Bạn đang xem bài viết 6 Bài Học Giá Trị Về Sự Im Lặng được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự im lặng là “vương quốc” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm,… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư mặc tưởng, đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.
2. Khi người khác khoe khoang, lý sự
Thùng rỗng kêu to. Càng hiểu biết người ta càng ít nói, thâm trầm và cảm thông. Trong 4 phép toán, phép trừ là phép “dễ” nhất, nhưng lại đầy ý nghĩa. Chỉ vì kém thông minh nên mới độc đoán, khắt khe hoặc cố chấp. Khoe khoang và lý sự là điển hình của đầu óc nông cạn, thiển cận. Dốt thì hay nói chữ để cố che lấp khiếm khuyết của mình.
3. Khi người khác không hiểu mình
Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Nhưng nếu bạn cảm thấy người ta thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể gây chán ghét hoặc hiềm thù.
4. Khi người khác buồn phiền, đau khổ
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là động thái của người có giáo dưỡng, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “lệch pha” đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo.
5. Khi người khác không cần mình góp ý kiến
Đừng bao giờ xen ngang vào chuyện của người khác hoặc tò mò chuyện của họ. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng. Cibbon nói: “Đàm luận khiến người ta hiểu biết, nhưng im lặng là trường học của sự khôn ngoan”. Im lặng còn là yêu thương, tha thứ và là cuộc sống.
Tuân Tử dạy: “Im lặng, lắng nghe, ghi nhớ, hành động và khôn ngoan là 5 cung bậc khác nhau của trí tuệ”. Có thể coi đây là ngũ cung sống của cuộc đời. Tóm lại, im lặng là một nghệ thuật kỳ diệu và là cách thể hiện văn hóa cao cấp.
6. Khi người khác nói về vấn đề mình không am hiểu
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Đừng ảo tưởng mình là “bách khoa tự điển”.
Bác học A. Edison nói: “Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương”.
Còn hiền triết Socrates thừa nhận: “Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất”. Chỉ là người bình thường, chúng ta càng cần khiêm nhường mà biết im lặng.
Thu Uyên
Xin Đừng Im Lặng
XIN ĐỪNG IM LẶNG – thơ và lời bình
“Khi đường yêu đã hóa vực sâu thăm thẳm thì có dấn bước hay đứng lại phỏng có ích gì …! Không có lối thoát nào khả quan cả ! Tác giả chỉ biết gồng mình chống chọi với cô đơn với quạnh quẽ lòng mình”
XIN ĐỪNG IM LẶNG Thơ : Mưa Đừng im lặng! Hỡi màn đêm đông đặc Bởi hồn hoang tôi xơ xác mất rồi Một chút gió gọi hàng cây ngơ ngác Cho phố thôi buồn, thôi đơn côi
Đừng im lặng! Khi lòng đang dậy sóng Tim hoang liêu theo bóng dáng một người Chỉ có thể là yêu nên khát ngọc mắt hoe màu, môi đâu thể cười tươi
Van đêm đấy, đừng lặng im thêm nữa! Đóa quỳnh hương bên cửa nở hoa rồi Căn phòng trống thiếu một người, một nửa Nửa nơi này, ngược ký ức xa xôi.
Ai lấy vụng trái tim yêu đi mãi? Bỏ sau lưng là vạt tối quanh đời. Này tình ạ! thật lòng tôi rất nhớ! Khi xa người, sỏi đá cũng mồ côi.
LỜI BÌNH(Tác giả : Quyến Vũ) Sài gòn chiều nay sau cơn mưa. Mọi con đường bỗng dưng thành dòng sông. Sông chẳng có rong rêu tôm cá, sông có con người, xe cộ và vạn vật của cuộc đời…
Ghé vào quán cafe trú mưa . Đọc bài thơ của Mưa, chợt se se nỗi buồn nhân thế.
