Bạn đang xem bài viết 8 Quyển Sách Hay Cho Học Sinh Tiểu Học Mang Đậm Thông Điệp Nhân Văn Sâu Sắc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chú bé James sống với hai người cô khắc nghiệt là Sponge và Spike. Một ông già cho James lọ thuốc thần, vì hậu đậu, James đã đánh đổ lọ thuốc. Và sự không may đó đã làm thay đổi cuộc đời James, cuộc đời của hai bà cô và những con vật đã ăn phải thứ thuốc đó. Đó là những điều kỳ diệu mà Roald Dahl sẽ kể cho chúng ta nghe trong tập sách này. Mạng Nhện Của Charlotte
Mạng nhện của Charlotte – tác giả E.B. White (1899-1895) nhà viết tiểu luận đồng thời là cây viết cho tờ Người New York thời kỳ đầu, cũng là tác giả của những tác phẩm kinh điển cho trẻ em như: Chú chuột nhpr Sruart, Mạng nhện của Charlotte và chiếc kèn thiên nga… “Đọc “Mạng nhện của Charlotte” bạn sẽ tìm thấy hình ảnh của chính mình, dù rằng E.B. White chỉ viết về những con vật bé nhỏ.”
“Tôi cứ sống cô độc như vậy, chẳng có một ai để chuyện trò thật sự, cho tới một lần gặp nạn ở sa mạc Sahara cách đây sáu năm. Có thứ gì đó bị vỡ trong động cơ máy bay. Và vì ở bên cạnh chẳng có thợ máy cũng như hành khách nào nên một mình tôi sẽ phải cố mà sửa cho bằng được vụ hỏng hóc nan giải này. Với tôi đó thật là một việc sống còn. Tôi chỉ có vừa đủ nước để uống trong tám ngày. Thế là đêm đầu tiên tôi ngủ trên cát, cách mọi chốn có người ở cả nghìn dặm xa. Tôi cô đơn hơn cả một kẻ đắm tàu sống sót trên bè giữa đại dương. Thế nên các bạn cứ tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên làm sao, khi ánh ngày vừa rạng, thì một giọng nói nhỏ nhẹ lạ lùng đã đánh thức tôi. Giọng ấy nói:
“Ông làm ơn… vẽ cho tôi một con cừu!”
Hơn bất cứ ai, chú bé Greg Hefley biết rõ rằng làm một cậu nhóc thật vô cùng phiền toái. Cậu nhận ra mình đang bị mắc kẹt ở trường trung học, nơi những đứa trẻ yếu ớt lúc nào cũng phải đi chung hành lang với một lũ những đứa to con Greg đã viết trong nhật ký: “Đừng có ép buộc tôi phải viết “nhật ký thân yêu” này hay “nhật ký thân yêu” nọ”. Thật may là Greg đã không làm như cậu nói. Những gì cậu bé ghi lại trong cuốn “hồi ký” của mình đã mở ra cả một thế giới trẻ thơ cực kỳ ngộ nghĩnh mà bất cứ ai cũng phải thích thú và mến yêu. – “Diary of a wimpy kid cuốn hút và hài hước từ những dòng đầu tiên… Kinney quả thực có một con mắt nhìn kỳ diệu về những trò nghịch ngợm cũng như những vui sướng hân hoan của lứa tuổi trung học” -The Boston Globe
Nhân vật chính của truyện là cậu bé August. August có một khuôn mặt dị dạng bẩm sinh do mắc phải một chứng bệnh hiếm gặp. Cuộc sống êm đềm của August bên gia đình một ngày nọ bị đảo lộn khi bố mẹ quyết định đưa August đến trường học. Kể từ đây August phải sống trong nỗi mặc cảm, đau khổ vì bị bạn bè trêu chọc. Nhưng nhờ sự động viên, khích lệ tình thương yêu của bạn bè và người thân, August đã can đảm đương đầu với những khó khăn, thử thách ở ngôi trường mới.Truyện ca ngợi tinh thần dũng cảm, chấp nhận đương đầu với số phận của cậu bé dị tật 11 tuổi. Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi và bất hạnh, nhưng August luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tình yêu cuộc sống và nghị lực sống mãnh liệt. Harry Potter
Nội dung câu chuyện giả tưởng từng gây sốt trên nhiều thị trường sách này kể về cuộc chiến của cậu bé Harry Potter một mình chống lại một phù thủy hắc ám Chúa tể Voldemort, người đã giết cha mẹ cậu để thực hiện tham vọng làm chủ thế giới phù thủy. Harry Potter đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của trẻ em trên toàn thế giới bay cao bay xa trong thế giới pháp thuật huyền hoặc. Truyện bắt đầu với một nhân vật bình thường, thậm chí là có phần tầm thường và nó diễn ra ngay bên cạnh chúng ta, bắt đầu từ sân ga 9¾ ở nhà ga Ngã tư Vua. Lần lượt bảy tập truyện sẽ đưa độc giả đi khám phá con đường trở thành pháp sư đầy chông gai, thử thách của Harry cùng với các bạn của mình tại ngôi trường phù thủy Hogwarts. Cây Táo Yêu Thương
Tất cả những ai đã đọc Khu Vườn Bí Mật đều sẽ công nhận đây không hẳn là một tác phẩm văn học thiếu nhi. Ngược lại, cuốn sách được viết ra dường như để dành cho người lớn, những người đã trải nghiệm và có thể đã quên một thời ấu thơ trong trẻo, thánh thiện và nhiệt thành với những niềm vui nho nhỏ.
Khu Vườn Bí Mật kể một câu chuyện về khu vườn bị khóa kín suốt 10 năm trời, cho đến khi được Mary, Colin, Dickon đánh thức và hồi sinh với tình yêu và sự chăm sóc thân thiện. Khu vườn sống lại cùng với những thay đổi của những người xung quanh. Mary không còn là một tiểu thư ngang ngược. Colin rũ bỏ những tuyệt vọng về sức khỏe để tự hào tuyên bố “sẽ sống mãi”. Và như thế, trang viên sáng bừng sức sống con trẻ bởi tình yêu cuộc sống. Nhân vật của Khu Vườn Bí Mật sống động trong từng trang giấy với những nét đẹp của thời đại, với tính cách và con người lãng mạn nhưng cũng đầy phóng khoáng của phương Tây. Khu Vườn Bí Mật tựa như một chuyện kể giản dị về cuộc sống, hé mở những cánh cửa đã đóng chặt của một đời người bằng phép màu đến từ cuộc sống mang tên tình yêu. Cuốn sách là tác phẩm nổi tiếng nhất của Frances Burnett, ra đời cách đây hơn một thế kỷ, mang cảm hứng lãng mạn của thời đại mà bà đã sống nhưng vẫn sống động với thời gian bởi những giá trị thuần khiết về ngôn ngữ và tình cảm.
Truyện Cười Cho Học Sinh Tiểu Học
Một số truyện cười cho học sinh
– MR1: Một người đi xe máy lúc 7 giờ, từ A đến B với vận tốc 129km. Hỏi anh ta đến B lúc mấy giờ? – MR2: Anh ta đến B ít nhất 1 tuần sau. – MR1: ??? – MR2: Vì trước tiên anh ta phải vào bệnh viện.
