Bạn đang xem bài viết Bài Học Cổ Tích: Vì Sao Nàng Công Chúa Hạt Đậu Lại Là Người Hoàn Mỹ Hơn Cả? được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lời ngỏ:
Văn hoá truyền thống cho chúng ta hiểu rằng: Sinh mệnh vốn từ thiên thượng, do mắc tội nghiệp nên phải đoạ xuống cõi người để tu thân quay trở về. Nhân gian là cõi mê, khiến con người phải trải qua khổ nạn mà tu dưỡng thành một sinh mệnh tốt thật sự, ở trong thùng thuốc nhuộm xã hội mà vẫn giữ được sự thuần thiện tiên thiên. Chỉ khi biết trân quý bản thân mình, phù hợp với tiêu chuẩn của thiên quốc thì sinh mệnh mới tìm được con đường quay trở về.
Thuở mới xuất hiện văn minh, Thần đã nhiều lần giáng thế để dạy cho nhân loại các tiêu chuẩn cần có để làm người. Thần cũng hiển linh trong các trường hợp đặc thù để con người hiểu được bài học đó, nhớ tới Thần cũng là nhớ về cội nguồn của sinh mệnh. Vì thế bằng nhiều cách khác nhau, Thần đã truyền cấp cho con người văn hoá, những quan niệm đạo đức để con người có được nền tảng tư tưởng đúng đắn, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.
Truyện cổ tích là một bộ phận không thể thiếu trong Văn hoá Thần truyền. Dù cho xã hội đã phát triển như thế nào đi nữa, dù thuyết vô Thần và các loại học thuyết nguỵ khoa học đã dụ hoặc con người bài xích sự tồn tại của Thần, nhưng những quan niệm về tốt, xấu, đúng, sai vẫn được truyền thừa thông qua truyện cổ tích hay những câu chuyện Thần tiên lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đặc biệt trong văn hoá truyền thống Việt còn lưu lại rất nhiều câu chuyện về tu luyện, để muôn đời hiểu rằng đó mới là mục đích để làm người.
Trọn bộ: Bài học cổ tích
***
Nhà văn Nga Paustovsky từng viết: “Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ em của Andersen còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó”. Và tất nhiên, vẫn có những câu chuyện mà không phải người lớn nào cũng hiểu.
“Nàng công chúa và hạt đậu” là một câu chuyện như thế, trong lịch sử cũng từng có rất nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện này.
Truyện kể rằng…
Ngày xưa, có vị hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ. Công chúa thì chẳng thiếu gì, nhưng nàng nào cũng có vài nhược điểm hoặc tật xấu. Thế là một ngày kia, hoàng tử đành buồn rầu trở về nhà.
Sáng ra người ta hỏi thăm đêm qua nàng ngủ có yên giấc không. Nàng đáp: “Suốt đêm tôi không chợp mắt, vì nằm phải vật gì răn rắn, thâm tím cả mình mẩy”.
Hoàng hậu bèn phán: “Công chúa ra công chúa thật! Đây chính là nàng công chúa toàn thiện toàn mỹ, nằm trên hai mươi lần đệm nàng vẫn thấy đau vì một hạt đậu”.
Hoàng tử cưới nàng làm vợ và hạt đậu được bày trong một phòng triển lãm, đến giờ chúng ta vẫn có thể vào xem được, vì chưa có ai lấy đi cả.
Chuyện tôi kể đến đây là hết, và tôi xin cam đoan với các bạn là chuyện có thật đấy…
***
Hẳn là bạn sẽ thấy khó hiểu vì sao nàng công chúa này lại được hoàng hậu khen là toàn thiện toàn mỹ, và chọn làm hoàng hậu tương lai của vương quốc mình? Một hạt đậu bé tí thì chỉ cần một lớp đệm là đủ, vậy mà vì sao có tới 20 lớp đệm mà nàng vẫn cảm thấy đau nhức khắp mình mẩy?
Chúng ta có thể hiểu rằng, gia đình hoàng gia này vốn dĩ rất khó tính, hoàng tử cất công đi chu du khắp thiên hạ, đã gặp nhiều công chúa cao quý trên thế gian nhưng vẫn không tìm được nàng công chúa chân chính của lòng mình. Gặp công chúa nào chàng cũng thấy có điều không hoàn hảo.
Sự hoàn hảo của nàng công chúa trong câu chuyện này chính ở khí chất cao quý, ở đức hạnh, sự nhân hậu và trí thông minh thiên bẩm của nàng.
Khác với tất cả các nàng công chúa trên thế gian mà hoàng tử từng gặp, nàng đến với hoàng gia không phải trong bộ cánh lộng lẫy kiêu kỳ cùng với đoàn tuỳ tùng của riêng mình, mà là một thân một mình trong đêm mưa gió, với vẻ bề ngoài tả tơi nhưng vẫn tự tin mà nói rằng nàng là một công chúa hoàn hảo. Kỳ thực chỉ người có đức hạnh cao quý, có nội tâm mạnh mẽ thật sự mới có thể đủ tự tin và đủ “to gan” khẳng định mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào – dù cho đó là hoàn cảnh tồi tệ nhất.
