Bạn đang xem bài viết Ăn Khế Trả Vàng được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Mặc dù là hai anh em ruột nhưng tính tình hai người thì lại trái ngược nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn.
Sau một thời gian sống cùng nhau sau khi cha mẹ mất thì người anh lấy vợ, cũng kể từ khi đó người anh muốn ở riêng chứ không muốn ở cùng với em nữa nên anh ta quyết định phân chia tài sản mà cha mẹ để lại.
Đúng là “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, với bản chất tham lam của mình người anh đã nhận về mình hết nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò mà cha mẹ để lại, anh ta chỉ chia cho người em một mảnh vườn nhỏ, trong vườn có một cây khế ngọt.
Vì quá hiền lành, không tham lam và cũng không muốn vì tài sản tiền bạc mà mất đi tình cảm anh em, người em vẫn vui vẻ nhận lấy mảnh vườn, dựng một túp lều nhỏ và hàng ngày chăm sóc tưới bón cho cây. Để có thêm tiền bạc nuôi thân, người em còn đi làm mướn cho một số gia đình giàu có trong làng.
Quả thật trời không phụ lòng người, cũng nhờ công sức chăm bón của người em mà năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người em rất phấn khởi và hàng ngày trẩy khế mang đi bán để kiếm thêm tiền đong gạo.
Cũng vì cây sai trái quá nên bỗng một hôm có một con chim Phụng Hoàng rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói:
– Này chim, Tài sản của ta chỉ quý giá mỗi cây khế ngọt này, nhờ có nó mà ta có tiền để đong gạo ăn hàng ngày, nay ngươi ăn hết khế của ta thì ta biết lấy gì để sống, nếu ngươi muốn ăn thì hãy trả lại cho ta một vật gì quý giá.
Chim Phụng hoàng đáp lại:
– Ăn một trái khế trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. ( ăn khế trả vàng )
Hôm sau chim Phụng Hoàng lại tới ăn khế của người em, ăn xong chim bảo người em hãy mang theo một chiếc túi ba gang để chim đèo đi lấy vàng. Chim Phụng Hoàng chở người em trên lưng và bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang và bảo chim trở về nhà.
Cũng kể từ khi đó, người em có tiền bạc nên trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người.
Người anh thấy người em giàu có bất thường nên mon men sang hỏi chuyện người em. Người em kể lại cho người anh nghe câu chuyện mình được Phụng Hoàng trở đi lấy vàng ở hòn đảo nọ. Nghe xong lòng tham người anh lại nổi lên, anh ta bàn tính và bảo người em đổi mảnh vườn cho mình, anh ta sẽ trao lại cho người em số ruộng vườn của anh ta cho người em. Người em nghe anh nói vậy cũng vui vẻ đổi cho anh ngay.
Khi thấy người em đồng ý chuyển nhà, người anh hí hửng trong bụng và lập tức thu dọn đồ đạc chuyển sang nhà người em để chờ đến mùa khế năm sau đòi chim Phượng Hoàng đưa đi lấy vàng. Vào mùa năm sau,cây khế vẫn tiếp tục sai trái và chim Phượng Hoàng lại bay tới để ăn khế. Lần này người anh cũng giả nghèo giả khổ khóc lóc kêu than với Phượng Hoàng, chim bèn nói: “Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng”
Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim Phượng Hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim Phượng Hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.
Truyện Cổ Tích Ăn Khế Trả Vàng
Người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ để cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có một cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn gì, ngày ngày chăm bón cho cây khế và đi cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.
Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng nhiên sai quả lạ thường, cành nào cũng nặng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. Người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi vui mừng lắm, thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo.
Một hôm, có con chim Phượng Hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vội vác gậy đuổi chim và nói. “Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá trị”.
Chim vừa ăn vừa đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng may túi ba gang, mang theo mà đựng”. Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để cho chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Người em chạy vào nhà rồi lấy chiếc túi ba gang đã may sẵn leo lên lưng chim.
