Bạn đang xem bài viết Bài Thơ :”Phong Kiều Dạ Bạc” Tuyệt Phảm Về Vẻ Đẹp Thiên Nhiên Của Trương Kế được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bài thơ :”Phong kiều dạ bạc” tuyệt phảm về vẻ đẹp thiên nhiên của Trương Kế
Phong Kiều dạ bạc là bài thơ Đường rất nổi tiếng của Trương Kế khi ông đi thi hỏng về đến bến Cô tô đã cảm hứng trước cảnh đẹp thiên nhiên mà xuất thần làm tuyệt phẩm này để lại cho hậu thế. Bài thơ tả tâm trạng của tác giả và vẻ đẹp của sông nước Tô Châu đã làm dịu đi nỗi buồn của ông. Bài thơ của ông đã được Tản Đà dịch lại với phong cách sáng tạo tuyệt vời như sáng tạo ra thi phẩm mới theo thể thơ lục bát. Xin giới thiệu với ban đọc Người Làm vườn
PHONG KIỀU DẠ BẠC Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hỏa đối sầu miên Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Đêm ghé bến Phong Kiều
Trăng tà , tiếng quạ kêu sương, Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ. Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San .
Bài Giảng Bài Thơ Tây Tiến
loading…
– Bút danh: Quang Dũng.
– Sinh năm 1921và mất năm 1988.
– Quê: Phưọng Trì, Đan Phượng, Hà Tây.
– Xuất thân trong một gia đình nho học.
– Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh soạn nhạc.
b. Tác phẩm:
– Mục đích sáng tác: ghi lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến.
*Bố cục: chia làm ba đoạn:
– Cảm hứng chính của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tránggắn bó với nhau để làm nên linh hồn, sắc điệu của bài thơ.
II. Đọc hiểu văn bản a. Nỗi nhớ Tây Tiến:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
– Hai câu thơ mở đầu đã cụ thể cho cảm xúc của toàn bài thơ Sông Mã đại diện cho vùng đất miền Tây. Hai hình tượng song song kết động nỗi nhớ. Đó là miền Tây Bắc Bắc Bộ và người lính Tây Tiến.
b. Hình ảnh người lính Tây Tiến:
*Giữa khung cảnh hùng vĩ, dữ dội.
-Câu thơ 3. 4 gợi tên đất, tên làng. Đó là Sài Khao, Mường Lát:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
– Hành quân chiến đấu đầy gian khổ, thử thách và hi sinh:
“Dốc lên khúc khuỷ, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời …………… mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm……… cọp trêu người Nhớ ôi ! Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
*Người lính Tây Tiến giữa khung cảnh núi rừng thơ mộng:
“Doanh trại… bừng …hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
*Tâm hồn lãng mạn:
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.
* Sự hy sinh thầm lặng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh …………anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
*Hình ảnh:
– Đó là nét vẻ hào hoa, lãng mạn đầy thơ mộng của những chàng trai Hà Nội.
3. Khẳng định lí tưởng chiến đấu và tinh thần đồng đội.
“Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
– Mặt khác, đoạn thơ kết bài thể hiện lí tưởng chiến đấu “một đi không về” của người lính. Họ ra đi chiến đấu không hẹn ngày về.
III. Tổng kết:
– Xem phần ghi nhớ SGK.
Nhận xét
Mở Bài Bài Thơ Bếp Lửa
Các em cùng tìm hiểu cách viết Mở bài bài thơ Bếp lửa, một bài thơ thấm đẫm tình cảm gia đình của nhà thơ Bằng Việt để qua đó trau dồi, nâng cao hơn nữa kĩ năng viết mở bài cho bài văn của mình thêm hoàn thiện, ngắn gọn và mang tính thuyết phục hơn.
Một số cách mở bài bài thơ Bếp lửa hay, đặc sắc.
5 cách Mở bài bài thơ Bếp lửa
Trong cuộc đời này ai cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngây ngô, hồn nhiên và trong sáng, tuổi thơ ấy gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, chính những kỉ niệm tuổi thơ là hành trang không thể thiếu khi ta trưởng thành bước trên đường đời. Bằng Việt khi viết bài thơ “Bếp lửa” cũng đang là một cậu sinh viên, ở độ tuổi mới trưởng thành người cháu nhớ về những kỉ niệm ấu thơ bên bà, mỗi ngày cùng bà nhóm bếp lửa. Những năm tháng tuổi thơ sống bên bà đã cho Bằng Việt cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự hy sinh cao cả của bà, hơn thế là tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu đậm.