“Đừng im lặng ! Hỡi màn đêm đông đặcBởi hồn hoang tôi xơ xác mất rồiMột chút gió gọi hàng cây ngơ ngácCho phố thôi buồn thôi đơn côi.”
Trong tĩnh lặng của bóng đêm, khi chỉ biết đối diện với chính lòng mình , không còn ai sẻ chia những trăn trở nơi tiềm thức, chỉ còn bóng đêm đang đồng lõa với hết thảy vạn vật , một sự bao trùm tuyệt đối của màn đêm ” đông đặc” làm tác giả phải thốt lên:“Đừng im lặng hỡi màn đêm đông đặcBởi hồn hoang tôi xơ xác mất rồi” Tác giả của bài thơ này là một tên nick vô thực. Tôi không biết họ làm công việc gì ! nhưng trong trực giác hay ngọ nguậy, tôi ngờ ngợ rằng; tác giả rất thường xuyên đối diện với bóng đêm và luôn thường trực với xơ xác lòng mình… một trái tim bình yên chẳng bao giờ gào thét trong đêm cả… có gào thét, may chăng chỉ là tiếng rên rỉ nhột nhạt của bản năng giống nòi…!
“Đừng im lặng ! Khi lòng đang dậy sóngTim hoang liêu theo bóng dáng một ngườiChỉ có thể yêu nên khát ngọcMắt hoe màu môi đâu thể cười tươi.”
Gió cứu rỗi rồi chính gió là tội đồ. Cứ ngỡ quá khứ đã êm đềm ngủ say ai dè nay lại ồn ào trỗi dậy. Trái tim vốn đã :hoang liêu” giờ lại đi hoang để nhớ về một bóng hình xa khuất. Cái tình vốn rất lung tung. Người ta chỉ tiếc khi nó đã vuột khỏi tầm tay với. Sao ngày ấy không trân quý mà giữ gìn đi ? Để giờ đây khi thực sự không còn là của nhau mới hối tiếc ngậm ngùi…! Âu cũng là số phận chăng ?
” Van đêm đấy xin đừng im lặng nữaĐóa quỳnh hương bên cửa nở hoa rồiCăn phòng trống thiếu một người một nửaNửa nơi này ngược ký ức xa xôi”
Người đời vẫn nói: Phụ nữ dù có mạnh mẽ tới đâu cũng chẳng thoát được ra khỏi cái bóng của họ. Hơn lúc nào hết họ cần một bờ vai nương tựa , chẳng phải cần to tác cao sang … chỉ một bờ vai thôi, cho họ ngả đầu vào và buông thõng một câu; Em mệt lắm. Rồi sớm mai thức giấc họ lại luôn chân luôn tay, tất tả lần hồi để vun vén cho cuộc sống nhật thường. Thế mới biết đàn ông cũng quan trọng lắm chớ bộ. Không có anh lỡ một mai em khóc Ánh thu buồn trong mắt sẽ hao đi.
Thấm chưa cô gái nhỏ ? Khà khà.
“Căn phòng trống thiếu một người một nửaNửa nơi này ngược ký ức xa xôi”
Lạnh lẽo đến ghê người khi đối diện với hết thảy là một nửa. Gì gì cũng méo mó chẳng vẹn tròn. Thôi đành vậy ! Biết làm gì hơn là ngược dòng ký ức để mò mẫm , dò tìm. May ra trong sự vô thức của bàn tay , lại chới với nắm được một mảnh vỡ từ quá khứ sau cuộc tình gãy nát… mảnh vỡ ấy sót lại tàn dư còn nóng để sưởi ấm con tim thực tại. Đó là lý do mà tác giả phải “ngược ký ức xa xôi ” của chính mình.
Ai lấy vụng trái tim yêu đi mãiBỏ sau lưng là khoảng tối quanh đờiNày tình ạ ! Thật lòng tôi rất nhớKhi xa người sỏi đá cũng mồ côi.
