Xu Hướng 3/2023 # Ai Là Tác Giả Của Bài Thơ “Đôi Dép” ? # Top 8 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ai Là Tác Giả Của Bài Thơ “Đôi Dép” ? # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ai Là Tác Giả Của Bài Thơ “Đôi Dép” ? được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thậm chí, Nguyễn quang trung – Nam – 21 tuổi – Từ Hà Nam còn đăng một phiên bản khác của bài Đôi dép để dẫn chứng lời mình nói: “Post thêm một phiên bản của bài thơ này nữa_ ai cũng nhận của mình, chả biết đâu mà lần…tuy nhiên đọc đều rất hay…:

Bài thơ đầu anh viết tặng em. Là bài thơ anh kể về đôi dép. Khi nỗi nhớ nhung trong lòng da diết. Những vật tầm thường cũng hoá thành thơ. Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ. Có yêu đâu mà chẳng rời nửa bước. Cùng chung sức những nẻo đường xuôi ngược. Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau. Cùng bước cùng mòn chẳng kẻ thấp người cao. Cùng gánh vác sức người chà đạp. Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác. Số phận chiếc này như phụ thuộc chiếc kia. Nếu một ngày một chiếc dép mất đi. Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng. Giống nhau lắm nhưng mọi người sẽ biết. Hai chiếc này không phải một đôi chân. Như chúng mình mỗi lúc vắng nhau. Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía. Dẫu bên cạnh đã có người thay thế. Sao trong lòng nỗi nhớ cửa chênh vênh. Đôi dép vô tri khăng khít bước song hành. Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái. Tôi yêu em ở những điều ngược lại. Gắn bó cuộc đời bởi một lối đi chung. Hai mảnh đời thầm nặng bước song song. Chỉ dừng lại khi chỉ còn một chiếc. Chỉ một chiếc là không còn gì hết. Đến khi nào mới tìm được chiếc thứ hai kia!”

Để minh chứng đây là bài của tác giả Nguyễn Trung Kiên, PHUC VINH – Nam – 40 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh kể lại nguồn gốc ra đời bài thơ: “Tôi là 1 một người may mắn được chính tác giả Nguyễn Trung Kiên viết tặng bài thơ này. Đó là 1 buổi tối uống cafe ở Thanh Đa, cách đây hơn 20 năm rồi. Hôm đó Kiên đọc 2 bài thơ để tặng cho mọi người, tôi rất thích cả 2 bài thơ nên Kiên đã tặng cho tôi bài “Chuyện Tình Thủy Tinh” được đánh máy sẵn, còn bài “Đôi dép” Kiên chép lại cho tôi.

Tôi rất thích cả 2 bài này nên đã giữ rất kỹ, hôm nay tình cờ đọc lại bài thơ Đôi dép lòng tôi lại trào dâng những cảm xúc y như lần đầu tiên được chính tác giả Kiên đọc Nhân đây, tôi cũng xin mạn phép Trung Kiên gởi đến các đọc giả yêu thơ bài “Chuyện Tình Thủy Tinh”, bài thơ này gây ấn tượng với mình ở sự cảm thông của Kiên đối với Thủy Tinh – 1 ý lạ nhưng rất thú vị

“Mỵ nương hỡi ngàn năm em có biết? Còn một người mãi tha thiết yêu em? Vì bất công mà lỡ mảnh oan duyên Phải ôm hận dưới đại dương sóng nộ. Em có nhớ buổi cầu hôn hôm đó Trước sân rồng tôi đã trổ oai linh Sức anh hùng đâu thua kém Sơn Tinh So văn võ ngang tài thần núi Tản Khó phân định nên Vua cha ra hạn : Sáng hôm sau dâng Lễ vật cầu hôn Thật bất công khi núi Tản gần hơn Mà em lại thuộc về người tới trước Giữa đại dương làm sao tôi tìm được “Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao” Những thứ này chỉ có ở núi cao Mà tôi lại là thần coi dưới biển Đám trung thần, vì tôi, xin tình nguyện Hóa thân thành lễ vật để dâng cha Nhưng tới nơi thì em đã đi xa Thua oan ức, Mỵ Nương ơi, có thấu! Đám bạch tuộc, ba ba, cá sấu Lũ tôm cua, cá mập, thuồng luồng Cãi lời tôi, cố theo đuổi Mỵ Nương Để bày tỏ công bằng và lẽ phải Nhưng Sơn Tinh đã ra tay sát hại Giết thủy dân xác ngập, máu tràn Một cuộc tình để trăm mạng thác oan Tôi là kẻ ngàn đời mang tiếng nhục Tôi có thể dùng cuồng phong, bạo lực Tung sóng triều dâng ngập núi Tản Viên Nhưng chỉ vì sợ làm hại đến em Và không muốn máu thường dân phải đổ Em có thấy đại dương cuồng sóng nộ Là mỗi lần tôi thương nhớ đến em Mãi ngàn đời sóng không thể lặng yên Vì thần biển chưa quên tình tuyệt vọng.

