Xu Hướng 3/2023 # Bài Thơ Hai Chị Em – Nỗi Đau Của Những Đứa Trẻ Khi Gia Đình Tan Vỡ # Top 5 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Thơ Hai Chị Em – Nỗi Đau Của Những Đứa Trẻ Khi Gia Đình Tan Vỡ # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bài Thơ Hai Chị Em – Nỗi Đau Của Những Đứa Trẻ Khi Gia Đình Tan Vỡ được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nín đi em, Bố Mẹ bận ra toà! Chị lên bảy dỗ em trai ba tuổi Thằng bé khóc bụng chưa quen chịu đói Hai bàn tay xé áo chị đòi cơm. Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm Không nấu nướng và không hề trò chuyện Hai bóng nhỏ hai đầu ngõ hẻm Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau? Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu Ngoài hai tiếng ra toà vừa nghe nói Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về. Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp Nó sung sướng vào ra tíu tít Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra! Nó biết đâu bố mẹ nó ra toà Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa. Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra toà Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố Hai chị em rồi sẽ mất nhau… Nín đi em! Em khản giọng khóc gào Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt Những bố mẹ bên bờ chia cắt Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

Vương Trọng sinh năm 1943 tại Nghệ An. Những tập thơ được nhiều người biết đến nhất của anh là Khoảng trời quê hương, Về thôi nàng Vọng phu, Tặng người trong mơ… Bên cạnh bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du rất nổi tiếng đã được chọn đăng trong tuyển tập 100 bài thơ hay thế kỷ XX (1), anh còn có một bài thơ được các “trung niên thi sĩ” chọn ngâm dài dài trong các buổi sinh hoạt, đó là bài Hai chị em.

Bài thơ bảy khổ này đã được truyền tụng từ rất lâu. Với tôi, đây là một trong những bài độc đáo nhất của anh, vì nó đã khiến cho biết bao người xúc động và trăn trở thật sự, đặc biệt là những cặp hôn nhân “bên bờ chia cắt”. Khi có dịp diễn giải về sức mạnh của ngôn ngữ thơ, bản thân tôi cũng thường viện dẫn bài thơ này của anh, xem đó như là một câu chuyện văn học đáng suy gẫm.

Quả đúng như vậy, ngay từ khổ đầu, nhà thơ đã mang đến cho người cảm thụ thơ hình ảnh hai đứa trẻ rơi vào một hoàn cảnh đáng thương tâm: Bố mẹ ra tòa, chị bảy tuổi phải dỗ em ba tuổi. Chúng từ đâu đến trong cõi đời lạ lẫm này, để rồi giờ đây người lớn bỏ đi đâu cả, hai chị em bơ vơ lạc lõng trong cảnh thèm cơm khát cháo thế này?

” Thằng bé khóc, bụng chưa quen chịu đói Hai bàn tay níu áo chị đòi cơm ”

À, thì ra lâu nay chúng vẫn được bố mẹ đoái hoài, vậy còn hôm nay, bố mẹ đi đâu? Đứa chị có thể hiểu, mà hiểu mơ hồ, không rõ ràng. Ra tòa là sao nhỉ?

” Bố mẹ đi từ sáng, khác mọi hôm Không nấu nướng và không hề trò chuyện”

Lên bảy, cô bé có thể hiểu rằng bố mẹ ra đi, dường như tất bật lắm, tất bật đến độ không kịp nói với nhau nửa lời, không kịp nấu nướng gì. Hay là giữa họ đã có một điều gì chăng? Điều này thì cô bé không hề nhận ra được, không hề biết được, chỉ thấy rằng bố mẹ đã ra đi từ rất sớm.

” Hai bóng nhỏ, hai đầu ngõ hẻm Cùng một đường sao chẳng thể chờ nhau?”