Cô giáo bảo Tèo:
– Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.
– Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ.
– Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại: Em không đùa đấy chứ? Em nói rõ hơn đi?
– Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.
Phụ huynh lo lắng đề nghị thầy hiệu trưởng răn đe để con mình chừa cái thói ham cá độ. Tuần sau, có cú điện thoại cho ông bố:
– Tôi vừa dạy cho thằng nhóc một bài học đắt giá về cá độ rồi đấy!
– A, thầy làm tôi tò mò quá!
– Hôm nay, nó dám bảo bộ râu của tôi là giả, tôi ra giá 5 bảng, cu cậu cắn câu ngay.
– Nó có đòi kiểm tra râu của ông không?
– Tôi cho nó giật thoải mái, sau đó phải tòi ra 5 bảng, chắc là cu cậu cạch đến già!
– Thôi chết rồi! Sáng nay nó cá 10 bảng với tôi là sẽ tìm được cách giật râu của ông!
– Ngọc: Bạn thấy kẹo lạc mình làm có ngon không? – Hùng: Kẹo này mà bạn làm bán thì được khối tiền đấy! – Ngọc: Bạn quá khen, hì…hì! – Hùng: Bạn cứ để đây một cái biển “Ở đây nhổ răng bằng kẹo”chắc chắn sẽ rất đông khách đó! – Ngọc: Hừ! Dám nói xỏ ta hả?
Thầy giáo viết lên bảng câu: “Người đàn ông lang thang đã chết đói!”. Rồi quay lại hỏi học sinh:
– Này Tí, em cho thầy biết chủ ngữ ở đâu?”
– Ơ.. Có lẽ dưới mồ ạ!!!
– Hùng: Thằng Nam giỏi toán nhất lớp tớ mà nó cũng phải chịu bó tay trước đề toán đấy! – Hạnh: Đề toán khó đến thế ư? – Hùng: Không! Dễ lắm nhưng vì nó bị bó bột nên không viết được.
Trong lớp học, thày hỏi trò:
– Em đang viết gì vậy?
– Một bức thư cho chính mình ạ!
– Trong đó nói gì?
– Ngày mai em mới có thể biết được điều đó sau khi nhận thư.
Một lập trình viên trước khi đi ngủ đặt lên tủ 2 cái ly: – Một ly có nước để phòng nếu đêm muốn uống nước. – Một ly không có nước để dùng trong trường hợp không muốn uống.
Trong giờ trả bài kiểm tra , thầy giáo nói với Hoa – Thầy : Hoa, em đã chép bài của Hằng phải không? – Hoa (đỏ mặt, đứng dậy): Dạ, em có chép nhưng không phải chép hết ạ. – Thầy: thế chỗ nào em không chép ? – Hoa: Dạ tên bạn ấy em không chép ạ. – Thầy: ???
– Hôm nay làm kiểm tra con được mấy điểm? – Thưa mẹ, 9 ạ! – Giỏi lắm! – Thêm 9 điểm nữa là đủ 10 ạ!
Tác giả: Nguyễn Đình Kiên
Bồi Dưỡng Năng Lực Cảm Thụ Văn Học Cho Học Sinh Tiểu Học
CHO HS TIỂU HỌC Chuyên đề 1: Biện pháp so sánh Chuyên đề 2: Biện pháp nhân hóa Chuyên đề 3: Biện pháp điệp ngữ Chuyên đề 4: Biện pháp đảo ngữ Chuyên đề 5: Những hình ảnh thẩm mĩ Chuyên đề 6: Cách dùng câu hỏi tu từ Chuyên đề 7: Cách dùng từ đặt câu sinh động BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HS TIỂU HỌC II. Biện pháp điệp từ ngữ : 1. Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ là việc lặp lại nhiều lần một từ, một cụm từ hoặc cả câu trong một khổ thơ, một đoạn văn hay trong một bài thơ, một bài văn 2. Các hình thức điệp ngữ a) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự nhấn mạnh VD: Trong bài Sắc màu em yêu , cụm từ “Em yêu” được lặp đi lặp lại ở tất cả các dòng đầu của các khổ thơ. Việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước. Đó là những sự vật hiện tượng thân thiết xunh quanh bạn nhỏ b) Lặp từ, cụm từ, câu nhằm tạo ra sự liệt kê VD: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát…. Có bão tháng bẩy Có mưa tháng ba (Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa) Việc lặp lại nhiều lần từ có trong bài là sự liệt kê những chất làm nên hạt gạo và giúp người đọc thấy được: Để làm ra hạt gạo trong thời chiến tranh thật là khó. Cây mạ được cấy xuống không chỉ có phù sa màu mỡ, có hương được chắt lợ cái tinh túy của đất trời, có sự tảo tần sớm hôm của người nông dân mà còn có cả những thiên tai lẫn đạn bom c) Lặp từ, cụm từ,cả câu nhằm tạo sự khẳng định VD: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực… Cách sử dụng điệp ngữ trong câu văn trên có tác dụng khẳng định số lượng hoa phượng ở đây là nhiều vô kể… 3) Thực hành 3.1) Thi tìm những câu thơ, câu văn, có dùng điệp ngữ * Một số ví dụ tiêu biểu: a) Nếu chúng mình có phép lạ ……………………………………. Tha hồ hái chén ngọt lành Nếu chúng mình có phép lạ ……………………………………. Đứa thì ngồi lái máy bay Nếu chúng mình có phép lạ ……………………………………. Mãi mãi không còn mùa đông. ( Nếu chúng mình có phép lạ – Định Hải) b) Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng Có con bướm trắng lượn vòng Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời ( Về thăm nhà Bác – Nguyễn Đức Mậu) c) Ai dậy sớm Đi ra đồng Có vừng đông Đang chờ đón Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón…. 3.2)Thực hành làm một số bài tập * Dạng 1:Tìm “tín hiệu” nghệ thuật trong đoạn văn, khổ thơ và nêu ý nghĩa, tác dụng của “tín hiệu” ấy – Bài tập ví dụ: Hãy chỉ ra những điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn sau và nêu tác dụng của những điệp ngữ đó. ( Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?) a) Mình về với Bác đường xuôi Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người….. (Nhớ Việt Bắc – Tố Hữu) b) Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bôn hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. (Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách) c) Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, rông nắng, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm bể lặng mới yên tầm lòng (Đi cấy – Ca dao) a) Trong đoạn thơ đó, tác giả đã sử dụng điệp ngữ: Nhớ, Người. Những điệp ngữ đó có tác dụng gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu đồng thời gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – Nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng b) Tả cảnh đẹp của Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách có viết: “Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu……..hiếm quí.” “ Thoắt cái” là từ chỉ thời gian. Việc lặp lại từ này tới ba lần trong đoạn văn có tác dụng gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng và nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian. Du khách đến Sa Pa không những được tận hưởng cảnh đẹp nên thơ mà còn được chứng kiến sự biến đổi huyền ảo của thời tiết ở đó. c) Trong bài ca dao đó, điệp ngữ trông có tác dụng nhấn mạnh được ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt và bản thân được yên lòng. * Dạng 2 : Điền những từ thích hợp vào ô trống để tạo thành những câu văn có dùng điệp ngữ : a) Làng quê tôi tràn ngập màu xanh:……….rất non tơ của đồng lúa,……….thật đậm đà của bãi ngô,……….