Xu Hướng 5/2023 # 100+ Từ Điển Tiếng Nghệ An – Vừa Buồn Cười Vừa Thâm Thúy # Top 10 View | Kovit.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # 100+ Từ Điển Tiếng Nghệ An – Vừa Buồn Cười Vừa Thâm Thúy # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết 100+ Từ Điển Tiếng Nghệ An – Vừa Buồn Cười Vừa Thâm Thúy được cập nhật mới nhất trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bắt đầu từ vần A, B, C – Từ điển tiếng Nghệ an

Ả …  Chị (VD: Ả đi chợ về rồi à = Chị đi chợ về rồi à? dùng trong xưng hô thường ngày) Ả nậy … Chị lớn, chị cả trong nhà Ăn phúng … Ăn vụng Ắc lè … Khủy chân (Đau hết cả Ắc lè … đau hết cả khủy chân)

Bậm …  bụ bẫm, mập, to. (dùng chỉ người hoặc động vật cây cối tùy vào từng hoàn cảnh) Bạo… mạnh khỏe, bảo dãn mạnh miệng tùy từng ngữ cạnh Bàu … cái ao nước, cái đầm nước (VD: Cái bàu ngoài kia nhiều nước quá … Cái ao ngoài kia nhiều nước quá) Bâu … túi quần, túi áo Bạy, cạy… Bẩy lên, bẩy lên (dùng chỉ đồ vật VD: Đã cạy tảng đá lên rồi, có nghĩa là đã bẩy được tảng đá nổi lên khỏi mặt đất) Bénh, miếng bénh … bánh, miếng bánh Bẹo … véo (VD: Bẹo vào má em bé … Véo vào má em bé) Bíu có nghĩa … bám (VD: búi vào cành cây… bám vào cành cây Bổ … bị ngã, bị té (VD: bị bổ xe … Bị ngã, bị té xe) Bọn bay … Các bạn (Bọn bay vào ăn cơm … các bạn vào ăn cơm) Búi … buộc (VD: Búi cái tóc lại cho gọn gàng… buộc cái tóc lại cho gọn gàng) Bôộng … cái lỗ (VD: Cái Bộông ở gốc cây … Cái lỗ ở gốc cây) Bu, bâu … tập trung vào, tập trung lại Bù …. quả bầu Bửa dưa..bổ quả dưa. (VD: bửa củi, bửa quả dưa …. Bổ củi, bổ quả dưa hấu) Bựa ni …. hôm nay Bọ … cha (Tiếng nghệ tĩnh xưa thôi chứ giờ ít người gọi như thế, hoặc người lớn tuổi nghệ An vẫn thường sử dụng) Bù rợ … bí đỏ (quả bí đỏ bạn nà)

Cại chắc … cãi nhau Cẳm rẳm … cằn nhằn Cấy Cạu, cấy rá … cái rổ nhỏ, Cenh … canh (VD: Nồi cenh chua … Nồi canh chua) Chạc … dây  (VD: chạc chun … dây chun) Chộ … nhìn thấy (Vừa chộ thằng bé đi qua … Vừa nhìn thấy thằng bé đi qua) Cái môi … Cái thìa (Lấy hộ anh cái môi … Lấy hộ anh cái thìa) Con tru … Con trâu  (Con tru ni béo quá … Con trâu này béo quá) Chin … chân (VD: đôi chin … Đôi bàn chân) Chỉn là chỉ nhớ đi! Chổm ngổm … Ngồi xổm (VD: Ngồi chổm ngổm … Ngồi xổm) Chóe  … chum (VD: cái chóe … Cái chum) Cố … Cụ (VD: Ông cố … Ông cụ, cụ ông) Cộ … cũ (VD: Cái quần cộ lắm rồi … Cái quần cũ lắm rồi) Cộ còn nghĩa khác là mâm cỗ, dọn cỗ, làm cỗ Cởi lổ … cởi truồng, không mặc quần áo Cợi … cưỡi (VD: Cợi ngựa… cưỡi ngựa) Cơn … cái cây (cơn xoài … Cây xoài) Cộôc … cái gốc cây Cức … Bực tức, bực mình Cun … con (Cun cái không chịu học hành…. Con cái không chịu học hành) Cươi … cái sân trước nhà Cồi, cùi … Lõi (cùi ngô, cồi ngô … lõi ngô) Cấy đòn… Cái ghế Coi … Xem (đi coi phim … đi xem phim) Chủi … chổi (VD: Lấy chủi quét nhà … lấy chổi quét nhà) Cào cào …. Châu chấu (con châu chấu ở các ruộng lúa đó bạn) Cá tràu … Cá quả (Nghệ An gọi con cá quả, cá lóc là con cá tràu các bạn ạ) Cù cu … Bồ câu (Con chim cù cu … Con chim bồ câu) Coi …. Xem (VD: Tối ni coi phim chi … Tối nay xem phim gì) rCon roi … con giòi Con ròi … Con ruồi Con trùn … Con giun