Hoàng hậu vốn dĩ cũng là một người rất đỗi trí tuệ. Bà không hề tầm thường khi nghĩ ra thử thách dành cho nàng. Có lẽ bà đã nhận ra trước mặt mình là một cô gái có khí chất, có đức hạnh. Sự khốn khó và hoàn cảnh gian khổ không làm mất đi sự tự tin và đức hạnh của nàng. Nhưng liệu rằng sống trong nhung lụa, nàng ấy liệu có còn giữ được phẩm hạnh hay không, hay nàng sẽ bị “ru ngủ” với sự xa hoa phù phiếm chốn hoàng cung? Vậy thì còn phải thử thách. Hoàng hậu rất trí tuệ khi đưa cho công chúa một thử thách với ẩn ý hết sức thâm thuý.
Rõ ràng việc bà đặt 20 tấm nệm lên một hạt đậu và mời nàng nghỉ ngơi là một sự gợi ý mà chỉ có người rất thông minh và nhạy cảm mới hiểu rằng đây chính là đề bài mà hoàng hậu đưa cho nàng. Có điều gì dưới 20 tấm nệm kia, chắc hẳn khi tìm dưới 20 tấm nệm nàng thấy một hạt đậu. Nhưng giải nghĩa câu đố này của hoàng hậu mới là vấn đề.
Phương Đông có câu: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, và: “Tri âm tri kỷ”. Những người có tư tưởng giống nhau sẽ hiểu cái lý của nhau mà không cần phải nói trực diện. Với những người đức độ, cao quý và trí tuệ, để tìm được tri âm họ sẽ dùng các cách thức không trực diện để hiểu được chiều sâu của tư duy và cảnh giới tư tưởng của nhau. Điều ấy cũng giống như câu chuyện “Bá Nha và Tử Kỳ”, chỉ qua tiếng đàn mà tìm được tri kỷ. Và câu trả lời của cô gái cũng đã khiến hoàng hậu tìm được “người kế vị tri âm” của mình.
Nàng trả lời rằng nàng không thể chợp mắt, thâm tím mình mẩy. Câu trả lời của nàng phải chăng có nghĩa là: Cho dù cuộc sống hoàng cung xa hoa êm ấm, nhưng một vị công chúa thật sự phải có lòng trắc ẩn vĩ đại để quan tâm và trăn trở cho số phận của những thần dân ở tầng đáy của xã hội. Những con người ở hoàn cảnh ấy cũng cách xa nàng như hạt đậu dưới 20 lớp đệm, nhưng chắc chắn sự đau khổ của họ cũng sẽ khiến nàng đau đớn, đây là cái lý mà nàng đã đáp trả câu hỏi của hoàng hậu.
Người có tấm lòng bao dung rộng lớn mới hiểu được ý nghĩa của hạt đậu nằm dưới 20 tấm nệm, mới biết “lo trước cái lo của thiên hạ”, từ đó mới có thể nói ra cái lý này. Với những người không có điều suy tư trăn trở ấy, sẽ vĩnh viễn không tìm ra được câu trả lời trong câu hỏi hết sức thâm thuý của hoàng hậu. Bà đã tìm được tri kỷ của mình, và thật tuyệt vời đó cũng chính là hoàng hậu tương lai của vương quốc.
Và nàng công chúa rõ ràng rất xứng đáng được lựa chọn để đứng đầu thiên hạ, tin chắc rằng thần dân dưới sự cai trị của nàng cũng sẽ được ấm no hạnh phúc…
Công Chúa Và Hạt Đậu, Chuyện Của Những Người Thông Minh
Lúc bé khi mới bắt đầu biết đọc truyện tranh, mình đã mê mẩn những quyển truyện cổ tích minh họa bằng tranh màu bé cỏn con trong lòng bàn tay, được bán ở mấy cửa hiệu đồ chơi gần trường tiểu học.
Một trong những truyện cổ để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất đó là “Công chúa và hạt đậu” (The Princess and the Pea) của Andersen. Truyện kể về một hoàng tử vương quốc nọ đang tìm một nàng công chúa xứng đáng để làm vợ, và phải là một người thập toàn thập mỹ. Nhưng hoàng tử chu du khắp thiên hạ cũng không thể nào tìm được người như ý nguyện, vì ở cô công chúa nào cũng có điểm khiến hoàng tử không hài lòng.
Theo dõi quá trình kén vợ của con, hoàng hậu cũng sốt ruột hỏi con trai tiêu chuẩn tuyển chọn như thế nào thì bản thân hoàng tử cũng không trả lời được. Hoàng hậu bảo chỉ cần hoàng tử đưa cô công chúa ấy về nhà, bà sẽ có cách để kiểm tra xem cô ấy có xứng đáng với hoàng tử hay không.
Một buổi tối nọ, thời tiết bên ngoài đầy giông bão, có một cô gái đến gõ cửa nhẹ (nhấn mạnh là “nhẹ” nha) lâu đài và xin được trú tạm một đêm, tất nhiên cô có tự xưng mình là một công chúa đích thực.
Phần cao trào của câu chuyện là khi hoàng hậu nghĩ ra bài test bằng cách sắp xếp cho công chúa vào nghỉ ở một gian phòng, bà để một hạt đậu ở dưới cùng, và xếp 20 tấm nệm lên trên, trên 20 tấm nệm đó là 20 chiếc khăn làm bằng lông tơ của con ngỗng nên phải nói êm mượt vô cùng. Sáng hôm sau, cô công chúa bị hoàng hậu khảo đảo về tình trạng giấc ngủ thì công chúa than thở rằng cả tối hôm qua hầu như không chợp mắt được vì có vật gì cứng ở dưới giường khiến cho cô trằn trọc mãi.