BIÊN HÒA THÁNG 8 – TRUNG KIÊN”

Trong khi đó,Nguyễn Việt Hoài – Nữ – 20 tuổi – Từ Hà Nội khẳng định “chắc như đinh đóng cột”: “Bài thơ này vốn là của nhà thơ Puskin nên tôi nghĩ việc sử dụng từ “tác giả” ở đây không thực sự phù hợp. Vì được dịch từ một bài thơ Nga nên có nhiều bản dịch khác nhau cũng là chuyện rất đương nhiên. Bản thân tôi cũng rất thích bản dịch thơ của Nguyễn Trung Kiên. Nó rất hay và giàu cảm xúc, không làm mất giá trị của bài thơ gốc. Tôi biết bài thơ từ khi còn là học sinh cấp 3. Tôi có thể dám chắc bất cứ ai khi đọc bài thơ cũng có những suy nghĩ rất riêng về nó. Việc giữ lại nguyên vẹn được ý nghĩa của bài thơ gốc không phải là dễ. Đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng theo tôi nghĩ bài viết nên có dẫn chứng nguồn cụ thể về tác giả gốc của bài thơ để tránh gây hiểu nhầm và nhầm lẫn”.

Quang trung – Nam – 21 tuổi – Từ Hà Nội mong đợi: “Ôi bài này mình đọc ít nhất là 3 hay 4 phiên bản gì đó, chả biết chính xác mới chính là tác giả Đôi dép luôn… Rất mong được biết tác giả để độc giả chúng tôi còn biết ngưỡng mộ đúng người”.

Tương tự, Võ Văn Mạnh – Nam – 31 tuổi – Từ Tp.Hồ Chí Minh hy vọng: “Cách đây 5 năm mình đọc bài này thấy có một số chỗ khác biệt, chẳng hạn câu “khi nỗi nhớ trong lòng da diết” thì bài trước đó là “khi nỗi nhớ trở nên da diết”…Và một số câu nữa cũng khác. Sở dĩ mình rất nhớ từng câu từng chữ bài thơ này vì nó rất hay, một lối rất đơn giản, nhẹ nhàng…Vần thơ quen thuộc nhưng lại cảm giác rất mới… Hy vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ được biết bối cảnh ra đời của bài thơ này”

Ngược lại, Thumap – Nam – 27 tuổi – Từ Hà Nội cho rằng một bài thơ hay là quá đủ không nhất thiết phải “vạch vòi”: “Theo tôi được biết, thì ai là tác giả bài thơ này còn là một vấn đề gây tranh cãi. Một số người nói là của Nguyễn Trung Kiên, một số lại cho rằng đây là của tác giả Thuận Hóa. Về bài thơ với những câu chữ như trên, thì tác giả được ghi là Nguyễn Trung Kiên. Còn bài thơ Đôi dép ghi tác giả là Thuận Hóa thì có khác đi một số từ. Tuy nhiên, tôi trân trọng nội dung bài thơ, thấy cái hay của nó vượt lên trên tầm những tranh cãi vụn vặt về quyền tác giả. Một bài thơ tuyệt vời!”.

Một lần nữa, Bui Hong Nhung – Nữ – 22 tuổi – Từ Hà Nội bày tỏ nguyện vọng không chỉ của riêng mình: “Mình cũng thích bài thơ này từ rất lâu rồi. Nó rất ý nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều bản truyền khác nhau, mình cũng không biết tác giả thực sự của bài thơ này. Theo mình, bài thơ tuyệt vời này thì mình cũng như mọi người đều rất yêu thích và trân trọng nội dung của nó. Chính vì vậy, mình nghĩ, tác giả thật sự của bài thơ nên có tiếng nói, để mọi người không những được biết đến, được trân trọng người đó mà quan trọng là có thể giữ được nguyên bản của bài thơ. Mình trân trọng và yêu nó bởi chính cái nội dung giản dị nhưng đi vào lòng người. Một lần nữa mình cảm ơn và rất muốn biết tên tác giả của bài thơ!”