Xuyên suốt cả bài thơ chỉ là một nỗi niềm xâu chuỗi. Khi đường yêu đã hóa vực sâu thăm thẳm thì có dấn bước hay đứng lại phỏng có ích gì …! Không có lối thoát nào khả quan cả ! Tác giả chỉ biết gồng mình chống chọi với cô đơn với quạnh quẽ lòng mình. Khi viết tới câu kết của bài, chắc hẳn tác giả nhớ đến câu hát bất hủ của Trịnh ” Ngàn năm sỏi đá cũng cần có nhau ” sự vin vào để đặt nút thắt cho tác phẩm của mình rất khôn khéo. Hình tượng sỏi đá vô tri cũng biết mồ côi. Hay và lạ đấy.
Cám ơn Mưa đã cho tôi bình một bài thơ hay. Trong cái xã hội nhốn nháo này còn có những tác giả biết đầu tư câu chữ xuyên suốt tác phẩm là điều rất hiếm. Với sự cảm nhận non nớt của QV chắc hẳn chưa khơi hết được ngọn nguồn cái ý của bài thơ nên rất mong Mưa và bạn đọc thông cảm cho sự yếu kém của QV.
Sài Gòn một chiều mưa.
Theo: Quyến Vũ
Nghị Luận Về Sự Im Lặng Đáng Sợ Của Người Tốt: Top 3 Bài Nghị Luận Hay
Tuyển chọn những bài nghị luận hay bàn về sự im lặng đáng sợ của người tốt, thái độ trước cái xấu của con người hiện nay.
Top 3 bài nghị luận về sự im lặng đáng sợ của người tốt hay nhất
Đề bài: Trình bày suy nghĩ về câu nói của Martin Luther King: “Trong thế giới này chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”.
Bài số 1
Nghị luận về sự im lặng đáng sợ của người tốt
Cuộc sống ngày càng hiện đại thì dường như con người lại càng sống thu mình hơn, trốn trong không gian an toàn của chính bản thân mình mà không dám bước ra ngoài để đấu tranh với những cái ác cái xấu. Một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964 – chúng tôi đã từng lên án thực trạng đó rằng: “Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt”.
“Xót xa” là một trong những cung bậc cảm xúc của con người, khi mà họ thấy bất lực, thấy đau đơn, nhức nhối trước một sự việc nào đó. Thông thường người ta hay cảm thấy “xót xa” trước một việc, một hành động không tốt nào đó khiến cho cuộc sống của con người trở nên tồi tệ hơn. Nhưng ở đây chúng tôi lại xót xa trước sự im lặng của người tốt. Những người được coi là chuẩn mực của xã hội, những con người đáng được trân trọng nhất. Điều đó như muốn lên án vạch rõ lối sống vô cảm, thiếu sự quan tâm giữa con ngươi với nhau của một bộ phận người trong xã hội. Sự sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.
Trong cuộc sống ngày nay, ta có thể bắt gặp vô vàn những biểu hiện của “sự im lặng của người tốt”, xuất phát từ cả suy nghĩ và hành động. Nếu như trước kia, khi thấy tai nạn xảy ra ở trên đường, những người xung quanh ngay lập tức sơ cứu và gọi xe cứu thương để đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời với mục đích nhân đạo, “cứu giúp một mạng người hơn xây bảy tòa tháp” thì giờ đây, cũng là tai nạn giao thông đấy, chứng kiến tận mắt cảnh nạn nhân đau đớn vì gãy tay, gãy chân, thậm chí bất tỉnh, thế nhưng người đi đường chẳng những không cấp cứu kịp thời mà còn xúm đông xúm đỏ gây ùn tắc giao thông, bàn tán chỉ chỏ chán chê rồi may ra mới có người gọi điện cho bệnh viện, đến khi xe cứu thương (phải rất khó khăn mới vượt qua được đám đông gây ách tắc giao thông) đến nơi thì có không ít trường hợp nạn nhân đã tử vong. Câu chuyện đã để lại trong lòng người viết nhiều trăn trở, băn khoăn về cách sống và thái độ ứng xử của con người ngày nay.