đến mượt mà của thảm cỏ. b) Hoa hồng ……gần, hoa huệ chúng tôi hoa nhài……đây đó. hương thơm tỏa lan khắp vườn. * Dạng 3 : Viết lại những câu văn sau có dùng điệp ngữ nhằm nhấn mạnh và gợi cảm xúc cho người đọc: a) Tôi yêu căn nhà đơn sơ, khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt và cả lũy tre thân mật làng tôi. b) Bức tranh buổi sớm trên quê hương tôi đẹp quá! c) Tôi lớn lên bằng tình thương của bố, của mẹ, của bà con xóm giềng nơi tôi ở. * Dạng 4:Tập viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ – Ví dụ: Hãy viết một đọn văn miêu tả trong đó có sử dụng điệp ngữ + Đoạn văn tả cây ăn quả: “ Cứ cuối năm, gần đến dịp nghỉ hè em lại trông ngày, trông đêm, trông cho thời gian trôi thật nhanh…để được về quê ngoại ăn quả chín trong vườn của bà. » + Đoạn văn nói về tình cảm bạn bè : « Cái ngày ấy bây giờ đã lùi xa, nhưng em vẫn nhớ, nhớ lắm, nhớ da diết, nhớ không nguôi hình ảnh cô bạn nhỏ nhắn, sáng nào cũng cùng em cắp sách tung tăng tới trường. » ***Tiếp theo: Chuyên đề 3: Biện pháp nhân hóa
Những Bài Học Nhân Văn Sâu Sắc Từ Truyện Cổ Andersen
Hans Christian Andersen, một trong những ngòi bút thanh cao và tác động đến số đông người đọc nhất trong lịch sử, vốn sinh thành năm 1805 tại một gia đình nghèo Đan Mạch với bố làm nghề thợ giày và mẹ làm chân rửa bát thuê. Cuộc đời của ông cũng là một câu chuyện đầy màu sắc từ sự chê bai, khinh rẻ đến hàng chục năm nỗ lực phấn đấu, trải nghiệm những chuyến du hành đến khắp mọi miền trên thế giới và sự thành công nổi tiếng lúc cuối đời.
Do đó, dù là tác phẩm văn học, thơ ca hay những mẩu chuyện cổ tích ngắn, Andersen đều chạm đến lòng mọi người đọc từ trẻ đến già, đến mọi thế hệ với những hình tượng nhân vật đơn giản mà sâu sắc. Đã gần 200 năm kể từ ngày được viết ra, những câu chuyện cổ tích mà ông viết không hẳn kết thúc có hậu như nhiều câu chuyện đương đại, song thường đem lại những bài học về triết lý cuộc sống mà mỗi người đều có thể tự liên hệ.
1. Trang phục mới của hoàng đế (The emperor’s new clothes)
Tóm tắt: Ngày xưa có một vị hoàng đế giàu sang và quyền lực thích quần áo mới đến nỗi ngài luôn muốn mình là kẻ đầu tiên sở hữu. Một hôm, có hai người lạ mặt tự xưng là thợ dệt khoe rằng họ có thể dệt ra thứ vải độc nhất thiên hạ: loại vải này sẽ làm cho bất cứ kẻ nào ngu xuẩn nào cũng không thể nhìn thấy được nó, dù đứng rất gần. Hoàng đế mời hết tể tướng, và quan thần đến kiểm tra, kẻ nào cũng sợ lòi ra cái dốt và thói nịnh nọt nên đều khen lấy khen để về thứ vải độc nhất thế gian đó. Hoàng đế không tin được, nên đích thân tới xem – ngạc nhiên thay, ông ta cũng chẳng thấy gì cả nhưng sợ lộ rằng mình ngu xuẩn nên cũng khen lấy khen để dù hai kẻ thợ dệt kia chỉ giả bộ cắt chỉ và gấp vải trong không khí. Đến ngày diễu hành, hai tay thợ dệt mời Hoàng đế cởi trần truồng và xin phép mặc cho ngài chiếc áo đặc biệt. Ông đi ra ngoài phố, mọi người vì sợ lộ mình ngu xuẩn nên cũng tấm tắc khen vẻ đẹp của bộ áo mới. Cho đến khi một đứa trẻ la lớn lên: “Nhà vua cởi truồng kìa!”, mọi người mới vỡ lẽ về trò chơi khăm đầy tinh vi của hai kẻ thợ dệt nay đã cao chạy xa bay.
Câu chuyện bi hài này là một trong ví dụ kinh điển cho tâm lý bầy đàn và sự sợ hãi khi phải khác biệt của loài người. Thay vì tư duy độc lập cho chính mình, mọi người đều sợ hãi khi không được người khác công nhận và hùa theo một thứ phi khoa học mà những kẻ chơi khăm bịa ra (!) Vậy mà chúng ta thấy phổ biến ra sao trên thị trường chứng khoán khi những cá nhân mê muội cùng phản ứng thiếu suy nghĩ với một tin đồn hay những thông tin bất chính từ những kẻ muốn trục lợi?
2. Chiếc rương bay (The flying trunk)
Tóm tắt: Chuyện kể về một chàng trai trẻ vốn xuất thân là con của một thương gia giàu có. Vì ăn chơi trác táng, hắn ta mất toàn bộ tiền bạc và chỉ còn tiền để mua một chiếc rương bay. Trong lúc bay từ trên trời xuống, vô tình hắn ta gặp công chúa xinh đẹp của vương quốc Thổ Nhĩ Kỳ và tự giới thiệu là một vị thần đến để cưới nàng. Bị mê hoặc bởi những câu chuyện phi thường, cả đức vua, hoàng hậu và công chúa đều đồng ý nhận hắn làm hoàng tử. Trong lúc chuẩn bị tiệc cưới, chàng trai trẻ khoe khoang rằng mình sẽ bay như một pháo hoa khắp lâu đài – tất cả người xứ Thổ đều thích thú và kỳ vọng vào màn trình diễn này. Nhưng ngạc nhiên thay, kẻ khoa trương với chiếc rương bay đã không bao giờ đến dự; hắn đã đốt trụi chiếc rương thần kỳ cùng với lửa pháo hoa và dành phần đời còn lại của mình để lang thang khắp nơi khoa trương với mọi người hắn gặp bên đường về câu chuyện phi thường ấy.
Khi ý chí để làm điều lương thiện thiếu sót, khi kỷ luật đạo đức ở một người trở nên hiếm hoi, hậu quả sẽ luôn nghiêm trọng đối với những người cả tin. Chính vì vậy, khi lựa chọn các khoản đầu tư, một trong những yếu tố mà chúng tôi đưa lên đầu chính là đạo đức (integrity) của ban lãnh đạo. Yếu tố đạo đức này được đánh giá dựa trên những gì họ đã làm được trong quá khứ, sự hứa hẹn có hiện thực và liệu lợi ích của ban lãnh đạo có khác biệt với cổ đông. Vì chỉ cần thiếu sót yếu tố này, khoản đầu tư của ta khó có thể bền vững dù mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có tốt đến cách mấy.