Ai Là Tác Giả Bài Thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Ai là tác giả bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà

Dẫn nguồn tư liệu:

Muốn biết ai là tác giả bài thơ thì trước hết phải biết bài thơ đó đang nằm trong những loại văn bản nào? Hiện nay, sơ bộ thống kê đã thấy có khoảng 30 dị bản bài thơ NQSH nằm trong các văn bản Hán Nôm chép tay hoặc khắc gỗ. Cụ thể là 8 bản Việt điện u linh, 10 bản Lĩnh nam chích quái, Thần phả đền cửa sông Ngũ Huyện (Quả Cảm, Hoà Long, Yên Phong, Bắc Ninh), Biển khắc bài thơ NQSH ở Phù Khê Đông (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Trương tôn thần sự tích, Thiên Nam vân lục liệt truyện, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử diễn âm, Việt sử quốc âm, Việt sử tiêu án, Việt sử tiệp kính, Lịch triều hiến chương loại chí, Dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí; Bằng trình thản bộ (1).

Các văn bản trên có thể quy về 5 thể tài: thần phả, thần tích, truyện ký, sử ký, địa chí, tạp lục. Tất cả đều là văn bản hoá truyền thuyết anh hùng Trương Hống, Trương Hát, còn gọi là Thánh Tam Giang, Trương tôn thần, Thần sông Như Nguyệt…Truyền thuyết kể rằng: Bà Văn Mẫu (Vũ Giàng-Bắc Ninh) mộng giao với Long thần sinh ra một bọc bốn trai một gái, đặt tên là Hống, Hát, Lừng, Lẫy và Đạm Nương. Hống, Hát ham học, thích chơi trò kỳ lạ, được thầy Lã dạy, làu thông binh thư võ lược. Lúc nhàn rỗi thường hỏi mẹ về cha, mẹ bèn thuật lại truyện cảm giao với Long thần họ Trương, bèn lấy Trương làm họ. Khi Triệu Việt Vương dấy nghĩa, Trương Hống, Trương Hát theo giúp, trở thành tướng giỏi. Triệu Việt Vương thất bại, Hậu Lý Nam Đế lên thay, muốn triệu hai ông ra giúp, hai anh em từ chối rồi tự vẫn để trọn tiết với chủ cũ. Thượng đế khen là tiết nghĩa, phong thần. Từng giúp Nam Tấn Vương Ngô Hậu Chúa dẹp loạn Lý Huy, Lê Đại Hành chống Tống năm 981, Lý Thường Kiệt chống Tống năm 1076, thần Trương Hống, Trương Hát đều đọc thơ: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (2) khích lệ binh sĩ chiến đấu. Đến thời chống Nguyên Mông, Hưng Đạo Vương cầu khấn âm phủ, nhất nhất đều linh ứng. Hai thần được nhiều đời vua bao phong thần tước. Nhân dân dựng lập gần 300 đền miếu thờ hai thần suốt cả các vùng lân cận sông Cầu, sông Thương (nay thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh) và nhiều làng xã nay thuộc Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ…

Hai mươi chín sự tích còn lại có khác nhau chút ít về tình tiết, về địa danh, về hiện tượng âm phủ, song vẫn khá ổn định về kết cấu và các tình tiết chính.

Ai là tác giả bài thơ?

Qua gần 30 văn bản trong đó có 30 bài thơ, không hề thấy một câu chữ nào ghi nhận bài thơ NQSH do Lý Thường Kiệt trực tiếp hay gián tiếp, đích thực hay tương truyền viết ra. Ở đâu bài thơ đó cũng là của Thần, do Thần ngâm đọc… Xin dẫn vài tư liệu sau đây…

– “Đến thời vua Lý Nhân Tông, quân Tống sang lấn, tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ: “Nam quốc sơn hà …thủ bại hư”. Rồi quả nhiên quân Tống bị thua, phải rút về nước”.

(Việt điện u linh – Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học, H.1972, tr 70-71)

– Đêm ấy Đại Hành một thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười, trời tối đen, mưa to, gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”.

Quân Tống nghe thơ, xéo đạp vào nhau mà chạy tan…Lê Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân …sai dân phụng thờ …nay vẫn còn là phúc thần” (Lĩnh Nam chích quái – Vũ Quỳnh – Kiều Phú. Bản dịch, NXB Văn hoá, H, 1990, tr. 83-84).

