Xu Hướng 3/2023 # Bài Thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Có Ngọt Ngào Nào Hơn Tình Thương Của Mẹ? # Top 4 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Có Ngọt Ngào Nào Hơn Tình Thương Của Mẹ? # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bài Thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Có Ngọt Ngào Nào Hơn Tình Thương Của Mẹ? được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ. Đó là vào thời điểm năm 1972 khi ấy giặc đánh phá Hải Phòng ác liệt. Khi ấy nhà thơ đã cùng gia đình em gái là bác sĩ Trần Tị Hồng đi sơ tản sang bệnh viện An Hải. Khi đó cô Hồng mới sinh cháu Nguyễn Đức Thiện và đêm ấy trời nóng bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngặt và cô Hồng thương con nên dùng chân đạp võng còn tay thì quạt cho con ngủ. Cô quạt đến khi cả hai mẹ con đều ngủ thiếp đi.

Đó cũng chính là lúc những câu thơ đầu tiên của bài thơ Mẹ được hình thành. Và sau đó bài thơ đã rất nhanh chóng hình thành. Khi ấy bài thơ có tên là Ngọn gió của con và sau này khi in trong sách Tiếng Việt đã đổi tiêu đề thành bài thơ Mẹ.

Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa Thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh đã gợi lại cho ta bao nhiêu cảm xúc yêu thương, thân thương và trìu mến. Chính mẹ là ngọn gió của cuộc đời con. Bằng những vần thơ giản dị xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng liêng. Không những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả của mẹ khi sinh thành và nuôi nấng con thành lời. Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm hồn non nớt của con.

Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Từ những câu thơ đầu tiên ta đã thấy được điều đó. Với nghệ thuật sử dụng đảo ngữ tài tình đã làm nhấn mạnh và khắc họa rõ nét hơn sự khắc nghiệt của trưa hè nóng nực. Bởi ngay cả con vật kêu suốt mùa hè ấy cũng đã cảm nhận được sức nóng ghê gớm của mùa hè. Và con ve cũng có cảm xúc như con người. Tuy nhiên ở đây ta lại thấy sự tương phản đối lập, một bên là con ve mệt còn một bên là tình yêu mà mẹ dành cho con. Chính tình yêu ấy đã làm mẹ bền bỉ ru em mà không hề mệt mỏi.

Lời ru có gió mùa Thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Phải chăng tiếng ru ấy đã bao trùm lên một khoảng không gian làm con ve cũng phải lặng im. Và tiếng ru ấy đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt. Đến cái nóng kia cũng phải lặng im để con được say giấc nồng. Cũng chính điều này qua bài thơ Mẹ làm ta cảm nhận được mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ, không chỉ ru con bằng lời ru mà đó còn là tình thương của mẹ dành cho con. Và sức mạnh tình yêu ấy đã cất vào lời hát ru và đôi tay của mẹ quạt thành nguồn gió mát để xua đi cái oi bức của mùa hè.

Những Câu Thơ Ngôn Tình Trung Quốc Lãng Mạn, Ngọt Ngào Nhất

Nội Dung

Những câu thơ ngôn tình Trung Quốc ngắn gọn chính là chìa khoá để bạn mở cửa trái tim nàng, cùng nhau nhen nhóm tình cảm mới, ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc. Những câu thơ hay, ý nghĩa sẽ tiếp thêm sắc màu cho tình yêu, giúp tình cảm lứa đôi thêm thăng hoa.

Tửu Thi Lầu – Tác Giả: Sơn Nguyên Lầu xưa độc khách chờ tri kỷ Hãm giọt tương phùng bên cửa thúy Ngắm nhũ mây lồng cạnh ải quan Nhìn hoa tuyết phủ ngoài giang lũy Mong vào phủi hết nỗi sầu vương Hãy đến chùi tan niềm khổ lụy Để gió sương đừng giễu dạ… y Nào xin uống cạn… bầu sơn thủy.

Nghe đắng cay khi hạnh phúc chưa đầy Vội quay bước tìm đắp xây tình ảo Rồi chối bỏ bao ngày anh nương náu

Một đêm thôi và lặng lẽ thẩn thờ Để chạnh lòng em lạc lõng bơ vơ Qua cuối ngõ nhớ tình khờ mê muội Đành chấp nhận với vô vàn tiếc nuối Ngắm xuân về nhớ lại tuổi vừa yêu.

