Xu Hướng 12/2023 # Bài Chia Sẻ Lời Chúa Trong Thánh Lễ Tạ Ơn Của Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Tùng Tại Trà Kiệu 06/8/2023 # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bài Chia Sẻ Lời Chúa Trong Thánh Lễ Tạ Ơn Của Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Tùng Tại Trà Kiệu 06/8/2023 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trọng kính Cha Tổng Đại diện Phaolo Maria, nguyên là Cha Phó xứ Trà Kiệu

Kính thưa Cha Sở Gioan, và Cha Phó Phaolô

Kính thưa Quý Cha Sở và Cha Phó cựu,

Kính thưa Quý Cha quê hương và cùng tất cả Quý Cha đang hiện diện

Kính thưa Quý Sr., Quý Thầy, Quý anh em chủng sinh, cùng Quý cộng đoàn phụng vụ hôm nay.

Cộng đoàn phụng kính mến, lời “Xin Vâng” mà Đức Mẹ thưa với Thiên Chúa qua sứ thần Gabriel diễn ra trong âm thầm đơn sơ, nhưng đã làm cho vũ trụ phải chuyển động, bộ mặt địa cầu phải đổi thay, vì từ nay con Thiên Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta. Ý nghĩa đó thật nhiệm mầu để rồi hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thót lên trong bài thơ “Ave Maria”:

Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gabriel Khi người xuống truyền tin cho Thánh nữ Người có nghe xôn xao muôn tinh tú Người có nghe náo động cả muôn trời Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời. Để ca tụng bằng hoa hương sáng láng Bằng tràng hạt, bằng sao mai chiếu rạng Một đêm xuân là rất đỗi anh linh.

Vậy lời xin vâng nghĩa là gì ? Chắc có lẽ chúng ta sẽ tìm ra nhiều cách giải thích khác nhau và rất hay. Tuy nhiên trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay chúng ta lại thấy có một khía cạnh rất thực tế mà chúng ta có thể cảm nhận được.

Trong bài đọc một trích sách Samuel quyển thứ nhất, đã cho chúng ta thấy, Samuel đã phải tìm kiếm tiếng Chúa gọi để rồi được thầy cả Heli hướng dẫn, cậu Samuel đã sẵn sàng đáp lại: ” Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe“. Rồi trong bài đọc hai, thư Do thái đã lại cho thấy: Chúa không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, mà nhận lấy chính con người thưa tiếng xin vâng để rồi chúng ta hãy thốt lên: ” Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa “.

Ý nghĩa xin vâng đó đã được đúc kết không chỉ lời xin vâng của Đức Mẹ mà cả cuộc đời xin vâng của Mẹ: Mẹ đã xin vâng để sẵn sàng bỏ ý riêng chấp nhận theo ý Chúa; Mẹ đã xin vâng để có thể đón nhận con Thiên Chúa làm người trong cảnh nghèo hèn, bị chính người nhà của mình không tiếp rước; Mẹ đã xin vâng để chấp nhận cuộc chạy trốn sang Ai cập rồi trở về sống âm thầm nơi miền quê bé nhỏ chẳng ai biết đến; Mẹ đã xin vâng để đồng hành, lo lắng cho Chúa Giêsu trên con đường rao giảng Tin Mừng; Mẹ đã xin vâng khi đứng dưới chân thập giá và ẳm xác con rất yêu dấu mà hình tượng chẳng còn người ta nữa; cuối cùng Mẹ xin vâng khi xác Chúa được mai táng trong huyệt đá mới; hơn thế nữa, Mẹ còn xin vâng để ở lại với các môn đệ trong nhà tiệc ly chờ đợi ơn Thánh Thần Chúa đến.

Đời xin vâng của Mẹ đã được kết tinh từ đời xin vâng của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã xin vâng để từ bỏ vinh quang làm Chúa, chấp nhận mang kiếp làm người; từ bỏ quyền uy để chấp nhận làm cảnh tội nhân; đỉnh cao đời xin vâng của Chúa Giêsu là nổi ưu phiền khốn cùng trong vườn Giếtsêmani: ” Lạy Cha nếu có thể được thì xin cất chén đắng này cho con, nhưng một vâng theo ý Cha đừng theo ý riêng con “, chính vâng theo ý Cha đó mà Chúa Giêsu chấp nhận cái chết treo trên thập giá.

Chính trong ý nghĩa đời xin vâng đó, chúng ta khám phá ra đời xin vâng của mỗi người chúng ta: là Linh mục hay tu sĩ, là giáo dân hay đời sống gia đình…

1/ Đời xin vâng của Linh mục, tu sĩ:

Ngay từ nhỏ người đi tu đã phải chấp nhận tiếng xin vâng của mình với Chúa, là phải biết từ bỏ thân phận của mình là giàu hay nghèo, từ bỏ những mối quan hệ không cần thiết để khép mình bước đi theo tiếng gọi, để rồi khi tiến chức họ đã phải thốt lên: ” con hứa vâng lời bề trên chính thức và những người kế vị … “. Trong lời hứa đó, họ đã để đời mình được quyết định do ý đấng bề trên: họ có thể bị chuyển từ nơi này qua nơi khác, từ việc này sang việc kia; họ phải chấp nhận mọi hoàn cảnh vui hay buồn, giàu hay nghèo, dễ chịu hay khó thở; họ sẵn sàng đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi…

2/ Đời xin vâng của người Kitô hữu:

Nhiều khi người ta cứ tưởng rằng: chỉ có những người đi tu mới xin vâng, còn người dân bình thường thì không sao!!! Không phải vậy, mà tất cả chúng ta phải sống đời xin vâng với Chúa: xin vâng để bước vào đời sống gia đình hôn nhân hay sống độc thân thánh thiện; xin vâng để có thể chu toàn những bổn phận hằng ngày mà mình đón nhận; xin vâng trong những nghịch cảnh của gia đình; xin vâng để chấp nhận nhau trong cuộc sống thường ngày; nhất là còn xin vâng để chịu đựng những ông cha của giáo xứ mình!!!

3/ Đời xin vâng của người kitô hữu trẻ:

Các bạn trẻ thân mến, nghe đến chữ xin vâng chắc rằng trong chúng ta rất bị dị ứng, vì chúng ta muốn làm chủ cuộc sống của mình, muốn tự quyết định cho mọi vấn đề cho cuộc sống, và cũng luôn muốn tìm sự thoải mái cho riêng mình. Tất cả điều rất hay nhưng sẽ là một thảm họa nếu các bạn không biết tín thác vào Chúa bằng lời xin vâng của mình.

Các bạn hãy biết tìm kiếm ơn gọi của mình như Samuel ngày xưa, biết chấp nhận sự hướng dẫn của những người đạo đức trách nhiệm, để cũng sẵn sàng đáp trả lại tiếng gọi dấn thân theo Chúa trong đời sống ơn gọi. Các bạn hãy mạnh dạn để thưa lên: ” Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe“, ” Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa “.

Kính thưa cộng đoàn thân mến, thật ngẫu nhiên, cách đây hơn 12 năm Chúa đã chọn lấy một thằng bé giữ trâu cắt cỏ để làm linh mục của Chúa, và nó đã nhận lấy một logo với một cánh tay cương quyết cầm lấy Thánh Giá với khẩu hiệu: Vinh dự của tôi là thập giá Chúa Kitô; rồi hôm nay Chúa là chọn lấy một thằng mồ côi cha mẹ để làm linh mục của Chúa và nó cũng lại chọn một cây Thập giá với một bàn tay chấp lại trong sự tín thác cùng lời xin vâng.

Kính thưa Cha Giuse, cha đã chọn thập giá như là đỉnh cao của lời xin vâng, con xin gửi đến cho tâm tình của Mẹ Teresa Calcutta gửi cho linh mục :

Thư gửi một linh mục

Kính thăm cha, cộng tác viên thân mến của Chúa Kitô,

Cha nói lời xin vâng với Chúa Giêsu và Người đã nhận lời cha. Lời của Thiên Chúa đã trở nên Giêsu, một người nghèo. Và đây chính là sự hủy mình ra không của Chúa mà cha cảm nghiệm được. Thiên Chúa không thể đong đầy những gì đã đủ – Ngài chỉ có thể đổ đầy những gì trống rỗng – đó chính là cái nghèo tột cùng – và tiếng xin vâng của cha sẽ là bước khởi đầu cho cuộc sống hoặc cho cuộc hành trình trở nên trống rỗng. Không phải chúng ta thực sự có bao nhiêu để cho mà là chúng ta trống rỗng như thế nào – để nhờ đó chúng ta có thể nhận lãnh Chúa đầy ắp cuộc sống của mình và để Chúa sống trọn vẹn trong ta.