Bài thơ “Bếp lửa” – một trong những sáng tác đầu tay của nhà thơ Bằng Việt được ra đời khi tác giả đang là sinh viên tại nước ngoài, ở độ tuổi trưởng thành lại phải xa quê hương, Bằng Việt dường như không thể kìm nén được sự nhớ thương về người bà nơi quê nhà. Bài thơ được viết nên bằng những hồi tưởng về kỉ niệm thơ ấu của cháu bên bà, những dòng suy ngẫm về tình cảm của bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ trở thành một điểm tựa khơi gợi những kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về tình bà cháu và gia đình, xa hơn đó là những suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.
Bài thơ ‘Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.
Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.
Soạn Bài: Bài Thơ Số 28
Câu 2
Trang 62
SGK Ngữ Văn 11 – Tập 2
Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, đau khổ với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?
Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận: (trang 62 SGK) được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhắm mục đích gì?
Lối cấu trúc đưa ra giả định (nếu A là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp:
Nhằm phản ánh quy luật và bản chất phức tạp, bí ẩn, vô cùng của tình yêu.
Chỉ ra những cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn tồn tại vĩnh cửu trong tình yêu khiến tình yêu vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc vô cùng.
Sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu tượng:
Viên ngọc, đóa hoa – trái tim: đều quý giá, thanh cao, tươi đẹp nhưng nếu viên ngọc, đóa hoa giản đơn, bé nhỏ, hạn hẹp, dễ nhận biết, dễ đong đếm thì trái tim lại phong phú, phức tạp, vô cùng vô tận, “nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”
→ Mâu thuẫn trong tình yêu: anh đã dành trọn trái tim và nguyện dâng hiến cuộc đời cho em, em đã là “nữ hoàng” sở hữu trái tim anh nhưng em không bao giờ khám phá được hết xứ sở ấy.
Lạc thú, khổ đau – tình yêu: Lạc thú, khổ đau chỉ là một trong vô vàn những cung bậc dễ thấy trong tình yêu
→ Mâu thuẫn trong tình yêu: tình yêu luôn chứa đựng nhiều cung bậc phong phú, nhiều khi đối lập nhau và em khó lòng có thể tìm thấy giới hạn hay đong đếm được nó.
→ Từ những tương đồng, khác biệt của các biểu tượng trên, Ta-go muốn đưa ra triết lí về cuộc đời và trái tim:
Cuộc đời và trái tim đều không có bến bờ, vô cùng phức tạp, phong phú, bí ẩn và cùng lúc chứa đựng nhiều mâu thuẫn mà con người khó có thể thấu suốt, lí giải hay chiếm lĩnh. Điều đó càng khiến con người bị hấp dẫn và khao khát kiếm tìm.
Điều quý giá nhất của cuộc đời là trái tim, điều quý giá nhất trong trái tim là tình yêu. Tình yêu là sự dâng hiến và mãi mãi kiếm tìm.
Bài Hát, Bài Thơ – Sóng
Chào các bạn,
Mới đây, bài thơ Sóng của thi sĩ Xuân Quỳnh được một nhóm sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) phổ nhạc.
Bài hát phỏng thơ này có giai điệu trẻ trung, trong sáng và đáng yêu, so với giai điệu nồng nàn và nhiều khao khát trong thơ nguyên mẫu.
Có một câu trong bài hát và trong thơ nguyên mẫu mà hồi đi học mình đọc thấy bình thường nhưng bây giờ thì thấy hơi hơi hiểu. Đó là câu: “Cả trong mơ còn thức”.
(Nguyên văn đoạn thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
Do bài hát có một số thay đổi về lời và cấu trúc của bài thơ nên chỉ có câu cuối cùng được giữ nguyên mẫu.)