Chim bay mãi, bay mãi qua những ngọn núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim Phượng Hoàng bảo lấy thêm nhưng người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em leo lên mình chim trở về nhà.
Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc… giúp đỡ cho những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt kia, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim Phượng Hoàng lại tới ăn. Người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói: “Ăn một quả, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng”.
Người anh vui mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang nữa mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim Phượng Hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào trong người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều và nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn không chịu và khăng khăng ôm lấy cái túi. Chim Phượng Hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.
Nhớ Tuổi Thơ Cùng Chị Tôi “Ăn Khế Trả Vàng”!
Trước sân nhà tôi có 1 cây khế ngọt do ba tôi trồng, cũng gần 20 năm tuổi, cho trái quanh năm. Dưới tán khế, tôi và chị tôi đã trải qua bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của một thời khốn khó. Vậy mà cũng đã gần 10 năm, ngày chị tôi lấy chồng xa xứ, xa nơi quê nghèo với cây khế ngọt cùng trò chơi “ăn khế trả vàng” mà chị em tôi đã gắn bó những ngày thơ bé.
Cây khế trước sân (Ảnh: Hoàng Lê)
Trước sân nhà tôi có 1 cây khế ngọt do ba tôi trồng, cũng gần 20 năm tuổi, cho trái quanh năm. Dưới tán khế, tôi và chị tôi đã trải qua bao kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của một thời khốn khó. Vậy mà cũng đã gần 10 năm, ngày chị tôi lấy chồng xa xứ, xa nơi quê nghèo với cây khế ngọt cùng trò chơi “ăn khế trả vàng” mà chị em tôi đã gắn bó những ngày thơ bé.Vì quá mê câu chuyện anh em với cây khế nên chị tôi cũng bày trò “chế” lại thành 1 trò chơi để cùng nhau vui vẻ những khi mẹ vắng nhà. Chị tôi gọi trái khế xanh là trái khế; còn trái khế chín mọng vàng tươi là “cục vàng”. Mỗi khi chị ăn 1 trái khế xanh là tôi phải tìm sao cho được 1 trái khế chín để “trả vàng” cho chị. Đến khi đã có nhiều “cục vàng”, chị lấy những mảnh vải vụn dùng kim tay để may thành “túi ba gang” để bỏ “vàng” vào túi. Trò chơi ấy đối với chị em tôi thật đặc biệt vì mọi thứ đều do chúng tôi tự “sáng chế”, duy có “con quạ” là chúng tôi đành chịu, không thể “chế” ra.
Cây khế nhà tôi dù không được bón phân nhưng vẫn xanh tốt và cho trái quanh năm. Trái khế ngọt luôn có mặt trong những bữa cơm nghèo khó của chúng tôi; mẹ tôi thường dùng khế để chấm với cá kho ăn cùng cơm nóng. Dù giản đơn vậy nhưng chị em tôi vẫn ăn rất ngon lành, hầu như khi có cá kho là chúng tôi lại đi hái vài trái khế còn xanh để chấm. Lâu ngày, món ăn bình dân ấy đã trở thành “khoái khẩu” của nhà tôi mà chị em tôi không hề hay biết.
Mỗi khi “trái gió trở trời” chị em tôi bị cảm, mẹ tôi hái ít lá khế cộng với lá ổi, lá bưởi, lá chanh… để nấu nồi xông cho chúng tôi giải cảm. Không hiểu sao chị em tôi rất thích hương vị của cái nồi xông ấy, mùi thơm của nó nhẹ nhàng, hỗn hợp của nhiều loại lá. Những khi chị tôi bệnh, trùm mền kín với cái nồi xông, tôi lại ganh tị kéo mền ra để “chui” vào xông cùng với chị. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ hoài cái mùi hương của cái nồi xông, đặc biệt là mùi hương chua chua nhưng lại ngọt lành bay vào mũi lúc tôi xông hơi vì bị cảm.