Hôm nay, Chúa mời gọi cha làm sống lại thái độ tùng phục tuyệt đối của Người đối với Chúa Cha – và hãy để Người thực hiện điều đó nơi cha. Chủ yếu không phải điều cha cảm nhận được, mà là Chúa Giêsu cảm nhận được điều gì nơi cha. Đừng nhìn vào mình nhưng hãy vui mừng vì cha không có gì, vì cha chẳng là gì, và cha có thể chẳng làm được gì.

Hãy nở nụ cười rạng rỡ với Chúa Giêsu mỗi khi tình trạng hư không của mình làm cho cha hoảng sợ. Đây chính là cái nghèo của Chúa Giêsu. Cha và con hãy để cho Chúa sống trong chúng ta và qua chúng ta Người hiện diện trong thế giới này. Hãy bám vào Mẹ Maria bởi vì trước khi là Đấng no đầy ân sủng và tràn trề Chúa Giêsu, Mẹ cũng đã phải trải qua đêm tối: “Làm thế nào việc ấy xảy ra được…” ; nhưng chính trong giây phút Mẹ thưa tiếng “xin vâng” cũng là lúc Mẹ vội vã mang Chúa Giêsu đến cho Thánh Gioan Tẩy Giả và gia đình của ngài. Vậy cha hãy mau mắn đem Chúa Giêsu đến cho người khác không chỉ bằng lời nói mà bằng chính gương sáng của cha và bằng tình yêu mà cha dành cho Chúa Giêsu – để ánh quang thánh thiện của Chúa được chiếu giãi và hương thơm của tình yêu được lan tỏa ở những nơi cha đến. Cha hãy giữ niềm vui của Chúa Giêsu làm nội lực – hãy sống an vui, đón nhận những gì Chúa ban cho cha, và với nụ cười rạng rỡ, cha hãy trao những gì Chúa lấy đi. Cha thuộc về Chúa nên hãy thưa với Người: “Con là của Chúa – và nếu Chúa cắt con ra làm nhiều mảnh thì từng mảnh vẫn thuộc về Chúa.” Hãy để Chúa Giêsu hiện diện nơi cha trong thân phận của một người chịu khổ nạn và trong tư cách của một linh mục.

Con bắt đầu đi thăm các nhà của chúng con tại Ấn Độ đây – vậy là được sống những phút giây đẹp cùng với Chúa Giêsu trên tàu hỏa.

Xin cha cầu nguyện cho con và con cũng cầu nguyện cho cha.

Thân mến chào cha trong Chúa Giêsu.

Mother Teresa MC

“Lạy Mẹ Trà Kiệu mến yêu“, “Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng, hôm nay, tương lai và suốt đời“. Amen.

Bài Giảng Lễ Tạ Ơn Các Tân Linh Mục Dòng Thánh Thể Tại Gx. Phong Lâm, Gp. Bùi Chu

Lm. Gioakim Nguyễn Đức Việt Châu,SSS

Kính thưa các tân linh mục,

Thưa toàn thể anh chị em quí mến,

Hôm nay chúng ta hân hoan dự lễ tạ ơn của các tân linh mục Dòng Thánh Thể. Các Ngài là những người anh em trong hàng ngũ chúng ta, nay được Chúa tuyển chọn để tham dự đặc biệt vào quyền tư tế đời đời của Chúa Kitô.

Chúa Kitô là vị linh mục đời đời. Nếu công việc cứu chuộc tự nó đã đầy đủ và hoàn tất, thì công việc phổ biến ơn cứu chuộc, vẫn còn thiếu.Vì thế, Thiên Chúa đã trao phó công việc này cho Giáo Hội, cho 12 Tông Đồ và cho những người được kêu gọi để nối tiếp công việc ấy.

Thì trước mặt chúng ta hôm nay, các tân linh mục Dòng Thánh Thể vừa lãnh nhận sứ điệp sai đi, để tiếp tục công việc của Chúa. Các ngài đã được tuyển chọn để tham gia một cách đặc biệt do bí tích Thánh Chức, vào quyền hiến tế của Chúa Kitô. Các ngài không tự gán cho mình cái vinh dự này, mà do ơn tuyển chọn của chính Chúa như lời Chúa đã nói:”Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng Thầy đã chọn các con”

Kính thưa quí vị,

Người Công giáo Việt Nam, quen gọi các linh mục là Thầy Cả, vì quyền chức của các ngài thật lớn lao cao cả. Khi nói về quyền chức của linh mục, thánh Cyprianô đã tóm lại trong hai điểm chính yếu là:

Ngày khai thiên lập địa, Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng” thì này đây, ánh sáng huy hoàng xuất hiện. Chỉ một lát nữa, các tân linh mục của chúng ta nghiêng mình trên chiếc bánh miến và trên chén rượu nho, các ngài đọc lời truyền phép, tức thì bánh miến và rượu nho trở nên Mình và Máu thánh Chúa Giêsu. Và trên con người tội lỗi, bàn tay các ngài sẽ giơ lên và nói: “Cha tha tội cho con” thì cho dầu tội lỗi đỏ như máu, tâm hồn cũng trở nên trong trắng như tuyết!

Thưa anh chị em,

Quyền chức cao trọng ấy, Thiên Chúa đặt trong những con người yếu đuối. Chúa nâng lên một bậc cao sang, mà Chúa không cất đi những sự yếu hèn của con người. Vì thế thánh Phaolô đã viết cho giáo đoàn Hípri lời này: “Vì yếu đuối, ngài cũng phải dâng lễ đền tội cho chính mình cũng như cho dân chúng” (Hr 5,1-2).

Và sau mấy lời suy niệm về thiên chức linh mục, chúng tôi xin có mấy lời tâm sự, của một người anh em linh mục, để chia sẻ với các tân linh mục mà chúng tôi rất qúi trọng.

Trước hết, thưa các tân linh mục!

Chân Phước Chevrier một đời lo cho linh mục, ngài đã nói: “Linh mục là một người bị ăn”. Nguyên văn tiếng Pháp là: “Le prêtre est un homme mangé“. Nghĩa là từ đây các cha không còn thuộc về các cha nữa, mà các cha là của đoàn chiên, của mọi người. Mình Thánh mà các cha cầm nơi tay để trao ban cho mọi người, ấy là biểu hiệu đời linh mục, một con người bị ăn. Làm linh mục không phải cho mình mà cho người khác. Thời giờ của các cha là của họ, tài năng kiến thức của các cha là của họ. Làm linh mục là cho, mà không mong được đền đáp như lời Chúa phán: “Thầy đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ… và dâng mình làm giá chuộc muôn dân”.

Ý tưởng thứ hai lấy trong câu truyệncủa thánh Gioan Vianney. Người ta kể lại, ngày ngài lên đường đi nhận xứ mới, sau ngày lãnh chức linh mục. Ngài được chỉ định đi nhận xứ Ars, một giáo xứ gần như mất đạo, không có người hướng dẫn, không có người đón đưa. Một mình thất thểu trên đường dò dẫm tới xứ Ars. Trên đường Ngài gặp một em nhỏ, Ngài lân la làm quen rồi hỏi em bé: “Này em, đường về xứ Ars đi ngả nào?”. Em bé ngước mặt nhìn ông già rồi nói: “Ông đi lối này, rẽ tay phải thì tới. Gần tới nơi rồi đấy!”.

Cha thánh Gioan Vianney nhìn em bé và nói: “Em chỉ cho ta đường về xứ Ars. Ta sẽ chỉ cho em đường về Thiên Đàng! “.Thưa các cha, đó cũng là bổn phận của cả cuộc đời linh mục, là chỉ đường cho người ta về Thiên Đàng.

Sau cùng, chúng tôi thay mặt toàn thể cộng đồng dân Chúa giáo xứ Phong Lâm, có lời chúc mừng các tân linh mục Dòng Thánh Thể. Xin các tân linh mục rộng tay ban phúc lành của Chúa cho tất cà mọi người hiện diện, và cho toàn thể giáo xứ Phong Lâm chúng tôi. Amen.