Bắt đầu từ vần D, E – Từ điển tiếng Nghệ an

Dam … con cua đồng (đấy là đặc thù của tiếng nói xứ nghệ đấy các bạn ạ, ở quê nghệ an ít ai dùng từ cua đâu mà toàn dùng từ dam, con dam thôi :)) Dènh … dành (VD: để dènh đồ ăn… để dành đồ ăn) Du, con du … con dâu Dắc … dắt (VD: dắc đứa bé đi chơi… dắt đứa bé đi chơi; đi dắc trâu … đi chăn trâu ) Dồi … ném (VD: Dồi cái viên gạch … ném cái viên gạch) Dợ … tháo dỡ (VD: dợ nhà … Tháo dỡ nhà cửa) Dú … dấu, dấu diếm Dui … mũi khoan, mũi dùi. Dẹp … lép (hạt lúa dẹp… hạt lúa bị lép: chỉ dùng cho hạt lúa, hạt thóc) Dụa … cái giũa Dắm ló … giấm lúa (Bổ xung thêm những chỗ lúa bị chết, trồng bổ xung thêm) Dún … lỗ rốn (chỉ bộ phận trên cơ thể) Dừ … bây giờ, lúc này (Dừ làm gì tiếp … bây giờ làm gì tiếp)

Đạ Ngá … đỡ ngứa (Đạ: có nghĩa là đỡ, giảm, thoải mái; Ngá: ngứa) Đạy … cái giỏ,cái túi, Độ … đậu, đỗ (VD: Thi độ đại học … thi đậu, thi đỗ đại học) Đít … mông (chỉ bộ phận trên cơ thể) Địt … xì hơi (tiếng nghệ mà J) Đi nhởi… đi chơi (Đi nhởi không? … Đi chơi không?) Đập chắc … Đánh nhau (2 anh em lại đập chắc ah … 2 anh em lại đánh nhau ah) Đọi … bát (VD: Chiếc đọi ăn cơm … chiếc bát ăn cơm) Địu … Bồng, bế Đút … đốt (chỉ dùng khi bị côn trùng đốt) Đụa … đũa (VD: đụa ăn cơm … đũa ăn cơm. Từ điển tiếng nghệ mà, dấu ngã thì chuyển thành dấu nặng hết rứa đó) Đàng … con đường (VD: con đàng đó buổi tối vắng lắm … Con đường đấy buổi tối vắng vẻ lắm) Đông Ngài … đông người. (Trong tiếng nghệ Ngài chính là người) Đúa …. Rổ, rá Đẹo gộ … 1 đẽo gỗ (lại không nói được dấu ngã đây mà) Đôộng… đồi (VD: Lên Độông bứt sim … lên đồi hái sim) Đâm gạo … giã gạo

Enh là anh bạn nhớ, Ẻ … đại tiện (ị) đấy các bạn ạ Eng hè … Anh nha (VD: Chiều tới đón em đi xem phim eng hè … chiều tới đón em đi xem phim anh nha)

Bắt đầu từ vần G, H – Từ điển tiếng Nghệ an

Ga … Gà (VD: Con ga … Con gà. Chỉ dùng cho con gà thôi các bạn ạ, Chứ con bò thì vẫn gọi là con bò chứ không gọi là con bo) Ghi … cái Gai (VD: đi chân đất bị dẫm phải ghi … đi chân đất bị dẫm phải gai) Gấy, con gấy … Gái, con gái. Cái này dùng phổ biến cả nghệ an hà tĩnh, nhiều lúc tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để các bạn nhỉ Gừn … Gần (VD: gừm lắm… gần lắm; gừn xong … Gần xong) Gơ Chạ, Gơ cha, Gờ chà …. Ôi trời,  Ôi chao! – Tiếng Nghệ an địa phương mỗi vùng một khác nhau nhưng gần như có vần và điệu lại rất giống nhau Gấu … hạt gạo (Nói là từ điển tiếng nghệ nhưng hạt gạo mà gọi là gấu thì chỉ có các bạn ở Đô Lương, Anh sơn Nghệ an mới dùng thôi) Gởi … Gửi (VD: gởi quà … Gửi quà) Gầng, củ gầng … Gừng củ Gừng Gàng, gàng lại … ngăn, ngăn lại, cản lại Gầu … đài (VD: lấy cái gầu để múc nước … lấy cái đài để múc nước)

 Hại … Sợ, sợ sệt, hãi hùng

Hò, họ … dừng, dừng lại (Là ngôn ngữ khi người ra lệnh cho trâu, bò dừng lại!) Hun, hun môi, hun má… Hôn, hôn môi, hôn má. Học tiếng Nghệ An cũng thấy thư giản lắm phải không các bạn? =)) Hồng …à? (Dùng trong những câu phỏng đoán, VD: ăn cơm rồi hồng? … ăn cơm rồi ah, ăn cơm rồi phải không?) Có những từ dịch tiếng Nghệ an hơi khó hiểu chút nhỉ, nhưng yên tâm là khi nói chuyện trực tiếp với 1 người Nghệ an thì trong ngữ cảnh nhất định bạn sẽ thấy lại rất đơn giản Hâm, hâm lại … nấu, nấu lại (Chỉ dùng trong nấu nướng) Hốt, hốt lên … bốc, bốc lên (VD: Hốt lúa …. bốc lúa, bốc lúa lên) Hột … Hạt (VD: Hột lạc … hạt lạc) Hãi….sợ