Chà, yêu đến thế nào mà “cả trong mơ còn thức” nhỉ? 🙂
Thu Hương
***
Sóng
Lặng lẽ và ồn ã, liệu sóng có hiểu mình Mạnh mẽ và diệu êm, sóng vẫn ra biển khơi Nỗi khát vọng tình yêu, rực cháy trong tim xanh Em nghĩ về biển lớn, ở nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu Cũng không thể biết khi nào ta đã yêu nhau Sóng đi giữa lòng sâu, sóng đùa trên mặt nước Giữa muôn trùng cách trở sóng có đến nơi bờ Từng con sóng ngày đêm nhớ mong tiếng gọi bờ Cả đến trong mơ còn thức, làm sao tan thành muôn tiếng yêu qua biển rộng Để đến trăm năm còn vỗ, giữa cuộc đời
Ngược bắc hay về nam, mình anh em nghĩ về Con sóng vỗ ngày xưa, và mãi đến muôn đời sau Ngày tháng tuy dài thế, đại dương vẫn sâu rộng Cuộc sống vẫn vội vã, mây vẫn bay đi xa
Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu Cũng không thể biết khi nào ta đã yêu nhau Sóng đi giữa lòng sâu, sóng đùa trên mặt nước Giữa muôn trùng cách trở sóng có đến nơi bờ Từng con sóng ngày đêm nhớ mong tiếng gọi bờ Cả đến trong mơ còn thức, làm sao tan thành muôn tiếng yêu qua biển rộng Để đến trăm năm còn vỗ, giữa cuộc đời
1 ,2, 3, go…. Dữ dội và dịu êm này thì là ồn ào và lặng lẽ Ừ thì sóng không hiểu nổi mình Và rực sóng thì tìm ra tận bể Trước muộn trùng sóng biển Em nghĩ về anh nghĩ về em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng đã đi lên Sóng bắt đầu từ gió Này thì gió bắt đầu từ đâu Ờ em cũng chẳng biết nữa Từ khi nào ta đã yêu nhau Dẫu xuôi về phương bắc hay dẫu có ngược về phương nam Ở nơi nào em cũng nghĩ chỉ một anh một phương mà thôi mà thôi
Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu Cũng không thể biết khi nào ta đã yêu nhau Sóng đi giữa lòng sâu, sóng đùa trên mặt nước Giữa muôn trùng cách trở sóng có đến nơi bờ Từng con sóng ngày đêm nhớ mong tiếng gọi bờ Cả đến trong mơ còn thức, làm sao tan thành muôn tiếng yêu qua biển rộng Để đến trăm năm còn vỗ, giữa cuộc đời Làm sao tan thành muôn tiếng yêu qua biển rộng Để đến trăm năm còn vỗ, giữa cuộc đời
Thi sĩ Xuân Quỳnh. Ảnh: tư liệu
Sóng (Xuân Quỳnh) – Ngâm thơ: Minh Ngọc
Sóng Xuân Quỳnh
Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ
Biển Diêm Điền, 29-12-1967
Nguồn: 1. Hoa dọc chiến hào, Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 1968 2. Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997
Share this:
Thêm
In
Thích
Đang tải…
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Học Rút Ra Từ Bài Thơ Lượm
Lượm ơi, còn không?
1. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.Bài thơ Lượm được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1949, đây là giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Thời điểm đó, quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949).
2. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơBài thơ là sự kết hợp giữa lối kể chuyện kết hợp với miêu tả nhằm khắc họa nên hình ảnh sinh động về chú bé Lượm – chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.
Bài thơ Lượm, thuộc thể thể thơ bốn chữ, sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
3. Phân tích bài thơ LượmMở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:
Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu diễn tra trong khoảng thời gian và không gian vô cùng đặc biệt. Thời gian đó là vào ngày Huế đổ máu, đó chính là ngày người dân Huế chiến đấu ác liệt để chống lại giặc Mỹ xâm lược. Địa điểm gặp đó là ở Hàng Bé. Một cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng để lại những kí ức về một chú bé liên lạc vô cùng sâu đậm.
Những câu thơ tiếp đến là sự miêu tả hình ảnh Lượm:
Nhà thơ dành tình cảm đặc biệt của mình để miêu tả nhân vật Lượm, đó là dáng vẻ loắt chắt đã nhỏ lại gầy nhưng vô cùng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.
Sự miêu tả ngoại hình bền ngoài phần nào thể hiện được tính cach bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.