Nhưng, chưa rõ vì sao, bài thơ NQSH đã bị ngộ nhận là của Lý Thường Kiệt, từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến tận ngày nay. Có thể nói, không ít học giả đầy quyền uy học thuật như Trần Trọng Kim (trong Việt Nam sử lược), Hoàng Xuân Hãn (trong Lý Thường Kiệt), Nguyễn Đổng Chi (trong Việt Nam cổ văn học sử), Dương Quảng Hàm (trong Việt Nam văn học sử yếu), Đinh Gia Khánh (trong Lịch sử văn học Việt Nam), Văn Tân ( trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập1), Bùi Văn Nguyên (trong Văn học Việt Nam…) v.v…, và hầu hết những bộ sách lớn của thời đại như Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Thơ văn Lý-Trần. Lịch sử văn học Việt Nam, Tổng tập văn học Việt Nam đều công nhiên khẳng định NQSH là bài thơ do Lý Thường Kiệt viết ra, hoặc trực tiếp, hoặc giả thác là của thần. Từ đó dẫn đến vô số loại sách báo, bảo tàng, đền miếu, di tích văn hoá lịch sử, nhà lưu niệm, triển lãm v.v…khắc hoạ tên Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Sự ngộ nhận phổ biến và kéo dài đến mức giáo sư sử học Hà Văn Tấn phải kêu lên: Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống, ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc chắn được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng cho đến nay, mọi người đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật (Lịch sử- Sự thật và sử học. Xưa và Nay tháng 3-1994).

Riêng tôi, tiếp bước các tiền bối Ngô Tất Tố (trong Văn học đời Lý), Hoa Bằng (trong Thử viết Việt Nam văn học sử), Nguyễn Văn Tố (trong Đọc sách Việt Nam văn học) v.v…và Trần Nghĩa (trong Thử xác lập văn bản bài thơ Nam quốc sơn hà), Trần Thị Băng Thanh (trong Văn hiến Thăng Long) v.v…những người chưa muốn bàn tới, hoặc thận trọng tồn nghi vấn đề tác giả NQSH… để gián tiếp, rồi trực tiếp phủ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả bài thơ.

1. Hầu hết các ngôn bản trên đều tìm thấy trong bộ Thư mục đề yếu – Di sản Hán Nôm Việt Nam. NXB KHXH, H.1993, 3 tập.

2. Trương tôn thần sự tích xuất hiện muộn (1929) giống như một văn bản tổng kết về truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát. Ở bản này, thần đọc thơ hai từ âm phủ Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt, mỗi lần lời thơ lại có câu chữ khác nhau. Riêng lần hai, thơ thần đọc âm phù Lý Thường Kiệt chính là bài thơ đang lưu hành chính thức trong và ngoài trường học hiện nay:

Phiên âm:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thơ:

Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự.

Sách trời định phận rõ non sông.

Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?

Bay hãy chờ coi chuốc bại vong!

Ngô Linh Ngọc dịch

Nguồn Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001

Chuyện Tình Hai Sắc Hoa Ti Gôn Và Ai Là Tác Giả Của Những Bài Thơ Ttkh

Phong trào thơ mới ra đời sau năm 1930, thi sĩ không còn bị gò bó trong những nguyên tắc phức tạp của thơ Đường, thi sĩ tự do diễn đạt cảm nghĩ và cảm xúc của mình.

Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời trong những năm đầu của phong trào thơ mới. Với nghệ thuật diễn đạt truyền cảm, nội dung đượm nét u buồn của một mối tình dang dở, tác giả TTKH đã cuốn hút giới yêu thơ, và ai là người sáng tác những bài thơ TTKH? Nhiều suy đoán khiến cho Hai Sắc Hoa Ti Gôn và TTKH trở thành một huyền thoại.

TTKH đã chìm trong bí ẩn một thời gian rất dài.

Hoa ti gôn, Antigone fleur, do người Pháp mang qua Việt Nam, trồng ở những biệt thự của họ. Hoa thuộc loại dây leo màu trắng và màu hồng, người Miền Nam gọi là bông nho.

Câu chuyện mở đầu. Chuyện ngắn “Hoa Ti Gôn” của tác giả Thanh Châu được đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 174, xuất bản tại Hà Nội ngày 27-9-1937. Nội dung chuyện ngắn Hoa Ti Gôn kể lại mối tình buồn của một họa sĩ. Họa sĩ Lê Chất.