Bắt đầu từ vần I, K – Từ điển tiếng Nghệ an

Khau … cái Gàu ( Chính là cái gàu để tát nước) Khái, con khái … hổ,  con Hổ (ám chỉ chúa tể sơn lâm, con khái chính là con hổ) Khun, khun ranh, khun rênh …  Khôn, khôn ranh Khẳm … Mùi (ám chỉ có mùi lạ khó chịu) Khở … Gỡ. (VD: Khở lưới … gỡ lưới, thường gặp ở người dân ven biển, làng chài Khén, khô khén … Khô, sấy khô (Dùng cho các loại nông sản cần phơi, sấy khô)

Khẻn … ki bo, keo kiệt (VD: thằng đấy khẻn lắm … thằng đấy kibo keo kiệt lắm :))

Khi túi … tối qua (thời điểm nói là ban ngày, nói về tối vừa qua, tối qua (VD: khi túi tán gái ở mô rứa … tối qua đi tán gái ở đâu thế) Khun nậy…. khôn lớn Khe … Con suối (VD: Con khe mùa mưa nước nhiều … Con suối mùa mưa nước nhiều) Kệ tau …. mặc tôi (VD: Làm chi kệ tau … Làm gì mặc tôi) Khái tha … Hổ bắt (các cụ nghệ an hay gọi chứ giới trẻ nghệ an giờ rất ít dùng)

Bắt đầu từ vần L, M. N, O – Từ điển tiếng Nghệ an

Lả, ngọn lả …. lửa,  ngọn Lửa, Lắt, lắt rau … Tỉa, nhặt rau Lậy … dỗi, giận dỗi. Nghe hài lắm phải không các bạn. Chính vì thế mà danh sách các truyện cười tiếng nghệ an cũng nhiều vô kể hoặc có rất nhiều bài thơ tiếng nghệ an, nhưng quan trọng là họ dùng tiếng địa phương trong đó rất nhiều Ló, cây ló … cây Lúa Lưa … còn, đang còn, còn nữa (VD: lưa bao nhiêu người nữa …. Đang còn bao nhiêu người nữa; lưa mấy ngài nựa … còn mấy người nữa. Tiếng nghệ mà bạn! Phong phú quá trời)

Lục … tìm, tìm kiếm (VD: lục trong túi quần xem có thấy chiều khóa không = tìm trong túi quần xem có chìa khóa không, lục trong túi xách = tìm trong túi xách) Lút … Ngập (VD: nước lút tận chân … nước ngập tận chân) Lót Lét  … Rón rén, lén lút.   Lôông Cơn …. Trồng cây. (VD: Lôông cơn gây rừng … Trồng cây gây rừng. Từ điển Nghệ An phóng phú lắm phải không bạn?) Lộ … Chỗ (VD: Đồ này để lộ mô … Đồ này để chỗ nào) Lộ chồ … chỗ rửa bát (VD: Lộ chồ ở mô rứa … Chỗ rửa bát ở đây vậy) Lọoc … Luộc (VD: Lọoc gà … Luộc gà) Lằng, con lằng … con nhặng, con ruồi Loọc nhừ, loọc kỹ …Luộc kỹ (VD: “loọc rau” dịch tiếng nghệ an là “Luộc rau”)

Lọi cẳn… duỗi chân (VD: nằm ngủ thì lọi cẳn ra … Nằm ngủ thì duỗi thẳng cái chân ra) Lả … lửa (VD: Nhóm lả để mà nấu cơm … nhóm lửa lên để mà nấu cơm) Lá trù…lá trầu (chính là lá trầu không đó bạn)

Ngái … Xa (Về quê anh ngái quá … Về quê Anh xa quá) Nác … Nước (Chỗ này nác su … chỗ này nước sâu;  cho anh xin miếng nác … Cho xin miếng nước) Nhác … lười (Dạo này nhác ra ngoài …. Dạo này lười ra ngoài) Nôốc … Thuyền (Cái nôốc lớn quá … Con thuyền lớn quá) Ngá khu … Ngứa mông ( hết lời khỏi giải thích luôn) Nậy … lớn (dạo này nậy hey … dạo này lớn hey) Ngoẹo … cong, rẽ (VD: Ngoẹo sang trái … rẽ sang bên trái) Nỏ mần răng cả … không việc gì J Tiếng Nghệ tĩnh rứa đó các bạn ạ J Ngài … người (Con ngày ngài lạnh lùng … Con người lạnh lùng)

Ngong, ngóng …. Nhìn (trông ngóng) (VD: Đang ngóng chi rứa … Đang nhìn gì thế) Ngượng … rầy (e thẹn đó bạn 🙂 ) Nương …. vườn (Ra nương hái rau … ra vườn hái rau)