Có những người, bạn không có cách nào quên được. Có những việc, bạn không thể nào quên được. Có những tình bạn sẽ không bao giờ gặp lại nữa. Thông thường, khi kí ức càng rõ nét thì càng tàn nhẫn. Chúng ta đã từng tưởng rằng, sau này trưởng thành sẽ được ở bên nhau. Thực ra, trưởng thành có nghĩa là chia ly.”

Chẳng muốn quên đi, chẳng muốn tường tỏ Vì điều ta thực sự mong, là trở thành bờ vai của người.

Bô Bộ Kinh Tâm – Tác Giả: Đồng Hoa Khởi từ tham ái sinh ra Sinh lo, sinh sợ khó mà tránh đi Khi mà tham ái xa lìa Chẳng còn lo sợ chút gì nữa đâu. Đừng yêu đến độ say mê Kẻo khi ly biệt não nề héo hon. Nếu mà yêu ghét không còn, Chẳng chi ràng buộc, tâm hồn thảnh thơi.

Từng Thế Ước – Đồng Hoa Trời nghiêng có thể chống Đất nứt có thể đắp lại Lòng người tan nát rồi Còn có thể vá víu lại được không?

Phương Bắc có một giai nhân Dung nhan tuyệt thế vô ngần đứng riêng Liếc qua thành đã ngã nghiêng Ngoảnh lại nước đã đảo điên bao giờ Thành nghiêng nước ngã ai ngờ Giai nhân há dễ bao giờ gặp sao?

Chẳng muốn quên đi, chẳng muốn tường tỏ Vì điều ta thực sự mong, là trở thành bờ vai của người.

Nếu như không có người, ta chỉ như đang tồn tại!

Nước mắt có chút mặn, lại có chút ngọt Lòng anh ôm lấy gương mặt của em Quay đầu nhìn lại những vùng đất tuyết đã đi qua Cứ từ từ biến thành đồng cỏ Nhưng em giống như anh, mỗi phút đều chưa từng hối hận

Tình yêu dai dẳng như vậy, gắn kết như vậy Cho dù vận mệnh có muốn ai phải ra đi Đường bờ biển lại càng khiến người ta lưu luyến Gió đẹp đến mức ngày càng uyển chuyển Nhưng chúng ta quá kiên cường, Ngay cả trời cũng không nhịn, phản đối cả trời

Tình yêu vượt qua mưa gió lạnh lẽo khắc nghiệt Mùa xuân ấm áp sẽ ở trước mắt<<

“Tình Nghĩa Mẹ Cha”: Bao Nhiêu Bài Thơ Thương Mẹ, Nhớ Cha?

Trần Đình Sơn Cước

Tôi đặt mua ấn bản bìa cứng. Nhìn tuyển tập bề thế, trang nhã, trình bày đẹp với tranh bìa của họa sĩ Lê Phổ vẽ cha ôm con, mẹ thêu thùa trong căn phòng ấm áp tình thương. Thế nhưng, nhìn bìa sau, tên các nhà thơ lấp đầy cả một trang, lòng cũng ngần ngại, làm sao đọc và thưởng ngoạn cho hết số thơ của các tác giả trong tuyển tập. Đã thế, trong “Lời Thưa Đầu Sách” của đại diện nhóm thực hiện (Luân Hoán, Nguyễn Thành, Lê Hân), nhà thơ Luân Hoán lại thú nhận là “phần lớn những tài năng đích thực với danh thi sĩ, họ đều sớm trưởng thành không còn nương dựa nhiều vào mùi hương sữa mẹ, hơi ấm của lòng nôi, cùng những giọng hát đẩy đưa sự khôn lớn.” Ông lại nghĩ rằng “Phải chăng tình yêu đích thực làm nên một nhà thơ là tình yêu nam nữ, kế đến tình dành cho quê hương đất nước?” Nghĩ như ông vậy, quả làm cho tôi chút nản lòng khi muốn đọc hết 166 người làm thơ về bậc sinh thành mà, tình cảm thiêng liêng đó lại là một tình cảm rất phổ thông, khó mà hay hơn được những câu ca dao quen thuộc “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”, “Mẹ già như chuối ba hương, như xôi nếp một như đường mía lau…”

Tôi xếp tuyển tập lên bàn viết. Lâu lâu lại liếc nhìn nó, cầm lên lần giở vài trang, nhìn một vài hình tác giả, đọc lướt qua tiểu sử của họ. Rồi thôi. Có đêm, muốn đọc, lại ngại vì sách dày quá, cầm trong tư thế đọc để dỗ giấc ngủ thật cũng bất tiện!