Họa sĩ nầy thường đạp xe đi tìm cảnh đẹp, tình cờ thấy một thiếu nữ với sắc đẹp quyến rũ đứng dưới giàn hoa ti gôn trước nhà. Lê Chất mải mê đứng nhìn người đẹp. Khi sắp bước vào nhà, thiếu nữ phát hiện có người nhìn mình.

Từ đó, ngày nào họa sĩ cũng đạp xe đến biệt thự cũ, nhìn giàn hoa, tìm hình bóng của thiếu nữ đã in sâu vào tâm trí ông.

Lê Chất đã được gặp nàng vài lần thôi. Thế rồi ngôi nhà vắng bóng mỹ nhân, nhưng hình bóng cũ vẫn không phai mờ trong lòng chàng họa sĩ. Một thời gian sau, Lê Chất nổi tiếng, tranh vẽ được ưa chuộng và bán giá cao họa sĩ trở nên giàu có, một hôm, tình cờ gặp lại người đẹp dưới giàn hoa ti gôn năm xưa, trong một bữa tiệc. Người đẹp dưới hoa cho biết tên là Mai Hạnh, chồng là một người có quyền thế và giàu có.

Những ngày sau đó, mối tình lãng mạn đã đến. Mai Hạnh thường đến thăm người họa sĩ. Họ dự định bỏ trốn đi xa, nhưng lại sợ dư luận khinh bỉ, tiếng đời mỉa mai, tiêu đời họa sĩ, nên không thành.

Chuyện tình dang dở dưới giàn hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu truyền cảm hứng để bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời.

Ít lâu sau, bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 179 ngày 30-10-1937. Tác giả là TTKh.

Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của tác giả TTKh

Hai Sắc Hoa Ti Gôn

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng Trời ơi, người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng TTKH

Ngay khi bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn ra đời, giới nghệ sĩ xôn xao, vừa ngậm ngùi thương cảm cho một cuộc tình dang dở, vừa xót xa cho hoàn cảnh bi đát của người thiếu nữ mà tâm tình không có nơi nương tựa. Đã mất người yêu, mất mối tình đầu đời và mất tình yêu của người chồng. Cô đơn quá:

Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

*

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi.

*

Thi sĩ Jean Leiba (Lê Văn Bái) có những câu thơ đề tặng TTKh:

Anh chép bài thơ tự trái tim

Của người phụ nữ lỡ làng duyên

Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ

Yên ủi anh và để tặng em.

(J. Leiba)

Thi sĩ Nguyễn Bính viết bài thơ Dòng Dư Lệ để tặng TTKH

Mở đầu:

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ

Rỏ xuống thành thơ khóc chúc duyên.

Chuyện tình Hai Sắc Hoa Ti Gôn được nhạc sĩ Trần Trịnh phổ nhạc năm 1958, do Hoàng Oanh hát, làm não lòng người nghe.

Trần Thiện Thanh soạn nhạc, soạn giả Viễn Châu soạn lời ca vọng cổ, do Bạch Tuyết Hùng Cường trình diễn.

Nhạc sĩ Song Ngọc có bài “Nếu biết tôi lấy chồng”

Bản nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng tựa đề “Dĩ vãng một loài hoa” là hay nhất.

Câu chuyện cũng được dịch ra tiếng Pháp, đăng trên báo Pháp với tựa đề Deux Couleurs de Antigone Fleur, cũng gây xôn xao trong giới sinh viên Việt Nam du học thời đó.

Hoa ti-gôn hai sắc

Người ấy thường hay liếc ngó tôi Áo cài một nút núi đồi phơi Ống voi, lưng xệ model mới Người ấy thường hay ngơ ngẩn ngồi … :”))

Nếu biết rằng anh Ngựa Hoang rồi Em dzìa lấy rạ thả trôi sông

Nhử mồi anh đến cho em cỡi Hổng mát lòng thì cũng ……chạy rông… !!!!!

Tác giả. Mây Lang Thang

Mùa thu được văn nghệ sĩ dùng để tả nổi buồn. Mùa hè nóng bức, mùa đông lạnh lẽo, mùa thu mát dịu, lá vàng rơi…là nguồn cảm hứng của văn, thi, nhạc sĩ.