Vậy thì ai thắc mắc đây? Có phải là cô bé lên bảy hay chính là tác giả? Cô bé còn liu riu ngủ, cô bé mải mê với em, hay cũng có thể cô bé đã “để mắt” đến bố mẹ? Cặp câu này ý rất rõ nét, nhưng ai nhận ra “tình trạng bất thường” này thì không biết được, chính cái lấp lửng ấy tạo cho người đọc một cảm giác rất thơ. Dường như căn cứ vào giọng điệu của câu, căn cứ vào lối đặt câu hỏi rất chững, có thể nghĩ rằng đây là “nghi vấn” của tác giả, một người lớn, “nhân vật thứ năm” trong chuyện thơ chứ không phải là của cô bé.

” Biết lấy gì dỗ em nín đâu Ngoài hai tiếng ra tòa vừa nghe nói Chắc nó tưởng như ra đồng ra bãi Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về”

Dỗ em, nhưng cô bé bảy tuổi ấy không biết dựa vào đâu, nhờ vào đâu mà dỗ cho được, thành thử chỉ biết nói “Nín đi em, bố mẹ bận ra tòa!”. Khổ thế! Ra tòa, chẳng biết là đi đâu, về đâu, làm gì. Nhưng nó một mực yên trí, vì thế nào lát nữa bố mẹ cũng về, ra tòa chứ có phải đi đâu xa mà sợ! Vương Trọng rành tâm lý trẻ em nên mới am hiểu được một cô bé lên bảy thì chẳng nghĩ ra điều gì phức tạp hơn. Ra tòa mà, có gì đâu!

” Mẹ bế em âu yếm vuốt ve Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp”

Bây giờ tới lượt cô bé tưởng tượng đây. Khi bố mẹ về thì mọi sinh hoạt sẽ đâu ra đấy. Nó sẽ nhìn thấy mẹ ẳm em và chơi đùa với em nè. Em khóc gì thì mẹ dỗ, đôi lúc mẹ cho em bé ngậm vú nữa nè. Còn bố, bố sẽ tươi cười xách nước cho mẹ, mà hay lắm nhen, bố sẽ xách nước đúng vào cái lúc mẹ nhóm bếp cơ! Ôi, thích thú lắm! Cô bé lên bảy đáng yêu của chúng ta tha hồ hồi tưởng về quá khứ và dự tưởng về tương lai gần một hình ảnh gia đình sum vầy, mỗi người mỗi việc, đỡ đần cho nhau, ăn nhịp với nhau.

Thật vui vẻ, hồn nhiên, êm thắm. Hình ảnh bữa ăn đạm bạc mà vui tươi, nồi cơm bốc hơi nóng, mọi người quây quần bên nhau từ lâu đã là biểu trưng của hạnh phúc trong truyền thống gia đình Việt Nam. Tác giả đã rất tinh tế khi đưa vào thơ hình ảnh ăm ắp tình thương yêu này. Mà hình ảnh ấy thì không có gì xa lạ, ngay một em bé lên bảy cũng biết được, cũng cảm được. Nhưng thực tế mà nó sắp nếm trải là gì?

” Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý (…) Nó biết đâu bố mẹ nó ra tòa Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ”

Rõ mười mươi đây là tư duy của “nhân vật thứ năm”. Tác giả với tấm chân tình và sự rung cảm của một người trưởng thành đứng trước cảnh hai chị em như thế thì không thể im lặng được nữa! Chẳng đao to búa lớn, chẳng vạch lá tìm sâu, nhưng, với một tấm lòng dành cho hai đứa trẻ vô tư bị bỏ rơi về tình cảm, chủ thể trữ tình đã cay đắng nói lên một sự thật đau lòng: Ra tòa, chẳng khác nào người ta cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ! Lưỡi cưa sắc bén là thế, xưa nay chỉ để cắt lìa sắt, xẻ phứt gỗ, nào hay lại có ngày lưỡi cưa sáng bóng kia đành lòng cắt luôn tình gia đình ruột thịt, đau đớn lắm thay! Dường như đây là lần đầu tiên trong văn chương trữ tình có bóng dáng của lưỡi cưa não nề cứa ngang tình máu thịt.

