Bạn đang xem bài viết Bài Học Nhận Diện Đèn Giao Thông được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xem và tải Giáo án bài thơ Đèn giao thông miễn phí tại:
GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN BÀI THƠ ĐÈN GIAO THÔNG
Kiến thức
Trẻ biết được tên bài thơ, tên tác giả
Hiểu được nội dung bài thơ, cảm nhận được âm điệu trong bài thơ
Kỹ năng
Trẻ đọc to, rõ ràng. Rèn kỹ phát âm và khả năng ghi nhớ cho trẻ
Thái độ: Trẻ thực hiện đúng luật lệ giao thông
II. CHUẨN BỊ
3 thẻ đèn giao thông: xanh, đỏ, vàng
4 trụ đèn, các thẻ màu đỏ, xanh, vàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Ổn định- gây hứng thú
Cả lớp cùng hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”
Các con vừa hát bài hát nói đến điều gì?
Các con thấy ở ngã tư đường phố?
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc thơ
Cô giới thiệu: các con ơi đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng cũng chính là nội dung của bài thơ mà hôm nay cô muốn giới thiệu cho các con là bài thơ “ Đèn giao thông” của tác giả Mỹ Trang.
Cô đọc thơ lần 1. Tóm nội dung: “bài thơ Đèn giao thông nói về các loại đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường phố”.
Trích dẫn giảng giải đàm thoại
Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
Bài thơ nói về gì? (đèn giao thông)? Có những đèn gì?
“ Đèn xanh đèn đỏ đèn vàng
ba đèn tín hiệu an toàn giao thông”
Cô có từ “tín hiệu”: có nghĩa là báo hiệu của đèn giao thông bật sáng ở ngã tư đường phố
Khi đi qua đường các con nhớ chú ý điều gì? ( đèn tín hiệu giao thông)
Khi nào thì các con được đi?
“Đi đường bé nhớ nghe không
Đèn xanh bật sáng đã thông đường rồi”
“Thông đường”: có nghĩa ra các loại PTGT trên đường phố và người đi bộ được phép đi.
Khi đèn vàng bật thì đi như thế nào?
Khi đèn đỏ bật thì làm sao?
“Đèn vàng chậm lại dừng thôi
Đèn đỏ dừng lại kẻo rồi tong nhau
“Tong nhau”: có nghĩa là các PTGT va vào nhau đụng nhau bị ngã.
Cho trẻ phát âm lại các từ khó
Các con ơi khi đi qua ngã tư đường phố các con nhớ chú ý đèn giao thông, khi nào đèn xanh bật sáng mới được qua đường nhớ chưa nào.
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
Cho trẻ đọc thơ cùng cô 1 lần
Trẻ đọc theo, nhóm, cá nhân ( cô chú ý sửa sai)
Trò chơi “ Ai hay hơn ai” mời trẻ về 3 tổ, cô hướng dẫn trò chơi: cô sẽ đặt tên cho lần lượt mỗi tổ với 3 là màu đèn giao thông, tổ 1 đèn xanh, tổ 2 đèn vàng, tổ 3 đèn đỏ. Trên tay cô có 3 màu đèn giao thông cả lớp cùng đọc bài thơ ,khi cô giơ màu nào thì đội đèn màu đó sẽ đọc to câu thơ tiếp theo.
Cho trẻ đọc 1 lần
Hoạt động 3: Bé thi tài
Cách chơi: lớp chia làm 4 đội cô phát cho mỗi đội 1 trụ đèn giao thông, yêu cầu mỗi đội sẽ dán các đèn màu lên trụ theo thứ tự đỏ, vàng, xanh. Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào thực hiện nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
Cho trẻ thực hiện trò chơi, cô quan sát
Hết giờ cô và trẻ cùng nhận xét và tuyên dương đội chiến thắng.
Kết thúc hoạt động.
IV. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
YÊU CẦU
Kiến thức: trẻ nhận biết được ngã tư đường phố. Biết được các dấu hiệu của đèn giao thông.
Kĩ năng: trẻ biết quan sát ngã tư đường phố, trả lời được câu hỏi của cô. Phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ.
Thái độ: trẻ tham gia tốt trong hoạt động biết phối hợp với bạn khi chơi.
CHUẨN BỊ:
Sân rộng, thoáng mát, mô hình ngã tư đường phố.
Dây, đá, thun, phấn, cà kheo.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: trò chuyện về ngã tư đường phố
Hát “ Em đi qua ngã tư đường phố”.
Cho trẻ quan sát ngã tư đường phố, hỏi trẻ:
+ Đây là gì? Con nhìn thấy gì ở ngã tư đường phố?
+ Khi đi qua ngã tư đường phố các con phải chú ý đến gì? (đèn giao thông)
+ Khi nào thì được qua đường? Còn đèn vàng thì sao?
+ Đèn đỏ báo cho ta điều gì?