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển chi phối đời sống, sinh hoạt con người, một số người ngày càng trở nên xơ cứng, vô cảm, thờ ơ trước bất hạnh của kẻ khác. Đây vừa là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiên nay. Lại vừa là lời kêu gọi, thức tỉnh cái thiện bên trong mỗi con người. đừng vì những nỗi sợ không tên, lo âu không tuổi mà để cho sự ác hoành hành. Hãy đứng lên bảo vệ chính nghĩa, hãy ra tay giúp đỡ những người bị nạn để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
Câu nói của M.L.King không phải để chúng ta cứ bi quan hay sợ hãi với cuộc sống hiện tại. Mà trái lại nó kêu gọi chúng ta hãy luôn ý thức bản tính thiện bên trong mỗi người, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta hãy mạnh dạn đứng lên, để cho bản năng “thiện” trong con người được hành động, nhằm tiêu diệt cái ác đang hoành hành.
Bài số 2
“Thế giới này” được hiểu là thế giới của con người, ở đó con người tồn tại với những mối quan hệ đời sống. Con người giao tiếp, tác động tới nhau. Quy luật đời sống là sự cạnh tranh, ganh đua, vì nhu cầu tồn tại, nhu cầu sống của mỗi người. Từ đây xuất hiện sự tồn tại không tránh khỏi của “hành động và lời nói của người xấu”. “Hành động và ìời nói của người xấu” có thể hiểu là những hành động, lời nói nhằm thực hiện mục đích xấu, gây ảnh hưởng xấu, làm tổn hại đến người khác, đến một cá nhân hoặc một cộng đồng, tập thể. Bên cạnh “những lời nói và hành động của người xấu” ta còn thấy tồn tại cả “sự im lặng đáng sợ của người tốt”. “Người tốt” mà Martin Luther King nói ở đây là người không làm điều xấu, điều ác, họ là người ngoài cuộc, không can dự vào mối quan hệ của người khác. Nhưng liệu rằng thái độ “im lặng” của họ có thực sự là đúng đắn?
“Sự im lặng đáng sợ” có thể hiểu là sự im lặng trước một hành động, lời nói xấu gây tổn thương tới đối tượng mà nó tác động. Cảm giác “xót xa” được gắn với cả hai vế “hành động và lời nói của người xấu” và “sự im lặng đáng sợ của người tốt” trong câu nói, đã ngầm đánh giá đồng nhất cả hai hành vi này.
“Xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu”, đây là cách cư xử thường thấy, không có gì đặc biệt bởi con người cùng tồn tại, chung sống trên Trái Đất, ai cũng có quyền, có nhu cầu sống tốt, thoả mãn bản thân. Đó là quyền lợi bình đẳng, vì vậy bất cứ hành động, lời nói nào gây tổn hại tới người khác, những hành động xấu, lời nói xấu đều đáng lên án, tẩy chay, và gây cho người khác cảm giác xót xa.
Nhưng đều đáng lưu ý, lưu tâm ở đây chính là “sự im lặng đáng sợ cửa người tốt”. Tại sao nó cũng gây trong ta cảm giác “xót xa”? Khi phải chứng kiến một điều xấu, điều ác con người theo tâm lí chung thường có ý tránh né, bao biện “Đó đâu phải chuyện của mình?” mà lẩn tránh, dửng dưng. Nhưng chính thái độ đó lại có thể là mầm mống của điều xấu. điều ác. Là cái nguyên cớ sâu xa khiến điều xấu, điều ác được lộng hành, để rồi từ đây tiếp tục những nỗi đau của người bị hại. Đây là hành vì đồng nghĩa với việc bao che dung túng tội ác. Chợt nhớ về sự kiện đã được thời sự đưa tin không lâu, sự kiện em Vũ Thị Bình bị đái xử tàn bạo, bị đánh đập chà đạp bởi hai vợ chồng người hàng cơm. Dư luận khi đứng trước hành vi bạo hành trẻ em thì lên án gay gắt đối với hai vợ chồng người hàng cơm nhưng có ai thấy rằng chính sự im lặng của người xung quanh cũng là hành vi ngấm ngầm gây tốn hại đến em Bình. Em Bình bị hành hạ nhiều năm trời, lẽ nào những người hàng xóm không ai biết? Và nếu như họ đi báo cho công an với chính quyền địa phương sớm hơn thì có lẽ em Bình sẽ không phải trải qua quá nhiều đáng cay, khổ cụt đến thế. Sự im lặng trước hành vi xấu thực sự là sự im lặng đáng sợ, đáng lên án.