Hai Chị Em là một tác phẩm nói lên được nỗi buồn của hai đứa trẻ thơ khi cha mẹ sắp xa nhau. Bài thơ thể hiện sự hồn nhiên trong suy nghĩ của cô bé mới 7 tuổi, nó đâu biết rằng điều gì đang sắp xảy ra. Bài thơ như lòng nhắn nhủ của nhà thơ đến các bậc làm cha mẹ hãy biết bảo vệ gia đình mình, bảo vệ tâm hồn của những đứa trẻ thơ chưa hiểu chuyện. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Truyện Ngắn Hai Đứa Trẻ

Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã vẽ lên bức tranh chân thực nơi phố huyện nghèo khó, với những mảnh đời cơ cực, quẩn quanh, bế tắc trước năm 1945. Câu chuyện cũng thể hiện niềm thương cảm chân thành của tác giả cũng như bày tỏ sự trân trọng vào hy vọng cho những số phận nghèo khó trong xã hội, cho dù những ước mong ấy không rõ ràng, rất mơ hồ và mông lung.

1. Bức tranh nơi phố huyện nghèo

Tiếng trống thu không[1] trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

– Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi, chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két.

– Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

– Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn treo trong nhà bác phở Mĩ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách… Những nguồn ánh sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối.

Chợ họp giữa phố văn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.

Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để mà cho chúng nó.

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:

– Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.

Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Để bán cho ai? Mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng có mấy chú lính lệ [2] trong huyện hay người nhà thầy thừa [3] đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

Chị kê xong chõng, ghế, dịch ngọn đèn hoa kì lại để ngồi têm trầu, còn thằng cu thì loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè. Lúc bấy giờ chị mới ngẩng lên nói chuyện với Liên:

– Còn cô chưa dọn hàng à?

Liên giật mình, kêu khẽ: “Chết chửa!”. Rồi đứng dậy giục em:

– Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ ra mắng chết.

An đáp:

– Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chị ạ. Mẹ còn bận làm gạo cơ mà.

Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải ngồi nhìn phố quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả [4] sơn đen lại, trong lúc An đi tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình [5]. Mẹ Liên giao cho Liên trông coi – bà còn bận làm hàng xáo [6] – và buổi tối thì hai chị em cùng ngủ đây để trông hàng.

Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay, ngày phiên [7] mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì.

– Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không?

An ngẫm nghĩ rồi đáp:

– Vâng, bà ta mua hai bánh, còn cụ Chi lấy nửa bánh nữa.

Liên với cái bàn tính để cộng số tiền. Nhưng trong hàng nóng và muỗi quá, chị ngần ngại rồi xếp hết cả tiền vào tráp [8] , không tính nữa:

– Thôi, để mai tính một thể.

An nhìn chị, chỉ đợi lúc ấy. Hai chị em cùng vội muốn đóng cửa hàng để lại ra ngoài kia, ngồi trên chõng ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố. Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng, chiếc xà tích [9] và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang.

– A, cô bé làm gì thế?

Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần ngoảnh mặt ra cũng biết là ai đã vào hàng. Đó là cụ Thi, một bà già hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti [10] đầy đưa cho cụ; chị không dám nhìn mặt cụ, và trong lòng hơi run sợ, chị mong cho cụ chóng đi. Cụ cầm cút rượu soi lên rồi cười giòn giã nói:

– A, em Liên thảo [11] nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.

Cụ ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch, rồi vừa chép miệng vừa lần ruột tượng trả tiền. Cụ để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái rồi lảo đảo bước ra ngoài. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.

Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chõng, đưa mắt theo dõi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm.

Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất hay len vào những cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông [12] . Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại chúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra…

An trỏ tay bảo chị:

– Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt, khói theo gió tạt lại chỗ hai chị em. Bác Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống nhóm lại lửa, thổi vào cái nứa con. Bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ. An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ này, quà bác Siêu là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được hưởng những thức quà ngon, lạ – bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ Hồ [13] uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỷ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá, từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh.

Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát, trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại, nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm [14] ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:

– Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?

Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục [15] là những khách hàng quen của chị. Bác Siêu đáp vẩn vơ:

– Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.

Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng. Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

2. Tâm trạng chờ đợi của hai đứa trẻ cảnh đợi tàu

An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống – đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố – để bán hàng, may ra còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua cho bao diêm hay gói thuốc là cùng. Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.

An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mí mắt sắp sửa rơi xuống còn dặn với:

– Ừ, em cứ ngủ đi.

Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người Liên, chị ngồi yên không động đậy. Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.

Trống cầm canh [16] ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi, trên hàng ghế chị Tí mới có hai, ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào. Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài: mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng:

– Đèn ghi [17] đã ra kia rồi.

Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:

– Dậy đi, An. Tàu đến rồi.

An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.

Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

– Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.

Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.

– Thôi đi ngủ đi chị.

Liên vỗ vai em ngồi xuống chõng. An cũng ngồi xuống và ngả đầu vào vai Liên. Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa. Sao trên trời vẫn lấp lánh. Cả phố huyện bây giờ mới thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn. Từ phía ga, bóng đèn lồng với bóng người đi về, chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ.

Liên quay lại nhìn em, thấy An cũng đã ngủ say tay nắm chặt tà áo chị và đầu vẫn dựa vào vai. Liên nhìn quanh đêm tối, gió đã thoáng lạnh và đom đóm không còn nữa. Chị cúi xuống vực em vào trong hàng, mắt cũng đã ríu lại. Chị gài cửa cẩn thận và vặn nhỏ đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen. Rồi Liên đến bên em nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh của thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam Nguồn: Văn Học 11, tập 1, trang 153, NXB Giáo dục – 2000

[alert style=”danger”]

[button url=”https://thegioicotich.vn/gio-lanh-dau-mua/” style=”danger”]➤ Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa[/button]

[/alert]

Chú giải trong truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam

[1] Thu không: ở kinh thành hay tỉnh, huyện ngày xưa, đến gần tối có quân lính hộ thành đi tuần tra, khi xong việc thì đánh trống báo hiệu để đóng cổng thành, như thế gọi là thu không, ý là trong thành an toàn, không có gì đáng ngại cả.

[2] Lính lệ: lính không có vũ trang, chuyên làm các việc tạp dịch, hầu hạ quan lại thời kì trước Cách mạng.

[3] Thầy thừa: thừa phải. Một loại viên chức làm việc bàn giấy giúp việc cho các tri phủ, tri huyện.

[4] Quả: dụng cụ để đựng hàng khô, hình hộp tròn, có nắp, bên trong chia nhiều ngăn. Quả làm bằng gỗ hoặc tre đan, bên ngoài phủ sơn ta màu đen, nâu hoặc đỏ.

[5] Nhật trình: báo hằng ngày.

[6] Hàng xáo: nghề xay thóc giã gạo, kiếm lời bằng cách bán gạo và thu các sản phẩm phụ như tấm, cám.

[7] Ngày phiên: ngày họp chợ chính, đông người mua ké bán hơn ngày thường.

[8] Tráp: đồ dùng hình hộp tròn hoặc cữ nhật bằng gỗ, thời trước dùng để đựng các vật quý hay giấy tờ, trầu cau. Tráp nhỏ hơn quả.

[9] Xà tích: sợ dây bằng bạc hay mạ bạc, có kèm theo chìa khóa, hộp đựng vôi ăn trầu, phụ nữ thời trước thường đeo ở thắt lưng làm đồ trang sức.

[10] Rượu ti: rự do công ti rượi được chính quyền bảo hộ Pháp cho phép bán rộng rãi, hợp pháp (trái với rượu ti là rượu lậu).

[11] Thảo: có lòng tốt, hay chia sẻ, nhường nhịn người khác.

[12] Thần Nông: theo truyền thuyết, đó là một vị hoàng đế của Trung Hoa cổ đại, trước cả Nghiêu – Thuấn, dạy dân làm ruộng, họp chợ và bày cách bốc thuốc trị bệnh. Tên ông được đặt cho một chòm sao.

[13] Bờ Hồ: chỉ bờ hồ Hoàn Kiếm, ở trung tâm Hà Nội.