Bỗng một đêm tôi nghĩ phàm làm con ai cũng thương cha nhớ mẹ, nhưng mỗi người chắc có cách thương cách nhớ khác nhau. 166 người làm thơ viết về 166 ông cha bà mẹ của mình, dù có giống nhau cái thương cái nhớ đó, nhưng mỗi người chắc có một cách thương nhớ cho cha cho mẹ của riêng mình mà chắc không ai giống ai được. Ý nghĩ đó khiến tôi tò mò đọc từng tác giả, từng bài thơ như một người biên tập, người đọc bản thảo…

Từ đó, tôi đã gặp những ông cha, bà mẹ cả ba miền đất nước trong một tuyển tập được biên soạn ở nước ngoài. Dù chưa phải đầy đủ, dù hình ảnh “cha dân tộc”, “mẹ anh hùng” được người chủ trương không tập hợp, chân dung các bà mẹ ông cha từ Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ Tĩnh đến Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, tận Cà Mau, sông Tiền sông Hậu,… đều được các người con hiếu thảo, là những nhà thơ thành danh hay chưa đã trút tấc lòng thương yêu kính trọng mẹ cha qua từng câu chữ chắt lọc từ trái tim mình. Tôi đã gặp bà mẹ miền Bắc của Nguyễn Ngọc Oánh: “tiễn con ra chốn chiến trường. Gạt thầm nước mắt mong đường con khô”; bà má miền Nam sau 1975 phải xẻ thân làm năm để thăm nuôi năm người con trai là quân nhân bên thua cuộc đang làm thân tù trong các trại “học tập cải tạo”: “Năm thằng con trai chiến tranh năm ngả. Khi đi ở tù năm đứa năm nơi. Má xẻ làm năm giọt lệ già nua. Má trải chia đều ba miền đất nước. Những giọt già nua đứt từng khúc ruột…” (Quang Dương).

Điều thú vị là tôi cứ tưởng các nhà thơ viết về người mẹ của mình với bao chịu đựng hy sinh cho con chắc cũng không xa mấy hình ảnh mẹ hiền đã khắc ghi trong thơ nhạc xưa nay: “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”, “lòng mẹ bao la như biển Thái Bình…”, nhưng tôi bất ngờ còn gặp được chân dung của các bà mẹ rất khác: bà mẹ nuôi (từ mẫu). Không phải là bà mẹ nuôi vì một mình mình mồ côi mẹ, mà người mẹ với tấm lòng bao dung như nước các đại dương, nhận nuôi hết năm người con với những màu da khác biệt: “Mẹ dắt con đi dạo phố. Chiều rơi nhè nhẹ ở chân trời. dăm con: mỗi đứa màu da khác. mỗi quê hương của mỗi cuộc đời.” “…bà mẹ nuôi tấm lòng biển cả. xóa nhòa ranh giới những non sông. nhưng trong mắt mẹ đầy mưa nắng. của mỗi con chan chứa ruộng đồng.” (Hồ Tuấn Nhã). Hoặc chân dung một bà mẹ hàng xóm của nhà thơ An Nhiên đang sống trong nước. “bà là một người mẹ. một người mẹ bốn con. hai trai và hai gái. được sinh nở vuông tròn.”, nhưng “bốn con bốn tác giả. đã cộng sự cùng bà. tình yêu pha tình dục. lòng người mẹ bao la.” Người mẹ ấy, xưa nay ít ai ca ngợi vì “người đời ái ngại ngó. với chút ít coi thường. hình như ít ai thấy. người phụ nữ đáng thương.” Chính vì vậy, An Nhiên đã nhìn thấy: “nếu là thơ ca ngợi. về người mẹ Việt Nam. mẹ tôi và bà ấy. đáng chọn chữ lên trang.” (An Nhiên). Một công nhận bất ngờ, đáng khâm phục và kính trọng! Hoặc trong xã hội Việt Nam xưa và cả nay, mẹ chồng con dâu ít khi nào tương hạp, thế nhưng nhà thơ Xuân Quỳnh đã làm người đọc cảm động khi viết về “Mẹ Của Anh” một cách chân thật: “Phải đâu mẹ của riêng anh. Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi. Mẹ tuy không đẻ, không nuôi. Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong.” (Xuân Quỳnh)…