Mùa thu là thời gian cảnh vật chuyển mình, lá hoa héo úa, lá vàng rơi. “Từ đấy thu rồi, thu lại thu. Lòng tôi còn giá đến bao giờ”. Do chu kỳ thời gian, thu đến rồi thu đi, hết năm nầy qua năm khác, tấm lòng băng giá của người phụ nữ biết đến bao giờ mới chấm dứt đây?. “Lòng tôi băng giá đến bao giờ”?.

Niềm đau được nhà thơ Xuân Diệu vẽ bằng một bức tranh buồn bã, ảm đạm vô cùng.

“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng; Đây mùa thu tới – mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng”. (Đây mùa thu tới của Xuân Diệu)

Không gì đau đớn cho bằng vợ bị người chồng hất hủi.

*

“Và một ngày kia tôi phải yêu

Cả chồng tôi nữa lúc đi theo

Những cô áo đỏ sang nhà khác

Gió hởi làm sao lạnh rất nhiều”

(Bài Thơ Thứ Nhất-TTKH)

Sau hơn 30 năm chìm trong vòng bí mật, năm 1970, nhà văn Nguyễn Vỹ tiết lộ, Thâm Tâm là bút hiệu của Nguyễn Tuấn Trình. Thâm Tâm làm thơ, Nguyễn Tuấn Trình làm nghề vẽ.

Nhà văn Nguyễn Vỹ là bạn của Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình, kể lại:

“Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình là một thanh niên đẹp trai, y phục lúc nào cũng bảnh bao, có phong độ hào hoa, lịch thiệp.

Một đêm, cả hai chúng tôi ở nhà trọ, nhậu ngà ngà say, Tuấn Trình kể lại cuộc tình của anh với cô Khánh.

Trần Thị Khánh là học trò lớp nhất trường tiểu học Sinh Từ, thi rớt vào trung học nên ở nhà giúp mẹ làm nội trợ. Nhà cô Khánh ở đường Sinh Từ, sát bên cạnh vườn Thanh Giám, nơi thờ Khổng Tử.

Trong nhiều bài viết, có tác giả cho rằng Vườn Thanh là Thanh Hóa, điều đó không đúng.

Thanh Giám là một thắng cảnh của Hà Nội, được xây từ thời nhà Lý, Vườn hình chữ nhật, tường bao quanh bằng đá ong, cao hai mét.

Đền thờ ở trong cùng, trước đền có Hồ Tròn, bên cạnh hồ có hai bia đá ghi tên tiến sĩ đời nhà Lê. Trong vườn có cây cổ thụ và nhiều cây kiểng, là nơi yên tĩnh, mát mẻ cũng là nơi các cặp trai gái hẹn hò, tâm sự.

Nhiều bầy quạ tối nào cũng bay về ngủ cho nên người Pháp đặt tên là Chùa Quạ (Pagode des Corbeax). Tên chính thức là Đền Khổng Tử (Temple de Confucius).

Nguyễn Tuấn Trình thường đến thăm người cô nhà ở sát Chợ Hôm, ông thấy sáng nào cô Khánh cũng đi chợ ngang qua nhà người cô. Khánh là một thiếu nữ rất đẹp, gây ấn tượng trong tâm trí Tuấn Trình.

Vào khoảng tháng 2 năm 1936. Tuấn Trình 19 tuổi, cô Khánh 17 tuổi. Sau vài tháng theo dõi và tìm cơ hội làm quen, Tuấn Trình gặp mặt và làm quen được với cô Khánh. Lúc đó Tuấn Trình vẽ và viết bài cho tờ báo Bắc Hà, ông gởi báo tặng cô Khánh. Người thiếu nữ 17 tuổi cảm mến người nghệ sĩ tài hoa. Tình yêu chớm nở khi những cành ti gôn trước sân nhà cô Khánh hé nụ.

Lúc đó, Tuấn Trình lấy bút hiệu là Thâm Tâm, làm những bài thơ tỏ tình gởi tặng cô Khánh, nhưng cô gái 17 tuổi dè dặt, theo lễ giáo gia đình nên không ngỏ lời đáp ứng tình yêu tha thiết của Tuấn Trình.

Trong khi những cặp tình nhân trẻ dắt nhau đi du ngoạn những cảnh đẹp hữu tình của Hà Nội, thì Trần Thị Khánh vẫn từ chối lời mời đến nơi hẹn của Thâm Tâm, cô thường nói: “Thầy mẹ em nghiêm lắm. Gia đình em nghiêm lắm”. Cô thường lập đi lập lại câu đó.