[14] Bác xẩm: nghệ nhân mù, kiếm ăn bằng nghề hát rong.

[15] Cụ lục: lục sự, một loại viên chức nhỏ, chuyên lo hồ sơ về tố tụng ở các phủ huyện.

[16] Trống cầm canh: trước đây, một đêm được chia làm năm canh. Đầu mỗi canh có trống báo.

[17] Đèn ghi: ghi là thiết bị dùng để chuyển đường chạy của xe lửa, đèn ghi là đèn báo hiệu cho việc chuyển đường chạy của xe lửa.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://thegioicotich.vn/van-hoc-thieu-nhi/” style=”danger”]➤ Truyện thiếu nhi chọn lọc[/button]

[/alert]

Nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, còn có bút danh khác là Việt Sinh. Ông sinh và mất tại Hà Nội, nhưng có một thời gian lúc còn thơ ấu, Thạch Lam sống với gia đình ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

Ông là em ruột của hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, ông làm báo, viết văn cùng các anh và trở thành một trong những cây bút chủ chốt của hai tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay – cơ quan ngôn luận của nhóm Tự Lực văn đoàn.

Ngày 28 – 06 – 1942, ông mất vì bệnh lao.

Thạch Lam không thành công trong tiểu thuyết, nhưng là cây bút viết truyện ngắn tài hoa xuất sắc. Có những truyện nghiêng về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của nông dân, tiểu tư sản, thị dân nghèo (Nhà mẹ Lê, Đói, Người bạn trẻ, Người học trò, Tối ba mươi…). Nhiều truyện khác lại tập trung khai thác những khía cạnh bình thường mà nên thơ trong cuộc sống (Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa con đầu lòng,…).

Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đượm buồn. Nhà thơ đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế. Hai yếu tố “hiện thực” và “thi vị, trữ tình” luôn đan cài, xen kẽ vào nhau, tạo nên nét đặc thù, đặc sắc khó lẫn trong phong các nghệ thuật của ông.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938).

Những Câu Chúc Tết Cho Trẻ Em Hay Và Ý Nghĩa Dành Tặng Cho Gia Đình

1. Những câu chúc Tết cho trẻ em

1.1. Những câu chúc Tết cho trẻ em để chúc Tết ông bà

Năm cũ vừa qua

Bước sang năm mới

Hôm nay con tới

Kính chúc ông bà

Trẻ mãi không già

Yêu thương thuận hòa

Cửa nhà sung túc

Hạnh phúc an khang

Ơn trên thương ban

Suốt năm may mắn

Hay dạy bé chúc Tết một cách chân thành như

Kính chúc ông bà

Sống lâu sức khỏe

Trẻ mãi không già

Yêu thương thuận hòa

Cửa nhà sung túc

Hạnh phúc an khang

1.2. Những câu chúc Tết cho trẻ em dành cho cả nhà và họ hàng

Chúc ông bà một tô như ý

Bé chúc cô chú một chén an khang

Chúc anh chị một dĩa tài lộc

Xuân sang Tết đến mọi nhà

Con chúc ông bà sức khỏe, an khang

Chúc cô chú bác giàu sang

Một năm sung túc cười vang mỗi ngày

Chúc anh chúc chị học hay

Con ngoan trò giỏi đợi ngày công danh

Chúc cho vạn sự tốt lành

Mậu Tuất năm mới bức tranh xuân ngời.

Hoặc chúng ta có thể dạy thêm bé chúc:

Xuân sang Tết đến mọi nhà

Con chúc ông bà sức khỏe an khang

Chúc cô chúc bác giàu sang

Một năm sung túc cười vang mỗi ngày

2. Một số câu chúc Tết hay khác dành cho bé

2.1. Những câu chúc Tết ý nghĩa dành cho bé

Ngày đầu xuân năm mới mẹ hãy dạy cho bé những lời chúc Tết vừa ý nghĩa lại dễ thuộc, đầu năm con nói cả nhà cùng vui.