Mệ … mẹ (VD: Mê đã ăn cơm chưa? … mẹ đã ăn cơm chưa?) Mạn … Mượn (VD: Cho tớ mạn cái bút … Cho tớ mượn cái bút) Mạo, cái mạo … Mũ, cái mũ (VD: Trời nắng ra ngoài thì nhớ đội cái mạo… trời nắng đi ra ngoài thì nhớ đội cái mũ) Mấn … Váy (VD: Cái mấn đẹp quá … Cái váy đẹp quá. Từ điển Nghệ an nhiều lúc cũng hài hước phải không các bạn?) Mần … Làm (VD: đi mần từ sáng sớm … đi làm từ sáng sớm) Mi … Mày (Cái này không chỉ là từ điển miền trung mà nhiều nơi vẫn dùng). Một số bạn có Comment hỏi là những câu chửi tiếng nghệ an hay cách chửi nhau bằng tiếng nghệ an nhưng mình nghĩ các bạn không cần phải tìm hiểu vì nó không còn phù hợp và ngày nay thì người dân địa phương nghệ an cũng gần như không dùng đến nó nữa Mồ … Nào ( VD: Ăn cơm mồ … ăn cơm nào) Mô… đâu (VD: đi ăn cỗ ở mô … đi ăn cỗ ở đâu; đi mô đó … đi đâu đấy)

Me, con me … Bê, con bê (con bò mới sinh ra ý mà) Mọi, con mọi … Muỗi, con Muỗi (VD: chỗ này mọi nhiều lắm … Chỗ này muỗi nhiều lắm) Mun …. tro bếp (Xúc mun ra bón ruộng trồng rau … Xúc tro bếp ra bón ruộng trồng rau) Mụ tra…. Bà già (đấy là các dùng từ xứ nghệ mình nghĩ là các bạn hiểu được từ nầy) Mớ … mơ (tối qua nằm ngủ mớ thấy …. Tối qua nằm mơ thấy) Mui…môi (VD: Mui con em nớ khi mô cũng đỏ chót đi … môi con em đấy lúc nào cũng đỏ chót) Mắc … bận (VD: chiều ni mắc chi không … chiều nay bận gì không?) Mói … muối ( Lọ mói … lọ muối; cho xin ít mói … cho xin ít muối) Mụ gia … Mẹ chồng (vẫn giống với cách gọi của các vùng miền khác phải không các bạn)

O … Cô (em, chị gái của bố)

Bắt đầu từ vần T, R – Từ điển tiếng Nghệ an

Trấy … quả, trái cây (trấy gì … quả gì, trái cây gì. Mọi người hay thắc mắc tiếng nghệ trấy là gì? – Tiếng nghệ an khó nghe lắm phải không các bạn, vừa dùng từ địa phương lại còn nói nặng nữa 🙂 Tra … Gác bếp (Tra cái rổ lên …. Gác cái rổ lên trên bếp đấy các bạn ạ) Thúi … hôi (Nghe mùi thúi thúi … ngửi thấy mùi hôi hôi) – tiếng nghệ rứa đó các bạn ạ, hài lắm phải không? Trúp vả …cái đùi (VD: Con gái gì mà trúp vả đã khiếp … Con gái gì mà bắp đùi to thế) Túi , bâu… Cái túi (Cái túi quần) Trâu … Con trâu. Tuy nhiên 1 số khu vực Nghệ an vẫn gọi con sâu là con trâu J Trọi trốc … Gõ đầu (VD: Hồi bé đi học toàn bị cô trọi trốc … Ngày bé đi học toàn bị cô giáo gõ đầu) Tau … tao (VD: mi đưa cây nớ cho tau … mày đưa cái đấy cho tao) Trôốc… Đầu ( VD: Nghe mi nói mà tau đau trốôc quá … nghe mày nói mà tao đau hết cả đầu) Trốc cúi, trốc gúi … đầu gối (VD: đi bộ nhiều đau hết trốc cúi …chính là đi bộ nhiều đau hết đầu gối) Trự … chữ (VD: trự nghĩa xấu quá … chữ nghĩa xấu quá {các dùng của người huyện Thanh chương và Nam Đàn}) Toóc … thóc ( chính là hạt lúa đấy bạn ạ). Ngôn ngữ xứ nghệ cũng hài lắm các bạn ạ :)) Trụt quỳn … tụt quần (VD: Thằng tèo chơi bị đám bạn trụt quỳn … thằng Tèo chơi bị đám bạn tụt quần) Trôộc… Dốc (Đường dốc) Tróc tru (nhiều người cứ hỏi tróc tru tiếng nghệ an là gì? Thực chất đây là lời mắng đấy các bạn ạ, nó giống như các câu nói “nói như nước đổ lá mùng”, “vịt nghe sấm” nghĩa là khi bảo cái gì đấy nhưng các bạn không hiểu hoặc không làm theo