Nghe câu trả lời, hoàng hậu mừng như bắt được vàng, xác nhận cô chính là công chúa đích thực và là người vợ thập toàn thập mỹ cho hoàng tử, vì trên thế giới này chẳng có ai lại nhạy cảm đến thế!
Thử phân tích một chút về câu chuyện: Người thông minh nhất trong truyện là ai?
Tất nhiên không phải là hoàng tử, vì tuy xác định được tiêu chuẩn chọn vợ là một công chúa đích thực thập toàn thập mỹ nhưng bản thân anh ta cũng không biết test như thế nào cho ra kết quả mình mong đợi. Nhưng mình ấn tượng hoàng tử vì có tiêu chuẩn lựa chọn rất cao, và bản thân anh cũng phải là một người xuất chúng cao giá nên ngay cả cô công chúa đích thực thông minh nhất cũng phải lặn lội tới tìm anh, thay vì chờ đợi anh tới tìm cô.
Hoàng hậu là một người thông minh, hơn đức vua và hoàng tử nhiều, nhưng cũng không phải thông minh nhất. Khi thấy việc kén vợ của hoàng tử rơi vào bế tắc thì hoàng hậu chủ động là người tìm cách hóa giải, và nghĩ ra được bài test cho cô công chúa nọ phải nói là đỉnh của đỉnh. Best queen tinh đời là đây!
Cuối cùng, nhân vật công chúa với mình là người thông minh nhất, ở chỗ cô định giá được hoàng tử và cọc chủ động đi tìm trâu (xin bạn lưu ý đây là thời cổ của cổ đại, lúc đó đa phần hoàng tử đi tìm và giải cứu công chúa chứ làm gì có chuyện công chúa đi tìm hoàng tử). Hạnh phúc và tương lai của mình thì phải tự mình nắm bắt lấy, chứ mình thông minh xuất chúng mà ngồi yên một chỗ thì biết khi nào chàng hoàng tử ngu ngơ mới tới tìm mình được?
Và phong thái của công chúa thì quá xuất chúng, dù trong đêm mưa gió bão bùng, tới xin trú nhờ cũng không có đập cửa rầm rầm hay ồn ào gọi cửa mà chỉ gõ nhẹ cho tới khi bên trong nghe được. Công chúa cũng rất khéo léo khi tiết lộ thân phận của mình, thì từ điểm đó hoàng hậu mới có cớ triển khai bài test, chứ nếu chỉ bảo là một cô gái lỡ đường tất nhiên sẽ không được đón tiếp tới mức như vậy. Và công chúa thì lại hết sức mẫn cảm và tinh tế, phải là một người thuộc dòng dõi quý tộc có đời sống tiêu chuẩn bậc cao thì mới đủ vi tế để cảm nhận được một hạt đậu nhỏ sau 20 chiếc nệm cùng 20 chiếc khăn lông ngỗng.
Một ưu điểm khác của công chúa là sự trung thực khi nói lên cảm nhận chân thật của mình, chứ gặp phường công chúa thảo mai muốn lấy lòng hoàng hậu thì sẽ giả lả bảo hôm qua ngủ rất ngon. Lúc đấy thì sẽ rớt bài test của hoàng hậu.
Câu chuyện cổ tích “Công chúa và hạt đậu” trên để lại cho mình một dư chấn tâm lý khá mạnh khi đọc lúc nhỏ, vì không ngờ ở trên đời này cũng có những người có tiêu chuẩn sống cực kỳ cao và khắc kỷ với bản thân như vậy.
Ít nhiều mình cũng bị ảnh hưởng bởi mindset của cô công chúa, mỗi lần trong nhà có đồ đạc gì để sai vị trí hay bị xô lệch thì phải xếp lại cho ngay ngắn, gọn gàng. Nếu không bản thân sẽ thấy bứt rứt, khó chịu vô cùng. Như có lần vào năm lớp 1, mình đã tắt đèn đắp chăn đi ngủ, mà nhìn lên thấy cái cặp hình con gấu đang mở chưa kéo khóa lại, thế là lò dò bò dậy đi tới kéo khóa rồi mới an tâm đi ngủ được.
Mình rất ngưỡng mộ những người thông minh. Thông minh với mình không phải là IQ cao có thể giải được mấy câu đố IQ hóc búa, mà là người đọc rộng hiểu nhiều, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, có thể lý giải được nhiều nan đề trong cuộc sống, và biết cách biến những chuyện phức tạp thành đơn giản. Và họ còn cần phải giống cô công chúa kia ở cái gọi là thông minh cảm xúc, phải biết nhận thức bản thân, đọc vị được người khác và biết được chừng mực của mình tới đâu, thiếu đi phần này thì trở thành kẻ tự cao tự đại.
Số người thông minh ở đời thực mình quen biết thật sự rất ít, ít tới nỗi chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Hơi tự cao nhưng thật sự mình không thấy được ai hiểu biết và thông minh hơn mình trong cơ số những người mình quen. Một cơ số ít khác lại nằm ở các nhân vật trong một số reality show mình xem khi trí thông minh của họ biểu đạt ra nhiều phương diện khiến mình phải wow từ lần này đến lần khác.