Chỉ có hai lần Khánh đến nơi hẹn nhưng không lâu.

Lần thứ nhất. Một đêm trăng ở vườn Thanh Giám, đôi trai gái gặp nhau nhưng cả hai không nói được nhiều. Khánh run sợ. Tuấn Trình bối rối. Tất cả những lời lẽ bay bướm đã sắp sẵn, lúc đó quên hết.

“Thầy mẹ em nghiêm lắm” rồi Khánh chạy về nhà.

Lần thứ hai. Cũng tại vườn Thanh Giám, thái độ của Khánh lạ lùng, khó hiểu, rồi cô buồn bã hỏi: “Anh định bao giờ đến xin thầy mẹ em, cho chúng mình?”.

Chàng thi sĩ bối rối trước câu hỏi bất ngờ, đáp: “Anh chưa nghĩ đến chuyện ấy”.

Có lẽ Tuấn Trình cảm thấy mình chưa đủ điều kiện để được gia đình nhà gái chấp nhận, hoặc chưa đủ điều kiện để xây dựng một gia đình hạnh phúc. Chỉ vì nghèo.

Hai bên còn viết thơ qua lại với nhau, cho đến một ngày…Tuấn Trình biết được người tình lên xe hoa.

Tuấn Trình biết được chồng của Khánh là một nhà buôn giàu có ở phố Hàng Ngang, 39 tuổi, đẹp trai, góa vợ, không con. Tiệc cưới rất linh đình, rước dâu bằng 10 chiếc xe citroen mới toanh. Cô dâu đeo nữ trang rực rỡ, mặc chiếc áo màu đỏ tươi, lộng lẫy ngồi bên người chồng mặc áo gấm xanh.

Trái với dự doán, Khánh rất hạnh phúc với chồng.

Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình buồn vì mối tình dang dở, mất người yêu, vì thân phận nghệ sĩ nghèo, Tuấn Trình thức suốt đêm làm bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn, ký tên TTKh.

Để giữ bí mật, ông nhờ cô em họ chép lại bài thơ bằng mực tím, nét chữ con gái, bỏ vào bao thơ, dán kín và đem tới tòa soạn tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy.

Theo ông Nguyễn Vỹ thì cô Khánh không biết làm thơ cho nên tất cả những bài thơ tác giả TTKh là do Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình là tác giả.

Huyền thoại. Hai Sắc Hoa Ti Gôn sở dĩ nổi tiếng của thi ca thời đó là do những nhà thơ phụ họa, và được quần chúng yêu thơ phổ biến rộng rãi.

Vài nét tổng quát về Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình

Nguyễn Tuấn Trình sanh ngày 12-5-1917 tại Hải Dương. Mất ngày 18-8-1950 tại Cao Bằng (33 tuổi). Ông thuộc gia đình nhà giáo nghèo, đông con, 7 anh chị em.

Học hết tiểu học, ông ở nhà phụ giúp gia đình, đóng sách và nấu bánh kẹo. Khoảng 1936, ông cùng gia đình lên Hà Nội. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ông phải kiếm sống bằng làm đồ gốm, vẽ tranh ở Bờ Hồ, rồi viết bài đăng báo và làm thơ. Bài của ông được đăng tải trên các báo: Ngày Nay, tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, báo Bắc Hà…

Năm 1946, ông tham gia kháng chiến, nhập ngũ và làm Tổng thư ký tòa soạn báo Vệ Quốc Quân. (sau là Báo Quân đội Nhân dân). Ngày 18-8-1950, trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, ông mất sau một cơn bịnh đột ngột. Các đồng chí và người dân mai táng ông ở huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Vợ ông là bà Phạm Thị An (1920-2005- 85 tuổi). Ông có một con trai duy nhất tên Nguyễn Tuấn Khoa.

Có ý kiến cho rằng sở dĩ Nguyễn Tuấn Trình không cho biết sự thật về mối tình và TTKh, là do ông sợ bị bạn bè chê cười và chế giễu vì là người bị người tình đá. Nhưng theo tôi nghĩ thì có hai lý do để Nguyễn Tuấn Trình giữ bí mật chuyện tình và tác giả TTKh.

Trước hết, Nguyễn Tuấn Trình muốn giữ hạnh phúc gia đình của người thiếu nữ mà anh yêu, nói ra cũng chẳng có lợi lộc gì, chẳng có thay được gì. Ván đã đóng thuyền rồi.