Ghi nhận đầu tiên của tôi là thơ về mẹ nhiều hơn về cha. Có phải các nhà thơ thương mẹ hơn thương cha? Chắc là tự nhiên, con thương mẹ nhưng kính cha. Tôi tìm thấy hơn 286 bài thơ về mẹ, gấp gần 4 lần thơ về cha, khoảng 77 bài. Ngoài ra, có chừng 25 bài thơ viết cho cả cha cùng mẹ trong một bài thơ. Có tác giả chỉ viết về mẹ hoặc về cha. Người viết về mẹ nhiều nhất là nhà thơ Hoàng Xuân Sơn với 7 bài thơ. Sau đó, có 7 tác giả có riêng 5 bài về mẹ mình. Có 22 nhà thơ vừa viết thơ cho mẹ, vừa viết thơ cho cha. Thơ về mẹ, các nhà thơ gọi đủ danh xưng cho mẹ tùy theo vùng miền: MẸ, MẠ, MÁ, ME, MẸ HIỀN, MẸ NUÔI… Phần cha, được gọi: CHA, BA, BỐ, THẦY. Trong cuộc đời, mỗi khi đau thương, vấp ngã, con thường kêu mẹ hơn gọi cha, nên tôi tìm thấy 101 lần các nhà thơ kêu khóc “MẸ ƠI” trong thơ của mình, nhưng chỉ gọi “CHA ƠI” chừng 20 lần. Phải chăng vì cha nghiêm nghị, mẹ dịu hiền nên khi vịn mẹ vịn cha mà đứng trong đời, cách thế vịn cũng khác: “Lan can mẹ, mẹ khom lưng. Để con được vịn, khỏi cần nhón chân”, nhưng “Lan can ba, ba thẳng lưng… Con nhón chân, con đưa tay. Con vịn ba với cái đầu ngẩng lên.” (Trần Hoài Thư).

Về hình thức thơ, như nhà thơ Luân Hoán đã thưa trong lời đầu sách: “Nhà thơ Việt đương đại mỗi ngày mỗi đông, tân hoặc cổ hình thức…”, nhưng tất cả các nhà thơ trong tuyển tập khi viết thơ về cha về mẹ tuyệt đại bộ phận đều dùng hình thức thơ có vần, rất ít bài viết theo thể tự do, thơ văn xuôi hoăc thơ tân hình thức. Mở đầu tuyển tập là bài ngũ ngôn của nhà thơ Xuân Tâm “…Hoàng hôn phủ trên mộ. Chuông chùa nhẹ rơi rơi. Tôi biết tôi mất mẹ. Là mất cả bầu trời.”. Thơ bảy chữ, tám chữ chiếm một phần lớn, nhưng thể lục bát được sử dụng chiếm gần 1 phần tư số thơ (hơn 95 bài). Thể lục bát dễ thấm tình thương mẹ kính cha, dễ tỏ bày lòng hiếu thảo. Có rất nhiều câu lục bát rất hay, gần gụi như ca dao. “Cõng con qua hết khổ đau. Mẹ còn trơ một dáng cầu oằn cong” (Song Nguyễn). “Lạy trời đất, lạy trăng sao. Lạy sông. Lạy biển, cuốn ào rừng đi.Thân tôi nào có tiếc chi. Chỉ xin khốn khó từ bi mẹ già” (Hạ Quốc Huy)…

Cuối cùng, đọc hết các nhà thơ viết về mẹ về cha mình, tôi thấy tình cảm biết ơn vô hạn, nhớ thương tha thiết đấng sinh thành của mình trong từng câu thơ, con chữ của họ bày lên trang giấy. Bên cạnh những tình cảm cao quý đó, có người còn ân hận nói với mẹ với cha: “Con nửa đời làm thơ. Chưa câu nào cho mẹ…” (Hồ Chí Bửu), “Ta cầm hương hoa vung vãi khắp nơi. Cho mối tình đầu, tình sau, tình cuối. Thì lúc ấy mẹ ngồi trong bóng tối. Tựa cửa một mình chống chọi với mùa đông” (Lê Minh Quốc). Thưa mẹ, Thưa cha, xin thông cảm mỉn cười tha thứ cho họ, vì các đấng sinh thành đã sinh ra cho đời các nhà thơ dệt mơ dệt mộng dệt thơ cho đời đẹp thêm… Xin các nhà thơ hãy yên tâm:

“…mọi hoa trên đời đều xinh

thơ về cha mẹ lung linh vui buồn

nghìn muôn năm giữa đời thường

con người trân qúi mùi hương sinh thành.”