Ruốc hôi … mắm tôm (Nghệ an gọi mắm tôm chính là ruốc hôi đấy các bác ạ)) Rứa hè … Thế thôi (ăn cơm đảm bạc rứa hè … ăn cơm đảm bạc rứa thôi) Rú … Rừng (Trong rú nhiều muỗi lắm … trong rừng nhiều muỗi lắm) Rào … sông ( ra rào đánh cá …. Ra bờ sông đánh cá) Ra răng … thế nào (Anh muốn lấy em làm vợ, ý em ra răng … Tiếng nghệ có nghĩa là Anh muốn lấy em làm vợ, ý em thế nào? Đấy tiếng nghệ an Hài hước không các bạn!) Rạc … xác xơ Ra ngây, ra dại… .Tâm thần. Càng tìm hiểu thì thấy những câu nói tiếng nghệ an càng nhiều nhỉ :)) Roọng … Ruộng (VD: Tấm rọong ni mấy sào …tấm ruộng này mấy sào) Ràn tru … chuồng trâu Ròi bu … ruồi bâu (VD: Ròi bu vào thức ăn … ruồi bâu vào thức ăn) Rẫy…. nương (VD: lên rẫy trồng khoai … lên nương (vườn) trồng rau)

Sèm… thích, thèm (VD: Nhìn hấn ăn mà sèm … nhìn nó ăn mà thấy thích, thèm) Suôn … thẳng (VD: Thanh gỗ này suôn hầy … Thanh gỗ này thẳng nhỉ) Sạu … ngô, vự ngô (VD: ra sạu thu hoạch mùa vụ … ra vựa ngô thu hoạch mùa)

Mô – tê – răng – rứa là gì?

Những câu hỏi như kiểu mô tê răng rứa là gì, nghĩa của từ mô tê răng rứa, chi mô răng rứa hay mô nghĩa là gì, chi nghĩa là gì? Nghe có vẻ đâu đầu lắm phải không các bạn? Nhưng thực ra nó đơn giản lắm. Mô… đâu (đi mô đó … đi đâu đó. VD. Anh/Chị đi mô đó… Anh/Chị đi đâu đó) Tê… kia (ở đằng tê … ở đằng kia; ở chỗ tê … ở chỗ kia) Tít … rết  (Con tít … con rết) Trách bù ….Nồi đất Tắn … rắn (Con tắn … con rắn) Răng … sao (bài toán này làm răng, bài toán này mần răng … bài toán này làm sao; món ăn này chế biến răng… món ăn này chế biến sao) Rứa … đấy, thế (sao rứa, răng rứa … sao đấy, sao thế)

Với chắc … với nhau, cùng nhau (VD: ngày nhỏ tao với mi đi học với chắc … ngày bé tôi với bạn toàn đi học cùng nhau)

Comment thật lòng đi, bạn có thấy khó hiểu với kiểu nói chi mô răng rứa là gì, răng mô chi rứa của mấy bạn quê Nghệ an đi học, đi làm ở thành Phố không vậy ?

Tiếng nghệ có thanh gì Trai xứ nghệ nhưng anh yêu gái bắc Tiếng nghệ có phần đầu là âm gì

Quả khu mấn đặc sản của Nghệ an, Hà tĩnh Ẩm thực cháo lươn – món đặc sản của người nghệ an

Học Tiếng Hàn Hiệu Quả: Vừa Đọc Truyện Vừa Học Tiếng Hàn

사제간의 작은 웃음 – CƯỜI MỘT CHÚT VỚI THẦY TRÒ Giờ sinh vật, thầy giáo hỏi: -Em hãy cho biết vua của các loài động vật là con nào? Học trò trả lời: -Dạ, đó là giám đốc sở thú ạ. 생물시간, 선생님이 물었다 : – 여러분, 동물의 왕은 누구일까요? 학생들이 대답했다 : – 동물원 사장입니다! ^-^-^Trong giờ sinh vật cô giáo hỏi: -Em hãy cho cô biết vì sao gà con mổ vỏ trứng rồi chui ra ngoài? -Thưa cô, vì nó sợ sẽ bị chiên cùng với trứng ạ. 생물시간에 선생님이 물었다 : – 왜 병아리는 계란 껍질을 깨고 밖으로 나올까요? – 선생님, 그것은 병아리가 계란과 함께 후라이가 되는것이 무서워서 입니다!#### Cậu bé nọ đi học về, gọi mẹ: -Mẹ ơi, có phải mẹ đã nói là nếu con được 10 điểm, mẹ sẽ cho con 10 cái kẹo phải không ạ? -Phải, thế hôm nay con được điểm 10 à? -Không, hôm nay con chỉ cần 1 cái kẹo thôi. 학교에서 돌아온 아이가 엄마를 불렀다 : – 엄마, 제가 10점 받으면 사탕 열개 준다고 하셨죠??? – 응, 그럼 오늘 10점 받았니? – 아니오, 오늘은 사탕 한개면 되요^^;;[단어정리] – cười : 웃다 – một chút : 조금 – thầy trò : 스승과 제자 – giờ : 시간 – sinh vật : 생물 – thầy giáo : 남자선생님 – cho biết : 알게하다 – vua : 왕 – động vật : 동물 – nào : 무엇, 어느것 – học trò : 학생 – đó là ~ : 그것은 ~ 이다 – giám đốc : 사장 – sở thú : 동물원 – ạ : (문장 끝에서) 존칭 – cô giáo : 여자선생님 – vì sao : 왜(의문사) – gà con : 병아리 – mổ : 쪼다, 깨다 – vỏ : 껍질, 외피 – trứng : 계란 – chui ra ngoài : 밖으로 빠져나가다 – sợ : 두려워하다, 겁나다 – bị : (좋지 않은 일의) 수동형 – chiên : 볶다, 튀기다 – cùng với ~ : ~와 함께 – cậu bé : 어린 아이 – nọ : 지나서, 지난 – đi học về : 학교에 갔다 돌아오다 – gọi : 부르다 – có phải ~ : ~ 이지요? – nếu ~ : 만약 ~ 한다면 – được : (좋은 일에 대한) 수동형 – điểm 10 : 10점 – 10 cái : 10개 – kẹo : 사탕 – phải không? : 그렇지요? – cần : 필요하다