Một ví dụ về một người thông minh mình ngưỡng mộ là một anh trên Facebook, mình cũng không quen biết gì chỉ là vô tình đọc được một post của ảnh. Anh này là người đọc sách tiếng Anh còn nhiều hơn tiếng Việt, có thể đọc hết 20 cuốn sách tiếng Anh chỉ để tìm cho ra một ý anh cần diễn đạt, và anh đọc phải nói rất nhiều rất nhiều các thể loại sách khác nhau, hiểu biết của anh cực kỳ đa dạng trên diện rộng. Anh có một dự án cộng đồng để chia sẻ những hiểu biết của mình giúp mọi người có thể phát triển tư duy.
Kiến thức của mình nếu đi so với anh, chắc chỉ như một hạt đậu bé tí lọt thỏm dưới 20 tấm nệm, dù mình tự nhận là người đọc tối thiểu 50 cuốn sách / năm và không ngừng đọc và học liên tục. Đúng là núi cao thì luôn có núi cao hơn, và trước những người thông minh xuất chúng như vậy mình càng vô cùng bội phục.
Mình cũng đang trong hành trình tự tích lũy để có thể trở thành một người xuất chúng như vậy. Với mình, xuất chúng là một lựa chọn, và phải trải qua luyện tập kiên trì mới có được chứ không phải bẩm sinh trời phú.
Chia sẻ bài viết:
Like this:
Like
Loading…
Related
Vì Sao Truyện Thiếu Nhi Anh Quốc Thường Hấp Dẫn Hơn Của Mỹ?
Nếu xem Harry Potter và Huckleberry Finn là hai tác phẩm đại diện cho hai nền văn học thiếu nhi Anh và Mỹ, thì chúng ta sẽ có một sự so sánh thú vị: Trong trận chiến nhằm giành lấy trái tim của hàng triệu độc giả nhỏ tuổi, một bên là cậu bé phù thuỷ tại một học viện phép thuật ở cao nguyên Scotland, và bên kia là cậu bé chân trần xuôi dòng Mississippi, gặp gỡ những kẻ lừa đảo, buôn bán nô lệ và trộm cắp. Một bên đánh bại cái ác bằng cây đũa phép, còn bên kia sử dụng chiếc bè để chống lại những bất công trong xã hội. Cả hai cậu bé mồ côi này đều chinh phục thế giới văn học thiếu nhi Anh ngữ, nhưng bằng hai cách hoàn toàn khác nhau.
Kho tàng văn học Anh không thiếu những chuyện kể ly kỳ dành cho trẻ em: Alice ở xứ sở thần tiên, Winnie-the-Pooh, Peter Pan, Người Hobbit, Harry Potter, và Narnia. Thú vị thay, tất cả đều thuộc về thể loại văn học kỳ ảo (fantasy). Trong khi đó, các câu chuyện thiếu nhi kinh điển của Hoa Kỳ lại ít có yếu tố phép thuật hơn. Những tác phẩm như Tiếng gọi nơi hoang dã, Mạng nhện của Charlotte, hay Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, nổi tiếng vì sự phác hoạ chân thực cuộc sống thường nhật tại các thị trấn và nông trại miền viễn tây.
Nếu trẻ em Anh tụ tập quanh ánh sáng bếp lò để nghe kể chuyện về thanh kiếm phép thuật và những con gấu biết nói, thì trẻ em Mỹ lại tựa đầu lên gối mẹ để nghe những câu chuyện có lồng ghép thông điệp đạo đức, trong một thế giới khổ cực, nơi sự tuân phục và các giá trị Thiên chúa giáo được tôn vinh. Mỗi phong cách đều có những giá trị riêng, song cách tiếp cận của người Anh chắc chắn khiến cho trí tưởng tượng của độc giả nhỏ tuổi bay xa hơn.
Tất cả đều bắt nguồn từ di sản văn hoá đặc thù của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, người Anh luôn gắn bó với văn hoá dân gian ngoại giáo (pagan), theo bà Maria Tatar, giáo sư văn học thiếu nhi và văn hoá dân gian thuộc Đại học Harvard. Dù gì đi nữa, câu chuyện về nguồn gốc nước Anh là về một vị vua trẻ được chỉ dạy bởi một pháp sư. Huyền thoại luôn đan xen với lịch sử, từ Merlin đến Macbeth. “Trong khi người Anh đắm chìm trong những thế giới đầy mê hoặc này, thì người Mỹ, thực dụng hơn, luôn xem đất đai của họ như một thứ gì đó để khai thác,” bà Tatar nói. Người Mỹ được định hình bởi tư duy làm việc của Kháng Cách giáo (Protestant) trong các câu chuyện như Pollyanna hay The Little Engine That Could.
Người Mỹ cũng viết truyện kỳ ảo, nhưng không hề giống với người Anh, theo ông Jerry Griswold, giáo sư danh dự chuyên ngành văn học thiếu nhi thuộc Đại học Tiểu bang San Diego. “Văn học Mỹ bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện thực (realism); ngay cả văn học kỳ ảo cũng bắt nguồn từ chủ nghĩa hiện thực,” ông lấy ví dụ nhân vật Dorothy đã vạch mặt Phù thuỷ xứ Oz vĩ đại và quyền năng là một kẻ lừa đảo.