3. Chú lính chì dũng cảm (The brave tin soldier)
Tóm tắt: Ngày xưa có một chú bé nhận một bộ những 25 chú lính chì làm quà sinh nhật. Trong số ấy, có một chàng lính chì rất độc đáo vì bị mất một chân do lỗi sản xuất nhưng chàng ta vẫn luôn đứng rất hiên ngang. Hằng đêm, chú lính chì đã yêu thầm cô vũ công bằng giấy đối diện vì nàng có dáng điệu cũng một chân giống như anh. Một tên quỷ trong hộp bất thình lình hiện ra và nguyền rủa rằng mối tình trong mơ của chú lính sẽ thất bại. Sáng dậy, cậu bé đặt chú lính một chân bên cửa sổ, và gió đã quật chàng lính xuống. Chàng đã trải qua một hành trình khổ sở từ lúc bị những đứa trẻ cho trôi bồng bềnh giữa nước kênh, bị một con cá nuốt vào bụng và vô tình lại rơi về đúng chủ nhà xưa khi họ đến chợ mua cá. Cho đến giây phút cuối cùng, khi gặp lại tình yêu, chú lính chì bị một cậu bé hàng xóm quăng vào lò sưởi cùng với cô vũ công. Sáng hôm sau, cô người làm của cậu bé đã vô cùng ngạc nhiên vì nhìn thấy hình thù một trái tim bằng chì cháy sém bởi hai kẻ si tình.
4. Cô bé bán diêm (The little match girl)
Tóm tắt: Đầu không đội mũ, một cô bé bán diêm nghèo khó rảo bước trên đôi chân trần giữa mùa đông giá lạnh vì vô tình làm mất chiếc giày mà mẹ cô đã may cho cô. Cô bé mang theo bó diêm còn đầy trong người, đã hết ngày trôi qua mà vẫn chưa một ai thương tình mua cho cô bé một hộp diêm. Từ khắp các cửa sổ, những ngọn nến dần thắp lên và ôi chao, mùi thơm từ thịt ngỗng quay làm cô bé nhớ rằng đây là đêm giao thừa đây mà! Rồi cô bé ngồi xuống một góc tường giữa hai căn nhà, dần đốt lên những que diêm một với từng giấc mơ của cô. Cô bé mơ đến một lò sưởi ấm áp, rồi những dĩa ngỗng quay ngon lành, rồi cây thông rực rỡ màu sắc. Nhưng mỗi lần cô bé gần chạm được với nó, thì que diêm lại vụt tắt. Rồi cô nhìn thấy trong ánh lửa hình ảnh của người bà đã khuất; cô bé tội nghiệp đã khóc và đốt hết que diêm này đến que diêm khác để giữ lấy hình ảnh và nụ cười sáng tuyệt vời của người bà thân thương. Đến sáng, những người đi đường chợt nhìn thấy một cô bé bán diêm đã chết cóng vì lạnh giữa góc phố cô độc với một bó diêm đã đốt trụi – nhiều người nghĩ cô ta cố gắng sưởi ấm – nhưng không ai hay biết rằng cô đã trải qua đêm giao thừa đẹp nhất trong đời.
Nghĩ về sự bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội và những thân phận cơ nhỡ, tôi không thể nào hiểu được vì sao nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy bất hạnh thay vì biết ơn những may mắn (!) mà chúng ta có được cho đến ngày hôm nay. Câu chuyện đau lòng của Andersen đã lay động rất nhiều trái tim người đọc trên thế giới về lời kêu gọi cho sự sẻ chia sự giàu có khi dư thừa và sự nhiệt tình thúc đẩy hoạt động từ thiện cho những mảnh đời trẻ thơ đầy bất hạnh.
5. Chú vịt con xấu xí (The ugly duckling)
Tóm tắt: Chuyện kể về một chú vịt con với bộ dạng khác biệt với bầy vịt nơi nó sinh ra. Nó luôn bị chế giễu, chê cười và trách mắng vì làm xấu mặt đàn vịt trong gia đình. Vốn sinh ra đã “xấu xí”, chú vịt con này cảm giác mình không thuộc về nơi nào cả – và luôn chờ ngày tìm được một nơi đón nhận nó. Bị xua đuổi, bị săn bắt, bị hắt hủi trong giá rét, bị những kẻ ghen tỵ hãm hại, vào giây phút cuối cùng khi chú vịt con chuẩn bị từ bỏ và muốn kết liễu cuộc đời bằng cách dâng mình cho một đàn thiên nga. Bỗng nhiên chú ta nhìn vào hình ảnh phản chiếu dưới nước và nhận ra mình đã hóa thân thành một chú thiên nga lộng lẫy. Chú ta cất cánh cùng bầy thiên nga xinh đẹp lên trời cao. Ở dưới, những loài muông thú khác nhìn lên cất lời ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự tự do của bầy thiên nga. Và lần đầu tiên trong đời, chú “vịt con xấu xí” ngày nào mới biết đến cảm giác của sự hạnh phúc.
Qua câu chuyện cảm động và có hậu này, Andersen đã gửi gắm cuộc đời của ông cũng như những tấm gương kiên trì vượt qua số phận khổ nhọc để tìm đến hạnh phúc. Ngoài ra, tôi cũng cảm nhận được bài học về niềm tin vào bản thân: không bao giờ từ bỏ cuộc sống và ước mơ – dù mọi người xung quanh có chê cười và từ chối ta. Cũng như trên thị trường chứng khoán, ngài Graham đã kết luận cho quyển sách để đời của mình rằng: “Bạn đúng hay sai không phải do người khác đồng ý với bạn.”, bạn – và chỉ bạn – mới có khả năng đặt niềm tin vào chính mình trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời.
Nguồn: newsletter Viet Nam
Combo sách Khai phá sức mạnh tiềm thức – Đánh thức con người phi thường trong bạn
👉 ĐẶT SÁCH NGAY👈
Bồi Dưỡng Nhân Cách Cho Học Sinh Tiểu Học Qua Truyện Cổ Tích Trong Phân Môn Kể Chuyện
“Rèn đức luyện tài” là một nội dung không thể thiếu trong chương trình hoạt động của ĐTNTPHCM. Bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”(Chủ tịch Hồ Chí Minh).Nội dung này đáp ứng được một trong những mục tiêu của bậc giáo dục tiểu học là: “Giúp học sing hình thành những cơ sở ban đầu phát triển cho sự đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học các bậc học trên”.