Dịch vụ tư vấn du học hàn quốc, tu nghiệp sinh hàn quốc CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NHÂN LỰC QUỐC TẾ SAMURAI Địa chỉ: Số 48, lô 6, Đền Lừ II, quận Hoàng Mai, Hà Nội Hotline: 0989 687 305 Email: hamyhphp@gmail.com http://www.facebook.com/duhocnghehanquoc . https://duhocnghehanquoc.wordpress.com http://duhocnghehanquoc.blogspot.com/

Quách Beem “Vừa Ăn Cắp Vừa La Làng” Khi Tố Ngược Tác Giả Bài Thơ “Gánh Mẹ”

Nhạc sĩ Quách Beem tố ngược nạn nhân vu khống mình ăn cắp thơ để sáng tác ca khúc “Gánh Mẹ” – nhạc phim “Lật Mặt: Nhà Có Khách”, nhưng thực chất Quách Beem mới là kẻ dối trá, vừa ăn cắp vừa la làng.

Mới đây, nhà thơ Trương Minh Nhật – Một nhà thơ đã ở độ tuổi trung niên, không va chạm với giới showbiz đã đứng lên tố cáo nhạc sĩ Quách Beem (là tác giả của 1 số ca khúc Hit: “Đời Là Thế Thôi”, “Mẹ”, “Đạo Làm Con” do 300 ca sĩ thể hiện,…) đã ăn cắp nguyên bài thơ của mình để đi đăng ký bản quyền tác giả, thậm chí còn ngang nhiên để đúng tên gốc của bài thơ “Gánh Mẹ” để đi đăng kí.

Nhà thơ Minh Nhật cho biết chú sáng tác bài thơ này vào ngày 13/06/2014 và có up trực tiếp bài thơ này lên nhóm thơ văn vào ngày 31/07/2014, các thành viên trong nhóm thơ văn đều xác nhận mốc thời gian đó.

Ngay lập tức, nhạc sĩ Quách Beem up giấy tờ bản kí âm “Gánh Mẹ” với bút tích phía dưới ghi ngày hoàn thành 25/10/2013, và một giấy đăng kí quyền tác giả của cục bản quyền tác giả lên facebook, khẳng định mình sáng tác từ trước khi chú Minh Nhật up lên facebook được 1 năm, và chính chú nhật là người đã lấy cắp nội dung bài hát của Quách Beem rồi up lên facebook tự nhận vơ của mình.

Trên thực tế, sau khi đã kiểm tra kĩ càng thông tin hai bên, BMSB nhận thấy như sau:

– Chú Minh Nhật đã được xác nhận mình up bài lên facebook vào ngày 31/07/2014 (ngày không thể chỉnh sửa).

– Nhạc sĩ Quách Beem có cung cấp được bản kí âm, nhưng đây là giấy tờ viết tay, ở dưới Quách Beem muốn ghi ngày nào sáng tác cũng được, kể cả anh viết phía dưới là anh sáng tác năm 2000 cũng được.

– Giấy chứng nhận bản quyền tác giả của Quách Beem dùng để tố ngược nạn nhân đã được anh che đi ngày tháng (nếu là up giấy tờ để xác định sự trong sạch của bản thân thì tại sao phải che đi? Nên ad chắc chắn giấy này được cấp vào mốc thời gian mãi sau này. Ít nhất cũng phải từ năm 2015 trở đi).

– Vui tính hơn là Quách Beem quên mất không che thông tin ngày cấp giấy CMTND của mình đi, CMND của anh được in trên Giấy xác nhận bản quyền với thông tin là ngày 28/11/2014. Thế thì anh có thuật xuyên không để ôm cái CMTND về quá khứ để đi đăng kí bản quyền và cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy khống cho anh à???

Thế là Quách Beem liền đăng đàn mỉa mai Nguyễn Văn Chung. Quách Beem cho rằng anh Chung không có lòng tự trọng, không biết kiểm soát hành vi và ngôn ngữ. Ad thì thấy một nhạc sĩ mà đi ăn cắp thơ của một bác trung niên lớn tuổi để nhanh chân đi đăng kí bản quyền vì biết người ta không am hiểu về luật bản quyền, về showbiz, mới là người đáng lên án, mất đạo đức, mất sĩ diện làm nghề.