Lượm kể chuyện với chú vô cùng hồn nhiên:
Những câu thơ diễn tả niềm vui, sự thích thú của Lượm khi được giao làm nhiệm vụ liên lạc. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc.
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
– “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…
Niềm vui của Lượm là niềm vui của lứa tuổi ấu thơ, vô cùng hiếu động đầy sức sống. Những câu thơ này là sự chia tay đối với người Chú ẩn chứa niềm vui nhưng vô cùng nghiêm túc của một người đồng chí tham gia kháng chiến.
Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả.
Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!…
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.
Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:
Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng loè chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn.
Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hoá thân vào đất mẹ:
Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.
Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.
Hai khổ thơ cuối lặp lại như một điệp khúc khắc sâu hình ảnh đẹp đẽ của Lượm trong tâm hồn mọi người:
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Ghen Nguyễn Bính
Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ…
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi.
Cách Ghen Nguyễn Bính – Một cái ghen lạ lùngCó thể nói ghen là một đặc tính cố hữu của tình yêu. Đó là một điều rất quen thuộc tồn tại lâu đời như một thực tế khách quan. Và cảm xúc này cũng đã lấy đi không biết bao nhiêu giấy mực của nhà thơ. Người ta viết nhiều về cái ghen này với các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên ở thơ Ghen Nguyễn Bính ta lại cảm thấy được một khía cạnh rất riêng. Và đó cũng chính là lý do đọc bài thơ này ta tìm được bản thân mình trong cái chung rộng lớn ấy.
Xuyên suốt bài thơ Ghen Nguyễn Bính đã dùng điệp từ Tôi muốn lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của đời sống thường nhật, anh chàng này đã thốt lên nhiều câu thơ như vậy. Điệp từ này cũng chính là một cách thể hiện cảm xúc ghen trong tinh yêu.
Thi nhân muốn mình có mặt trong mọi khía cạnh cũng như luôn được bên cạnh cô gái này. Muốn được hóa thân mùi thơm của hoa,, muốn những đêm đông giá lạnh cô gái sẽ không mơ thấy chiêm bao… Và chàng trai này cũng mong muốn làn hơi của cô thở nhẹ và đôi chân cũng in vết trên đường bụi…
Cái ghen rất Nguyễn BínhSự mong muốn ấy chính là sự chiếm hữu trong tình yêu. Thậm chí có khi cái ghen ấy được đánh giá là vô cùng vô lý, vì người con trai rất lạ lùng. Nó được thể hiện ở những điểm anh chàng này ghen với cả các vật vô tri, vô giác trong cuộc đời của cô gái.
Những vật vô tri như những cánh hoa, những chiếc gối,… và nó đã được cô gái ôm ấp che chở và hôn một cách vô cùng tình tứ và say mê. Đó cũng chính là lý do tại sao chàng trai lại ghen với điều đó. Tuy nhiên ở đây cũng thể hiểu được nhà thơ có một khát khao được chiếm hữu rất cao.
Hay anhh chàng này có cái ghen rất nhạy cảm đối với những việc làm của cô gái. Chẳng hạn như khi cô đi tắm biển. Tuy nhiên ở đây không thể nói nó là cái ghen vô lý nữa bởi ở biển cô gái gần như đã phơi bày toàn bộ hầu hết cơ thể của mình như một sự trở về nguyên thủy với thiên nhiên. Và cũng chỉ một cái nhìn của biển xnah thôi hay những cơn sóng ấy cũng đủ làm người con gái thấy thẹn thùng.
Đọc Ghen Nguyễn Bính ta cảm nhận được sự ngượng ngùng của người con gái này cũng giống với hình ảnh cô gái khi tắm dưới ánh trăng. Đây là một tứ thơ đã từng xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử: “Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe”
Ở đây nhà thơ có nhắc tới một dấu ấn chính là dấu chân của người con gái. Hẳn đó phải là một người con gái đẹp thì dấu chân ấy mới ghi lại được dấu ấn sâu sắc trong lòng người thi sĩ tới vậy. Bởi nhắc tới dấu chân chính là môt biểu tượng cho sự dịu dàng và nữ tính.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thơ :”Phong Kiều Dạ Bạc” Tuyệt Phảm Về Vẻ Đẹp Thiên Nhiên Của Trương Kế trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!