Bài 16: Thánh Lễ Tạ Ơn

“Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn,trao cho các ông và nói : Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19)

BÀI HỌC :

Thánh Lễ là việc Chúa Giêsu dâng mình cho Chúa Cha qua hy tế thập giá để tạ ơn Thiên Chúa và cầu xin ơn tha tội cho con người.

I – CHÚA GIÊSU THIẾT LẬP THÁNH LỄ

Trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu đã làm một cử chỉ bẻ bánh báo trước hy lễ thập giá. Bánh bẻ ra chính là thân thể bị hủy tế vì ta, và rượu trong chén chính là Máu Chúa Giêsu đổ ra để tha tội ta, nhờ đó hy lễ thập giá được tiếp tục qua mọi thời đại cho tới khi Người đến.

Hy tế của Đức Kitô hiện diện trên bàn thờ đem lại cho muôn thế hệ Kitô hữu khả năng được kết hợp với lễ dâng của Người. “Chúng ta tin rằng các linh hồn sẽ được hưởng nhiều ơn ích nếu chúng ta cầu cho họ khi Đức Kitô, Chiên Hy Tế cực thánh cực trọng đang hiện diện… Khi khẩn cầu cho những người đã an giấc, dù họ còn là tội nhân, chúng ta đã dâng lên Thiên Chúa chính Đức Kitô, Đấng đã hiến mình vì tội lỗi chúng ta, để Người giao hòa họ và chúng ta với Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người” (Thánh Syrilô Giám Mục Giêrusalem).

Dâng thánh lễ là chúng ta chúc tụng , cảm tạ Thiên Chúa, và cũng là đền tội và xin ơn thánh hoá nhân loại.

II – CHÚA GIÊSU NÓI TRONG THÁNH LỄ

Phụng Vụ Lời Chúa bắt đầu từ Bài Đọc I cho đến hết Lời Nguyện Tín Hữu :

1* Các bài đọc Thánh Kinh :

Trong thánh lễ có hai hoặc ba bài đọc Thánh Kinh, bài đọc 1 thường rút ra từ “các sách ngôn sứ” (Cựu Ước), bài đọc 2 từ “ký ức của các tông đồ” (các thư Tân Ước), và bài đọc cuối bao giờ cũng rút ra từ một trong 4 sách Phúc Âm.

Bộ bài đọc gồm một chu kỳ 3 năm (năm A, B, C) cho các ngày Chúa Nhật và một chu kỳ 2 năm (năm chẵn và năm lẻ) cho các ngày trong tuần. Mục đích của các chu kỳ này là để các tín hữu có thể nghe được hầu hết các bản văn Thánh Kinh quan trọng trong kỳ hạn làø 3 hoặc 2 năm.

2* Đáp Ca :

Sau khi lắng nghe Lời Chúa (bài đọc 1), chúng ta đáp lại Lời Chúa bằng chính Lời Chúa là các Thánh Vịnh (Thánh Vịnh là một cuốn Sách Thánh trong số 73 cuốn của bộ Thánh Kinh). Dùng chính Lời Chúa để nói chuyện với Chúa là xứng đáng và vui lòng Chúa nhất. Vì thế Phụng Vụ buộc bài hát đáp ca phải lấy ý từ Thánh Vịnh. Trước khi công bố bài Tin Mừng có lời tung hô Ha-lê-lu-ia để ca ngợi Thiên Chúa.

3* Tin Mừng và giảng giải :

Cao điểm của việc công bố Lời Chúa là bài Phúc Âm vì đây chính là Lời Chúa Kitô nói với chúng ta nên mọi người đứng để nghe đọc. Trước đó mọi người còn đáp: “Lạy Chúa, vinh danh Chúa”, đồng thời ghi 3 dấu thánh giá : trên trán để xin Chúa mở trí cho hiểu Lời Chúa, trên môi để xin Chúa mở miệng nói Lời Chúa, và trên ngực để xin Chúa mở lòng yêu mến Lời Chúa. Thừa tác viên công bố Tin Mừng phải là Phó Tế hay Linh Mục.

Chỉ những người có chức thánh mới được quyền giảng dạy trong Phụng Vụ. Nội dung bài giảng thường là dẫn giải Lời Chúa để áp dụng vào đời sống, hoặc nói lên ý nghĩa ngày lễ, việc cử hành…

4* Kinh Tin Kính :

Nguyên thủy là lời tuyên tín trong phép Rửa, vì thế kinh Tin Kính đọc ở số ít, muốn nói là chính tôi tin và tôi đang tuyên xưng trước mặt mọi người nên không dùng từ “con” như vẫn nói với Chúa. AMEN là muốn nói ‘Tôi tin như những điều vừa tuyên xưng’.

5* Lời nguyện tín hữu :

Đây là lời nguyện đại đồng của toàn thể tín hữu đang hiện diện, chứ không phải của riêng giáo dân hay giáo sĩ. Có 4 ý nguyện chính được xướng lên để gợi ý cầu cho Hội Thánh, cho thế giới, cho một hạng người, và cuối cùng cho cộng đoàn đang hiện diện. Mọi người cùng hiệp lời cầu nguyện theo ý chỉ đó bằng câu: “Xin Chúa nhận lời chúng con”.

III – CHÚA GIÊSU DÂNG MÌNH TRONG THÁNH LỄ

Phụng vụ Thánh Thể gồm ba bước: chuẩn bị, hiến tế và hiệp lễ.

1* Chuẩn bị lễ vật :

Phần này không gọi là dâng lễ như xưa nữa nhưng là trình bày lễ vật, vì dâng có nghĩa là hiến tế, mà việc hiến tế chỉ thực hiện trong Kinh Tạ Ơn. Thánh lễ là dâng lễ vật nhưng lễ vật là Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu. Hơn nữa, lúc này bánh rượu chưa trở thành Mình và Máu Chúa nên chưa thể dâng lễ. Bàn thờ là nơi tế lễ, tượng trưng cho Chúa Kitô nên chúng ta phải cúi đầu chào Bàn Thờ.

Trọng tâm và tuyệt đỉnh của toàn bộ cử hành thánh lễ là Kinh Tạ Ơn khi toàn thể Hội Thánh kết hiệp với Chúa Kitô tuyên xưng kỳ công của Thiên Chúa và dâng hy tế.

“Khi cử hành bí tích Thánh Thể, Hội Thánh tưởng nhớ cuộc vượt qua của Đức Kitô; lúc đó, cuộc Vượt qua này trở nên hiện diện giữa cộng đoàn, vì lễ tế của Đức Kitô trên thập giá chỉ dâng một lần là đủ và luôn luôn sống động để đem lại ơn cứu độ” (GLHTCG 1364).

Thánh lễ là một hy tế vì là lễ tưởng niệm cuộc Vượt qua của Đức Kitô, và là hy tế độc nhất và độc hữu của Chúa Giêsu đã được dâng một lần thay cho tất cả. Chúng ta không bao giờ làm lại nữa và cũng chẳng bao giờ có thể làm lại được. Hành vi dâng lễ của Chúa Giêsu ngày xưa bây giờ đi vào không gian và thời gian của ta cách mầu nhiệm nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Có hàng triệu thánh lễ nhưng vẫn chỉ là một hy lễ duy nhất đã dâng bây giờ đi vào đời sống chúng ta.

Tóm lại, Thánh lễ là một hy tế vì hiện tại hóa hy tế thập giá, vì tưởng niệm và ban phát hiệu quả của hy tế thập giá Đức Kitô.

3* Nghi thức hiệp lễ :

Đây chính là việc bẻ Bánh ra làm nhiều phần để chia cho nhau và muốn nói rằng chúng ta tuy nhiều nhưng chỉ chia sẻ một bánh sự sống là Đức Kitô, cũng như chúng ta tuy nhiều nhưng phải hiệp nhất nên một thân thể là Đức Kitô.

Rước lễ nhằm mục đích kết hiệp với Chúa Giêsu để chính Người trở thành của ăn thức uống thiêng liêng cho chúng ta cho đến khi được kết hiệp vĩnh viễn ở trên trời. Bởi thế, sau khi Rước Lễ phải chăm chú cầu nguyện, tạ ơn Chúa.