Văn học kỳ ảo Mỹ khác biệt ở chỗ: Chúng thường kết thúc với một bài học đạo đức – chẳng hạn như chú voi Horton trong các tác phẩm dí dỏm của Dr. Seuss: “Một con người dù nhỏ bé thế nào thì cũng vẫn là một con người,” và, “Tôi nghĩ những gì tôi nói, và tôi nói những gì tôi nghĩ. Một con voi trung thành một trăm phần trăm.” Ngay cả nhân vật The Cat in the Hat cũng vãn hồi trật tự khỏi sự hỗn loạn ngay trước khi mẹ về nhà. Ở xứ Oz, sứ mệnh của Dorothy kết thúc với bài học: “Không đâu bằng nhà mình.” (“There’s no place like home.”)
Địa lý đóng một vai trò quan trọng: Vùng nông thôn cổ xưa của Anh, với những toà lâu đài rải rác và những trang trại ấm cúng, tạo cảm hứng cho những câu chuyện cổ tích. Từ quan điểm của bà Tatar, người Anh bị quyến rũ bởi những cánh đồng xinh đẹp của họ: “Hãy nghĩ về Beatrix Potter nói chuyện với những con thỏ trong hàng rào, hay chú gấu Winnie-the-Pooh của A.A. Milne lang thang trong khu rừng Hundred Acre Wood.” Không phải ngẫu nhiên mà J.K. Rowling lại đặt ngôi trường Hogwarts trong Harry Potter ở vùng Cao nguyên Scotland hoang dã ma quái. Lewis Carroll lấy ý tưởng từ những khu vườn cổ kính, những dòng sông êm ả và những hành lang ẩn giấu của Đại học Oxford để vẽ nên thế giới kỳ quái trong Alice in Wonderland.
Ngược lại, thiên nhiên hùng vĩ của nước Mỹ lại cô quạnh, thưa thớt và ít ma mị hơn. Những nhân vật sống ở những dãy núi tím và đồng bằng phì nhiêu đều có thật: Chú lừa Brighty ở Grand Canyon, viên cảnh sát Boston điều khiển giao thông trong Make Way for Ducklings, và cô dâu mang tình yêu đến cho những đứa trẻ cô đơn ở một trang trại miền Trung Tây trong Sarah, Plain and Tall. Không có rồng, đũa phép, hay cây dù của Mary Poppins.
Kể từ khi Bruno Bettelheim giảng giải về ý nghĩa tâm lý của truyện cổ tích trong cuốn The Uses of Enchantment, các nhà tâm lý học đã xem việc kể chuyện như một công cụ quan trọng mà trẻ em sử dụng để vượt qua nỗi lo lắng về thế giới người lớn. Những câu chuyện cổ tích kỳ ảo được xem như những mô tả chân thực về nỗi sợ hãi của trẻ em về sự ruồng bỏ, bất lực và cái chết.
Ngày nay, có nhiều lý do để người ta tìm đến văn học kỳ ảo. Với nỗi sợ hãi khủng bố sau ngày 11/9 và sự nóng lên toàn cầu, giáo sư Griswold cho rằng các tác giả Mỹ đang ngày càng chuyển sang một thể loại văn học kỳ ảo đen tối hơn – thế giới dystopia (phản địa đàng) trong The Hunger Games, The Giver, Divergent, và The Maze Runner. Giống như sự sụp đổ của Toà tháp đôi, đây là những câu chuyện buồn và gieo rắc nỗi sợ về thế giới post-apocalyptic (hậu tận thế) đang sụp đổ, những bộ não được cấy chip máy tính phản ánh sự lo lắng về một xã hội tiêu dùng được hỗ trợ bởi mạng xã hội. Nếu trẻ em sử dụng những câu chuyện cổ tích để xử lý nỗi sợ hãi của mình, những thế giới dystopia này (cùng với những anh hùng trong đó) sẽ trao cho chúng niềm hy vọng để đối mặt với những vấn đề lớn lao trong cuộc sống.
Tác giả: Colleen Gillard Lược dịch: Đăng Trình
Nguồn: https://www.theatlantic.com/entertainment/archive/2016/01/why-the-british-tell-better-childrens-stories/422859/
From time immemorial, I’ve been drawn to the secret world of books – the world that surpasses space and time. Writing came naturally as a by-product of extensive and intensive reading. On this blog you can read some of my works in English and Vietnamese. View all posts by dangtrinh0612
Published
Truyện Cổ Tích Về Các Nàng Công Chúa Xinh Đẹp
Truyện cổ tích là thế giới thần tiên người lớn viết ra cho những đứa trẻ. Thế giới ấy nhiệm màu, tươi đẹp với hình ảnh của bà tiên, ông bụt. Đặc biệt là hình ảnh của những cô công chúa đã làm say lòng bao thế hệ. Xinh đẹp, giỏi giang lại có phẩm chất lương thiện. Công chúa trở thành hình tượng đẹp trong những câu chuyện cổ tích.