Điều mà bất cứ nhà sư phạm nào cũng thấy ở tiểu học là những phân môn có nội dung kiến thức về tự nhiên: Toán, tin học, ngoại mgữ, thủ công .sẽ đảm trách nhiệm “luyện tài” còn những phân môn có nội dung kiến thức xã hội như: Tập đọc,tập làm văn, kể chuyện, đạo đức, hát nhạc .không những thiên về “rèn đức”
Mà quan trọng là gánh vác trách nhiệm hình thành phong cách đạo đức bồi dưỡng nhân cách nhằm tạo ra sự phát triển đúng đắn và lâu dài cho những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Đây hẳn là một công việc khó bởi nếu chỉ trú trọng dào tạo những công nhân, kĩ sư lành nghề những người có trình độ kĩ thuật cao thì việc tạo ra những con “Rô bốt” sẽ không mất thời gian và công sức như việc đào tạo những con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Hơn nữa bậc tioêủ học là bậc học “nền móng”
Phần a: mở đầu I.Lý do chọn đề tài. "Rèn đức luyện tài" là một nội dung không thể thiếu trong chương trình hoạt động của ĐTNTPHCM. Bởi "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó"(Chủ tịch Hồ Chí Minh).Nội dung này đáp ứng được một trong những mục tiêu của bậc giáo dục tiểu học là: "Giúp học sing hình thành những cơ sở ban đầu phát triển cho sự đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học các bậc học trên". Điều mà bất cứ nhà sư phạm nào cũng thấy ở tiểu học là những phân môn có nội dung kiến thức về tự nhiên: Toán, tin học, ngoại mgữ, thủ công.sẽ đảm trách nhiệm "luyện tài" còn những phân môn có nội dung kiến thức xã hội như: Tập đọc,tập làm văn, kể chuyện, đạo đức, hát nhạc..không những thiên về "rèn đức" Mà quan trọng là gánh vác trách nhiệm hình thành phong cách đạo đức bồi dưỡng nhân cách nhằm tạo ra sự phát triển đúng đắn và lâu dài cho những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Đây hẳn là một công việc khó bởi nếu chỉ trú trọng dào tạo những công nhân, kĩ sư lành nghề những người có trình độ kĩ thuật cao thì việc tạo ra những con "Rô bốt" sẽ không mất thời gian và công sức như việc đào tạo những con người "vừa hồng, vừa chuyên". Hơn nữa bậc tioêủ học là bậc học "nền móng" thì việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách là vấn đề không đơn giản. Xuất phát từ vấn đề này mà tôi chọn đề tài "Bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học qua truyện cổ tích trong phân môn kể chuyện" làm đề tài nghiên cứu. Sở dĩ đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi thể loại''Truyện cổ tích ''(mặc dù không nhiều tróngách tập đọc từ lớp1 đến lớp 5 )bởi tôi thấy rằng: Điều chủ yếu mà truyện cổ tích muốn nói tới là sự hình thành nhân cách, truyện cổ tích luôn thiên về những vấn đề đạo đức.Các thể loại văn học dân gian khác:Truyện ngụ ngôn ,thần thoại, câu đốchứa đựng những đặc điểm giống cổ tích không nhiều.Đặc biệt ta thấy là bất kỳ một con người bình thường nào từ thuở bé đã ít nhiều được gặp cô Tấm, ông Bụt,bà Tiên qua lời kể của bà và mẹ.Sức hấp dẫn của truyện cổ tích là rất lớn bởi vậy mà mặc dù truyện cổ tích ra đời từ buổi khai thiên lập địa của dân tộc mà đến tận bây giờ nó vẫn là một trong 1 những hành trang không thể thiếu để mỗi con người bước vào đời.Tại sao truyện cổ tích lại có sức trường tồn và là món quà đầy ý nghĩa đối với mọi thời đại như vậy. Tưởng như đơn giản mà không hề đơn giản bởi những câu chuyện cỏ tích giúp các em nhận thưc sâu sắc về cuộc đời, rèn giũa các em trở nên người có nhân cách, có bản sắc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới.Truyện cổ tích làm nhiệm vụ của nhà trường:Giáo dục tình cảm là lĩnh vực quan trọng nhất, yêu ai, ghét ailà nhân sinh của một con người, một thế hệ, một giai cấp, một dân tộc. II- Mục đích nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với mục đích lý giải vì sao trẻ em lại say mê truyện cổ tích như vậy và truyện cổ tích đã đem lại cho thiếu nhi những giá trị tinh thần có ý nghĩa như thế nào trên bước đường trưởng thành của các em. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giảng dạy sau này của bản thân và với hi vọng những ý kiến đề xuất của bản thân sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập cho học sinh để mai sau các em sẽ trở thành những con người có tài- đức vẹn toàn. III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu -Đối tượng truyện cổ tích. -Phạm vi nghiên cứu:Các truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích trong sách Tiếng Việt từ lớp 1- lớp 5. IV- Nhiệm vụ nghiên cứu -Chương 1 : Cơ sở lý luận. -Chương 2: Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn. -Chương 3: Giải pháp. V- Các phương pháp nghiên cứu. -Phương pháp nghiên cứu lý luận. -Phương pháp phân tích tài liệu. -Phương pháp điều tra. -Phương pháp phỏng vấn. -Phương pháp phân tích sản phẩm. -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2 Phần B : Nội dung ChươngI:Cơ sở lý luận Ai đã từng nói "Phải !đứa trẻ,nếu có thể nói bóng ra thì nó chỉ là bản nháp của con người.Trong bản nháp nhiều cái sẽ xoá bỏ đi. Rất nhiều cái phải xoá bỏ bởi đời sống,nhiều cái do cha mẹ và một cái gì đó do những nhà giáo chúng ta". Cái cần xoá bỏ ở đây là những mặt " tiêu cực" đi trái với sự hình thành nhân cách của trẻ,trẻ em thì hồn nhiên ,vô tư , các em có thể tiếp nhận cả những cái gì là tích cực và tiêu cực.Bởi vậy "những nhà giáo chúng ta" là hướng học sinh tới tiếp nhận những gì là tích cực. Ngày nay học sinh của chúng ta sớm tiếp xúc với nền công nghiệp hiện đại, trí tưởng tượng của các em đang được phát triển theo một hướng mới thì những truyện khoa học viễn tưởng, những truyện phiêu lưu của người máy, truyện vềnhững cuộc đụng độ của các hành tinh,những công phá phi thường của năng lượng mới: Đô rê mon những chuyện bí ẩn kì lạđầy sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của thiếu nhi hơn là thế giới mơ mộng huyền ảo của cổ tích. Vì vậy chuyện cổ tích trong phân môn kể chuyện cùng với nhiều môn khoa học khác là phương tiện quan trọng để giáo viên giúp học sinh cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.Có nghĩa là những truyện khoa học viễn tưởng là phần phụ giúp học sinh có thêm hiểu biết, không nên sa đà chú trọng quá mức. Còn những tác phẩm văn học dân gian nói chung,truyện cổ tích nói riêng băt đầu bằng trực quan sinh động ,bắt đầu bằng trực quan sinh động, bắt nguồn từ hình ảnh cuộc sống phù hợp với con đường nhận thức của trẻ em. Để thấy được truyện cổ tích đem đến cho trẻ em những nội dung gì về nhận thức và tinh thần cần sơ qua những nét chung về truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một trong rất nhiều thể loại của văn học dân gian. Nằm trong dòng tự sự