(Luân Hoán)

Hằng năm, vào các dịp lễ Vu Lan, lễ Cầu Hồn, Ngày của Mẹ, Ngày của Cha, chắc chắn tuyển tập “TÌNH NGHĨA MẸ CHA” (1) sẽ còn được nhiều lần mang ra đọc lại…

Chicago 6-20

————————————————————————————————————————

(1) TÌNH NGHĨA MẸ CHA, tuyển tập thơ nhiều tác giả, Nhân Ảnh 2020

Chùm Thơ Thương Vợ, Ca Ngợi Người Vợ Thật Ngọt Ngào

BÀI THƠ: XIN LỖI VỢ YÊU

Tác giả: Phạm Hoàn

Trong cuộc sống bao điều vất vả

Những khó khăn vợ đã tảo tần

Đắp xây hạnh phúc tình thân

Chẳng hề than thở ân cần phút giây

Tháng năm đã hao gầy vai nhỏ

Mà không lời than khó kể gian

Vợ chưa hề biết thở than một lời

Không một phút thảnh thơi là vậy

Miễn sao là ai đấy đều vui

Gia đình hạnh phúc ngọt bùi

Bàn chân mãi bước chẳng lui vững vàng

Xin lỗi đã chót mang mộng ảo

Khiến vợ buồn động não trầm tư

Bỏ đi những thứ ảo hư cuộc tình

Ngày mai tới bình minh sẽ rạng

Mãi cùng nhau ngày tháng đẹp tươi

Như ngày ấy thuở đôi mươi hẹn thề.

BÀI THƠ: RU VỢ

Tác giả: Dương Chí

Anh tìm ghép những vần thơ

Để ru em tới giấc mơ tươi hồng

Bao năm tình nghĩa vợ chồng

Tặng anh xuân ấm gió đông em dùng.

Cảnh nghèo em vẫn thủy chung

Anh thơ thẩn em chưa từng kêu than

Một thân khuya sớm tảo tần

Hết mùa vụ lại sàng dần bán buôn.

Vai chùn mỏi, mồ hôi tuôn

Tay lau vầng chán, nét buồn giấu đi

Cho chồng vui bạn , con thì ấm no.

Gia đình hạnh phúc bến bờ yêu vui

Em quên đắng chát lòng người

Đi về vẫn nở nụ cười trao anh.

Muôn bài anh viết đã dành người ta

Sắc Kiều, nết Tấm đang là cạnh bên.

Mộng lành đưa gót đến miền Bồng Lai

Qua ngày nắng tỏa ban mai

Sen hồng hương ngậm kết đài lung linh.

Bài thơ thay những tâm tình

Người chồng vô dụng để mình gian nan

Môi hồng rạng rỡ hơn ngàn sắc hoa.

THƠ KHEN TẶNG VỢ

Tác giả: Trời Đất

Như bao cô gái bình thường mà thôi

Chẳng son phấn chẳng tô môi

Body chẳng dẹp đầu môi sỗ sàng

Nhưng em từng bước vững vàng

Như cây đại thụ bóng vàng chiều oi

Anh không thiếu được em rồi

Bên em ngây ngất nụ cười tin yêu

Chăm chồng, con nhỏ sớm chiều

Gối tay ấp ủ tim yêu ngọt ngào

Dẫn tôi vào lối ngạt ngào hương mê

Tôi như trong mộng cõi mê

Môi nàng ẩm ướt tràn trề lòng tôi

Bên nàng mê đắm trong tôi

Hang sâu dẫn lối tình tôi trao nàng

Bao cung cầm sắt rộn vang tiếng cười

Không em là cả cuộc đời khó khăn.