Bài thơ này được chú Minh Nhật sáng tác trong bao trăn trở khi mẹ mình bệnh nặng, chú và các thành viên trong gia đình đã chuẩn bị sẵn tư tưởng sắp phải mất mẹ vĩnh viễn. Từng lời thơ đều mang nỗi đau của người con thương mẹ, sắp mất mẹ. Nó gắn với mốc kỉ niệm trọng đại của cuộc đời chú, và việc chú đòi lại quyền sở hữu, mong muốn được tôn trọng khi phát hành ca khúc dưới dạng “Lời thơ: Trương Minh Nhật – Nhạc: Quách Beem” là không có gì sai cả.

Chỉ có điều là ca khúc này đã được sử dụng trong phim chiếu rạp “Lật Mặt 4” của Lý Hải, tiền bản quyền thu từ mọi hoạt động nghệ thuật của các mảng phim ảnh, đi diễn, viễn thông,… không biết bao nhiêu mà lần, vậy nên giờ để tránh phiền phức, Quách Beem đã chơi lớn bằng cách đổ tội ngược lại cho nạn nhân.

Những tác giả thơ/hay những nhạc sĩ đều yêu tác phẩm của mình như con, lấy cắp con cái của người ta, làm được cho nó cái giấy khai sinh xong là nghĩ bản thân có quyền đi vu khống ngược lại cả thiên hạ? Nên nhớ là ăn cắp con thì có thể xét nghiệm ADN, còn muốn lật lại bản quyền, thì rất đơn giản, chú đi kiện Quách Beem với chứng cớ rõ ràng là mốc thời gian chú up lên facebook, chắc chắn Quách Beem sẽ thua.

Cơ mà, tố ngược nạn nhân nhưng chính Quách Beem lại xin hợp tác với chú Minh Nhật để sản xuất “Gánh Mẹ 2” với những điều khoản hợp đồng buồn cười là đồng ý cho Quách Beem được đăng ký bản quyền thơ-nhạc trên Cục bản quyền, chú Minh Nhật sẽ được hưởng % doanh thu nếu có sau này.

Thế khác gì là muốn nuốt trọn sản phẩm của chú? Nếu chú là một kẻ ăn cắp mặt dày, trắng trợn, lừa đảo như vậy, tại sao còn muốn xin hợp tác để phát triển version 2? Hay là do không chịu nhận là mình ăn cắp, cũng không chịu hoàn tiền những gì mình kiếm từ việc ăn cắp chất xám của chú nên đành “lật mặt” với bản thân, với đồng nghiệp, với tổ nghề?

Chú Minh Nhật không phải nhân vật nổi tiếng với truyền thông, chú chỉ biết kêu gọi yếu ớt trên facebook cá nhân, cũng không có ai đứng ra giúp đỡ, khác hẳn với Quách Beem mạnh mồm cho rằng đang “đưa chú lên pháp luật” để chú sớm bị xử lý.

Vì vậy BMSB lên bài này để những ai tôn trọng luật bản quyền có thể góp tiếng nói cho một nhà thơ tuổi trung niên được đòi lại chủ quyền bài thơ kỉ niệm trong cuộc đời chú, bài thơ mang tình cảm thiêng liêng dành tặng cho mẹ mình trong thời khắc sinh tử của bà:

Bài thơ được chú up lên facebook vào ngày 31/07/2014 như sau:

“Lên rừng chặt nhánh tre già Kết thành đôi thúng….Gánh Mẹ già đi chơi

GÁNH MẸ

Cho con gánh Mẹ một lần Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh Con Cho Con gánh Mẹ đầu non Cả lòng Mẹ đã sắt son biển trời Ngày xưa Mẹ gánh à ơi ! Con xin gánh lại những lời Mẹ ru Đường đời sương gió mịt mù Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan Để con gánh….Mẹ đừng can Sợ khi Mẹ mất…Muộn màng gánh ai Cho con gánh cả tháng dài Gánh qua năm rộng những ngày đắng cay Cho Con gánh cả đôi vai Thân cò lặn lội sớm mai thân gầy Mẹ già lá sắp chúng tôi cây Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao ? Mẹ ơi ! Sóng biển dạt dào Con sao gánh hết công lao một đời Bông hồng cài áo có nơi Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la Cho con gánh lại Mẹ già Để sau người gánh…Chính là con Con Còn trời , còn nước , còn non Con xin gánh Mẹ cho tròn phận Con.”

Nguồn: Tổng hợp

Nghị Luận Văn Học: Tràng Giang Của Huy Cận Là Bài Thơ Mang Vẻ Đẹp Vừa Cổ Điển Vừa Hiện Đại. Anh/ Chị Hãy Phân Tích Bài Thơ Tràng Giang Để Làm Sáng Tỏ Nhận Xét Trên

1. Vẻ đẹp cổ điển được:

– Đề tài và điểm nhìn cảnh vật: tả buổi chiều hoàng hôn trên sông dài rộng mênh mông, những gian bao quát toàn cảnh vật.

– Búp pháp miêu tả: lấy điểm tả diện: qua cảnh củi khô, bên cô liêu, cánh chim nhỏ để tả không gian bao la, hoang vắng.

– Cảm xúc: con người như thăng hoa, lẫn vào cảnh vật, vào không gian, thời gian. Mượn cảnh gợi tình, cảnh sông nước Tràng Giang của Huy Cận gợi nhớ đến cảnh sông nước Tràng Giang của thơ Đường trong Thơ Đỗ Phủ, Thôi Hiệu.