Thánh lễ Tạ Ơn được hiến dâng cho mọi người nhưng chỉ sinh hoa kết quả nơi những ai liên kết với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô với lòng tin, cậy, mến; và thánh lễ có ích lợi cho chúng ta nhiều hay ít tùy theo chất lượng lòng đạïo đức của mỗi người.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu chết trên thập giá, không phải chỉ là người Do Thái đóng đinh Chúa, song mỗi lần con chìm đắm trong tội là con gây thương tích cho Chúa. Tuy nhiên chính hy lễ thập giá của Chúa xoá bỏ tội lỗi của con trong bí tích Thánh Tẩy mà con sắp lãnh nhận. Con xin dâng lời chúc tụng tạ ơn Chúa.

TÓM LƯỢC :

1* Thánh Lễ là gì ?

– Thánh Lễ là việc Chúa Giêsu dâng mình cho Chúa Cha qua hy tế thập giá để tạ ơn và cầu xin ơn tha tội cho nhân loại.

2* Chúa Giêsu thiết lập Thánh Lễ khi nào ?

– Chúa Giêsu thiết lập Thánh Lễ trong bữa tiệc ly, khi Người cầm lấy bánh và rượu dâng lời tạ ơn rồi phân phát cho các tông đồ, và truyền dạy các ông làm việc ấy mà tưởng nhớ đến Người.

3* Chúa Giêsu nói với chúng ta lúc nào trong Thánh Lễ ?

– Chúa Giêsu nói với chúng ta trong phần Phụng Vụ Lời Chúa qua các bài đọc Thánh Kinh.

4* Chúa Giêsu dâng mình lúc nào trong Thánh Lễ ?

– Chúa Giêsu dâng mình trong phần Phụng Vụ Thánh Thể khi linh mục đọc kinh Tạ Ơn biến đổi bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa.

5* Chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Thể lúc nào ?

– Trong nghi thức hiệp lễ, khi chúng ta lên Rước Lễ là nhận lãnh Thánh Thể Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu.

QUYẾT TÂM:

Ý thức tầm quan trọng của Thánh Lễ trong việc thánh hoá đời sống, tôi tập tham dự Thánh Lễ một cách nghiêm trang sốt sắng

Kể Chuyện Lễ Tạ Ơn

Một Thoáng Thanksgiving Hạnh Phúc

 Phan Thuỷ

 Tác giả là một giáo viên Pre- school tại Costa Mesa, tên thật Phan Bích Thủy, người đã hai lần viết về “Một thoáng Halloween” năm ngoái và năm nay. Bài mới của cô lần này là một thoáng của mùa lễ tạ ơn hạnh phúc.

 

 

                                  

 

Mười phút ngồi chờ nơi phòng cấp cứu bệnh viện sao lâu quá . Tôi sốt ruột, một tay thì xoa nhẹ chân Sang, con tôi, một tay thì sờ mãi lên trán nó. Cái cảm giác nóng ở lòng tôi như chuyền vào trán Sang làm nóng hơn thêm. Nhà có hai mẹ con, chưa gặp cảnh này, tôi quá bối rối , không biết làm gì hơn là ngồi chờ.

 Vừa mới đây tôi đang dạy học thì nhân viên trường báo tin có điện thoại của trường con tôi đang học. Thì ra con tôi trong giờ thể dục đã bị té bong gân. Nhà trường đã chuyển con tôi vào bệnh viện M. để cấp cứu. Tay chân tôi rụng rời ,quýnh quáng ghi vội địa chỉ bệnh viện rồi xin phép trường nghỉ để phóng xe nhanh vào bệnh viện.

Nhân viên nhà trường đã sơ cứu cho cháu và làm mọi thủ tục với bệnh viện , kể lại sự việc rồi bàn giao tất cả cho tôi.

Tôi xót xa nhìn con tôi . Sang luôn kêu khẽ, nhăn mặt đau đớn làm tim tôi thắt lại từng cơn. Nước mắt tôi muốn ứa ra nhưng tôi cố kìm giữ sợ làm con tôi thêm sợ hãi.

 

Tấm màn ngăn các phòng kéo ra, hai nhân viên bệnh viện bước vào, một nam một nữ đều là Mỹ trắng . Người đàn ông lên tiếng :

– Bác sĩ David, phụ trách case này  ( Xin chỉ viết đối đáp bằng tiếng Việt)

Tôi ah lên một tiếng ngạc nhiên, xúc động lên tiếng chào.

David nhìn tôi và tiến đến bắt tay, miệng mỉm cười :

– Không ngờ gặp Tâm ở đây.  Còn bé này là gì của Tâm?

Tôi bối rối : 

– Dạ, Đó là Sang, con trai tôi.

David đến giường khám cho con tôi.  David vừa khám vừa trao đổi với cô y tá về những việc phải làm.

Xong chàng bảo:

– Cô đừng lo lắng quá, hôm nay cô phải ở lại chờ cháu chụp X Ray. Sau khi có kết quả sẽ được chữa trị. Sang sẽ nằm lại đây 1 ngày để theo dõi rồi sẽ được về đi học lại. Có điều sẽ phải dùng nạng để đi trong vài ngày. Bây giờ phải đưa bệnh nhân đi chụp hình. Cô có thể ngồi đây chờ hay vào phòng tôi một lát không?

Tôi đi như cái máy theo Bác sĩ vào phòng mạch.

 Ngồi trên ghế, tôi rụt rè nói ngụ ý là không ngờ anh là Bác sĩ và làm việc ở đây. Nhờ bác sĩ cố gắng giúp cho con tôi.

David chống tay vào cầm nhìn tôi cười lặng lẽ :

– Cuộc đời hay thật ! Rồi có lúc tôi được giúp lại cô. Cố nhiên, tôi sẽ làm những gì tốt nhất.

– Không biết nói gì hơn. Tôi xin cám ơn Bác sĩ.

– Nếu cô cần trở lại trường thì cứ việc. Tôi sẽ săn sóc cho Sang và sẽ gặp cô sau tại nhà cô.

– Ồ không, cám ơn Bác sĩ, tôi đã xin nghỉ hôm nay và sẽ ở lại chờ tới khi xong mọi việc cho cháu.

– Vậy cô cứ ngồi đây mà chờ, đừng ngại. Tôi e cô sẽ chờ hơi lâu, tôi xin phép đi làm việc tiếp. Có tin gì tôi sẽ trở lại cho cô hay.

Chàng đi rồi, tôi mới hồi tưởng mối liên hệ của chúng tôi.

Tôi là cô giáo của Katie, con gái của chàng, lớp Pre-school 4 – 5 tuổi. Cô bé tóc vàng, mảnh mai, mặt xinh như búp bê nhưng lúc nào cũng rụt rè, ít nói, thích chơi một mình. Mỗi sáng tôi nhận Katie từ người cha đưa đến.

Chàng đấy, người đàn ông mạnh khỏe, dáng dấp nhanh nhẹn nhưng gương mặt lúc nào cũng nghiêm trang lạnh lùng ít cười ít nói . Chàng đưa bé Katie đến cho tôi rồi quay lưng đi ngay, họa hoằn lắm mới nói với tôi vài câu, thường là dặn dò thuốc uống hoặc giờ đón sẽ muộn…

 

Tôi chưa bao giờ thấy mẹ của Katie đưa đón con. Có lần tôi hỏi con bé thì Katie chỉ nói : Mẹ đi xa lắm không về nữa đâu… Con bé ứa nước mắt khi tôi hỏi.

– Bao lâu rồi em chưa gặp mẹ ? Katie chỉ nói : Lâu rồi, và khóc thút thít.

Tôi ôm con bé vào lòng xin lỗi đã làm em khóc.

Từ đó tôi đặc biệt chăm sóc Katie hơn, theo dõi từng việc học, việc chơi, từng miếng ăn, giấc ngủ… Đối lại Katie thương mến, quấn quít tôi lạ thường.

Katie luôn có mặt bên cạnh tôi trong lớp cũng như ngoài sân phụ giúp tôi vài việc.

Tôi giao cho Katie nhiều trách nhiệm hơn các học sinh khác và luôn khen thưởng. Cô bé dần dần hết nhút nhát, thành tự tin, vui vẻ, hồng hào.

Một hôm sắp tới giờ về, cha của Katie đến sớm hơn thường lệ. Chàng ra sân lặng lẽ ngồi một góc nhìn học sinh chơi đùa.