Một mùa xuân mới đã đến

Con kính chúc ba mẹ luôn khỏe mạnh

Hạnh phúc bên chúng con và đón một năm mới an lành

Tràn ngập hạnh phúc.

Năm cũ vừa qua và bước sang năm mới, hôm nay con tới xin kính chúc Ông bà :

Sống lâu sức khỏe

Trẻ mãi không già

Yêu thương thuận hòa

Cửa nhà sung túc.

Con chúc ông bà, bố mẹ

Các cô các bác năm mới thành công luôn tới

Sức khỏe tuyệt vời

May mắn khắp nơi

Làm nhiều điều mới.

2.2. Những lời chúc an lành

Cung chúc tân niên một chữ nhàn.

Chúc mừng gia quyến đặng bình an.

Tân niên đem lại nhiều hạnh phúc.

Xuân đến rồi hưởng trọn niềm vui.

Hay những câu chúc bình an cho ông bà như

Ông khỏe, bà vui năm hóa thuận.

Phúc đầy gia quyến ấm trong ngoài.

An nhà, tự tại bên con cháu.

Như ý, bình an Tết ấm nồng.

Rồi đến những câu chúc may mắn tài lộc

Chúc ông bà một tô như ý. Chúc cô chú một chén an khang. Chúc anh chị một đĩa tài lộc.

2.3. Những câu chúc Tết cho trẻ em dành cho mọi người

Chúc ông chúc bà sống khỏe sống lâu.

Lộc phước an khang cháu con thảo hiếu.

Chúc bác chúc cô tràn dư hạnh phúc.

Chúc cậu chúc dì ngập phúc an khang.

Chúc chị chúc anh một năm an lành.

Chúc các em nhỏ ăn nhanh chóng lớn.

2.4. Những câu chúc Tết cho trẻ em vui và ý nghĩa

Năm mới con chúc.

Ba luôn hoan hỉ.

Sức khỏe bền bỉ.

Công danh hết ý.

Tiền vào bạc tỉ.

Tiền ra ri rỉ.

Như giọt cà phê.

Hoặc:

Xuân đến hy vọng.

Ấm no mọi nhà.

Kính chúc ông bà.

Sống lâu trăm tuổi

3. Những bài thơ chúc Tết cho bé

Những bài thơ chúc Tết ý nghĩa dành cho bé vừa để bé thêm tri thức, vừa giúp bé biết tri ân ông bà cha mẹ. Các gia đình có bé nhỏ cũng nên dạy những bài thơ chúc Tết cho bé để bé chúc ông bà, cô chú, cha mẹ trong ngày Tết.

3.1. Thơ chúc Tết cho trẻ mầm non: Bé yêu mùa xuân

Không gì vui bằng khi năm mới

Xuân về nao nức lòng phơi phới

Cỏ cây hoa lá tựa như tranh

Chồi non, lộc biếc một màu xanh

Cành hồng e ấp chưa chịu nở

Chẳng biết xuân đến tự bao giờ

Đóa cúc vàng ươm như rạo rực

Nhắc nhở xuân về hồng biết chưa?

Bé yêu không khí mùa xuân ấy

Ấm áp, vui tươi, lộc đong đầy

Yêu tiếng ca vang rộn thôn xóm

Hân hoan hạnh phúc đón xuân về

3.2. Thơ chúc Tết cho trẻ mầm non: Bé gọi mùa xuân

Xuân ơi về chưa? Bé đang đợi

Đợi màu nắng vàng, cánh én bay

Đợi nụ hoa hồng bừng tỉnh giấc

Đợi cơn gió nhẹ xua tan mây

Xuân ơi về chưa? Bé đang đợi

Đợi bánh mứt, kẹo quà đầy mâm

Đợi mẹ mua về cho áo mới

Đợi tiếng nói cười rộn rã vang

Xuân ơi về chưa? Bé đang đợi

Đợi gọi tên hai chữ đoàn viên

may mắn, thịnh vượng, an khang

Đợi một năm yên bình, hạnh phúc

3.3. Thơ chúc Tết cho trẻ mầm non: Năm mới bé chúc

Năm mới bé chúc

Cả nhà sung túc

Vạn sự khang an

Phước tràn lộc sang

Mọi ngày may mắn

Bé cười tươi tắn

Kính chúc mọi người

Hạnh phúc xuân ngời

Như gia đình nhà bé.