dân gian nhưng nó trở thành thể loại riêng nhờ có đặc trưng cơ bản sau: Trước hết truện cổ tích sáng tác nhằm giáo huấn cho trẻ em. 3 Đặc trưng thứ nhất này đã lý giải cho ta thấy vì sao trẻ em ở mọi thời đại đều rất yêu thích truyện cổ tích. Người xưa đã rất quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của trẻ nhỏ và truyện cổ tích hình thành đáp ứng yêu cầu giáo dục thiếu nhi ở mọi thời đại. Truyện cổ tích tác động vào trẻ em theo con đường riêng tạo ra những cảm xúc chân thực lý tính. Tiếp xúc với truyện cổ tích, trẻ em không nhanh chóng rút ra bài học mà dành nhiều thời gian đẻ đòng cảm với những cuộc đời, số phận, niềm vui, nỗi buồn tình yêu thương và lẽ công bằng. Quan niệm về chân, thiện, mĩ được hình thành dần trong suy nghĩ trẻ thơ. Truyện cổ tích thường mang tính chất tâm sự. Đương nhiên đó lại là một thứ triết lý nào đó đi vào lòng các em giúp các em như mnột lẽ sống ở đời, nó như một ngọn lửa nhen nhóm dần để rồi bùng cháy lên khi các em trưởng thành, bước vào cuộc sống. Đặc trưng thứ hai: về phương diện nghệ thuật, truyện cổ tích nổi bật như là một thể loại mang tính hư cấu cao chính vì vậy mà con người ngày nay, con người hiện tại khi tép nhận tryuện cổ tích đã tìm lại sự trong sáng và hồn nhiên của mình. Đặc trưng thứ ba: Trong truyện cổ tích, nhân vật trung tâm là con người bình thường thậm chí là những con người không tên tuổi, không địa vị cao sang trong xã hội. Họ là những "Con người nhỏ bé" cả về kích thước lẫn địa vị xã hội.Đặc điểm này cho thấy truyện cổ tích rất gần gũi với độc giả Việt Nam. Tuy nhiên nhân vật trung tâm mang một phẩm chất nghệ thuật riêng. Nó hấp dẫn người nghe không phải ở sự kỳ vĩ mà ở chính việc làm hằng ngày- nhỡng việc làm rất bình thường, mối quan hệ xã hội và cách ứng sử sáng suốt, hợp lý, hợp tình người. Điều chủ yếu là truyện cổ tích muốn nói tới sự hoàn thiện về nhân cách. Có thể nối rõ được điều này qua sự phân tích các nội dung mà truyện cổ tích đem đến cho học sinh. Cụ thể là: 1.Truyện cổ tích bồi dưỡng tình cảm yêu thương giữa con người và con người. Các Mác đã nói " Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội". Điều chỉnh được mình để các mối quan hệ tốt đẹp là không đơn giản. Khi cất tiếng khóc chào đời, sự cảm nhận đầu tiên của mỗi con người là tình cảm của người mẹ. Người cha. Chính vì vậy, khi nhắc về mối quan hệ giữa con người với con người thì đặc biệt cần nhắc tới quan hệ giữa cha mẹ, con cái. 4 Truyện "Bông hoa cúc trắng" ( lớp1 ) không chỉ là giải thích cho học sinh thấy: Hoa cúc đặc trưng cho tình mẫu tử (Tình cảm của người con dành cho cha mẹ nhiều vô vàn như những cánh hoa nhỏ xinh và trong trắng của bông hoa cúc ) mà qua chi tiết "Bên ngoài trời rất lạnh, cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng manh trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong giá rét vừa đi cô vừa lo cho mẹ" và "Cô ngắt bông hoa nâng niu với cả tấm lòng tha thiết cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi" rồi "Trời ơi! sung sướng quá! Cô bé vùng chạy về đến nhà, cụ già tóc bạc phơ bước ra cửa tươi cười đón cô và nói: " Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy"Các em thấy được tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ, qua đó các em sẽ noi theo và thực hành trong cuộc sống. Cũng có những câu truyện lạigiúp các em nhìn lại mình như những câu chuyện "Sự tích cây vú sữa" (lớp2) để không có việc làm trái lời mẹ dặn, mà phải ân hận như chú bé; "chú ôm lấy cây, vỏ cây xù xì như bàn tay mẹ lam lũchú nghe tiếng rì rào trong lá ôi đúng là tiếng mẹ rồi! Chú oà lên khóc" bởi vì tìm con khắp chốn mong con không thấy con về, vừa giận vừa thương con, mẹ ngồi khóc mãi nên đã chết và hoá thành cây xanh trước cửa ra vào; hay truyện "người mẹ" ANDECXEN (lớp3), truyện đã cho các em thấy một người mẹ giàu đức hy sinh và lòng dũng cảm, sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống của mình vì con để rồi em bé nào cũng thấy yêu quý mẹ mình hơn, thấy hạnh phúc vì có mẹ. Qua mỗi truyện, bằng chính sự hấp dẫn, bằng sự rút ra bài học trong mỗi ban nhỏ sẽ trào dâng tình cảm yêu thương cha mẹ vô bờ bến và tự nhủ rằng: sẽ không bao giờ làm bố mẹ phật ý bởi công cha, nghĩa mẹ như trời bể. Trong gia đình ngoài bố mẹ ra thì ông, bà là những người luôn gần gũi, chăm sóc cho các em. Truyện "Bà cháu" (lớp2) khuyên các em "giàu sang không thay thế được tình bà cháu yêu thương nhau". Ngoài việc bồi dưỡng tình cảm đối với cha mẹ, bà cháu còn phải kể đến việc bồi dưỡng tình cảm anh chị em trong gia đình như truyện "Hai anh em" (lớp2). Đọc truyện này học sinh càng thấm thía lời ca dao: "Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" Đó là những quan hệ gia đình; nhưng trong cuộc sống một trong những quan hệ tình 5 cảm tốt đẹp của côn người không thể thiếu đó là tình cảm ... có thể truy cập đến các mạng thông tin toàn cầu đó cũng là thành quả của sức lao động trí óc không ngừng nghỉ của con người. Thế nhưng, một đức tính mà các em cần học tập trong truyện cổ tích là tính trung thực, khiêm tốn của đại đa số những nhân vật chính diện.Đại diện cho tính trung thực là chàng Thạch Sanh "Thạch Sanh đánh trăn tinh" trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Có được đức tính tốt như vậy các em sẽ trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để không phụ lòng Bác mong. Từ các nôị dung mà truỵen cổ tích mang lại cho trẻ em có thể khẳng định rằng.: truyện cổ tích chắp cánh cho những ước mơ và khát vọng, nó làm cho gian nhà học của những người học nghề thành thế giới thơ ca, thành một lâu đài mĩ lệ và cho cái đẹp, khoẻ, cái chắc của họ giống như một nàng công chúa kiều diễm. Đó là thế giới cổ tích tuy đậm đà sắc sảo nhưng nó là bàn đạp để tiến tới "thế giới cổ tích" ở thế kỷ 21 của những "chàng hoàng tử" năng động sáng tạo cùng những " nàng công chúa" đày nhiệt huyết và tài năng. Họ là thiên thần của những con người lý tưởng- chủ nhân tương lai của nền văn minh siêu công nghệ. 8 Chương II: kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn Qua phần nghiên cứu lí luận và sự tìm hiểu điều tra, khảo sát cho thấy rằng. 1.Về phía giáo viên: - Đa số giáo viên khi được hỏi đều trả lời: Truyện cổ tích trong phân môn tiếng Việt nói riêng, truyện cổ tích nói chung bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học thể hiện qua các nội dung cụ thể; + Truyện cổ tích bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương giữa con người. + Qua truyện cổ tích bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu lao động. + Truyện cổ tích bồi dưỡng nhận