Xét về nguyên nhân của “sự im lặng” này, đó là do lối sống vô tâm, ích kỉ của con người. Nhưng ta cũng cần xem xét đầy đủ thấu đáo hơn. ngoài nguyên nhân chủ quan là do ý thức con người còn có nguyên nhân khách quan là do xã hội với ý thức đoàn kết, cộng đồng chưa cao. Khi một người tốt lên tiếng, chắc hẳn điều họ phải đối mặt sẽ là sự trả thù, lúc đó, liệu rằng họ có được che chở, bảo vệ bởi cộng đồng?
Thiết nghĩ, đến loài vật còn có thể bảo vệ đồng loại của mình, vậy tại sao, con người – loài động vật “bậc cao” lại không thể che chở, bảo vệ đồng loại của mình? Tôi đã từng rất ấn tượng với những dòng thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Cái chết vẫn rình ta sau từng ngưỡng cửa
Con đường hẹp chiều mưa, vài sải nước gần bờ
Ta chẳng là gì giữa bôn bề bất trắc
Chỉ tích tắc khôn lường ta đã hoá người xưa
Thật vậy, cuộc sống vẫn luôn chứa đầy biết bao bất trắc, hiểm hoạ. Con người chỉ bé nhỏ như hạt cát giữa biển trời mênh mông, vì vậy “Con người ơi! Hãy thương lấy con người”.
Câu nói của Martin là lời gợi mở về thái độ đối với hành vi của con người trước điều xấu. Câu nói cũng nhằm nhấn mạnh vế thứ hai: “Sự im lặng đáng sợ của người tốt”. Có thể nói, Martin đã đưa ra thái độ phê phán đối với cách hành xử mà trước đây không phải ai cũng nghĩ lới. Nó thể hiện tầm hiểu biết, suy nghĩ thấu đáo, sắc sảo, xuất phát từ tình yêu người, yêu đời, muốn bảo vệ con người. Câu nói như một bức thông điệp lên án sự im lặng trước hành vi xấu, huớng con người tới cách hành xử đúng đắn: con người cần biết lên án, cần biết bảo vệ nhau để tránh khỏi những thế lực đen tối chà đạp lên cuộc sống con người, cần xây dựng cộng đồng, tập thể tương thân, tương ái, dũng cảm phê phán hành vi bạo ngược để tất cả chúng ta được sống cuộc sống ổn định, hạnh phúc.
Bài số 3
Cuộc sống của con người luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu. Đây là một quy luật bất di bất dịch theo một vòng tuần hoàn. Khi đời sống ngày càng cải thiện cũng là lúc có những thứ bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó đáng lo ngại nhất có thể nói đến là sự thoái trào về nhân cách đạo đức con người. Như chúng tôi từng nhận định “Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt”. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại phải xót xa trước sự im lặng của người tốt?