Kế đó, cần giữ bí mật để mọi người thương cảm cho người thiếu nữ với mối tình dang dở, đau khổ vì mất người yêu và mất hạnh phúc gia đình.

Người ta thương mến hoàn cảnh của người thiếu nữ, nhưng nếu người phụ nữ đó trở thành nhà thơ đàn ông với bút hiệu Thâm Tâm thì người ta chỉ khen nhà thơ có những bài thơ hay mà thôi. Không có huyền thoại.

Hơn nữa, năm 1946, Tuấn Trình tham gia kháng chiến, giữ chức vụ Tổng thư ký tòa soạn báo Vệ Quốc Quân. Với chức vụ khá cao, có thể ông được kết nạp vào Đảng cho nên những bài thơ TTKh không mang quan điểm lập trường đấu tranh giai cấp vô sản, mà nó chỉ là sản phẩm của tiểu tư sản cho nên không còn lưu luyến với những bài thơ trong quá khứ.

“Bài Thơ Thứ Nhất” Tiểu Thuyết Thứ Bảy (20-11-1937)

“Đan Áo Cho Chồng” đăng trên Phụ Nữ Thời Đàm

“Bài Thơ Cuối Cùng” Tiểu Thuyết Thứ Bảy (23-7-1938)

Gởi Cho chúng tôi (Thâm Tâm)

Màu Máu Ti Gôn (Thâm Tâm)

Dang Dở (Thâm Tâm)

Bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn nổi tiếng và trở thành huyền thoại do những bí ẩn bao trùm suốt 30 năm.

Những bài thơ ký tên TTKh xuất hiện rồi biến mất, để lại trong lòng người yêu thơ những câu hỏi mà chưa có câu trả lời trong suốt một thời gian dài.

Chuyện tình người thiếu nữ đau khổ vì mất tất cả, mất mối tình đầu, mất người yêu đầu đời, mất hạnh phúc gia đình vì bị người chồng hất hủi khiến cho người yêu thơ xúc động và thương cảm.

Các nhạc sĩ: Trần Trịnh, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, Song Ngọc phổ nhạc bài thơ.

Năm 1970, nhà văn Nguyễn Vỹ tiết lộ: TT là Thâm Tâm, bút hiệu của Nguyễn Tuấn Trình. Kh là người yêu Trần Thị Khánh.

Trên thực tế, Trần Thị Khánh sống rất hạnh phúc với người chồng giàu có.

Trúc Giang Minnesota ngày 18-10-2019.

Trần Thị Khánh không biết là thơ cho nên những bài thơ ký tên TTKh đều do Nguyễn Tuấn Trình là tác giả.

Bài Thơ Mưa Xuân Của Tác Giả Nguyễn Bính

Mưa xuân

 

Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già,

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

 

Bữa ấy, mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Hội chèo làng Ðặng đi ngang ngõ,

Mẹ bảo: “Thôn Ðoài hát tối nay”.

 

Lòng thấy giăng tơ một mối tình,

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.

Hình như hai má em bừng đỏ,

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

 

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,

Em ngửa bàn tay trước mái hiên.

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh.

Thế nào anh ấy chẳng sang xem!

 

Em xin phép mẹ, vội vàng đi,

Mẹ bảo: Xem về kể mẹ nghe.

Mưa bụi nên em không ướt áo,

Thôn Ðoài cách có một thôi đê.

 

Thôn Ðoài vào đám hát thâu đêm,

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

 

Chờ mãi anh sang anh chả sang,

Thế mà hôm nọ hát bên làng,

Năm tao bảy tiết anh hò hẹn,

Ðể cả mùa xuân cũng bẽ bàng!

 

Mình em lầm lụi trên đường về,

Có ngắn gì đâu môt dải đê!

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt,

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

 

Em giận hờn anh cho đến sáng

Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì.

“- Thưa u họ hát…” – Rồi em thấy,

Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi.

 

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,

Hoa xoan đã nát dưới chân giày.

Hội chèo làng Ðặng về ngang ngõ,

Mẹ bảo: “- Mùa xuân đã cạn ngày!”

 

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!

Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ hội Ðặng đi ngang ngõ,

Ðể mẹ em rằng: Hát tối nay?

Nguyễn Bính/Người Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về Ai Là Tác Giả Của Bài Thơ “Đôi Dép” ? trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!