thức cho trẻ em. + Truyện cổ tích giúp các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. + 100% các thầy cô đều nhất trí như vậy vì kinh nghiệm nhiều năm gỉng dạy đã phản ánh thực tế đó. 2. Về phía học sinh. - Học sinh 3 lớp 2E, 3B, 4B (77 học sinh) khi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra cho thấy rằng: - 100% các em học sinh đều thích nghe , kể, đọc truyện cổ tích các em đều nêu được lý do yêu thích nhưng lý do của học sinh các lớp khác nhau. * ở lớp 2E: + 2/10 học sinh (20%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất hay và hấp dẫn. + 5/10 học sinh (50%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất bổ ích vì nó giúp các em kể được truyện. + 3/10 học sinh (30%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất đặc sắc và có nhiều nhân vật. * ở lớp 3B: + 10/35 học sinh (28,6% ) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì biết thêm nhiều truyện cổ tích. + 14/35 học sinh (40%) trả lời là yêu thĩch truyện cổ tích vì trong truyện cổ tích cái xấu không tồn tại. + 11/35 học sinh (31,4%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi người yêu nhau hơn. 9 *Lớp 4B: + 28/32 học sinh (88% ) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi người yêu thương nhau hơn , trong truyện cái xấu,cái ác không tồn tại và biết thêm nhiều sự tích. + 4/32 học sinh (12%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi người yêu thương nhau hơn và biết thêm nhiều sự tích. + Với câu hỏi:Qua truyện cổ tích, các em học tập ở các nhân vật trong truyện các tính cách nào?. * ở lớp 2E: + 7/10 học sinh (70%) trả lời là học tập tính hiền lành nhân hậu. +2/10 học sinh (20%) trả lời là học tập tính dũng cảm, lòng hiếu thảo. * Lớp 3B: + 28/35 học sinh ( 80% ) trả lời là học tập tính cách say mê học tập và yêu lao động, yêu đất nước và dũng cảm. +7/35 học sinh (20%) trả lời là học tính cách học tập, yêu lao động hoặc say mê học tập, trung thực. *ở lớp 4B: +29/32 học sinh (90% ) trả lời là học tập tính cách say mê học tập, trung thực dũng cảm,yêu đất nước, yêu lao động. + 3/32 học sinh (10%) trả lời là học tập tính trung thực và tính dũng cảm. +Với câu hỏi liên hệ bản thân: " Qua truyện cổ tích mà em biết, em có ước mơ gì ?" * ở lớp 2E: +4/10 học sinh (40%) trả lời là mong ước trở thành người tốt. + 2/10 học sinh (20% ) trả lời là mong ước trở thành người anh hùng dũng cảm. + 4/10 học sinh (40% ) trả lời là mong ước trở thành người tài giỏi. * ở lớp 3B: + 12/35 học sinh (34%) trả lời là mong ước trở thành người có ích. +16/35 học sinh (46% ) trả lời là mong ước gặp ông bụt để cho điều giả dối,gian ác tan biến. Người tốt bụng được hạnh phúc. +7/35 học sinh (20%)trả lời là mong ước trái đất không có chiến tranh, trẻ mồ côi được đến trường. 10 * ở lớp 4B: + 16/32 học sinh (50%) trả lời mong ươca được gặp ông bụt để có thể làm nhiều việc tốt cho con người. + 5/32 học sinh (16%) trả lời mơ ước trái đất không có kẻ độc ác tham lam mà có nhiều người lương thiện có ích cho xã hội. + 11/32 học sinh (34%) mơ ước trở thành người có ích. Qua các câu trả lời cảu các em, một điều nổi bật là các em đã phản ứng tích cực với các nét tính cách xấu xa ( giả dối và gian ác) và cuũng không hề mơ ước trở thành người có nét tính cách như vậy. Bởi các em đã đồng cảm với những số phận, cuộc đời đau khổ của các nhân vật bị đày đoạ, sau nữa là sự căm ghét đối với các thế lực hắc ám nguyên nhân của những nỗi bất hạnh trong thế giới loài người. Để thấy điều nói trên rõ hơn đối với học sinh lớp 2 khi học truyện: " Sự tích cây vú sữa", các em đã trả lời các câu hỏi như sau: - Giáo viên: Truyện muốn khuyên các em điều gì? - Học sinh: Truyện muốn nhắc nhở mọi người hiếu thảo, yêu thương, vâng lời cha mẹ. - Giáo viên: Truyện phê phán ai? vì sao? - Học sinh: Truyện phê phán cậu bé vì không nghe lời mẹ. Truyện cổ tích có tác động vào ngay nhận thức tình cảm của các em. Chính vì vậy khi hỏi các em thích truyện cổ tích vì sao? em Hoàng Thị Cừu lớp 5B đã trả lời: "em thích truyện cổ tích vì qua đây em có thể biết được đời sống vật chất tâm hồn, tính cách và biết được những bài học bổ ích". 11 Chương III: Giải pháp Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn thấy được truyện cổ tích không ngừng đáp ứng được mục tiêu giáo dục trên ba bình diện (nhận thức tình cảm, vui chơi) và còn hấp dẫn đối với học sinh. Vởy yêu cầu đặt ra đối với các thầy cô là làm thế nào đẻ các em hào hứng vui chơi, chan hoà với bạn bè, gia đình được tắm mìmh tromh thế giới vạn vật đầy sinh khí. Với số lượng truyện cổ tích chiếm không nhiều trong sách tập đọc thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Vì vậy quá trình giảng dạy tại trường tôi. Tôi mạnh dạn đưa ra giả pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và một phần nào đó nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo 2. Trường có một tiết sinh hoạt tập thể mỗi tuần. Đây chính là điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tập kể có điệu bộ hay đóng thành vở kịch theo nội dung các truyện đã được học 4. Tổ chức các cuộc thi "Sáng tác truyện cổ tích" (đề tài về lớp học, nhà trường, thầy cô) giữa các lớp, khối lớp trong trường. 12 Phiếu điều tra Trường:. Họ và tên:. Lớp:.. 1. Em có thích đọc, nghe truyện cổ tích không? ... - Vì sao? ( Truyện cổ tích giúp mọi người thương yêu nhau, giúp em biết thêm nhiều sự tích trong truyện cổ tích cái ác, cái xấu xa không tồn tại) ...... 2. Qua các truyện cổ tích em học tập ở các nhân vật trong truyện những tính cách nào? (Yêu đất nước, yêu thương mọi người say mê học tập, trung thực, giả dối, tham lam, dũng cảm, yêu lao động). ... 3. Qua các truyện cổ tích mà em biết, em có mơ ước gì? .. . 13 Phần c: kết luận Trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học Tân Hoa hằng ngày được tiếp xúc với các thầy cô giáo và các em học sinh trong lớp, trong trường tôi thấy rằng: Giáo dục nhân cách là một điều vô cùng quan trọng.Ông cha ta đã từng nói: "Tiên học lễ, hậu học văn". Vì vậy vận dụng truyện cổ tích lồng vào chương trình học tập để bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học là việc làm thiết thực. Việc bồi dưỡng nhân cách là phát triển cho tương lai, việc lấy truyện cổ tích làm phương tiện giáo dục là việc hướng về quá khứ.Nguyên lý cơ bản để tạo dựng xã hội mới và con người mớimột cách vững chắc là dựa vào cả treuyền thống và hiện đại.Thiếu truyền thống con người sẽ không thể đi tới tương lai.Những câu truyện cổ tích là truyền thống, là dân tộc, là nhân loại nếu bỏ đi thì sẽ thiệt thòi lớn cho các em Qua thời gian thực hành và nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có một số đề xuất với hi vọng phần nào đó nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nâng cao hứng thú say mê học tập của học sinh cụ thể là: 1.trường sẽ đầu tư để thành lập một thư viện có đầy đủ sách cho học sinh, giáo viên có thể học tập, giải trí ngoài giờ học. 2.Mỗi lớp có riêng ít nhất một tập truyện cổ tích và nhiều thể loại khác. 14 Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục 1998. 