1. Ba nàng công chúa
Xưa kia, có một vị vua, ông cai quản đất nước của mình vô cùng tốt, dân chúng cơm no áo ấm, an cư lạc nghiệp, cuốc sống rất hạnh phúc.
Nhà vua có ba nàng công chúa nhất mực xinh đẹp, ba nàng công chúa ngay từ khi sinh ra đã có một loại sức mạnh thần kỳ, đó là khi họ khóc nước mắt rơi xuống sẽ hóa thành những viên kim cương óng ánh.
Một hôm, nhà vua phát hiện thấy rằng tuổi mình đã cao, sức khỏe đã yếu mà vẫn chưa có người nào để truyền ngôi vị, các nàng công chúa không có ai chăm sóc, vì vậy nhà vua liền chiêu cáo thiên hạ tìm chồng cho các công chúa.
Một tháng sau, trong lâu đài của nhà vua chật ních các hoàng tử, kỵ sĩ và những người giàu có đến từ khắp nơi trên thế giới, tất cả họ đều là những chàng trai kiệt xuất, khôi ngô tuấn tú, diện mạo phi phàm. Họ tràn đầy tự tin tiến vào lâu đài chờ đợi sự lựa chọn từ các nàng công chúa.
Giữa trưa, nhà vua dẫn theo ba nàng công chúa đi vào cung điện, để chào đón sự có mặt của những vị khách từ phương xa tới, nàng công chúa lớn đã hát một bài hát, giọng hát trong vắt của nàng giống như âm thanh của thiên nhiên. Nàng công chúa thứ hai thì nhảy một điệu nhảy, những bước nhảy của nàng uyển chuyển nhẹ nhàng, động tác đẹp mỹ diệu. Còn nàng tiểu công chúa nhỏ tuổi nhất, khẽ nở một nụ cười nhẹ nhàng rồi trốn sau lưng nhà vua mà không ra…
Nhà vua lúng túng khó xử, giải thích với mọi người và mong mọi người bỏ qua cho, tiểu công chúa từ khi sinh ra đã không nói chuyện với ai và rất sợ người lạ.
Để lấy lòng các nàng công chúa, mọi người lần lượt thể hiện tài năng xuất chúng của mình. Có người ở đó vẽ tranh, làm thơ tặng cho nàng công chúa lớn, có người vì công chúa thứ hai mà múa kiếm, thể hiện tài phi ngựa, chỉ có rất ít người dâng bảo vật quý báu tặng cho nàng tiểu công chúa.
Hai nàng công chúa lớn đều rất vui vẻ đồng thời cũng dần dần có được lựa chọn của mình, chỉ có tiểu công chúa vẫn im lặng trốn ở đằng sau lưng nhà vua.
Nàng công chúa lớn nhất cuối cùng đã lựa chọn một hoàng tử, vị hoàng tử tài năng xuất chúng này đã hứa hẹn với nàng: “Ta sẽ vì nàng mà chinh phục cả thế giới này, trên mỗi tòa thành chinh phục được, ta sẽ khắc tên của nàng.”
Nàng công chúa thứ hai cuối cùng lựa chọn một chàng trai thông minh, giàu có, người này hứa hẹn với nàng rằng: “Ta sẽ vì nàng mà kiếm thật nhiều tiền để xây dựng một cung điện nguy nga tráng lệ nhất thế giới này, bên trong sẽ bày biện các loại báu vật xinh đẹp.”
Còn nàng tiểu công chúa bình tĩnh nhìn tất cả các chàng trai rồi lặng im lắc đầu.
Vào lúc nhà vua chuẩn bị tuyên bố kết quả, thì từ trong đám đông đi ra một chàng thanh niên chăn dê trẻ tuổi, chàng trai đi thẳng đến trước mặt tiểu công chúa, và thì thầm vào tai nàng một câu. Tiểu công chúa bỗng nhiên nở nụ cười rạng rỡ và không chút do dự khoác tay người chăn dê, vậy là ba nàng công chúa đều đã tìm được cho mình những người ưng ý nhất.
Một thời gian sau, Nhà vua lâm bệnh nguy kịch, liền phái người đến tìm các nàng công chúa.
Ông đã rất kinh ngạc phát hiện, vợ chồng tiểu công chúa ăn mặc sạch sẽ gọn gàng nhưng quần áo đầy những miếng vá. Ông rất hiếu kỳ và hỏi họ vì sao lại sống nghèo khổ đến như vậy?, mặc dù biết rõ rằng, tiểu công chúa chỉ cần nhỏ một giọt nước mắt là sẽ đủ tiền mua cả một cửa hàng quần áo.
Người chăn dê nói: “Thưa đức vua, đó là bởi vì con chưa bao giờ để cho nàng phải khóc”.
Nhà vua lập tức quyết định, đem ngôi vua truyền cho người chăn dê.
Có lẽ mỗi người đều có những lý giải riêng cho hạnh phúc của mình, cho đến bây giờ cũng không có một đáp án duy nhất, nhưng chỉ có người chăn dê mới hiểu được cái gì là đáng trân quý.
Nhà vua liền hỏi tiểu công chúa: “Năm đó người chồng chăn dê đã nói với con câu gì?”
Nàng tiểu công chúa trả lời: “Chàng đã nói thầm vào tai con rằng, dù cho nước mắt của nàng có thể hóa thành kim cương quý giá nhất, ta cũng nguyện cả đời sống trong nghèo khổ chứ nhất định không để nàng phải khóc”.