Các con ơi khi đi qua ngã tư đường phố các con phải chú ý đến đèn giao thông, khi đèn xanh bật lên mới được qua đường vì vậy ta mới không gặp nguy hiểm .
Hoạt động 2: trò chơi
Trò chơi “Đi theo tín hiệu”
Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi: trên tay cô có 3 thẻ thể hiện 3 màu của đèn giao thông, các con sẽ làm bác tài xế lái xe miệng phát tín hiệu còi “ bim bim” khi cô giơ đèn vàng lên thì các con chạy chậm, khi cô giơ đèn đỏ lên thì các phương tiện dừng lại, khi cô giơ đèn xanh thì các phương tiện được chạy các con nhớ chưa nào.
Cho trẻ chơi vài lần
Trò chơi “ Kéo co”
Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi: mỗi lượt chơi có 10 bạn chia làm 2 đội mỗi đội 5 bạn, mỗi đội sẽ nắm 1 đầu sợi dây khi có hiệu lệnh thì các con sẽ kéo mạnh sợi dây về phía đội của mình, nếu nơ dịch về phía đội nào thì đội đó sẽ thắng.
Cho trẻ chơi 1 lần
Hoạt động 3: chơi tự do
Các con ơi cô có một số trò chơi như: bắn thun, gắp cua. Các con ai thích chơi trò chơi nào? Vậy khi chơi các con chơi ngoan không tranh giành đồ chơi, không đánh hay xô đẩy bạn nhớ chưa nào?
Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trẻ thích, cô quan sát.
Cô giới thiệu và cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
Hết giờ cô nhận xét hoạt động.
Bài thơ đèn giao thông
Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông
Đi đường bé nhớ nghe không!
Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi
Đèn vàng đi chậm lại thôi,
Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau
Bé ngoan, bé nhớ làu làu
Xanh: đi, đỏ: phải dừng mau đúng rồi
Video giáo án bài thơ đèn giao thông
“Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long
Giáo Án Mầm Non Thơ Đèn Giao Thông
Giáo án mầm non thơ đèn giao thông
Để bé hiểu hơn về luận giao thông thì các Cô có thể dạy bé bài thơ ‘Đèn giao thông’. Hanyny mang đến giáo án mầm non thơ đèn giao thông để giúp các cô dễ dàng xoạn giáo án và dạy bé được chi tiết và đầy đủ thông tin của bài thơ.
Để bé hiểu hơn về luận giao thông thì các Cô có thể dạy bé bài thơ ‘Đèn giao thông’. Hanyny mang đến giáo án mầm non thơ đèn giao thông để giúp các cô dễ dàng xoạn giáo án và dạy bé được chi tiết và đầy đủ thông tin của bài thơ.
Mục tiêu và kiến thức của giáo án mầm non thơ đèn giao thông
Giáo án mong muốn các bé nhớ được tên bài thơ, tên tác giả và học thuộc lòng được bài thơ đèn giao thông.
Các Cô hãy dạy cho bé cách đọc điễn cảm và cảm nhận được câu từ và nội dung từng câu thơ cũng như nhịp điệu chung của cả bài. Ngoài ra Cô cũng nên chủ ý cho bé ngắn nghỉ đúng với nhịp điệu của bài thơ.
Sau khi học xong bài thơ thì các bé phải hiểu và nắm được quy tắc khi tham gia giao thông cũng như khi bé di chuyển trên đường về nhà.
Các câu hỏi giữa Cô và bé để bé có thể nắm rõ hơn nội dung của bài thơ
Cô: Bài thơ nói về điều gì nào các em?
Trẻ: Bài thơ nói về “Đèn giao thông” ạ.
Cô: Bật ảnh đèn màu đỏ và hỏi: Đây là đèn gì nào?
Trẻ: Thưa cô đèn đỏ ạ.
Rồi lần lượt cô có thể nói rõ hơn về từng loại đèn cũng như công dụng của từng màu giúp bé có thể hiểu hơn về những màu sắc quy định cho việc di chuyện như nào.
Hình ảnh về giáo án mầm non thơ đèn giao thông
Thiếu Những Bài Học Về An Toàn Giao Thông Cho Trẻ Em
Ở các khu vực nông thôn, trẻ em đi trên đường luôn là mối lo của các chủ phương tiện. Với các tình huống như trẻ em chạy bất ngờ từ trong nhà ra ngõ, đi một mình trên đường lớn, nhiều người đi đường đã “không kịp trở tay”. Để tránh đâm vào các trẻ, các chủ phương tiện phải đánh tay lái gấp và hậu quả là họ tự bị ngã xe, hoặc nguy hiểm hơn là đâm vào xe khác.
“Sau khi mua thức ăn ở chợ, tôi đi xe máy trở về nhà. Nhà tôi ở trong một con dốc nhỏ. Lúc đó, đang trên đà xuống dốc, bất ngờ có một em bé tầm 4 tuổi lao từ nhà ra ngõ. Quá đột ngột, tôi đánh tay lái gấp và cuối cùng bị ngã xe. Tôi bị đau chân khá nặng, phải ra viện băng bó.” – Anh Trần Văn Thăng (27 tuổi, ngụ huyện Tiên Du, Bắc Ninh) kể lại câu chuyện mà anh gặp phải cách đây nửa năm.