Trong xã hội này không cái gì là thoát khỏi quy luật tự nhiên giống như việc bàn tay có hai mặt: lòng bàn tay và mu bàn tay. Cũng giống như chuyện con người chia thành hai loại người tốt và người xấu. Chắc hẳn không phải giải thích quá nhiều thì mọi người đều hiểu được thế nào là tốt và thế nào là xấu rồi. Vậy còn im lặng là gì? Và tại sao chúng ta lại xót xa trước sự im lặng đáng sợ đến từ người tốt? Im lặng ở đây là trạng thái con người không hề phản ứng, đánh giá hay hành động gì. Mặc dù trong hoàn cảnh đó có thể cơ quan não bộ của họ vẫn hoạt động và vẫn còn khả năng nhận thức mọi điều xung quanh.
Ai cũng biết rằng người xấu thì không bao giờ lời nói và hành động của họ có thể mang đến cho con người sự hài lòng. Vì nó chỉ xuất phát từ những mục đích cá nhân tầm thường mà thôi. Và cũng bởi lẽ đó nên nó sẽ gây nên cho người khác sự tổn thương về tinh thần. Thế thì tại sao chúng ta lại xót xa trước sự im lặng của những người tốt? Bởi vì khi đó họ thể hiện thái độ bàn quang, vô cảm thờ ơ trước con người trong xã hội. Đây là một thực trạng đáng lo ngại trong cuộc sống ngày nay. Nó chính là thứ đẩy con người ta ngày càng xa cách nhau hơn. Con người sinh ra trên đời ngoài những người có quan hệ ràng buộc về máu mủ ruột rà thì chẳng có ai phải có trách nhiệm tốt với ai cả. Mà điều duy nhất để kéo họ lại gần với nhau đó chính là tình người. Nhưng một khi sự vô cảm và thờ ơ lên ngôi thì văn minh loài người sẽ bị đẩy lùi.
Trên thực tế có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng “sự im lặng của người tốt” chính là điều khiến chúng ta e sợ nhất hiện nay. Cách đây không lâu báo chí rầm rộ đưa tin cặp bà cháu tàn tật tội nghiệp trong thành phố Hồ Chí Minh bị cướp mấy chục tờ vé số trong sự thờ ơ vô cảm của nhiều người. Họ chỉ biết đứng nhìn thậm chí quay phim chụp ảnh rồi lặng lẽ quay đi như chưa có gì xảy ra. Hay, tình trạng một số sinh viên bị móc túi trên xe buýt, có rất nhiều ánh mắt nhìn thấy nhưng chẳng một ai đứng dậy để tố cáo kẻ móc túi cả. Họ chỉ biết làm ngơ trước nước mắt nhạt nhào thậm chí sự cầu xin bất lực của người bị hại. Vậy có phải tất cả mọi người ở đó đều là người xấu không? KHông. Khẳng định là không. Thậm chí trong số họ rất nhiều người là người tốt là đằng khác nữa. Thế nhưng họ cũng không đủ dũng cảm để đứng lên phê phán cái xấu, không đủ dũng cảm để thể hiện bản chất của mình?
Vì sao lại thế? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc trên. Cũng có thể bản thân họ đã từng nhiều lần đứng lên phê phán cái xấu nhưng không nhận được sự đồng tình của mọi người lâu dần họ cảm thấy việc làm của mình vô nghĩa thế rồi họ dần “bỏ qua” cái đức tính đó của mình. Nguyên nhân thứ hai, có thể bản thân họ e sợ phiền lụy đến bản thân. Khi mà rất nhiều người đứng lên tố cáo việc móc túi nhưng khác với việc họ được tôn sùng ca ngợi thì lại bị trả thù. Nguyên nhân cuối cùng có lẽ do áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền đè nặng khiến con người mải mê kiếm tiền mà quên đi mọi người xung quanh.