Câu chuyện mượn hình ảnh của những nàng công chúa để nói về điều quý giá nhất trong cuộc sống, đối với nhiều người hạnh phúc đến từ tiền bạc danh tiếng, tình yêu được xây dựng trên những của cải vâth chất, song đối với công chúa út, một người đàn ông không bao giờ để mình rơi nước mắt ngay cả khi những giọt nước mắt đã có thể biến được thành tiền mới là người có thể xứng làm chồng. Điều quý giá nhất trong cuộc sống là khi người ta biết trân trong lẫn nhau, sự tôn trọng đó xuất phát từ trái tim chân thành.
2. Nàng công chúa tóc mây
Ngày xưa có một đôi vợ chồng nghèo sống ở một ngôi nhà nhỏ nhắn ven rừng. Một hôm người vợ thấy cạnh nhà có một giống hoa màu tím lạ, nên nài nỉ bắt ông chồng hái cho được bông hoa đấy.
Thương vợ người chồng leo qua tường hái bông hoa ấy. Nhưng người chồng không ngờ rằng đây là khu vườn của mụ phù thủy. Bà ta bắt gặp người chồng hái trộm nên ra điều kiện:
– Nếu ngươi chịu giao đứa con đầu lòng của ngươi cho ta, ta sẽ tha cho ngươi.
Quá sợ lời nguyền của mụ phù thủy nên người vợ đành chấp nhận lời đề nghị của mụ. Năm ấy người vợ hạ sinh một đứa con gái và vợ chồng họ đành giao đứa con gái đầu lòng của mình cho mụ ta.
Thời gian trôi qua cô bé càng lớn càng xinh đẹp nhất là bộ tóc dài vàng óng mượt. Sợ nàng trốn thoát mụ phù thủy đã đem nàng nhốt trên một ngọn tháp cổ rất cao. Mỗi khi về tới nhà mụ phù thủy lại gọi:
– Tóc dài! Tóc dài!
Thế là cô gái thả mái tóc xuống để mụ phù thủy leo lên. Ở trên tháp cổ một mình ngày nào cô gái tóc dài cũng cất cao tiếng hát để xua đi nỗi cô quạnh.
Một hôm có vị hoàng tử cưỡi ngựa đi ngang qua chợt nghe thấy tiếng hát của nàng. Chàng tò mò đến gần và thấy sự kiện lạ lùng khi thấy mụ phù thủy leo lên và leo xuống cái tháp bằng mái tóc dài của nàng.
Chờ mụ ta đi khuất chàng đến bên tháp bắt chước làm theo mụ phù thủy. Khi gặp được cô gái tóc dài, Hoàng tử cùng cô gái đàn ca vui vẻ họ trở nên thân thiết nhau hơn. Và chàng hẹn với cô gái hôm sau sẽ quay trở lại nữa.
Tối đến khi mụ phù thủy trở về nhà, cô gái đã thật thà kể lại hết câu chuyện cho mụ phù thủy nghe. Bà ta tức giận cắt mái tóc dài của cô gái cột vào cửa sổ. Rồi bà ta dắt cô gái bỏ vào rừng sâu.
Sáng hôm sau hoàng tử lại đến và leo lên tháp. Chàng gặp mụ phù thủy đứng bên cửa sổ và biết là mình đã bị lừa. Mụ phù thủy cười khoái trá và cắt mái tóc để hoàng tử rơi từ trên cao xuống. Nhưng rất may chàng lại rơi trên đống tóc dài mà mụ đã cắt đi. Còn mụ phù thủy lúc này mới nhận ra rằng mình không còn cách nào để leo xuống và bị nhốt trên tháp cao suốt cuộc đời.
Đến lúc này thì Hoàng tử chạy đi tìm cô gái ở khắp nơi, bất chợt nàng nghe văng vẳng tiếng hát của nàng ở mãi tận rừng sâu. Chàng vui mừng thúc ngựa chạy mau vào rừng và gặp lại cô gái.
Chàng vui mừng dẫn nàng về ra mắt vua cha và xin với vua cha được cưới cô gái tóc dài làm vợ. Từ đó họ sống bên nhau thật hạnh phúc. Và nàng cũng đã tìm lại được cha mẹ nghèo khó của mình nơi xa xôi sau bao năm xa cách.
Câu chuyện là lời khẳng định chắc chắn cho chân lý cái đẹp sẽ chiến thắng cái ác, mụ phù thủy tượng trưng cho cái ác, đến cuối cùng phải trả giá rất đắt. Nàng công chúa tượng trưng cho cái thiện, cho đến cuối cùng dù gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng vẫn gặp được hạnh phúc của đời mình. Nhân quả ắt sẽ có báo ứng là thông điệp câu chuyện muốn truyền tải.
3. Nàng công chúa ống tre
Thuở xa xưa ở Nhật Bản, có một lão tiều phu chuyên nghề đốn củi. Một ngày nọ, khi đang ở trong rừng, ông phát hiện một đốt tre phát ra những tia sáng vàng rực rỡ. Hiếu kì, ông đến gần nhìn cho rõ. Trong đốt tre phát sáng ấy là một bé gái nhỏ rất đáng yêu. Vợ chồng ông vốn không con cái nên ông bèn bế đứa trẻ về nhà và nuôi nấng yêu thương. Họ đặt tên cho bé là Kaguya Hime. Vào thời gian đó, cứ mỗi lần ông lên rừng thì đốn củi đến đâu, vàng ào ào tuôn ra đến đấy. Chẳng mấy chốc mà vợ chồng ông trở nên giàu có.