Tôi đang giúp các em đi thăng bằng trên những thanh gỗ dài. Katie lăng xăng đỡ những bạn hụt chân ngã xuống cát. Bọn trẻ cùng cười hồn nhiên. Katie nhìn thấy cha, xin phép tôi chạy đến với cha.

Chàng nắm tay Katie tiến đến trước mặt tôi mỉm cười chào. Lần đầu tiên tôi thấy chàng cười.

Chàng ngỏ lời cám ơn tôi về những gì tôi đã làm cho Katie rồi nghiêm trang nói rằng:

– Vì Katie quá yêu mến cô giáo nên Katie muốn cô giáo có mặt trong tiệc sinh nhật lần thứ 5 vào thứ bảy tuần tới. Mong cô giáo nhận lời.

Nói xong chàng lấy trong túi áo tấm thiệp mời trao cho tôi.

Dù rất khó nghĩ nhiều ngày sau đó, nhưng cuối cùng tôi cũng đến vì ngày nào Katie cũng ôm lấy tôi, nũng nịu, nhắc nhở tôi mãi.

Bữa tiệc sinh nhật đó ngoài tôi và chàng, người lớn chỉ có ông Irwin là cha của chàng (mẹ chàng đã mất ) và 3 em gái là học sinh cùng lớp của Katie.

Bọn trẻ rất sung sướng khoe với tôi những trò chơi và hình chúng nó vẽ cho nhau. Tôi cũng cùng chơi với chúng thân tình như lúc ở trong lớp.

Dù bận rộn, tôi cũng nhìn khắp căn phòng để ý tìm kiếm hình ảnh gia đình nhưng ngoài những hình của Katie, cha và Ông Bà Nội ra thì không thấy hình người đàn bà nào cả. Tôi nói chuyện với cha chàng thì được biết mẹ của Katie là một người đàn bà rất đẹp nhưng thích vui chơi, thích làm đẹp hơn là chăm sóc con. Hai vợ chồng thường gây gỗ vì mẹ Katie hay vắng nhà, không lo lắng cho con. Khi Katie được 3 tuổi hai người ly dị,  cô ấy lấy một ông nhà giàu lắm và theo chồng đi tiểu bang khác không một lần về thăm con. Ông còn cảnh cáo tôi :

– Con tôi nó ác cảm với đàn bà lắm đấy !

 

Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao không thấy chàng cười và mặt cứ lạnh lùng khó khăn. Nhưng từ sau buổi tiệc sinh nhật của Katie, tôi thấy chàng không còn xa cách với tôi nữa. Mặt chàng đã có sinh khí và hay mỉm cười khi nói chuyện với tôi. Chàng lại còn hay đến đón con sớm hơn để ngồi nhìn Katie chơi đùa. Thỉnh thoảng trước khi về chàng đưa cho tôi một món quà, khi thì gói kẹo, khi thì hộp bánh, khi thì một thỏi chocolate với mảnh giấy : Thank you for all you do for Katie .

 

Tôi thực sự lo lắng khi chàng muốn đưa tôi về cho biết nhà. Bởi vì tôi không ngu đến nổi khi vẫn nghe các đồng nghiệp chọc tôi về sự thay đổi này nơi chàng. Bởi cả năm học trước cô giáo nào cũng biết anh chàng lạnh lùng nghiêm khắc thờ ơ với mọi người này.

Nếu chàng thích tôi? Ôi, không được đâu vì tôi vừa được biết chàng mới 34 tuổi, trong khi tôi đã gần 40 rồi. Tôi đã có chồng, tuy chồng đã mất 3 năm nay, và con trai tôi đã 13 tuổi.

Cả trường không ai biết tuổi thật của tôi, cứ nghĩ tôi chừng 30 tuổi vì người Á Châu thường trẻ hơn tuổi, thêm nữa tính tôi rất sôi nổi vui vẻ trẻ trung. Chắc chàng cũng tưởng tôi còn trẻ lắm, cho nên…

Ôi, nếu chàng biết… Không được đâu. Đừng nghĩ tới nữa.

 

Thế là từ đó tôi cố tránh mặt chàng. Chàng và Katie mời tôi đi ăn kem, đi ăn tối… tôi đều từ chối. Chàng mang hoa đến nhà, tôi tiếp chàng trong nỗi hồi hộp sợ con tôi đi học về nên cứ đứng lên ngồi xuống mãi không yên…

 

Và tới hôm nay, chuyện con tôi bị tai nạn bất ngờ gặp chàng ở đây tôi thật bối rối. Chuyện phải đối mặt không tránh được rồi.  A, chàng là bác sĩ, lại trẻ trung tuy có lạnh lùng, đẹp trai như thế, sao lại để ý thương tưởng tới cô gíáo lớn tuổi như mình? Tôi ghét số tuổi của tôi lắm!

Tôi buồn bã thở dài, vừa định đứng lên đi ra thì chàng bước vào.

Chàng cho biết Sang sẽ được bó bột, hình chụp cho thấy không nguy hại đến xương, vết thương không nặng nên chỉ ở lại bệnh viện 1 ngày, sáng mai sẽ được về.

 

-  Giờ cô có thể về nghỉ ngơi ăn uống, hơn một tiếng nữa trở lại thăm cháu được.

Chàng nói đáng lẽ chàng đưa tôi về vì sợ tôi lái xe trong lúc bối rối không an toàn nhưng chàng chọn ở đây săn sóc cho Sang tốt hơn.

Tôi cảm động rối rít cảm ơn chàng, chỉ xin cho tôi vào gặp con tôi một chút. Sang nằm im trên giường, mặt xanh xao, thấy tôi vào thì giơ tay đón lấy tôi, miệng rít khẽ vì đau. Tôi ôm lấy con an ủi:

-  Không sao đâu Sang, bác sĩ hứa sẽ lo bó bột cho con ngay bây giờ, sẽ hết đau ngay. Đừng sợ nha, mẹ trở ra ngoài, khi bó xong mẹ sẽ vào với con.

 

Một giờ sau tôi trở lại, David chờ tôi ở cửa, hướng dẫn tôi vào phòng của Sang.  Gương mặt chàng tươi sáng hẵn, bảo tôi :

– Tôi trả chàng trai này lại cho cô tốt đẹp để trả ơn cô đã chăm lo cho con gái tôi được hạnh phúc.

Tôi cười tươi vì trông Sang sạch sẽ, hồng hào, thỏai mái lại, hoàn toàn khác với lúc tôi đi về nhà. Sang nói chân đã hết đau và cũng vừa được ăn uống xong.

Tôi nhìn con tràn đầy thương yêu và quay sang David nói lời cảm ơn với ánh mắt thành khẩn nồng ấm.

Cả ngày còn lại tôi ở bên Sang săn sóc, kể chuyện cho con nghe. Chàng cũng thường ghé vào phòng thăm và chúng tôi được một dịp ngồi nói rất nhiều  về đời nhau.

Hết giờ làm, chàng ở lại cùng tôi nói chuyện say sưa tới khuya mới về.

Sang đi học bằng nạng chỉ 3 ngày thì đi đứng lại như thường.

 

Còn một tuần nữa là lễ Thanksgiving, David trân trọng mời mẹ con tôi đến nhà dùng cơm gia đình mừng lễ Thanksgiving.

Tôi bảo chàng :

-  Lần trước sinh nhật Katie, anh đã mời tôi để trả ơn cô giáo rồi, lần này cho tôi được mời anh và Katie để trả ơn anh đã săn sóc chu đáo cho con tôi.

– Không, chúng ta không phải trả ơn gì cả vì là người trong gia đình, chúng ta phải lo lắng cho nhau. Thanksgiving phải ở nhà tôi mới đúng.

Tim tôi đập hụt một nhịp. Trời đất, tôi có nghe lầm không?

Chàng nói tiếp: 

– Thêm nữa, hôm ấy có cả ba tôi đến dự để mừng cho chúng ta …

Tôi đưa tay chận nơi ngực, tim đập thình thịch, ấp úng:

– Nhưng, nhưng mà… tôi có xứng đáng không?

– Tại sao không? Vì sao em nói thế?

– Vì… vì em đã có con lớn quá.

– Hahaha thì mình khỏi phải sinh con nữa.

– Nhưng mà anh có biết em lớn hơn anh tới…tới sáu tuổi.