Cây khế ngày xưa vẫn trổ bông, cho trái nhưng tiếc rằng chị tôi giờ đã xa quê làm dâu nơi xứ lạ, thỉnh thoảng mới về lại 1 lần. Trò chơi “ăn khế trả vàng” cũng đã không còn tiếp diễn vì chị em tôi giờ đã lớn khôn. Có lần mẹ tôi nhắc lại, chị em tôi nhìn nhau mà cười và nhớ lại những kỉ kiệm ngày nào cùng nhau vui đùa bên cây khế. Mặc dù vậy, nhưng trong tiềm thức của mình, chị em tôi luôn giữ mãi những điều tốt đẹp với câu chuyện cổ tích về cây khế ngày xưa…
Kể Lại Truyện Cây Khế
Đề bài: Ke lai truyen Cay khe – Bài viết của một học sinh trường Tiểu Học Chương Xá hay nhất do chúng tôi chọn lọc kể lại câu chuyện cổ tích Cây khế – văn mẫu lớp 4
Bài văn Kể lại truyện Cây khế
Ngày xưa có hai anh em, cha mẹ mất sớm, người anh tham lam đã lấy hết của cải, tài sản và chỉ cho người em một túp lều nhỏ với một cây khế. Để kiếm sống, hàng ngày người em vừa phải lao động vất vả, vừa hái khế ra chợ bán mong muốn có thêm một khoản tiền để chi tiêu. Nhưng một ngày khi vừa ra vườn thì người em bắt gặp một con chim Phượng Hoàng đang dùng mỏ để ăn những quả khế lớn nhất, ngon nhất. Người em vốn nhân hậu nên không lỡ đuổi con chim đi mà chỉ ôm mặt khóc lóc, nói với con chim: “Nhà ta nghèo, miếng ăn chỉ trông chờ vào cây khế ấy thôi, giờ mày ăn hết tao phải làm sao đây”.
Con chim Phượng Hoàng bỗng dưng cất tiếng nói “ Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”, ban đầu người em cũng rất bất ngờ vì con chim biết nói tiếng người. Nhưng chưa để người em thắc mắc thì con chim Phượng Hoàng đã bay đi mất. Nhớ lời dặn dò của con chim, người em dùng những mảnh vải thừa để may thành một cái túi ba gang. Đúng ngày hẹn, ba ngày sau con chim Phượng Hoàng xuất hiện, người em ngồi trên lưng của chim để nó đưa đi. Chim Phượng hoàng bay qua đại dương mênh mông để đến một hòn đảo xa lạ. Từ xa hòn đảo đã lấp lánh những thứ ánh sáng rực rỡ.
Khi đặt chân xuống hòn đảo, người em phát hiện ra rất nhiều vàng, cả một núi vàng tỏa ra thứ ánh sáng lóa mắt. Nhặt vàng vào cái túi ba gang thì con chim Phượng Hoàng lại đưa người em về nhà.Từ đó người em trở nên giàu có, với tấm lòng nhân hậu của mình, người em thường xuyên giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khổ. Thấy người em bỗng nhiên giàu có, người anh tham lam lân la đến bắt chuyện. Nghe người em kể, người anh gạ đổi tài sản cho người em, và người anh lấy lại cây khế, mong muốn gặp được chim phượng hoàng. Quả nhiên, vài ngày sau chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, người anh giả vờ than khóc thì con chim Phượng Hoàng cũng nói may túi ba gang để đựng vàng.
Người anh tham lam đã may túi mười hai gang, vì vậy mà khi lên núi vàng hắn ta đã chất đầy vàng vào túi. Trên đường về vì quá nặng nên chim Phượng Hoàng đã hất cả người anh và túi vàng xuống biển. Người em nhân hậu, tốt bụng nên được hưởng hạnh phúc đến trọn đời.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
KỂ LẠI TRUYỆN CÂY KHẾ
KE LAI TRUYEN CAY KHE
SỰ TÍCH CÂY KHẾ
NGƯỜI EM TRONG SỰ TÍCH CÂY KHẾ
KỂ SÁNG TẠO SỰ TÍCH CÂY KHẾ
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Khế Trả Vàng trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!