Kính chúc! Kính chúc!

3.4. Thơ chúc Tết cho trẻ mầm non: Năm mới Canh Tý đến

Xuân sang Tết đến mọi nhà

Con chúc ông bà sức khỏe, an khang

Chúc cô chú bác giàu sang

Một năm sung túc cười vang mỗi ngày

Chúc anh chúc chị học hay

Con ngoan trò giỏi đợi ngày công danh

Chúc cho vạn sự tốt lành

Canh Tý năm mới bức tranh xuân ngời.

Xuân đến với mọi gia đình

3.5. Thơ chúc Tết cho trẻ mầm non: Tết đoàn viên

Bé vẫy giao thừa chào xuân gõ cửa

Bé vui hớn hở đón Tết đoàn viên

Đầu năm lấy hên bằng câu kính chúc

Chúc ông chúc bà sống khỏe sống lâu

Lộc phước an khang cháu con thảo hiếu

Chúc bác chúc cô tràn dư hạnh phúc

Chúc cậu chúc dì ngập phúc an khang

Chúc chị chúc anh một năm an lành

Chúc các em nhỏ ăn nhanh chóng lớn

Năm Canh Tý đến thật nhiều điều may

Xuân mới đón ngay bao lì xì đỏ. Kính chúc! Kính chúc!

Hoàng Tùng tổng hợp

Mẫu Bài Cảm Ơn Của Gia Đình Sau Tang Lễ Để Gia Đình Tham Khảo

Bài cảm ơn của gia đình sau tang lễ trên facebook

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, bài cảm ơn của gia đình sau tang lễ không chỉ dừng lại trên giấy mà còn được thể hiện thông qua mạng xã hội. Với số lượng người dùng facebook đông đảo, lời cảm ơn của gia đình sau tang lễ có thể được đăng ở trên newfeed.

Mẫu cảm ơn sau tang lễ trên facebook

Ông/bà/cha/mẹ chúng tôi là…, nguyên quán…, đã từ trần vào hồi… giờ… phút… ngày (tức ngày… tháng… năm – tính theo lịch âm), hưởng thọ… tuổi. An táng tại nghĩa trang…, huyện… tỉnh….

Thay mặt gia đình, chúng tôi xin chân thành cảm ơn bà con lối xóm, bạn bè gần xa, họ hàng thân thích, đảng ủy nhân dân…. đã đến tiễn đưa (ông/bà/cha/mẹ….) chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Xin cảm ơn ban tang lễ…. đã tận tình giúp đỡ gia đình để công việc hậu sự diễn ra trang trọng, chu toàn.

Trong lúc tang lễ còn có nhiều vấn đề sơ suất, gia đình chúng tôi xin nhận được sự thông cảm và lượng thứ.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thay mặt gia đình

Lưu ý khi viết bài cảm ơn gia đình sau tang lễ trên facebook

Có thể nói bài cảm ơn sau tang lễ trên mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng thường hướng đến sự trang trọng và ngắn gọn. Ngoài ra khi viết bài cảm ơn trên facebook không nên viết tắt, viết dài dòng hay lạm dụng icon sẽ làm mất đi sự trang nghiêm.

Bài cảm ơn của gia đình sau tang lễ theo công giáo

“Ngày…tháng…năm

Kính thưa Đức cha….

Kính thưa quý chức hội đồng giáo xứ…

Kính thưa bà con thân quyến, gia đình thông gia và công đoàn phục vụ….

Thay mặt gia đình nhà hiếu, con có đôi lời gửi đến cha và toàn thể quý vị:

Ông/bà… là người thân của gia đình chúng con, sau thời gian lâm bệnh đã được về với chúa.