Nghệ thuật đối được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn tạo ra nhịp điệu thơ như trong thơ xưa.

Tuy vậy, Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới giai đoạn 1932 – 1945.

– Bút pháp hiện đại thể hiện với những chi tiết, hình ảnh thơ cụ thể, sống sít đời thường, chân thực với cành củi khô, cồn cát, cánh bèo, cánh chim nhỏ. Nói chung là quá nhiều hình ảnh, chi tiết được đưa vào bài thơ dường như ngẫu nhiên, tình cờ, không theo trình tự không gian, thời gian.

– Tâm trạng thơ, là một cái tôi của thế hệ thanh niên sống trên đất nước bị thực dân Pháp thống trị, một cái tôi cô đơn, lạc lõng, vô định giữa không gian bao la, muốn hoà nhập nhưng bất lực, bế tắc.

– Càng nhớ nhà, nhớ quê hương vì vậy sâu nặng, phát xuất tự đáy lòng nhà thơ chứ không cần ngoại cảnh như trong thơ xưa.

Bài làm tham khảo

Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều về thiên nhiên, vũ trụ – Đây là một hồn thơ buồn, nỗi buồn của một con người gắn bó với đất nước, quê hương, nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến những cảnh mênh mông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nó với những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏ nhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa. Bài thơ Tràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặc điểm phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại.

1/ Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na “sông dài” không có được sắc thái trừu tượng và cổ xưa của hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt, con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, trong tâm tưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trong tâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của một thuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịch sử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìn áng cổ thi. Cái cảm giác Tràng giang ấy lại được tô đậm thêm bởi lời thơ đề là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” (Nhớ hờ – Lửa thiêng)

2/ Khổ một: Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đáng buồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn. Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những gợn sóng nhỏ nhấp nhô “điệp điệp” với nhau trên mặt nước mông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo con thuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nước song song.

Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâu sắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự chia lìa của “thuyền về nước lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củi lìa rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược. Thử tưởng tượng: một cành củi khô gầy guộc chìm nổi giữa bát ngát tràng giang… Buồn biết mấy!

3/ Khổ hai: Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợi lên ở cái tiếng xào xạc chợ chiều đã vãn từ một làng xa nơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có thoáng hơi tiếng của con người đấy, nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm không khí tàn tạ, vắng vẻ, chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ đột ngột đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ thêm để càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành cô liêu hơn:

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

4/ Khổ ba: Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơn bằng hai lần phủ định:

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật…

Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa là hoàn toàn không bóng người hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sông nước.

5/ Khổ bốn: Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa nay thơ ca nói về cảnh hoàng hôn thường vẫn tô điểm thêm một cánh chim trên nền trời:

Chim hôm thoi thóp về rừng

(Nguyễn Du)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.

(Bà Huyện Thanh Quan)

Chim mỏi về rừng tìm chốn trú

(Hồ Chí Minh)

Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưng đúng là một cánh chim chiều trong “thơ mới”, nên nó nhỏ nhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chim nghiêng cánh nhỏ) trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trời xa như một tia nắng chiều rớt xuống.

Người ta vẫn nói đến ý vị cổ điển của bài thơ. Nó thể hiện ở hình ảnh nhà thơ một mình trước vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn, cái vô cùng của không gian, thời gian đối với kiếp người. Ý vị cổ điển ấy lại được tô đậm thêm bằng một tứ thơ Đường.

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Tác giả Tràng giang tuy nói “không khói hoàng hôn” nhưng chính là đã bằng cách ấy đưa thêm “khói hoàng hôn Thôi Hiệu” vào trong bài thơ của mình để làm giàu thêm cái buồn và nỗi nhớ của người lữ thứ trước cảnh tràng giang.

6/ Mỗi người Việt Nam đọc Tràng giang đều liên tưởng đến một cảnh sông nước nào mình đã đi qua. Có một cái gì rất quen thuộc ở hình ảnh một cành củi khô hay những cánh bèo chìm nổi trên sóng nước mênh mông, ở hình ảnh những cồn cát, làng mạc ven sông, ở cảnh chợ chiều xào xạc, ở một cánh chim chiều.

Một nhà cách mạng hoạt động bí mật thời Pháp thuộc mỗi lần qua sông Hồng lại nhớ đến bài Tràng giang. Tình yêu đất nước quê hương là nội dung cảm động nhất của bài thơ.

Còn “cái tôi Thơ mới”, tất nhiên là phải buồn. Thơ Huy Cận lại càng buồn. Buồn thì cảnh không thể vui. Huống chi lại gặp cảnh buồn. Nhưng trong nỗi cô đơn của nhà thơ, ta cảm thấy một niềm khát khao được gần gũi,hòa hợp, cảm thông giữa người với người trong tình đất nước , tình nhân loại – niềm khát khao có một chuyến đò ngang hay một chiếc cầu thân mật nối liền hai bờ sông nước Tràng giang.

Cập nhật thông tin chi tiết về 100+ Từ Điển Tiếng Nghệ An – Vừa Buồn Cười Vừa Thâm Thúy trên website Kovit.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!