THƠ LỤC BÁT CA NGỢI VỢ

Tác giả: Sở Lưu Hương

Là người sống chết luôn gần bên ta

Là người tâm sự bên ta lúc buồn

Vợ là người dám trải bươn

Lo cho việc nước kiêm luôn việc nhà

Bao năm vất vả đâu là thảnh thơi

Chăm lo công việc khắp nơi

Còn đâu nhan sắc như thời đầu xuân

Lời nói, cử chỉ thiết thân của chồng

Nhắc nhở những gã đàn ông

Đừng chê cơm dở mà trông phở ngoài

Phở ngon thì lắm thằng sài

Cơm ngon cơm dở ai ngoài mình ta

Để cho con cháu sau mà noi theo

Giàu sang hay có cơ nghèo

Đừng ham của lạ mà trèo ngã đau

Tôi đây cũng hiểu khá sâu việc này

Để những người vợ ngày nay vui cười

Hạnh phúc trải khắp nơi nơi

Gia đình đầm ấm ngập trời yêu thương.

BÀI THƠ: THƯƠNG LẮM BÀ XÃ ƠI

Tác giả: Giọt Buồn Không Tên

Bà xã ơi từ lâu anh muốn nói

Nói một lời xin lỗi với vợ yêu

Vì thương anh em vất vã quá nhiều

Chịu nắng sớm mưa chiều trên vai nặng

Tuổi thanh xuân trôi dần trong thầm lặng

Cả nữa đời em thiếu vắng niềm vui

Đôi bàn tay đầy chai sạn sần sùi

Lưng áo vá vương đẩm mùi sương gió

Một tay em thay chồng nuôi con nhỏ

Lo Mẹ Cha khi trái gió trở trời

Giọng ru hời sao nghèn nghẹn buông lơi

Như tiếng khóc nghe rã rời chua xót

Cũng bởi anh mang cảnh đời bèo bọt

Mồ hôi rơi từng giọt vẩn mãi nghèo

Để vợ hiền phải vất vã gieo neo

Làn môi thắm nhạt phai theo ngày tháng

Lệ em rơi hãy để anh uống cạn

Niềm yêu thương lai láng trọn cuộc đời

Em tuyệt vời yêu lắm bà xã ơi

Cho anh được nợ em lời xin lỗi

Lời yêu thương từ lâu anh muốn nói

Bằng con tim không gian dối điêu ngoa

Dẩu mai sau khi bóng xế tuổi già

Vẩn đầm ấm thiết tha không phai nhạt

Trong mắt anh em là niềm khao khát

Là suối tình vương ý nhạc mình ơi.

thơ lục bát THƯƠNG VỢ

Tác giả: Việt Cường

Ngoài kia mưa nhẹ nhàng rơi

Tiết trời lạnh buốt, đúng rồi “lập đông”

Ngày ngày, tháng tháng, cân đong gạo tiền

Kinh tế, suy giảm triền miên

Một mình tay vợ, chẳng phiền hà chi

Thương con, dạy sớm, nàng thì chẳng than

Thương chồng, công việc lo toan

Động viên giúp đỡ chồng nàng ai ơi

Hiếm khi mới được đi chơi

Gia đình ấm cúng, ở nơi họ hàng

Vợ tôi phấn đấu đàng hoàng đi lên

Vợ ơi! Anh thấy nàng hiền

BÀI THƠ: VỢ LÀ SỐ 1

Tác giả: Nguyễn Truyền

Em…người đàn bà tất bật ngày đêm

Lo con cái chuyện học hành cơm áo

Đầu tóc rối đôi tay sần in dấu

Không phấn son không sửa soạn cho mình

Em… người đàn bà trong mắt anh nhìn

Cũng hờn giận như bao người con gái

Anh hay nhậu chúng tôi thì hay ưu ái

Cơm để phần nhắc nhở sỉn anh ăn

Em …người đàn bà ít đòi hỏi bon chen

Sống khép kín không cà phê hàng quán

Không facebook không zalo bè bạn

Mê phim hàn thích nghe nhạc vàng xưa

Em.. người đàn bà tuổi đã xế trưa

Những vết nám cũng chấm hằn trên mặt

Dấu chân chim đã in hình đuôi mắt

Tóc phai màu đã lốm đốm điểm sương

Em người đàn bà tôi quý tôi thương

Của thực tại và của sau này nữa

Tôi hạnh phúc hơn những gì chọn lựa

Bên gia đình bé nhỏ yêu thương

Em cùng tôi nguyện đi hết con đường

Phía cuối dốc bóng tà huy não ruột

Sợ chân mỏi một người đi bỏ cuộc

Một người kia sẽ lẻ bóng cô đơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) – Có Ngọt Ngào Nào Hơn Tình Thương Của Mẹ? trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!