Trong thời gian lâm bệnh ông/bà… quý cha và quý vị đã thăm hỏi tận tình, chia sẻ động viên. Đặc biệt đã được Cha thánh xứ…. thăm hỏi và giúp người thân của chúng con hưởng nhiều ơn lành để làm hành trang về với đức chúa.

Trong những ngày tổ chức tang lễ cho ông/bà…quý cha và quý vị đã đến thăm hỏi, kính viếng, cầu nguyện cho người thân của chúng con cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp gia đình tổ chức lễ nghi an táng tốt đẹp.

Và hôm nay chúng con không biết nói gì để thể hiện hết lòng cảm ơn tới quý cha và toàn thể quý vị. Chúng con chỉ biết nguyện xin Thiên chúa ban ơn lành đến với quý cha và quý vị.

Trong khi tổ chức tang lễ, chúng con chắc chắn còn nhiều điều thiếu sót. Kính mong quý cha và quý vị niệm tình thứ lỗi và xin tiếp tục cầu nguyện linh hồn ông/bà…

Một lần nữa gia đình chúng con xin trân thành cảm ơn.

Thay mặt gia đình nhà hiếu chúng con

Bài cảm ơn của gia đình sau tang lễ theo phật giáo

Kính thưa bạn bè xóm giềng gần xa, thân bằng cố hữu, các bên thông gia…

Kính thưa quý đại biểu, đoàn thể nhân dân các cấp…

Ông/bà/cha/mẹ… chúng tôi là…., sinh năm… do tuổi cao sức yếu, gia đình đã hết lòng cứu chữa nhưng ông/bà/cha/mẹ chúng tôi đã tạ thế vào lúc… giờ… phút… ngày… tháng… năm… tức (ngày… tháng… năm… – lịch âm). Tại gia, thôn (tổ)…, xã (phường)…, huyện (quận)…, tỉnh (thành phố)…

Ông/bà/cha/mẹ chúng tôi đã được an táng vào ngày… (tức ngày…tháng…năm… – âm lịch) tại nghĩa trang quê nhà hưởng thọ… tuổi. Nay ông/bà/cha/mẹ chúng tôi đã an hưởng tuổi già, trở về nơi chín suối. Thay mặt nhà hiếu, chúng tôi xin trân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ quan, ban ngành, đoàn thể, thân bằng cố hữu cùng đông đảo bà con…. đã đến tiễn đưa ông/bà/cha/mẹ chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn ban tang lễ xã (phường)…, sư trụ trì…. cùng ban giáo hội phật giáo tỉnh (thành phố)… và các phật tử đã giúp đỡ gia đình tận tình tổ chức lễ cầu siêu và an táng chu toàn, trang trọng.

Trong lúc tang gia, không tránh khỏi nhiều điều sơ xuất, gia đình chúng tôi mong nhận được sự lượng thứ!

Xin trân trọng cảm ơn!

Thay mặt gia đình nhà hiếu

Một vài lưu ý trong bài cảm ơn của gia đình sau tang lễ cần biết

Có thể nói mỗi gia đình sau tang lễ đều có cách thể hiện bài cảm ơn khác nhau. Nhưng chung quy lại các bài cảm ơn sau tang lễ đều có một số lưu ý như:

Bài cảm ơn sau tang lễ thường được chia thành 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

Ngôn ngữ của bài cảm ơn sau tang lễ phải mang tính chất trang trọng và lịch sự.

Bài cảm ơn ngắn gọn, xúc tích truyền tải được hết nội dung mà gia đình nhà hiếu muốn gửi đến người tham gia tang lễ.

Với mỗi tôn giáo khác nhau cách sử dụng ngôn ngữ trong bài cảm ơn sau tang lễ mang tính chất riêng.

Ngoài ra, cách thể hiện bài cảm ơn của gia đình sau tang lễ hiện nay khá đa dạng thông qua nhiều phương tiện truyền thông như loa, báo, đài, mạng xã hội…

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thơ Hai Chị Em – Nỗi Đau Của Những Đứa Trẻ Khi Gia Đình Tan Vỡ trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!