Thật kì diệu là chỉ trong vòng 3 tháng, Kaguya Hime lớn rất nhanh và trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Sắc đẹp của nàng vang khắp đất nước. Rất nhiều những chàng trai trẻ lặn lội đường xa đến ngỏ lời cầu hôn nhưng nàng đều từ chối. Chỉ còn lại 5 người quyết không nản lòng. Kaguya Hime bèn đưa ra những điều kiện và nàng chỉ bằng lòng kết hôn với người nào có thể thực hiện được điều nàng muốn. Nàng yêu cầu họ tìm cho nàng những thứ chẳng tồn tại trên đời này, và vì vậy mà 5 kẻ cầu hôn nọ đều thất bại quay về.
Cùng lúc ấy, nhà vua cũng nghe về sắc đẹp của Kaguya Hime nên quyết định phải cưới cho được nàng về làm hoàng hậu. Nhưng cả ngài cũng bị nàng từ chối. Nhà vua bèn sai quân lính bắt nàng về cung thì bất thình lình, nàng biến mất. Nhà vua chợt nhận ra ở Kaguya Hime có một điều gì đó đặc biệt khác thường và ngài hiểu đó là lí do mà ngài thất bại.
Ba năm trôi qua, Kaguya Hime ngày càng xinh đẹp hơn. Mùa xuân năm ấy, nàng bắt đầu u sầu vào mỗi đêm trăng tròn. Nàng cứ thẩn thờ nhìn trăng mà nước mắt lăn dài. Lão tiều phu lo lắng hỏi thì nàng trả lời rằng :”Thật ra, con đến từ cung trăng, do mắc lỗi mà bị đày xuống trần. Nhưng bây giờ là lúc con phải trở về. Con sẽ rất nhớ mọi người ở đây, đó là lí do vì sao con buồn”. Ông lão vô cùng buồn phiền, ông không muốn xa cô con gái yêu nên bèn tìm đến nhà vua hỏi ý kiến. Vào một đêm trăng tròn, nhà vua sai lính đến bắt Kaguya Hime. Bất thình lình, bầu trời bỗng nhiên rực sáng. Sứ giả đến từ cung trăng cỡi mây đáp xuống, trên người khoác những bộ xiêm y rực rỡ đủ màu. Lúc đó, binh lính nhà vua sững sờ, đánh mất cả nhuệ khí. Sứ giả dìu Kaguya Hime lên kiệu lớn và khoác cho nàng chiếc áo lông. Và cứ thế nàng bay về cung trăng để lại nỗi nhớ thương cho bao người.
Câu chuyện khẳng định tình cảm ấm áp giữa con người đối với nhau. Ca ngợi tình thương của vợ chồng giá dành cho cô gái lạ mặt không quen không biết. Đồng thời khẳng định không thể có được tình yêu bằng vũ lực nếu không có được sự đồng ý từ đối phương. Công chúa xinh đẹp nhưng vẫn phải trở về nơi cô thuộc về.
4. Nàng công chúa và hạt đậu
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiện toàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ. Công chúa thì chẳng thiếu gì, nhưng nàng nào cũng có vài nhược điểm hoặc tật xấu. Thế là một ngày kia, hoàng tử đành buồn rầu trở về nhà.
Đến tối, nổi lên một cơn giông tố kinh khủng. Mưa ào ào như xối. Có tiếng gõ cửa lâu đài. Lão vương thân chinh ra mở cửa.
Sáng ra người ta hỏi thăm đêm qua nàng ngủ có yên giấc không. Nàng đáp :
– Suốt đêm tôi không chợp mắt, vì nằm phải vật gì răn rắn, thâm tím cả mình mẩy.
Hoàng hậu bèn phán :
– Công chúa ra công chúa thật ! Đây chính là nàng công chúa toàn thiện toàn mỹ, nằm trên hai mươi lần đệm nàng vẫn thấy đau vì một hạt đậu.
Hoàng tử cưới nàng làm vợ và hạt đậu được bày trong một phòng triển lãm, đến giờ vẫn vào xem được, vì chưa có ai lấy đi cả.
Câu chuyện không mang nhiều ý nghĩa nhân sinh to lớn, nhưng ta có thể thấy được sự nhạy cảm của nàng cong chúa, từ đó như một lời khẳng định cho sự tinh tế, nhạy cảm là đặc trưng ở những nàng công chúa thời xưa.
Truyện cổ tích về nàng công chúa chiếm phần lớn nội dung của thể loại văn học dân gian. Tuy đa dạng phong phú nhưng mục đích cũng hướng tới sự chiến thắng của cái thiện ca ngợi vẻ đẹp hoàn mĩ cũng như lời khẳng định cho cái đpej mãi luôn trường tồn.
Thảo Nguyên
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Học Cổ Tích: Vì Sao Nàng Công Chúa Hạt Đậu Lại Là Người Hoàn Mỹ Hơn Cả? trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!