Tôi mắc cỡ quá không nói được nữa.

Chàng ôm lấy tôi:

– Tội nghiệp em bé quá, vậy mà cũng e ngại. Anh không quan tâm tới điều ấy đâu.

Rồi chàng nhìn vào mắt tôi nói rất nghiêm trang:

– Điều anh quan tâm là em có trái tim lớn. Em yêu thương con em và con của anh rất thật. Và quan trọng hơn hết em đã làm cho anh yêu em.

Trái tim tôi vỡ òa, nước mắt tuôn tràn vì sung sướng.

Mùa Thanksgiving này thật trọng đại, huy hoàng trong đời tôi biết bao nhiêu.

Tôi đem hết tài năng, tâm hồn và tình yêu thương để cùng chàng nấu nướng, trang trí căn nhà lạnh lẽo bề bộn của chàng trước kia thành một mái gia đình ấm cúng, tươi sáng, vui vẻ.

 

Trong nhà chàng bây giờ đầy hương thơm của hoa cỏ, đầy màu hồng cam ấm dịu sắc Thanksgiving, đầy thức ăn truyền thống, đầy ánh mắt yêu thương nồng nàn và đầy tiếng cười vui của con trẻ.

Cảm ơn lễ Thanksgiving, cảm ơn cuộc đời.

Phan Thuỷ

Bài Thơ Mùa Lễ Tạ Ơn

Trong khi rất nhiều nơi trên thế giới rơi vào những hoàn cảnh đầy bạo lực, Hoa Kỳ vẫn bình an.

Tuần lễ này là mùa Lễ Tạ Ơn, nơi cột báo này trân trọng đăng bản dịch một bài thơ  nổi tiếng thường phổ biến mùa lễ này. Bản dịch ra tiếng việt là của  GS Trần Thủy Tiên. Bản gốc Anh  ngữ ghi là tác giả vô danh. Trân trọng cảm ơn  GS Trần Thủy Tiên đã cho phép phổ biến bản dịch.Bản Việt dịch như sau.

*

.

Bạn Là Người Diễm Phúc!

1. Nếu bạn thức dậy sáng nay, với nhiều sức khỏe hơn bệnh tật,thì bạn là người được phước lộc,                                                             hơn cả triệu người sẽ không sống sót tuần lễ nầy..                        

2. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua kinh nghiệm sự hiểm nguy ở chiến trường,nỗi cô đơn trong tù ngục,sự đau đớn bị tra tấn, hoặcnhững cơn hành hạ day dứt của sự đói khát,thì bạn hơn hẳn 20 triệu người trên thế giới..                         3. Nếu bạn dự lễ nhà thờ hoặc chùamà không sợ bị quấy rối, phiền nhiễu,không bị bắt giữ, tra khảo, hoặc giết chết,                                            thì bạn được phước, hơn khoảngba tỉ người trên thế giới này..                           4. Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh,quần áo mặc trên người, mái nhà che chở trên đầuvà một nơi chốn để nằm ngủ,thì bạn là người giầu có hơn 75 phần trăm người trên thế giới.         .

5. Nếu bạn có tiền để trong ngân hàng, trong bóp, và tiền lẻ trong một đĩa ở đâu đó, thì bạn ở trong số 8 phần trăm người giàu nhất trên thế giới này..        

6. Nếu cha mẹ của bạn vẫn hợp hôn và còn sống,thì bạn là người rất hiếm có, nhất là ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

.        

7. Nếu bạn ngẩng đầu lên với một nụ cười trên khuôn mặt và thực sự biết tri ân cuộc đời và ân nhân của bạn, thì bạn có nhiều diễm phúc, vì đa số chúng ta có thể ý thức hoặc hành động tri ân, nhưng lại không làm. .        

8. Nếu bạn có thể nắm tay vài người nào đó, ôm lấy họ, hoặc vỗ vai họ, khi họ đang bị áp bức, bị vu oan sai sự thật, thì bạn được nhiều phúc đức, vì bạn có khả năng xoa dịu nỗi đau của người khác. .        

9. Nếu bạn có thể đọc được thông điệp nầy, bạn là người được phước hơn hai tỉ người trên thế giới, vì họ không thể đọc được bất cứ điều gì..        

10. Bạn là người có diễm phúc rất nhiều trong những cách khác nhaunhưng  chỉ vì bạn chưa bao giờ biết đó thôi.TX, ngày 13.11.2023 – Với Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day 26.11.2023 Tác Giả Vô Danh (bản Anh Ngữ). GS Trần Thủy Tiên lược dịch sang Việt Ngữ.

*

 You Are So Blessed!    1. If you woke up this morningwith more health than illness,you are more blessed than the million who won’t survive the week.      2. If you have never experiencedthe danger of battle,the loneliness of imprisonment,the agony of torture orthe pangs of starvation,you are ahead of 20 million peoplearound the world. 3. If you attend a church or a pagoda meetingwithout fear of harassment,arrest, torture, or death,you are more blessed than almostthree billion people in the world.

4. If you have food in your refrigerator,clothes on your back, a roof over your headand a place to sleep,you are richer than 75% of this world.

5. If you have money in the bank,in your wallet, and spare changein a dish someplace, you are amongthe top 8% of the world’s wealthy.

6. If your parents are still married and alive,you are very rare, especially in the United States.

7. If you hold up your head with a smileon your face and are truly thankful with your life and to your benefactor, you are so blessed because the majority of us can be grateful, but most do not..

8. If you can hold some people’s hand, hug them, or even touch them on the shoulder,when theyre oppressed or slandered untruthfully, you are blessed because you can offer your healing touch to them. .

  9. If you can read this message,  you are more blessed than over  two billion people in the world  as they cannot read anything at all..

10.  You are so blessed in various ways you may never even know.

Unknown Author

Trong khi rất nhiều nơi trên thế giới rơi vào những hoàn cảnh đầy bạo lực, Hoa Kỳ vẫn bình an.Tuần lễ này là mùa Lễ Tạ Ơn, nơi cột báo này trân trọng đăng bản dịch một bài thơ nổi tiếng thường phổ biến mùa lễ này. Bản dịch ra tiếng việt là của GS Trần Thủy Tiên. Bản gốc Anh ngữ ghi là tác giả vô danh. Trân trọng cảm ơn GS Trần Thủy Tiên đã cho phép phổ biến bản dịch.Bản Việt dịch như sau.Bạn Là Người Diễm Phúc!1. Nếu bạn thức dậy sáng nay,với nhiều sức khỏe hơn bệnh tật,thì bạn là người được phước lộc,hơn cả triệu người sẽ không sống sót tuần lễ nầy.2. Nếu bạn chưa bao giờ trải qua kinh nghiệmsự hiểm nguy ở chiến trường,nỗi cô đơn trong tù ngục,sự đau đớn bị tra tấn, hoặcnhững cơn hành hạ day dứt của sự đói khát,thì bạn hơn hẳn 20 triệu người trên thế giới.3. Nếu bạn dự lễ nhà thờ hoặc chùamà không sợ bị quấy rối, phiền nhiễu,không bị bắt giữ, tra khảo, hoặc giết chết,thì bạn được phước, hơn khoảngba tỉ người trên thế giới này.4. Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh,quần áo mặc trên người, mái nhà che chở trên đầuvà một nơi chốn để nằm ngủ,thì bạn là người giầu có hơn 75 phần trăm người trên thế giới.5. Nếu bạn có tiền để trong ngân hàng,trong bóp, và tiền lẻ trong một đĩa ở đâu đó, thì bạn ở trong số8 phần trăm người giàu nhất trên thế giới này.6. Nếu cha mẹ của bạn vẫn hợp hôn và còn sống,thì bạn là người rất hiếm có, nhất là ở Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.7. Nếu bạn ngẩng đầu lên với một nụ cười trên khuôn mặtvà thực sự biết tri ân cuộc đời và ân nhân của bạn, thì bạn có nhiều diễm phúc,vì đa số chúng ta có thể ý thức hoặc hành động tri ân, nhưng lại không làm.8. Nếu bạn có thể nắm tay vài người nào đó, ôm lấy họ, hoặc vỗ vai họ,khi họ đang bị áp bức, bị vu oan sai sự thật, thì bạn được nhiều phúc đức,vì bạn có khả năng xoa dịu nỗi đau của người khác.9. Nếu bạn có thể đọc được thông điệp nầy,bạn là người được phước hơn hai tỉ người trên thế giới,vì họ không thể đọc được bất cứ điều gì.10. Bạn là người có diễm phúc rất nhiều trong những cách khác nhaunhưng chỉ vì bạn chưa bao giờ biết đó thôi.TX, ngày 13.11.2023 – Với Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day 26.11.2023Tác Giả Vô Danh (bản Anh Ngữ).GS Trần Thủy Tiên lược dịch sang Việt Ngữ.You Are So Blessed!1. If you woke up this morningwith more health than illness,you are more blessed thanthe million who won’t survive the week.2. If you have never experiencedthe danger of battle,the loneliness of imprisonment,the agony of torture orthe pangs of starvation,you are ahead of 20 million peoplearound the world.3. If you attend a church or a pagoda meetingwithout fear of harassment,arrest, torture, or death,you are more blessed than almostthree billion people in the world.4. If you have food in your refrigerator,clothes on your back, a roof over your headand a place to sleep,you are richer than 75% of this world.5. If you have money in the bank,in your wallet, and spare changein a dish someplace, you are amongthe top 8% of the world’s wealthy.6. If your parents are still married and alive,you are very rare, especially in the United States.7. If you hold up your head with a smileon your face and are truly thankful with your life and to your benefactor, you are so blessed because the majority of us can be grateful, but most do not.8. If you can hold some people’s hand, hug them, or even touch them on the shoulder,when theyre oppressed or slandered untruthfully, you are blessed because you can offer your healing touch to them.9. If you can read this message,you are more blessed than overtwo billion people in the worldas they cannot read anything at all.10. You are so blessed in various waysyou may never even know.Unknown Author