2. Sách Tiếng Việt 1-5 tập 1+2 - nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo. 3.Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi -Sưu tầm. 15 Phần a: mở đầu 1.Lí do chọn đề tài. 2.Mục đích nghiên cứu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phần b : nội dung Chương I:Cơ sở lí luận. Truyện cổ tích bồi dưỡng tình cảm yêu thương giữa con người với con người. Truyện cổ tích bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu lao động. 3.Truyện cổ tích bồi dưỡng nhận thức cho trẻ em ( về thiên nhiên , đời sống xã hội ,con người). 4. Truyện cổ tích giúp các em thực hiện tốt "Năm điều Bác Hồ dạy". Chương II : Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn. Về phía giáo viên. Về phía học sinh. Chương III : Giải pháp. phiếu điều tra phần C : Kết luận Tài liệu tham khảo. 16Đề Thi Học Sinh Giỏi Cấp Huyện Môn Ngữ Văn 8
Thứ ba – 26/05/2023 21:39
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG I NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài:120 phút
(Đề thi gồm : 01 trang)
HOA HỒNG TẶNG MẸ
Theo Hãy chứng minh qua bài thơ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một đứa bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có bảy mươi lăm xu trong khi giá một bông hoa hồng đến hai đô-la. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên phần mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa. ( Quà tặng cuộc sống, NXB trẻ, 2006Câu 2: (7 điểm) )
Xuân Diệu khẳng định thơ hay là ” hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Quê hương của Tế Hanh.
HẾT(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
– Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………… – Số báo danh: …………………………………..phòng thi………………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học: 2013-2014 Môn: Ngữ Văn 8
Câu
Nội dung
Điểm
1
0, 25 đ
0, 5 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ
2
1. Mở bài: Có thể mở bài theo nhiều cách nhưng phải: – Dẫn dắt được vấn đề và hướng vào nhận định của Xuân Diệu về thơ hay phải là ” hay cả + Xuân Diệu thật tinh tế khi quan niệm về thơ hay, thơ hay phải là ” hay cả – hồn lẫn xác, hay cả bài”. – Khẳng định bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đúng với nhận định về thơ của thi sĩ Xuân Diệu.
2. Thân bài. 2.1 Giải thích nhận định
+ Cái hồn trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh chính là tình cảm yêu nhớ quê hương của nhà thơ, tình cảm ấy hướng về vị trí địa lí, nghề nghiệp của làng, là cảnh dân làng ra khơi đánh cá, cảnh trở về, là hình ảnh con thuyền và những chàng trai miền biển đầy thơ mộng, là cánh buồm căng gió, là nỗi nhớ chơi vơi, da diết, còn xác trong bài thơ là thể thơ tám chữ, hình ảnh thơ bay bổng, lãng mạn, ngôn từ, giọng điệu trong sáng, thiết tha, là phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng tinh tế, hài hòa.hồn lẫn xác, hay cả bài”. Hồn ở đây chính là nội dung, là tình cảm, là tấm lòng, là hiện thực và điều gửi gắm của tác giả vào bài thơ, còn xác là nghệ thuật thơ hay chính là hình thức thơ, là cấu tứ, thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, hình ảnh thơ, là cái phản ánh nội dung của bài thơ. Có thể thấy quan niệm của Xuân Diệu thật toàn vẹn, đầy đủ và hài hòa về thơ hay, phải là một thi sĩ, một người am hiểu và từng trải về nghệ thuật mới có cái nhìn sâu sắc đến vậy. 2. 2. Chứng minh nhận định qua việc phân tích chi tiết bài thơ ( PT nội dung và nghệ thuật của tác phẩm) * Nội dung bài thơ ( Đây là luận điểm chủ yếu: kết hợp phân tích cả nội dung và nghệ thuật). + Vị trí, nghề nghiệp: Hai câu đầu giới thiệu về vị trí rất đặc biệt và nghề chài lưới của làng quê tác giả. + Cảnh ra khơi đánh cá: Đó là cảnh rất đẹp, đầy khí thế với những hình ảnh thật đẹp và ấn tượng về thời tiết, con người, cánh buồm.
– Thời tiết trong lành, sáng sủa, mát mẻ: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Con người khỏe mạnh: Dân trai tráng.” Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng – Chiếc thuyền được so sánh và nhân hóa như: con tuấn mã rất hăng hái vượt trường giang. ………………………………………. – Cánh buồm là hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo được so sánh như mảnh hồn làng, nhân hóa như con người biết “Rướn thân trắng” để thâu góp gió. Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” + Cảnh trở về thật ồn ào, đông đúc, yên bình, tươi vui, no đủ, một bức tranh ấm cúng, giàu sự sống, thơ mộng với lời cảm tạ chân tình của người dân chài.
– Hình ảnh người dân chài vừa tả thực vừa sáng tạo với nước da nhuộm nắng gió, thân hình vạm vỡ thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị xa xăm của biển. – Con thuyền được nhân hóa như có một tâm hồn tinh tế biết nằm nghỉ ngơi và lắng nghe. – Người viết có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương. ” Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ + Nỗi nhớ quê hương: Biểu cảm trực tiếp với nỗi nhớ biển, cá, cánh buồm, thuyền, mùi biển… tất cả được cảm nhận bằng tấm tình trung hiếu của người con xa quê. …………………………………… Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
* Nghệ thuật ( luận điểm phụ)
– Sáng tạo hình ảnh thơ rất phong phú, chính xác, chân thực qua ngôn ngữ giản dị.
3. Kết bài – Học sinh khái quát bài thơ và đánh giá nhận định ” Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ ……………………………………… Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” Quê hương là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Ngòi bút miêu tả thẫm đẫm cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ đẹp, bay bổng, lãng mạn, biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo thổi linh hồn vào sự vật.
0,5 đ
0, 5 đ
0, 5 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 25 đ
0, 5 đ
0, 25 đ
0, 5 đ
0, 5 đ
0, 25 đ
1đ
1đ
0, 5đ
Nguồn tin: Nguyễn Thị Thu Hương:
Những tin mới hơn Những tin cũ hơnHướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học
Thời gian đăng: 31/03/2023
Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Quyển Sách Hay Cho Học Sinh Tiểu Học Mang Đậm Thông Điệp Nhân Văn Sâu Sắc trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!