấy mày giống ngày xưa
Vẫn vui cười nhường bạt lúc trời mưa Chuyển mật thư dù biết thừa sẽ chết. Là lính anh hùng sao mình giống hệt. Có một thời coi cái chết như chơi.
CHUYỆN TÌNH CỦA LÍNH Thơ: Nguyễn Đình Huân
Tuổi trẻ anh đi bảo vệ non sông Hiến dâng máu xương tô hồng cờ đỏ Rừng Trường sơn trên núi cao lộng gió Vẫn thương em cô gái nhỏ hậu phương
Tay súng tay cày ở lại quê hương Em gửi ra nơi chiến trường ngô lúa Em muốn được cùng với anh chia lửa Kết nối tình nồng thắm của đôi ta
Giữa đạn bom khói lửa chiến trường xa Anh luôn nhớ nơi quê nhà ngày đó Anh nhớ em nhớ người yêu bé nhỏ Gửi tình mình vào trong gió thăm em
Nơi quê nhà nhìn theo ánh sao đêm Nhớ về anh bao nỗi niềm ngày ấy Nụ hôn đầu con tim em run rẩy Phương trời nam anh có thấy không anh
Anh trở về khi kết thúc chiến tranh Hai đứa mình đã trở thành chồng vợ Hạnh phúc giản đơn niềm vui nho nhỏ Mái tranh nghèo hôm sớm có tình ta.
NGƯỜI LÍNH VÀ CÂY ĐÀN TÍNH Thơ: Sơn Hùng
Đêm tuần tra vẳng nghe tiếng hát Then Theo nhịp bước lặng thầm bên người lính Chắc tay súng giữ màn đêm yên tĩnh Cho tiếng đàn tính tẩu vút bay xa.
Bản làng mình vui tiếng hát hoan ca Cây đàn tính ngân lên từng khúc nhạc Hoà tiếng suối con nai rừng ngơ ngác Lũ ong rừng dáo dác ngỡ trong mơ.
Tia nắng đầu đẹp như một vần thơ Anh lính trẻ sau đêm chờ đổi gác Thoáng trong gió lá rừng bay xào xạc Cùng cây đàn người lính hát tình ca.
TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH Thơ: Hùng Bùi
chiến trở về thăm quê cũ Gặp người yêu anh chẳng thốt lên lời Bao xa cách chia li giờ đoàn tụ Tận đáy lòng anh thầm gọi em ơi!
Anh nhớ lại cái thời chưa đi lính Anh quen nàng khi tuổi độ đôi mươi Lần gặp ấy như là duyên tiền định Anh ngẩn ngơ, em chỉ mím môi cười
Ngồi bên nhau, bàn tay anh ngờ nghệch Miệng ngập ngừng luống cuống chẳng thành câu Em nhìn xoáy vào mắt anh ngốc nghếch: Nhát như vầy không đi lính được đâu…
Rồi cái ngày anh phải ra tiền tuyến Anh xông pha giữa khói lửa bom mìn Anh không nhát cũng không hề ngờ nghệch Tự đáy lòng anh vững một niềm tin…
Chiến tranh qua, anh trở về quê cũ Em đây rồi cô bé của ngày xưa Anh lại thấy tim mình như rộn rã Như trống khua rồn rập lúc hội mùa
Ngồi bên em, anh ngại ngần không nói Những yêu thương nguyên vẹn ở trong lòng Sao hồi hộp hơn là khi xung trận Trước quân thù anh vẫy gọi xung phong..
Đóng Vai Người Lính Kể Lại Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu
” Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi
Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi ra đi bảo toàn sông núi Ra đi ra đi thà chết chớ lui”
Mỗi lần nghe lại những giai điệu hào hùng này trong lòng tôi lại trào lên những cảm xúc khó tả. Tôi-người lính trong chiến dịch chống Pháp năm ấy. Những năm tháng mưa bom bão đạn, những năm tháng đói khổ gian nan và những năm tháng của tình đồng đội tình đồng chí keo sơn gắn bó đối với tôi là những năm tháng đầy giá trị và quý báu, khắc tạc nên những kỉ niệm chẳng thể phai nhòa trong ký ức và trái tim cách mạng nhiệt thành này.
Những người lính chúng tôi từ những miền quê khác nhau, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc cùng sum họp về đây, về dưới ánh sáng lý tưởng của ngọn cờ cách mạng. Buổi đầu với bao bỡ ngỡ, xa lạ chúng tôi chào hỏi nhau bằng những câu trân thành, chất phác : Quê anh ở đâu? Anh bạn nhập ngũ cùng tôi ngày ấy không ngần ngại chia sẻ: “quê tôi vùng ven biển ngập mặn, ít phù sao; mùa màng khó khăn” Tôi cũng thật thà đáp cùng : “Còn tôi lại sinh ra ở vùng quê xơ xác; đất đai cằn cỗi; cây cối hoa màu khó mà phát triển; kinh tế đói kém, chiến tranh tàn phá khiến cho đời sống con người khốn khó trăm bề” Cái vỗ vai thấu hiểu đầy cảm thông, sự sẻ chia nhọc nhằn; trân thành; và cả cái chất phác của những anh nông dân như đã xua tan đi mọi khoảng cách, mọi sự xa lạ, kéo những người lính chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó cái mục làm quen của người lính nó mộc mạc, chất phác và giản đơn lắm các bạn ạ.
Chúng tôi đến đây vì ước mơ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hi vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà, muôn nơi.