Tại Sao Tờ “Người Công Giáo Việt Nam” Lại Xuyên Tạc Thơ Linh Mục Võ Thanh Tâm?

Bài thơ “Hạnh phúc Người Công giáo” của Linh mục F.X Võ Thanh Tâm đã được sáng tác cách đây tròn bốn chục năm (3/1968). Qua thời gian dài, bài thơ đã đi vào lòng nhiều lớp người từng câu, từng chữ nói lên niềm tự hào của Người Công giáo về đức tin của mình, nói lên niềm tin vững chắc vào một Giáo hội Hiệp nhất toàn cầu như lời tâm sự của tác giả: “Đối với tôi, là một Kitô hữu đồng thời là một linh mục thì thơ còn là bài suy niệm, là hương cầu nguyện dâng lên trước tòa Thiên Chúa và Mẹ nhân hiền, là tiếng hát ngợi khen công trình của Đấng Tạo Hóa, là những lời hay ý đẹp của lý tưởng Công giáo đem trao đổi với anh em, là cách phản ứng của một tâm hồn có đức tin trước những biến cố của cuộc đời…”

Nhưng khi bài thơ đến tờ báo “Người Công giáo Việt Nam” thì bị cắt xén, sửa đổi không thương tiếc. Điều đáng nói ở đây, là việc cắt xén, sửa chữa bài thơ theo đúng não trạng kiểm duyệt, cắt cúp không cần biết nó là gì và ý kiến tác giả cũng như vấn đề bản quyền ra sao.

Cầm trên tay tờ báo “Người Công giáo Việt Nam” đọc bài thơ đã đăng, bỏ qua chuyện sai sót do trình bày cẩu thả, thừa tiêu đề, sai chính tả thể hiện sự không mấy tôn trọng tác giả và tác phẩm, thì còn bị cắt xén đến 28 câu, sửa chữa hai câu.

Thoạt nhìn, người ta cứ nghĩ chắc bài thơ dài quá, đăng tốn đất nên “Người Công giáo Việt Nam” đã cắt bớt, chỉ để lại một phần và tên Linh mục Tổng Đại diện để điểm tô cho trang báo mà thôi.

Nhưng đọc kỹ hơn một tý, mới thấy được việc cắt xén đó không bình thường. Đặc biệt khi đọc đến hai câu thơ bị sửa chữa người ta mới thấy việc cắt xén với dụng ý và mục đích khá rõ ràng.

Trong đoạn thơ bị cắt bỏ, có những câu thơ nói lên lòng tự hào của người Công giáo thông công hiệp nhất với Giáo hội Toàn cầu như sau: … Lá cờ vàng trắng đưa tay yêu vẫy mãi Trên cột cờ ngốt gió cạnh lầu chuông Những chiếc băng duyên dáng vắt qua đường Những bái hạ nến hoa lừng trước ngõ Mùi hương trầm bay phảng phất theo gió Tiếng pháo rền theo nhịp trống chiêng đưa … Trên lưng trâu cúi liếm cỏ bên đường Vẫn nghe đọc Năm sự mừng kính Mẹ. Trong xà lim vẫn có người se sẽ Hát Salve* cho vợi bớt đắng cay … Và hai câu thơ nguyên tác:

Đã bị (được) đổi thành:

Nguyên nhân nào phải cắt và sửa?

Để tìm hiểu căn nguyên của việc này, tưởng cũng cần nói lên xuất xứ của tờ báo “Người Công giáo Việt Nam” ra sao, họ đang đại diện cho ai.

Ở Việt Nam, những ngày sau khi đất nước vào tay những người Cộng sản, một Giáo hội Công giáo thông công, hiệp nhất và thuần phục Đức Giáo Hoàng là một điều khó chấp nhận. Dù trong một văn bản, ông Hồ Chí Minh đã nói việc quan hệ giữa Công giáo Việt Nam với Vatican là chuyện nội bộ tôn giáo. Nhà nước đã có những động thái để có thể có một giáo hội quốc doanh tự trị kiểu Giáo hội Công giáo quốc doanh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngày 11.3.1955 Mặt Trận Tổ Quốc – Một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cho triệu tập một Đại hội Đại biểu Công giáo tại Hà Nội để thành lập một tổ chức liên kết người Công giáo miền Bắc. Các đại biểu tham dự đại hội đều do Mặt trận Tổ quốc chỉ định. Đại hội đã quyết định thành lập “Ủy Ban Liên lạc Công giáo yêu Tổ quốc và Hòa bình” và bầu linh mục Vũ Xuân Kỷ làm Chủ tịch, linh mục Hồ Thành Biên làm Phó Chủ tịch. Ba linh mục khác là Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quang Phước và Võ Thành Trinh làm ủy viên trung ương.

Tổ chức đó tồn tại hơn 50 năm qua, qua nhiều kỳ đại hội, sau khi đất nước thống nhất đến nay là Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Đó là một tổ chức được nhà nước lập nên, hoạt động bằng ngân sách nhà nước tức là tiền thuế đóng góp của dân. Nhưng nó hoạt động thế nào, thì người Công giáo Việt Nam hầu như không mấy quan tâm. Tác dụng của nó đến đâu đối với người Công giáo Việt Nam, thì chắc chỉ có mấy vị trong Ủy ban biết với nhau. Chỉ biết rằng, gần đây, cái Ủy ban đó được nhận huân chương Hồ Chí Minh do Đảng và Nhà nước trao tặng vì “Tín đồ Công giáo hiện chiếm khoảng 7% dân số, đã và đang tích cực tham gia các hoạt động từ thiện trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà tình nghĩa” .

Phải chăng, Nhà nước muốn dựng lên tổ chức này, chỉ nhằm để nó biến những giáo dân Công giáo thành những con bò kéo xe thay cho những nhiệm vụ xã hội thuộc trách nhiệm Nhà nước như y tế, giáo dục và từ thiện? Hay còn mục đích nào khác mà không tiện nói ra?

Thực chất, đó là một tổ chức treo đầu dê bán thịt chó. Họ được dựng lên, sống bằng tiền của dân để hàng năm họp và gửi thư chúc mừng Noel, để nhận những thành quả của Người Công giáo Việt Nam là những thành tích của mình để lĩnh huân chương – Huân chương cũng có tiền.

Trong thực tế, những thành quả mà người Công giáo đã đóng góp cho xã hội Việt Nam bằng tất cả tấm lòng, được xã hội ghi nhận, được thực tế kiểm nghiệm và tin tưởng, là thành quả của một quá trình sống đạo kiên vững, một quá trình giáo dục và rèn luyện đức tin cho người Công giáo của Hàng giáo phẩm Việt Nam vượt qua muôn ngàn sự khó khăn.