Còn chị Lưu Minh Chung (35 tuổi, ngụ ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho biết qua nhiều lần gặp các biến cố khi đi xe trên đường, chị đã rút ra một câu nói là: “Ra đường sợ nhất trẻ con – Về nhà sợ nhất không còn tiền tiêu”! Chị Chung chia sẻ thêm rằng đường liên thôn ở chỗ chị khá rộng, xe cộ đi lại cũng nhiều nhưng trẻ em đi trên đường rất “vô tội vạ”, lúc thì sang đường đột ngột, lúc thì chạy nhảy ở giữa đường.
Ở nông thôn, nhiều trẻ em tự đi học nhưng chưa có ý thức về bảo đảm ATGT. (Ảnh Internet)
Thiếu các bài học về ATGT cho trẻ
Khi được hỏi, hầu hết các phụ huynh đều trả lời rằng khi con của họ từ 5 tuổi trở lên là có thể tự đi đến các nơi gần nhà như nhà ông bà, cô chú… hay các hàng quán trong ngõ. Nhiều bậc bố mẹ cũng không ngại ngần cho trẻ tự một mình đi chơi với bạn trong làng, thậm chí đi bộ đi học vì nghĩ rằng đó là cách cho trẻ tự lập sớm, trẻ vận động nhiều cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
Đó là quan niệm không sai nhưng các bậc phụ huynh đã quên một điều là cần trang bị cho trẻ các kiến thức về bảo đảm an toàn giao thông. Khi đi từ trong ngõ ra ngoài đường phải như thế nào, đi trên đường phải đi về phía tay nào, có được đi ra giữa lòng đường hay không, lúc sang đường phải làm gì…- những bài học đơn giản mà gần gũi, cần thiết với các bé nhưng không phải bé nào cũng được học.
Không chỉ có vậy, nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan, lơ là khi cho trẻ tự vui chơi ở ngoài cổng nhà, ngoài ngõ khi trẻ chỉ mới biết đi. Điều này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm vì với chiều cao hạn chế, các phương tiện rất khó quan sát vị trí của các bé, chưa kể là các bé có thể chạy bất ngờ ra đường bất cứ lúc nào.
Trong thực tế, nhiều trẻ em đã bị xe đâm trong những tình huống như vậy. Bé Lê Gia Huy (SN 2012, con ông Lê Văn Tùng, trú tại thôn Hải Sơn, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là một trong những nạn nhân xấu số đó. Vào khoảng 11 giờ ngày 16/1, trong lúc bé Huy đang chơi đùa ngoài ngõ thì bị chiếc xe tải BKS 36C – 02257 đi ngang qua và cán lên người. Hậu quả đã làm bé Huy đã tử vong ngay tại chỗ.
Bà con hàng xóm sang chia buồn với gia đình của ông Tùng. (Ảnh: Dân Trí)
Khác với khu vực nông thôn, trẻ em ở các khu đô thị, thành phố lớn thì hầu như các bậc phụ huynh không để đi trên đường một mình. Tuy nhiên, sự chủ quan của người lớn lại ở khía cạnh khác, đó là tìm sân chơi cho trẻ. Vì thiếu sân chơi và “thiếu” sự căn dặn của các cha mẹ về việc đảm bảo an toàn giao thông mà nhiều trẻ em đã vui chơi ở ngay trên đường, nơi có nhiều phương tiện lưu thông: từ trò đuổi bắt, thả diều, đến cả… đá bóng! Điều này ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm cho trẻ em.
Nhiều trẻ em đá bóng ở ngay trên đường. (Ảnh Sưu tầm)
Hiện nay, các em đang trong dịp nghỉ hè nên nhu cầu đi lại, vui chơi càng nhiều hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho các trẻ. Điều đó có thể bắt nguồn từ một việc làm rất đơn giản: đó là dạy cho trẻ những bài học về an toàn giao thông.
Bài Thơ: Cô Dạy Con (Chủ Đề Giao Thông)
Mẹ! mẹ ơi cô dạy Khi ngồi trên tàu xe Bài phương tiện giao thông Không thò đầu cửa sổ Máy bay – bay đường không Đến ngã tư đường phố Ôtô chạy đường bộ Đèn đỏ con phải dừng Tàu thuyền, ca-nô đó Đèn vàng con chuẩn bị Chạy đường thủy mẹ ơi Đèn xanh con mới đi Con nhớ lời cô rồi Lời cô dạy con ghi Khi đi trên đường bộ Không bao giờ quên được Nhớ đi trên vỉa hè
Bùi Thị Tình (Nghệ An)
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Học Nhận Diện Đèn Giao Thông trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!