Thế nhưng chúng ta hãy thử đặt mình vào địa vị của những nạn nhân của sự thờ ơ mà suy ngẫm. Có khi nào một ngày nào đó chính sự vô cảm chúng ta đang reo rắc sẽ vận vào chính mình không? Điều đó sẽ khiến cho xã hội này trở nên vô cùng xấu xí và cô cùng tồi tệ. Một nhà văn nào đó từng nói rằng “Yêu thương chính là cách nhân nụ cười”, nếu chúng ta chỉ biết sống vì mình, sống cho mình thì sẽ chẳng có ai sống vì chúng ta hết. Xã hội này sẽ trở nên xấu xí và vô cảm đến nhường nào? Sự im lặng của bạn chính là cách đồng thuận và tiếp tay cho cái xấu phát triển. Chính vì thế ngay lúc này bạn phải tìm cách đẩy lùi nó ra khỏi xã hội bằng việc tích cực lên án cái xấu, đề cao những điều tốt đẹp để xã hội này trở nên văn minh hơn.
Sự im lặng trong mọi hoàn cảnh đều mang đến cho con người sự tổn thương. Càng đáng sợ hơn khi nó đến với một người mà chúng ta tưởng như là tốt. Trong mọi hoàn cảnh chúng ta nên tìm cách đẩy lùi nó đây cũng là một cách để ta bảo vệ chính cuộc sống cũng như người thân của mình.
Nhà Thơ Trương Minh Nhật Phản Bác Lý Hải Về Vụ Bản Quyền “Gánh Mẹ”: “Sự Im Lặng Đáng Sợ Của Quách Be…
Theo chia sẻ của nhà thơ Trương Minh Nhật, ông quyết định khởi kiện cả ca sĩ – nhạc sĩ Quách Beem và công ty của Lý Hải vì im lặng, không trực tiếp đứng ra giải quyết để làm sáng tỏ vấn đề.
“Tôi cũng biết trong việc này có thể Quách Beem đã lừa Lý Hải. Nhưng đối với Luật khi đã áp dụng các biện pháp Pháp Lý thì Lý Hải lại dính tới điều này. Các luật sư cho biết Lý Hải Pro là tổ chức trực tiếp khai thác bài thơ Gánh Mẹ và họ phải chịu trách nhiệm với Pháp Luật” – Nhà thơ Trương Minh Nhật chia sẻ.
VIDEO LIÊN QUAN
“Các bạn cũng biết kênh Youtube có bài hát Gánh Mẹ của Quách Beem đã bị đánh gậy bán quyền. Điều đó có nghĩa là Yutoube đá phê duyệt những khiếu nại mà các luật sư đưa ra. Nhưng tôi vẫn chưa Report kênh của Lý Hải có bài hát Gánh Mẹ trong đó. Vì không muốn ảnh hưởng Lý Hải lúc đó mà thôi chứ không hề che giấu điều gì như Lý Hải nói” – Nhà thơ Trương Minh Nhật chia sẻ.
P.T, Theo Thế Giới Trẻ
Về việc tại sao nhiều năm trước không khởi kiện mà đến khi bộ phim “Lật mặt 4: Nhà có khách” ra rạp và được quan tâm mới kiện, nhà thơ Trương Minh Nhật cho hay ông chỉ là người bình thường, làm thơ giao lưu với bạn bè qua Facebook không phải là người trong showbiz nên không có động cơ tạo sự nổi tiếng.
“Ai cũng biết là chúng tôi không bao giờ biết là mình bị ăn cắp thơ khi nào mà lên tiếng liền. Tôi chẳng nghe nhạc trẻ thì đâu biết Quách Beem là ai. Đến khi cả khúc Gánh Mẹ lan truyền ra thì tôi mới biết là bài thơ mình sáng tác từ 2014 đã bị đánh cắp mà lên tiếng. Đó là sự thật!” – Nhà thơ Trương Minh Nhật chia sẻ.
Cuối cùng, nhà thơ Trương Minh Nhật cho hay để giải quyết tranh chấp rõ ràng, ông mong cả Lý Hải và Quách Beem sẽ đến Toà án Kinh Tế – Toà án Nhân Dân chúng tôi vào ngày 20/2 tới để đối mặt.
Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Bài Học Giá Trị Về Sự Im Lặng trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!