Trước khi về đây chúng tôi ai cũng đã từng có cho mình những ước mơ; hoài bão và cả những định hướng riêng cho cuộc đời mình. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi hiểu và chúng tôi khao khát biết nhường nào 2 chữ “Tự do”. Bởi vì thể chúng tôi vẫn quyết tâm hòa ước mơ riêng vào ước mơ chung; hi sinh cái tôi cá nhân; bỏ mặc lại quê hương; gia đình; tình yêu lên đường ra chiến trận nhập ngũ; đánh đuổi kẻ thù. Trong lòng chúng tôi cũng buồn lắm chứ, cũng nhớ và yêu quê hương da diết lắm chứ nhưng chúng tôi nhận thức được rõ ràng hơn cả: “Có độc lập quê hương, gia đình mới có thể thanh bình’. Chính động lực đó đã nâng bước những chàng trai trẻ ngày ấy mang súng hăng say ra chiến trận lập công.
Cuộc sống người lính bắt đầu với bao gian khổ, hi sinh và mất mát. Cơm ăn không đủ no, đi nhiều hơn ngủ; hành quân liên tục. Tôi còn nhớ mãi trận sốt rét giữa rừng hoang lạnh giá năm ấy. Những người đồng đội của tôi và cả tôi phải đối diện với căn bệnh quái ác- sốt xuất huyết; lương thực và thuốc men thì không kịp chi viện cho quân đội, chúng tôi cứ thế mê man, sốt run người. Khí hậu khắc nghiệt; địa hình hiểm trở như những con quỷ chỉ chực nuốt trọn những tấm thân gầy gò, xanh xao, bệnh tật ấy. Những đôi bàn tay nắm chặt, động viên an ủi; dìu dắt nhau qua những hang núi hiểm trở. Người ốm cõng người ốm, người ốm chăm sóc cho người ốm; cùng nhường nhau bát cháo loãng húp vội; đắp cho nhau chiếc khăn lạnh giữa chặng đường hành quân. Nhớ lại những tháng ngày đấu tranh nghiệt ngã với bệnh tật với thiên nhiên lòng tôi lại đau xót đến nhói lòng. Trận dịch bệnh năm ấy đã cướp đi của tôi biết bao người đồng đội, các anh nằm lại rải rác trên cung đường hành quân, được đắp vội tấm chiếu và tấm lòng thương tiếc của người ở lại. Và rồi chúng tôi lại tiếp tục lên đường hành quân, tiếp tục chiến đấu và sẻ chia cùng nhau.
Sẻ chia tình thần , sẻ chia vật chất trong cuộc sống gian khó; thiếu thốn của người lính. Áo anh sờn chỉ rách vai thì quần tôi đã có vài mảnh vá. Anh đừng lo, tôi ấm thì anh cũng phải ấm, một chiếc chăn cũng đủ cho đôi ta. Gió bấc ngoài kia cứ việc thét gào còn trong này tình thương ấm ấp của tôi với anh vẫn cứ thể rực sáng, nồng đượm.
Những người lính xa lạ từ mọi miền quê hương qua sự thử thách của đất trời, của khó khăn đã hun đúc nên tình cảm tri kỉ đáng giá, đó là tình Đồng chí. Hai tiếng ” Đồng chí” với biết bao ân tình bao nghĩa nặng cao cả.
Đặc trưng của người lính chúng tôi là những cái nắm tay. Nắm tay để động viên nhau cùng cố gắng; nắm tay để kéo nhau đứng dậy, sải bước tiếp trên con đường cách mạng đầy trắc trở, nắm tay để trao nhau tình yêu thương, sự quan tâm và sẻ chia và cái nắm tay để hứa hẹn lập công giành chiến thắng, hẹn không xa sẽ trở lại mang theo niềm vui thắng trận.
Cuộc sống người lính giản dị mà ý nghĩa là thế đó. Người lính không biết nói những câu hoa mĩ, người lính chỉ biết nói cho thực cái bụng của mình, chỉ biết dùng những hành động để thể hiện ý chí và tấm lòng son sắt.
Còn nhớ mãi những đêm canh gác giữa rừng hoang giá buốt năm ấy. Trời thì lạnh buốt; gió cứ từng cơn ào ào; hối hả xả vào mặt tê tái nhưng chúng tôi vẫn thực hiện mọi nhiệm vụ canh gác như thường. Chúng tôi canh gác để đề phòng giặc tấn công bất ngờ; để canh cho giấc ngủ chớp nhoáng yên bình của các đồng đội khác. Ánh trăng đêm nay lên cao qua, sáng quá. Ánh trăng lan tỏa khắp không gian; treo trên mũi súng người lính. Tôi nghĩ đến ánh trăng hòa bình, có lẽ ánh trăng hòa bình sẽ còn đẹp và tròn vành hơn nhiều. Trăng với súng sóng sánh bên nhau phải chăng biểu trưng cho lý tưởng cách mạng cao đẹp, cho dự báo tương lai chiến thắng chẳng xa. Hình ảnh đấy thật đẹp; thật lãng mạn; in sâu trong tâm trí tôi những đêm dài chiến đấu, phục kích và cho đến tận bây giờ…
Đất nước độc lập, thống nhất, chúng tôi trở về quê nhà, có những người lính người đồng đội đã mãi mãi hi sinh đã nằm xuống nhưng tình đồng chí của chúng tôi vẫn mãi vẹn nguyên và đậm đà như thế. Cảm ơn lời thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thay tiếng lòng của tôi gửi đến những người anh em thuở ấy. Tôi mong rằng máu sương của chúng tôi sẽ được thế hệ sau trân trọng và phát triển để dựng xây đất nước ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn nữa.
–
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Văn Hay Nói Về Tình Đồng Đội Của Người Lính Qua Bài Thơ Đồng Chí Của Chính Hữu trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!