Nhưng, tất cả những điều đó, đ ã được cái Ủy ban sống bằng tiền dân kia báo cáo lĩnh thưởng của Đảng và Nhà nước.

Cái ủy ban đó đã được dựng lên, đứng đầu là những vị “chức sắc Công giáo”, các linh mục được gắn nhãn “quốc doanh” được tận dụng tối đa, mà nhiều vị trong đó, không hiểu vì lý do gì, đã tích cực hoặc “phải tích cực” để chống chèo cho nó tồn tại mà không hiểu để làm gì?

Phải chăng, cũng có những người tu hành nhưng chưa hết cái tham, sân, si nên muốn trở nên nổi tiếng? Hay họ cũng được hưởng những đặc ân mà các linh mục khác không có? Đã có những tấm gương nhãn tiền của các vị chức sắc về tư cách, đời sống của mình khi “được” làm tôi hai chúa. Đã có những tấm gương mù, gương xấu cho giáo dân nhìn vào mà coi khinh. Họ sẽ tồn tại với lịch sử Giáo hội – Lịch sử của một giai đoạn đau thương.

Tất nhiên, cũng có nhiều linh mục, nhiều người Công giáo chân chính khác bất đắc dĩ “được” vào đó. Bởi nếu không, việc đi lại, phục vụ và những điều kiện tối thiểu sẽ gặp những khó khăn rất lớn, hoặc họ không muốn luôn bị cầm cố trong bốn bức tường nhà xứ của thời sắt máu nhất của Cộng sản. Vụ Đông Yên thuộc Giáo phận Vinh năm 1969 với linh mục Nguyễn Hồng Giáo là một điển hình cho vấn đề này.

Cái khó hiểu, là thời đó đã qua, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều người hăng say cống hiến trong cái Ủy ban đó, dù với người Công giáo Việt Nam, nó như một cái thây ma đã chết từ khi mới lọt lòng.

Vì có cái Ủy ban kia, một tờ báo được lập nên để tạo ra thanh thế, tờ báo “Chính Nghĩa” ngày trước, tiền thân của tờ báo “Người Công giáo Việt Nam” ngày nay – Cơ quan của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Một tờ báo mà người Công giáo Việt Nam không có tiếng nói của mình. Những bài viết, những hình ảnh trong đó đa số cũng chỉ ca ngợi đất nước tươi đẹp, truyền thống cách mạng kiên cường, các chính sách của Đảng, Nhà nước, những bài viết bàn về giáo dục giới tính… và may ra có những bài viết của các “giáo gian” kiểu như “Phùng Nhân Quốc” được đăng là nhiều.

Phải chăng, với tờ báo “Người Công giáo Việt Nam” những cuộc cầu nguyện rầm rộ, những đêm dài rét mướt trên Tòa Khâm sứ, những vụ việc ở Hà Đông, Thái Hà, ở nhiều nơi khác nữa như Huế, La Vang, Sài Gòn, Dòng Thánh Giuse Nha Trang… không phải của người Công giáo Việt Nam? mà là của “các thế lực thù địch” với họ?

“Người Công giáo Việt Nam”, tờ báo của Ủy ban Đoàn kết Công giáo – một sản phẩm được sinh ra nhằm một mục đích xa lạ với người Công giáo. Vì đâu phải chỉ khi có nó, người Công giáo mới đoàn kết? Giáo hội Việt Nam gần 500 năm nay, luôn đồng hành với dân tộc, với đất nước, bao người Công giáo đã ngã xuống vì đất nước này, dân tộc này qua các thời kỳ khác nhau, đâu cần phải có cái Ủy ban đó mới yêu nước, yêu Hòa bình?

Những mỹ từ đẹp đẽ đó, thực chất là để che đậy một ý đồ ngay từ khi manh nha là lập nên một giáo hội quốc doanh tự trị, vì vậy, việc không muốn hiệp thông, tuân phục Tòa thánh Vatican là chuyện đương nhiên.

Đến đây, chắc bạn đọc đã hiểu: Vì sao “Người Công giáo Việt Nam” đã sửa thơ của Linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Vinh F.X. Võ Thanh Tâm. Vì sao những danh từ Vatican, La Mã đã không được sử dụng mà thay bằng từ khác, vì sao những “cờ vàng trắng” , những kẻ “trong xà lim” không được xuất hiện trên “Người Công giáo Việt Nam”.

Đơn giản là vì Vatican, La Mã là những địa danh xa lạ với “Người Công giáo Việt Nam” nên không được phép nhắc đến. Vì “Ở Việt Nam không có tù nhân tôn giáo, chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật bị bắt giam” như lời các quan chức của Đảng và Nhà nước thường xuyên tuyên bố. Vậy thì làm gì có hát Salve trong xà lim và xà lim của nhà tù Cộng sản làm gì có “đắng cay”? Vì việc thờ phụng chỉ được thực hiện trong các khuôn viên của đất đai tôn giáo thì làm gì có chuyện cổ vũ những chiếc băng vắt qua đường, nến hoa lừng trước ngõ?. Nói vậy hóa ra việc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội bên lề đường khi Tòa Khâm sứ bị khóa kín vừa xẩy ra là chuyện bình thường trong sinh hoạt tôn giáo sao? Phải nói đó là “Vi phạm pháp luật” chứ? Nói vậy hóa ra trái ngược với đường lối tuyên truyền của Đảng sao?

Vì vậy, mà hiển nhiên cần phải cắt, phải sửa, kệ tác phẩm què cụt, biến tướng, kệ tác giả bất bình.

Điều cần nói thêm là khi được hỏi “Vì sao biết đó là một tờ báo chỉ mạo danh người Công giáo, mà Cha lại còn gửi bài cho họ”? tôi nhận được câu trả lời: “Để những hạt giống tốt được cấy trồng cho bớt đi những giống cỏ dại chiếm đất trên đó”?

Có lẽ Linh mục Tổng đại diện đã nhầm khi đặt mục đích của mình?

Bởi với ngân sách nhà nước cấp, thì đất đai tha hồ để mà tô vẽ. Bởi khi được nuôi dưỡng bằng tiền của dân, thì ngoài “Người Công giáo Việt Nam” còn có thêm “Công giáo và dân tộc” và chắc sẽ còn có thêm “Công giáo và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa” rồi “Công giáo và Chủ nghĩa Mác – Lê nin vô địch” hoặc “Người Linh mục Cộng sản” cũng không là chuyện lạ.

Bởi tất cả báo chí Việt Nam hiện nay đều đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản và mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố cấm tuyệt đối việc tư nhân hóa báo chí. Cũng như ông Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Lê Doãn Hợp mới đây đã tuyên bố đưa người nắm chức Tổng biên tập trong các tờ báo để báo chí phải “đi đúng lề đường bên phải” do Đảng đã chỉ ra.

Hà Nội, Ngày 18 tháng 2 năm 2008 J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Tôi sung sướng được làm người Công giáo Tiếng chuông lành đã ru ẵm hồn tôiNhư ngày xưa khi mới bước vào đời Cánh tay mẹ ấp yêu từng giây phút.

Tôi sung sướng được làm người Công giáo Sống trong tàu Giáo Hội giữa đêm sâu, Khắp mười phương đâu cũng có bạn sầu Đâu cũng có bóng thánh đường quen thuộc, Có lễ sáng, chầu chiều, tháng hoa, cuộc rước, Có đức tin ngời chói ngọc kim cương Có bí tích Thánh Thể suối tình thương Có bản nhạc Te-Deum hùng dũng Có những khuôn mặt thoạt nhìn đã nghe ấm cúng Luồn qua da thịt thấu tim gan.

Có những người tu sĩ quý hơn vàng Hy sinh cả cuộc đời vì nghĩa lớn Có những tâm hồn không vương tí bợn Thơm nhân đức và sáng đẹp hơn trăng Có những khối óc không mấy kẻ sánh bằng Tìm đến Chúa sau những ngày dông bão.

Tháng 3 năm 1968 http://vietcatholic.org/News/Html/52440.htm http://www.conggiaovietnam.net/tacgia/JB.HuuVinh/toakhamsukhanangnaoseden.htm

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Chia Sẻ Lời Chúa Trong Thánh Lễ Tạ Ơn Của Tân Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Tùng Tại Trà Kiệu 06/8/2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!